Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở sở g...

Tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở sở giao thông vận tải tỉnh quảng ninh

.PDF
124
697
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- TRẦN NHƯ LONG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẤU THẦU TRONG XÂY LẮP Ở SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Thị Thu Hà Hà Nội - Năm 2012 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 4 1. Lý do nghiên cứu:........................................................................................... 4 2. Mục tiêu nghiên cứu:...................................................................................... 5 3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 6 4. Phạm vi nghiên cứu:....................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................... 7 6. Dự kiến kết quả đạt được................................................................................ 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU, HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT ĐẤU THẦU VÀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNG THEO LUẬT XÂY DỰNG 1.1.Đấu thầu, hoạt động đấu thầu và trình tự thực hiện....................................... 8 1.2.Quá trình hình thành và phát triển đấu thầu ở Việt Nam ............................... 8 1.3. Luật đấu thầu, Nghị định hướng dẫn và các văn bản pháp quy về đấu thầu 11 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu thầu ........................................ ......19 1.5. Đặc điểm xây lắp các công trình giao thông ........................................... ....36 1.6. Phương hướng nâng cao chất lượng đấu thầu xây lắp .................................37 Kết luận chương 1: ............................................. 37 CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN DO SỞ GTVT QN LÀM CHỦ ĐẦU TƯ 2.1. Giới thiệu tổng quan về Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh (GTVT QN) .38 2.2. Thực trạng công tác thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước................................................................................ 45 Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh 2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước ................................................................................ ............ 51 2.4. Thực trạng công tác đánh giá lựa chọn nhà thầu ở Sở GTVT QN .............. 69 2.5. Đánh giá việc thực hiện đánh giá lựa chọn nhà thầu thông qua thực trạng tại một số dự án........................................................................................................75 Kết luận chương 2: ............................................. 81 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ ĐÁNH GIÁ THẦU CÁC DỰ ÁN DO SỞ GTVT QN LÀM CHỦ ĐẦU TƯ 3.1. Định hướng phát triển giao thông ở Tỉnh Quảng Ninh............................... 83 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị và đánh giá thầu các dự án do Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh làm chủ đầu tư .............. 85 Kết luận chương 3: ............................................. 99 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................102 1. Những nghiên cứu và kết quả đã đạt được ...................................................102 2. Các kết luận và kiến nghị .............................................................................103 3. Hạn chế của đề tài và những định hướng nghiên cứu tiếp theo ....................105 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................106 PHẦN PHỤ LỤC THAM KHẢO.................................................................108 PHỤ LỤC 1 - Kế hoạch đấu thầu giai đoạn I - Dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 4B (Tờ trình số 141/TTr-SGTVT-TĐ ngày 3/7/2009)........................................................................................................ 107 PHỤ LỤC 2 - Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ mời thầu gói thầu số 3.8: Xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 279…..……………...…...…………109 PHỤ LỤC 3 - Gói thầu Dự án đầu tư cải tạo nâng cấp QL18 đoạn Km 174+000 – Km 272+800 sử dụng vốn Trái phiếu Chính Phủ; Chủ đầu tư: Sở GTVT QN, Bên mời thầu: Ban Quản lý dự án thuộc Sở .......................... 117 Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Không sao chép bất kỳ một công trình hay một luận án của bất cứ tác giả nào khác. Các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực. Các tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội 1 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT GTVT QN Giao thông vận tải Quảng Ninh QLDA Quản ký dự án ODA Hỗ trợ phát triển chính thức WB Ngân hàng thế giới ADB Ngân hàng phát triển châu Á EPC Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công HSDT Hồ sơ dự thầu HSMT Hồ sơ mời thầu TCĐG Tiêu chuẩn đánh giá TKKT Thiết kế kỹ thuật TKBVTC Thiết kế bản vẽ thi công QLĐB Quản lý đường bộ GPMB Giải phóng mặt bằng XDCB Xây dựng cơ bản QPPL Qui phạm pháp luật ĐTXD Đầu tư xây dựng XDGT Xây dựng giao thông CTGT Công trình giao thông KHĐT Kế hoạch đấu thầu ĐXTC Đề xuất tài chính ĐXKT Đề xuất kỹ thuật KQĐT Kết quả đấu thầu HSTK Hồ sơ thiết kế TPCP Trái phiếu Chính phủ TSCĐ Tài sản cố định ĐTNH Đầu tư ngắn hạn QL Quốc lộ Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội 2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU Trang Hình 1.4 Mô hình 5 áp lực cạng trnh của Michael Porter 26 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Sở Giao thong vận tải Quảng Ninh 44 Bảng 2.3 Qui định hình thức lựa chọn nhà thầu theo các văn bản qui định hiện hành 60 Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh PHẦN MỞ ĐẦU Xây dựng công trình giao thông, đặc biệt công trình xây dựng đường bộ là ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, làm tiền đề cho việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm đổi mới, các công trình xây dựng giao thông đường bộ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm do Nhà nước đầu tư xây dựng, cải tạo như: Quốc lộ 1, Quốc lộ 18, Quốc lộ 279, Quốc lộ 4B, đường Hồ Chí Minh, đường Láng – Hòa Lạc, đường Vành đai 3 Hà Nội, đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu…. Những công trình này và hàng trăm công trình khác đã làm thay đổi diện mạo đất nước, góp phần quan trọng nối liền khoảng cách giữa các vùng miền trên cả nước, đảm bảo cho giao thông thông suốt dẫn tới làm tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội. 1. Lý do nghiên cứu: Hiện nay các dự án đầu tư xây dựng ngày càng triển khai nhiều trên phạm vi cả nước và đạt được nhiều thành tựu nhiều mặt, trên nhiều phương diện về phát triển kinh tế xã hội, nối liền nhiều vùng miền trên cả nước. Tuy nhiên, cùng với thành tựu to lớn đó đạt được thì tình hình vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng xảy ra ngày càng nhiều, phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thất thoát nghiêm trọng cho Ngân sách Nhà nước. Qua công tác thanh kiểm tra các dự án xây dựng công trình trong đó có công trình đường bộ cho thấy có nhiều vi phạm quy định về trình tự thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng, thẩm định dự án, vi phạm quy chế đấu thầu, vi phạm về quản lý chất lượng, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình; vi phạm quy định trong giai đoạn đưa công trình vào khai thác sử dụng.v.v… có chiều hướng diễn biến rất phức tạp và ngày càng nghiêm trọng. Trước tình hình nêu trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân do tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự yếu kém trong quản lý kinh tế, sự bất cập thiếu đồng bộ của hệ thống các quy định pháp Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội 4 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh luật về quản lý quản lý đầu tư xây dựng và việc chấp hành kỷ cương, pháp luật của Nhà nước một số bộ phận thực thi chưa nghiêm. Để các dự án đảm bảo được chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo được giá thành hợp lý, sớm phát huy được hiệu quả đầu tư, đảm bảo được các thủ tục pháp lý và phát huy được hiệu quả của nguồn vốn đã đầu tư thì các cơ quan quản lý của Nhà nước đã xây dựng các Văn bản quy phạm Pháp luật như các Luật, Nghị định, Thông tư, Quy trình, Quy phạm hướng dẫn thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. Quá trình thực hiện công tác đấu thầu ở nước ta nói chung, và trong cơ quan Sở GTVT QN nói riêng trong những năm qua đã có những tiến bộ và đạt những kết quả nhất định. Thông qua việc tổ chức đấu thầu thực hiện các gói thầu ở nhiều dự án, công trình xây dựng đã lựa chọn được những nhà thầu có đủ kinh nghiệm và năng lực thực sự để đảm nhận thi công các gói thầu, dự án giao thông do Sở GTVT QN làm Chủ đầu tư. Tuy nhiên, qua theo dõi công tác quản lý đấu thầu của các dự án do Sở GTVT QN làm Chủ đầu tư cho thấy còn có những hạn chế, bất cập trong công tác đầu thầu như các quy định về việc phân chia các gói thầu, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, đặc biệt là đối với việc đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp. Với đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh” nhằm đề cập đến một số tồn tại trong các quy định về đấu thầu hiện nay có liên quan đến quy trình xét thầu xây lắp, đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện quy trình này nhằm lựa chọn được những nhà thầu đáp ứng được yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm để chất lượng công trình được đảm bảo. Đó chính là lý do lựa chọn đề tài. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục đích là vận dụng lý luận về công tác đấu thầu các công trình, kết hợp với thực tiễn của quá trình nhiều năm công tác tại Sở GTVT QN để phân tích Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội 5 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh thực trạng công tác đấu thầu công trình giao thông, phát hiện vấn đề, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu trong các dự án xây dựng công trình giao thông do Sở GTVT QN làm Chủ đầu tư. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng trong thực hiện các quy định về đấu thầu hiện hành của Việt Nam, việc thực hiện công tác đấu thầu ở một số dự án lớn do Sở GTVT QN làm Chủ đầu tư trong thời gian qua để xác định một số tồn tại và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đấu thầu xây lắp các dự án xây dựng giao thông tại Quảng Ninh, lựa chọn được các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư về 4 tiêu chí: kỹ thuật – chất lượng – tiến độ – giá thành. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hệ thống chính sách pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ chuyên ngành như: Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và các hướng dẫn của Nhà tài trợ về các quy chế đầu tư xây dựng cơ bản, công tác đấu thầu. Thực trạng việc thực hiện đấu thầu các dự án do Sở GTVT QN làm Chủ đầu tư và Ban QLDA trực thuộc Sở GTVT QN được giao làm đại diện Chủ đầu tư thông qua phân tích một số dự án lớn mang tính điển hình. Bằng lý luận và thực tiễn để so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp vấn đề, đánh giá và tìm ra các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện giúp lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thi công các dự án giao thông đảm bảo được các yếu tố về kỹ mỹ thuật – chất lượng – giá thành – tiến độ. 4. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ giới hạn trong phạm vi lựa chọn nhà thầu trong hoạt động đấu thầu xây lắp các công trình giao thông. Đặc biệt, công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp cho các dự án xây dựng công trình giao thông do Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội 6 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh Sở GTVT QN làm Chủ đầu tư và Ban QLDA trực thuộc Sở GTVT QN được giao làm Đại diện chủ đầu tư. 5. Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp các vấn đề liên quan, thống kê tình hình hoạt động đấu thầu trong các dự án xây dựng giao thông do Sở GTVT QN làm Chủ đầu tư; Phân tích đánh giá thực trạng, xác định các tồn tại cần khắc phục, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác đấu thầu. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về công tác đấu thầu, hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng (hệ thống hóa các lý luận về công tác đấu thầu các công trình). Chương 2: Phân tích thực trạng công tác đấu thầu các dự án xây dựng công trình giao thông do Sở GTVT QN làm Chủ đầu tư (vận dụng lý thuyết để phân tích thực trạng công tác đấu thầu các dự án xây dựng công trình giao thông do Sở GTVT QN làm Chủ đầu tư, phát hiện tồn tại, nguyên nhân của các tồn tại đó). Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị và đánh giá thầu các dự án do Sở GTVT QN làm chủ đầu tư (trên cơ sở phân tích, kết hợp với lý luận đã được trang bị, đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác đấu thầu, nâng cao chất lượng đấu thầu các dự án xây lắp). 6. Dự kiến kết quả đạt được: Kết quả nghiên cứu bao gồm các vấn đề cần được quan tâm giải quyết và các giải pháp có cơ sở khoa học và tính thực tiễn nhằm góp phần tăng cường chất lượng quản lý đầu thầu xây lắp các công trình xây dựng giao thông. Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội 7 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU, HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT ĐẤU THẦU VÀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNG THEO LUẬT XÂY DỰNG 1.1. Đấu thầu, hoạt động đấu thầu và trình tự thực hiện: Theo định nghĩa trong Luật Đấu thầu, đấu thầu là quá trình lựa chọn các nhà thầu cung cấp các dịch vụ như: tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp.v.v… đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng, dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc, dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật... trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Trình tự thực hiện đấu thầu gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển đấu thầu ở Việt nam: Giống như các nước mới chuyển sang quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường, trong tiến trình đổi mới và hội nhập, những năm vừa qua, Việt Nam đã ban hành một loạt các chính sách mới về quản lý kinh tế liên quan đến đầu tư nói chung và đấu thầu nói riêng để tạo ra hành lang pháp lí chặt chẽ trong lĩnh vực đấu thầu nhằm quản lý sử dụng vốn hiệu quả hơn (cả vốn trong nước cũng như vốn của các nước, các tổ chức quốc tế). Đồng thời khẳng định sự công khai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, tăng cường sự giám sát cộng đồng, hạn chế tình trạng tiêu cực, sử dụng tiền Nhà nước cũng như tiền của các tổ chức quốc tế tài trợ hay cho vay không đúng mục đích trong hoạt động đấu thầu. Ngoài ra một mục tiêu không kém phần quan trọng nữa là luật hóa để hòa nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. So với trước, hình thức giao việc thông qua đấu thầu dù dưới dạng đơn giản cũng tỏ ra ưu việt hơn. Tổng số vốn đầu tư trong xây dựng ngày một nhiều Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội 8 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh hơn, nguồn vốn ODA bắt đầu trở lại Việt Nam, những qui định ngày càng trở nên lạc hậu mà cần phải có những qui định đầy đủ, chặt chẽ, có hiệu quả hơn, có tính thuyết phục và tiếp cận dần với thông lệ đấu thầu quốc tế. Các Nghị định, Quyết định đã lần lượt ra đời để khắc phục những phát sinh trong thực tế nhằm làm cho các văn bản qui định của nhà nước trở nên hữu hiệu hơn. Ban đầu, tại Quyết định số 183/TTg ngày 16/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ chỉ mới qui định về việc thẩm định và việc phê duyệt kết quả đấu thầu mà không có quy định cụ thể về qui trình đấu thầu cũng như các lĩnh vực đấu thầu cụ thể (như tư vấn, mua sắm, hàng hóa, xây lắp). Đến năm 1996, với sự giúp đỡ của các chuyên gia WB và ADB qua dự án “Tăng cường năng lực đấu thầu”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành dự thảo Nghị định ban hành Qui chế đấu thầu và trình Thủ tướng, ngày 16/7/1996 thì Thủ tướng đã ký Nghị định số 43/CP của Chính phủ ban hành qui chế đấu thầu có hiệu lực áp dụng trên toàn quốc và ngày 23/8/1997 Chính phủ có Nghị định số 93/CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996. Qua 3 năm thực hiện từ năm 1996 đến 1998, cho thấy việc thực hiện qui chế đấu thầu theo Nghị định 43/CP và Nghị định 93/CP còn gặp nhiều vướng mắc như thủ tục đấu thầu còn mất nhiều thời gian, các văn bản còn chưa nhất quán… Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/1999/NĐ-CP mới quy định về quy chế đấu thầu và để thay thế cho Nghị định 43/CP và Nghị định 93/CP. Tiếp theo, ngày 05/5/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/2000/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của qui chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, thủ tục được cải tiến đơn giản hơn như nhà thầu chỉ cần có giấy đăng ký kinh doanh là được tham gia dự thầu… Nhìn chung qui chế đấu thầu theo Nghị định 14/2000/NĐ-CP và Nghị định 88/1999/NĐ-CP đã có những nội dung tích cực như hình thức lựa chọn nhà thầu phong phú hơn, sử dụng phương pháp “giá đánh giá” trong đấu thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp phù hợp với các qui định về đấu thầu trên thế giới hay thực hiện việc phân cấp trong đấu thầu, đảm bảo được các mục tiêu cạnh tranh, minh bạch, công bằng và hiệu quả trong quá trình đấu thầu. Ngày 12 tháng 6 năm 2003 Chính phủ có Nghị định 66/2003/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội 9 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh 88/1999/NĐ-CP và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP đã tập trung điều chỉnh một số vấn đề như qui định rút ngắn thời gian thực hiện đấu thầu và thủ tục trong đấu thầu, qui định chặt chẽ việc thực hiện đấu thầu hạn chế để khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức, qui định các biện pháp hạn chế việc bỏ giá thầu thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và đặc biệt là đổi mới phương thức quản lý Nhà nước về đấu thầu, tăng cường thực hiện phân cấp cho cơ sở… Thông tư số 01/2004/TT-BKH ngày 02/02/2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu Tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bồ sung một số điều của Quy chế đấu thầu như: Nêu rõ yêu cầu về năng lực của nhà thầu, chi tiết hóa cách đánh giá hồ sơ dự thầu về mặt kĩ thuật theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” kèm theo ví dụ minh họa cụ thể, hướng dẫn trình tự tổ chức đấu thầu một gói thầu EPC, hướng dẫn việc gửi đăng thông tin trên tờ thông tin và trang Web đấu thầu của Nhà nước, hướng dẫn về nội dung kiểm tra và xử lý vi phạm trong đấu thầu và một số nội dung khác. Trong thực tế, quy chế đấu thầu có rất nhiều quy định chặt chẽ để đem lại tính công bằng, sự minh bạch và hiệu quả trong đấu thầu. Đáng tiếc, là trong quá trình vận dụng, một số nơi đã không quán triệt các quy định về đấu thầu Chính phủ đã ban hành. Đặc biệt trong một số trường hợp, tình trạng đấu thầu hình thức hết sức tràn lan, không căn cứ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Do vậy, hậu quả dẫn tới là chất lượng công trình cũng như là chi phí công trình không đảm bảo theo yêu cầu. Việc ban hành Luật đấu thầu là cấp thiết do các lý do sau đây: Thứ nhất, là để tăng cường tính pháp lý các hoạt động về đấu thầu. Do trong các hoạt động về đấu thầu chúng ta mới có các Nghị định của Chính phủ, giá trị pháp lý của nó chưa cao. Thứ hai, là để tăng cường được tính thống nhất và sự đồng bộ các quy định của Nhà nước về đấu thầu. Các vấn đề liên quan đến đấu thầu, liên quan đến điều chỉnh các quy định về đấu thầu có rất nhiều quy định khác nhau: Chẳng hạn quy chế đấu thầu ban hành theo các Nghị định 88/CP, NĐ 14/CP và NĐ 66/CP. Ngoài ra còn có Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ; Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Điều đáng nói là các quy định hiện nay đang có mâu thuẫn chồng chéo, gây khó khăn cho người quản lý và thực hiện. Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội 10 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh Thứ ba, là chúng ta phải tiến tới hình thành Luật gốc về đấu thầu. Là cơ sở đối chiếu và cơ sở pháp lý cho các văn bản quy phạm pháp luật khác. Do có rất nhiều văn bản luật có quy định việc tổ chức đấu thầu. Các dự án có sử dụng vốn của nhà nước phải căn cứ vào các Pháp lệnh về đấu thầu, Luật Đấu thầu. Thứ tư, là đảm bảo phù hợp với chủ trương luật hoá các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, trong đó có quản lý các công tác đấu thầu mà Đảng và Nhà nước ta hiện nay đang rất coi trọng. Thứ năm, là để phù hợp với yêu cầu Hội nhập Quốc tế, tạo điều kiện cho các quy trình đàm phán tham gia các tổ chức quốc tế và hoạt động hợp tác phát triển với các nước và các tổ chức quốc tế. Đặc biệt tại thời điểm hiện nay chúng ta đã gia nhập WTO, chủ trương ban hành Luật Đấu thầu rõ ràng là một yêu cầu rất quan trọng cho vấn đề hội nhập tổ chức WTO. 1.3. Luật đấu thầu, Nghị định hướng dẫn và các văn bản pháp quy về đấu thầu: 1.3.1. Luật Đấu thầu Luật Đấu thầu đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005. Ngày 12/12/2005 Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh số 34/2005/L-CTN công bố Luật Đấu thầu và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 trong đó có lĩnh vực đấu thầu và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2009. Luật Đấu thầu bao gồm 6 Chương, 77 Điều nhằm quy định chung về các hoạt động đấu thầu, cách thức lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với các gói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu phát triển; dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị dây chuyền sản xuất, công trình nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể: Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội 11 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh Chương I - Những quy định chung. Bao gồm từ Điều 1 đến Điều 17, quy định: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Áp dụng Luật đấu thầu, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; Giải thích từ ngữ; Thông tin về đấu thầu; Kế hoạch đấu thầu; Tư cách hợp lệ của nhà thầu là tổ chức; Tư cách hợp lệ của nhà thầu là cá nhân; Yêu cầu đối với bên mời thầu và tổ chuyên gia đấu thầu; Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu; Các hành vi bị cấm trong đấu thầu; Đấu thầu quốc tế; Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế; Ngôn ngữ trong đấu thầu; Chi phí trong đấu thầu. Chương II - Lựa chọn nhà thầu. Bao gồm từ Điều 18 đến Điều 45, chia làm 4 mục: Mục 1: Từ Điều 18 đến Điều 24, quy định các hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: Đấu thầu rộng rãi; Đấu thầu hạn chế; Chỉ định thầu; Mua sắm trực tiếp; Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa; Tự thực hiện; Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt. Mục 2: Từ Điều 25 đến Điều 31, quy định chung về đấu thầu, bao gồm: Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu; Phương thức đấu thầu; Bảo đảm dự thầu; Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu; Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu; Đấu thầu qua mạng; Quy định về thời gian trong đấu thầu. Mục 3: Từ Điều 32 đến Điều 42, quy định chung về trình tự thực hiện đấu thầu, bao gồm: Chuẩn bị đấu thầu; Tổ chức đấu thầu; Làm rõ hồ sơ mời thầu; Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu; Làm rõ hồ sơ dự thầu; Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn; Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và EPC; Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu; Phê duyệt kết quả đấu thầu; Thông báo kết quả đấu thầu; Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng. Mục 4: Từ Điều 43 đến Điều 45, quy định về việc huỷ đấu thầu và loại bỏ hồ sơ dự thầu, bao gồm: Hủy đấu thầu; Trách nhiệm tài chính khi huỷ đấu thầu; Loại bỏ hồ sơ dự thầu. Chương III - Hợp đồng. Bao gồm từ Điều 46 đến Điều 59, quy định: Nguyên tắc xây dựng hợp đồng; Nội dung của hợp đồng; Hình thức hợp đồng; Hình thức trọn gói; Hình thức theo đơn giá; Hình thức theo thời gian; Hình thức theo tỷ lệ phần trăm; Nhiều hợp đồng bộ phận trong một hợp đồng chung; Ký Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội 12 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh kết hợp đồng; Bảo đảm thực hiện hợp đồng; Bảo hành; Điều chỉnh hợp đồng; Thanh toán hợp đồng; Giám sát thực hiện, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng. Chương IV - Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu. Bao gồm từ điều 60 đến điều 65, quy định: Trách nhiệm của người có thẩm quyền; Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư; Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu; Quyền và nghĩa vụ của tổ chuyên gia đấu thầu; Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu; Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức thẩm định. Chương V - Quản lý hoạt động đấu thầu. Bao gồm từ Điều 66 đến Điều 75, quy định: Nội dung quản lý nhà nước về đấu thầu; Trách nhiệm và quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp; Xử lý tình huống trong đấu thầu; Thanh tra đấu thầu; Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu; Quy trình giải quyết kiến nghị trong đấu thầu; Khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu; Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu. Chương VI - Điều khoản thi hành. Bao gồm từ Điều 76 đến Điều 77, quy định: Hướng dẫn thi hành; Hiệu lực thi hành. * Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 trong đó có lĩnh vực đấu thầu và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2009, nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu như: + Điều 4. Giải thích từ ngữ về giá đánh giá và Thẩm định đấu thầu + Điều 11. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu: Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu. + Điều 12. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu - Bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu cho nhà thầu theo thời gian được xác định tại thông báo mời thầu, thư mời thầu. - Sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước có đủ khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu. + Điều 20. Chỉ định thầu Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội 13 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh - Gói thầu mang tính chất bí mật quốc gia; gói thầu thuộc dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia. - Gói thầu có giá trị trong hạn mức được chỉ định thầu hoặc do yêu cầu đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ. + Điều 29. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu - Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu phải được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc các nội dung để xác định giá đánh giá trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC. - Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC thì sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” để đánh giá về kỹ thuật; khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật là thang điểm, phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật, bảo đảm không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật; trường hợp yêu cầu về kỹ thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu không được quy định thấp hơn 80%; đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá đánh giá trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất trên cùng một mặt bằng được xếp thứ nhất. Điều 31. Quy định về thời gian trong đấu thầu - Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu trong nước, sáu mươi ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày mở thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả đấu thầu. Điều 32. Chuẩn bị đấu thầu - Căn cứ tính chất, quy mô của gói thầu, việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu rộng rãi nhằm chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Điều 33. Tổ chức đấu thầu Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội 14 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh - Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu Hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu phải được bên mời thầu tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”. Hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu là không hợp lệ và bị loại. Điều 35. Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu - Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC thì xác định giá đánh giá trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu; đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì đánh giá tổng hợp để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu; riêng gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu về kỹ thuật cao thì xem xét đề xuất về tài chính đối với nhà thầu xếp thứ nhất về kỹ thuật. Điều 38. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và EPC; Điều 39. Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu; Điều 40. Phê duyệt kết quả đấu thầu; Điều 41. Thông báo kết quả đấu thầu; Điều 42. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng; Điều 43. Hủy đấu thầu; Điều 46. Nguyên tắc xây dựng hợp đồng; Điều 57. Điều chỉnh hợp đồng; Điều 60. Trách nhiệm của người có thẩm quyền; Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư; Điều 70. Xử lý tình huống trong đấu thầu; Điều 75. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu. 1.3.2. Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu Để triển khai Luật Đấu thầu và phù hợp với Luật Xây dựng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; đến ngày 5/5/2008 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 58/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng để Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội 15 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh thay thế Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006; Tuy nhiên, trong gần 3 năm thực hiện đó vẫn còn nảy sinh nhiều vấn đề tồn tại và chưa phù hợp với thực tế. Ngày 15/10/2009 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng để thay thế Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2008. Nghị định số 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng bao gồm 13 Chương, 77 Điều để hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Luật Đấu thầu và các quy phạm pháp luật liên quan. Chương I - Những quy định chung. Bao gồm từ Điều 1 đến Điều 8, hướng dẫn: Phạm vi điều chỉnh; Giải thích từ ngữ; Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu; Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế; Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu; Chi phí trong đấu thầu; Báo Đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu; Quy định về thời gian trong đấu thầu. Chương II - Kế hoạch đấu thầu. Bao gồm từ Điều 9 đến Điều 12, hướng dẫn: Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu; Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu; Trình duyệt kế hoạch đấu thầu; Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu. Việc phân chia dự án thành các gói thầu..., bảo đảm quy mô gói thầu không quá nhỏ hoặc quá lớn làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm: Tên gói thầu; Giá gói thầu; Nguồn vốn; Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu; Thời gian lựa chọn nhà thầu; Hình thức hợp đồng; Thời gian thực hiện hợp đồng. Chương III - Sơ tuyển nhà thầu. Bao gồm Điều 13 và Điều 14, hướng dẫn: Áp dụng sơ tuyển; Trình tự thực hiện sơ tuyển (Lập hồ sơ mời sơ tuyển - Hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm thông tin chỉ dẫn về gói thầu và các yêu cầu sau đây đối với nhà thầu: Yêu cầu về năng lực kỹ thuật; Yêu cầu về năng lực tài chính; Yêu cầu về kinh nghiệm; Thông báo mời sơ tuyển; Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển; Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; Trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển; Thông báo kết quả sơ tuyển). Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội 16 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh Chương IV - Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế đối với gói thầu dịch vụ tư vấn. Bao gồm từ Điều 15 đến Điều 22. Mục 1- Quy trình đấu thầu đối với nhà thầu là tổ chức: Chuẩn bị đấu thầu (Lựa chọn danh sách nhà thầu để mời tham gia đấu thầu; Lập hồ sơ mời thầu; Phê duyệt hồ sơ mời thầu; Mời thầu); Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu (Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật; Tiêu chuẩn đánh giá về mặt tài chính); Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính); Tổ chức đấu thầu; Đánh giá hồ sơ dự thầu (Đánh giá sơ bộ; Đánh giá chi tiết: Đánh giá về mặt kỹ thuật, Đánh giá về mặt tài chính; Đánh giá tổng hợp); Đàm phán hợp đồng; Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu; Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng. Mục 2- Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân: Lựa chọn nhà thầu tư vấn là cá nhân. Chương V - Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp. Bao gồm từ Điều 23 đến Điều 39. Mục 1- Đấu thầu một giai đoạn: Chuẩn bị đấu thầu (Sơ tuyển nhà thầu, Lập hồ sơ mời thầu, Phê duyệt hồ sơ mời thầu, Mời thầu); Quy định chung tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật (Sử dụng phương pháp chấm điểm: Sử dụng thang điểm (100, 1.000,...) để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật. Nội dung tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp. Mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật được quy định tùy theo tính chất của từng gói thầu nhưng phải bảo đảm không thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao không thấp hơn 80%; Sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt”); Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá; Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp (Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh giá); Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế); Tổ chức đấu thầu; Đánh giá hồ sơ dự thầu (theo tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu, cụ thể như sau: Đánh giá sơ bộ; Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu; Xếp hạng hồ sơ dự thầu theo Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan