Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của ngân hàng phát triển quả...

Tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của ngân hàng phát triển quảng ninh đến năm 2015

.PDF
87
391
116

Mô tả:

Nguyễn Thị Bích Liên ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ -------------oOo--------------- NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN Quản trị Kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Đề tài: Quảng Ninh – 2010A Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh đến năm 2015 HÀ NỘI - 2012 Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh LỜI CAM ĐOAN Luận văn có sử dụng các dữ liệu thống kê từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này chỉ có giá trị mang tính tham khảo, tính học thuật và không mang bất kỳ yếu tố thương mại nào khác. Bất cứ sự sao chép hay trích dẫn kết quả từ đề tài này không được phép, nếu như chưa có thỏa thuận bằng văn bản với tác giả thực hiện luận văn. Trong quá trình làm luận văn tôi đã thực sự dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm cơ sở lý luận, thu thập dữ liệu; vận dụng kiến thức để phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động cho Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh. Tôi xin cam đoan: Luận văn này là của tôi tự làm và chưa được công bố ở bất kỳ dạng nào. Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2012 Nguyễn Thị Bích Liên Nguyễn Thị Bích Liên CH QTKDBK 2010 -2012 Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh LỜI CẢM ƠN Luận văn này là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Quí thầy (cô) giáo và các cán bộ công chức Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo – Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Phức, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là người trực tiếp hướng dẫn khoa học. Thầy giáo đã dày công giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ biết ơn đến Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh, các sở - ban – ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi thực hiện thành công luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và những tình cảm yêu mến nhất đến gia đình, những người thân của tôi đã tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tuy đã có sự nỗ lực, cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quí thầy (cô) và đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn! Xin chân thành cảm ơn. Nguyễn Thị Bích Liên CH QTKDBK 2010 -2012 Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................iv LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................... ....1 1. Lý do chọn đề tài luận văn..........................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................1 3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................1 4. Nội dung nghiên cứu...................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠCH ĐỊNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH.......................................................3 1.1 Bản chất, nội dung và tác dụng của hoạch định phát triển hoạt động của Doanh nghiệp công ích...........................................................................3 1.2 Quy trình hoạch định phát triển hoạt động của Doanh nghiệp công ích...................................................................................................................8 1.3 Phân tích, dự báo các căn cứ cho hoạch định phát triển hoạt động của Doanh nghiệp công ích..................................................................................8 1.3.1 Phân tích, dự báo nhu cầu phát triển hoạt động của lĩnh vực công ích cụ thể của địa phương (tỉnh) trong cùng thời gian với kế hoạch................................8 1.3.2 Phân tích, dự báo các nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách cho phát triển loại hoạt động công ích cụ thể trong thời gian với kế hoạch........................................9 1.3.3 Phân tích, dự báo các nguồn lực sẽ huy động thêm được cho phát triển hoạt động công ích cụ thể trong thời gian với kế hoạch................................................9 1.4 Đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động của Doanh nghiệp công ích...................................................................................................................9 1.4.1 Giải pháp: Cụ thể hóa mục tiêu phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích………………………………………………………………………….9 1.4.2 Giải pháp: Lựa chọn các cặp dịch vụ - đối tượng hợp lý của doanh nghiệp Nguyễn Thị Bích Liên CH QTKDBK 2010 -2012 Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh công ích………………………………….……………………………………..10 1.4.3 Giải pháp: Sử dụng hợp lý các nguồn lực huy động được phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích………………………………………………10 Kết luận Chương 1…...........................................................................................13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2015..................................14 2.1 Các đặc điểm của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh.............................14 2.2 Phân tích tình hình phát triển hoạt động của NHPT QN........................29 2.2.1 Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh.................................................................................................29 2.2.2 Những tồn tại, yếu kém trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh.....................................................................................................................52 Kết luận Chương 2...............................................................................................61 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2015.....................................................................................................................62 3.1: Giải pháp 1- Đổi mới phương pháp xác định mục tiêu mục tiêu phát triển của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh và các nhiệm vụ đến năm 2015.....................................................................................................................62 3.2: Giải pháp 2 - Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, xác định đối tượng cho vay hỗ trợ...................................................................................72 3.3: Giải pháp 3: Giám sát chặt chẽ sự tuân thủ quy trình, quy chế tín dụng...74 KẾT LUẬN.........................................................................................................78 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................79 PHỤ LỤC I PHỤ LỤC II PHỤ LỤC III Nguyễn Thị Bích Liên CH QTKDBK 2010 -2012 Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu lao động Tỉnh Quảng Ninh (2006 – 2010).............................24 Bảng 2.2: Cho vay hỗ trợ ĐTPT giai đoạn 2006 – 2010…………………….…30 Bảng 2.3: Tổng kim ngạch xuất khẩu tỉnh Quảng Ninh………………………..32 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động cho vay TDĐT giai đoạn 2006 – 2010….............36 Bảng 2.5: Kết quả hoạt động cho vay TDXK giai đoạn 2006 – 2010…...…......39 Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay vốn TDXK tại NHPT QN.........................................40 Bảng 2.7: Kết quả phân bổ tiền từ ngân sách cho NHPT QN.............................41 Bảng 2.8: Kết quả huy động vốn giai đoạn 2006-2010.......................................42 Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu cụ thể về vốn và tín dụng…………….......................44 Bảng 2.10: Chỉ tiêu tổng sản phẩm nội địa GDP................................................46 Nguyễn Thị Bích Liên CH QTKDBK 2010 -2012 Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. VDB: Ngân hàng Phát triển Việt Nam 2. NHPT: Ngân hàng Phát triển 3. NHPT QN: Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh 4. NHNN: Ngân hàng Nhà nước 5. NHTM: Ngân hàng Thương mại 6. TDĐT: Tín dụng đầu tư 7. TDXK: Tín dụng xuất khẩu 8. DPRR: Dự phòng rủi ro 9. XLRR: Xử lý rủi ro 10. TCTD: Tổ chức tín dụng 11. TSBĐ: Tài sản bảo đảm 12. ĐTPT: Đầu tư phát triển 13. Quỹ HTPT: Quỹ hỗ trợ phát triển 14. DNV&N: Doanh nghiệp vừa và nhỏ 15. CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 16. ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức 17. TPCP: Trái phiếu Chính phủ 18. GDP: Tổng sản phẩm quốc nội 19. KT – XH: Kinh tế - Xã hội 20. NSNN: Ngân sách Nhà nước 21. LĐ: Lao động Nguyễn Thị Bích Liên CH QTKDBK 2010 -2012 Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn. Sau 3 kỳ học lý thuyết của chương trình đào tạo thạc sỹ QTKD của ĐHBK Hà Nội em nhận thức sâu sắc thêm rằng: Chất lượng hoạt động, phát triển bền vững là thứ quan trọng nhất của mọi loại hình doanh nghiệp. Tiếp theo, sau hơn 10 năm công tác ở NHPT Quảng Ninh em thấy: vấn đề phát triển hoạt động còn có nhiều biểu hiện và nguyên nhân cần được quan tâm nghiên cứu; Và cuối cùng là căn cứ vào chuyên ngành đào tạo và công tác của em trong tương lai. Em đã chủ động đề xuất và được thầy giáo hướng dẫn và Viện chuyên ngành chấp thuận cho làm luận văn thạc sỹ với đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh đến 2015 được lựa chọn để nghiên cứu và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. 2. Mục đích nghiên cứu Lựa chọn và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích. Thực trạng phát triển hoạt động của NHPT Quảng Ninh. Đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm phát triển hoạt động của NHPT Quảng Ninh đến 2015. 3. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là phương pháp mô hình hóa thống kê; khảo sát ... 4. Nội dung nghiên cứu Luận văn gồm 3 chương: Nguyễn Thị Bích Liên 1 CH QTKDBK 2010 -2012 Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh Chương 1: Cơ sở lý luận hoạch định phát triển hoạt động của Doanh nghiệp công ích Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển QN. Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh đến 2015. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình học tập và nghiên cứu song do kiến thức còn hạn chế, chắc chắn luận văn của em còn nhiều thiếu sót. Bản thân em xin lĩnh hội, tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, các cô trong Viện Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thị Bích Liên 2 CH QTKDBK 2010 -2012 Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠCH ĐỊNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH 1.1 BẢN CHẤT, NỘI DUNG VÀ TÁC DỤNG CỦA HOẠCH ĐỊNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH Hoạt động của doanh nghiệp công ích có tính chất khác với doanh nghiệp kinh doanh là mức độ cạnh tranh không đáng kể, có mục đích hoạt động khác với doanh nghiệp kinh doanh là mục đích chính trị - xã hội quan trọng bằng hoặc hơn mục đích lợi nhuận. Để đạt được hiệu quả hoạt động cao doanh nghiệp công ích phải đặc biệt quan tâm đầu tư cho công tác quản lý. Quản lý hoạt động của doanh nghiệp là thực hiện một cách khoa học đồng bộ 4 loại công việc: Hoạch định hoạt động; Đảm bảo tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ; Điều hành và Kiểm tra. Hoạch định phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích là loại công việc quản lý đầu tiên, quan trọng nhất. Kết quả hoạch định phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích là bản kế hoạch. Bản kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích có nội dung bao gồm: mục tiêu kế hoạch + các cặp sản phẩm – khách hàng kế hoạch + các nguồn lực kế hoạch. Bản kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích chỉ được sử dụng khi nó đảm bảo chất lượng. Hoạch định phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích để làm gì, ích lợi gì? Thường bản kế hoạch được sử dụng cho nhiều công việc quan trọng sau nó. Đó là: Nguyễn Thị Bích Liên 3 CH QTKDBK 2010 -2012 Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh 1. Kế hoạch hoạt động phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích là định hướng, cơ sở cụ thể cho việc xây dựng kế hoạch tác nghiệp; 2. Kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích là cơ sở, căn cứ cho việc chỉ đạo chuẩn bị trước, đầy đủ, đồng bộ các điều kiện, nguồn lực cho việc thực hiện, hoàn thành kế hoạch; Chất lượng của kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của các căn cứ. Các căn cứ cho hoạch định phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích là: kết quả dự báo nhu cầu phát triển của hoạt động công ích; kết quả phân tích, dự báo các nguồn lực cho phát triển hoạt động của bản thân doanh nghiệp công ích cụ thể. Các căn cứ đảm bảo chất lượng khi: đầy đủ các căn cứ; từng căn cứ đảm bảo chất lượng: có cùng thời gian với bản chiến lược, phương pháp dự báo được sử dụng phù hợp và chất lượng dữ liệu đảm bảo... Mục tiêu của kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích có thể là một, hai hoặc ba kỳ vọng sau đây:  Tốc độ phát triển;  Chất lượng tăng trưởng;  Mức độ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương... Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, các tổ chức trung gian tài chính với tính đa dạng về mục tiêu và phương thức hoạt động ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu khác nhau của các chủ thể kinh tế. Phần lớn các tổ chức trung gian tài chính hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi ích tài chính của chủ sở hữu. Song bên cạnh đó có một số tổ chức hoạt động vì mục tiêu và đối tượng phục vụ đặc biệt, hướng tới lợi ích kinh tế - xã hội. Thể chế thực hiện là các tổ chức tài chính như: Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng xuất nhập khẩu và các định chế tài chính khác với các loại hình nghiệp vụ, dịch vụ có tính chất ưu đãi của Nhà nước. Như vậy, Ngân hàng Phát triển là một tổ chức tín dụng mà hoạt động chủ Nguyễn Thị Bích Liên 4 CH QTKDBK 2010 -2012 Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh yếu nhằm tài trợ có hiệu quả cho các chương trình phát triển kinh tế do Chính phủ hoạch định, nói cách khác Ngân hàng Phát triển là một kênh hỗ trợ của Nhà nước thông qua chính sách tài trợ ưu đãi. Để thực hiện mục tiêu của Chính phủ, Ngân hàng Phát triển cũng có những đặc trưng riêng, cụ thể là: Là một tổ chức tín dụng do Nhà nước thành lập và 100% vốn Nhà nước, hoạt động của Ngân hàng đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ Chính phủ và đặt dưới sự kiểm soát của Chính phủ, được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước. Hoạt động của Ngân hàng Phát triển không vì mục đích lợi nhuận và thực hiện trên cơ sở chương trình ưu đãi của Chính phủ và các dịch vụ khác cho các đối tượng ưu tiên và có trọng điểm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Điều đó thể hiện ở cho vay với lãi suất thấp; tỷ lệ tài sản bảo đảm ở mức thấp so với giá trị khoản vay thậm chí có thể sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để làm tài sản bảo đảm; tài trợ cho các dự án đầu tư, Hợp đồng xuất khẩu có rủi ro cao; ưu đãi về mức phí, hạn mức tín dụng và các hình thức bổ trợ dưới dạng cam kết trả thay cho khách hàng với các Ngân hàng thương mại khi các doanh nghiệp gặp rủi ro không trả được nợ, để các ngân hàng này cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Như vậy, mục tiêu hoạt động là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt giữa Ngân hàng Phát triển và các Ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu tư và các công ty tài chính. 1.2 QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH Theo GS,TS Đỗ Văn Phức [8, tr 139], hoạch định phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích bao gồm 3 giai đoạn: Phân tích, dự báo các căn cứ, kiểm định độ tin cậy của các căn cứ (tiền đề) cho hoạch định phát triển hoạt động - Nguyễn Thị Bích Liên 5 CH QTKDBK 2010 -2012 Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh A; Xây dựng một số phương án kế hoạch phát triển hoạt động - B; Cân nhắc, lựa chọn phương án kế hoạch phát triển hoạt động - C. A C KÕt qu¶ dù b¸o nhu cÇu ph¸t triÓn C¸c chØ tiªu cña môc tiªu ph¸t triÓn h® B KÕ ho¹ch ph¸t triÓn c¸c ho¹t ®éng KÕt qu¶ KÕt qu¶ dù b¸o c¸c nguån lùc thu hót ®ưîc C¸c nguån lùc KÕ ho¹ch ph¸t triÓn ho¹t ®éng ho¹ch ®Þnh ph¸t triÓn hoạt động Ph©n tÝch, dự báo c¸c c¨n cø A Giai ®o¹n chuÈn bÞ c¸c c¨n cø – “nguyªn liÖu” cho ho¹ch ®Þnh ph¸t triÓn ho¹t ®éng B C Giai ®o¹n ho¹ch ®Þnh c¸c phư¬ng ¸n kÕ ho¹ch ph¸t triÓn ho¹t ®éng Hình 1 Chất lượng của giai đoạn A và B quyết định chất lượng của kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích - C. Nguyễn Thị Bích Liên 6 CH QTKDBK 2010 -2012 Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh Giai đoạn 1: Phân tích, dự báo các căn cứ, kiểm định mức độ tin dùng của các kết quả làm cơ sở cho hoạch định phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích. Không có bột không gột nên hồ. Phải có các căn cứ (nguyên liệu) là các kết quả dự báo về nhu cầu phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích, về các nguồn lực của bản thân doanh nghiệp công ích trong cùng thời gian với kế hoạch và về các nguồn lực huy động được thì mới có thể hoạch định được kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích. Tiếp theo cần kiểm định, đảm bảo mức độ tin dùng cao của các kết quả dự báo. Khó khăn trong việc đảm bảo độ chính xác cao của các căn cứ có rất nhiều. Trước hết, dự báo những gì xảy ra trong tương lai không thể hoàn toàn chính xác. Và các căn cứ thường có quan hệ hữu cơ với nhau. Căn cứ này thay đổi thường làm thay đổi các căn cứ khác và ngược lại. Giai đoạn 2: Xác định các phương án kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích. Một phương án kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích có ba phần: phần mục tiêu kế hoạch, phần kế hoạch phát triển các hoạt động và phần các nguồn lực. Ba phần độc lập tương đối nhưng quan hệ hữu cơ với nhau. Xác định phần này phải giả định, lường định hai phần còn lại. Giai đoạn 3: Cân nhắc, chính thức quyết định lựa chọn phương án kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích. Lựa chọn phương án chiến lược kinh doanh là so sánh, cân nhắc các phương án đã được hoạch định về các mặt vốn đầu tư, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế – xã hội, về mặt môi trường cùng với sự thể hiện ngày một rõ hơn của các điều kiện, tiền đề đi đến chính thức quyết định chọn một phương án chiến lược tối ưu nhất, sát hợp nhất, khả thi nhất... Trong trường hợp phải so sánh nhiều phương án người ta phải áp dụng vận trù học, các thuật toán và máy điện toán. Nguyễn Thị Bích Liên 7 CH QTKDBK 2010 -2012 Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh Đôi khi việc phân tích và đánh giá các phương án cho thấy rằng, có hai hoặc nhiều phương án thích hợp và người quản lý có thể quyết định thực hiện một số phương án... 1.3 PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC CĂN CỨ CHO HOẠCH ĐỊNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH. Trong trường hợp này học viên cần: Đối với doanh nghiệp công ích cần phân tích, dự báo: nhu cầu phát triển bản thân hoạt động công ích, nguồn lực từ ngân sách và các nguồn lực có thể thu hút thêm được. 1.3.1 Phân tích, dự báo nhu cầu phát triển hoạt động của lĩnh vực công ích cụ thể của địa phương (tỉnh) trong cùng thời gian với kế hoạch. Theo GS,TS Đỗ Văn Phức [8, tr 139], để dự báo nhu cầu phát triển hoạt động của lĩnh vực công ích cụ thể của địa phương chúng ta phải nghiên cứu, nhận biết được: các loại đối tượng mục tiêu cụ thể; mức độ hỗ trợ để đối tượng có thay đổi về chất; các yếu tố tạo nên, ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển hoạt động của lĩnh vực công ích cụ thể, kể cả ảnh hưởng của khả năng đáp ứng. A _ +++ _ + + _ _ ___ B + + tqk to t ttl Hình 2. Kết hợp phương pháp suy ra xu hướng cho tương lai từ quá khứ với xét đến phần đột biến của một số nhân tố trong tương lai khi dự báo nhu cầu phát triển hoạt động công ích cụ thể. Nguyễn Thị Bích Liên 8 CH QTKDBK 2010 -2012 Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh 1.3.2 Phân tích, dự báo các nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách cho phát triển loại hoạt động công ích cụ thể trong thời gian với kế hoạch. Nguồn lực cho hoạt động của doanh nghiệp công ích chủ yếu được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Nguồn lực này thường được xác định chủ yếu theo nhu cầu thực tế được giải trình và khả năng của ngân sách. Do vậy, càng biết giải trình đầy đủ các loại đối tượng, mức độ cần hỗ trợ đặc thù của vùng, của ngành nghề càng được nhiều nguồn lực này cho phát triển hoạt động công ích của địa phương cụ thể. Mức tài chính được hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động công ích cụ thể của địa phương cụ thể trong năm kế hoạch có thể được xác định bằng mức thực tế của năm liền kề nhân với hệ số kỳ vọng tăng thêm do giải trình nhu cầu tăng. 1.3.3 Phân tích, dự báo các nguồn lực sẽ huy động thêm được cho phát triển hoạt động công ích cụ thể trong thời gian với kế hoạch. Hoạt động công ích có đầu ra sử dụng tạo ra môi trường, là các yếu tố gián tiếp sử dụng cho các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động xã hội. Do vậy, việc huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, các cá nhân đầu tư cho hoạt động công ích là hoàn toàn cần thiết. Càng biết luận giải, tuyên truyền càng huy động thêm được nhiều nguồn lực cho phát triển hoạt động công ích. Mức tài chính được huy động thêm từ các nguồn khác ngân sách hỗ trợ cho hoạt động công ích cụ thể của địa phương, cụ thể trong năm kế hoạch có thể được xác định bằng mức thực tế của năm liền kề nhân với hệ số kỳ vọng tăng thêm do tăng cường thuyết phục. 1.4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH 1.4.1 Giải pháp: Cụ thể hóa mục tiêu phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích+ Nguyễn Thị Bích Liên 9 CH QTKDBK 2010 -2012 Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh Mục tiêu kế hoạch hoạt động hàng năm của doanh nghiệp công ích là những kết quả doanh nghiệp kỳ vọng thu được sau khi thực hiện các hoạt động trong năm kế hoạch. Mục tiêu hoạt động hàng năm của doanh nghiệp công ích chủ yếu là: 1) tốc độ tăng trưởng, 2) chất lượng tăng trưởng, 3) mức độ tham gia vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương...Thường người ta phân ra mục tiêu cuối cùng là mức độ tham gia vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và các mục tiêu trung gian là các kết quả kinh doanh trực tiếp quyết định mục tiêu cuối cùng là: tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng. Dựa vào các căn cứ: các kết quả dự báo nhu cầu cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, kết quả dự báo các nguồn lực được cấp phát và huy động được doanh nghiệp chính thức quyết định lựa chọn mức độ của mục tiêu cuối cùng và các mục tiêu trung gian cho phát triển hoạt động trong năm kế hoạch. 1.4.2 Giải pháp: Lựa chọn các cặp dịch vụ - đối tượng hợp lý của doanh nghiệp công ích Trong kinh tế thị trường điều cần bàn là các cặp sản phẩm - khách hàng. Nói thị trường chung chung, nói sản phẩm tách riêng, khách hàng tách riêng là cách nói ít sát với thực tế, kém sức thuyết phục. Trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp công ích nói chung, của ngân hàng phát triển luôn tồn tại nhu cầu i loại dịch vụ với j loại đối tượng. Đối tượng phục vụ của doanh nghiệp công ích có thể là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp...Hoạt động công ích có nhiều dịch vụ, tác dụng khác nhau. Từ đó doanh nghiệp công ích cần xác định được tất cả các cặp dịch vụ – đối tượng; dựa vào khả năng tài chính và mức đủ để có biến đổi về chất ở đối tượng để quyết định mức hỗ trợ đầu tư trong năm kế hoạch. 1.4.3 Giải pháp: Sử dụng hợp lý các nguồn lực huy động được phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích Nguồn lực cần xác định là nguồn lực phục vụ cho hiện thực hóa, thực hiện mục tiêu, các cặp dịch vụ – đối tượng mà doanh nghiệp công ích chính thức quyết định lựa chọn. Nguyễn Thị Bích Liên 10 CH QTKDBK 2010 -2012 Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh Nguồn lực cho thực hiện mục tiêu, các cặp dịch vụ – đối tượng mà doanh nghiệp công ích chính thức quyết định lựa chọn bao gồm: nhu cầu tài chính, nhu cầu phát triển khoa học – công nghệ, nhu cầu phát triển nhân lực... Nhu cầu khoa học – công nghệ được xác định chủ yếu căn cứ vào các chỉ tiêu của mục tiêu kinh doanh trong năm kế hoạch như: hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng năng suất lao động...Nhu cầu tài chính và nhân lực được xác định chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu của mục tiêu phục vụ cho vay và các định mức tiêu hao trong năm kế hoạch. Như vậy, theo GS,TS Đỗ Văn Phức [8, tr 141], hoạch định phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích là quá trình đầu tư dự báo nhu cầu phát triển, dự báo nguồn lực từ ngân sách và dự báo các nguồn lực huy động thêm được; sử dụng các kết quả dự báo đó để tính toán, cân nhắc đưa ra một số phương án (kịch bản), mỗi phương án (kịch bản) có mục tiêu kế hoạch, phát triển các cặp dịch vụ - đối tượng và các nguồn lực kế hoạch. Thiếu hoặc kém độ tin dùng dù chỉ 1 căn cứ là kế hoạch phát triển hoạt động không dùng được hoặc dùng sẽ kém hiệu quả. Nguyễn Thị Bích Liên 11 CH QTKDBK 2010 -2012 Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh KÕ ho¹ch ph¸t triÓn ho¹t ®éng: môc tiªu, c¸c cÆp dÞch vô - ®èi tượng vµ c¸c nguån lực KÕt qu¶ dù b¸o nguån lùc thu hót thªm KÕt qu¶ dù b¸o nhu cÇu ph¸t triÓn KÕt qu¶ dù b¸o nguồn lùc ng©n s¸ch cho ph¸t triÓn ho¹t ®éng Hình 3: Mức độ tin dùng của ba căn cứ quyết định mức độ tin dùng của kế hoạch phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích. Nguyễn Thị Bích Liên 12 CH QTKDBK 2010 -2012 Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Hoạch định phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích có tính chất khác với doanh nghiệp kinh doanh là mức độ cạnh tranh không đáng kể, có mục đích hoạt động khác với doanh nghiệp kinh doanh là mục đích chính trị - xã hội quan trọng bằng hoặc hơn mục đích lợi nhuận. Chất lượng hoạt động, phát triển bền vững là thứ quan trọng nhất của mọi loại hình doanh nghiệp. Làm thế nào để đánh giá được phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích, chỉ ra các yếu kém và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động là vấn đề hết sức cần thiết. Chương này đã tổng kết, hệ thống được những vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định phát triển hoạt động của doanh nghiệp công ích phục vụ cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của NHPT Quảng Ninh. Những vấn đề lý luận nêu trên là thiết thực, bài bản làm cơ sở cho việc phân tích tình hình phát triển hoạt động có chất lượng hơn, tiến tới phát triển hoạt động để đạt hiệu quả cao của NHPT nói chung và của NHPT Quảng Ninh nói riêng. Nguyễn Thị Bích Liên 13 CH QTKDBK 2010 -2012
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan