Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác thu bảo hiểm xã hộ...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác thu bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh

.PDF
118
356
113

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------------------- THÁI VĂN NAM NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN DIỆU HƯƠNG Hà Nội - 2012 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2012 Tác giả luận văn (đã ký) Thái Văn Nam 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục I Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt V Danh mục các bảng VI Danh mục các hình vẽ, đồ thị VII LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2 5. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................2 6. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................2 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ...........3 1.1 Bản chất và chức năng của BHXH .......................................................................3 1.2 Nguyên tắc và đối tượng tham gia của BHXH .....................................................7 1.2.1 Nguyên tắc của BHXH.......................................................................................7 1.2.2 Đối tượng tham gia BHXH ..............................................................................10 1.3 Những quan điểm cơ bản về BHXH và hệ thống các chế độ BHXH ở Việt Nam ...................................................................................................................................11 1.3.1 Những quan điểm cơ bản về BHXH ................................................................11 1.3.2 Hệ thống các chế độ BHXH ở Việt Nam .........................................................13 1.4 Nguồn hình thành và việc sử dụng quỹ BHXH ở Việt Nam ..............................16 1.4.1 Khái niệm và đặc điểm quỹ BHXH .................................................................16 4I 1.4.2 Nguồn hình thành quĩ BHXH ở Việt Nam.......................................................18 1.4.3 Sử dụng quỹ BHXH ở Việt Nam .....................................................................19 1.5 Nội dung tổ chức công tác thu BHXH ở Việt Nam ............................................20 1.5.1 Quy trình thu BHXH ở Việt Nam ....................................................................20 1.5.2 Tổ chức bộ máy thu BHXH ở Việt Nam .........................................................25 1.5.3. Các tiêu chí đánh giá tổ chức thu BHXH........................................................26 1.6 Kinh nghiệm một số nước về công tác quản lý thu BHXH ................................28 1.6.1 Công tác quản lý thu BHXH ở Liên Bang Mỹ.................................................28 1.6.2 Công tác quản lý thu BHXH ở Nhật Bản .........................................................30 1.6.3 Công tác quản lý thu BHXH ở Thái Lan .........................................................32 1.6.4 Công tác quản lý thu BHXH Quốc gia Mông Cổ ............................................33 1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác thu BHXH ở Việt Nam ...............35 CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................38 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC THU .................................38 BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH (2006-2010) ......................................38 2.1 Tổng quan về hoạt động của BHXH tại Việt Nam và Quảng Ninh ....................38 2.1.1 Tổng quan về hoạt động của BHXH tại Việt Nam ..........................................38 2.1.2 Tổng quan về hoạt động của BHXH tại Quảng Ninh ......................................41 2.2 Thực trạng hoạt động quản lý thu BHXH tỉnh Quảng Ninh ...............................44 2.2.1 Thực trạng hoạt động quản lý thu BHXH tỉnh Quảng Ninh trước năm 1995 .44 2.2.2 Thực trạng hoạt động quản lý thu BHXH tỉnh Quảng Ninh sau năm 1995.....46 2.3 Phân tích thực trạng tổ chức công tác thu BHXH tỉnh Quảng Ninh (2006-2010) ...................................................................................................................................48 2.3.1 Phân tích thực trạng tổ chức công tác thu BHXH tỉnh Quảng Ninh theo nội dung tổ chức trong quản lý........................................................................................48 2.3.1.1 Mô hình tổ chức công tác quản lý thu BHXH tỉnh Quảng Ninh ..................48 2.3.1.2 Đánh giá hoạt động của các bộ phận chức năng ...........................................53 2.3.1.3 Đánh giá kết quả đạt được trong công tác thu BHXH tỉnh Quảng Ninh (2006-2010) ...............................................................................................................55 I 5 2.3.2 Phân tích thực trạng tổ chức công tác thu BHXH tỉnh Quảng Ninh theo đối tượng quản lý thu ......................................................................................................58 2.3.2.1 Tổ chức công tác thu BHXH tỉnh Quảng Ninh đối tượng bắt buộc .............58 2.3.2.2 Tổ chức công tác thu BHXH tỉnh Quảng Ninh đối tượng tự nguyện ...........64 2.3.3 Phân tích tình hình nợ đọng thu BHXH ...........................................................68 2.4 Một số giải pháp BHXH tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng nhằm cải thiện tổ chức công tác thu BHXH ...................................................................................................75 2.5 Đánh giá chung tổ chức công tác thu BHXH tỉnh Quảng Ninh (2006-2010).....76 2.5.1 Những thành tích đạt được ...............................................................................76 2.5.2 Những mặt còn hạn chế....................................................................................78 2.5.3 Các nguyên nhân chính ảnh hưởng không tốt đến tổ chức công tác thu BHXH tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................79 CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................81 XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH .........................................81 3.1 Mục tiêu, phương hướng hoạt động của BHXH Quảng Ninh ............................81 3.2. Xây dựng nhóm giải pháp pháp hoàn thiện tổ chức công tác thu BHXH tỉnh Quảng Ninh ...............................................................................................................82 3.2.1 Hoàn thiện quy trình thu BHXH tỉnh Quảng Ninh ..........................................82 3.2.2 Bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ BHXH tỉnh Quảng Ninh ...........................................................................................................................84 3.2.3 Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về BHXH tại Quảng Ninh.........85 3.2.4 Tăng cường giám sát công tác tổ chức thu BHXH tỉnh Quảng Ninh ..............87 3.2.5 Tăng cường phối hợp với các ban ngành có liên quan trong khi thực hiện công tác thu BHXH ............................................................................................................88 3.3 Một số giải pháp định hướng rút ra từ kinh nghiệm các nước và thực tiễn ........88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................90 Kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác thu BHXH tỉnh Quảng Ninh .............90 Kiến nghị với cơ quan Nhà nước về văn bản pháp luật ............................................90 I 6 Kiến nghị đối với BHXH Việt Nam .........................................................................91 Kiến nghị đối với BHXH Quảng Ninh .....................................................................94 Kết luận .....................................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................99 PHỤ LỤC ................................................................................................................101 II 7 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh HTX : Hợp tác xã ILO : Tổ chức lao động thế giới NSNN : Ngân sách nhà nước V V 8 DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG Bảng 01. Mức đóng góp BHXH tại Thái Lan ...........................................................33 Bảng 02. Mức đóng góp BHXH tại Mông Cổ ..........................................................35 Bảng 03. Chuyên viên Phòng Thu ............................................................................54 Bảng 04. Kế hoạch, thực hiện thu BHXH (2006-2010)............................................56 Bảng 05. Bảng tổng hợp kết quả thu BHXH bắt buộc (2006-2010) .........................59 Bảng 06. Kết quả thực hiện thu BHXH tự nguyện ...................................................66 Bảng 07. Tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội (2006-2010) ......................................69 VI VI 9 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ STT TÊN HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TRANG Hình 01. Sơ đồ mô hình tổng quan về phân cấp quản lý thu BHXH ........................25 Hình 02. Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Quảng Ninh .............................................41 Hình 03. Mô hình tổ chức công tác quản lý thu BHXH tỉnh Quảng Ninh ...............49 Hình 04. Đơn vị tham gia BHXH bắt buộc (2006-2010)..........................................60 Hình 05. Số lao động tham gia BHXH bắt buộc (2006-2010)..................................60 Hình 06. Kết quả thu BHXH bắt buộc (2006-2010) .................................................61 Hình 07. Tình hình nợ đọng BHXH (2006-2010).....................................................70 Hình 08. Tình hình nợ đọng BHXH khối DN Nhà nước (2006-2010) .....................71 Hình 09. Tình hình nợ đọng BHXH khối DN có vốn đầu tư nước ngoài .................71 (2006-2010) ...............................................................................................................71 Hình 10. Tình hình nợ đọng BHXH khối DN ngoài quốc doanh (2006-2010) ........72 Hình 11. Tình hình nợ đọng BHXH khối Hành chính sự nghiệp (2006-2010) ........72 Hình 12. Tình hình nợ đọng BHXH khối ngoài công lập (2006-2010) ....................73 Hình 13. Tình hình nợ đọng BHXH khối Hợp tác xã (2006-2010) ..........................73 Hình 14. Tình hình nợ đọng BHXH khối xã, phường (2006-2010) .........................74 VII 10 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm qua, khi đất nước chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã mang lại cho đất nước những sự thay đổi phát triển nhanh chóng, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nền kinh tế chuyển từ hai thành phần kinh tế sang một nền kinh tế nhiều thành phần. Nền kinh tế không chỉ có thành phần kinh tế trong nước mà còn bao gồm cả thành phần kinh tế nước ngoài. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế cũng bộc lộ rất nhiều nhược điểm, đó là thất nghiệp, phân hoá giàu nghèo, bất công xã hội, người lao động làm trong các doanh nghiệp nước ngoài bị đối xử phân biệt, ngược đãi. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta không ngừng đầu tư cho ngành BHXH, coi đó là một chính sách an sinh xã hội chủ chốt. Mục tiêu chính của ngành BHXH là hỗ trợ cuộc sống cho người lao động và thân nhân của họ, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp phải tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản, tử tuất. Mặt khác, đảm bảo cho người lao động có được một cuộc sống ổn định khi hết tuổi lao động thông qua chế độ hưu trí. Để thực hiện được những mục tiêu trên, một trong những vấn đề chủ chốt và có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ hoạt động của ngành BHXH đó là phải thực hiện tốt công tác thu BHXH với phương châm thu đúng, thu đủ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Chính những vấn đề nêu trên đã đặt ra sự cấp thiết cho việc nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác thu bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh” làm nội dung nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ. 2. Mục đích nghiên cứu - Tổng hợp và hệ thống hoá cơ sở lý luận về BHXH và tổ chức công tác thu BHXH ở Việt Nam. 1 - Phân tích thực trạng tổ chức công tác thu BHXH tỉnh Quảng Ninh (20062010). Từ đó rút ra được những nguyên nhân ảnh hưởng đến tổ chức công tác thu BHXH tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện tổ chức công tác thu BHXH tỉnh Quảng Ninh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những hoạt động có liên quan tới tổ chức công tác thu bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu việc thực hiện công tác thu BHXH của các đơn vị do Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh quản lý (2006-2010). 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả lựa chọn và sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê và phương pháp nghiên cứu hệ thống. 5. Đóng góp mới của luận văn Luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về BHXH và vai trò của công tác thu BHXH làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác thu BHXH của tỉnh Quảng Ninh. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, Luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác thu Bảo hiểm xã hội. Chương 2: Phân tích thực trạng tổ chức công tác thu bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh (2006-2010). Chương 3: Xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác thu bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh. 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1 Bản chất và chức năng của BHXH Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở và đi lại…Để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiết. Khi sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn. Như vậy, việc thoả mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn lao động, mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ bị suy giảm… Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như: cần được khám chữa bệnh và điều trị khi ốm đau; tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng… Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng; đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước… Rõ ràng, những cách đó là hoàn toàn thụ động và không chắc chắn. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê mướn nhân công trở nên phổ biến thì mối quan hệ kinh tế giữa người lao động làm thuê và giới chủ cũng trở nên phức tạp. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải cam kết cả việc bảo đảm cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi không may bị ốm đau, tai nạn, thai sản… Trong thực tế, nhiều khi các trường hợp nêu trên không xảy ra và người chủ không phải chi trả một đồng nào, nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ phải bỏ ra một lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không muốn. Vì thế, mâu thuẫn chủ – thợ phát 3 sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng được vai trò của Nhà nước, mặt khắc buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê. Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước (NSNN) khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết. Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng, khả năng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày cảng đảm bảo. Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ được thế giới quan niệm là BHXH đối với người lao động. Như vậy, BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động, chết, trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH. Với cách hiểu như trên, bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau: - BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước. 4 - Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH. Bên tham gia BHXH có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và người sử dụng lao động. Bên BHXH thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước thiết lập và bảo trợ. Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết. - Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: tuổi già, thai sản… Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài quá trình lao động. - Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. - Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này đã được Tổ chức lao động thế giới (ILO) cụ thể hoá như sau: + Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ; + Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật; + Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em. Với những mục tiêu trên, BHXH đã trở thành một trong những quyền con người và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào Tuyên ngôn Nhân quyền ngày 10/12/1948 rằng: “ Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển con người” [19]. 5 Ở nước ta, BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách an sinh xã hội. Ngoài BHXH, chính sách an sinh xã hội còn có cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, chính sách xoá đói, giảm nghèo… Bảo hiểm xã hội có những chức năng chủ yếu sau: - Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì suy cho cùng, mất khả năng lao động sẽ đến với tất cả mọi người lao động khi hết tuổi lao động theo các điều kiện quy định của BHXH. Còn mất việc làm và mất khả năng lao động tạm thời làm giảm hoặc mất thu nhập, người lao động cũng sẽ được hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết, thời điểm và thời hạn được hưởng phải đúng quy định. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH. - Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà cả những người sử dụng lao động. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Số lượng những người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp. Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối lại giữa những người lao động có thu nhập cao và thấp, giữa những người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc… Thực hiện chức năng này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội. - Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi khoẻ mạnh tham gia lao động sản xuất, người lao động được chủ sử dụng lao động trả lương hoặc tiền công. Khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc khi về già đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của họ và gia đình họ luôn được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó, người lao động luôn yên tâm, gắn bó tận 6 tình với công việc, với nơi làm việc. Từ đó, họ rất tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này biểu hiện như một đòn bảy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội. - Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao động… Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó sẽ được điều hoà và giải quyết. Đặc biệt, cả hai giới này đều thấy nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính trị và xã hội được phát triển và an toàn hơn. 1.2 Nguyên tắc và đối tượng tham gia của BHXH 1.2.1 Nguyên tắc của BHXH BHXH là loại hình bảo hiểm không vì mục tiêu lợi nhuận nên BHXH hoạt động dựa theo nguyên tắc cơ bản sau: - Mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng trợ cấp BHXH: Thực hiện nguyên tắc này sẽ góp phần đảm bảo quyền bình đẳng giữa những người lao động trên phương diện xã hội, nhất là trong điều kiện BHXH có sự bảo trợ của Nhà nước. Vì vậy mà ngày nay, BHXH đã trở thành quyền cơ bản của người lao động, xét trên cả bình diện quốc gia và quốc tế. Ở Việt Nam, quyền tham gia và hưởng BHXH của người lao động đã được ghi trong Hiến pháp (Điều 56) và Bộ luật lao động (Điều 7). Thực tế, một trong các tiêu chí để đánh giá hệ thống BHXH là diện bao phủ của nó so với lực lượng lao động trong phạm vi cả nước. Cho nên, các hệ thống bảo hiểm thường thiết kế để ngay cả những người ít có khả năng cũng có cơ hội được tham gia BHXH ở mức độ nhất định. Quyền tham gia và hưởng BHXH không thể bị phân biệt về khu vực, ngành nghề, thành phần kinh tế …Tuy nhiên, 7 người lao động được tham gia và hưởng bảo hiểm ở mức độ nào, trong những trường hợp nào… hay nói cách khác là khả năng được chia sẻ, khắc phục rủi ro đến đâu còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và thể chế chính trị của mỗi quốc gia. - Mức hưởng trợ cấp BHXH phải tương quan với mức đóng góp: BHXH là một trong những hình thức phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm nên cần xác định mức hưởng một cách công bằng, hợp lý. Mức đóng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mức hưởng BHXH. Nếu người lao động đã đóng tiền bảo hiểm trên một mức thu nhập nào đó thì có nghĩa là họ đã mua bảo hiểm cho mức thu nhập đó. Khi mức thu nhập này bị giảm hoặc mất thì BHXH phải đảm bảo cho người tham gia hưởng bằng mức đã nhận bảo hiểm. Tuy nhiên, do mục đích BHXH chi phối, trong điều kiện có sự bảo trợ của Nhà nước đối với quỹ BHXH thì mức đóng góp và thu nhập được bảo hiểm thường bị khống chế ở mức trần nhất định. Điều đó là để đảm bảo công bằng, NSNN sẽ không phải bảo trợ cho những mức bảo hiểm quá cao, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chi ngân sách nói chung. Ngoài ra, trong một số trường hợp, mức bảo hiểm còn phải dựa trên thời gian đóng bảo hiểm. Yếu tố này đặc biệt quan trọng đối với các chế độ bảo hiểm dài hạn. Tuy vậy, căn cứ vào mức đóng bảo hiểm không có nghĩa là người lao động đóng bảo hiểm bao nhiêu thì họ sẽ được hưởng bấy nhiêu. BHXH còn thực hiện mục đích chia sẻ rủi ro trong cộng đồng nên trong tương quan với tiền lương, các hệ thống BHXH thường thiết kế sao cho mức thu nhập được bảo hiểm không được cao hơn, thậm chí phải thấp hơn mức lương khi người lao động đang làm việc. Như vậy, người lao động không thể chia hết rủi ro của mình cho cộng đồng mà họ cũng phải gánh chịu một phần. Mặt khác, sự chênh lệch đáng kể về thu nhập sẽ khuyến khích người lao động tích cực lao động sản xuất, không ỷ lại hay lạm dụng chế độ bảo hiểm để nghỉ việc. Mức trợ cấp bảo hiểm cho người lao động phải được tính toán hợp lý trong tương quan với rất nhiều yếu tố, trong đó mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ là những yếu tố chủ yếu nhất. Việc xác định mức trợ cấp bảo hiểm hợp lý là 8 nguyên tắc quan trọng để đảm bảo tính hấp dẫn và tính bền vững của BHXH. Đây cũng là nguyên tắc thể hiện rõ nét yếu tố kinh tế và yếu tố xã hội của hình thức bảo hiểm này. - Nguyên tắc số đông bù số ít: Khi tham gia BHXH, người lao động được bảo đảm một khoản thu nhập khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Khoản thu nhập thay thế này nói chung cao hơn nhiều so với khoản phí BHXH mà họ đã đóng góp. Để làm được điều này, BHXH phải thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít, có nghĩa là lấy số đông để bù cho số ít người không may gặp rủi ro. Mặt khác, đối với mỗi người lao động, thời gian làm việc có thu nhập thường lớn hơn thời gian ngừng hoặc nghỉ việc không có thu nhập. Theo nguyên tắc này, càng nhiều người tham gia BHXH thì san sẻ rủi ro càng được thực hiện dễ dàng hơn. - Nhà nước thống nhất quản lý BHXH: BHXH là một chính sách lớn ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Nhà nước, với tư cách là đại diện chính thức về mặt quản lý xã hội, phải có trách nhiệm thực hiện chính sách xã hội, quản lý các hoạt động BHXH để đảm bảo ổn định và công bằng xã hội. Bên cạnh đó, BHXH còn là một yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển thị trường lao động. Nếu BHXH được Nhà nước quản lý thống nhất, ổn định sẽ tạo điều kiện cho người lao động dịch chuyển lao động từ đơn vị này đến đơn vị khác, từ khu vực này đến khu vực khác … theo yêu cầu của thị trường mà quyền lợi bảo hiểm của họ không bị ảnh hưởng. Khi Nhà nước quản lý sẽ đảm bảo tính thống nhất và là yêu cầu khách quan, nhất là trong giai đoạn đầu thực hiện BHXH theo yêu cầu của cơ chế thị trường. - Kết hợp hài hoà các lợi ích, các mục tiêu và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước: Khác với bảo hiểm thương mại, BHXH ngoài mục đích là đảm bảo thu nhập cho người lao động còn phải tính đến lợi ích chung và lợi ích của người sử dụng lao động, kết hợp với các mục tiêu đó là mục tiêu xã hội. Vì vậy, kết hợp hài hoà các lợi ích, các mục tiêu đó vừa là cơ sở thiết kế hệ thống, vừa là điều kiện để tổ chức thành công BHXH. 9 1.2.2 Đối tượng tham gia BHXH Theo quan điểm của ILO, thì đối tượng tham gia BHXH phải là những người lao động nằm trong độ tuổi được quy định trong luật định, đang làm việc, hoạt động trong một lĩnh vực nào đó để tạo ra sản phẩm xã hội và tạo ra thu nhập cho bản thân. Vì vậy, đối tượng tham gia BHXH được phân ra thành hai dạng: + Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là những người lao động trong độ tuổi lao động nằm trong diện phải tham gia BHXH theo luật định. Đầu tiên các nước đều thực hiện BHXH bắt buộc đối với công nhân viên chức Nhà nước, sau đó mới mở rộng dần ra cho người lao động khu vực ngoài quốc doanh, các thành phần kinh tế khác. + Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: là những cá nhân tự nguyện trong độ tuổi lao động thuộc lĩnh vực thành phần kinh tế khác, những người lao động độc lập, nông dân, thợ thủ công… do công việc nơi làm việc không ổn định nên không tham gia loại hình BHXH bắt buộc. Theo Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động, bao gồm: 1. Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: a, Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên; b, Cán bộ, công chức, viên chức; c, Công nhân quốc phòng, công nhân công an; d, Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; đ, Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; e, Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc. 10 2. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động. 3. Người tham gia BHXH tự nguyện là những cá nhân tự nguyện trong độ tuổi lao động thuộc lĩnh vực thành phần kinh tế khác, những người lao động độc lập, nông dân, thợ thủ công... do công việc nơi làm việc không ổn định nên không được tham gia loại hình BHXH bắt buộc. 1.3 Những quan điểm cơ bản về BHXH và hệ thống các chế độ BHXH ở Việt Nam 1.3.1 Những quan điểm cơ bản về BHXH Khi thực hiện BHXH, các nước đều phải lựa chọn hình thức, cơ chế và mức độ thoả mãn các nhu cầu BHXH phù hợp với tập quán, khả năng trang trải và định hướng phát triển kinh tế xã hội của nước mình. Đồng thời, phải nhận thức thống nhất các quan điểm về BHXH sau đây: - Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách xã hội: Mục đích chủ yếu của chính sách này nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm. Ở nước ta, BHXH nằm trong hệ thống các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Thực chất, đây là một trong những loại chính sách đối với con người nhằm đáp ứng một trong những quyền và nhu cầu hiển nhiên của con người, nhu cầu an toàn về việc làm, an toàn lao động, an toàn xã hội… - Người người lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH cho người lao động: Người sử dụng lao động thực chất là các tổ chức, các DN và các cá nhân có thuê mướn lao động. Họ phải có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ BHXH và có trách 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan