Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chiến lược phát triển du lịch hồ sô...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chiến lược phát triển du lịch hồ sông đà hòa bình của công ty du lịch hòa bình

.PDF
112
545
107

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ======== W X ======== ĐẶNG THÚY HÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỒ SÔNG ĐÀ HÒA BÌNH CỦA CÔNG TY DU LỊCH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN NGHIẾN Hà Nội 2012 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện kinh tế & Quản lý LỜI CAM ĐOAN Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra, trong luận văn có sử dụng các thông tin, các số liệu, các bản báo cáo của tỉnh, một số huyện và các thông tin điều tra trực tiếp từ du khách. Tôi xin cam đoan rằng tất cả các số liệu, thông tin trong luận văn hoàn toàn đúng sự thật và được trích nguồn rõ ràng, các số liệu tôi sử dụng trong luận văn này chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước nhà trường. Tác giả luận văn Đặng Thúy Hà Đặng Thúy Hà Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện kinh tế & Quản lý LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của gia đình, bạn bè, Ban giám hiệu, các thầy cô Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; Sở Kế hoạch và Đầu tư Hoà Bình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoà Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoà Bình, Ủy ban nhân dân thành phố Hoà Bình, Cục Thống kê Hoà Bình… và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các hộ gia đình trên địa bàn hồ Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình. Đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của Thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Văn Nghiến - Giảng viên Viện Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội trong suốt quá trình hình thành luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định khi thực hiện luận văn. Kính mong các Thầy giáo, Cô giáo và bạn bè tiếp tục đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Đặng Thúy Hà Đặng Thúy Hà Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện kinh tế & Quản lý BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT BQ : Bình quân CN & XDCB : Công nghiệp và xây dựng cơ bản CNH – HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá CC : Cơ cấu CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật CSHT : Cơ sở hạ tầng DV : Dịch vụ DVVC : Dịch vụ vận chuyển DL : Du lịch ĐH : Đại học ĐKTN : Điều kiện tự nhiên HH – DV : Hàng hoá _ Dịch vụ KT-XH : Kinh tế - Xã hội LĐ : Lao động PT : Phát triển SĐHB : Sông Đà Hoà Bình TNDL : Tài nguyên du lịch TN : Thu nhập UBND : Uỷ ban nhân dân Đặng Thúy Hà Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện kinh tế & Quản lý MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN  LỜI CẢM ƠN BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC  DANH MỤC BẢNG BIỂU  PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1  Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH................................................................................................................. 6  1.1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch........................................................... 6  1.1.1 Một số khái niệm cơ bản ................................................................... 6  1.1.2 Những vấn đề có liên quan đến phát triển du lịch theo hướng bền vững .......................................................................................................... 11  1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch............................ 12  1.1.4 Tác động của du lịch tới kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái ... 13  1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch...................................................... 15  1.2.1 Khái quát tình hình phát triển du lịch trên thế giới ......................... 15  1.2.2 Tình hình phát triển du lịch tại Việt Nam ....................................... 16  1.2.3 Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch........................... 19  1.3 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 20  1.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................... 20  1.3.2 Tổ chức điều tra thu thập số liệu ..................................................... 21  1.3.3 Xử lý số liệu .................................................................................... 21  1.3.4 Phân tích số liệu .............................................................................. 21  Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG LÒNG HỒ SÔNG ĐÀ - HÒA BÌNH ............................................................................... 26  2.1 Vị trí địa lý và địa hình .......................................................................... 26  2.1.1 Vị trí địa lý: ..................................................................................... 26  2.1.2 Địa hình: .......................................................................................... 26  Đặng Thúy Hà Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện kinh tế & Quản lý 2.2 Điều kiện khí hậu và chế độ thuỷ văn ................................................... 26  2.2.1 Khí hậu ............................................................................................ 26  2.2.2 Thuỷ văn.......................................................................................... 27  2.3 Hiện trạng kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch .......................................... 27  2.3.1 Giao thông ....................................................................................... 27  2.3.2 Hệ thống cấp điện............................................................................ 28  2.3.3 Bưu chính viễn thông ...................................................................... 28  2.3.4 Cấp nước, thoát nước thải và vệ sinh môi trường ........................... 29  2.4 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực hồ Sông Đà - Hoà Bình . 30  2.4.1 Về kinh tế ........................................................................................ 30  2.4.2 Về xã hội ......................................................................................... 32  2.4.3 Về y tế ............................................................................................. 33  2.4.4 Về giáo dục...................................................................................... 33  2.5 Vị trí du lịch của khu vực hồ Sông Đà - Hoà Bình .............................. 35  2.5.1 Vị trí của du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh và của cả nước ................................................................ 35  2.5.2 Vị trí của du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương....................................................................... 36  2.6 Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn hồ Sông Đà - Hoà Bình....... 40  2.6.1 Một số tài nguyên du lịch trên địa bàn hồ Sông Đà - Hoà Bình ..... 40  2.6.2 Công tác quy hoạch phát triển du lịch............................................. 44  2.6.3 Cơ sở vật chất phục vụ du lịch ........................................................ 45  2.6.4 Các sản phẩm du lịch chủ yếu......................................................... 48  2.6.5 Lao động phục vụ du lịch................................................................ 49  2.6.6 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của hồ Sông Đà - Hoà Bình52  2.7 Đánh giá chung về sự phát triển du lịch trên địa bàn hồ Sông Đà - Hoà Bình.............................................................................................................. 61  2.7.1 Nguyên nhân kết quả đạt được của việc phát triển du lịch hồ Sông Đà - Hòa Bình........................................................................................... 61  Đặng Thúy Hà Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện kinh tế & Quản lý 2.7.2 Ảnh hưởng của việc phát triển khu du lịch hồ Sông Đà - Hòa Bình tới môi trường - xã hội ............................................................................. 63  Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỒ SÔNG ĐÀ – HÒA BÌNH ....................................... 65  3.1 Định hướng phát triển du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình thời kỳ 2006 2020.............................................................................................................. 65  3.1.1 Những quan điểm về phát triển du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình .... 65  3.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình ....................... 66  3.1.3 Dự báo triển vọng phát triển du lịch ở hồ Sông Đà - Hòa Bình trong thời gian tới .............................................................................................. 68  3.2 Phân tích WSOT .................................................................................... 72  3.2.1 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình........................................................................................... 72  3.2.2 Những khó khăn đối với phát triển du lịch ở hồ Sông Đà -Hoà Bình .................................................................................................................. 74  3.3 Một số giải pháp chiến lược để phát triển du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình.............................................................................................................. 81  3.3.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện công tác quy hoạch phát triển du lịch ............................................................... 82  3.3.2 Hoàn thiện về cơ chế chính sách du lịch và kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước về du lịch ............................................................................. 83  3.3.3 Đa dạng hóa các nguồn vốn, thu hút đầu tư đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển du lịch ................................................................................ 85  3.3.4 Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật .................................................... 86  3.3.5 Nâng cao chất lượng dịch vụ........................................................... 88  3.3.6 Phát triển mang tính tổng hợp và liên hoàn các loại hình, sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh từng tài nguyên............................................... 89  3.3.7 Phát triển các tuyến điểm du lịch .................................................... 91  3.3.8 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch.................... 92  Đặng Thúy Hà Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện kinh tế & Quản lý 3.3.9 Tăng cường tuyên truyền quảng bá, xúc tiến .................................. 94  3.3.10 Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch và khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch ........... 95  PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................ 96  TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100  Đặng Thúy Hà Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện kinh tế & Quản lý DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam (2005 – 2010)....................... 18  Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế của Hoà Bình giai đoạn 2008 - 2010...................................................................................................... 34  Bảng 2.2: Một số lễ hội ................................................................................... 44  Bảng 2.3: Lao động phục vụ cho du lịch tỉnh Hòa Bình (2008 – 2010)......... 51  Bảng 2.4 : Số lượt khách du lịch đến hồ Sông Đà - Hoà Bình (2008 – 2010) 55  Bảng 2.5: Thời gian lưu trú của khách du lịch đến vùng............................... 56  hồ Sông Đà - Hoà Bình (2008 – 2010) ........................................................... 56  Bảng 2.6: Doanh thu từ du lịch vùng hồ Sông Đà - Hoà Bình (2008 – 2010) 60  Bảng 3.1: Dự báo lượng khách du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình tới năm 2020 .... 69  Bảng 3.2 : Dự báo doanh thu từ du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình đến năm 2020.. 70  Bảng 3.3: Dự kiến nhu cầu lao động phục vụ du lịch trong ........................... 70  vùng hồ Sông Đà - Hoà Bình đến năm 2020 .................................................. 70  Bảng 3.4: Dự kiến nhu cầu phòng nghỉ phục vụ du lịch hồ Sông Đà - .......... 71  Hoà Bình đến năm 2020.................................................................................. 71  Bảng 3.5: Phân tích SWOT cho du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình ................... 72  Đặng Thúy Hà Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện kinh tế & Quản lý PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, khi cuộc sống của người dân đang ngày càng được nâng cao thì du lịch trở thành một nhu cầu cần thiết trong đời sống xã hội. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành quan trọng, một ngành kinh tế tổng hợp năng động và được coi là phương sách hiệu quả để mỗi vùng, mỗi quốc gia phát triển nền kinh tế của mình. Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều đó đã đánh dấu một bước ngoặt trên con đường chủ động hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế đất nước. Gia nhập WTO mang đến những cơ hội mới nhưng cũng không ít những thách thức cho nền kinh tế nước ta. Ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch các địa phương sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ hội nhập kinh tế quốc tế: - Cạnh tranh thu hút khách du lịch trên bình diện quốc gia và quốc tế sẽ ngày càng gay gắt. - Yêu cầu của khách du lịch về chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Trong khi đó du lịch Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, hoạt động du lịch chủ yếu dựa vào tự nhiên, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động trong ngành còn nhiều bất cập; cơ sở hạ tầng, cơ cở vật chất kỹ thuật du lịch còn yếu kém và thiếu đồng bộ. - Tài nguyên và môi trường du lịch đang có dấu hiệu suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu tính bền vững. Trước bối cảnh đó, mỗi địa phương cần phải phân tích, đánh giá để tìm ra những lợi thế về du lịch thực sự của địa phương mình, từ đó đề ra chiến lược phát triển, định hướng, giải pháp đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch phát triển. Tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, cách hơn 70 km theo phía Tây dọc đường số 6, Hoà Bình là một vùng đất cổ với rất nhiều tiềm năng du lịch. Đến với Hoà Bình, du khách sẽ được đến với hồ Sông Đà - Hoà Bình, đây là một trong những khu có rất nhiều điểm du lịch. Quả thực sức người và thiên nhiên nơi đây đã tạo cho Hòa Bình một vùng lòng hồ và ven hồ thơ mộng với đầy đủ Đặng Thúy Hà 1 Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện kinh tế & Quản lý vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn. Thấp thoáng các bản người Mường, bản người Dao, bản người Tày rải rác ven hồ, ven thung lũng tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Tuy nhiên, cho đến nay việc đầu tư, khai thác, phát triển các loại hình du lịch ở hồ Sông Đà - Hoà Bình chưa mang đầy đủ những đặc trưng, tiềm năng vốn có của nó. Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra hướng phát triển du lịch trên địa bàn này là rất cần thiết bởi những lý do sau: - Phát triển du lịch là phù hợp với xu hướng và nhu cầu du lịch của thị trường trong nước cũng như quốc tế trong giai đoạn hiện tại cũng như trong tương lai. - Phát triển du lịch trên địa bàn hồ Sông Đà - Hoà Bình theo hướng phát triển du lịch bền vững nhằm gia tăng tính hấp dẫn, kéo dài ngày lưu trú bình quân của du khách, tạo thêm nguồn thu, nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch trong toàn tỉnh. - Phát triển du lịch sẽ góp phần cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương nói chung. Đặc biệt nó sẽ góp phần vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng chính sách của cộng đồng dân cư; đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. - Phát triển du lịch trên địa bàn hồ Sông Đà - Hoà Bình đòi hỏi vốn đầu tư ở mức độ vừa phải, phù hợp với thực tế và hoàn cảnh của địa phương. Xuất phát từ những lí do cơ bản trên, để góp phần xây dựng cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và định hướng phát triển du lịch trên địa bàn hồ Sông Đà - Hoà Bình thời gian tới, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chiến lược phát triển du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình của Công ty Du lịch Hoà Bình ” làm đề tài tốt nghiệp cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 2.1 Mục tiêu chung. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và tiềm năng phát triển du lịch của hồ Sông Đà - Hoà Bình đề xuất các giải pháp cơ bản để phát triển du lịch trên địa bàn trong thời gian tới. 2.2 Mục tiêu cụ thể Đặng Thúy Hà 2 Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện kinh tế & Quản lý - Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch hiện nay; - Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình thời gian qua; - Xác định tiềm năng, cơ hội và thách thức cho phát triển du lich hồ Sông Đà - Hòa Bình; - Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình trong thời gian tới. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu - Phát triển du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình mang lại lợi ích và những tác động gì cho kinh tế - xã hội của tỉnh? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch hồ Sông Đà Hoà Bình? - Làm thế nào để phát triển du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình theo hướng khai thác bền vững các tài nguyên du lịch? 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Ngành du lịch và các hoạt động du lịch vùng hồ Sông Đà - Hoà Bình, một số địa điểm du lịch được chọn nghiên cứu trên địa bàn. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch ở hồ Sông Đà - Hoà Bình trong một số năm gần đây, từ đó đánh giá và đưa ra những giải pháp cơ bản để phát triển du lịch ở hồ Sông Đà - Hoà Bình trong những năm tới. Nghiên cứu được thực hiện tại vùng hồ Sông Đà - Hoà Bình thuộc tỉnh Hoà Bình. Số liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2006-2010. 4. Kết quả đạt được Mô tả chính xác thực trạng phát triển du lịch hồ Sông Đà - Hòa Bình hiện nay, làm cơ sở phân tích, nhận xét, đánh giá. Vận dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp chiến lược phát triển du lịch hồ Sông Đà - Hòa Bình Đặng Thúy Hà 3 Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện kinh tế & Quản lý + Luận văn tiếp cận và đã khẳng định vị thế của du lịch hồ Sông Đà Hoà Bình trong xu thế phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình hiện nay. + Luận văn cũng phân tích những khả năng và lợi thế trong phát triển du lịch hồ Sông Đà - Hòa Bình. + Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu quý góp phần nhỏ vào việc hoạch định chính sách, chiến lược phát triển du lịch hồ Sông Đà – Hòa Bình nói riêng và du lịch tỉnh Hoà Bình nói chung. 5. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1945), du lịch phát triển rất mạnh mẽ và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về tiềm năng cũng như giải pháp để phát triển du lịch ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ từ sau khi đất nước ta tiến hành đổi mới, cải cách kinh tế (1986) thì du lịch và các công trình nghiên cứu về du lịch mới được quan tâm. Khơi dậy được những tiềm năng vốn có cũng như giải pháp để phát triển du lịch theo xu hướng phát triển bền vững, là một trong những vấn đề thu hút được rất nhiều nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế quan tâm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề này: Khuất Hữu Oanh (2007) “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch trên địa bàn thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây ”. Tác giả đã khái quát hoá được cơ sở lý luận, cơ sơ thực tiễn về tiềm năng, khai thác, quản lý và định hướng phát triển du lịch. Đồng thời đánh giá được thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển du lịch trên địa bàn thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Nguyễn Sao Dần (2008) “Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình ”. Sau khi phân tích đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, trên cơ sơ lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái, tác giả đã có những nhận định, đánh giá về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, đưa ra Đặng Thúy Hà 4 Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện kinh tế & Quản lý những định hướng, giải pháp nhằm phát huy tiềm năng to lớn về du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: Nguyễn Anh Phương (2007) “Nghiên cứu một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện Buôn Đôn - tỉnh ĐăkLăk”. Sau khi phân tích tiềm năng du lịch tại huyện Buôn Đôn, tác giả kết luận: Du lịch Buôn Đôn có tiềm năng du lịch thiên nhiên, lịch sử, nhân văn, rất đa dạng và phong phú, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, mở rộng nhiều loại hình du lịch thân thiện với môi trường có tính bền vững. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất các giải pháp để phát triển bền vững du lịch ở địa bàn nghiên cứu trong đó nhấn mạnh các giải pháp như: Hoàn thiện công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện công tác quy hoạch phát triển du lịch; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch cũng như đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch, quảng bá du lịch và mở rộng thị trường du lịch. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch vùng lòng hồ Sông Đà - Hòa Bình Chương 3. Đề xuất một số giải pháp chiến lược phát triển du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình Đặng Thúy Hà 5 Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện kinh tế & Quản lý Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1 Khái niệm du lịch Có rất nhiều khái niệm về du lịch. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX “Du lịch chỉ là hiện tượng đơn lẻ của một số người thuộc tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội” [8]. Khi đó, khách du lịch vẫn tự do lấy việc đi lại và ăn ở của mình và người ta coi du lịch như là một hiện tượng nhân văn, dành riêng cho tầng lớp quý tộc, giàu có trong xã hội: “Du lịch là hiện tượng những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình theo nhiều nguyên nhân khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được ở nơi khác” [6]. Thuật ngữ du lịch là chuyển động của con người đã được tổ chức Du lịch thế giới và các nước Mỹ, Anh, Canada, Úc chấp thuận. Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, số lượng du khách ngày càng nhiều và khái niệm đi du lịch càng ngày càng mang tính quần chúng hoá. Do đó, nhu cầu về chỗ ăn, ở, vui chơi giải trí… cho du khách ngày càng cao và trở nên cấp thiết. Ngày nay, du lịch không những là hiện tượng nhân văn mà còn là hoạt động kinh tế: “Du lịch là toàn bộ những hoạt động và công việc được phối hợp với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách” [6]. Du lịch càng phát triển thì những hoạt động này càng phong phú và gắn bó với nhau hơn tạo nên một ngành “Công nghiệp du lịch” mà sự phát triển của nó gắn liền với nhịp độ phát triển du lịch. Cho đến nay du lịch được hiểu không chỉ là hoạt động nhân văn, hoạt động kinh tế mà còn là một ngành công nghiệp: Đặng Thúy Hà 6 Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện kinh tế & Quản lý “Du lịch là toàn bộ các mục tiêu biến các nguồn lực thành sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách” [6]. Các khái niệm trên mới chỉ mô tả du lịch theo hiện tượng bên ngoài của nó. Để phản ánh mối quan hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát nhất về khái niệm của du lịch như sau: “Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch” [6]. Trong hoạt động kinh doanh du lịch, tuỳ theo đối tượng và mục đích chuyến đi của du khách người ta thường chia ra thành các chuyên đề, loại hình du lịch cụ thể như: Du lịch thuần tuý, du lịch kinh doanh, du lịch sinh thái v.v… Ngoài ra, người ta còn có thể chia nhỏ hơn các chuyên đề, loại hình du lịch trên như: Du lịch nghiên cứu văn hoá ẩm thực, nghiên cứu văn hoá lịch sử, nghệ thuật (cả một đất nước, một vùng)… Tuy nhiên, các chương trình du lịch được xây dựng có thể không chỉ đơn thuần một chuyên đề hoặc một loại hình, mà nó có thể được xây dựng kết hợp theo yêu cầu của du khách. 1.1.1.2 Khái niệm các bộ phận hợp thành và đặc điểm sản phẩm du lịch * Khái niệm sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch được tạo nên bởi những bộ phận hợp thành. Đó là dịch vụ lưu trú, dịch vụ đi lại, dịch vụ ăn uống, dịch vụ giải trí, dịch vụ mua sắm v.v… “Những du khách khác nhau bao giờ trong chuyến đi du lịch cũng có những nhu cầu khác nhau. Điều chung nhất là sản phẩm du lịch mang lại cho họ là sự hài lòng” [8]. Sự hài lòng này không phải là sự hài lòng như khi người ta mua một loại sản phẩm vất chất cụ thể mà là sự hài lòng về khoảng thời gian và cảm giác của mình đã đạt được: Đặng Thúy Hà 7 Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện kinh tế & Quản lý “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và những phương tiện vật chất nhằm cung cấp cho du khách một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng” [6]. * Các bộ phận hợp thành của sản phẩm du lịch: gồm 04 bộ phận - Dịch vụ vận chuyển: Đưa du khách từ vùng cư trú đến nơi du lịch, bao gồm nhiều loại phương tiện vận chuyển du khách như: Ô tô, tàu hoả, máy bay, tàu thủy… - Dịch vụ lưu trú: Đảm bảo cho du khách nơi ăn, ở trong quá trình thực hiện chuyến du lịch của mình và du khách có thể chọn một trong những khả năng sau: Khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, cắm trại… - Dịch vụ mua sắm: Đi du lịch mua sắm cũng là một cách giải trí. Nhưng đồng thời, việc nhiều du khách mang về một ít vật kỉ niệm của chuyến đi là không thể thiếu được. Nó bao gồm các hình thức mua sắm tại quầy hàng lưu niệm, hàng tạp hoá, hàng mỹ nghệ. Nhìn chung, du lịch là ngành kinh tế mang tính tổng hợp. Toàn bộ kỹ nghệ du lịch dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, những công trình kiến trúc, những tài nguyên văn hoá để thu hút khách như: các điều kiện thuận lợi về khí hậu, về tự nhiên cũng như các di tích lịch sử, di sản văn hoá v.v… Ngày nay, hiện tượng đi du lịch đã trở thành phổ biến. Sự kết nối tất cả các bộ phận hợp thành của sản phẩm du lịch và thương mại hoá như: Công tác marketing, đại lý phân phối… có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt là sự đứng ra tổ chức kết nối và thương mại hoá của T.O (Tour Operators) đã tạo kiện thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Các dịch vụ này được gọi là dịch vụ trung gian. * Những đặc điểm của sản phẩm du lịch: - Sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn những nhu cầu đặc biệt (khám phá, tìm hiểu bản sắc dân tộc…). - Sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu cao của con người. Con người có thể không đi du lịch cũng được, nhưng không thể thiếu những nhu Đặng Thúy Hà 8 Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện kinh tế & Quản lý cầu sinh lý (ăn, uống…). Chính vì vậy du lịch là một yêu cầu cao nên hệ số co giãn cầu của sản phẩm du lịch rất cao. - Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng thời gian và địa điểm của việc sản xuất ra chúng (quá trình tiêu dùng sản phẩm trùng với quá trình sản xuất sản phẩm). - Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ (có ngày, có mùa, có tháng du khách đến rất đông và ngược lại). Tính thời vụ này chủ yếu bị ảnh hưởng bởi thời gian nghỉ của các cán bộ, công nhân viên, sinh viên, học sinh… Cũng như tính chất của vùng du lịch, đặc điểm khí hậu của từng vùng. - Sản phẩm du lịch chủ yếu là sản phẩm phi vật chất, do đó sản phẩm du lịch không có nhãn hiệu. Vì vậy không có độc quyền về sản phẩm du lịch. Như vậy, với tính chất đặc thù riêng vốn có, sản phẩm du lịch khác xa các sản phẩm vật chất cụ thể của ngành sản xuất vật chất khác. Những đặc điểm này đã làm nên tính đặc thù của hoạt động du lịch. 1.1.1.3 Khái niệm về tiềm năng du lịch Theo từ điển tiếng Việt thì “tiềm năng” có nghĩa là: Khả năng, năng lực tiềm tàng [5]. Còn “tiềm tàng” lại có nghĩa là trạng thái bên trong chưa bộc lộ ra, chưa phải là hiện thực (nguồn sức mạnh tiềm tàng, khai thác những khả năng tiềm tàng…) [5]. Tiềm năng là một thuật ngữ mang tính khá trừu tượng, chúng ta có thể hiểu “tiềm năng” là khả năng, năng lực ẩn giấu có thể khai thác được theo một mục đích nào đó. Trong hoạt động du lịch, khái niệm về tiềm năng du lịch được nhiều giáo trình định nghĩa. Trên khía cạnh có tính học thuật khái quát thì tiềm năng du lịch là: “Những tài nguyên du lịch chưa khai thác hoặc chưa được khai thác hết, cần phải có thời gian và tiền bạc để đầu tư tôn tạo và đưa vào sử dụng” [6]. Còn trên khía cạnh có tính nghiệp vụ cụ thể, giáo trình thống kê du lịch đã định nghĩa: “Tiềm năng du lịch của một nước (hoặc vùng lãnh thổ) là những điều kiện tự nhiên và những di sản lịch sử thuận lợi cho việc xây dựng những cơ sở du lịch. Ngoài ra, tiềm năng du lịch còn có trong các công trình xây Đặng Thúy Hà 9 Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện kinh tế & Quản lý dựng lớn và đẹp, những quần thể kiến trúc hiện đại. Tiềm năng có thể được khai thác một phần hoặc chưa được khai thác do những hạn chế nhất định” [4]. Người ta thường phân chia tiềm năng du lịch theo các loại hình sau: Tiềm năng ở dạng tài nguyên tự nhiên; tiềm năng ở dạng lịch sử; tiềm năng ở những công trình đương đại xuất hiện do quá trình xây dựng kinh tế và văn hoá đã và đang diễn ra. Tiềm năng còn có ở phần nguồn khách du lịch như các thị trường tiềm năng chưa khai thác… 1.1.1.4 Khái niệm về tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế và đời sống con người. Theo nghĩa rộng “tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn vật liệu (materials) năng lượng (energy), thông tin (information) có trên trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình” [3]. Những tài nguyên nào có thể sử dụng cho phát triển du lịch đều coi là tài nguyên du lịch. “Tất cả các nhân tố có thể kích thích động cơ du lịch của du khách được ngành du lịch tận dụng và từ đó sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội thì đều gọi là tài nguyên du lịch” [8]. Tài nguyên thường được phân chia thành tài nguyên tự nhiên (natural resources) gắn liền với các yếu tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn (human resources) gắn liền với các yếu tố con người và xã hội. Trong du lịch, cũng có rất nhiều khái niệm về tài nguyên du lịch nhưng nhìn chung có thể hiểu một cách khái quát nhất: “Tài nguyên du lịch bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành nên sự hấp dẫn và lôi cuốn của du lịch nhằm thoả mãn những nhu cầu đặc trưng của khách du lịch, chúng là nguyên liệu cho một chuyến du lịch, là yếu tố quan trọng đầu tiên cho việc phát triển du lịch của một địa phương, một quốc gia” [6]. Tài nguyên du lịch là một trong những điều kiện quan trọng bấc nhất để hình thành nên nguồn cung trong du lịch. Nó ảnh hưởng lớn đến sức hấp dẫn, khả năng thu hút khách của điểm du lịch. Một địa phương hay quốc gia có tài Đặng Thúy Hà 10 Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện kinh tế & Quản lý nguyên du lịch phong phú và đa dạng sẽ có điều kiện lớn để phát triển hoạt động du lịch. Tuy nhiên, đây mới chỉ là “khả năng” còn để biến nó thành “hiện thực” thì phải cần có sự đầu tư hợp lý và đồng bộ cho du lịch phát triển. 1.1.2 Những vấn đề có liên quan đến phát triển du lịch theo hướng bền vững Du lịch ngày nay đã trở thành một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh, là ngành chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương ở nhiều vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, cần phải nhận thức được rằng nếu phát triển không có kế hoạch và thiếu sự quản lý chặt chẽ có thể làm trầm trọng hơn các tác động tiêu cực. Khi đó xét trên toàn xã hội, cái lợi thu được không đủ bù đắp chi phí để khắc phục hậu quả của nó. Từ thực tế đó, người ta đã tiếp cận đến một quan điểm mới đó là “phát triển bền vững”. Theo Uỷ ban môi trường và phát triển thế giới (WCED) “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của xã hội hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai” [2]. Phát triển bền vững luôn luôn bao gồm 5 yếu tố có mối quan hệ tương tác lẫn nhau: - Yếu tố kinh tế: Sự sáng tạo ra của cải vật chất phải đi đôi với việc cải thiện điều kiện sống. - Yếu tố xã hội: Đảm bảo sự hoàn thiện về giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà cửa. - Yếu tố an ninh an toàn: Đảm bảo các quyền con người, sự tự do chính trị an ninh… - Yếu tố văn hoá: Giới thiệu được bản sắc và giá trị độc đáo riêng đến nhiều người và giữ gìn được bản sắc đó. - Yếu tố sinh thái: Ưu tiên cho việc giữ gìn và bảo toàn các tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống con người. Đặng Thúy Hà 11 Luận Văn Thạc Sĩ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan