Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn lựa chọn và sử dụng tác phẩm văn học nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt độ...

Tài liệu Luận văn lựa chọn và sử dụng tác phẩm văn học nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 6 tuổi

.PDF
95
401
81

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 5 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 6 5. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 6 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 6 7. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 6 8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7 9. Đóng góp của đề tài .................................................................................... 7 10. Cấu trúc luận văn...................................................................................... 8 Chƣơng 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG TÁC PHẨM VĂN HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ........ 9 1.1. Một số khái niệm công cụ........................................................................ 9 1.1.1. Khái niệm “Làm quen với môi trường xung quanh” và “Làm quen với thế giới động vật”. ......................................................................................... 9 1.1.2. Khái niệm “Biện pháp” ...................................................................... 10 1.1.3. Khái niệm “Biện pháp giáo dục” ....................................................... 10 1.2. Cơ sở tâm lý và giáo dục học của việc sử dụng TPVH nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. ......... 11 1.2.1. Cơ sở tâm lý học ................................................................................. 11 1.2.2. Cơ sở giáo dục học ............................................................................. 13 1.3. Đặc trưng của văn học dành cho trẻ lứa tuổi mầm non .......................... 16 1.4. Đặc điểm tiếp nhận TPVH của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .......................... 14 1.4.1. Tiếp nhận mang tính gián tiếp ............................................................ 14 1.4.2.Tiếp nhận mang tính tập thể và bước đầu có tính độc lập .................... 17 1.4.3. Biết vận dụng các thao tác tư duy trong quá trình tiếp nhận văn học....... 18 1.4.4. Có sự sáng tạo trong tiếp nhận văn học ................................................ 1 1.5. Hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi ....................... 24 1.5.1. Sơ lược về nguồn tài nguyên thế giới động vật ở Việt Nam. ....................... 24 1.5.2. Nội dung hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. ............ 26 1.5.3. Các hình thức tổ chức cho trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động khám phá thế giới động vật. ...................................................................................................... 31 1.6. Ý nghĩa của tác phẩm văn học nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. .............................................. 33 1.6.1. TPVH cung cấp biểu tượng về thế giới động vật góp phần mở rộng nhận thức cho trẻ. ........................................................................................ 33 1.6.2. TPVH khơi gợi ở trẻ tình yêu đối với các con vật gần gũi xung quanh. ............. 35 1.6.3. Đảm bảo được mục tiêu tích hợp nhiều nội dung trong một hoạt động giáo dục kích thích trẻ hứng thú hơn trong hoạt động khám phá thế giới động vật. ............................................................................................................... 37 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 40 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG TÁC PHẨM VĂN HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ................... 41 2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng ............................................................ 41 2.2. Nội dung điều tra ................................................................................... 41 2.3. Đối tượng, địa bàn và thời gian điều tra ................................................. 41 2.4. Phương pháp điều tra ............................................................................. 42 2.4.1. Phương pháp đàm thoại. .................................................................... 42 2.4.2. Phương pháp sử dụng phiếu điều tra .................................................. 42 2.4.3. Phương pháp quan sát. ....................................................................... 42 2.4.4. Phương pháp thống kê toán học. ........................................................ 43 2.5. Tiêu chí và thang đánh giá ..................................................................... 43 2.6. Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng. ............................ 44 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 53 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÁC PHẨM VĂN HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI VÀ THỰC NGHIỆM .......... 54 3.1. Lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật. ................................................................. 54 3.1.1. Nguyên tắc lựa chọn tác phẩm............................................................ 54 3.1.2. Những tác phẩm văn học viết về thế giới động vật được lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. .............................................................................................................. 56 3.2. Đề xuất biện pháp sử dụng tác phẩm văn học nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. .................................. 60 3.2.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp ................................................... 60 3.2.2. Các biện pháp đề xuất ........................................................................ 61 3.3. Thực nghiệm ......................................................................................... 67 3.3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................ 67 3.3.2. Đối tượng thực nghiệm ....................................................................... 67 3.3.3. Địa bàn và thời gian thực nghiệm ....................................................... 67 3.3.4. Điều kiện thực nghiệm ........................................................................ 67 3.3.5. Nội dung thực nghiệm......................................................................... 67 3.3.6. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................... 68 3.3.7. Cách tiến hành thực nghiệm ............................................................... 68 3.3.8. Kết quả thực nghiệm sư phạm............................................................. 69 Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................... 81 KẾT LUẬN ................................................................................................. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 86 DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 CSGD Chăm sóc giáo dục 2 GDMN Giáo dục mầm non 3 HĐ Hoạt động 4 LQTPVH Làm quen tác phẩm văn học 5 Môi trường xung quanh MTXQ 6 TN Thực nghiệm 7 ĐC Đối chứng 8 SL Số lượng 9 GV Giáo viên 10 TC 1 Tiêu chí 1 11 TC 2 Tiêu chí 2 12 TC 3 Tiêu chí 3 13 GDMN Giáo dục mầm non 14 GVMN Giáo viên mầm non DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1: Tên trường, đại bàn, số lượng giáo viên và trẻ điều tra thực trạng. .. 41 Bảng 2: Tiêu chí và thang đánh giá hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật .............................................................................................. 43 Bảng 3: Kết quả khảo sát mức độ tập trung, chú ý; xúc cảm, tình cảm; nhận thức và ngôn ngữ trong hoạt động khám phá thế giới động vật của trẻ 5 – 6 tuổi. .............................................................................................. 51 Bảng 4: Kết quả của trẻ trong đợt thực nghiêm khảo sát KPKH: “Nhận biết cá Trê và cá Chép” (Tính theo tiêu chí) ................................................... 69 Bảng 5: Kết quả của trẻ trong đợt thực nghiêm khảo sát KPKH: “Nhận biết các Trê và cá Chép” ............................................................................ 70 Bảng 6: Kết quả đạt được trong đợt TN tác động của 2 nhóm trẻ qua HĐ KPKH: “Con vật nuôi trong gia đình” ................................................ 72 Bảng 7: Kết quả đạt được trong đợt TN tác động của 2 nhóm trẻ qua hoạt động ngoài trời: “Quan sát trò chuyện về con ong”............................. 73 Bảng 8: Kết quả đạt được trong đợt TN tác động của 2 nhóm trẻ qua HĐ tham quan dã ngoại: “Thăm quan trang trại chăn nuôi” (Theo mức độ) ....... 74 Hoạt động 1:Hoạt động ngoài trời “Quan sát trò chuyện về chú chim sâu” .......... 75 Bảng 9: Kết quả đạt được trong đợt kiểm chứng của 2 nhóm trẻ qua HĐ ngoài trời: “Quan sát trò chuyện về chú chim sâu” (Theo tiêu chí) ..... 75 Bảng 10: Kết quả đạt được trong đợt kiểm chứng của 2 nhóm trẻ qua HĐ ngoài trời: “Quan sát trò chuyện về chú chim sâu” (Theo mức độ) ..... 76 Bảng 11: Kết quả thực nghiệm trước TN của 2 nhóm:.................................. 78 Bảng 12: Kết quả thực nghiệm sau TN của 2 nhóm: ..................................... 79 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: So sánh kết quả thực nghiêm khảo sát KPKH: “Nhận biết cá Trê và cá Chép”. ...................................................................................... 70 Biểu đồ 2: So sánh xếp loại kết quả thực nghiệm tác động của 2 nhóm trẻ qua HĐ KPKH: “Con vật nuôi trong gia đình” .................................... 72 Biểu đồ 3: So sánh xếp loại kết quả thực nghiệm tác động của 2 nhóm trẻ qua hoạt động ngoài trời: “Quan sát trò chuyện về con ong” ............... 74 Biểu đồ 4: So sánh xếp loại kết quả thực nghiệm tác động của 2 nhóm trẻ qua HĐ tham quan dã ngoại: “Thăm quan trang trại chăn nuôi”. ......... 75 Biểu đồ 5: So sánh xếp loại kết quả thực nghiệm kiểm chứng của 2 nhóm trẻ qua HĐ ngoài trời: “Quan sát trò chuyện về chú chim sâu” ......... 77 LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lã Thị Bắc Lý, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô khoa Giáo dục mầm non, phòng Sau Đại Học - trường Đại học sư phạm Hà Nội đã giảng dạy, tạo mọi điều kiên cho em học tập, nghiên cứu. Tôi xin gửi tới lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường mầm non Sơn Dương, xã Sơn Dương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Và các giáo viên đã cộng tác, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2017 Tác giả Vƣơng Thị Thùy Linh MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 1.1. Trẻ mầm non là thế hệ tương lai của đất nước. Việc chăm sóc và giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu của trường mầm non. Ở lứa tuổi này, trẻ được ví như “măng non”, măng có tốt thì tre mới phát triển trưởng thành. Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách trẻ, công tác giáo dục được thực hiện dưới nhiều hình thức và hoạt động khác nhau. Trong đó việc sử dụng tác phẩm văn học thiếu nhi trong giáo dục là một cách làm hay, mang lại nhiều giá trị. Bởi lẽ, văn học thiếu nhi luôn đặt mục tiêu: “Hướng đến việc giáo dục, bời dưỡng tâm hồn, đặt nền móng cho sự hoàn thiện tính cách của các em thuộc các lứa tuổi khác nhau, từ thửa ấu thơ đến suốt cuộc đời” [3,8]. Tác phẩm văn học thiếu nhi là một phần không thể thiếu trong tâm hồn trẻ thơ. Văn học thiếu nhi với chức năng phản ánh toàn bộ thế giới hiện thực một cách phong phú và đa dạng giúp trẻ có những nhận thức và hiểu biết về thế giới xung quanh một cách chân thực và đầy đủ. 1.2. Cũng giống như các tác phẩm văn học ở các đề tài khác. Tác phẩm văn học viết về thế giới động vật luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho các nhà văn. Thế giới động vật được các tác giả mang đến là những hình ảnh thực, hấp dẫn và phù hơp với đặc điểm nhận thức của trẻ. Trẻ thơ có thể thấy: “Đôi mắt nhỏ tròn xoe” của chú mèo con, “Lưng mày múp míp, mắt mày béo híp” của chú lợn béo tròn, hay “Cái bụng cóc to, tròn như cái trống”của chú cóc tía trong vườn…các loài động vật xuất hiện trong TPVH thật sinh động, và hấp dẫn. 1.3. Hiện nay ở các trường mầm non, việc sử dụng TPVH giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khám phá thế giới động vật chưa được quan tâm nhiều. Nếu đưa ra các biện pháp thực nghiệm và các biện pháp sử dụng TPVH vào hoạt 1 động khám thế thế giới động vật có hiệu quả sẽ giúp cho hoạt động khám phá thế giới động vật tốt hơn. Chính vì những lý do trên chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Lựa chọn và sử dụng tác phầm văn học nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu về vai trò của tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non Chúng ta có một nền văn học thiếu nhi vô cùng phong phú. Nền văn học thiếu nhi ấy luôn luôn là một bộ phận khăng khít của văn học nói chung, nó thực hiện chức năng và mục đích của văn học, đồng thời cũng mang những nét rất riêng của văn chương cho thiếu nhi. Các nhà giáo dục đã luôn biết tận dụng thế mạnh của văn chương để làm phương tiện giáo dục trẻ thơ, nhất là trẻ lứa tuổi mâm non. Trong tựa đầu cuốn sách: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ – truyện”, các tác giả Nguyễn Xuân Khoa, Đinh Văn Vang cho rằng: “Thơ – truyện là một phương tiện quan trọng đối với sự phát triển nhân cách nói chung, sự phát triển ngôn ngữ nói riêng cho trẻ MG. Thơ – truyện là món ăn tinh thần không thể thiếu được với trẻ thơ. Nó thổi vào đời sống tâm hồn các em những cảm xúc, tình cảm trong sáng, đẹp đẽ về thiên nhiên, xã hội, tình người, nó mở mang trí tuệ, làm giàu vốn từ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho các em”. Trong giáo trình “Phương pháp đọc, kể diễn cảm, thơ truyện cho trẻ mầm non” các tác giả Lê Thị Ánh Tuyết và Lã Thị Bắc Lý, cũng khẳng định vai trò to lớn của văn học trong việc giáo dục nhân cách con người : “Bằng cách này hay cách khác, văn học luôn vì con người và hướng con người tới những tình cảm tốt đẹp. Văn học thiếu nhi cũng vậy, các sáng tác cho các em luôn phản ánh những cái tốt, cái đẹp, nhằm giáo dục lòng nhân ái cho các em” 2 Tác giả Tô Hoài người có nhiều tác phẩm hay viết cho các em đã khẳng định: “Nội dung một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người. Nói thì thừa, cần nhắc lại và thật giản dị, một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy”. Tác giả Quang Huy cho rằng “Thơ cho thiếu nhi bao giờ cũng phải vui tươi, ngộ nghĩnh. Đằng sau những câu phải giấu những nụ cười. Các em không phải là những ông cụ non, không chấp nhận những bài thơ khô khan, nghiêm nghị quá mức. Mỗi bài thơ không thể là lời giáo huấn sống sượng và lột bỏ hết mọi say đắm, hồn nhiên dí dỏm của đời sống tuổi nhỏ”. Tác giả Hà Nguyễn Kim Giang cho rằng “ Cho trẻ làm quen với văn học góp phần mở rộng nhận thức phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ, hứng thú đọc sách, kỹ năng đọc và kể tác phẩm cho trẻ” [28.6]. Theo tác giả văn học xây dựng hình tượng bằng chất liệu ngôn từ, các tác phẩm văn học được xây dựng không chỉ góp phần mở rộng nhận thức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ, hứng thú đọc sách mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách, giáo dục đạo đức cho trẻ em. Tác giả: Lã Thị Bắc Lý là người đã nghiên cứu, tìm hiểu chuyên sâu về văn học thiếu nhi cho rằng: “Trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, tác phẩm văn học có một vai trò vô cùng quan trọng góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Văn học có khả năng mở ra cho thế giới tình cảm của con người, làm cho tâm hồn các em thêm giàu có, đồng thời cũng đáp ứng được phần nào nhu cầu hiểu biết của trẻ về cuộc sống, môi trường xung quanh với thế giới thiên nhiên sinh động, hấp dẫn, nhiều màu, nhiều vẻ...”. Chính vì lẽ đó tác giả đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn học cho trẻ em như: Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non [15] Giáo trình Văn học trẻ em [17], Văn học thiếu nhi trong nhà trường 3 [18], Những truyện hay dành cho trẻ mẫu giáo [19],…. Trong các công trình nghiên cứu trên tác giả đặc biệt đi sâu phân tích những ví dụ cụ thể về vai trò của văn học với giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Đây là nguồn tài liệu quý báu giúp cho việc định hướng nghiên cứu đề tài này của chúng tôi. 2.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò của tác phẩm văn học giúp trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh. Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết khẳng định: “Nếu đứng ở phương diện sư phạm thì có thể coi đây là một phương pháp giáo dục tuyệt vời. Không cần phải đao to búa lớn, không cần đến những điều răn dạy khô khan hay mệnh lệnh áp đặt mà bằng cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của trẻ thơ, bằng chính ngôn ngữ của các cháu, nhà thơ đã làm cho tác động giáo dục của mình trở nên nhẹ nhàng, thấm sâu vào lòng con trẻ. Những bài thơ đó thường mang nôi dung sâu sắc và phong phú về nhiều mặt mà trẻ lại dễ tiếp nhận, dễ thuộc, dễ nhớ” [32]. Tác giả Trần Thị Thanh cũng đề cao: “Vai trò của tác phẩm văn học trong việc hỗ trợ các phương pháp quan sát, đàm thoại,…làm cho quá trình cho trẻ làm quen với MTXQ nhẹ nhàng và sinh động hơn” [37] Tác giả, Hoàng Thị Phương cũng quan niệm: “Trong hoạt động hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ, có thể sử dụng các loại sách viết cho thiếu nhi về các sự vật, hiện tượng, mối quan hệ xung quanh trẻ. Các loại sách này có tác động không chỉ đến ý thức mà còn đến tình cảm của trẻ” [24]. Hai tác giả Hoàng Thị Oanh và Nguyễn Thị Xuân cũng cho rằng “Tác phẩm văn học là phương tiện hữu hiệu để trẻ nhận thức về MTXQ và hứng thú với việc khám phá khoa học” [40]. Trên quan đểm văn học có chức năng giáo dục toàn diện và hữu hiệu, tác phẩm văn học đã được xem như là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho 4 phương pháp giáo dục tích hơp hiện nay. Trong lời mở đầu cuốn “Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non” PGS.TS Lã Thị Bắc Lý đã khẳng định rằng “Việc đưa TPVH vào các hoạt động học tập như là một phương tiện dạy học đã được các giáo viên sử dụng tương đối linh hoạt. Hầu hết giáo viên đã biết sử dụng thế mạnh của văn học vào mục đích dạy học của từng môn nhằm phát huy khả năng nhận thức của trẻ…”. Tác giả cũng đã chỉ ra ý nghĩa của TPVH trong việc giúp trẻ nhận biết các hiện tượng tự nhiên, nhận biết TGĐV, thế giới cỏ cây hoa lá, thế giới đồ vật, .v.v. Ngoài ra, còn một số luận văn thạc sĩ cũng khai thác TPVH như là một phương tiện để giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh, ví dụ: Lựa chọn và sử dụng TPVH giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non của tác giả Lê Thị Huyền Trang, Một số biện pháp sử dụng tác phẩm văn học trong tổ chức hoạt động làm quen với môi trường xung quanh của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Vi, Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xã hội của tác giả: Đặng Thị Hiền,..v.v. Từ những công trình nghiên cứu trên chúng tôi thấy rằng các tác giả đã chỉ ra được giá trị của TPVH đối với giáo dục trẻ mầm non. Các tác phẩm văn học viết về loài vật, dành cho thiếu nhi được rất nhiều các tác giả quan tâm, nghiên cứu và đề cập đến thông qua những tác phầm thơ, truyện của mình. Vì vậy đây là cơ sở để chúng tôi kế thừa khi nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn và sử dụng tác phầm văn học nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi”. 3. Mục đích nghiên cứu Lựa chọn và đề xuất một số biện pháp sử dụng TPVH nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non, cung cấp làm giàu thêm vốn tri thức, hiểu biết và kinh nghiệm sống cho trẻ về thế giới động vật. 5 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình tổ chức các hoạt động giúp trẻ khám phá thế giới động vật 4.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp sử dụng tác phẩm văn học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. 5. Giả thuyết khoa học Nếu lựa chọn các tác phẩm văn học phù hợp và có biện pháp sử dụng thích hợp trong các hoạt động ở trường mầm non thì sẽ phát huy được hiệu quả của tác phẩm văn học nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc lựa chọn và sử dụng TPVH nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. 6.2. Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng TPVH nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. 6.3. Lựa chọn tác phẩm và đề xuất biện pháp sử dụng TPVH nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. Tổ chức thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả các biện pháp đã đề xuất. 7. Phạm vi nghiên cứu 7.1. Những tác phẩm viết về thế giới động vật phù hợp với trẻ mầm non. 7.2. Phạm vi lứa tuổi: Quá trình nghiên cứu được thực hiện trên trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện Lâm Thao – Tỉnh Phú Thọ. 7.3. Phạm vi về tổ chức hoạt động: Nghiên cứu việc sử dụng TPVH nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. 6 - Trong tiết học có chủ đích: + Hoạt động khám phá môi trường xung quanh. - Ngoài tiết học: + Hoạt động ngoài trời + Hoạt động tham quan dã ngoại + Hoạt động vui chơi 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận So sánh, tổng hợp, phân tích, khát quát và hệ thống hóa các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Quan sát môi trường và các đồ dùng trực quan, quá trình tổ chức hoạt động, việc sử dụng TPVH ở trường mầm non của cô và trẻ. - Phương pháp đàm thoại: Chúng tôi tiến hành trò chuyện, trao đổi với giáo viên về một số vấn đề liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng TPVH vào hoạt động khám phá thế giới động vật sao cho hiệu quả. - Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến. Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng nhận thức và việc biện lựa chọn và sử dụng TPVH nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. - Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm với 3 bước: Thực nghiệm khảo sát, thực nghiệm hình thành và thực nghiệm kiểm chứng. 8.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Chúng tôi sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình thực nghiệm. 9. Đóng góp của đề tài 9.1. Hệ thống hóa một số kiến thức lý luận về biện pháp sử dụng TPVH nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. 7 9.2. Tập tư liệu các TPVH viết về thế giới động vật phù hợp với trẻ mẫu giáo. 9.3. Hệ thống hóa các biện pháp sử dụng TPVH nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đươc cấu tạo 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc lựa chọn và sử dụng tác phầm văn học nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. Chƣơng 2: Thực trạng của việc lựa chọn và sử dụng tác phẩm văn học nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. Chƣơng 3: Đề xuất một số biện pháp sử dụng tác phẩm văn học nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. 8 Chƣơng 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG TÁC PHẨM VĂN HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI 1.1. Một số khái niệm công cụ 1.1.1. Khái niệm “Làm quen với môi trường xung quanh” và “Làm quen với thế giới động vật”. Nói đến môi trường xung quanh là nói đến mối quan hệ của các thực thể trong tự nhiên. Con người chúng ta là một thực thể bậc cao và cũng không tách khỏi mối quan hệ đó. Theo PGS.TS Hoàng Thị Phương, môi trường xung quanh là tất cả những gì bao quanh chúng ta như tự nhiên, con người, các đồ vật... Khái niệm này có thể nhìn nhận theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng có thể coi môi trường xung quanh là tất cả các sự vật, hiện tượng, con người có trong hành tinh mà chúng ta đang sống. Theo nghĩa hẹp, môi trường xung quanh là những hoàn cảnh cụ thể (các sự vật, hiện tượng, con người...) bao quanh một đối tượng có liên quan mật thiết với nó. Hay nói cách khác đó là môi trường cụ thể nơi trẻ sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh chính là việc giáo viên tạo điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động để cho trẻ tích cực tìm tòi, phát hiện những điều thú vị về các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài chúng tôi đề cập tới vấn đề cho trẻ làm quen với thế giới động vật. Thế giới động vật ở xung quanh ta vô cùng phong phú, đa dạng, chúng đa dạng về số loài và số lượng cá thể trong loài, đa dạng về kích thước cơ thể, về môi trường sống trên cạn, dưới nước và trên không. Động vật có ở khắp nơi xung quanh chúng ta. Chính sự đa dạng, phong phú của động vật đã kích thích được sự hứng thú, trí tò mò, đồng thời thỏa mãn 9 nhu cầu khám phá, ham hiểu biết khi giáo viên tổ chức cho trẻ làm quen với thế giới động vật ở trường mầm non. Cho trẻ làm quen với thế giới động vật là việc giáo viên tạo ra các điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động để cho trẻ tích cực tìm tòi, phát hiện những điều thú vị về thế giới động vật xung quanh trẻ. Ở trường mầm non nội dung cho trẻ làm quen với thế giới động vật là củng cố và làm chính xác, khái quát hóa và mở rộng biểu tượng của trẻ về động vật để hình thành khái niệm “động vật vuôi”, “động vật hoang dã”, “động vật dưới nước”, “động vật trên cạn”. Ngoài ra trẻ biết được mối quan hệ giữa đặc điểm cấu tạo và nơi cư trú, giữa việc chăm sóc và trạng trái của động vật, có sự quan tâm đến động vật gần gũi và có kĩ năng chăm sóc chúng. 1.1.2. Khái niệm “Biện pháp” Theo định nghĩa của “Từ điển Tiếng Việt” thì “Biện pháp là cách thức xử lí công việc hoặc giải quyết vấn đề [25;109]. Trong biện pháp hàm chứa các yếu tố nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức. Việc xác định đúng biện pháp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết công việc, đạt được mục đích đề ra. Biện pháp bao gồm các yếu tố nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức. Những yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt – Viện Khoa học xã hội nhân văn (1992): “Biện pháp là cách làm, cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể”. 1.1.3. Khái niệm “Biện pháp giáo dục” Theo “Từ điển Giáo dục học”, biện pháp giáo dục là: “Cách tác động có định hướng có chủ đích, phù hợp với tâm lí đến đối tượng giáo dục nhằm bồ dưỡng hoặc làm thay đổi những phẩm chất và năng lực của đối tượng”[26;26] Tác giả Nguyễn Thị Hòa định nghĩa: “Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non là cách thức tổ chức cụ thể trong hoạt động cùng nhau của cô và trẻ nhằm giải quyết một nhiệm vụ giáo dục nào đó trong hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của trẻ”. [9, tr 33]. 10 Từ những định nghĩa trên đây, chúng tôi hiểu: Biện pháp sử dụng TPVH nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới xung quanh là cách thức, cách làm trong hoạt động cùng nhau giữa cô và trẻ thông qua việc sử dụng TPVH có nội dung là thế giới động vật để tổ chức các hoạt động giáo dục: khám phá thế giới xung quanh, hoạt động ngoài trời, vui chơi, tham quan dã ngoại... nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. 1.2. Cơ sở tâm lý và giáo dục học của việc sử dụng TPVH nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ 5 – 6 tuổi. 1.2.1. Cơ sở tâm lý học Sự phát triển tâm lý ở trẻ em diễn ra qua các giai đoạn và theo nhiều quy luật khác nhau. Mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của lứa tuổi mầm non. Với sự giáo dục của người lớn, các chức năng tâm lý của trẻ sẽ được phát triển và dần hoàn thiện để giúp trẻ hình thành nhân cách con người một cách toàn diện. Độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ em lứa tuổi “mẫu giáo” – tức là lứa tuổi trước khi đến trường phổ thông . Ở giai đoạn này, những cấu tạo tâm lý đặc trưng của con người đã được hình thành trước đây, đặc biệt là trong độ tuổi mẫu giáo nhỡ, vẫn tiếp tục được phát triển mạnh. Với sự giáo dục của người lớn, những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thiện một cách tốt đẹp về mọi phương diện của hoạt động tâm lý (nhận thức, tình cảm và ý chí) để hoàn thành việc xây dựng những cơ sở nhân cách bàn đầu của con người. Trẻ mẫu giáo lớn đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày.Thể hiện theo hướng sau: Thứ nhất, nắm vững được ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ, do việc giao tiếp bằng ngôn ngữ được mở rộng trong những năm trước đây, tai âm vị được rèn luyện thường xuyên để tiếp nhận các ngữ âm khi nghe người lớn nói, mặt khác cơ quan phát âm đã trưởng thành đến mức trẻ có thể phát ra những âm tương đối chuẩn, kể cả những âm khó 11 của tiếng mẹ đẻ (như khúc khuỷu,...) khi nói năng. Trẻ mẫu giáo lớn cũng đã biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp hay nội dung của câu chuyện mà trẻ kể. Thứ hai, phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp. Vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn tích lũy được khá phong phú không những chỉ về danh từ mà cả về động từ, tính từ, liên từ... Trẻ nắm được những từ trong tiếng mẹ đẻ đủ để diễn đạt các mặt trong đời sống hàng ngày. Thứ ba, sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc rõ ràng nhất. Về mặt tình cảm trẻ em giàu có hơn nhiều so với người lớn. Trẻ em dễ cười, dễ khóc, dễ tức, dễ ghét, dễ yêu. Tất cả ở trẻ em đều rất nhiệt tình và sôi nổi. Khả năng tiếp nhận những gì gọi là hay, là mới lại càng mạnh mẽ. Tác phẩm văn học chứa đựng những tình cảm phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non nói chung,thỏa mãn nhu cầu tìm tòi khám phá cho trẻ mẫu giáo lớn nói riêng sẽ giúp cho quá trình sử dụng tác phẩm văn học vào hoạt động khám phá thế giới động vật phát huy hiệu quả. Thông qua thơ, truyện mà hiểu biết về các loài vật, còn gì tuyệt vời hơn. Tư duy của trẻ có một bước ngoặt cơ bản đó là chuyển từ tư duy trực quan thành động sang kiểu tư duy trực quan hình tượng rồi dần dần chuyển sang một kiểu tư duy mới – tư duy trừu tượng. Lúc này tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ, đây chính là điều kiện thuận lợ để giúp trẻ cảm thụ tốt những hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong tác phẩm văn học nghệ thuật. Trí tưởng tượng phong phú và bay bổng chính là nét đặc điểm tâm lý đặc biệt của trẻ mầm non. Đến cuối tuổi mẫu giáo lớn, tưởng tượng có chủ định đã hình thành và được thể hiện trong rất nhiều các hoạt động khác nhau mang tính sang tạo nhu kể chuyện sáng tạo, nặn,… Trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh với sự hỗ trợ đắc lực của quá trình tri giác. Trẻ có khả năng tưởng tượng sáng tạo khi được tri giác với các con vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh cuộc sống. Trong việc tiếp xúc với TPVH sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ trong việc bồi dưỡng trí tưởng tượng sáng tạo và hình thành các biểu tượng 12 phong phú về thế giới động vật xung quanh trẻ. Bởi lẽ, trong các tác phẩm văn học, động vật được miêu tả vô cùng phong phú, đẹp đẽ, sinh động. Những hình ảnh ấy được miêu tả sinh động, hấp dẫn giúp các em có những cảm nhận vẻ đẹp của loài vật mà còn giúp các em thêm yêu những loài động vật hơn. 1.2.2. Cơ sở giáo dục học Hiện nay, trên thế giới xuất hiện nhiều tư tưởng, quan điểm và những lí thuyết khác nhau nhằm phát triển giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Có thể kể một số tư tưởng, quan điểm sau: Thứ nhất, xu hướng giáo dục của một số nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Niu Dilan,…) dạy học tích hợp. Theo quan điểm này, tiếp cận tích hợp là cách thức cung cấp sự định hướng mở cho phép giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ xoay quanh các lĩnh vực, kết hợp các hoạt động với nhau. Dựa theo nguyên tắc giáo dục phải “hướng vào đứa trẻ”, tổ chức hoạt động cho trẻ phải xuất phát từ nhu cầu và hứng thú của chính đứa trẻ. Với vai trò là người tổ chức hướng dẫn, giáo viên cùng với trẻ đưa ra ý tưởng cho từng chủ đề và trong mỗi chủ đề giáo viên xác định rõ mục tiêu cần giáo dục cho trẻ về sức khỏe, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm đạo đức – xã hội và tình cảm thẩm mĩ và mục tiêu giáo dục đặt ra phải dựa trên khả năng thực của trẻ. Ở Việt Nam, quan điểm dạy học tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng trong giảng dạy ở trường mầm non. Quan điểm tích hợp xuất phát từ cái nhìn nhận thế giới tự nhiên, xã hội và con người như một tổng thể thống nhất, nó đối lập với cách nhìn chia cắt, rạch ròi các sự vật và hiện tượng. Tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau mà là sự xâm nhập, đan xen, đan cài, lồng ghép các đối tượng hay các bộ phận của một đối tượng vào nhau, tạo thành một chỉnh thể. Trong tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp, trẻ và giáo viên cùng nhau tham gia khám phá, cùng học, cùng chơi, cùng giải quyết các vấn 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan