Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn một số giải pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong lĩnh vực thoát nư...

Tài liệu Luận văn một số giải pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong lĩnh vực thoát nước trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu

.PDF
114
463
79

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------[[ \\------------- HOÀNG THỊ DUYÊN MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG LĨNH VỰC THOÁT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN LONG Hµ Néi 2012 HÀ NỘI - 2012 LỜI CAM ĐOAN Bản luận văn thạc sỹ khoa học này được thực hiện theo sự hướng dẫn của TS Nguyễn Văn Long và sự giúp đỡ của Công ty thoát nước và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Em xin cam đoan công trình này là của em, được lập từ nhiều tài liệu và liên hệ với số liệu thực tế để viết ra, không sao chép bất kỳ luận văn nào trước và chưa công bố ở đâu, dưới bất kỳ dạng nào. Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của luận văn này. Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2012 Hoàng Thị Duyên LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo sau Đại học, Viện Kinh tế và Quản lý cùng thầy cô giáo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi. Đặc biệt, tôi xin trân trọng và cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Văn Long trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng chức năng Công ty Thoát nước và Phát triển đô thị Tỉnh BR-VT (BUSADCO) đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm việc, thu thập số liệu tại BUSADCO để tôi có thể hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, song bản luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết nhất định. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp chân thành của các thầy giáo, cô giáo, các bạn bè, đồng nghiệp để bản luận văn hoàn thiện hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2012 Người thực hiện Hoàng Thị Duyên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG 11 1.1 Khái niệm về tăng trưởng và phát triển 11 1.1.1 Tăng trưởng 11 1.1.2 Phát triển 11 1.1.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế 11 1.2 Khái niệm phát triển bền vững về môi trường 12 1.2.1 Phát triển bền vững 12 1.2.2 Phát triển bền vững về môi trường 13 1.3 Quản lý môi trường đảm bảo phát triển bền vững. 15 1.3.1. Khái niệm 15 1.3.2. Các công cụ quản lý môi trường. 16 1.3.2.1 Công cụ luật pháp chính sách: 16 1.3.2.2 Công cụ kinh tế: 20 1.3.2.3 Công cụ kỹ thuật quản lý 26 1.3.2.4 Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường 30 1.4 Đo lường sự phát triển bền vững: 33 Tóm tắt chương I 35 Học viên: Hoàng Thị Duyên 1 Lớp CHQTKD 2009 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học Chương 2. THỰC TRẠNG THOÁT NƯỚC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU 36 2.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh BR-VT 36 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 36 2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 38 2.2 Thực trạng thoát nước và quản lý thoát nước trên địa bàn tỉnh. 43 2.2.1 Khung pháp lý về thoát nước đô thị 43 2.2.1.1 Luật bảo vệ môi trường 2005 43 2.2.1.2 Nghị định 88/2007/NĐ-CP của chính phủ ngày 28/05/2007 44 2.2.1.3 Các tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải: 46 2.2.2 Hiện trạng thoát nước trên địa bàn tỉnh 47 2.2.2.1Tổng quan về hệ thống thoát nước tại các khu dân cư trên địa bàn tỉnh 47 2.2.1.2 Hiện trạng quản lý và vận hành hệ thống thoát nuớc tại các khu dân cư và 52 đô thị trên địa bàn tỉnh: 2.2.3 Các nguồn nước thải xả vào môi trường 55 2.2.3.1 Nước thải từ các khu công nghiệp 55 2.2.3.2 Nước thải từ hoạt động kinh doanh du lịch 57 2.2.3.3 Nước thải y tế: 58 2.2.3.4 Nước thải từ hoạt động chế biến hải sản: 59 2.2.3.5 Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình 60 2.2.4 Công tác giáo dục và truyền thông môi trường 63 Tóm tắt chương II 66 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG LĨNH VỰC THOÁT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BR-VT 67 3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh BR - VT đến 2015. 67 3.2. Cở sở khoa học đưa ra các giải pháp 69 Học viên: Hoàng Thị Duyên 2 Lớp CHQTKD 2009 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học 3.3. Các giải pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong lĩnh vực thoát nước trên địa bàn tỉnh. 69 3.3.1 Giải pháp 1: Đào tạo nâng cao năng lực cho công tác quản lý, giám sát, vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nuớc. 69 3.3.1.1 Cở cở khoa học đưa ra giải pháp 69 3.3.1.2 Nội dung giải pháp 70 3.3.1.3 Kế hoạch thực hiện 71 3.3.1.4 Chi phí thực hiện 73 3.3.1.5 Kết quả mong đợi 74 3.3.2 Giải pháp 2: Ứng dụng sản phẩm khoa học công nghệ kiểm soát nước thải sinh hoạt ở khu dân cư. 75 3.3.2.1 Cơ sở khoa học đưa ra giải pháp. 75 3.3.2.2 Nội dung giải pháp 78 3.3.2.3 Kế hoạch thực hiện 80 3.3.2.4 Chi phí thực hiện 81 3.3.2.5 Kết quả mong đợi 84 3.3.3. Giải pháp 3: Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung và công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử phạt các vi phạm môi trường khu công nghiệp. 84 3.3.3.1 Cơ sở khoa học đưa ra giải pháp 84 3.3.3.2. Nội dung giải pháp: 84 3.3.3.3. Kế hoạch thực hiện 85 3.3.3.4. Chi phí thực hiện: 87 3.3.3.5. Kết quả mong đợi 87 3.3.4. Giải pháp 3: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức nguời dân. 87 3.3.4.1. Cơ sở khoa học đưa ra giải pháp Học viên: Hoàng Thị Duyên 3 87 Lớp CHQTKD 2009 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học 3.3.4.2. Nội dung của giải pháp 88 3.3.4.3. Kế hoạch thực hiện 90 3.3.4.3. Chi phí thực hiện 91 3.3.4.5. Kết quả mong đợi 91 KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC Học viên: Hoàng Thị Duyên 4 Lớp CHQTKD 2009 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP 39 Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP 40 Bảng 2.2. Tốc độ tăng dân số 41 Bảng 2.3: Trình độ lao động công ty Thoát nước và phát triển đô thị 53 Bảng 2.4. Cơ cấu tuổi lao động công ty Thoát nước 53 Bảng 2.5. Cơ cấu lao động công ty Thoát nước theo loại hình công việc 54 Bảng 2.6. Kết quả phân tích nước thải bệnh viện Lê Lợi 58 Bảng 2.7: Kết quả phân tích nước thải tại hồ điều hòa 60 Bảng 2.8: Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt vị trí 1 61 Bảng 2.9: Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt vị trí 2 62 Bảng 2.10 . Sự tham gia của người dân trong hoạt động thoát nước 63 Bảng 2.11. Bảng tổng hợp ý kiến về sự phối hợp cộng đồng 66 Bảng 3.1. Ước tính chi phí đào tạo 74 Bảng 3.2. So sánh đặc tính kỹ thuật hai loại bể phốt 79 Bảng 3.3. Giá một số loại bể phốt kiểu mới khu vực tỉnh Bà rịa – Vũng tàu. 81 Bảng 3.4. So sánh giá lắp đặt bể phốt kiểu mới và bể phốt thủ công 82 Bảng 3.5. Ước tính chi phí thực hiện hút phốt cho các hộ dân giai đoạn 2013-2015 83 Bảng 3.7. Ước tính chi phí thực hiện giải pháp 3 87 Bảng 3.8. Ước tính chi phí thực hiện giải pháp 4 91 Học viên: Hoàng Thị Duyên 5 Lớp CHQTKD 2009 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Sơ đồ phát triển bền vững 13 Hình 2.3. Biểu đồ dân số tỉnh Bà rịa Vũng Tàu 41 Hình 2.3. Cơ cấu trình độ lao động công ty Thoát nước và PTĐT tỉnh BRVT 53 Hình 2.4. Cơ cấu tuổi lao động công ty Thoát nước và PTĐT tỉnh BRVT 54 Hình 3.1. Mô hình bể phốt 01 ngăn kiểu mới 77 Hình 3.2. Mô hình bể phốt 02 ngăn kiểu mới 78 Hình 3.3. Sơ đồ lộ trình thực hiện hút phốt miễn phí cho các hộ dân 80 Sơ đồ 3.4. Quy trình thanh quyết toán chi phi hút phốt miễn phí 83 Hình 3.6. Sơ đồ xây dựng quy trình hoàn thiện công tác phối hợp giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử phạt các vi phạm môi trường khu công nghiệp 86 Hình 3.5. Đối thoại giữa các chủ thể trong hoạt động thoát nước 88 Hình 3.8. Sơ đồ lộ trình phát triển website 90 Học viên: Hoàng Thị Duyên 6 Lớp CHQTKD 2009 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BR-VT : Bà Rịa –Vũng Tàu TNHH : Trách nhiệm hữu hạn PTĐT : Phát triển đô thị XLNT : Xử lý nước thải KCN : Khu công nghiệp ODA : Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức QCVN : Quy chuẩn Việt Nam BOD5 : lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật. NH4+ : Amoniac NO3- : Nitrat PO43- : Phốt phát Học viên: Hoàng Thị Duyên 7 Lớp CHQTKD 2009 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia trên thế giới, dù đó là quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển. Sự ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người trước những thách thức to lớn. Nguy cơ môi trường đặc biệt nóng bỏng ở các quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu cuộc sống của con người và nhu cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Vì thế, nhiều hội nghị trên thế giới bàn thảo về bảo vệ môi trường, nhiều công ước quốc tế về bảo vệ môi trường đã ra đời đưa ra yêu cầu bảo vệ môi trường, coi việc bảo vệ môi trường là một trong điều kiện nền tảng của sự phát triển bền vững. Việt Nam đứng trong hàng ngũ của các quốc gia đang phát triển, có đặc điểm là nền kinh tế xuất phát điểm thấp, trình độ khoa học, công nghệ lạc hậu, sự tăng trưởng của nền kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô, lao động tay nghề thấp,… Vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường càng trầm trọng hơn khi chúng ta muốn đạt được sự tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn. Sự trả giá cho tăng trưởng kinh tế bằng sự suy thoái và ô nhiễm môi trường sống là khó có thể đo lường hết được. Rất có thể sự tăng trưởng đạt được hôm nay sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí chúng ta sẽ phải bỏ ra ngày mai để xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường. Ngoài ra còn hàng loạt các chi phí thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra đối với đời sống xã hội, các chi phí để chữa trị bệnh tật do tiêu dùng thực phẩm độc hại, do tác động của ô nhiễm môi trường sống đối với con người. Song yêu cầu phải tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao hơn nữa là một vấn đề khách quan đối với các nước đang phát triển nói chung và với nước ta nói riêng. Chỉ có Học viên: Hoàng Thị Duyên 1 Lớp CHQTKD 2009 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh hơn nữa, chúng ta mới có thể thu hẹp dần khoảng cách với các quốc gia phát triển khác, mới có thể giải quyết được các vấn đề nội tại của đất nước. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đạt được sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, nhưng có thể hạn chế đến mức thấp nhất những tác động làm suy thoái môi trường? Làm thế nào để thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững "đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau"? Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững là yêu cầu mang tính bức thiết ở nước ta. Nhận thức đúng về vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã coi bảo vệ môi trường là một trong những chính sách quan trọng. Đảng và Nhà nước ta xác định, đến 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp. Từ những định hướng đó, dự kiến kế họach trong những năm tới, tăng trưởng kinh tế phải duy trì ở mức cao làm cho đất nước chủ động hội nhập mạnh mẽ với kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên nhịp độ phát triển cao, dân số tăng nhanh sẽ kéo theo một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên được khai thác và chất thải từ sản xuất, sinh hoạt ngày càng tăng. Điều đó cho thấy, muốn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân phải có khoa học và công nghệ tiên tiến. Song cũng phải đặc biệt quan tâm công tác kế hoạch hóa dân số và bảo vệ môi trường. Sự kết hợp hai mục tiêu này là đòi hỏi tất yếu khách quan của sự phát triển đất nước. Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bà rịa – Vũng tàu nói riêng, trong thời gian gần đây, chất thải phát sinh ngày càng nhiều, trong đó lượng chất thải xả ra các nguồn nước chiếm một tỷ trọng lớn dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân dân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là sự tăng truởng nhanh về mặt kinh tế trong khi các công cụ, biện pháp quản lý môi trường chưa theo kịp. Đây chính là lý do để tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp đảm bảo sự phát triển Học viên: Hoàng Thị Duyên 2 Lớp CHQTKD 2009 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học bền vững trong lĩnh vực thoát nuớc trên địa bàn thành phố Vũng Tàu” làm luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh. 2. Mục đích của đề tài Phân tích thực trạng hệ thống thoát nước, các công cụ quản lý môi trường trong lĩnh vực thoát nước. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm cải thiện môi trường nước, góp phần giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn tỉnh. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu trong lĩnh vực thoát nuớc - Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn tỉnh BRVT 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề do đề tài đặt ra, người viết luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phương pháp thống kê, phương pháp điều tra, phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững về môi trường. Chương 2: Thực trạng thoát nước và quản lý hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh Bà rịa – Vũng tàu. Chương 3: Một số giải pháp đảm bảo phát triển bền vững trong lĩnh vực thoát nước trên địa bàn tỉnh Bà rịa – Vũng tàu. Học viên: Hoàng Thị Duyên 3 Lớp CHQTKD 2009 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG 1.1 Khái niệm về tăng trưởng và phát triển 1.1.1 Tăng trưởng Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về quy mô sản lượng trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Tăng trưởng phản ảnh mặt số lượng của nền kinh tế. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ trong một nền kinh tế tạo ra. Biểu hiện của tăng trưởng kinh tế là mức sống của dân cư ngày càng tăng lên; hàng hoá, vật chất, dịch vụ sản xuất trên thị trường ngày càng phong phú, dồi dào. 1.1.2 Phát triển Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về mọi mặt của cơ cấu kinh tế – xã hội. Phát triển phản ánh mặt chất lượng và là khái niệm chung nhất về quá trình chuyển biến của nền kinh tế từ trạng thái thấp lên một trạng thái cao hơn. Phát triển kinh tế chứa đựng nội dung lớn hơn tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế bao hàm nội dung tăng trưởng kinh tế và bao hàm nhiều vấn đề khác như tiến bộ xã hội, thay đổi cơ cấu kinh tế, tiến bộ về môi trường… Nếu như tăng trưởng kinh tế chỉ là thước đo về mặt số lượng thì phát triển kinh tế là số đo về cả mặt số lượng và chất lượng của sự tiến bộ kinh tế – xã hội. 1.1.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế Tăng trưởng là điều kiện, tiền đề cho phát triển. Bởi vì, nền kinh tế có tăng trưởng cao mới có khả năng tăng ngân sách nhà nước, nhờ đó có thể tăng đầu tư giải Học viên: Hoàng Thị Duyên 4 Lớp CHQTKD 2009 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế; có điều kiện đầu tư cho giáo dục và giải quyết các vấn đề xã hội. Tăng trưởng kinh tế phải tăng trưởng trong thời kỳ dài mới tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế. Ngược lại, sự tiến bộ mọi mặt của nền kinh tế sẽ là động lực thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cũng có thể không dẫn đến phát triển. Nhưng không có tăng trưởng thì nhất định không có phát triển kinh tế. Ngày nay, với những thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng sẽ dẫn đến việc khai thác bừa bãi và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, gây ô nhiễm môi trường sinh thái, không những tác động xấu đến điều kiện sống hiện tại mà còn ảnh hưởng đối với cả thế hệ mai sau. Vì vậy, các quốc gia đều hướng tới sự phát triển bền vững, nghĩa là giải quyết từng bước mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Khi nghiên cứu giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển cần phải lưu ý rằng đây là mối quan hệ có tính 2 mặt của sự vận động cần phải có sự xác định đúng đắn mục tiêu ưu tiên, những nhân tố tác động có tính quyết định, nền tảng để phối hợp trong các chính sách đề ra. 1.2 Khái niệm phát triển bền vững về môi trường 1.2.1 Phát triển bền vững Có thể nói rằng mọi vấn đề môi trường đều bắt nguồn từ sự phát triển. Nhưng con nguời cũng như tất cả mọi sinh vật khác đều không thể đình chỉ sự tiến hóa và ngừng sự phát triển của mình. Con đuờng để giải quyết mọi mâu thuẫn giữa môi truờng và phát triển là phải chấp nhận phát triển nhưng giữ sao cho phát triển không tác động tiêu cực đến môi trường. Do đó năm 1987 Ủy ban môi truờng và phát triển của Liên hiệp quốc đã đưa ra khái niệm phát triển bền vững: Học viên: Hoàng Thị Duyên 5 Lớp CHQTKD 2009 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học “Phát triển bền vững là sự phát triển lâu dài phù hợp với yêu cầu của thế hệ hôm nay mà không gây ra những khả năng nguy hại đến các thế hệ mai sau trong việc thỏa mãn nhu cầu riêng và trong việc lựa chọn ngưỡng sống của họ” Phát triển bền vững đòi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển đó là: phát triển về kinh tế, phát triển về xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững về kinh tế là tăng trưởng kinh tế nhanh và ốn định. Phát triển bền vững về xã hội là xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ và công bằng, đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được nâng cao. Phát triển bền vững của quốc gia dựa vào phát triển bền vững của các địa phương Hình 1.1. Sơ đồ phát triển bền vững 1.2.2 Phát triển bền vững về môi trường Phát triển bền vững về môi trường là sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội không bị các hoạt động của con người làm suy thoái và tổn hại để môi truờng tiếp tục hỗ trợ cho điều kiện sống của con nguời và các sinh vật sống trên trái đất. Học viên: Hoàng Thị Duyên 6 Lớp CHQTKD 2009 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học Thập niên 1980 trở lại đây đã chứng kiến sự bùng phát các thảm hoạ môi trường: hạn hán, bão lụt, ô nhiễm không khí và mưa axit, các sự cố hạt nhân và rò rỉ hoá chất độc hại, sự suy thoái thảm hại quỹ đất trồng trọt, lan tràn hoá chất bảo vệ thực vật và ô nhiễm các nguồn nước, thủng tầng ôzôn, hiện tượng ấm lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính, Sự song hành của việc bùng nổ dân số với đại dịch AIDS và sự "tái xuất giang hồ" của các bệnh dịch thời trung cổ đã một thời được kiểm soát và tiêu diệt như lao, thương hàn, dịch hạch... Các nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng môi trường bắt nguồn từ mô hình phát triển lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm, khuyến khích một xã hội tiêu thụ, dựa trên nền tảng những phát minh công nghệ tiêu tốn năng lượng, tài nguyên và gây ô nhiễm, sự trốn tránh trách nhiệm đối với thế hệ tương lai thông qua việc không nội bộ hoá các chi phí môi trường và lạm dụng quá mức tài nguyên cũng như không gian môi trường. Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), 179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Hội nghị khuyến nghị từng nước căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể để xây dựng Chương trình nghị sự 21 ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương. Mười năm sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức năm 2002 ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững. Hội nghị Học viên: Hoàng Thị Duyên 7 Lớp CHQTKD 2009 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững. Làm thế nào để đánh giá sự phát triển bền vững? Có thể định lượng được không? Xã hội loài người bao gồm nhiều dân tộc khác nhau về văn hóa, lịch sử, tín nguỡng, chính trị, giáo dục truyền thông, họ cũng khác nhau về mức độ phồn vinh, về chất luợng cuộc sống và điều kiện môi truờng…Sự khác biệt này lại thường xuyên vận động, khi tăng khi giảm. Do đó để đưa ra một tiêu chí chung nhằm đánh giá sự phát triển bền vững phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để xác định sự phát triển của con nguời hay chất lượng sống của con nguời UNDP đã đưa ra 3 hệ thống chỉ số sau đây. 1. Chỉ số phát triển của con nguời (HDI) bao gồm: Tuổi thọ trung bình của nguời dân Tri thức: đuợc xác định bằng trình độ học vấn ở tuổi truởng thành Thu nhập bình quân đầu nguời (GDP) 2. Chỉ số về sự tự do của con nguời: chỉ số này đuợc rất ít quốc gia công nhận vì nó tuỳ thuộc nhiều vào yếu tố chính trị. Sự khác biệt quá lớn về văn hóa, tín nguỡng dẫn đến tu duy về sự tự do của mỗi dân tộc cũng khác nhau. 3. Chỉ số mức tiêu thụ năng lượng tính theo đầu nguời so với tỷ lệ tăng dân số: chỉ số này rất có ý nghĩa vì sản xuất năng lượng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi truờng và tỷ lệ tăng dân số cũng gây suy thoái môi trường, nghĩa là cả hai đều có ảnh hưởng đến chất luợng cuộc sống hôm nay và thế hệ mai sau. 1.3 Quản lý môi trường đảm bảo phát triển bền vững. 1.3.1. Khái niệm Quản lý môi truờng là tổng hợp các biện pháp thích hợp, tác động và điều chỉnh các hoạt động của con nguời, với mục đích chính là giữ hài hòa quan hệ giữa môi Học viên: Hoàng Thị Duyên 8 Lớp CHQTKD 2009 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học trường và phát triển, giữa nhu cầu của con người và chất lượng môi truờng, giữa hiện tại và khả năng chịu đựng của trái đất. Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp hoạt động về pháp luật, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững kinh tế xã hội. 1.3.2. Các công cụ quản lý môi trường. 1.3.2.1 Công cụ luật pháp chính sách: Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương. Luật môi trường Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường. Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Các văn bản luật quốc tế về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về "Môi trường con người" tổ chức năm 1972 tại Thụy Điển và sau Hội nghị thượng đỉnh Rio 92 có rất nhiều văn bản về luật quốc tế được soạn thảo và ký kết. Cho đến nay đã có hàng nghìn các văn bản luật quốc tế về môi trường, trong đó nhiều văn bản đã được chính phủ Việt Nam tham gia ký kết. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội thông qua 27/12/1993 và được sửa đổi, bổ sung theo nghị quyết số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 là quy định pháp luật cao nhất của Nhà nước về môi trường. Luật gồm 15 chương. Nghị Học viên: Hoàng Thị Duyên 9 Lớp CHQTKD 2009 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học định 26/CP ngày 26/4/1996 về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Bộ Luật hình sự, hàng loạt các thông tư, quy định, quyết định của các ngành chức năng về thực hiện luật môi trường đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn môi trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường được đề cập trong các văn bản khác như Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phát triển và Bảo vệ rừng, Luật Bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Pháp luật bảo vệ các công trình giao thông. Luật bảo vệ môi trường bao gồm 15 chương Chương I: Những quy định chung Chương II: Tiêu chuẩn môi trường Chương III: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Chương V: Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Chương VI: Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư Chương VII: Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nướckhác Chương VIII: Quản lý chất thải Chương IX: Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường Chương X: Quan trắc và thông tin về môi trường Chương XI: Nguồn lực bảo vệ môi trường Chương XII: Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường Học viên: Hoàng Thị Duyên 10 Lớp CHQTKD 2009
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan