Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại ban qlda...

Tài liệu Luận văn nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại ban qlda khí đông nam bộ.

.PDF
113
1280
113

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------- -------- NGUYỄN TRUNG HIẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QLDA KHÍ ĐÔNG NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------- -------- NGUYỄN TRUNG HIẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QLDA KHÍ ĐÔNG NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ THU HÀ Hà Nội – Năm 2013   LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận văn tốt nghiệp này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hà và là công trình nghiên cứu của tôi. Các dữ liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những nhận định, phân tích về các giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA khí Đông Nam Bộ được kiểm chứng bằng số liệu thực tế trong quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA khí Đông Nam Bộ. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Nguyễn Trung Hiếu Học viên cao học Lớp QTKD khóa 2010 – 2012 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội   MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................................. 1 1.1. Dự án đầu tư xây dựng công trình..................................................................... 1 1.1.1. Dự án đầu tư................................................................................................. 1 1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng công trình ............................................................... 3 1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình....................................................... 9 1.2.1 Khái niệm quản lý dự án .............................................................................. 9 1.2.2 Các hình thức quản lý dự án ........................................................................ 9 1.2.3 Nội dung quản lý dự án.............................................................................. 11 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án...................................................... 14 1.3.1. Yếu tố bên ngoài: ....................................................................................... 14 1.3.2. Yếu tố bên trong......................................................................................... 17 1.4. Đặc điểm ngành dầu khí và yêu cầu đối với công tác quản lý dự án dầu khí . ............................................................................................................................. 18 1.4.1. Đặc điểm của ngành dầu khí ...................................................................... 18 1.4.2. Đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng trong ngành dầu khí........................ 18 1.5. Một số định hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư ..................... 19 1.5.1. Đảm bảo tiến độ thực hiện dự án: .............................................................. 19 1.5.2. Đảm bảo chi phí thực hiện dự án: .............................................................. 20 1.5.3. Đảm bảo chất lượng thực hiện dự án: ........................................................ 20 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN KHÍ ĐÔNG NAM BỘ ............................................. 22 2.1. Khái quát về Ban quản lý dự án khí Đông Nam Bộ....................................... 22 2.1.1. Giới thiệu chung:........................................................................................ 22 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý dự án khí Đông Nam .................... 22 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án khí Đông Nam Bộ:....................... 23     2.2. Thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án khí Đông Nam Bộ ............................................................................................................................. 24 2.2.1. Đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng công trình do Ban quản lý dự án khí Đông Nam Bộ quản lý: .......................................................................................... 24 2.2.2. Thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án khí Đông Nam Bộ .................................................................................................................... 24 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN KHÍ ĐÔNG NAM BỘ ...................................... 60 3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý dự án đầu tư của Ban quản lý dự án khí Đông Nam Bộ trong thời gian qua ............................................ 60 3.1.1. Thuận lợi .................................................................................................... 60 3.1.2. Khó khăn .................................................................................................... 60 3.2. Phương hướng, mục tiêu hoạt động của Ban quản lý dự án khí Đông Nam Bộ trong thời gian tới................................................................................................. 61 3.2.1. Kiện toàn bộ máy tổ chức nhân sự của Ban ĐNB để đáp ứng các nhiệm vụ được giao: .............................................................................................................. 61 3.2.2. Tiếp tục triển khai thực hiện dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2, cụ thể: .................................................................................................................... 62 3.2.3. Tiếp tục triển khai thực hiện dự án Thu gom khí Đại Hùng, cụ thể: ......... 62 3.2.4. Tiếp tục triển khai thực hiện dự án Tách Ethane tại nhà máy Xử lý khí Dinh Cố từ hỗn hợp nguồn khí bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn, cụ thể:.......... 63 3.2.5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do PVGAS/PVN giao. ............................... 63 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban QLDA khí Đông Nam Bộ.......................................................................................... 63 3.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án..................................... 64 3.3.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đối với các lĩnh vực của dự án 68 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 78     DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các dự án nhóm A ......................................................................................... 4 Bảng 1. 2: Các dự án nhóm B......................................................................................... 5 Bảng 1. 3: Các dự án nhóm C......................................................................................... 5 Bảng 1. 4: Quy trình thực hiện dự án đầu tư XDCT ...................................................... 6 Bảng 2.5: Tỷ trọng tiến độ cấp 1 gói thầu FEED dự án Dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 ..................................................................................................................... 46 Bảng 2.6: Tỷ trọng tiến độ cấp 2 gói thầu FEED dự án Dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 ..................................................................................................................... 46 Bảng 2.4: Phần công việc không áp dụng hình thức lựa chọn Nhà thầu của dự án NCS2 ............................................................................................................................ 34 Bảng 2.3: Phần công việc đã thực hiện của dự án NCS2 ............................................. 33 Bảng 2.2: Bảng giá dự thầu gói thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình dự án tách Ethane ........................................................................................................................... 29 Bảng 2.1: Định mức chi phí lập dự án đầu tư............................................................... 26     DANH MỤC CÁC HÌNH     Hình 1.1: Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án................................................. 9 Hình 1.2: Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án ......................................................... 10 Hình 1.3: Hình thức chìa khóa trao tay ........................................................................ 11 Hình 1.4: Hình thức tự làm........................................................................................... 11 Hình 1.5: Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư ..................................................... 13 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Ban ĐNB ............................................................................... 23     DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Giải nghĩa QLDA Quản lý dự án Ban ĐNB Ban quản lý dự án khí Đông Nam Bộ PVN: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. PVGAS: Tổng Công ty Khí Việt Nam. FEED Thiết kế kỹ thuật KHĐT Kế hoạch đấu thầu PVE Tổng Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế dầu khí Dự án NCS2 Dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 Gói thầu CA Gói thầu tư vấn đăng kiểm Gói thầu EPC Gói thầu thiết kế, mua sắm và xây lắp WBS cấu trúc phân chia công việc     PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI: Cùng với sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế đất nước, các công trình trọng điểm quốc gia, các nhà máy, xí nghiệp, các tòa cao ốc và một số công trình công cộng khác đang mọc lên mỗi ngày. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng phát triển các công trình trong các ngành mũi nhọn như: dầu khí, than khoáng sản,… ngay từ thời kỳ đầu của quá trình đổi mới. Điều đó cho thấy, công tác đầu tư đã và đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, không phải dự án đầu tư nào cũng đạt được kết quả mong đợi, dự án đầu tư thành công hay thất bại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó phần lớn là phụ thuộc vào công tác quản lý dự án. Ban Quản lý dự án khí Đông Nam Bộ là một bộ phận trong Tổng Công ty Khí Việt Nam, Đại diện cho Tổng Công ty khí Việt Nam quản lý các dự án thu gom khí khu vực miền Đông Nam Bộ. Các dự án mà Ban QLDA khí Đông Nam Bộ quản lý đều là những dự án lớn, được hoạch định để thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực miền Đông Nam Bộ. Chính vì vậy, việc quản lý làm sao để các dự án hoàn thành một cách hiệu quả là nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với Ban QLDA khí Đông Nam Bộ. Trong qúa trình làm việc tại Ban QLDA khí Đông Nam Bộ, tác giả đã nhận thấy tầm quan trọng rất lơn của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và quyết định chọn đề tài: “Nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA khí Đông Nam Bộ”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA khí Đông Nam Bộ, cần đạt được: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về dự án, dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý dự án đầu tư đầu tư xây dựng công trình. Theo đó, đặc biệt chú ý đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Phân tích đánh giá hiện trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án Đông Nam Bộ. Từ đó tìm ra các điểm tồn tại và các nguyên nhân gây nên trong quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Ban QLDA khí Đông Nam Bộ.     Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA khí Đông Nam Bộ. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA khí Đông Nam Bộ. Phạm vi của đề tài là các dự án do Ban QLDA khí Đông Nam Bộ quản lý. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu tổng quan về dự án, dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý dự án đầu tư đầu tư xây dựng công trình. Phân tích thực trạng công tác QLDA đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA khí Đông Nam Bộ. Phân tích các điểm tồn tại trong quá trình thực hiện dự án. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN: Đề tài nghiên cứu này bổ sung như một tài liệu tham khảo về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực đối với việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình, giúp Ban QLDA khí Đông Nam Bộ khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện các dự án được giao. 6. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI: Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài gồm có 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư. Chương 2: Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA khí Đông Nam Bộ. Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban QLDA khí Đông Nam Bộ. Tác giả xin chân thành cảm ơn Cô giáo: Tiến Sĩ Phạm Thị Thu Hà đã trực tiếp hướng dẫn, cùng bàn bạc, thảo luận và tháo gỡ những khó khăn cũng như đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày   tháng năm 2013 Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1. Dự án đầu tư xây dựng công trình 1.1.1. Dự án đầu tư 1.1.1.1 Khái niệm Theo Đại bách khoa toàn thư, từ “ Project–Dự án” được hiểu là “ Điều có ý định làm” hay “ Đặt kế hoạch cho một ý đồ, quá trình hành động”. Như vậy, dự án có khái niệm vừa là ý tưởng, ý đồ, nhu cầu vừa có ý năng động, chuyển động, hành động. Chính vì lẽ đó mà có khá nhiều khái niệm về thuật ngữ này, cụ thể như: - Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn lực đã định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã dề ra và kết quả của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ mà bạn mong muốn (Tổ chức điều hành dự án-VIM). - Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định (khoản 7 Điều 4 –Luật Đấu thầu). - Dự án là một quá trình mang đặc thù riêng bao gồm một loạt các hoạt động được phối hợp và kiểm soát, có định ngày khởi đầu và kết thúc, được thực hiện với những hạn chế về thời gian, chi phí và nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu phù hợp với những yêu cầu cụ thể (trường Đại học Quản lý Henley). - Dự án là đối tượng của quản lý và là một nhiệm vụ mang tính chất 1 lần, có mục tiêu rõ ràng trong đó bao gồm chức năng, số lượng và tiêu chuẩn chất lượng), yêu cầu phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định, có dự toán tài chính từ trước và nói chung không được vuợt qua dự toán đó. Dự án là tổng thể các hoạt động (quyết định và công việc) phụ thuộc lẫn nhau nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất trong khoảng thời gian xác định với sự ràng buộc về nguồn lực trong bối cảnh không chắc chắn1. Các phương diện chính của dự án - Phương diện thời gian: Về phương diện này dự án là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau và chi phối nhau: Xác định, nghiên cứu và lập dự án; giai đoạn triển khai dự án; giai đoạn khai thác dự án.                                                              1   Giáo trình hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước – NXB Khoa học kỹ thuật 1 Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội - Phương diện kinh phí dự án: Kinh phí dự án là biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực cần thiết cho hoạt động của dự án. Trung tâm của phương diện này là vấn đề vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư. - Phương diện độ hoàn thiện của dự án (chất lượng dự án). Dự án đầu tư: Tùy vào góc độ xem xét mà dự án đầu tư được định nghĩa khác nhau: - Về mặt hình thức: dự án đầu tư là tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, có hệ thống hoạt động & chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả & thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. - Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài. - Xét trên góc độ kế hoạch hoá: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế- xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. - Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai1 1.1.1.2 Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư theo dự án: Các hoạt động đầu tư thường đòi hỏi một số vốn lớn và vốn này nằm khe đọng trong suốt thời quá trình thực hiện đầu tư. Thêm vào đó, hoạt động đầu tư là hoạt động lâu dài, thời gian thực hiện đầu tư, thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn lớn. Do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế... Mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. Không những thế, các thành quả của hoạt động đầu tư có giá trị sử dụng lâu dài, nhiều năm. Điều này nói lên giá trị to lớn của các thành quả đầu tư. Các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ngay tại nơi nó được tạo dựng nên. Do đó nó chịu ảnh hưởng từ các yếu tố về địa lý, địa hình ở địa phương đó. Để đảm bảo đầu tư có hiệu quả, trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác lập kế hoạch. Tức là phải xem xét, đánh giá các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật,, kinh tế tài chính, điều kiện môi trường xã hội, pháp lý... liên quan. Phải dự đoán được các biến                                                              1 Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư 2  Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội động bất thường của môi trường ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư. Mọi sự đánh giá, tính toán, xem xét này đều được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư. Dự án đầu tư được soạn thảo tốt là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện công cuộc đầu tư. Dự án – một phương thức hoạt động có hiệu quả. Bởi: Dự án là hoạt động có kế hoạch, được kiểm tra để đảm bảo tiến trình chung với các nguồn lực và môi trường đã được tính toán trước nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Dự án là điều kiện, là tiền đề của sự đổi mới và phát triển. Dự án sinh ra nhằm giải quyết những vấn đề của tổ chức. Dự án cho phép hướng sự nỗ lực có thời hạn để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mong muốn. “Nhu cầu muốn trở thành hiện thực phải thông qua hoạt động của con người, hoạt động khôn ngoan là hoạt động theo dự án.”1 1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng công trình 1.1.2.1Khái niệm: Dự án đầu tư xây dựng công trình là dự án bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng, cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm dịch vụ trong một thời hạn nhất định. “Dự án đầu tư xây dựng công trình” còn là thuật ngữ chuyên ngành dùng để chỉ bản báo cáo nghiên cứu khả thi trong các dự án đầu tư xây dựng công trình. Theo nghĩa này dự án đầu tư xây dựng công trình là tổng thể các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng, cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở. 2 1.1.2.2Phân loại dự án đầu tư. Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại dự án đầu tư. - Xét theo người khởi xướng có: dự án cá nhân, dự án tập thể, quốc gia, liên quốc gia. - Xét theo thời gian ấn định có: dự án ngắn hạn, dự án trung hạn, dự án dài hạn - Xét theo quy mô dự án có: Dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C. Trên cơ sở phân loại dựa trên tiêu chí chính là quy mô dự án kết hợp với việc xem xét đặc điểm riêng của từng ngành và các kết quả của dự án cùng với tầm quan trọng của chúng, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây                                                              1 2  Hiệu quả và quản lý dự án, Khoa khoa học quản lý, tr34 Luật xây dựng 3  Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội dựng công trình quy định cụ thể phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình như sau: Dự án đầu tư xây dựng công trình gồm có: Dự án quan trọng quốc gia (Theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội), dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C. Bảng 1.1: Các dự án nhóm A Stt Loại dự án đầu tư xây dựng công trình Các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc lĩnh vực bảo vệ 1 an ninh quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị-xã hội quan trọng 2 Tổng mức đầu tư Không kể mức vốn Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, Không kể chất nổ, hạ tầng khu công nghiệp nguồn vốn Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng luyện 3 kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc Trên 1.500 tỷ đồng lộ), xây dựng khu nhà ở Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi giao thông (khác I3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ 4 thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, Trên 1000 tỷ đồng bưu chính - viễn thong Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành 5 sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản Trên 700 tỷ xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, đồng lâm sản Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế văn hóa, giáo dục, 6 phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây Trên 500 tỷ dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên đồng cứu khoa học và các dự án khác 4  Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội Bảng 1. 2: Các dự án nhóm B 1 2 3 4 Loại dự án Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi giao thông (khác I3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính - viễn thong Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác Tổng mức đầu tư Từ 75 đến 1500 tỷ đồng Từ 50 đến 1000 tỷ đồng Từ 40 đến 700 tỷ đồng Từ 15 đến 500 tỷ đồng Bảng 1. 3: Các dự án nhóm C Stt 1 2 3 4 Tổng mức đầu tư Loại dự án Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi giao thông (khác I3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính - viễn thong Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác 5  Dưới 75 tỷ đồng Dưới 50 tỷ đồng Dưới 40 tỷ đồng Dưới 15 tỷ đồng Luận văn cao học QTKD 1.1.2.3 Đại học Bách khoa Hà Nội Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình Quy trình thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình cũng giống như các dự án khác, gồm có 3 giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành các kết quả dự án. Các công việc cụ thể trong từng giai đoạn được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 1. 4: Quy trình thực hiện dự án đầu tư XDCT1 Giai đoạn thực hiện Giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án Dự án đầu tư XDCT (báo cáo khả thi) Báo cáo kế kỹ bản vẽ thi thuật công sở kế minh - Hồ sơ nghiệm thu bàn giao đầu tư toán vốn đầu tư điển - Chứng hình Thuyết công - Quyết - Thiết kế mẫu - Thiết - Bản vẽ hoàn - Quy đổi vốn công Báo cáo kinh tế kỹ thuật XDCT tiền khả thi) Thiết kế minh dự án trình (báo cáo Thiết Thiết kế cơ Thiết kế bản vẽ thi dựng công hành các kết quả dự án Phần thuyết đầu tư xây Giai đoạn vận - Phương án thiết kế lựa chọn nhận Thiết kế bản vẽ thi phù hợp chất công lượng công trình - Bảo Ước tính chi phí dự án đầu tư Tổng dự Tổng mức đầu tư toán XDCT hành, bảo trì Dự toán chi phí Tổng dự toán Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, công việc quan trọng nhất là phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình và dự án đầu tư xây dựng công trình. Trừ một số trường hợp sau không cần phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Đó là các công trình chỉ yêu cầu                                                              1 Tài liệu học tập chuyên môn của BQL dự án 6  Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình: Công trình xây dựng vào mục đích tôn giáo, các công trình xây dựng mới, cải tạo sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng trừ trường hợp người quyết định đầu tư yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng, công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân quy định tại khoản 5 điều 33 của Luật xây dựng. Yêu cầu đối với 2 bản báo cáo này được quy định tại nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 và được sửa đổi bổ sung tại nghị định 83/2009/NĐCP ngày 15/10/2009. Cụ thể: Nội dung cáo cáo đầu tư xây dựng công trình: - Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn, chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có - Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình bao gồm: công trình chính, công trình phụ, công trình khác; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất - Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu năng lượng, dịch vụ hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án tới môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng. - Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có. Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình: Nội dung của của dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở - Nội dung phần thuyết minh • Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác • Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất 7  Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội • Các giải pháp thực hiện bao gồm: + Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có; + Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc; + Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động; + Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án. • Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng chống cháy nổ và các yêu cầu về an ninh quốc phòng • Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yếu cầu thu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án - Nội dung thiết kế cơ sở: Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ, bảo đảm thể hiện được các phương án thiết kế, là căn cứ để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo • Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm: + Đặc điểm tổng mặt bằng; phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; phương án và sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ + Kết cấu chịu lực chính của công trình; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường; hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình; sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào + Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động đối với công trình + Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng • Phần bản vẽ thiết kế cơ sở dược thể hiện với các kích thước chủ yếu bao gồm + Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến + Bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc + Sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ 8  Luận văn cao học QTKD + Đại học Bách khoa Hà Nội Bản vẽ thể hiện kết cấu chịu lực chính của công trình; bản vẽ hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình • Về mặt chi phí, nhiệm vụ quan trọng nhất đó là lập dự toán công trình. Nội dung của dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng 1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 1.2.1.Khái niệm quản lý dự án Một cách chung nhất có thể hiểu quản lý dự án là tổng thể những tác động có hướng đích của chủ thể quản lý tới quá trình hình thành, thực hiện và hoạt động của dự án nhằm đạt tới mục tiêu dự án trong những điều kiện và môi trường biến động Một cách cụ thể hơn, quản lý dự án là quá trình chủ thể quản lý thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra dự án nhằm đảm bảo các phương diện thời gian, nguồn lực và độ hoàn thiện của dự án. 1.2.2.Các hình thức quản lý dự án1 1.2.2.1Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án: Theo hình thức này, chủ đầu tư trực tiếp đảm nhận các công việc tuyển chọn, ký hợp đồng với nhà tư vấn, nhà thầu. Công tác giám sát, quản lý quá trình thực hiện hợp đồng đảm bảo đúng tiến độ do tổ chức tư vấn đã được lựa chọn đảm nhiệm. Cơ cấu tổ chức quản lý dự án theo hình thức này có dạng: Hình 1.1: Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án Chủ đầu tư Các chủ thầu Gói thầu 1 Gói thầu 2                                                              1  khoa học quản lý, Giáo trình hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước,tr234-237  9  Gói thầu 3 Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội 1.2.2.2Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án: Theo hình thức này chủ đầu tư thành lập một bộ phận thực hiện quản lý dự án. Cơ quan này là chủ nhiệm điều hành dự án. Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân có năng lực và có đăng ký về đầu tư xây dựng, được giao đầy đủ quyền hạn và chịu trách nhiệm về kết quả của dự án. Chủ đầu tư không trực tiếp ký hợp đồng, giám sát các nhà thầu mà các công việc đó được giao cho chủ nhiệm dự án đảm nhiệm. Hiện nay, hình thức này được sử dụng rộng rãi và thường được áp dụng đối với những dự án lớn, quan trọng . Cơ cấu tổ chức quản lý của hình thức này có dạng: Hình 1.2: Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án Chủ đầu tư Chủ nhiệm điều hành dự án Các chủ thầu Gói thầu 1 Gói thầu 2 ...... 1.2.2.3. Hình thức chìa khoá trao tay: Theo hình thức này, chủ đầu tư tổ chức đấu thầu lựa chọn một tổng thầu thực hiện toàn bộ các công việc của dự án Hình thức chìa khóa trao tay chủ yếu áp dụng trong các dự án xây dựng nhà ở, công trình dân dụng và công trình sản xuất kinh doanh ó quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản Cơ cấu tổ chức quản lý của hình thức này có dạng: 10  
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan