Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty...

Tài liệu Luận văn một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty cổ phần bia hà nội hồng hà

.PDF
156
488
135

Mô tả:

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ -----------------o0o---------------------- Trương Trường Giang LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HỒNG HÀ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS ĐỖ VĂN PHỨC Hà Nội – Năm 2013 Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà MỤC LỤC DANH MỤC TRANG TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6 DANH MỤC CÁC BẢNG 7 LỜI NÓI ĐẦU 10 Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ 12 CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 1.1 Quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với chất lượng quản lý hoạt động và với chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp 1.2 Phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp 1.3 Các nhân tố và hướng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp 12 20 32 Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ 41 CBQL CỦACÔNG TY CP BIA HÀ NỘI - HỒNG HÀ 2.1 Đặc điểm sản phẩm - khách hàng, đặc điểm công nghệ và tình hình hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà 43 2.1.1. Các loại sản phẩm và đặc điểm của từng loại 43 2.1.2. Các loại khách hàng và đặc điểm của từng loại 46 2.1.3. Đặc điểm công nghệ 47 2.1.4. Tình hình hiệu quả của hoạt động của Công ty trong một số năm gần đây (2007 – 2011). Trương Trường Giang 1 57 CHQTKDBK Khóa 2010B Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà 2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP bia 60 Hà Nội – Hồng Hà. 2.2.1. Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về ngành nghề được đào tạo theo thống kê của đội ngũ CBQL tại Công ty CP bia Hà Nội – Hồng 60 Hà. 2.2.2. Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về trình độ chuyên môn được đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty cổ phần bia Hà Nội – 67 Hồng Hà 2.2.3. Đánh giá chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà 2.3. Các nguyên nhân của chất lượng đội ngũ CBQL Công ty CP bia Hà Nội – Hồng Hà chưa cao. 69 73 2.3.1. Nguyên nhân từ phía mức độ sát đúng chưa cao của kết quả xác định nhu cầu và quy hoạch thăng tiến của CBQL của Công ty 73 CP bia Hà Nội – Hồng Hà. 2.3.2. Nguyên nhân từ phía mức độ hấp dẫn chưa cao của chính sách thu hút ban đầu thêm cán bộ quản lý giỏi và mức độ hợp lý của tổ chức đào tạo bổ sung cho CBQL mới được bổ nhiệm của Công ty CP bia Hà 74 Nội – Hồng Hà 2.3.3. Nguyên nhân từ phía mức độ hợp lý thấp của tiêu chuẩn và quy trình xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm CBQL của Công ty CP 77 bia Hà Nội – Hồng Hà. 2.3.4. Nguyên nhân từ phía mức độ hợp lý thấp của phương pháp đánh giá thành tích và mức độ hấp dẫn chưa cao của chính sách đãi ngộ 80 cho các loại CBQL của Công ty CP bia Hà Nội – Hồng Hà. Trương Trường Giang 2 CHQTKDBK Khóa 2010B Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà 2.3.5. Nguyên nhân từ phía mức độ hấp dẫn thấp của chính sách hỗ trợ và mức độ hợp lý chưa cao của chương trình, phương pháp đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL của Công ty CP bia Hà 83 Nội – Hồng Hà Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI 87 – HỒNG HÀ TRONG 5 NĂM TỚI 3.1. Những sức ép mới và yêu cầu mới đối với đội ngũ CBQL của Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà trong 5 năm tới 3.1.1. Những sức ép mới đối với tồn tại và phát triển của công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hồng Hà trong 5 năm tới 3.1.2. Những yêu cầu mới đối với đội ngũ CBQL của Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hồng Hà trong 5 năm tới 87 87 93 3.2. Giải pháp 1: Đổi mới cơ chế sử dụng: quy hoạch thăng tiến, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đánh giá thành tích đóng góp, đãi ngộ CBQL của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà trong 5 năm tới. 96 3.2.1. Công tác quy hoạch cán bộ: 97 3.2.2. Về chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm CBQL của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà 98 3.2.3. Công tác đánh giá thành tích công tác 99 3.2.4. Chính sách đãi ngộ đội ngũ CBQL 99 3.3. Giải pháp 2: Đổi mới chính sách hỗ trợ và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà trong 5 năm tới. 101 3.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo và mức độ hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà trong 5 năm tới. 102 3.3.2. Đổi mới chính sách hỗ trợ và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà trong 5 năm tới. 102 Trương Trường Giang 3 CHQTKDBK Khóa 2010B Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 CÁC PHỤ LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN Trương Trường Giang 4 CHQTKDBK Khóa 2010B Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình làm luận văn em đã thực sự dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm cơ sở lý luận, thu thập dữ liệu; vận dụng kiến thức để phân tích và đề xuất cải tiến thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hồng Hà. Em xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của riêng em, được lập từ nhiều tài liệu và liên hệ với số liệu thực tế để viết ra. Không sao chép bất kỳ một công trình hay một luận án của bất cứ tác giả nào khác. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Các tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Phú Thọ, ngày 19 tháng 8 năm 2012 Trương Trường Giang Trương Trường Giang 5 CHQTKDBK Khóa 2010B Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBND Ủy ban nhân dân GS. TS Giáo sư, Tiến sỹ QĐ Quyết định NĐ Nghị định TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam DN Doanh nghiệp SXCN Sản xuất công nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh CBQL Cán bộ quản lý QLDN Quản lý doanh nghiệp ĐHBKHN Đại học Bách khoa Hà Nội. ĐHTC Đại học tại chức ĐHCQ Đại học chính quy KS2 Kỹ sư 2 QTKD Quản trị kinh doanh HĐQT Hội đồng quản trị PX Phân xưởng ROA Return on Assets (Tỷ suất sinh lời của tài sản) WTO Word Trade Organization Tổ chức thương mại quốc tế NCKH Nghiên cứu khoa học [A, tr.B] Tài liệu số A (mục lục tham khảo) ở trang B [12, tr.269] Tài liệu số 12 (TL tham khảo) ở trang 269 Trương Trường Giang 6 CHQTKDBK Khóa 2010B Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1 Bảng các hệ số xét tính lợi ích xã hội - chính trị và ảnh hưởng 13 đến môi trường trong việc xác định, đánh giá hiệu quả sản xuất công nghiệp Việt Nam Bảng 1.2 Biểu hiện yếu kém, nguyên nhân và tác động làm giảm hiệu quả 17 của các loại công việc quản lý Doanh nghiệp kém chất lượng. Bảng 1.3 Tỷ trọng đảm nhiệm các chức năng của các cấp cán bộ quản lý 22 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (%) Bảng 1.4 Tiêu chuẩn giám đốc, quản đốc doanh nghiệp sản xuất công 23 nghiệp Việt Nam 2010 Bảng 1.5 Cơ cấu ba loại kiến thức quan trọng đối với cán bộ quản lý DN 24 SX công nghiệp Việt Nam Bảng 1.6 Phân tích tình hình được đào tạo chuyên môn ngành nghề của 28 đội ngũ CBQL doanh nghiệp Bảng 1.7 Thay đổi cần thiết về cơ cấu đội ngũ CBQL DN SXCN VN về 28 mặt đào tạo chuyên môn ngành nghề Bảng 1.8 Tỷ lệ (%) yếu kém trong công tác chấp nhận được của đội ngũ 31 cán bộ lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp Việt Nam Bảng 1.9 Các nội dung đánh giá chất lượng nhân lực của DN 32 Bảng 1.10 Diễn giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách thu hút 35 ban đầu cán bộ quản lý giỏi của công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà. Bảng 1.11 Luận giải đề xuất đổi mới chính sách thu hút ban đầu cán bộ 35 quản lý giỏi của công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà Bảng 1.12 Diễn giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách đãi ngộ 37 đội ngũ cán bộ quản lý của công ty CP bia Hà Nội - Hồng Hà Bảng 1.13 Luận giải đề xuất đổi mới chính sách đãi ngộ đội ngũ cán bộ 37 quản lý của công ty CP Bia Hà Nội - Hồng Hà Trương Trường Giang 7 CHQTKDBK Khóa 2010B Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà Bảng 1.14 Diễn giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách hỗ trợ đào 39 tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý của công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà Bảng 1.15 Luận giải đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao 39 trình độ cho từng loại cán bộ quản lý của công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Hồng Hà. Bảng 2.1 Cho điểm, đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty CP Bia Hà 58 Nội - Hồng Hà Bảng 2.2 Thống kê cơ cấu 3 loại kiến thức quan trọng Ban Giám đốc Công 60 ty CP Bia Hà Nội - Hồng Hà, trưởng các phòng ban và tổ trưởng các bộ phận. Bảng 2.3 Cơ cấu 3 loại kiến thức của Ban Giám đốc Công ty CP Bia Hà 64 Nội - Hồng Hà và tổ trưởng. Bảng 2.4 Ngành nghề được đào tạo của cán bộ quản lý tại Công ty CP Bia 66 Hà Nội - Hồng Hà. Bảng 2.5 Trình độ chuyên môn được đào tạo tại Công ty CP bia Hà 67 Nội - Hồng Hà Bảng 2.6 Tình hình giải quyết, xử lý các vấn đề, tình huống của đội 70 ngũ CBQL của Công ty CP bia Hà Nội – Hồng Hà Bảng 2.7 Bảng kết quả đánh giá chung kết định lượng chất lượng của 72 đội ngũ CBQL Công ty CP bia Hà Nội - Hồng Hà năm 2010 Bảng 2.8 Bảng thu nhập bình quân tháng của CBQL Công ty CP Bia Hà 82 Nội - Hồng Hà năm 2010. Bảng 2.9 Chính sách hỗ trợ người được đào tạo của Công ty CP Bia Hà 85 Nội - Hồng Hà Bảng 2.10 So sánh chính sách hỗ trợ người được đào tạo của Công ty CP 86 Bia Hà Nội - Hồng Hà Trương Trường Giang 8 CHQTKDBK Khóa 2010B Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà Bảng 3.1 Luận giải đề xuất đổi mới chính sách thu hút ban đầu CBQL 97 giỏi của Công ty CP Bia Hà Nội - Hồng Hà trong 5 năm tới. Bảng 3.2 Luận giải đề xuất đổi mới chính sách đãi ngộ CBQL giỏi của 100 Công ty CP Bia Hà Nội - Hồng Hà trong 5 năm tới. Bảng 3.3 Nhu cầu đào tạo nâng cao cho từng loại CBQL của Công ty cổ 102 phần Bia Hà Nội – Hồng Hà giai đoạn 2012 - 2015 Bảng 3.4 Luận giải đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao 103 trình độ cho đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội - Hồng Hà trong 5 năm tới. Trương Trường Giang 9 CHQTKDBK Khóa 2010B Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn. Sau 3 kỳ học lý thuyết của chương trình đào tạo thạc sỹ QTKD của trường Đại học Bách khoa Hà Nội em nhận thức sâu sắc thêm rằng: Chỉ khi lý thuyết quản lý hoạt động của doanh nghiệp là kết quả tổng kết từ thành công, thất bại của thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp mới có sức thuyết phục cao. Chất lượng quản lý, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý có vai trò quyết định đối với khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, thực thi các cam kết với WTO, tức là khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên. Từ trước đến nay ở Việt Nam cả trong lý luận và trong thực tiễn do nhiều nguyên nhân vấn đề chất lượng quản lý, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý là vấn đề còn nhiều yếu kém, bất cập nhất; trong tương lai khi nước ta hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nói riêng phải có những đột phá trong giải quyết tất cả các vấn đề, trong đó vấn đề có vai trò quyết định là vấn đề chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý. Giữa các công ty bia cạnh tranh bán sản phẩm đầu ra ngày càng khốc liệt và trọng tâm cạnh tranh dã bắt đầu chuyển sang cạnh tranh thu hút các loại nhân lực chất lượng cao. Là cán bộ công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà, em nhận thấy năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hồng Hà thật sự chưa cao; quản lý hoạt động, đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty có nhiều biểu hiện khác với những nguyên lý em được học. Vì những lý do trên, là học viên cao học chuyên ngành QTKD Em đã chủ động đề xuất và được thầy giáo hướng dẫn và Viện Kinh tế và Quản lý chấp thuận cho làm luận văn thạc sỹ QTKD với đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hồng Hà. Trương Trường Giang 10 CHQTKDBK Khóa 2010B Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà 2. Mục đích (Các kết quả) nghiên cứu: Kết quả lựa chọn, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp trong kinh tế thị trường. Kết quả đánh giá tình hình chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hồng Hà trong thời gian qua cùng những nguyên nhân. Kết quả đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hồng Hà trong 5 năm tới. 3. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài học viên chủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp mô hình hóa thống kê; điều tra, khảo sát; chuyên gia... 4. Nội dung của luận văn: Luận văn gồm 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp. Chương 2. Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở Công ty cổ phần Bia Hà nội – Hồng Hà. Chương 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hồng Hà trong 5 năm tới. Trương Trường Giang 11 CHQTKDBK Khóa 2010B Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Thực tế luôn đòi hỏi chúng ta phải trả lời đồng thời 3 câu hỏi của vấn đề này là: tại sao khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên phải thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp; nâng cao từ bao nhiêu lên bao nhiêu; nâng cao bằng cách nào. Câu hỏi 1 được trả lời bởi nội dung của mục 1.1; câu hỏi 2 được trả lời bởi nội dung của mục 1.2; câu hỏi 3 được trả lời bởi nội dung của mục 1.3. 1.1 Quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với chất lượng quản lý hoạt động và với chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển được khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên chủ doanh nghiệp cần phải hiểu, quán triệt bản chất và mục đích hoạt động của doanh nghiệp trong giải quyết tất cả các vấn đề, các mối quan hệ của hoặc liên quan đến quá trình kinh doanh; nhận thức và đầu tư thỏa dáng cho quản lý doanh nghiệp.. Trong kinh tế thị trường hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đầu tư, sử dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường, tạo lập hoặc củng cố vị thế với kỳ vọng đạt hiệu quả cao bền lâu nhất có thể. Doanh nghiệp là đơn vị tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh, là tổ chức làm kinh tế. Doanh nghiệp có thể kinh doanh sản xuất, kinh doanh thương mại, kinh doanh dịch vụ. Như vậy, bản chất của hoạt động của doanh nghiệp là đầu tư, sử dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường, những lợi ích phát sinh. Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất, bền lâu nhất có thể. Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [14,tr 15], hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là kết quả tương quan, so sánh những lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp quy tính thành tiền với tất cả các chi phí cho việc có được các lợi ích đó cũng quy tính thành tiền. Hiệu quả hoạt động của doanh Trương Trường Giang 12 CHQTKDBK Khóa 2010B Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà nghiệp là tiêu chuẩn được sáng tạo để đánh giá, lựa chọn mỗi khi cần thiết. Do đó, cần tính toán tương đối chính xác và có chuẩn mực để so sánh. Để tính toán được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trước hết cần tính toán được toàn bộ các lợi ích và toàn bộ các chi phí tương thích. Do lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp cụ thể hàng năm thường rất phong phú, đa dạng, hữu hình và vô hình ( tiền tăng thêm, kiến thức, kỹ năng tăng thêm, quan hệ tăng thêm, tăng thêm về công ăn - việc làm, cân bằng hơn về phát triển kinh tế, thu nhập, ảnh hưởng đến môi trương sinh thái, môi trường chính trị - xã hội…) nên cần nhận biết, thống kê cho hết và biết cách quy tính tương đối chính xác ra tiền. Nguồn lực được huy động, sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp cụ thể trong năm thường bao gồm nhiều loại, nhiều dạng, vô hình và hữu hình và có loại chỉ tham gia một phần nên cần nhận biết, thống kê đầy đủ và bóc tách - quy tính ra tiền cho tương đối chính xác. Theo GS, TS kinh tế Đỗ Văn Phức [14,tr 16 và 17], mỗi khi phải tính toán, so sánh các phương án, lựa chọn một phương án đầu tư kinh doanh cần đánh giá, xếp loại A, B, C mức độ tác động, ảnh hưởng đến tình hình chính trị - xã hội và môi trường sinh thái như sau : Bảng 1.1 - Bảng các hệ số xét tính lợi ích xã hội - chính trị và ảnh hưởng đến môi trường trong việc xác định, đánh giá hiệu quả sản xuất công nghiệp Việt Nam Giai đoạn Loại ảnh hưởng 2006 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 Xã hội - chính trị 1, 35 1, 25 1, 15 Môi trường 1, 2 1, 3 1, 45 Xã hội - chính trị 1 1 1 Môi trường 1 1 1 Xã hội - chính trị 0, 80 0, 85 0, 90 Môi trường 0, 80 0, 75 0, 70 Loại A Loại B Loại C Trương Trường Giang 13 CHQTKDBK Khóa 2010B Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà Sau khi đã quy tính, hàng năm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nhận biết, đánh giá trên cơ sở các chỉ tiêu : Lãi (Lỗ), Lãi / tổng tài sản. Trong kinh tế thị trường doanh nghiệp tiến hành kinh doanh là tham gia cạnh tranh. Vị thế cạnh tranh (lợi thế so sánh) của doanh nghiệp chủ yếu quyết định mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế của đất nước hội nhập với kinh tế khu vực, kinh tế thế giới doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội, đồng thời phải chịu thêm nhiều sức ép mới. Trong bối cảnh đó doanh nghiệp nào tụt lùi, không tiến so với trước, tiến chậm so với các đối thủ là tụt hậu, là thất thế trong cạnh tranh là vị thế cạnh tranh thấp kém hơn, là bị đối thủ mạnh hơn thao túng, là hoạt động đạt hiệu quả thấp hơn, xuất hiện nguy cơ phá sản, dễ đi đến đổ vỡ hoàn toàn. Ta N¨ng lùc §èi thñ c¹nh tranh DÔ Khã Thêi gian Hình 1.1 Vị thế cạnh tranh quyết định mức độ khó (dễ) đạt hiệu quả cao hoạt động của doanh nghiệp Thực tế của Việt nam từ trước đến nay và thực tế của các nước trên thế giới luôn chỉ ra rằng: vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp chủ yếu do trình độ (năng lực) lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đó quyết định. Quản lý doanh nghiệp viết đầy đủ là quản lý hoạt động của doanh nghiệp, nó bao gồm xác quản lý chiến lược và quản lý điều hành. Quản lý chiến lược bao gồm: hoạch định chiến lược, thẩm định chiến lược và chỉ đạo thực hiện chiến lược. Hoạch định chiến lược là xác định mục tiêu chiến lược, các cặp sản phẩm khách – Trương Trường Giang 14 CHQTKDBK Khóa 2010B Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà hàng chiến lược và các nguồn lực chiến lược. Doanh nghiệp làm ăn lớn khi có cạnh tranh đáng kể muốn đạt hiệu quả cao không thể không có chiến lược kinh doanh, quản lý chiến lược. Quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp là tìm cách, biết cách tác động đến những con người, nhóm người để họ tạo ra và luôn duy trì ưu thế về chất lượng, giá, thời hạn của sản phẩm, thuận tiện cho khách hàng. Quản lý doanh nghiệp một cách bài bản, có đầy đủ căn cứ khoa học là nhân tố quan trọng nhất của hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Quản lý hoạt động của doanh nghiệp được nhìn nhận từ nhiều phương diện, từ quá trình kinh doanh là thực hiện các thao tác tư duy, trí tuệ của 6 công đoạn sau đây: - Chọn các cặp sản phẩm – khách hàng ; - Cạnh tranh vay vốn; - Cạnh tranh mua các yếu tố đầu vào; - Tổ chức quá trình kinh doanh; - Cạnh tranh bán sản phẩm đầu ra; - Chọn phương án sử dụng kết quả kinh doanh... Nếu có yếu kém dù chỉ trong một công đoạn nêu ở trên là hiệu lực quản lý kém, hiệu quả kinh doanh thấp. Theo quy trình quản lý hoạt động của doanh nghiệp là thực hiện đồng bộ bốn loại công việc sau: - Hoạch định: lựa chọn các cặp sản phẩm-khách hàng và lập kế hoạch thực hiện; - Đảm bảo tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ; - Điều phối hoạt động của doanh nghiệp; - Kiểm tra. Không thực hiện hoặc thực hiện không tót dù chỉ một loại công việc nêu ở trên là hiệu lực quản lý kém, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thấp. Trương Trường Giang 15 CHQTKDBK Khóa 2010B Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà Trình độ (năng lực, chất lượng) lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp được nhận biết, đánh giá trên cơ sở chất lượng thực hiện 6 công đoạn nêu ở trên. Chất lượng quản lý hoạt động của doanh nghiệp Trình độ và động cơ làm việc của đa số người lao động Chất lượng sản phẩm Trình độ khoa học, công nghệ Giá thành sản phẩm Khả năng cạnh tranh của sản phẩm Hiệu quả kinh doanh Hình 1.2 Quá trình tác động của chất lượng quản lý đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chất lượng quản lý kinh doanh được nhận biết, đánh giá thông qua hiệu lực quản lý. Hiệu lực quản lý được nhận biết, đánh giá thông qua chất lượng của các quyết định, biện pháp quản lý. Chất lượng của các quyết định, biện pháp quản lý phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của các cơ sở, căn cứ. Chất lượng của các cơ sở, căn cứ phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tiến bộ của phương pháp, mức độ đầu tư cho quá trình nghiên cứu tạo ra chúng. Hiệu lực quản lý là tập hợp những diễn biến, thay đổi ở đối tượng quản lý khi có tác động của chủ thể quản lý. Hiệu lực quản lý cao khi có nhiều diễn biến, thay đổi tích cực ở đối tượng quản lý do tác động của chủ thể quản lý. Thay đổi, diễn biến tích cực là thay đổi, diễn biến theo hướng đem lại lợi ích cho con người, phù hợp với mục đích của quản lý; Chất lượng của quyết định, giải pháp, biện pháp quản lý, chất lượng sản phẩm của từng loại công việc quản lý được đánh giá bằng cách xem xét trực tiếp, sau đó xem chúng được xét tính đầy đủ đến đâu các mặt, các yếu tố ảnh hưởng và trên cơ sở xem xét chất lượng (độ tin cậy) của các số liệu, thông tin (căn cứ) sử dụng. Trương Trường Giang 16 CHQTKDBK Khóa 2010B Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà Bảng 1.2 - Biểu hiện yếu kém, nguyên nhân và tác động làm giảm hiệu quả của các loại công việc quản lý doanh nghiệp kém chất lượng. Loại CVQLDoanh Nguyên nhân trực tiếp, Biểu hiện sâu xa nghiệp Tác động làm giảm hiệu quả kinh doanh 1. Hoạch định - Chọn các cặp - Không có các kết quả - Kết quả kinh doanh phẩm - dự báo cụ thể, chính xác giảm kinh doanh sản kém chất khách hàng thị về nhu cầu thị trường, về chậm; lượng trường hoặc tăng không đối thủ cạnh tranh, về - Lãng phí, rủi ro cần nhiều; hoặc năng lực của bản thân nhiều, giá thành đơn nhiều đối thủ doanh nghiệp trong cùng vị sản phẩm cao; cạnh tranh một tương lai; Hiệu quả hoạt động mạnh hơn hẳn - Nhận thức và đầu tư của doanh nghiệp - Ba phần của cho công tác hoạch định giảm bản kế hoạch ít kinh doanh chưa đủ lớn... tăng cụ thể, kém rõ ràng, hoặc không hoặc tăng chậm. không lôgic với nhau 2. Đảm bảo tổ - Bộ máy chồng - Kết quả kinh doanh chức bộ máy chéo, có chức - Thiếu nghiêm túc, động không tăng hoặc tăng và tổ chức cán năng nhiều bộ cơ và kỹ năng làm công chậm; bộ kém chất phận cùng chủ tác tổ chức cán bộ; lượng trì, có chức năng - Nhận thức, đầu tư cho không có bộ đào tạo và ràng buộc phận chủ trì; giữa tham gia đóng góp - Số lượng cán với đãi ngộ cho cán bộ - Chi phí cho hoạt động quản lý cao do mức độ tích cực, sáng tạo trong công việc của từng cán bộ và bộ có năng lực làm công tác tổ chức mức độ phối hợp, trôi phù hợp với chưa đủ hấp dẫn... chảy trong hoạt động chức trách quá Trương Trường Giang của bộ máy thấp. 17 CHQTKDBK Khóa 2010B Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà ít; Số lượng cán - Trục trặc, lãng phí, bộ đảm nhiệm rủi ro nhiều, giá thành cùng một lúc từ đơn vị sản phẩm của 3 chức trách trở doanh nghiệp cao... lên quá nhiều... 3. Điều phối - Số lượng quyết - Thiếu nghiêm túc, - Sản lượng, doanh (điều hành) định điều phối động cơ và kỹ năng điều thu, chất lượng giảm hoạt động của vội vàng, phiến phối hoạt động cụ thể hoặc không tăng hoặc tăng chậm; doanh nghiệp diện quá nhiều; của doanh nghiệp; chất - Số lượng trục - Nhận thức, đầu tư cho - Trục trặc, ngừng kém lượng trặc đáng kể đào tạo và ràng buộc trệ, lãng phí trong giữa tham gia đóng góp điều phối nhiều; quá nhiều; - Số lần khắc với đãi ngộ cho cán bộ - Chi phí cho điều phục trục trặc điều phối chưa đủ hấp phối cao; Giá thành chậm quá nhiều dẫn... đơn vị sản phẩm của 4. Kiểm và tốn phí quá doanh nghiệp không cao... giảm hoặc tăng... tra - Số lượng kiểm Thiếu nghiêm túc, động cơ - Sản lượng, doanh trong quản lý tra hình thức, ít và kỹ năng kiểm tra trong thu, chất lượng giảm hoạt động của được chuẩn bị kỹ loại hoạt động cụ thể của hoặc không tăng hoặc doanh nghiệp trước quá nhiều; kém chất lượng doanh nghiệp; tăng chậm; - Tiêu cực trong - Nhận thức, đầu tư cho - Rủi ro, thất thoát, kiểm nhiều... tra quá đào tạo và ràng buộc giữa lãng phí trong quá tham gia đóng góp với đãi trình kinh doanh ngộ cho cán bộ kiểm tra nhiều; giá thành đơn chưa đủ hấp dẫn. vị sản phẩm của doanh nghiệp không giảm hoặc tăng... Trương Trường Giang 18 CHQTKDBK Khóa 2010B Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà Thực tế khẳng định rằng: lãnh đạo, quản lý yếu kém là nguyên nhân sâu xa, quan trọng nhất của tình trạng: - Thiếu việc làm; Thiếu vốn, tiền chi cho hoạt động kinh doanh; - Công nghệ, thiết bị lạc hậu; - Trình độ và động cơ làm việc của đông đảo người lao động thấp; - Chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của người sử dụng; - Lãng phí nhiều, chi phí cao, giá thành đơn vị sản phẩm cao, giá chào bán không có sức cạnh tranh; Như vậy, khi các quyết định ở các loại công việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp có các căn cứ đầy đủ, chính xác là khi các quyết định đó có chất lượng cao. Các quyết định quản lý có chất lượng cao cùng với việc tổ chức thực hiện các quyết định đó tốt làm cho người lao động trong doanh nghiệp sẽ hào hứng sáng tạo làm cho kết quả kinh doanh tăng, chi phí giảm thiểu làm cho năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng cao, tức là tốc độ tăng hiệu quả kinh doanh thường cao hơn tốc độ tăng chất lượng quản lý. HiÖu qu¶ kinh doanh 0 a Chất lượng quản lý doanh nghiệp Hình 1.3 Quan hệ giữa chất lượng quản lý với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Mức độ hấp dẫn của các chính sách đối với CBQL doanh nghiệp Trương Trường Giang Chất lượng quản lý hoạt động của doanh nghiệp Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp 19 Hiệu quả kinh doanh; Tồn tại và phát triển của doanh nghiệp CHQTKDBK Khóa 2010B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan