Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Luận văn lo âu trong học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất trường đại ...

Tài liệu Luận văn lo âu trong học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất trường đại học hùng vương phú thọ

.PDF
129
469
63

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3 6. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................................ 3 6.1. Giới hạn khách thể nghiên cứu.............................................................................. 3 6.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu ............................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 8. Dự kiến cấu trúc luận văn ...................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LO ÂU TRONG HỌC TẬP ................... 6 THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ..................................................... 6 1. 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu lo âu trong học tập theo tín chỉ......... 6 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài.................................................................... 6 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ..................................................................... 9 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ...................................................................... 11 1.2.1. Khái niệm cảm xúc ........................................................................................... 11 1.3. Hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên .................................................. 17 1.4. Lo âu trong học tập theo tín chỉ của sinh viên ................................................ 28 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến lo âu trong học tập theo tín chỉ của sinh viên .. 33 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 39 CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 40 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 40 2.2. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................ 40 2.2.1. Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về lo âu trong học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất .................................................................. 41 2.2.2. Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực trạng lo âu trong học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương.......................................... 42 2.2.3. Giai đoạn 3: Đề xuất một số biện pháp và tiến hành thực nghiệm nhằm hạn chế những lo âu tiêu cực trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất................................................................................................................................ 43 2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .............................................................. 43 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản ................................................. 43 2.3.2. Phương pháp chuyên gia ................................................................................ 44 2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ............................................................ 44 2.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu .......................................................................... 46 2.3.5. Phương pháp quan sát..................................................................................... 46 2.3.6. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................. 47 2.3.7. Phương pháp thống kê toán học .................................................................... 51 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 53 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG LO ÂU TRONG HỌC TẬP THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG .............................................. 54 ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ..................................................................................... 54 3.1. Thực trạng lo âu trong học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương ................................................................................... 54 3.1.1. Đánh giá chung thực trạng lo âu trong học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất ....................................................................................................... 54 3.1.2. Mức độ biểu hiện lo âu trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất ............................................................................................................... 55 3.1.3. Biểu hiện lo âu trong học tập của sinh viên năm thứ nhất .................... 58 3.1.4. Biểu hiện trạng thái tích cực trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương ................................................................... 60 3.2. Các yếu tố gây lo âu trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất ............................................................................................................... 62 3.2.1. Các yếu tố gây lo âu trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất ............................................................................................................... 62 3.2.2. So sánh các yếu tố ảnh hướng đến lo âu trong học tập theo ngành học 72 3.3. Biện pháp hạn chế lo âu tiêu cực trong hoạt động học tập theo tín chỉ cho sinh viên năm thứ nhất ...................................................................................... 75 3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho sinh viên về nội dung, ý nghĩa của hoạt động học tập theo tín chỉ ............................................................................ 75 3.3.2. Biện pháp 2: Trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các em sinh viên năm cuối với sinh viên năm thứ nhất ............................................................................... 75 3.3.3. Biện pháp 3: Mở trung tâm tham vấn học đường cho sinh viên ngay tại trường 76 3.3.4. Biện pháp 4: Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các Đoàn thể nhằm giúp sinh viên hạn chế những lo âu tiêu cực trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất ............................................................... 77 3. 4. Kết quả thực nghiệm biện pháp 2: Trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các em sinh viên năm cuối với sinh viên năm thứ nhất ...................................... 77 3.4.1. Cơ sở lựa chọn biện pháp thực nghiệm ........................................................ 77 3.4.2. Khách thể thực nghiệm ................................................................................... 79 3.4.3. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 79 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 89 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Trần Thị Thùy Dương DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ĐH : Đại học SV : Sinh viên ĐTB : Điểm trung bình ĐLC : Độ lệch chuẩn TB : Thứ bậc GV : Giảng viên TB : Trung bình SL : Số lượng TNK : Trước ngoại khóa SNK : Sau ngoại khóa DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kế hoạch tổ chức thực nghiệm thông qua................................................ 49 chương trình ngoại khóa .............................................................................................. 49 Bảng 3.1: Tổng hợp mức độ lo âu trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương – Phú Thọ ................................... 54 Bảng 3.3: Mức độ biểu hiện lo âu trong hoạt động thảo luận nhóm của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương – Phú Thọ ............................................ 56 Bảng 3.4: Mức độ biểu hiện lo âu trong hoạt động tự học của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương – Phú Thọ ........................................................... 57 Bảng 3.5: Biểu hiện mức độ lo âu trong học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương .............................................................................. 59 Bảng 3.7: Các yếu tố gây lo âu trong học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương – Phú Thọ ........................................................... 62 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của yếu tố “kiểm tra thi cử” đến lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương- Phú Thọ ................ 63 Bảng 3.9: Ảnh hưởng của yếu tố “phương pháp, phương tiện học tập” đến lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng VươngPhú Thọ ......................................................................................................................... 65 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của yếu tố “các mối quan hệ ở môi trường đại học” đến lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương- Phú Thọ........................................................................................................... 66 Bảng 3.11: Ảnh hưởng của yếu tố “Bản thân” đến lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương- Phú Thọ ...................... 68 Bảng 3.12: Ảnh hưởng của yếu tố “nội dung, chương trình học tập” đến lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng VươngPhú Thọ ......................................................................................................................... 69 Bảng 3.13: Tương quan giữa các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến lo âu trong học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương – Phú Thọ 71 Bảng 3.15: Nhu cầu được trao đổi kinh nghiệm học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương ...................................................................................... 78 Bảng 3.16: Phân bố khách thể thực nghiệm .............................................................. 48 Bảng 3.17: Bảng so sánh biểu hiện mức độ lo âu trong học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương trước và sau ngoại khóa............. 79 Bảng 3.18: : Bảng so sánh biểu hiện trạng thái tích cực trước và sau ngoại khóa trong học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương ........................................................................................................................................ 81 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cảm xúc, tình cảm là sự biểu thị thái độ riêng của mỗi cá nhân đối với hiện thực khách quan và đối với bản thân có liên quan đến việc thoả mãn hay không thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, đời sống tinh thần luôn là một mặt không thể thiếu. Đối với mỗi cá nhân, những cảm xúc của bản thân như là sự thoải mái vui vẻ thì những hành vi theo đó sẽ luôn đi theo hướng tích cực và ngược lại. Lo âu là một cơ chế sinh lý bình thường của con người được hình thành để giúp cơ thể đối phó với các mối đe dọa. Tuy nhiên, những lo âu khi ở một mức độ cao sẽ gây ra những hành động nguy hiểm, đặc biệt khi lo âu trong một thời gian dài. Trong hoạt động học tập, nếu như lo âu càng ngày càng phát triển mà không có hướng giải quyết tốt thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực. Trong cuộc sống hàng ngày, ai cũng có những lo âu, đặc biệt là các em sinh viên năm thứ nhất khi mới bước chân vào đại học thì những lo âu ấy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học tập của các em. Những lo âu ấy là một trạng thái rất bình thường, nó có thể có những tác động tiêu cực như: làm các em nản chỉ, chán học, thường xuyên mệt mỏi….. Tuy nhiên lo âu cũng có thể có những tác động tích cực khi các em lấy đó làm động lực vươn lên. Khi xuất hiện các trạng thái lo âu, bên cạnh sự chán nản thì nhiều em lấy đó làm động lực để cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập. Hơn nữa, các nhiệm vụ học tập khó khăn có thể gây nên những lo âu lúc ban đầu nhưng nếu có các biện pháp phù hợp thì các em có thể biến các nhiệm vụ ấy trở nên thú vị hơn, kích thích nhu cầu tìm hiểu cái mới, những kiến thức mới ở đại học mà ở phổ thông các em chưa được tiếp cận. Như vậy, lo âu là một dạng cảm xúc có tác động cả về mặt tích cực và tiêu cực đến hoạt động học tập của sinh viên 1 Đối với sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương - Phú Thọ khi các em mới bước chân vào một môi trường hoàn toàn mới khác so với thời phổ thông trung học, lo âu luôn là một điều không tránh khỏi. Khác với thời kỳ học phổ thông, các em có sự thay đổi hoàn toàn về nội dung, phương pháp, phương tiện học tập, cách kiểm tra đánh giá và những mối quan hệ mới trên giảng đường. Các kiến thức, kỹ năng mà các em lĩnh hội không còn là những kiến thức đơn thuần như thời phổ thông mà là những kiến thức làm hành trang cho các em bước chân vào cuộc sống nghề nghiệp sau này. Bước chân vào giảng đường, các em phải xa nhà, sống cuộc sống tự lập, luôn mang trong mình những kỳ vọng của cha mẹ, những lo lắng của bản thân về ngành nghề mình đã chọn và những thay đổi trong hoạt động học tập luôn khiến sinh viên năm thứ nhất cảm thấy lo lắng mình sẽ phải làm như thế nào. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó đòi hỏi các em sinh viên sau khi nhập học phải kiểm soát cảm xúc của bản thân, biến nhứng lo âu của mình thành động lực học tập. Chính vì lo âu có cả hai mặt tích cực và tiêu cực như vậy nên từ trước đến nay nó đã được một số tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên nghiên cứu thực tiễn về cảm xúc lo âu trong học tập chưa nhiều, đặc biệt nghiên cứu nó ở một địa bàn cụ thể như trường Đại học Hùng Vương- Phú Thọ thì chưa có công trình nào. Xuất phát từ các lý do trên tôi lựa chọn đề tài: “Lo âu trong học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương- Phú Thọ” 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng lo âu trong học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương – Phú Thọ, từ đó đề xuất một số biện pháp hạn chế những lo âu tiêu cực góp phần nâng cao hiệu quả học tập cho các em. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 Biểu hiện và mức độ lo âu trong học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất. 3.2. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu 238 sinh viên năm thứ nhất khối sư phạm và10 giảng viên 4. Giả thuyết nghiên cứu 4.1. Lo âu trong học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương ở mức độ trung bình; có sự khác biệt về mức độ biểu hiện lo âu trong học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương theo ngành học 4.2. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lo âu của sinh viên trong học tập đó là: những kỳ vọng của cha mẹ, giới tính, ngành học, năng lực của bản thân, các mối quan hệ mới trong môi trường mới, trong đó yếu tố kỳ vọng của cha mẹ có ảnh hưởng nhiều nhất 4.3. Có thể kiểm soát lo âu trong học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương theo hướng tích cực hơn nếu có biện pháp phù hợp. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài như: lo âu, lo âu trong học tập, biểu hiện của lo âu, các tác nhân gây ra lo âu trong học tập… để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 5.2. Khảo sát thực trạng các biểu hiện và mức độ lo âu trong học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng 5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp tác động để hạn chế lo âu trong học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương. 6. Giới hạn nghiên cứu 6.1. Giới hạn khách thể nghiên cứu 3 Là những sinh viên năm thứ nhất của Khoa giáo dục tiểu học và mầm non thuộc hệ sư phạm đại học của trường Đại học Hùng Vương – Phú Thọ. 6.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu - Lo âu là một dạng cảm xúc, vì thế thuật ngữ “lo âu” và và “cảm xúc lo âu” được chúng tôi dùng trong luận văn này có ý nghĩa tương đồng nhau. - Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu những lo âu về mặt tâm lý chứ không nghiên cứu những lo âu về mặt sinh lý. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nguyên tắc phương pháp luận 7.1.1. Nguyên tắc tiếp cận hoạt động Nguyên tắc này được sử dụng để nghiên cứu lo âu thông qua các hoạt động của sinh viên, đặc biệt là hoạt động học tập theo tín chỉ. Mức độ lo âu trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên được thể hiện thông qua hoạt động của họ. Nghiên cứu mức độ lo âu của sinh viên là phải thông qua các hoạt động học tập của sinh viên, điểu đó có nghĩa là đề tài được nghiên cứu thông qua việc quan sát, đánh giá các hoạt động học tập của sinh viên 7.1.2. Nguyên tắc phát triển Nguyên tắc này được sử dụng để xem xét những lo âu của sinh viên theo tiến trình vận động và phát triển. Những cảm xúc lo âu của sinh viên được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động học tập.Việc xem xét những lo âu của sinh viên phải từ những thay đổi từ thấp đến cao, thông qua sự thay đổi của các hoạt động học tập của sinh viên. 7.1.3. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống Theo quan điểm của Tâm lý học, quá trình học của con người là một hệ thống cấu trúc bao gồm: các thành tố vận động, phát triển trong mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Từ những quan điểm đó, đối tượng nghiên cứu 4 của đề tài sẽ được tiến hành và xem xét giải quyết một cách toàn diện và đồng bộ. Nguyên tắc này được sử dụng để tiếp cận những lo âu của sinh viên trong hoạt động học tập theo tín chỉ theo nhiều góc độ khác nhau, sự kết hợp của các ngành khoa học khác nhau. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 7.2.4. Phương pháp quan sát 7.2.5. Phương pháp chuyên gia 7.2.6. Phương pháp thực nghiệm 7.2.7. Phương pháp thống kê toán học 8. Dự kiến cấu trúc luận văn Luận văn ngoài các phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, danh mục viết tắt thì cấu trúc luận văn bao gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về lo âu trong học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng lo âu trong học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hùng Vương 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LO ÂU TRONG HỌC TẬP THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC 1. 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu lo âu trong học tập theo tín chỉ 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Lo âu là một trạng thái tâm lý rất bình thường của con người, ai cũng có những lo toan trong cuộc sống của mình. Đã có rất nhiều các nhà tâm lý học nước ngoài nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể: - Hướng nghiên cứu về nguyên nhân gây ra lo âu trong học tập Khi nghiên cứu nguyên nhân gây nên những lo âu trong học tập của sinh viên, các nhà Tâm lý học phương Tây đã đưa ra rất nhiều lý do khiến con người có những lo âu như nỗi lo cuộc sống, công việc hàng ngày, thích ứng với môi trường mới... Đối với các em sinh viên khi mới bước chân vào đại học, khi phải đối mặt với cuộc sống tự lập, sự thay đổi môi trường học tập là điều luôn khiến các em suy nghĩ và lo lắng. Các em phải làm quen mới thầy cô bạn bè mới, cách thức, phương pháp, nội dung học tập hoàn toàn mới là so với thời phổ thông. Nghiên cứu về những tác nhân gây nên lo âu cho các em sinh viên, đó là những nỗi lo về điểm số, những bài tập về nhà và cả những kỳ vọng mà cha mẹ thầy cô đặt niềm tin ở mình (De Anda và cộng sự, 2000; Lohman và Jaravis, 2000) [55] [61] . Việc có những thay đổi trong vấn đề học tập gây nên những lo âu cho sinh viên như vấn đề về thành tích học tập, việc phải cân bằng giữa học tập và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày hay việc giao tiếp với thầy cô bạn bè (Byrne và cộng sự, 2007) [53]. Bên cạnh những lý do trên, các em sinh viên mới bước chân vào đại học còn phái đối mặt với một lượng kiến thức hoàn toàn mới và nhiều, các phương pháp dạy học khác lạ , các em 6 không tự bố trí sắp xếp được thời gian hợp lý cho việc học tập (Burnett và Fanshawe, 1997) [51]. Như vậy, tất cả các nghiên cứu của các tác giả trên đều tìm ra những nguyên nhân tương đối giống nhau về cảm xúc lo âu trong học tập, đó là những nguyên nhân về sự thay đổi môi trường, những mối quan hệ mới trên giảng đường và trong cuộc sống. - Hướng thứ hai: Nghiên cứu về ảnh hưởng của lo âu đến hoạt động học tập Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của lo âu đến hoạt động học tập, các nhà tâm lý học phương Tây đã chỉ ra cả những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực của lo âu đến hoạt động học tập. Phần lớn các nghiên cứu đều tập trung đến những mặt tiêu cực của lo âu, tuy nhiên Morlock (1984); Irvine và Wilson (1994); Priest và Gass (2005) đã xây dựng các “chương trình giáo dục phiêu lưu”, các chương trình này nhằm mục đích lấy những thách thức trong chương trình để kích thích quá trình học tập, điều đó cũng có nghĩa là các nhà tâm lý học hướng đến những mặt tích cực của cảm xúc lo âu từ đó làm động cơ kích thích hoạt động học tập của học sinh, sinh viên [63], [60], [64] . Một kết quả nghiên cứu nữa được các tác giả thực nghiệm trên chuột, bằng việc quan sát tốc độ di chuyển của nó trong một mê cung, nó phải trải qua những khó khăn trong mê cung, nếu đi đúng đường sẽ nhận được phần thưởng, nhưng khi đi sai đường thì sẽ bị điện giật. Tuy nhiên khi sốc điện với mức độ vừa phải thì kích thích chuột tìm đường đi đúng, nhưng kích thích quá mạnh sẽ làm chuột suy giảm khả năng tìm đường. Sau khi làm thực nghiệm trên, Yerkes và Dodson (1980) [61] đã đưa ra kết luận rằng khi bị kích thích quá mạnh thì hoạt động học tập sẽ bị giảm sút. Từ những nghiên cứu này, các nhà tâm lý học đã tiếp tục áp dụng trong nhiều mô hình học tập, một trong những mô hình phổ biến nhất là “mô hình chữ U ngược” (Benson và Alen, 7 1980) , trong đó có phiên bản CSP ( comfort – stretch – panic) [50]. Ở đây, mô hình học tập được phân làm ba ranh giới rõ ràng từ thoải mái đến căng thẳng rồi đến hoảng loạn, tuy nhiên thực tế thì việc phân biệt từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là khó nhận biết. Từ những thực nghiệm của Yerkes và Dodson thì Tuson (1994) cũng đưa ra một mô hình học tập có tên là “mô hình ba vòng tròn đồng tâm”. Mô hình bao gồm ba vòng tròn đại diện cho ba vùng là “vùng thoải mái”, “vùng thách thức” và “vùng hoảng loạn” [68]. Nhà tâm lý học Edmondson (2008) cũng đưa ra “mô hình bốn góc phần tư”, trong đó có sự phân biệt giữa các khu vực bao gồm: thờ ơ, thoải mái, học tập và lo lắng [56]. Tất cả những mô hình trên đều dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm ban đầu từ Yerkes và Dodson đó là kết quả học tập của người học sẽ giảm nếu gặp phải những kích thích mạnh. Ngược lại, tác giả Mortlock (1984) lại cho rằng có những “tai nạn bất ngờ” sẽ giúp người học có thêm nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên nếu kích thích quá mạnh thì người học sẽ có phản ứng tiêu cực [63]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu lâm sàng của Buchanan và Loavallo (2001) cũng cho kết quả thấy sự lo âu có thể ảnh hưởng đến việc học tập [52]. Khi lo âu, tuyến thận tiết ra hoocmon cortisol, nếu lo âu ở mức độ thấp thì sẽ giúp tăng khả năng nhận thức và ngược lại lo âu ở mức độ cao sẽ làm suy giảm khả năng nhận thức. Một số nghiên cứu khác của các tác giả đã tìm ra những ảnh hưởng tiêu cực của lo âu đến hoạt động học tập. Seiip (1991), Snow và Swanson (1992), Warr và Bunce (1995) cho rằng việc lo âu trong hoạt động học tập chính là dấu hiệu của quá trình học tập kém đi [66], [67], [69]. Tương tự, Eysenck (1979) cũng cho rằng con người sẽ có những suy nghĩ tiêu cực hơn khi sự lo âu xuất hiện và có thể gây thất bại trong hoạt động học tập [57]. Một số tác 8 giả còn cho rằng lo âu có thể gây ra phản ứng tiêu cực như giảm chức năng của não và làm chậm quá trình nhận thức (Goleman, 2004; Abbott, 1994; Calabrese và Roberts, 2002) [58][49][54] . Trong hướng nghiên cứu này, tất cả các nghiên cứu của các tác giả nêu trên đều nghiên cứu hai mặt ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của lo âu đến hoạt động học tập. Mặt tích cực được thể hiện khi lo âu xuất hiện với cường độ nhẹ sẽ kích thích hoạt động học tập của người học; ngược lại lo âu với cường độ mạnh sẽ làm suy giảm khả năng nhận thức của người học. 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước Nếu như các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài tập trung vào một số khía cạnh của lo âu thì ở Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về lo âu theo cách tiếp cận riêng. Khi sinh viên bước chân vào trường đại học thì ngoài những lo âu cuộc sống hàng ngày thì những lo âu trong hoạt động học tập ở một môi trường mới là một vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. - Hướng nghiên cứu về nguyên nhân gây ra lo âu, căng thẳng trong hoạt động học tập Vấn đề này được thể hiện trong công trình của tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương (2008), Trong công trình của mình, tác giả đã đưa ra kết luận học tập là một trong những nguyên nhân gây ra cảm xúc lo âu, tuy nhiên tác giả lại chưa có những nghiên cứu riêng tập trung vào lo âu trong hoạt động học tập [33]. Tác giả Nguyễn Bá Phu (2016) với công trình “Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên Đại học Huế” đã đưa ra kết luận: kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên chỉ ở mức trung bình, còn nhiều sinh viên sử dụng các kỹ năng quản lý chưa hiệu 9 quả. Tuy nhiên đề tài tập trung phần nhiều vào tìm hiểu kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu của sinh viên và đưa ra biện pháp khắc phục [32]. Bên cạnh các công trình nghiên cứu về cảm xúc lo âu thì một dạng cảm xúc khác trong học tập cũng được một số tác giả nghiên cứu đó là vấn đề căng thẳng trong hoạt động học tập. Tác giả Phạm Thanh Bình (2005) với nghiên cứu “Biểu hiện căng thẳng trong học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông Yên Mỗ Ninh Bình”. Kết quả cho thấy: căng thẳng của các em học sinh tăng dần theo khối lớp và mức độ căng thẳng của các em nữ cao hơn các em nam. Từ đó tác giả đã chỉ ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp thực nghiệm nhằm hạn chế sự căng thẳng trong hoạt động học tập của các em học sinh, đặc biệt ở các em học sinh cuối cấp [4]. Với đối tượng là sinh viên thì tác giả Lại Thế Luyện đã có nghiên cứu về “Biểu hiện căng thẳng của sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh” đã cho thấy sinh viên bị căng thẳng trong hoạt động học tập do sức ép của các kỳ thi, chương trình học tập dẫn đến kết quả học tập của các em kém đi [24]. Tác giả Nguyễn Hữu Thụ (2009) với nghiên cứu “Nguyên nhân dẫn đến căng thẳng trong học tập của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội” đã rút ra kết luận phần lớn các em sinh viên đều bị căng thẳng trong học tập với mức độ nặng do khả năng ứng phó của các em, do môi trường học tập và một số nguyên nhân tâm lý khác [41]. Tác giả Đinh Đặng Hòe (2000) khi nghiên cứu về strees thì cho rằng: nguyên nhân dẫn đến strees là do các sang chấn tâm lý duy nhất gây ra, cũng có thể là do nhiều sang chấn tâm lý kết hợp với nhau gây ra. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng có thể sang chấn tâm lý là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh nhưng cũng có thể chỉ là nhân tố thúc đẩy cho một bệnh cơ thể hoặc một bệnh loạn thần mới phát sinh [13]. 10 - Hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của lo âu đến hoạt động học tập Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của strees đến hoạt động học tập của học sinh tiểu học, tác giả Vũ Thu Hà (2012) cho rằng: strees ảnh hưởng đến kết quả học tập, sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, mối quan hệ bạn bè và mối quan hệ với thầy cô của học sinh tiểu học [16]. Tóm lại, các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và Việt Nam đều tập trung vào hướng nguyên nhân gây ra lo âu, rèn luyện kỹ năng ứng phó với những lo âu, căng thẳng trong học tập hoặc là mới sáng tỏ một phần nguyên nhân, mức độ biểu hiện của lo âu trong học tập mà chưa tập trung hoàn toàn vào vấn đề lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên. Đặc biệt với đặc thù ở một số trường đại học đang đào tạo theo tín chỉ khiến cho các em sinh viên càng cảm thấy lo âu khi bắt đầu bước chân vào học ở những trường này.Tuy nhiên với hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của lo âu đến hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất thì hầu như chưa tìm thấy công trình nào nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam. Vì vậy việc nghiên cứu lo âu trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất là một vấn đề mang ý nghĩa cấp thiết. 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Khái niệm cảm xúc 1.2.1.1. Khái niệm cảm xúc Theo tác giả Vũ Dũng (2008): “Đặc điểm của con người, được đặc trưng bởi nội dung, tính chất và động thái tình cảm và cảm xúc của anh ta” [5, tr.75]. Vì vậy cảm xúc là vấn đề được nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra các khái niệm: Với tác giả Rubinstein (1960) thì cảm xúc ở đây là một sự trải nghiệm có liên quan đến các trạng thái vui, buồn, giận dữ. . . và nó có thể thay đổi tùy 11 theo động cơ của cá nhân đó, từ đó có thể thấy các biểu hiện của cảm xúc mang tính xã hội [34]. Theo tác giả Mayer J.D., Caruso D.R., Peter Salovery (2000): “Cảm xúc là một hệ thống đáp lại của cơ thể giúp điều phối những thay đổi về sinh lý, tri giác, kinh nghiệm, nhận thức và các thay đổi khác thành những trải nghiệm mạch lạc về tâm trạng và tình cảm, chẳng hạn như hạnh phúc, tức giận, buồn chán, ngạc nhiên...” [25, tr.4] . Tác giả Nguyễn Khắc Viện (2011) đã viết: “Cảm xúc là phản ứng rung chuyển của con người trước một kích động vật chất hoặc một sự việc gồm hai mặt: Những phản ứng sinh lý do thần kinh thực vật, như tim đập nhanh, toát mồ hôi, hoặc run rẩy, rối loạn tiêu hóa; phản ứng tâm lý, qua những thái độ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ chịu, khó chịu, vui sướng, buồn khổ có tính bột phát, chủ thể kiềm chế khó khăn. Lúc phản ứng chưa phân định gọi là cảm xúc, lúc phân định rõ nét gọi là cảm động, lúc biểu hiện với cường độ cao gọi là cảm kích” [45, tr.41] . Tác giả Trần Trọng Thủy (2002) cho rằng: “Cảm xúc là một quá trình tâm lý, biểu hiện thái độ của con người hay con vật với sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu của cá thể đó, gắn liền với phản xạ không điều kiện, với bản năng” [40, tr.80] . Từ những quan điểm trên có thể thống nhất một quan điểm chung về cảm xúc đó là: “Cảm xúc là một quá trình tâm lý biểu hiện sự rung cảm của mỗi cá nhân với những sự vật hiện tượng có liên quan đến nhu cầu, động cơ của họ” . 1.2.1.2. Phân loại cảm xúc Tác giả Goleman (2007) cho rằng: “có hàng trăm xúc cảm với những kết hợp biến thể và biến đổi của chúng. Những sắc thái của chúng trên thực tế có nhiều đến mức chúng ta không đủ từ để chỉ”. Theo ông, các xúc cảm mà 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng