Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn hoạt động triều cống, lễ sính trong quan hệ ngoại giao giữa việt nam và...

Tài liệu Luận văn hoạt động triều cống, lễ sính trong quan hệ ngoại giao giữa việt nam và trung quốc thế kỉ xix

.PDF
129
607
51

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ------------------------------ NGUYỄN THI ̣KHUYÊN HOẠT ĐỘNG TRIỀU CỐNG, LỄ SÍNH TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1858 Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số : 60220113 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VIỆT NAM HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Khuyên LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn thạc sĩ, ngoài những cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu, nhiệt tình từ Thầy cô và bạn bè. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo hướng dẫn của em - TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh. Trong suốt thời gian qua, Cô đã luôn động viên, tận tình chỉ bảo, định hướng nhận thức và phương pháp nghiên cứu để em có thể hoàn thành luận văn của mình. Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Khuyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 10 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu .......................... 10 5. Giả thiết khoa học ....................................................................................... 10 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 10 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 11 8. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 11 9. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 12 10. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 12 CHƢƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TRIỀU CỐNG, LỄ SÍNH GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1858 ......................................................................... 13 1.1. Bối cảnh thế giới, khu vực và Việt Nam .................................................. 13 1.2. Những đặc điểm tác động đến hoạt động triều cống, lễ sính giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1802 đến năm 1858 ........................................... 16 1.2.1. Đặc điểm lịch sử.................................................................................... 16 1.2.2. Đặc điểm địa lý ..................................................................................... 17 1.2.3. Đặc điểm chính trị - xã hội ................................................................... 19 1.2.4. Đặc điểm về hệ tư tưởng ....................................................................... 23 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 26 CHƢƠNG 2: NGUYÊN NHÂN, DIỄN BIẾN CỦA HOẠT ĐỘNG TRIỀU CỐNG, LỄ SÍNH TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1858 ......... 28 2.1. Nguyên nhân của hoạt động triều cống, lễ sính ....................................... 28 2.2. Diễn biến của hoạt động triều cống, lễ sính ............................................. 33 2.2.1. Hoạt động triều cống ............................................................................ 33 2.2.2. Hoạt động lễ sính .................................................................................. 49 2.2.3. Hoạt động “thương mại triều cống” .................................................... 54 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 62 CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM, THỰC CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG TRIỀU CỐNG, LỄ SÍNH TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1858 ............................... 63 3.1. Đặc điểm của hoạt động triều cống, lễ sính trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1802 đến năm 1858 ................................... 63 3.1.1. Hoạt động triều cống, lễ sính giữa hai nước diễn ra trong thời bình .. 63 3.1.2. Dấu ấn đậm nét của Nho giáo trong hoạt động triều cống, lễ sính giữa hai nước ........................................................................................................... 64 3.1.3. Đặc điểm của hoạt động triều cống, lễ sính giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tương quan so sánh với hoạt động triều cống, lễ sính giữa các nước Đông Nam Á và Việt Nam trong cùng thời gian .................................... 69 3.1.4. Mục đích chính trị đậm nét hơn mục đích kinh tế trong hoạt động triều cống, lễ sính giữa hai nước ............................................................................. 77 3.2. Thực chất của hoạt động triều cống, lễ sính trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1802 đến năm 1858 ................................... 79 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 91 KẾT LUẬN .................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 105 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Thống kê các sứ đoàn Việt Nam sang triều cống nhà Thanh giai đoạn 1802 - 1858...................................................................................... 39 Bảng 2: Thống kê các sứ đoàn Việt Nam sang triều cống nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1858. .................................................................................... 44 Bảng 3: Thống kê các sứ đoàn Việt Nam sang lễ sính nhà Thanh giai đoạn 1802 - 1858 .............................................................................................. 50 Bảng 4: Thống kê số lần sứ bộ Việt Nam sang Trung Hoa thuần túy mua hàng hóa theo lệnh của triều đình giai đoạn 1802 - 1858 ........................................ 60 Bảng 5: Thống kê đoàn sứ bộ các nước Đông Nam Á đến triều cống nhà Nguyễn (Việt Nam) giai đoạn 1802 - 1858 .................................................... 70 Bảng 6: Thống kê đoàn sứ bộ các nước Đông Nam Á đến lễ sính nhà Nguyễn (Việt Nam) giai đoạn 1802 -1858 ................................................................... 71 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Những sự kiện về hoạt động triều cống, lễ sính trong mối quan hệ ngoại giao giữa triều Nguyễn (Việt Nam) và nhà Thanh (Trung Quốc) từ năm 1802 đến năm 1885 ....................................................................................... 105 Phụ lục 2: Những sự kiện về hoạt động triều cống, lễ sính giữa triều Nguyễn (Việt Nam) và các nước trong khu vực Đông Nam Á từ năm 1802 đến năm 1858 ............................................................................................................... 117 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT CHỮ CÁI NGHĨA CỦA CHỮ CÁI VIẾT TẮT VIẾT TẮT 1 ĐNLT Đại Nam liệt truyện 2 ĐNTL Đại Nam thực lục 3 NXB Nhà xuất bản 4 STT Số thứ tự 5 VSTGCM Việt sử thông giám cương mục 6 KHXH Khoa học xã hội 7 TP Thành phố 8 DSHNVNTMĐY Di sản Hán nôm Việt Nam thư mục SỐ THỨ TỰ đề yếu MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ phong kiến của Việt Nam, mối quan hệ bang giao với Trung Quốc là nhân tố quan trọng có tác động đến sự thịnh suy của mỗi vương triều. Đến đầu thế kỷ XIX, khi Việt Nam chưa tham gia nhiều vào các quan hệ quốc tế thì các mối quan hệ trọng yếu của Việt Nam mới chỉ giới hạn trong khu vực mà trước hết là với nước láng giềng Trung Hoa. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trước hết là quan hệ giữa hai nước đồng văn, có chung đường biên giới. Chính đặc trưng về vị trí địa lý ấy là điều kiện thuận lợi đầu tiên cho tình giao hiếu giữa hai bên. Tuy nhiên, trong mối quan hệ này, Trung Quốc luôn chiếm vị trí “thượng phong”. Xét về diện tích lãnh thổ và dân số, tính đến thời nhà Thanh, Trung Quốc là nước lớn trên thế giới với diện tích hơn 9 triệu km2, gần bằng ngày nay (9 triệu 630.690 km2) [65, tr.165 – 172]. Không những vậy, Trung Quốc còn nổi tiếng là một quốc gia có nền văn minh lâu đời ẩn chứa trong đó cả hệ thống triết học, vũ trụ quan và nhân sinh quan sâu sắc. Người Trung Quốc luôn tự hào về bề dày truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Chính sự ưu việt về văn hóa ấy đã góp phần quan trọng làm nên thế “thượng phong” của Trung Quốc trong mối quan hệ với các nước láng giềng nhỏ bé xung quanh như Việt Nam, Xiêm, Cao Ly… Nhất là trong thời phong kiến, dưới ảnh hưởng đậm nét của tư tưởng Nho giáo với quan niệm về trật tự trên - dưới giữa nước lớn và nước nhỏ thì điều này lại càng được chứng thực sinh động. Trong bối cảnh ấy, để đảm bảo cho mối quan hệ hòa hiếu giữa hai dân tộc, tránh nạn binh đao xảy ra, cha ông ta từ nghìn xưa đã vận dụng đường lối ngoại giao hòa bình, tuy kiên quyết mỗi khi nền độc lập bị đe dọa nhưng lại rất mềm mỏng, nhún nhường trong quan hệ với đại quốc Trung Hoa. Trong nửa đầu thế kỷ XIX, khi quan hệ giữa hai nước ở trong thời bình thì nhà Nguyễn đã cầu phong, triều cống, lễ sính Trung Quốc theo lệ. Đây cũng là những hoạt 1 động quan trọng bậc nhất trong quan hệ ngoại giao giữa triều Nguyễn với triều Thanh thời bấy giờ. Nếu triều cống là hoạt động dâng tiến lễ vật của triều Nguyễn cho triều Thanh theo định kỳ bắt buộc dựa trên quy định của cả hai bên thì lễ sính là hoạt động tặng phẩm vật nhân những lần thăm hỏi, không có kỳ hạn nhất định, thường được tiến hành khi hai bên muốn giao hiếu, báo tin thắng trận hoặc được sách phong. Số lượng tặng phẩm, thời hạn nộp cống, tần suất của hoạt động lễ sính, việc tiếp đãi sứ thần khi họ đặt chân tiến cống, lễ sính triều đình Trung Hoa, việc đáp lễ của nhà Thanh dành cho nhà Nguyễn sau mỗi dịp nhận phương vật tiến cống hay lễ sính… sẽ được chứng thực đầy sinh động trong nửa đầu thế kỷ XIX, một mặt phản ánh thái độ nhún nhường, mềm dẻo của Nguyễn triều trong mối quan hệ với nước lớn Trung Hoa, mặt khác cũng cho thấy thái độ, cách thức ứng xử ngoại giao của nhà Thanh dành cho nước “chư hầu” Việt Nam. Do đó, tìm hiểu hoạt động triều cống, lễ sính giai đoạn này sẽ giúp chúng ta phần nào tái dựng được những nét cơ bản nhất trong quan hệ bang giao giữa hai nước. Đặc biệt, trong nửa đầu thế kỷ XIX, khi mối quan hệ Việt – Trung chưa chịu tác động của nhân tố thứ ba là thực dân Pháp thì những hoạt động bang giao, trong đó có hoạt động triều cống, lễ sính, vẫn đang diễn ra thuận theo thông lệ xưa nay và do triều đình hai bên hoàn toàn tự quyết định. Vì vậy, nửa đầu thế kỷ XIX có thể coi là thời kì tiêu biểu khi xem xét đặc trưng của hoạt động triều cống, lễ sính cũng như đặc điểm, thực chất của mối quan hệ Việt – Trung thời phong kiến. Hơn nữa, nghiên cứu quan hệ bang giao của Việt Nam với Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XIX cũng góp phần giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn về công lao cũng như hạn chế của vương triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Những thành công lẫn những hạn chế trong đường 2 lối, chính sách ngoại giao của Nguyễn triều thời bấy giờ sẽ tác động không nhỏ đến vị thế, tiềm lực đất nước và số phận của cả dân tộc trong giai đoạn lịch sử về sau. Đặt trong bối cảnh hiện nay khi mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập thì việc nghiên cứu lịch sử ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc trong quá khứ, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cả thành công lẫn thất bại để vận dụng trong thực tiễn ngoại giao hiện nay, thiết nghĩ là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những lí do nói trên, tác giả đã chọn đề tài: “Hoạt động triều cống, lễ sính trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1802 đến năm 1858” làm đề tài luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên cơ sở những công trình nghiên cứu của các học giả đi trước, chúng tôi tạm chia thành hai nhóm tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình như sau: 2.1. Những công trình nghiên cứu chung về nhà Nguyễn Nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của không ít các học giả trong và ngoài nước. Có thể kể đến một số các tác phẩm tiêu biểu như: Tác phẩm Việt Nam sử lược của tác giả Trần Trọng Kim, Nxb Tân Việt, Sài Gòn, năm 1954 (in lần thứ năm) đã nghiên cứu tiến trình lịch sử Việt Nam từ thượng cổ đến khi Pháp xâm lược và cai trị Việt Nam. Trong tác phẩm này, tác giả đã tập trung nghiên cứu về các triều vua nhà Nguyễn như: Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức. Qua tác phẩm, chúng ta có thể có cái nhìn khái quát về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục… của Việt Nam dưới vương triều này. Đây sẽ là cơ sở góp phần giúp chúng ta lí giải được đặc trưng hoàn cảnh chi phối đến đường lối ngoại giao 3 của triều Nguyễn với Trung Quốc cũng như với các nước trong khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ. Tiếp đó, chúng ta phải kể đến tác phẩm Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam được xuất bản vào năm 1965 do tác giả Phan Huy Lê chủ biên, Tập III: Từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục. Tác phẩm gồm có ba phần biên soạn về lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX. Riêng phần III, tác giả tập trung nghiên cứu về “Giai đoạn khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế phản động của nhà Nguyễn. Về tình hình khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam trước năm 1858”. Bên cạnh đó, cũng trong phần III ở chương XIII, tác giả đã đề cập đến “chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn xâm lược các nước láng giềng và bế quan tỏa cảng”, trong đó có bàn ngắn gọn về quan hệ với Trung Quốc. Đến năm 1997, tác giả Trương Hữu Quýnh cho ra đời tác phẩm Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I (từ nguyên thủy đến năm 1858) được in bởi Nxb Giáo dục. Tiếp đó, năm 1998, tác giả Đinh Xuân Lâm tiếp tục cho ra đời cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II cũng được in bởi Nxb Giáo dục. Có thể coi đây là những cuốn sách giáo trình cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản nhất về tiến trình lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ, trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục… Đây cũng được coi là tư liệu cung cấp kiến thức nền tảng, cơ bản giúp chúng ta có thể hiểu được nhưng chính sách ngoại giao của triều Nguyễn được thực thi trong thời kỳ này. Bên cạnh đó, còn phải kể đến những bài viết chuyên khảo được đăng trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành như: Năm 1993, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử kết hợp với Viện sử học đã cho ra số chuyên đề “Nhà Nguyễn trong lịch sử nửa đầu thế kỷ XIX” với những bài viết tiêu biểu như: Sơ bộ nhận thức về nhà Nguyễn; Suy nghĩ về bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyền Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX; Triều Nguyễn trước âm mưu bành trướng của tư bản phương Tây (1802 – 1858); 4 Chính sách tôn giáo của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX; Vài nét về vai trò, đặc điểm Nho giáo thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX; Quân đội nhà Nguyễn; Vài ý kiến về nông nghiệp Việt Nam nửa đẩu thế kỷ XIX; Vài nét về thủ công nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX; Vài nét về thương nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX; Thư mục về nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX. Trong bài viết Sơ bộ nhận thức về nhà Nguyễn, GS. Văn Tạo đã tập trung đưa ra những nhận định về công trạng cũng như “cái tội” của triều Nguyễn giúp người đọc có được những nhận thức đúng đắn nhất về triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Cũng trong chuyên đề đó, GS.Đinh Xuân Lâm đã viết Triều Nguyễn trước âm mưu bành trướng của tư bản phương Tây (1802 – 1858). Tác giả đã chỉ ra cho người đọc thấy được nguyên nhân vì sao thực dân phương Tây muốn xâm lược Việt Nam hay đứng trước những âm mưu xâm lược đó, nhà Nguyễn đã có những hành động gì? Trong chuyên đề này còn phải kể đến bài viết của tác giả Tạ Ngọc Liễn với nhan đề Vài nét về vai trò, đặc điểm của Nho giáo thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX. Trong bài viết, tác giả đã làm sáng tỏ vai trò, đặc điểm của Nho giáo triều Nguyễn; đồng thời chỉ ra tầm ảnh hưởng của Nho giáo tới các lĩnh vực của xã hội, trong đó có lĩnh vực chính trị - ngoại giao. Cũng từ đó, tác giả đã đưa ra nhận xét về mặt hạn chế của Nho giáo đối với chính sách cai trị đất nước nói chung và chính sách ngoại giao của triều Nguyễn nói riêng nửa đầu thế kỷ XIX. Đến năm 2009, tạp chí Cộng sản số 799 đã đăng bài viết Về hội thảo khoa học chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê. Tác giả đã tổng kết lại về sự cần thiết trong việc phải nhận thức và đánh giá về các chúa Nguyễn và triều Nguyễn một cách khách quan, công bằng cũng như đưa ra những cơ sở khoa học để ghi nhận một số cống hiến tích cực của các chúa 5 Nguyễn và triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra những mặt hạn chế và tiêu cực của vương triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, trong đó có lĩnh vực ngoại giao. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu về lịch sử triều Nguyễn nhận được sự quan tâm khá nhiều từ các học giả. Đây sẽ là cơ sở giúp ta có cái nhìn khái quát nhất về tình hình xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn. Để từ đó có thể hiểu và lý giải được những đặc điểm trong chính sách ngoại giao mà nhà Nguyễn đã thực thi. 2.2. Những công trình nghiên cứu về ngoại giao Việt – Trung và hoạt động triều cống, lễ sính Trung Quốc của triều Nguyễn trước năm 1858 Trong sách vở của Việt Nam từ trước đến nay đều có ghi lại những quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Trung. Trong các sách sử của Trung Quốc cũng phản ánh mối quan hệ ấy. Dưới triều Nguyễn, rất nhiều bộ sử được biên soạn đã phản ánh lịch sử bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc thời kỳ này. Trong đó, bộ Đại Nam Thực Lục (ĐNTL) và Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ (KĐĐNHĐSL) là những bộ sử ghi chép đầy đủ nhất về những sự vật, sự việc, điển lệ… liên quan đến quan hệ ngoại giao giữa triều Nguyễn – Triều Thanh như: Thể thức sai sứ, triếu cống, tiếp sứ, sắc phong, ngày tháng cử sứ thần sang Trung Quốc và đón sứ thần nhà Thanh sang ta, danh mục phẩm vật cống, danh mục sứ thần và số lượng các thành viên trong mỗi sứ bộ, lộ trình và diễn tiến đi sứ… Tuy nhiên, trong cuốn KĐĐNHĐSL phần ghi chép về các sứ bộ sang Thanh không được ghi chép một cách bài bản, chi tiết và cụ thể như ĐNTL. ĐNTL là bộ biên niên sử do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn dưới thời vua Tự Đức, bổ túc vào các triều như Duy Tân và Khải Định. Bộ sử đã ghi chép những sự kiện quan trọng xảy ra trên khắp nước ta, từ thời các chúa Nguyễn đến triều Khải Định (phần chính biên). Đây sẽ là nguồn tài liệu quan 6 trọng cung cấp những sự kiện liên quan đến hoạt động bang giao một cách chính xác nhất giữa hai nước Việt – Trung trong giai đoạn này. Ngoài ra, còn phải kể đến tác phẩm Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI của tác giả Tạ Ngọc Liễn viết vào năm 1995, Nxb Khoa học xã hội. Có thể coi đây là một trong những công trình đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu về lịch sự quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong tác phẩm của mình, tác giả đã tập trung nói đến quá trình thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (nhà Minh) sau năm 1427, vấn đề cầu phong và triều cống thế kỷ XV- đầu thế kỷ XVI trong quan hệ giữa hai nước. Mặc dù tác giả chỉ giới hạn vấn đề nghiên cứu của mình trong phạm vi quan hệ chính trị, ngoại giao trong một thế kỷ, nhưng các mối quan hệ chính trị- ngoại giao này lại mang đặc trưng chung cho cả mối quan hệ Việt – Trung ở các giai đoạn tiếp theo. Đến năm 2005, tác giả Nguyễn Thế Long đã cho ra đời cuốn sách Bang giao Đại Việt, tập 5, triều Nguyễn. Trong cuốn sách, tác giả tập trung nói về những câu chuyện bang giao giữa triều Nguyễn với triều Thanh như: Những quan điểm về việc đi sứ triều Thanh; những lần phong vương cho vua Gia long ở Thăng Long năm 1804; hay câu chuyện đi sứ của sứ thần Ngô Thị Nhân Tĩnh và những vần thơ đi sứ chứa chan tình cảm… Tiếp đó, công trình nghiên cứu của tác giả Tôn Hoằng Niên (孙宏年著) với nhan đề 清代中越宗藩关系研究 (Nghiên cứu Quan hệ tông phiên Trung Việt thời Thanh), Nxb Giáo dục Hắc Long Giang (黑龙江教育出版社) ra đời. Công trình với dung lượng dày 420 trang đã tái hiện lại quan hệ tông phiên Việt – Trung từ năm 1644 đến năm 1885 trên tất cả các bình diện (chính trị, kinh tế, văn hóa…). Trong đó, quan hệ chính trị được đề cập đến với các hoạt động như cầu phong, ban sắc phong và triều cống giữa nhà Thanh và các triều đại phong kiến Việt Nam thời bấy giờ. Những dẫn chứng sinh động về hoạt 7 động ngoại giao thời kì này cùng với các bảng thống kê về hoạt động cầu phong, triều cống giữa hai nước được Tôn Hoằng Niên ghi chép trong tác phẩm sẽ là những tư liệu quan trọng để chúng ta có cơ sở so sánh, đối chiếu với những tài liệu trong nước. Đến năm 2014, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Sự chuyển biến của quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1802 đến 1885 tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Luận án đã đưa ra cái nhìn khá toàn diện về mọi khía cạnh của mối quan hệ Việt – Trung trong suốt thế kỷ XIX, làm cơ sở để chúng ta có cái nhìn khái quát nhất về mối quan hệ giữa hai nước trong thế kỷ nhiều biến động này. Song, vì luận án nghiên cứu mối quan hệ ấy cả trước và sau năm 1858, đi vào nhiều phương diện khác nhau nên hoạt động triều cống, lễ sính trước 1858 của triều Nguyễn mới chỉ được điểm qua hết sức khái lược, chiếm dung lượng trang rất khiêm tốn. Ngoài những tác phẩm tiêu biểu nêu trên, không thể không nhắc đến những bài viết bàn về những khía cạnh khác nhau trong quan hệ Việt – Trung ở giai đoạn này. Có thể kể đến một số những bài viết tiêu biểu như: Năm 1997, trên Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 6, tác giả Đinh Dung đã viết bài Thử tìm hiểu ảnh hưởng của Nho giáo trong đường lối ngoại giao của Triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX. Trong bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra những dấu ấn của Nho giáo trong đường lối ngoại giao của Việt Nam ở thế kỷ XIX cũng như những hạn chế trong đường lối ngoại giao dưới triều Nguyễn “đường lối ngoại giao theo tư duy Nho giáo là một trong những nguồn gốc sâu xa dẫn tới tư tưởng sợ hãi phương Tây, đồng thời tạo nên tính bất biến, bảo thủ trong quan hệ ngoại giao với Thanh triều, của các vua đầu thời Nguyễn” [8, tr.75]. Cùng với đó, “Trước sự tiến triển của tình hình thế giới, đường lối chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn trở nên phi thực tế - lạc hậu. 8 Hai khó khăn luôn cản trở quan hệ ngoại giao triều Nguyễn với phương Tây là vấn đề “cấm đạo” và buôn bán” [8, tr.76]. Đến năm 2009, trong Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 9, tác giả YuInsun đã cho công bố bài viết “Lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thế kỷ XIX thể chế triều cống thực và hư”. Tác giả trình bày rõ việc triều đình nhà Nguyễn công nhận quyền lực của hoàng đế nhà Thanh, tự xưng là hạ thần và duy trì quan hệ triều cống [91, tr.23]. Điều này đã được quy định rất rõ ràng: “Việt Nam phải triều cống hai năm một lần, 4 năm phải cử sứ giả sang chầu một lần hoặc gộp hai lần triều cống làm một” [91, tr.23]. Ngoài ra, chúng ta không thể không nhắc đến bài viết của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 7 (95), năm 2009 với nhan đề: “Hoạt động triều cống trong quan hệ bang giao giữa triều Nguyễn (Việt Nam) với triều Thanh (Trung Quốc)”. Bài viết đã phác họa khái quát hoạt động triều cống trong mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc suốt hai giai đoạn: 1802 - 1858 và 1858 - 1885. Có thể thấy, cho đến nay đã không ít những công trình nghiên cứu về bang giao Việt Nam thời kỳ này. Tuy nhiên, những công trình hay bài viết có tính hệ thống về nền ngoại giao của vương triều Nguyễn trong nửa thế kỷ (từ năm 1802 đến năm 1858) thì lại chưa có. Cũng như chưa có tác phẩm nào chuyên sâu nghiên cứu về hoạt động triều cống, lễ sính giữa hai nước Việt – Trung trong giai đoạn đất nước đang còn độc lập, tự chủ này. Hơn nữa, trong cùng khung thời gian từ 1802 đến 1858, hoạt động triều cống, lễ sính giữa Việt Nam và Trung Quốc có điểm gì giống và khác với hoạt động triều cống, lễ sính giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á hay hoạt động triều cống, lễ sính giữa Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Quốc thời bấy giờ? Cho đến nay những câu hỏi ấy vẫn còn đang bị bỏ ngỏ. Trả lời câu hỏi này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn đặc điểm, thực chất của mối quan hệ bang giao Việt – Trung và 9 đặc trưng cơ bản trong đường lối ngoại giao của vương triều Nguyễn đối với các quốc gia láng giềng đương thời. Với đề tài: “Hoạt động triều cống, lễ sính trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1802 đến năm 1858”, chúng tôi mong muốn đưa ra một cái nhìn hệ thống, khách quan, đa chiều về hai trong số những hoạt động bang giao quan trọng bậc nhất của quan hệ Việt – Trung thời bấy giờ. Từ đó, hy vọng rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho nền ngoại giao Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu - Phác dựng lại hoạt động triều cống, lễ sính – hai trong ba hoạt động bang giao quan trọng bậc nhất của quan hệ Việt – Trung từ năm 1802 đến năm 1858 (bên cạnh hoạt động cầu phong). - Từ những thành tựu và hạn chế của nền ngoại giao Việt Nam trong suốt nửa thế kỷ (từ năm 1802 đến năm 1858) rút ra bài học kinh nghiệm cho nền ngoại giao Việt Nam hiện nay. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Việt Nam và Trung Quốc 4.2. Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động triều cống và lễ sính giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX. 5. Giả thiết khoa học - Khi nghiên cứu về hoạt động triều cống và lễ sính giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1858, một vấn đề trọng tâm đặt ra là Việt Nam độc lập hay bị phụ thuộc trong quan hệ với Trung Quốc? Giả thiết đặt ra là Việt Nam độc lập về thực chất trong quan hệ bang giao với Trung Quốc ở giai đoạn này dù nhún nhường triều cống, lễ sính Trung Hoa. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về bối cảnh lịch sử tác động đến nền ngoại giao Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1858. 10 - Nghiên cứu nguyên nhân, diễn trình, kết quả, ý nghĩa của hoạt động triều cống, lễ sính trong quan hệ bang giao Việt – Trung từ 1802 đến 1858. Từ đó, rút ra được đặc trưng, thực chất của những hoạt động này cũng như bài học kinh nghiệm quý báu cho mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung trong bối cảnh mới. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Được xác định từ năm 1802 đến năm 1858 (tức là khi triều Nguyễn được thành lập ở nước ta năm 1802, mở đầu mối quan hệ giữa hai vương triều phong kiến: Triều Nguyễn ở Việt Nam với vương triều Mãn Thanh ở Trung Quốc, đến năm 1858 khi thực dân Pháp vào xâm lược Việt Nam). - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu trong không gian lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 1802 - 1858. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử: Với đề tài này, phương pháp lịch sử là phương pháp đặc biệt quan trọng. Với phương pháp này, người viết sẽ tiếp cận và giải quyết vấn đề theo trình tự thời gian của tiến trình lịch sử từ xa đến gần. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Sử dụng những kiến thức, phương pháp của nhiều chuyên ngành có liên quan như chính trị, lịch sử, văn hóa để xem xét những phương diện tác động của nền ngoại giao Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1858. - Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp này để thống kê các sự kiện, các vấn đề ngoại giao có liên quan nhằm cung cấp những chất liệu cần thiết để giải quyết các vấn đề đặt ra. - Phương pháp so sánh: Để có thể đưa ra được những nhận định khách quan về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1802 đến năm 1858 thì đây được coi là phương pháp hữu hiệu. Trong luận văn, tác giả đã so sánh hoạt động triều cống, lễ sính Việt Nam – Trung Quốc với hoạt động triều cống, lễ sính giữa các nước Đông Nam Á và Việt Nam; hay so sánh hoạt động triều cống, lễ sính Việt – Trung với hoạt động triều cống, lễ sính giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong cùng thời gian. Có sử dụng phương 11 pháp so sánh này mới có thể rút ra được đặc điểm, thực chất của quan hệ ngoại giao Việt – Trung thời bấy giờ. 9. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở giải quyết nhiệm vụ đặt ra, luận văn có một số đóng góp như sau: Thứ nhất, ý nghĩa khoa học - Luận văn tái hiện một cách hệ thống và khách quan hoạt động triều cống, lễ sính – hai trong số những hoạt động bang giao quan trọng bậc nhất của mối quan hệ Việt Nam –Trung Quốc từ năm 1802 đến năm 1858. Qua đó, góp phần nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về vương triều Nguyễn, đặc biệt đóng góp cũng như hạn chế trên phương diện ngoại giao của vương triều này trong lịch sử dân tộc. Thứ hai, ý nghĩa thực tiễn - Từ những thành tựu và hạn chế của nền ngoại giao dân tộc trong quá khứ sẽ giúp chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho nền ngoại giao Việt Nam trong thời đại mới. - Nội dung luận văn và hệ thống tư liệu tham khảo được sưu tầm trong quá trình thực hiện luận văn là nguồn tài liệu có giá trị phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu lịch sử ngoại giao của triều Nguyễn nói riêng và lịch sử bang giao Việt Nam – Trung Quốc nói chung. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được chia làm ba chương, cụ thể như sau: Chương 1. Những nhân tố tác động đến hoạt động triều cống, lễ sính giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1802 đến năm 1858. Chương 2: Nguyên nhân, diễn biến của hoạt động triều cống, lễ sính trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1802 đến năm 1858. Chương 3: Đặc điểm, thực chất của hoạt động triều cống, lễ sính trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1802 đến năm 1858. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan