Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội th...

Tài liệu Luận văn một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành phố hạ long đến năm 2015 định hướng đến năm 2020

.PDF
98
596
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI -------------- LÊ HỮU NGHĨA MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẠ LONG ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ BÍCH NGỌC HÀ NỘI - 2012 Một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Người thực hiện LÊ HỮU NGHĨA Lê Hữu Nghĩa i Khoá: QTKD 2010A Một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 môc lôc LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i DANH MỤC BẢNG .............................................................................................vi DANH MỤC BIỀU ĐỒ ........................................................................................vi MỞ ĐẦU ..............................................................................................................vii CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ GIỚI THIỆU VỀ CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẠ LONG ĐẾN NĂM 2015, TẦM NHÌN NĂM 2020.........................................1 1.1. Cơ sở lý thuyết về chiến lược .......................................................................1 1.1.1. Khái niệm:.............................................................................................1 1.1.2. Vai trò của chiến lược: ..........................................................................2 1.1.3. Phân loại chiến lược: .............................................................................3 1.1.3.1. Chiến lược cấp doanh nghiệp .........................................................3 1.1.3.2. Chiến lược chức năng.....................................................................3 1.2. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI .....................................3 1.2.1. Khái niệm..............................................................................................3 1.2.2. Quan điểm và phương pháp xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020................................................................................................................3 1.2.2.1. Quan điểm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020 .................3 1.2.2.2. Phương pháp xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015, tầm nhìn 2020 của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long .......5 1.2.2. Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015 và tầm nhìn tới năm 2020................................................................6 1.2.4. Phương án phát triển kinh tế xã hội thành phố: ......................................6 1.2. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ.....8 1.2.1. Xây dựng cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với tốc độ tăng trưởng cao ......8 1.2.2. Định hướng quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ ....................... 18 Lê Hữu Nghĩa ii Khoá: QTKD 2010A Một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 1.2.2.1. Thương mại.................................................................................. 18 1.2.2.2. Phát triển dịch vụ tài chính – ngân hàng ....................................... 23 1.2.2.3. Phát triển dịch vụ vận tải bưu chính, viễn thông ........................... 24 1.2.2.4. Các dịch vụ khác .......................................................................... 24 1.2.3. Phát triển du lịch ................................................................................. 25 1.2.3.1. Phương hướng chung ................................................................... 25 1.2.3.2. Một số định hướng cụ thể của ngành du lịch................................. 26 1.3. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI: .......................................................................................................................... 27 1.3.1. Lĩnh vực giáo dục – đào tạo................................................................. 27 1.3.2. Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. ..................................... 28 1.3.3. Phát triển văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao. ................................. 28 1.3.4. Lao động, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ............................. 30 1.4. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ, PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TÀNG KỸ THUẬT ...................................................................................................... 30 1.4.1. Quy hoạch sử dụng đất đai .................................................................. 30 1.4.2. Quy hoạch phát triển giao thông. ......................................................... 31 1.4.3. Quy hoạch cấp điện ............................................................................. 31 1.4.4. Quy hoạch cấp nước............................................................................ 31 1.4.5. Phát triển thông tin liên lạc, bưu chính – viễn thông ........................... 32 1.4.6. Bảo vệ môi trường.............................................................................. 32 1.5. GẮN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI ĐẢM BẢO ANH NINH QUỐC PHÒNG ............................................................................................................ 32 CHƯƠNG II: ....................................................................................................... 34 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẠ LONG TRONG THỜI GIAN QUA.................................................... 34 2.1. Thực trạng cơ cấu kinh tế và các ngành kinh tế:.......................................... 34 2.1.1. Hiện trạng phát triển nền kinh tế chung. .............................................. 34 2.1.2. Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp........... 36 Lê Hữu Nghĩa iii Khoá: QTKD 2010A Một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 2.1.3. Hiện trạng phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch. ........................... 39 2.1.4. Hiện trạng phát triển ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, thủy sản........... 44 2.1.5. Hiện trạng sử dụng đất và bố trí không gian lãnh thổ:.......................... 45 2.1.6. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng: .......................................... 47 2.1.7. Hệ thống thông tin liên lạc.................................................................. 51 2.1.8. Hệ thống cấp điện............................................................................... 52 2.1.8. Hệ thống cấp nước.............................................................................. 54 2.1.9. Hệ thống thủy lợi................................................................................ 54 2.1.10. Hiện trạng vấn đề môi trường thành phố Hạ Long: ........................... 55 2.2. Đánh giá chung về xuất phát điểm, lợi thế, hạn chế, thời cơ, thách thức đối với sự phát triển kinh tế xã hội thành phố: ......................................................... 57 2.2.1. Những điểm lợi thế.............................................................................. 57 2.2.2. Những điểm hạn chế:........................................................................... 58 2.2.3. Thời cơ và thách thức. ......................................................................... 59 2.3. Những ảnh hưởng từ bên ngoài tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố .......................................................................................................... 60 2.3.1. Tác động từ yếu tố quốc tế................................................................... 60 2.3.2. Tác động từ bối cảnh trong nước ......................................................... 61 2.3.3. Tác động của các vùng phụ cận. .......................................................... 63 CHƯƠNG III....................................................................................................... 65 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 ......... 65 3.1. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP CHUNG............................................................ 65 3.1.1. Các giải pháp chính sách: .................................................................... 65 3.1.2. Giải pháp về nguồn nhân lực: .............................................................. 67 3.1.3. Giải pháp về tổ chức quản lý Nhà nước: .............................................. 69 3.1.4. Giải pháp bảo vệ môi trường phát triển bền vững: ............................... 70 3.2. Nhóm các giải pháp cụ thể:......................................................................... 73 3.2.1. Giải pháp xây dựng quy hoạch ............................................................ 73 Lê Hữu Nghĩa iv Khoá: QTKD 2010A Một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 3.2.2. Giải pháp sử dụng hợp lý quỹ đất, quy hoạch không gian lãnh thổ. ..... 73 3.2.3. Giải pháp đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật:.............................. 79 3.2.1. Phát triển giao thông đô thị.................................................................. 79 3.3.2. Hoàn thiện hệ thống cấp, thoát nước và cung cấp điện......................... 82 3.2.4. Các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư: ......................... 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 87 Lê Hữu Nghĩa v Khoá: QTKD 2010A Một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Dự báo PA tăng trưởng kinh tế Hạ Long đến 2015, tầm nhìn 2020 ..........9 Bảng1.2: Dự báo quy mô và cơ cấu kinh tế Hạ Long đến 2015, tầm nhìn 2020 ..... 10 Bảng 1.3: Kịch bản phát triển kinh tế Thành phố Hạ Long .................................... 11 giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020...................................................................... 11 Bảng 1.4: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế TP Hạ Long..................... 12 Bảng 1.5: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế TP Hạ Long giai đoạn 2011-202013 Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế.............................................. 35 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hạ Long ................... 36 Bảng 2.3: Bảng cơ cấu sử dụng đất Thành phố Hạ Long 2010............................... 45 Bảng số 2.4: Một số chỉ tiêu ngành bưu chính viễn thông của Thành phố Hạ Long......... 52 DANH MỤC BIỀU ĐỒ Biều đồ 2.1: Cơ cấu GDP theo giá thực tế ............................................................. 34 Biểu đồ2.2: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp......................................................1 Biều đồ 2.3: Giá trị sản xuất khu vực dịch vụ theo giá thực tế .................................1 Biều đồ 2.4: Số lượng khách du lịch và doanh thu ................................................. 42 Lê Hữu Nghĩa vi Khoá: QTKD 2010A Một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 MỞ ĐẦU 1. Lý do và sự cần thiết của đề tài. Thành phố Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ, nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Ninh, cách thủ đô Hà Nội 155km; có vị trí địa lý và kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của tỉnh Quảng Ninh và của cả nước, là trung tâm du lịch có tầm cỡ quốc tế, đặc biệt Hạ Long được thiên nhiên ưu đãi với Vịnh Hạ Long được Unesco 2 lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Đồng thời, Hạ Long có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào phong phú, nằm trong vùng động lực kinh tế phía Bắc cùng với lợi thế giao thông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa với các tỉnh trong cả nước. Theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 20/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long có vai trò là: “Trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh Quảng Ninh; đồng thời là Thành phố Di sản thiên nhiên thế giới - một trung tâm du lịch lớn của cả nước và mang tầm cỡ thế giới; Thành phố công nghiệp, chùm Cảng của Vùng, trong đó cảng nước sâu Cái Lân là đầu mối chính”. Trong mèi quan hÖ vïng, với lợi thế là đầu mối giao thông quan trọng, đường bộ, đường thủy, đường sắt, cảng biển, trải qua suốt lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm, thành phố Hạ Long luôn khẳng định vị trí chiến lược quan trọng khu vực vùng duyên hải Bắc Bộ. Quá trình xây dựng và phát triển, Hạ Long đã có bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc; nền kinh tế có mức tăng trưởng đáng kể, GDP và kim ngạch xuất khẩu đều tăng cao hàng năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ; đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, phúc lợi xã hội được chú trọng; khẳng định được vị trí trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh; có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội đối với tỉnh, khu vực và vùng kinh tế trọng điểm vùng Duyên Hải Đông Bắc Bộ. Cïng víi sự phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội, không gian đô thị Lê Hữu Nghĩa vii Khoá: QTKD 2010A Một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 được mở rộng, tốc độ đô thị hóa nhanh, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư nâng cấp đáng kể. Theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định Hạ Long nằm trong nhóm đô thị Thành phố lớn và là một trong 12 đô thị trung tâm cấp vùng của cả nước. Việc x©y dùng chiÕn l­îc kinh tÕ x· héi thµnh phè ®Õn n¨m 2015, tÇm nh×n 2020 nh»m ®¹t môc tiªu ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi bÒn v÷ng, phấn đấu đưa thành phố Hạ Long lên đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2013 và quy hoạch trở thành thành phố du lịch, dịch vụ, công nghiệp, hiện đại trước năm 2020 theo t­ t­ëng chØ ®¹o tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XXIII và Kế hoạch 5 năm (2011-2015). 2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài: 2.1. Cơ sở khoa học: - Các căn cứ pháp lý gåm: + Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 4; + Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc Hội khoá XII; + Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị; + Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị; + Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050. + Quyết định số 619/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 05/03/2010 “Về việc phê duyệt Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”; Lê Hữu Nghĩa viii Khoá: QTKD 2010A Một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 - B¶n Quy hoạch chung của thành phố Hạ Long đến năm 2020; Các Quy hoạch ngành, lĩnh vực của thành Hạ Long đến năm 2020. 2.2. Cơ sở thực tiễn: Căn cứ thực tế tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long hiện nay. 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài: 4. Bố cục, nội dung của đề tài : Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phần nội dung của đề tài gồm 3 chương: - Chương I: Cơ sở lý thuyết về chiến lược và giới thiệu về chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020 - Chương II: Thực trạng thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long. - Chương III: Một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Lê Hữu Nghĩa ix Khoá: QTKD 2010A Một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ GIỚI THIỆU VỀ CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẠ LONG ĐẾN NĂM 2015, TẦM NHÌN NĂM 2020 1.1. Cơ sở lý thuyết về chiến lược 1.1.1. Khái niệm: Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nguyên nhân cơ bản có sự khác nhau này là do có các hệ thống quan niệm khác nhau về tổ chức nói chung và các phương pháp tiếp cận khác nhau về chiến lược của tổ chức nói riêng. Về mặt bản thể học, tùy theo quan điểm của chủ nghĩa thực chứng (positivism) hay theo xu hướng tạo dựng (constructivism) mà bản chất của chiến lược được xác định theo quy luật tự nhiên hoặc có sự tác động có ý nghĩa của chủ thể. Trên thực tế, chiến lược thường được định nghĩa theo hướng thực tiễn nhằm làm dễ dàng các quá trình thực hành trong tổ chức. Theo Johnson và Scholes, chiến lược được định nghĩa như sau: «Chiến lược là việc xác định định hướng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức». Theo cách tiếp cận này, chiến lược là tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tìm và thực hiện cái chưa được làm (what not to do). Bản chất của chiến lược là xây dựng được lợi thế cạnh tranh (competitive advantages), chiến lược chỉ tồn tại trong các hoạt động duy nhất (unique activities). Chiến lược là xây dựng một vị trí duy nhất và có giá trị tác động một nhóm các hoạt động khác biệt. => Nói tóm lại: Chiến lược là những cách thức mà nhờ đó những mục tiêu dài hạn có thể đạt được. Quản trị chiến lược là một vấn đề được rất nhiều nhà kinh tế cũng như các quản trị gia quan tâm. Do nội dung của quản trị chiến lược rất rộng về phạm vi nghiên cứu và phong phú trong thực tế vận dụng nên ở mỗi góc nhìn người ta lại Lê Hữu Nghĩa 1 Khoá: QTKD 2010A Một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đưa ra quan điểm định nghĩa khác nhau về quản trị chiến lược..Hiện nay có một khái niệm về quản trị chiến lược được sử dụng rộng rãi trong các khóa đào tạo chuyên sâu về quản trị kinh doanh tại Anh, Mỹ...và được nhiều nhà kinh tế chấp nhận: Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng, thực hiện và đánh giá các quyết định tổng hợp giúp cho mỗi tổ chức có thế đạt được mục tiêu của nó. 1.1.2. Vai trò của chiến lược: Chiến lược đem lại cho chúng ta những lợi ích sau: - Giúp nhận dạng, sắp xếp ưu tiên và tận dụng các cơ hội - Đưa ra cách nhìn thực tế về các khó khăn của công tác quản lý - Đưa ra một đề cương cho phát triển đồng bộ các hoạt động và điều khiển - Làm tối thiểu hóa các rủi ro - Giúp cho các quyết định chủ chốt phục vụ tốt hơn cho việc đề ra các mục tiêu - Giúp cho có sự phân bổ tốt hơn thời gian và nguồn lực cho các cơ hội đã xác định - Cho phép giảm thời gian và nguồn lực cần thiết để sửa đổi những sai lầm và những quyết định thời điểm - Tạo ra khung sườn cho mối liên hệ giữa các cá nhân trong nội bộ tổ chức - Giúp kết hợp những hành vi đơn lẻ thành một nỗ lực chung - Cung cấp cơ sở cho việc làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân - Đem lại sự khuyến khích cho những suy nghĩ tiến bộ - Mang lại cách thức hợp tác, gắn bó và hăng say trong việc xử lý các vấn đề cũng như các cơ hội - Khuyến khích thái độ tích cực đối với sự thay đổi - Đem lại một mức độ kỷ luật và sự chính thức đối với công tác quản lý trong tổ chức. Lê Hữu Nghĩa 2 Khoá: QTKD 2010A Một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 1.1.3. Phân loại chiến lược: 1.1.3.1. Chiến lược cấp doanh nghiệp - Chiến lược doanh nghiệp hướng tới việc phối hợp các chiến lược kinh doanh trong mối tương quan với những mong đợi của những người chủ sở hữu. 1.1.3.2. Chiến lược chức năng - Đề cập đến vai trò của chiến lược ở cấp chức năng trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng, đổi mới.... 1.2. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.2.1. Khái niệm - Là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu kinh tế - xã hội, đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu trong môi trường hiện tại cũng như tương lai 1.2.2. Quan điểm và phương pháp xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020 1.2.2.1. Quan điểm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020 * Tỉnh Quảng Ninh: 1. Xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với khu vực và Quốc tế, một khu vực phát triển năng động của kinh tế ven biển và biển, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; có thế và lực ngày càng lớn thúc đẩy sự phát triển và khả năng cạnh tranh. 2. Phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dich vụ, đặc biệt là các ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của Tỉnh. Phát huy tối đa thế mạnh về du lịch, giải quyết hài hoà giữa phát triển du lịch với các lĩnh vực khác; trong đó, ưu tiên phát triển du lịch, phải giữ gìn Lê Hữu Nghĩa 3 Khoá: QTKD 2010A Một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 cảnh quan, bảo vệ môi trường. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tích cực chuẩn bị tốt tiền đề để phát triển nhanh và bền vững hơn sau năm 2010. 3. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá xã hội, xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ và thực hiện công bằng xã hội đặc biệt chu ý đến vùng núi hải đảo và vùng đồng bào dân tộc ít người tru?c hết là nâng cao dân trí và mức sống vật chất tinh tần của nhân dân. 4. Điều chỉnh và cải thiện việc tổ chức kinh tế theo lãnh thổ. Kết hợp giữa phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ dải ven biển Hạ Long ở tiểu vùng phía Tây của Tỉnh vơi phát triển nông,lâm nghiệp,công nghiệp chế biến, dịch vụ của tiểu vùng phía Đông của Tỉnh và khu vực miền núi; giữa phát triển đô thị với phát triển nông thôn tạo điều kiện cho các vùng phát triển hạn chế chênh lệch khá xa về nhịp độ tăng trưởng giữa các vùng. 5. Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên môi trường bảo đảm phát triển bền vững. Phát triển kinh tế phải bảo đảm tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh; đặc biệt chú trọng giữ vững chủ quyền vùng biển, đảo và thềm lục địa về quyền lợi kinh tế, giữ vững chủ quyên quốc gia. * Thành phố Hạ Long 1. Phát triển KT-XH TP phải đặt trong mối quan hệ tương tác chặt chẽ với chiến lược phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với các TP Móng Cái, Hà Nội, Hải Phòng, nằm trong chiến lược phát triển “hai hành lang, một vành đai kinh tế” đã được Chính phủ 2 nước Việt - Trung ký kết và triển khai, tạo điều kiện để KT-XH TP phát triển nhanh và hiện đại. 2. Ưu tiên phát triển TP Hạ Long theo hướng TP sạch, là một trọng điểm du lịch của cả nước và khu vực. 3. Từng bước điều chỉnh cơ cấu kinh tế của TP theo hướng “dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp”; giảm dần công nghiệp khai khoáng, phát triển công nghiệp chế biến; thúc đẩy phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, vận tải biển; tăng tỷ trọng nông nghiệp lên mức hợp lý. Lê Hữu Nghĩa 4 Khoá: QTKD 2010A Một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 4. Phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường rừng và biển; bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội; nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; giảm chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng; phát triển con người toàn diện; xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 5. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương sắp xếp lại, đổi mới, CPH các DNNN trên địa bàn. 6. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trước một bước và đồng bộ với phát triển sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, thương mại, khu hành chính, văn hóa và các khu dân cư theo quy hoạch phát triển hiện đại, hài hòa với môi trường. 7. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho KH&CN của TP phát triển. 8. Phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, chú trọng phát triển dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp trên địa bàn, cả nước và khu vực. Chăm lo phát triển y tế; đẩy mạnh sự phát triển của y tế cộng đồng; thúc đẩy dịch vụ khám chữa bệnh, cả công lập và tư nhân, phát triển. 9. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; đảm bảo an ninh trên đất liền, trên biển, an ninh cho các hoạt động khai thác kinh doanh trên Vịnh Hạ Long; góp phần thực hiện mục tiêu quốc phòng tại vùng Đông- Bắc Tổ quốc. 1.2.2.2. Phương pháp xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015, tầm nhìn 2020 của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thành phố đến năm 2015, tầm nhìn 2020 đều dựa trên chỉ đạo của Trung ương và các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh qua các nhiệm kỳ; quy hoạch phát triển từng ngành, quy hoạch phát Lê Hữu Nghĩa 5 Khoá: QTKD 2010A Một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 triển vùng, tình hình thực tiễn trong công tác xây dựng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long. 1.2.2. Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015 và tầm nhìn tới năm 2020 1. Tăng trưởng kinh tế bình quân từ 13 đến 14%/năm. 2. Đến năm 2020 đưa TP Hạ Long trở thành một trung tâm du lịch tầm cỡ quốc gia và khu vực, trở thành một trung tâm dịch vụ, cảng biển lớn của khu vực, là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh. 3. Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế theo lĩnh vực được chuyển dịch theo các tỷ trọng như sau: Công nghiệp và xây dựng đạt 50-53%; Dịch vụ 45- 47%; Nông nghiệp 2-3%. Đến năm 2020, phấn đấu đạt tỷ trọng dịch vụ tương đương tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, giữ nguyên tỷ trọng nông nghiệp khoảng 2-3% trong tổng GDP của TP. 4. Giải quyết cơ bản vấn đề nghèo của TP vào năm 2015 theo chuẩn nghèo thực tế tại các thời điểm. 5. Phấn đấu đến 2015 giải quyết khoảng 6 vạn chỗ làm việc (bình quân khoảng trên 6000 chỗ làm việc/năm); giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 3-5%. 6. Phát triển tốt các dịch vụ xã hội cơ bản trên địa bàn TP, phấn đấu đạt chỉ tiêu 100% dân cư được tiếp cận với điện lưới quốc gia, nước sạch, y tế chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và các dịch vụ cơ bản khác. 7. Phát triển tốt nguồn thu địa phương, đảm bảo có tích lũy để đầu tư phát triển KT-XH; 8. Giải quyết tốt vấn đề môi trường và quản lý đô thị trên địa bàn, đưa TP Hạ Long đạt tiêu chuẩn TP môi trường. 1.2.4. Phương án phát triển kinh tế xã hội thành phố: Trên cơ sở các quan điểm phát triển đã nêu, sau khi tính toán, phân tích và dự báo xu thế, bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước, để đạt được các mục tiêu phát triển, Hạ Long xác định phương án phát triển kinh tế xã hội của TP như sau: Lê Hữu Nghĩa 6 Khoá: QTKD 2010A Một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 Thứ nhất, Hạ Long sẽ phải xác định và bố trí phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, phù hợp với thế mạnh của TP để trở thành: - Trung Tâm du lịch, nghỉ mát của cả nước và có tầm cỡ quốc tế. - Thành phố công nghiệp, chùm cảng của vùng, trong đó cảng nước sâu Cái Lân là đầu mối chính. - Trung tâm thương mại, du lịch lớn trong vùng. - Thành phố, tỉnh lị, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh. - Có vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng của khu vực. - Thành phố di sản thiên nhiên thế giới và trung tâm du lịch, văn hóa của cả nước. Thứ hai, đến 2015 toàn bộ việc khai thác than trên địa bàn Thành phố sẽ chuyển sang khai thác hầm lò, từ năm 2015, sẽ không khai thác than lộ thiên; từ nay đến 2015 phải thực hiện việc hoàn nguyên môi trường khai thác lộ thiên trước đây, từ đó lập kế hoạch sử dụng diện tích đất này. Đến 2015 và muộn nhất là 2020, cơ sở sàng tuyển than Nam Cầu Trắng phải ngừng hoạt động và di chuyển tất cả các cơ sở sàng tuyển than ra khỏi TP. Thứ ba, tiến hành di chuyển một số ngành công nghiệp ra khỏi thành phố, gồm chế biến thủy sản, may, da giày… và một số ngành công nghiệp giá rẻ khác nhằm hướng tới mục tiêu phát triển Hạ Long theo hướng thành phố du lịch xanh, sạch đẹp và bảo vệ môi trường bền vững. Thứ tư, kiên quyết không bố trí xây dựng các nhà máy thép trong KCN Cái Lân; phát triển các khu công nghiệp hiện có. Bổ sung thêm việc xây dựng cụm CN Hà Khánh (hiện đã có 2 KCN là Cái Lân và Việt Hưng) không có cụm CN Hà Phong – Hà Trung – Hà Tu. Thứ năm, đối với ngành SXVLXD:, hướng tới sản xuất các sản phẩm chất lượng cao phục vụ XK; đóng cửa nhà máy gạch của tỉnh nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên đất sét quý. Thứ sáu, bố trí quy hoạch tập trung các ngành nghề sản xuất TTCN ở phía tây TP, dành 1 quỹ đất khoảng 50ha tại KCN Việt Hưng cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Lê Hữu Nghĩa 7 Khoá: QTKD 2010A Một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 Thứ bảy, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, đẩy tỉ trọng ngành du lịch cao lên. Tập trung phát triển các dịch vụ phục vụ cho du lịch Hạ Long một cách đầy đủ và đồng bộ hơn để DL phát triển. Phát triển du lịch, thương mại bền vững từ các khía cạnh: tài nguyên, môi trường, kinh tế và xã hội, trong mối liên hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế khác theo hướng cân bằng cung cầu. Phát triển Hạ Long thành trung tâm du lịch hạt nhân của vùng Duyên hải Đông Bắc, trở thành trung tâm du lịch biển chất lượng quốc tế vào giai đoạn 2010 – 2015 Thứ tám, phát triển nuôi trồng thủy sản, giữ diện tích rừng, phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Thứ chín, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN. Phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, chú trọng phát triển dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chăm lo phát triển y tế cộng đồng. Thứ mười, quan tâm giải quyết xung đột giữa phát triển công nghiệp và bảo tồn di sản. Phát triển công nghiệp ở mức độ hài hòa với môi trường và các ngành kinh tế khác, phát huy hợp lý tiềm năng về tài nguyên, vị trí địa lý, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển xã hội. 1.2. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ 1.2.1. Xây dựng cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với tốc độ tăng trưởng cao a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13-14%/năm. Xét trong bối cảnh và xu hướng phát triển chung của cả nước và khu vực trong thập niên tới thì đây là tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong đó, có sự khác biệt về nguồn lực, xu hướng cũng như kết quả phát triển giữa giai đoạn 2011-2015 so với 2016-2020. Cụ thể là tăng trưởng kinh tế chung của giai đoạn 2010-2015 (bình quân đạt 13,9%) cao hơn giai đoạn 2016-2020 (bình quân đạt 13,5%); tăng trưởng khu vực công nghiệp vẫn còn cao trong giai đoạn 2011-2015 nhưng có xu hướng chậm lại và sang giai đoạn sau, khu vực công nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp hơn giai đoạn trước. Bù lại, khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng thấp hơn ở giai đoạn đầu (2011-2015) và cao hơn ở giai đoạn sau (2016-2020). Lê Hữu Nghĩa 8 Khoá: QTKD 2010A Một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 Bảng 1.1: Dự báo PA tăng trưởng kinh tế Hạ Long đến 2015, tầm nhìn 2020 2010 2015 2011- 2016- 2020 Tốc độ tăng trưởng Công nghiệp và xây 13,0% 18,0% 14,0% 12,2% 13,9% 14,1% 13,5% 10,9% 13,5% 10,6% Dịch vụ 10,0% 16,5% 13,8% 16,5% 16,5% Nông nghiệp 3,0% 7,0% 5,8% 8,8% 10,0% (Nguồn số liệu năm 2010, 2011: Niên giám thống kê 2011) Lý do chủ yếu là do trong giai đoạn đầu (2011-2015), TP vẫn còn phụ thuộc nhiều vào công nghiệp; khu vực dịch vụ tuy đã được chú trọng nhưng chưa thể có ngay các sức bật lớn, đến giai đoạn sau (2016-2020) chiến lược phát triển mạnh dịch vụ mới phát huy tác dụng, công nghiệp được kìm hãm ở mức độ hợp lý. Mặt khác, trong giai đoạn sau, các “đầu vào” cũng như nguồn lực cho phát triển công nghiệp bắt đầu có xu hướng giảm làm cho tăng trưởng công nghiệp sẽ chậm lại. TP bắt buộc phải duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao cho khu vực nông nghiệp để duy trì cơ cấu nông nghiệp hợp lý, chiếm giữ tỷ trọng khoảng 1% trong tổng quy mô kinh tế của TP. Theo tính toán, để duy trì được tỷ trọng nông nghiệp của TP gần 1%, thì tốc độ tăng trưởng của khu vực này luôn ở trong tình trạng “năm sau cao hơn năm trước”; Tối thiểu phải được duy trì bình quân 5,8% trong giai đoạn đầu và 8,8% trong giai đoạn sau. Lý do là các khu vực dịch vụ và công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao (cao hơn nhiều, cả về tốc độ tăng trưởng và quy mô của từng khu vực đó). Mỗi phần trăm tăng lên của 2 khu vực công nghiệp và dịch vụ làm giảm đi tương ứng “thị phần” vốn rất nhỏ bé của nông nghiệp trong cơ cấu GDP toàn TP. Cơ cấu kinh tế theo lĩnh vực sẽ dịch chuyển theo hướng dịch vụ sẽ được ưu tiên phát triển hơn công nghiệp, nông nghiệp tuy được chú trọng nhưng do “xuất phát điểm” quá nhỏ bé nên vẫn luôn chiếm tỷ trọng không quá 1% trong tổng quy mô kinh tế của Hạ Long. - Cơ cấu kinh tế của Hạ Long trong thập niên tới đây có một số đặc điểm chính là trong giai đoạn đầu, công nghiệp chiếm ưu thế hơn (bình quân 56%) so với dịch vụ (bình quân 43,2%), khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng bình quân 0,9%. Lê Hữu Nghĩa 9 Khoá: QTKD 2010A Một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 Sang giai đoạn sau, cơ cấu đã được chuyển dịch theo hướng khu vực dịch vụ phát triển nhanh hơn, bình quân chiếm 4,6%, trong khi công nghiệp giảm xuống còn 51,7%; nông nghiệp chiếm 0,7%. Tới thời điểm năm 2020, dự báo tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ là tương đương nhau trong đó, dịch vụ có cao hơn công nghiệp một chút. - Từ nay đến năm 2010 tiếp tục chú trọng phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động để giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động của Thành phố. Giai đoạn sau năm 2010 sẽ khuyến khích đầu tư vào các ngành có hàm lượng chất xám cao, lao động có kỹ năng nhằm chuyển hướng cơ bản các ngành công nghiệp của Thành phố theo hướng sử dụng công nghệ cao, hạn chế phát triển những ngành gây ô nhiễm môi trường sinh thái phục vụ cho yêu cầu phát triển của Thành phố có tiềm năng du lịch. Cụ thể xem bảng tính toán và dự báo như sau: Bảng1.2: Dự báo quy mô và cơ cấu kinh tế Hạ Long đến 2015, tầm nhìn 2020 Đơn vị: triệu USD, giá cố định 1994 2010 2015 4.849.77 9.296.86 36.385.26 69.061.25 17.511.20 2 7 3 1 1 Công nghiệp và xây 2.650.41 5.133.32 20.350.15 35.490.06 dựng 9 1 1 7 2.145.85 4.092.64 15.721.95 33.115.43 3 4 5 2 53.501 70.902 313.156 455.752 108.081 54,7% 55,2% 56,0% 51,7% 49,2% Dịch vụ 44,2% 44,0% 43,1% 47,6% 50,2% Nông nghiệp 1,1% 0,8% 0,9% 0,7% 0,6% Tổng GDP Dịch vụ Nông nghiệp 2011-2015 2016-2020 2020 8.620.307 8.782.813 Cơ cấu Công nghiệp và xây dựng (Nguồn số liệu năm 2010, 2011: Niên giám thống kê 2011) Lê Hữu Nghĩa 10 Khoá: QTKD 2010A
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan