Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn nghiên cứu đánh giá mức độ xâm nhập và sự cạnh tranh của hàng hóa trung...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu đánh giá mức độ xâm nhập và sự cạnh tranh của hàng hóa trung quốc trên thị trường nội địa việt nam nhằm đưa ra giải pháp chiếm lĩnh lại thị trường nội địa.

.PDF
118
624
58

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ____ ____ PHẠM ANH DŨNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XÂM NHẬP VÀ SỰ CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA TRUNG QUỐC TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA VIỆT NAM NHẰM ĐƯA RA GIẢI PHÁP CHIẾM LĨNH LẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANHH ỌC: . NGÔ TRẦN ÁNH Hà Nội-Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ********** Phạm Anh Dũng NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XÂM NHẬP VÀ SỰ CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA TRUNG QUỐC TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA VIỆT NAM NHẰM ĐƯA RA GIẢI PHÁP CHIẾM LĨNH LẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Quản trị kinh doanh NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN BẢO Hà Nội - 2013 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 4 VÀ CHÍNH SÁCH XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 1.1. Thương mại quốc tế 4 1.1.1 Khái niệm về thương mại quốc tế 4 1.1.2 Nội dung thương mại quốc tế 4 1.1.3 Chức năng của thương mại quốc tế 5 1.1.4 Khái niệm về chính sách ngoại thương 6 Vấn đề xâm nhập thị trường 7 1.2.1 Khái niệm xâm nhập thị trường 7 1.2.2 Mục tiêu của xâm nhập thị trường 8 1.2.3 Các công cụ để xâm nhập thị trường 10 1.2.3.1 Xuất khẩu 10 1.2.3.2 Nhượng quyền thương hiệu 12 1.2.3.3 Đầu tư trực tiếp 14 1.2.3.4 Xúc tiến thương mại 15 1.2.3.5 Cung cấp vốn ODA 15 Chính sách chống xâm nhập thị trường từ nước ngoài 17 1.2.4.1 Thúc đẩy xuất khẩu đồng thời kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu 17 1.2.4.2 Đổi mới cơ chế chính sách quản lý điều hành xuất nhập khẩu. 17 1.2.4.3 Xây dựng và thực thi chính sách tỷ giá hợp lý để thúc đẩy xuất 18 1.2 1.2.4 khẩu, hạn chế nhập khẩu. 1.2.4.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá nội địa 19 1.2.4.5 Phát triển bền vững thị trường trong nước. 20 1.2.4.6 Tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại và phù hợp. 20 Lý thuyết về tỉ lệ xâm nhập thị trường 22 1.2.5 Chương 2: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ XÂM NHẬP CỦA HÀNG HÓA TRUNG QUỐC TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA VIỆT NAM 26 2.1. Khái quát về chính sách thương mại Việt Nam- Trung Quốc 26 2.1.1 Chính sách thương mại của Việt Nam 28 2.1.2 Chính sách thương mại của Trung Quốc 28 Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam- Trung Quốc 33 2.2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu 33 2.2.2 Cơ cấu xuất nhập khẩu song phương 36 2.2.3 Những vấn đề liên quan tới mậu dịch biên giới 40 Đánh giá sơ bộ tình hình thương mại song phương Việt Nam 41 2.2 2.3 - Trung Quốc 2.3.1 Những thành tựu đạt được 41 2.3.2 Những thách thức đối với Việt Nam 43 Mức độ xâm nhập của hàng hóa Trung Quốc vào thị trường 53 2.4 nội địa Việt Nam 2.5 Nguyên nhân dẫn đến sự xâm nhập mạnh của hàng hóa 63 Trung Quốc trên thị trường nội địa Việt Nam 2.5.1 Cơ chế đấu thầu còn nhiều hạn chế, lỏng nẻo 64 2.5.2 Năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường nội địa 66 2.5.3 Hạn chế trong năng lực xây dựng và thi hành chính sách về hỗ 69 trợ xuất nhập khẩu 2.5.4 Hạn chế từ hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu 71 2.5.5 Hạn chế trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại 74 còn. 2.5.6 Các ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu kém Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HÀNG VIỆT NAM 75 77 CHIẾM LĨNH LẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 3.1. Quan điểm và phương hướng 77 3.1.1 Quan điểm 77 3.1.2 Phương hướng 81 Một số giải pháp để hàng Việt Nam chiếm lĩnh lại thị trường 83 3.2 nội địa 3.2.1 Những giải pháp từ phía Nhà nước 83 3.2.1.1 Thay đổi cơ chế đấu thầu hiện nay 83 3.2.1.2 Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với nâng cao năng lực cạnh 84 tranh của doanh nghiệp 3.2.1.3 Quan tâm đầu tư và phát triển những mặt hàng công nghiệp phụ 87 trợ 3.2.1.4 Thiết lập hàng rào kỹ thuật đối với nhập khẩu 92 3.2.1.5 Cải thiện hoạt động của bộ máy hải quan, quản lý thị trường, 93 công an trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. 3.2.2 3.2.2.1 Những giải pháp từ phía Doanh nghiệp 95 Nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh của hàng hóa 95 Việt Nam 3.2.2.2 Đẩy mạnh phong trào “Nâng cao năng suất” và chủ 97 trương “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” KẾT LUẬN 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 PHỤ LỤC 108 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang 24 Hình 1.1 Xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu giữa Việt Nam và Trung Quốc Hình 1.2 Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc so với tổng nhập siêu của Việt 25 Nam Hình 1.3 Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo nhóm hàng, 2008 26 Hình 1.4 Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc theo nhóm hàng, 2008 27 Bảng 1.3 Cán cân thương mại với Trung Quốc của một số nước trong khu vực, 32 2008 Bảng 1.4 Cơ cấu nhập khẩu từ Trung Quốc của các nước trong khu vực, 2008 33 Bảng 1.5 Cơ cấu xuất khẩu sang Trung Quốc của các nước trong khu vực, 2008 34 Bảng 1.6 Một số hạng mục chính cán cân thanh toán của Việt Nam với Trung 36 Quốc Bảng 1.7 Hàng hóa giảm trên 10% thuế suất 39 Bảng 1.8 Tỷ lệ thâm nhập của Trung Quốc trên thị trường Việt Nam 42 Bảng 1.9 So sánh sự thay đổi về tỷ lệ thâm nhập và tấc độ tăng trưởng sản xuất 45 nội địa Bảng 1.10 Tỷ lệ thâm nhập của Trung Quốc và lĩnh vực sản xuất, 2008 46 Bảng 1.11 Nhập siêu và cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường Việt 48 Nam Bảng 1.12 Top 20 sản phẩm Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, 2008 49 Bảng 1.113 Các dự án thầu trọng điểm của Trung Quốc tại Việt Nam thời kỳ 2007 - 53 2010 Bảng 1.1 (Phụ lục). Xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu giữa Việt Nam và Trung 95 Quốc Bảng 1.2a (Phụ lục). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung 96 Quốc, 2008 Bảng 1.2b (Phụ lục). Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Trung Quốc, 2010 97 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ACFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc ( ASEAN- China Free Trade Area) ASEAN+3 Hiệp hội các nước Đông Nam Á + Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc DNNN Doanh nghiệp Nhà nước EHP Chương trình thu hoạch sớm của Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc ( Early Harvest Program ) EPC Thiết kế - Cung ứng vật tư thiết bị - Xây lắp ( Engenering, Procument, Construction) FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment) FTA Khu vực mậu dịch tự do ( Free Trade Area) HS Hệ thống hài hòa ( Harmonized System) IMF Quỹ tiền tệ quốc tế ( International Monetary Fund) IPR Tỷ lệ xâm nhập ( Import Penetration Rate) ISIC Danh mục chuẩn quốc tế các ngành công nghiệp (International Standart Industrial Classification) ODA Hỗ trợ phát triển chính thức ( Official Development Aid) ODM Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp khác (Original Disign Manufacturer) OEM Nhà sản xuất phụ tùng lắp ráp ( Original Equipment Manufacturer) SITC Danh mục chuẩn quốc tế các loại hàng hóa( Standard International Trade Classification) WB Ngân hàng thế giới ( World Bank) Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Năm 2004, trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại khu vực (FTA), Việt Nam và các đối tác đã ký kết thỏa thuận thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc. Hiệp ước «ACFTA » (ASEAN-China Free Trade Area), có hiệu lực từ năm 2010 (2015 đối với những nước kém phát triển hơn trong đó có Việt Nam) sẽ tạo ra một khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới, với GDP khoảng 2000 tỉ USD và dân số gần 1,7 tỉ người. Quá trình hội nhập quốc tế mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức, một trong những thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt chính là sức ép cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc trên thị trường quốc tế cũng như thị trường nội địa của Việt Nam. Vấn đề này ngày càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết trong bối cảnh thâm hụt thương mại Việt- Trung ngày càng tăng trong những năm trở lại đây, và việc Việt Nam trở nên quá phụ thuộc về thương mại vào một nền kinh tế đã trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Đã có những nghiên cứu khá sâu vấn đề thâm hụt thương mại ViệtTrung. Lê Quốc Phương (2010) phân tích tác động của việc Trung Quốc nâng giá Nhân Dân Tệ đối với xuất khẩu của Việt Nam, qua đó tác động tới thâm hụt cán cân thương mại. Trần Văn Thọ (2010) phân tích chiến lược, chính sách nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của công nghiệp Việt Nam trước sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc. Hà Thị Hồng Vân và Đỗ Tiến Sâm (2009) nghiên cứu mối quan hệ giữa thương mại, FDI và ODA của Trung Quốc- Việt Nam trong thời kỳ 1998-2008 và tác động của những yếu tố đó tới kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa phân tích được cấu trúc của thâm hụt thương mại, đồng thời chưa đo lường mức độ đe dọa của hàng nhập khẩu Trung Quốc trên thị trường nội địa Việt Nam. Học viên: Phạm Anh Dũng 1 Lớp CH 2010B Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trong khuôn khổ đề tài "Nghiên cứu, đánh giá mức độ xâm nhập và sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường nội địa Việt Nam nhằm đưa ra giải pháp chiếm lĩnh lại thị trường nội địa”, chúng tôi hướng tới việc giải quyết những khiếm khuyết của các nghiên cứu trên bằng cách so sánh thâm hụt thương mại của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á với Trung Quốc, đặc biệt thông qua phương pháp tính toán và phân tích tỷ lệ thâm nhập của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường nội địa Việt Nam. Đề tài của chúng tôi đưa ra những nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng cán cân thương mại. Kết quả cho thấy mức độ thâm nhập của Trung Quốc ngày càng tăng trong đa số các sản phẩm từ máy móc thiết bị đến hàng tiêu dùng. Đặc biệt, các ngành sản xuất Trung Quốc thâm nhập nhiều nhất vào thị trường Việt Nam hiện nay đều tập trung vào một số lĩnh vực: điện lực, dầu khí, cơ khí, luyện kim, khai khoáng, hóa chất - những ngành công nghiệp thượng nguồn hiện đang có nhiều dự án EPC với quy mô lớn do Trung Quốc thắng thầu đảm nhận, với chủ đầu tư đều là các tập đoàn kinh tế trụ cột của nền kinh tế Việt Nam. Dù có những quan điểm cho rằng, nhập khẩu công nghệ, thiết bị là nhằm tới kỳ vọng nâng cao giá trị gia tăng trong tương lai, thực tế cho thấy, nhập siêu từ nước láng giềng đang ngày càng chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam, mà giá trị lan tỏa về công nghệ cũng như về xã hội không cao như kỳ vọng. 2. Mục tiêu của đề tài : Mục tiêu của đề tài nhằm làm sáng tỏ những vấn đề sau: - Giới thiệu một cách khái quát nhất về thương mại hàng hóa Việt NamTrung Quốc - Phân tích tỷ lệ xâm nhập của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường nội địa Việt Nam, những thành tựu mà nước ta đã đạt được trong quan hệ thương mại với Trung Quốc và những thách thức đối với Việt Nam trong quá trình chiếm lĩnh lại thị trường nội địa. Học viên: Phạm Anh Dũng 2 Lớp CH 2010B Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Trên cơ sở phân tích tỷ lệ xâm nhập và sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường nội địa Việt Nam, đề tài hệ thống hóa và đề xuất các giải pháp để hàng Việt Nam chiếm lĩnh lại thị trường nội địa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Tỷ lệ xâm nhập và sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường nội địa Việt Nam, những nguyên nhân dẫn đến sự thâm nhập mạnh của hàng hóa Trung Quốc và các giải pháp để Việt Nam chiếm lĩnh lại thị trường nội địa Phạm vi nghiên cứu của đề tài là xuất nhập khẩu Việt Nam- Trung Quốc trên các nhóm hàng phân loại theo tiêu chuẩn SITC, sản xuất công nghiệp của Việt Nam phân loại theo ISIC từ năm 1999 đến 2008. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp: - Phân tích, tổng hợp; - So sánh, đối chiếu; - Diễn giải và quy nạp; - Thống kê, lượng hóa mức độ xâm nhập 5. Cấu trúc nội dụng luận văn Đề tài bao gồm những nội dung sau : Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thương mại quốc tế và chính sách xâm nhập thị trường. Chương 2: Phân tích mức độ thâm nhập của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường nội địa Việt Nam Chương 3: Đề xuất một số giải pháp để hàng Việt Nam chiếm lĩnh lại thị trường nội địa. Học viên: Phạm Anh Dũng 3 Lớp CH 2010B Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CHÍNH SÁCH XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 1.1. Thương mại quốc tế 1.1.1. Khái niệm về thương mại quốc tế Thương mại quốc tế (hay là ngoại thương): là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Thương mại quốc tế có mầm mống từ hàng nghìn năm nay, nó ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữ vai trò trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế. 1.1.2. Nội dung thương mại quốc tế Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Trên góc độ một quốc gia đó chính là hoạt động ngoại thương. Nội dung của Thương mại quốc tế bao gồm: * Xuất và nhập khẩu hàng hóa hữu hình (nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, lương thực, thực phẩm, các loại hàng hóa tiêu dùng…) thông qua xuất – nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu ủy thác. * Xuất và nhập khẩu hàng hóa vô hình (cá bí quyết công nghệ, bằng sáng chế, bằng phát minh, phần mềm máy tính, các bảng thiết kế kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp thiết bị, máy móc, dịch vụ du lịch, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả, thương hiệu…) thông qua xuất–nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất-nhập khẩu ủy thác. * Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công. Khi trình độ phát triển còn thấp, thiếu vôn, thiếu công nghệ, thiếu thị trường thì cần phải chú Học viên: Phạm Anh Dũng 4 Lớp CH 2010B Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trọng các hoạt động gia công thuê cho nước ngoài, nhưng khi trình độ phát triển ngày càng cao thì nên chuyển qua hình thức thuê nước ngoài gia công cho mình và cao hơn là phải sản xuất và xuất khẩu trực tiếp. Hoạt động gia công mang tính chất công nghiệp nhưng chu kỳ gia công ngắn, có đầu vào và đầu ra gắn liền với thị trường nước ngoài, nên nó được coi là một bộ phận của hoạt động ngoại thương. * Xuất khẩu tại chỗ. Trong trường hợp này, hàng hóa và dịch vụ có thể chưa vượt ra biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế…Hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt được hiệu quả cao do giảm bớt được chi phí bao bì đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh. * Tái xuất khẩu và chuyển khẩu. Trong hoạt động tái xuất khẩu người ta tiến hành nhập khẩu tạm thời hàng hóa từ bên ngoài vào, sau đó lại tiến hành xuất khẩu sang một nước thứ ba với điều kiện hàng hóa đó không qua gia công, chế biến. Như vậy ử đây có cả hành động mua và bán nên mức rủi ro có thể lớn và lợi nhuận có thể cao. Còn trong hoạt động chuyển khẩu không có hành vi mua bán mà ở đây chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu kho, lưu bãi, bảo quản…Bởi vậy, mức độ rủi ro trong hoạt động chuyển khẩu nói chung là thấp và lợi nhuận cũng không cao. 1.1.3 Chức năng của thương mại quốc tế Thương mại quốc tế có 2 chức năng cơ bản sau đây: Một là, làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước thông qua việc xuất và nhập khẩu nhằm đạt tới cơ cấu có lợi cho nền kinh tế trong nước. Chức năng này thể hiện việc thương mại hóa quốc tế làm lợi cho nền kinh tế quốc dân về mặt giá Học viên: Phạm Anh Dũng 5 Lớp CH 2010B Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trị sử dụng. Hai là, thương mại quốc tế góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, do việc mở rộng trao đổi mà khai thác triệt để lợi thế của nền kinh tế trong nước trên cơ sở phân công lao động quốc tế, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành. Các chức năng của thương mại quốc tế có liên quan chặt chẽ với các nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nó. Căn cứ vào các nhân tố này người ta phân biệt thành thương mại bù đắp và thương mại thay thế. - Thương mại bù đắp diễn ra do sự khác nhau về các điều kiên tự nhiên và do trình độ phát triển còn thấp của lực lượng sản xuất. - Thương mại thay thế diễn ra trên cơ sở sự phân công lao động quốc tế đã đạt tới trình độ phát triển cao, chuyên môn hóa vào những mặt hàng có ưu thế. Thương mại bù đắp và thương mại thay thế có liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và thúc đẩy lẫn nhau phát triển. 1.1.4. Khái niệm về chính sách ngoại thương: Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực ngoại thương của một nước trong thời kỳ nhất định. Chính sách ngoại thương là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế của một nước, nó góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. Mục tiêu phát triển kinh tế của một đất nước trong từng thời kỳ có khác nhau, cho nên đường lối chính sách ngoại thương phải thay đổi để đạt được những mục tiêu cụ thể của chính sách kinh tế. Không có chính sách ngoại thương áp dụng cho mọi thời kỳ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các chính sách ngoại thương đều có tác dụng bảo vệ sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh từ Học viên: Phạm Anh Dũng 6 Lớp CH 2010B Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội bên ngoài, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và bành trướng ra bên ngoài. 1.2. Vấn đề xâm nhập thị trường 1.2.1. Khái niệm xâm nhập thị trường Xâm nhập thị trường nước ngoài là những biện pháp hoặc chiến lược nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy tăng lợi nhuận, sức ảnh hưởng và thị phần nắm giữ. Hoạt động xâm nhập thị trường được coi là một nội dung trong hoạt động marketing quốc tế. Xâm nhập thị trường nước ngoài để mở rộng thị trường là hệ quả của quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế. Nói cách khác, xâm nhập thị trường nước ngoài là nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, nhu cầu này xuất hiện khi: - Doanh nghiệp có khả năng cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng tốt hơn hoặc với giá rẻ hơn để phản công lại thị trường nội địa của đối thủ cạnh tranh nhằm làm phân hóa nguồn lực của các đối thủ này. - Doanh nghiệp nhận thấy rằng có những thị trường nước ngoài mang lại lợi nhuận cao hơn thị trường trong nước. - Doanh nghiệp có thể cần phát triển một hệ thống khách hàng lớn hơn để phục vụ chiến lược quy mô kinh tế của mình. - Doanh nghiệp có thể không muốn quá phụ thuộc vào một thị trường đơn lẻ nào đó mà muốn phân tán rủi ro. - Khách hàng của doanh nghiệp có hoạt động ở nước ngoài nên cần dịch vụ của doanh nghiệp ở nước đó. Học viên: Phạm Anh Dũng 7 Lớp CH 2010B Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 1.2.2. Mục tiêu của xâm nhập thị trường 1.2.2.1. Nâng cao lợi ích kinh tế đối với bản thân các doanh nghiệp Xu hướng thâm nhập thị trường nước ngoài ra đời để thỏa mãn nhu cầu mở rộng thị trường, nâng cao lợi nhuận trong lĩnh vực sản xuất và trao đổi, buôn bán hàng hóa, dịch vụ. Khi thị trường nội địa đã được các doanh nghiệp khai thác triệt để và tận dụng tối đa mọi ưu thế của thị trường về nguồn nhân lực, quy mô tiêu thụ, thị trường nội địa trở thành một cơ sở vững chắc để các doanh nghiệp tìm hiểu và tận dụng thị trường lao động giá rẻ và thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng ở nước ngoài. Thị phần mở rộng tất yếu mang lại nguồn lợi khổng lồ cho các doanh nghiệp về doanh thu, quảng bá hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên trường quốc tế, đồng thời còn tạo cho các nhà kinh doanh cơ hội cải thiện cơ cấu sử dụng lao động, và giá thành sản phẩm. Cơ hội đầu tiên đối với các nhà kinh doanh là tìm đến những thị trường có nguồn lao động rẻ, nguồn tài nguyên, nhiên liệu dồi dào, đây là những điều kiện quan trọng giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất ra thị trường nước ngoài, kiểm soát chặt chẽ và triệt để cũng như cân bằng tình hình sản xuất – kinh doanh giữa hai khu vực thị trường nội địa và thị trường ngoại quốc. Học hỏi những kinh nghiệm buôn bán quốc tế, đầu tư, quản lý và tiếp thu những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật ứng dụng cho sản xuất và điều hành kinh tế ở quy mô quốc gia và quốc tế, nhanh chóng hội nhập với xu thế toàn cầu hoá là xu thế tất yếu và có lợi. 1.2.2.2. Nâng cao lợi ích kinh tế và thỏa mãn nhu cầu phát triển ngành của nền kinh tế quốc gia Đối với mỗi doanh nghiệp, lợi ích trong việc mở rộng thị phần ra nước ngoài là điều không thể chối cãi. Tuy nhiên, điều cần chú ý là xu hướng hành động này của các doanh nghiệp không chỉ được chính phủ trong nước tạo điều kiện hỗ trợ mạnh mẽ, mà hơn hết, trở thành chiến lược phát triển kinh tế của Học viên: Phạm Anh Dũng 8 Lớp CH 2010B Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội quốc gia. Sự đồng thuận này giữa các doanh nghiệp và chính phủ, trước hết là bởi nguồn lợi kinh tế mang lại khi thị trường nước ngoài được khai phá và tận dụng thành công: GDP tăng cao, nâng cao xuất khẩu cũng đồng nghĩa với việc nâng cao ngân sách quốc gia, cải thiện cơ sở hạ tầng trong nước và mức sống của người dân trong nước, phục vụ cho mục tiêu phát triển ngành, cơ cấu sản xuất và cán cân xuất nhập khẩu. Mở rộng thị trường cho hàng hoá đẩy mạnh sản xuất trong nước phát triển tạo công ăn việc làm và khuyến khích phát triển công nghệ thúc đẩy sản xuất. Xuất khẩu hàng hoá có lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối để mua lại những hàng hoá khó sản xuất ở trong nước, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng ngày càng tạo nhiều lợi thế so sánh hơn (chuyển dịch cơ cấu ngành nghề); nhập khẩu và tiếp thu trực tiếp các công nghệ tiên tiến đầu tay, hiện đại hoá nền kinh tế và cải thiện tiêu dùng cho nhân dân, tăng quy mô thị trường. Ngoài ra, trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, xâm nhập và mở rộng thị trường nước ngoài trở thành một nhu cầu tất yếu đối với rất nhiều quốc gia, đặc biệt là những nền kinh tế cần nhiều tài nguyên, nguyên liệu và nhiên liệu thô phục vụ cho phát triển công nghiệp. Xâm nhập vào thị trường nước ngoài là giải pháp tối ưu để tiến hành khai thác, tận dụng, thậm chí tiến đến kiểm soát nguồn tài nguyên, nguyên nhiên liệu dồi dào ở nhiều nước đang và kém và phát triển. Thị trường nước ngoài khi đó không đơn thuần là “đầu ra”- thị trường tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, mà trở thành nguồn cung cấp “đầu vào” thỏa mãn “cơn khát” năng lượng, tài nguyên của nền công nghiệp nội địa. 1.2.2.3 Nâng cao vị thế chính trị của quốc gia trên trường quốc tế Trong kỷ nguyên mới của toàn cầu hóa, mỗi quốc gia đều cần nhận thức được rõ ràng vị thế của mình trên chính trường quốc tế. Mặt trái của toàn cầu hóa là sự phân biệt giàu nghèo, sức ảnh hưởng mang tính kiểm soát của Học viên: Phạm Anh Dũng 9 Lớp CH 2010B Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội những thế lực lớn trong kinh tế thế giới, và sự “lép vế” trong quan hệ ngoại giao, phân chia lợi ích kinh tế của các nước “tầm vóc” kinh tế bé nhỏ hơn. Bởi thế, càng nâng cao sức ảnh hưởng trên thương trường, các quốc gia càng có nhiều lợi thế để thúc đẩy tiếng nói của mình trên chính trường quốc tế, đây là định hướng phát triển lâu dài mà quốc gia nào trên thế giới cũng khát khao hướng đến. Xu hướng thâm nhập, mở rộng thị trường, đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa, đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế sâu rộng như hiện nay, trở thành một nhu cầu phát triển cực kỳ quan trọng phục vụ cho mục đích chính trị của các nền kinh tế. 1.2.3. Các công cụ để xâm nhập thị trường 1.2.3.1. Xuất khẩu Xuất khẩu hàng hóa là hình thức đầu tiên của chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế, thông qua hoạt động tiêu thụ những hàng hóa được sản xuất trong nước ra thị trường nước ngoài. Phần lớn các công ty bắt đầu việc mở rộng thị trường ra nước ngoài với tư cách là những nhà xuất khẩu và sau đó mới chuyển từ phương thức này sang phương thức khác để phục vụ thị trường nước ngoài. Hình thức xuất khẩu có cả những ưu điểm và nhược điểm. ¾ Ưu điểm: - Tránh được chi phí đầu tư cho hoạt động sản xuất ở nước sở tại, mà các chi phí này thường là đáng kể. - Có thể tận dụng được lợi thế về chi phí và lợi thế vị trí. Bằng việc sản xuất sản phẩm ở một địa điểm tập trung và sau đó xuất khẩu ra những thị trường nước ngoài khác, công ty có thể có được lợi thế đáng kể về quy mô sản xuất qua khối lượng bán toàn cầu của mình. - Hiệu quả của chiến lược xuất khẩu là nhằm hướng tới làm cho sản phẩm thích ứng và thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng và sự ưa thích Học viên: Phạm Anh Dũng 10 Lớp CH 2010B Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội của thị trường. Đồng thời làm cho các chính sách giá cả, phân phối và xúc tiến được liên kết chặt chẽ với nhau trong một chiến lược marketing tổng thể. ¾ Nhược điểm: - Các sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ cơ sở của công ty chính quốc có thể không phù hợp với nhu cầu và điều kiện thị trường địa phương. - Chi phí vận chuyển cao có thể làm cho việc xuất khẩu trở nên không kinh tế, đặc biệt đối với các sản phẩm cồng kềnh. Ngoài ra, các hàng rào thuế quan cũng có thể làm giảm lợi nhuận của công ty. - Những rủi ro bắt nguồn từ nguyên nhân ít kinh nghiệm xuất khẩu, ít am hiểu thị trường của các công ty mới bước chân vào kinh doanh quốc tế. Các công ty có thể tiến hành xuất khẩu hàng hóa của mình theo 2 phương thức: tự tiến hành những hoạt động xuất khẩu - xuất khẩu trực tiếp, hoặc sử dụng dịch vụ của những người trung gian marketing quốc tế - xuất khẩu gián tiếp. - Xuất khẩu trực tiếp: Hình thức xuất khẩu trực tiếp xuất hiện khi doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu trực tiếp cho người mua hay người nhập khẩu ở thị trường nước ngoài. Có nhiều dạng xuất khẩu trực tiếp như: phòng xuất khẩu của công ty chịu trách nhiệm bán hàng ở nước ngoài, chi nhánh thương mại, người bán hàng lưu động, hoặc đại lý và nhà phân phối đặt ở nước ngoài. - Xuất khẩu gián tiếp: Xuất khẩu gián tiếp là hình thức khi doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài thông qua các tổ chức độc lập trong nước. Đó là các trung gian bán buôn trong nước, các công ty thương mại, các đại lý đặt trong nước, người mua thường trú, người môi giới xuất nhập khẩu, đại lý xuất khẩu của người sản xuất, công ty quản lý xuất khẩu. Học viên: Phạm Anh Dũng 11 Lớp CH 2010B Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Hiện nay, hình thức xuất khẩu gián tiếp được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng phổ biến do trong giai đoạn mới tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, khả năng mở rộng thị trường bằng con đường khác còn nhiều hạn chế. Hơn nữa hình thức này phù hợp với nguồn lực và kinh nghiệm xuất khẩu ít ỏi của các doanh nghiệp. Nói chung, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chỉ tập trung hoạt động của họ chủ yếu trong môi trường sở tại quen thuộc nên giảm thiểu được những rủi ro tài chính và thương mại. Thêm vào đó, hình thức xuất khẩu gián tiếp thông qua các trung gian xuất khẩu còn có những ưu điểm khác nữa: - Thứ nhất, giúp cho người sản xuất thâm nhập nhanh chóng vào thị trường nước ngoài. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể sử dụng công ty quản lý xuất khẩu- một hình thức tác nhân trung gian- có nhiều kinh nghiệm hoạt động trên thị trường nước ngoài hơn và do đó, giảm bớt được rủi ro gắn liền với việc bán hàng trong một môi trường xa lạ. - Thứ hai, người sản xuất có thể nhận được sự hỗ trợ ngay về tài chính khi các thỏa thuận mua bán được thông qua. - Thứ ba, việc chuyên môn hóa hoạt động trong nước có thể làm tăng hiệu quả của hoạt động đó và tạo ra những cơ hội đem lại lợi nhuận lớn hơn. Ví dụ: nếu khách hàng nước ngoài đã quan tâm đến một loại sản phẩm của công ty thì họ cũng có thể có nhu cầu mua loại sản phẩm khác do công ty sản xuất. Hơn nữa, người mua thường thích mua theo thói quen, tức là làm việc với một số ít người cung cấp do sự tin tưởng và để tiết kiệm chi phí liên quan đến việc mua. 1.2.3.2. Nhượng quyền thương hiệu Nhượng quyền thương hiệu là cách thức mà một doanh nghiệp cho phép một doanh nghiệp khác nào đó được sử dụng tài sản vô hình của mình như quy trình sản xuất, thương hiệu, sáng chế, bí mật kinh doanh để thu về khoản Học viên: Phạm Anh Dũng 12 Lớp CH 2010B Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phí sử dụng những tài sản vô hình đó. Các nhãn hiệu thương mại có thể là yếu tố rất quan trọng đối với sự hình thành và đảm bảo thành công cho các cơ hội kinh doanh của các giấy phép có khả năng sinh lời. Ví dụ: các công ty của Mỹ như COCA-COLA và DISNEY đang cấp phép sử dụng các nhãn hiệu thương mại của họ cho các nhà sản xuất nước ngoài trên các sản phẩm như quần áo, đồ chơi, đồng hồ,….Chỉ riêng ở Châu Á và khu vực Thái Bình Dương, doanh thu của các sản phẩm được DISNEY cấp phép đã tăng gấp đôi kể từ năm 1988 đến năm 1990, và đã tiếp tục tăng gấp đôi một lần nữa cho đến năm 1994. Nhượng quyền thương mại (Franchising) là một hình thức chuyển nhượng giấy phép đặc biệt, trong đó công ty bán cho người mua “những quyền hữu hạn” về sử dụng tên nhãn của mình với một khoản thanh toán trọn gói và chia sẻ lợi nhuận với người mua quyền kinh doanh. Tuy nhiên, khác với việc bán giấy phép, ở đây người mua quyền kinh doanh phải đồng ý tuân thủ những nguyên tắc, qui định nghiêm ngặt về cách thức kinh doanh. ¾ Ưu điểm: Các ưu điểm của việc nhượng quyền thương mại tương tự như nhượng bán giấy phép. Đặc biệt, với những chi phí và rủi ro gắn liền với việc mở rộng thị trường nước ngoài, người bán quyền kinh doanh không phải chịu mà chính người mua phải chịu. ¾ Nhược điểm: - Nhượng quyền thương mại đòi hỏi công ty phải quản lý và kiểm soát gắt gao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng sao cho đúng với những nguyên tắc và quy định về cách thức kinh doanh. Do đó, công ty sẽ phải mất chi phí cho việc này. Việc bán quyền kinh doanh có thể làm giảm uy tín và hạn chế khả năng phối hợp chiến lược toàn cầu của công ty bởi trên thực tế, những người mua Học viên: Phạm Anh Dũng 13 Lớp CH 2010B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan