Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Luận văn huy động cộng đồng dân cư trong giáo dục phòng chống ma túy cho thanh n...

Tài liệu Luận văn huy động cộng đồng dân cư trong giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long

.PDF
119
660
67

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Tác giả Trần Thanh Hiếu LỜI CẢM ƠN Trên thực tế tôi rất tâm huyết với đề tài khoa học “Huy động cộng đồng dân cư trong giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên thành phố Vĩnh Long, tinh Vĩnh Long”. Đó là vốn kiến thức đã được lĩnh hội trong quá trình học tập nghiên cứu, được sự truyền đạt, hướng dẫn của các thầy, cô giáo sự cộng tác của các đồng nghiệp. Với tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thanh Bình-Cô đã tận tâm, hết lòng chỉ bảo, định hướng, giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cô đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức về lĩnh vực giáo dục và phát triển cộng đồng và đồng hành giúp tôi rèn luyện năng lực nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban chủ nhiệm khoa, các Thầy giáo, Cô giáo khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, dành nhiều thời gian và công sức giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND phường 2, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long cùng các cấp chính quyền địa phương, cùng thanh niên đã tạo điều kiện thuận lợigiúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu đồng thời đã hợp tác, chia sẽ và cung cấp số liệu để tác giả hoàn thành luận văn. Tuy nhiên tác giả đã hết sức cố gắng để thực hiện hoàn thành đề tài, song cũng khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, chia sẻ và đóng góp ý kiến của quý Thầy giáo, Cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người đã và đang quan tâm tới những vấn đề được tác giả trình bày trong luận văn này. Tác giả Trần Thanh Hiếu DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MTTQVN Mặt trật tổ quốc Việt nam CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CNH–HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CSVC Cở sở vật chất GD&ĐT Giáo dục và đào tạo HSSV Học sinh, sinh viên NCKH Nghiên cứu khoa học PCMT Phòng chống ma túy SDMT Sử dụng ma túy TB Thứ bậc UBND Uỷ ban nhân dân HS Học sinh THPT Trung học phổ thông ANCT-TTANXH An ninh chính trị trật tự an toàn xã hội X Điểm trung bình MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ....................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................ 3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 3 8. Cấu trúc luận văn .................................................................................... 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TUÝ CHO THANH NIÊN ................................................................................................. 5 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề .............................................................. 5 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài .................................................. 11 1.3. Công tác huy động cộng đồng dân cƣ trong giáo dục phòng chống ma tuý cho thanh niên ............................................................................... 19 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới công tác huy động cộng đồng dân cƣ trong giáo dục phòng chống ma túy ........................................................ 26 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 33 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY CHO THANH NIÊN PHƢỜNG 2 THÀNH PHỐ VĨNH LONG .................................................. 34 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và công tác giáo dục ....................... 34 2.2. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................ 36 2.3. Thực trạng tệ nạn ma tuý trong thanh niên ở phƣờng 2-thành phố Vĩnh Long-tỉnh Vĩnh Long. ...................................................................... 36 2.4. Thực trạng công tác huy động cộng đồng trong giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên phƣờng 2-thành phố Vĩnh Long. ........... 52 2.5. Đánh giá chung về công tác huy động cộng đồng dân cƣ trong giáo dục phòng chống ma túy đối với thanh niên phƣờng 2-thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. ............................................................................... 61 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 67 CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY CHO THANH NIÊN PHƢỜNG 2 THÀNH PHỐ VĨNH LONG .................................................. 68 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................... 68 3.2. Các biện pháp huy động cộng đồng dân cƣ trong giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên ở phƣờng 2-thành phố Vĩnh Long......... 70 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................ 86 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. ............................................................................................................. 86 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................... 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 91 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 100 BẢNG DANH MỤC Bảng 2.1. Thanh niên nghiện ma tuý ở phường 2-thành phố Vĩnh Long ...... 38 Bảng 2.2. Nhận thức của thanh niên về ảnh hưởng của ma túy đến đời sống cộng đồng ...................................................................................... 45 Bảng 2.3. Thủ đoạn của các đối tượng buôn bán vàsử dụng trái phép chất ma túy.................................................................................................. 47 Bảng 2.4. Nguyên nhân dẫn đến thanh niên nghiện ma túy ........................... 50 Bảng 2.5. Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu của công tác huy động cộng đồng trong giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên ................................................................................................ 53 Bảng 2.6. Huy động cộng đồng dân cư trong giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên ............................................................................... 55 Bảng 2.7. Cộng đồng tham gia giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên. ....................................................................................................... 57 Bảng 2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động cộng đồng dân trong giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên .............................. 59 Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp huy động cộng đồng dân cư giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niênphường 2thành phố Vĩnh Long – tỉnh Vĩnh Long ....................................... 87 Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp huy động cộng đồng dân cư giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niênphường 2-thành phố Vĩnh Long – tỉnh Vĩnh Long ..........................................................................88 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong đời sống xã hội hiện đại ma túy vẫn đang là hiểm họa của loài người, là nỗi lo của mỗi quốc gia dân tộc và trở thành mối quan tâm của cộng đồng quốc tế. Trong đó, thế hệ trẻ luôn là sự quan tâm đặc biệt. Ma túy đã xâm nhập nhanh chóng vào tầng lớp trẻ tuổi, đã khiến nhiều thanh niên sử dụng và bị lôi kéo vào con đường mua bán, vận chuyển trái phép ma túy. Ma túy không chỉ gây tác hại đến sức khỏe người sử dụng, tiêu tốn kinh tế của người nghiện và gia đình mà còn tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại; làm gia tăng tội phạm và các tệ nạn xã hội, làm băng hoại đạo đức và thế hệ trẻ; ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội. Đáng lo ngại là tệ nạn ma túy đã đã ảnh hưởng tới một bộ phận lớn các em ở lứa tuổi thanh niên, những thế hệ tương lai của đất nước. Theo báo cáo tình hình ma túy thế giới cho thấy có khoảng 246 triệu người, tương đương với khoảng hơn 5% dân số toàn thế giới trong độ tuổi từ 15 đến 64 từng sử dụng ma túy trái phép. Tại Việt Nam tính đến năm 2015, tổng số người nghiện ma túy khoảng 204.400 người,mỗi năm có thêm 6.400 người nghiện ma túy tập trung nhiều ở độ tuổi thanh thiếu niên. Theo thống kê của Ban chỉ đạo 03 (Ban Chỉ đạo phòng, chống ma túy) đến cuối tháng 6/2016 toàn tỉnh Vĩnh Long có 1.290 người nghiện ma túy đang trong diện quản lý. Thành phố Vĩnh Long hiện có 7 phường và 4 xã. Theo báo cáo của cơ quan chức năng tính đến tháng 6 năm 2016 thành phố Vĩnh Long đang quản lý 114 người nghiện ma tuý, tăng hơn so với năm 2015. Trong đó công tác phối hợp giữa các lực lượng xã hội cũng như các hoạt động trợ giúp trực tiếp đối với đối tượng nghiện và người có nguy cơ cao còn kém hiệu quả. 1 Phường 2 nằm ở trung tâm thành phố Vĩnh Long, có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, buôn bán. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phường phát triển kinh tế-xã hội, song cũng là “điểm nóng” với các tụ điểm buôn bán ma túy, có nhiều điểm công cộng vui chơi giải trí đã trở thành “thế giới riêng” của các con nghiện, nơi tập trung rất nhiều thanh niên thuộc đủ các thành phần dân tộc của tỉnh. Trước những con số trên cho thấy người nghiện ma túy ngày càng trẻ hóa đang là một thực trạng đáng báo động cho tình hình sử dụng ma túy ở giới trẻ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói chung và phường 2 nói riêng.Tính đến tháng 6 năm 2015 thành phố Vĩnh Long có tới 304người nghiện ma túy trong đó hơn 50% dưới 30 tuổi. Đây là một lực lượng đội ngũ trẻ tuổi rất lớn, là tiềm năng cho sự phát triển kinh tế văn hóa của phường. Xong cũng khó khăn lớn cho việc giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội trong đó có tệ nạn ma túy. Để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về tệ nạn ma túy trong thanh niên. Tuy nhiên ở địa bàn thuộc khu vực đồng bằng sông cửu Long còn ít được quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Huy động cộng đồng dân cư trong giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên thành phố Vĩnh Long, tinh Vĩnh Long” 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng việc huy động cộng đồng dân cư trong giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên phường 2 thành phố Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác này nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho lực lượng thanh niên. 2 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp huy động Cộng đồng dân cư trong giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên phường 2-thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 3.2. Khách thể nghiên cứu Huy động nguồn lực cộng đồng dân cư giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho thanh niên ở phường 2 thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 4. Giả thuyết khoa học Trong những năm qua phường 2 thành phố Vĩnh Long-tỉnh Vĩnh Long đã áp dụng một số biện pháp phối hợp để giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên trong phường nhưng hiệu quả chưa cao, dẫn đến số người nghiện ma túy còn nhiều nhất là ở độ tuổi thanh niên. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp một cách khoa học thì sẽ làm hạn chế được tỷ lệ thanh niên nghiện ma túy của phường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài như: cộng đồng, huy động cộng đồng, nguồn lực, nguồn lực cộng đồng, giáo dục,ma tuý, giáo dục ý thức phòng chống ma tuý… để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 5.2. Khảo sát thực trạng công tác huy động cộng đồng dân cư trong giáo dục phòng chống ma tuý cho thanh niên phường 2-thành phố Vĩnh Long-tỉnh Vĩnh Long. 5.3. Đề xuấtmột số biện pháp huy động cộng đồng dân cư trong giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên phường 2-thành phố Vĩnh Long-tỉnh Vĩnh Long. 6. Phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu thanh niên - Địa bàn nghiên cứu phường 2-thành phố Vĩnh Long-tỉnh Vĩnh long 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản được sử dụng trong đề tài để thu thập các thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, sách báo, tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 3 7.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thêm các thông tin bổ sung cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để làm rõ thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng và huy động cộng đồng dân cư trong giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên thành phố Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long. 7.3. Phương pháp quan sát Chúng tôi tiến hành quan sát trực tiếp một số hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trong Đoàn viên, Thanh niên ở phường 2 thành phố Vĩnh Longtỉnh Vĩnh Long và công tác huy động cộng đồng dân cư trong giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên của phường để làm rõ thực trạng. 7.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm khảo sát thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dụcphòng chống ma túy cho thanh niên ở phường 2 thuộc thành phố Vĩnh Long-tỉnh Vĩnh Long. 7.5. Phương pháp thống kê toán học Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý định lượng kết quả nghiên cứu thu được từ bảng hỏi. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động cộng đồng dân cư trong giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên Chương 2: Thực trạng công tác huy động cộng đồng dân cư trong giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên ở phường 2- thành phố Vĩnh Longtỉnh Vĩnh Long. Chương 3: Biện pháp huy động cộng đồng dân cư trong giáo phòng chống ma túy cho thanh niên ở phường 2 thành phố Vĩnh Long-tỉnh Vĩnh Long. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TUÝ CHO THANH NIÊN 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Các quốc gia Đông Nam Á cũng đang tích cực phát huy sức mạnh của cộng đồng trong việc tham gia giáo dục phòng chống ma tuý cho thanh niên. Ma túy và tội phạm liên quan đến ma túy là hiểm họa của toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trí tuệ, làm suy thoái nòi giống, tác động tiêu cực đến mọi mặt trong đời sống xã hội. Công tác huy động các lực lượng PCMT không còn hạn chế bởi quốc gia nào. Cho nên, “chống ma túy” đã trở thành nhiệm vụ chung của tất cả các nước. Giáo dục phòng chống ma túy ở các nước Châu Á: Ở Thái Lan, Luật PCMT đã có từ cuối năm 1050. Ủy Ban bài trừ ma túy của Phó thủ tướng được thành lập từ cuối những năm 1960. Năm 1982, nhà nước lại thành lập ủy ban đặc biệt trấn áp hoạt động buôn bán ma túy ở biên giới Thái_Miến (Thái Lan – Myanma). Trong những năm gần đây, việc lạm dụng ma túy ở Thái Lan đã đến mức báo động, đặc biệt trong là lứa tuổi thanh thiếu niên. Chính phủ Thái Lan đã thực hiện chương trình “Trường học trắng” trong trường phổ thông nhằm đưa nhà trường và xã hội xích lại gần nhau hơn. [1] Các nước Myanma, Malaixia, Singapo, Brunay, Indonexia, Philippine đều có luật PCMT và cơ quan chuyên trách PCMT. Nhìn chung luật pháp các nước đều có hình phạt nặng đối với những người buôn bán hoặc tàng trữ ma túy phi pháp. Trong pháp lệnh chống ma túy đều có án tử hình. Malaixia, Singapo triển khai công tác giáo dục PCMT trong và ngoài nhà trường như tập huấn các bộ chuyên môn, biên soạn tài liệu về vấn đề ma túy và phụ trách 5 công tác PCMT; lồng ghép các nội dung về ma túy và tác hại của ma túy trong các môn học, sinh hoạt các tổ chức... có liên quan để nâng cao ý thức PCMT trong thanh thiếu niên. [2] Giáo dục phòng chống ma túy ở các nước Châu Mỹ: Mỹ là nước tiêu thụ ma túy lớn nhất thế giới, vấn đề ma túy nghiêm trọng hơn bất cứ quốc gia nào. Luật chống ma túy Liên bang sớm nhất nước Mỹ là “Pháp lệnh Halition” năm 1914. Năm 1930 chính phủ liên bang thành lập cục chống ma túy trong Bộ Tài Chính, tiến hành quản lý chất ma túy, heroine, cocaine đang lạm dụng lúc đó. Năm 1937, Chính phủ liên bang thông qua “Pháp lệnh thu thuế đại ma”, hạn chế mở rộng đại ma. Năm 1086, Quốc Hội Mỹ thông qua “Pháp lệnh chống lạm dụng ma túy”, lần đầu tiên đưa ra về mặt pháp luật một cách toàn diện đối với vấn đề lạm dụng ma túy và vấn đề buôn lậu ma túy. Năm 1986, nhà trường ở nước Mỹ phải là nhà trường không có ma túy. Các nước Trung và Nam Mỹ đều có luật chuyên về phòng chống ma túy và áp dụng luật hình sự để trừng trị các loại hoạt động tội phạm vi phạm pháp luật cấm ma túy. Những năm 1970 đến nay, luật cấm ma túy là một loại luật pháp chủ yếu được coi trọng ở các nước, phần lớn các nước đều có cơ quan chấp pháp chống ma túy. [3] Nhìn chung các nước Trung và Nam Mỹ rất coi trọng công tác giáo dục PCMT. Từ năm 1990 Bộ GD Pêru bắt đầu triền khai hoạt động chống lạm dụng ma túy trong đối với thanh thiếu niên và trong học đường, yêu cầu phụ huynh và giáo viên tích cực phối hợp thực hiện công tác này. Braxin tiến hành tuyên truyền PCMT, thông qua bộ phận chuyên trách yêu cầu đối tượng giáo dục hiểu rõ tác hại của ma túy và tránh xa ma túy. Ở một số nước vùng Nam Mỹ hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chứng đều có chương trình tuyên tuyền PCMT. [4] Giáo dục phòng chống ma túy ở các nước Châu Âu: Năm 1975 nước Ý đã ban bố pháp lệnh về vấn đề ma túy. Tháng 6 năm 1990, Quốc hội thông qua Luật chống ma túy và thành lập “Cục chống ma túy Trung ương”. 6 Các nước Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức...đều có pháp luật và cơ quan phụ trách vấn đề PCMT từ những năm 1980. Giáo dục phòng chống ma túy ở các nước Châu Đại Dương: Năm 1987, Australia thực hiện luật PCMT, cho phép tịch thu tài sản những kẻ buôn bán ma túy, yêu cầu các cơ quan tài chính phải báo cáo tình hình giao dịch tiền tệ của tội phạm ma túy. Đầu những năm 1970, New Zealand thành lập cục tình báo ma túy để thu thập và phân tích tình hình tội phạm ma túy nhằm thực hiện công tác PCMT. Đến đầu những năm 1990, thành lập tổ công tác cấp Bộ chuyên đánh vào hoạt động buôn bán ma túy và điều hòa chống ma túy của các ngành có liên quan Chính phủ. Giáo dục phòng chống ma túy ở các nước Châu Phi: Ai Cập là nước rất tích cực và nghiêm minh trong công tác phòng chống tội phạm ma túy. Luật pháp về ma túy có quy định, những kẻ chế biến chất ma túy phi pháp với mục đích buôn bán phải chịu tội tử hình và phạt tiền tùy tính chất, những kẻ buôn lậu ma túy sẽ bị nghiêm trị, nhẹ thì vào tù, nặng thì xử tử hình. [5]. Trong các nước Châu Phi, Ai cập là nước có nét đặc sắc riêng về công tác giáo dục PCMT. Chính phủ đã phát động phong trào đài truyền hình tham gia PCMT nhằm vào các đặc điểm yêu thích xem truyền hình của thanh thiếu nhi[7]. Các nước như: Nigieria, Keenia, Nam Phi.. đã và đang phải đối mặt với vấn đề ma túy ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, các quốc gia này đã có luật pháp và cơ quan làm nhiệm vụ bài trừ ma túy. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Mấy năm gần đây, ma túy trở thành tệ nạn xã hội làm tha hóa, băng hoại đạo đức, lối sống và sức khỏe của xã hội, trong đó có một bộ phận không nhỏ là thanh thiếu niên (có tới 70% số người mắc là tuổi trẻ từ 15 đến 30). Vì vậy, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này, có thể đưa ra một số nghiên cứu sau: Năm 1995, Trung Ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xây dựng: “Tổng luận phân tích về phòng chống lạm dụng ma túy 7 trong thanh niên và những giải pháp của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia phòng chống ma túy trong thanh niên”. Đây là một đề tài rộng, trong đó tập trung điều tra, khảo sát tình hình lạm dụng ma tuý của thanh niên cả nước, kết hợp nghiên cứu, phân tích các báo cáo số liệu của các tỉnh Đoàn để xây dựng lên thực trạng sử dụng, lạm dụng ma tuý trong thanh niên. Trên cơ sở đó đánh giá công tác phòng, chống ma tuý của các cấp Đoàn thanh niên, những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và xây dựng các nhóm giải pháp nhằm hạn chế tình hình sử dụng ma tuý trong thanh niên cả nước, trong đó nhấn mạnh vai trò của tổ chức Đoàn. Tuy nhiên, đề tài mới đề xuất được những nhóm giải pháp cơ bản trong công tác tuyên truyền phòng ngừa, chưa có nhóm giải pháp phối hợp để khắc phục những hậu quả do thanh niên nghiện ma tuý gây ra như công tác cai nghiện, công tác quản lý sau cai, phòng ngừa tái nghiện bền vững. Trong tạp chí “Phòng chống ma túy” của Ủy ban quốc gia PCMT xuất bản do các tác giả và Nguyễn Xuân Thiêm có nhiều bài viết của các tác giả đã đề cập nhiều vấn đề có liên quan đến ma túy. Nó cần thiết và bổ ích cho công tác giáo dục ý thức PCMT cho thanh niên hiện nay. Năm 2003, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố của tác giả Nguyễn Thành Công “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai”, Đề tài đã chỉ rõ thực trạng và một số nguyên nhân nghiện ma tuý, phân tích các biện pháp cai nghiện. Đồng thời đã nêu ra những hạn chế, tồn tại của công tác quản lý cai nghiện và quản lý sau cai, những bất cập trong các quy định của văn bản pháp luật về cai nghiện và quản lý sau cai từ đó đề xuất giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, Đề tài chưa đề cập tới thực trạng nghiện ma tuý của một nhóm đối tượng cụ thể nào, chưa có các giải pháp phòng ngừa mà chỉ tập trung vào nhóm giải pháp giải quyết hậu quả của việc nghiện ma tuý. Năm 2007, Đề tài cấp Bộ: “Những giải pháp thực hiện việc ngăn chặn tệ nạn mại dâm, ma túy trong thanh thiếu niên” do Đỗ Thị Bích Điểm 8 làm chủ nhiệm. Đề tài đánh giá được cơ bản thực trạng nghiện ma tuý trong thanh thiếu niên Việt Nam và đề xuất các giải pháp phòng ngừa cho lực lượng này.Tuy nhiên, đề tài chưa chia tách được thực trạng nghiện ma tuý trong nhóm thiếu niên và nhóm thanh niên, do đó cũng chỉ đề xuất được các giải pháp phòng ngừa chung cho cả thanh niên và thiếu niên, trong khi đó ở mỗi độ tuổi cần phải có những nhóm giải pháp phòng ngừa phù hợp. Bên cạnh đó, đề tài chưa đề xuất được nhóm giải pháp để khắc phục những hậu quả của tình trạng nghiện ma tuý trong thanh thiếu niên. Năm 2008, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội có Đề tài khoa học “Tình hình lạm dụng ma túy trong sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp - Một số biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn”. Đề tài đã triển khai khảo sát tình trạng lạm dụng ma tuý trong sinh viên ở một số trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội, kết quả đã nhận định được thực trạng nghiện hút ma tuý trong sinh viên có nhiều diễn biến phức tạp, tình trạng lạm dụng các chất gây nghiện ngày càng gia tăng. Đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhưng các giải pháp chủ yếu tập trung vào vai trò của nhà trường và tổ chức Đoàn, chưa đề xuất được nhóm giải pháp có tính chiều sâu như công tác quản lý sinh viên giữa nhà trường, gia đình và nơi cư trú, tạm trú; chương trình sinh viên tham gia các hoạt động công tác xã hội, tình nguyện, công tác hướng nghiệp cho sinh viên... Cùng đối tượng như vậy, năm 2008, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội có Đề tài“Nghiên cứu các biện pháp giáo dục phòng chống ma túy trong các trường học”. Đề tài đã chỉ ra được thực trạng của công tác giáo dục phòng chống ma túy trong các trường trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt với các nội dung mang tính giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trong đó nhấn mạnh đến cải cách chương trình học, đưa các nội dung về phòng, chống ma tuý vào chương trình học phổ thông. Đây là một giải pháp quan trọng 9 nhằm nâng cao nhận thức cho các nhà giáo dục và học sinh, góp phần phòng ngừa tệ nạn ma tuý xảy ra trong các trường học. Cũng trên tinh thần đó, tác giả Trương Thành Trung, có bài “Bước đầu tiếp cận ý thức trách nhệm xã hội chủ nghĩa ở con người Việt Nam trong thời kì mới”, đăng trên Tạp chí Giáo dục lí luận chính trị quân sự, số 6 năm 2008. Trên cơ sở luận giải, làm rõ quá trình hình thành ý thức trách nhiệm Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tác giả chỉ ra cơ sở xây dựng, phương thức tác động và con đường phát triển ý thức trách nhiệm Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới. Ngoài các công trình nghiên cứu trên, công tác giáo dục PCMT cho thanh thiếu niên còn là lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu của nhiều người cụ thể:Tác giả Dương Thị Kim Oanh và đề tài Tìm hiểu thực trạng nhận thức về ma túy và nguyên nhân dẫn tới tệ nạn nghiện ma túy của học sinh THPT” (1998)cũng xác định được thực trạng nhận thức của học sinh THPT về vấn đề ma túy và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn nghiện ma túy trong HS trường THPT. Với đề tài “Một số giải pháp quản lý của Hiệu trưởng ngăn chặn tệ nạn ma túy xâm nhập vào các trường THPT ở Tây Ninh. Thực trạng hướng đến sự hoàn thiện nó trong thời gian tới” (2002), tác giả Trần Úc Chân đã giúp cho chúng ta hiểu được thực trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng nhằm ngăn chặn tệ nạn ma túy xâm nhập vào trường THPT và tìm ra nguyên nhân, đề xuất các biện pháp quản lý có tính khả thi giúp người quản lý đạt hiệu quả cao trong hoạt động PCMT giai đoạn 2001-2005 của Chính Phủ Với đề tài “Biện pháp giáo dục phòng chống ma túy ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Lai Châu” (2003), tác giả Nguyễn Mạnh Chủ đã tập trung nghiên cứu làm rõ thực trạng nhận thức và những vấn đề vi phạm ma túy của HS một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số biện pháp PCMT học đường có tính khả thi trong tình hình hiện nay. 10 Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu về tệ nạn ma túy của các tác giả Ngô Minh Hiến (2009)– “Nghiên cứu về một số động cơ chủ yếu của người phạm tội mua bán các chất ma túy ở trại giam Z30-Cục V60 Bộ công an”, Tác giả Nguyễn Xuân Yêm với đề tài“Công trình nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội ma túy của trẻ vị thành niên”,tác giả Tiêu Thị Minh Hường với đề tài “Thực trạng và thái độ đối với ma túy của sinh viên trường Đại học Lao động thương binh và Xã hội” hay đề tài “Tìm hiểu công tác phòng chống ma túy” của tác giả Lê Văn Luyện… Hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định công tác giáo dục PCMT có một ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và đẩy lùi các loại tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội là nhân tố trọng yếu nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về giáo dục ý thức phòng chống ma túy cho thanh niên. Vì vậy, cần có những nghiên cứu về huy động cộng đồng dân cư trong giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên cả nước nói chung và thanh niên phường 2 thành phố Vĩnh Long - tỉnh Vĩnh Long nói riêng. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1.Cộng đồng và huy động cộng đồng: 1.2.1.1. Cộng đồng: Theo Unesco, cộng đồng là một tập hợp người có cùng chung một lợi ích, cùng làm việc vì một lợi ích chung nào đó và cùng sinh sống trong một khu vực xác định. Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người sống chung ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẽ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy [11] Cộng đồng là tập thể người số trong cùng một khu vực, một tỉnh hoặc một quốc gia và được xem như một khối thống nhất; “Cộng đồng là một 11 nhóm người có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghể nghiệp hoặc cùng một mối quan tâm”; “ Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ hoặc có tài nguyên chung hoặc có tình trạng tương tự nhau về một số khía cạnh nào đó” Có thể phân ra 2 loại cộng đồng: - Cộng đồng địa lý bao gồm những người dân cư trú trong cùng một địa bàn có thể có chung một đặc điểm văn hóa xã hội và có thể có mối quan hệ ràng buộc với nhau, Họ có cùng chính sách chung - Cộng đồng chức năng gồm những người có thể cư trú gần nhau hoặc không gần nhau nhưng có lợi ích chung. Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích, hợp tác hay hiệp hội có tổ chức Như vậy, công đồng có thể có quy mô các cấp khác nhau từ lớn đến nhỏ, từ chung chung đến cụ thể [11] 1.2.1.2. Huy động cộng đồng: Huy động: nhằm chỉ cách làm, cách thực hiện một hoạt động xã hội bằng con đường giác ngộ [12]. Huy động cộng đồng: tổ chức huy động tổng lực sức mạnh của toàn dân cả về vật chất và tin thần, làm cho tất cả các ngành, các cấp, giới cũng như mỗi người dân đều nhận thấy đó là nhiệm vụ của chính mình, nên đều tự nguyện và tích cực phối hợp hành động thực hiện. Đồng thời chính họ là người thụ hưởng mọi thành quả do hoạt động đó đem lại. Có 4 tiêu chí sau trong công tác huy động: - Phát huy được sự tham gia tích cực và tự nguyện (về nhân lực, trí lực, vật lực, tài lực) của tất cả các tổ chức, cá nhân vào cùng thực hiện một hoạt động, nhằm góp phần không ngừng nâng cao cuộc sống của chính họ. - Có sự phối hợp liên ngành để đạt mục đích chung và mục đích riêng của mỗi ngành với hiệu quả cao. Sự phối hợp này không có tính chất nhất thời mà mang chiến lược lâu dài. - Nguồn lực vật chất huy động phục vụ cho hoạt động đó được đa dạng hoá từ ngân sách nhà nước và các nguồn ngoài ngân sách. 12 - Có sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, quản lý của các cấp chính quyền một cách thường xuyên và chặt chẽ, đảm bảo cho hoạt động này phát triển. Như vậy, huy động cộng động thực chất là huy động các nguồn lực trong cộng động dân cư là thuật ngữ được quy ước để chỉ cách làm, cách thực hiện hoạt động giáo dục bằng con đường giác ngộ, tổ chức và huy động tổng lực sức mạnh của toàn dân làm cho hoạt động giáo dục không chỉ được thực hiện bởi ngành giáo dục. Công việc giáo dục thanh thiếu niên không chỉ được thực hiện bởi ngành giáo dục mà được tất cả các ngành, các giới, các lực lượng xã hội, cũng như mỗi người dân đều nhận thấy đó là nhiệm vụ của chính mình nên điều tự nguyện, tự giác tích cực và phối hợp thành hành động thực hiện. Huy động các nguồn lực trong cộng đồng là quá trình tương tác giữa con người với con người, con người với xã hội. Qua đó con người là tư cách cá thể học hỏi, lĩnh hội, tiếp nhận quy tắc văn hoá xã hội như: hành vi, giá trị, chuẩn mực văn hoá xã hội, kiến thức, kỹ năng, phương pháp để đóng góp phù hợp với vai trò, vị thế xã hội nhất định của mình. Nhờ thế, con người dần dần hoà nhập vào xã hội. Huy động các nguồn lực trong cộng đồng cho sự nghiệp giáo dục thuộc phạm trù cách mạng giáo dục, là làm cho toàn xã hội cùng giáo dục, tất cả cho giáo dục và giáo dục cho mọi người. Huy động các nguồn lực cho giáo dục bao hàm trách nhiệm, nghĩa vụ và cả thực hiện quyền lợi của mọi người về giáo dục.” Mọi người cho giáo dục” và “Giáo dục cho mọi người” là hai vấn đề liên quan chặt chẽ và tác động qua lại với nhau là hai đặc trưng của xã hội học tập. Muốn mọi người có trách nhiệm đối với giáo dục thì giáo dục phải phục vụ cho tất cả mọi người. Quyết định số 1501/QĐ-TTg đã phê duyệt đề án tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020. Ở mỗi địa phương đây là cộng đồng trách nhiệm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp ở địa phương và của từng người dân. 13 Bản chất của huy động các nguồn lực trong cộng đồng cho giáo dục được xác định trong nghị quyết TW4 khoá VII là: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục nhân dân dưới sự quản lý của nhà nước”. Để có quan niệm đúng về huy động các nguồn lực trong cộng đồng cần quán triệt một số vấn đề sau: - Huy động cộng đồng dân cư là huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cư là một quan điểm chỉ đạo của các cấp Đảng nhằm làm cho hoạt động giáo dục cộng đồng dân cư thật sự là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân. - Huy động các nguồn lực trong cộng đồng không có nghĩa là thu hẹp hay giảm nhẹ trách nhiệm và vai trò của Nhà nước đối với cộng đồng, mà trái lại, huy động các nguồn lực trong cộng đồng chỉ thể hiện thành công khi có sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của các cấp Đảng, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và vai trò chủ động nòng cốt của ngành, các cấp. 1.2.2. Khái niệm giáo dục Con người từ khi xuất hiện, qua quá trình lao động, cải tạo tự nhiên đã phát hiện và nhận thức được các qui luật phát sinh, tồn tại và phát triển của thế giới khách quan và cũng qua quá trình này con người đã tích lũy được kinh nghiệm sống, lao động và những hiểu biết của quá trình phát triển của xã hội. Những tri thức và kinh nghiệm của thế hệ đi trước tích lũy được thế hệ đi sau lĩnh hội, kế thừa có chọn lọc và phát triển. Đây là hiện tượng đặc thù chỉ xuất hiện ở xã hội loài người-hiện tượng giáo dục. Hiện tượng này xuất hiện, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, là hiện tượng tất yếu và vĩnh hằng. Từ khi ra đời, giáo dục đã trở thành một yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thông qua việc thực hiện các chức năng xã hội của nó. Đó chính là những tác động tích cực của giáo dục đến các mặt hay các quá trình xã hội và tạo ra sự phát triển cho xã hội. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm giáo dục: - Giáo dục được hiểu là một quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có ý thức của con người trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng