Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nghiên cứu làng nghề giấy phong khê, tỉnh bắc ninh...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu làng nghề giấy phong khê, tỉnh bắc ninh

.PDF
136
837
137

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM THỊ HƢỞNG NGHIÊN CỨU LÀNG NGHỀ GIẤY PHONG KHÊ TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM THỊ HƢỞNG NGHIÊN CỨU LÀNG NGHỀ GIẤY PHONG KHÊ TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN VIẾT THỊNH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu đƣợc trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã đƣợc công bố trƣớc đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thị Hƣởng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................................2 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn của đề tài .......................................4 4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp luận .....................................................................5 5. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................7 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG ................................................................8 1.1. Làng nghề thủ công truyền thống .....................................................................8 1.1.1. Khái niệm nghề thủ công truyền thống, làng nghề thủ công truyền thống ..........8 1.1.2. Đặc điểm của làng nghề thủ công truyền thống.....................................11 1.1.3. Điều kiện hình thành và phát triển LNTCTT..........................................15 1.1.4. Vai trò của LNTCTT đối với phát triển kinh tế xã hội ...........................19 1.1.5. Phát triển làng nghề thủ công nghiệp ở một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm cần quan tâm................................................................22 1.2. Nghề giấy cổ truyền ..........................................................................................32 1.2.1. Vai trò, sự phát triển của nghề giấy trong lịch sử .................................32 1.2.2. Tình hình phát triển nghề giấy thủ công truyền thống ở Việt Nam ........35 Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ GIẤY PHONG KHÊ TỈNH BẮC NINH ............................................................................................................ 38 2.1. Khái quát chung về làng nghề giấy của Bắc Ninh .........................................38 2.2. Làng nghề giấy Phong Khê .............................................................................49 2.2.1. Vị trí địa lí ..............................................................................................49 2.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .........................................52 2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................54 2.3. Hiện trạng nghề giấy Phong Khê ....................................................................55 2.3.1. Quá trình phát triển nghề giấy Phong Khê ............................................55 2.3.2. Công nghệ sản xuất giấy ........................................................................64 2.3.3. Thực trạng nghề giấy Phong Khê...........................................................81 2.4. Đánh giá chung ...............................................................................................103 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GIẤY PHONG KHÊ ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ............................106 3.1. Mục tiêu phát triển nghề giấy Phong Khê đến năm 2020 ..........................106 3.1.1. Mục tiêu chung .....................................................................................106 3.1.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................106 3.2. Các giải pháp thực hiện .................................................................................109 3.2.1. Về vốn ...................................................................................................109 3.2.2. Đầu tư theo chiều sâu ...........................................................................110 3.2.3. Quy hoạch mặt bằng sản xuất CN và TTCN ........................................111 3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nghề giấy của tỉnh .......111 3.2.5. Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất ...........................................112 3.2.6. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thông qua đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển mẫu mã sản phẩm ................................................112 3.2.7. Quản lí bảo vệ môi trường ...................................................................113 3.2.8. Tìm kiếm và tạo lập thị trường .............................................................118 KẾT LUẬN ............................................................................................................119 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................120 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa LN Làng nghề LNTCTT Làng nghề thủ công truyền thống DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Kết quả thu đƣợc sau một năm thực hiện sản xuất sạch hơn tại nhà máy giấy và bột giấy Ashoka - Ấn Độ ....................................................3 Bảng 2.1. Cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải giấy và bột giấy ............................................................47 Bảng 2.2. Số lƣợng các làng nghề Bắc Ninh và các làng nghề thuộc xã nông thôn mới 2014 ........................................................................................49 Bảng 2.3. Thực trạng lao động ngành giấy Phong Khê từ 2010-2016 phân theo độ tuổi ............................................................................................84 Bảng 2.4. Thực trạng lao động ngành giấy Phong Khê từ 2010-2016 phân theo trình độ ...........................................................................................86 Bảng 2.5. Nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu ngành giấy Phong Khê từ 2010-2016 ..............................................................................................89 Bảng 2.6. Nguồn nguyên liệu đầu vào phân theo nƣớc, vùng lãnh thổ ngành giấy Phong Khê từ 2010-2016 ...............................................................89 Bảng 2.7. Tỷ lệ máy móc, dây truyền ngành giấy Phong Khê từ 2010-2016 phân theo mức độ tự động hóa...............................................................93 Bảng 2.8. Sản lƣợng sản xuất sản phẩm giấy Phong Khê từ 2011-2016 ...............96 Bảng 2.9. Vốn đầu tƣ hàng năm vào ngành giấy Phong Khê từ 2010-2016..........99 Bảng 3.1. Quy hoạch ngành giấy Phong Khê đến năm 2020...............................108 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Lƣợc đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh ........................................................39 Hình 2.2. Bản đồ hành chính phƣờng Phong Khê .................................................51 Hình 2.3. Mô hình máy xeo lƣới tròn dùng trong công nghệ sản xuất giấy vệ sinh....76 Hình 2.4. Doanh Nghiệp và cơ sở sản xuất giấy trong làng nghề Phong Khê từ 2010-2016 ..........................................................................................82 Hình 2.5. Thu nhập bình quân/tháng của ngƣời lao động nghề giấy Phong Khê so với một số lao động và doanh nghiệp trong tỉnh Bắc Ninh từ 2010-2016 ..........................................................................................87 Hình 2.6. Tỷ lệ máy móc, dây truyền ngành giấy Phong Khê từ 2010-2016 phân theo nƣớc sản xuất ........................................................................91 Hình 2.7. Tỷ lệ máy móc, dây truyền ngành giấy Phong Khê từ 2010-2016 phân theo năm sản xuất..........................................................................92 Hình 2.8. Thực trạng phân bố cơ sở sản xuất giấy Phong Khê năm 2016 ............95 Hình 2.9. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm giấy Phong Khê từ 2010-2016 phân theo thị trƣờng trong và ngoài nƣớc ......................................................98 Hình 2.10. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm giấy Phong Khê từ 2010-2016 phân theo thị trƣờng trong và ngoài nƣớc ......................................................98 Hình 2.11. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm giấy Phong Khê từ 2010-2016 phân theo loại hình kinh tế .............................................................................99 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập và mở của nhƣ hiện nay, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí của mình trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Các làng nghề nhƣ một bức tranh thu nhỏ, hấp dẫn và mang đầy bản sắc, nét riêng độc đáo giới thiệu sinh động về đất, nƣớc và con ngƣời của mỗi vùng, miền và địa phƣơng. Những năm gần đây, làng nghề truyền thống (LNTT) ở nƣớc ta đang ngày càng phát triển và khẳng định vị trí của mình. Bằng sự nỗ lực của bản thân, LNTT đã dần đƣa nền kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển hơn, có vị trí vững vàng hơn. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nƣớc có khoảng hơn 3000 làng nghề thủ công, thuộc 11 nhóm nghề chính là sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre, đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, kim khí. Trong đó tỉnh Bắc Ninh là địa phƣơng tập trung nhiều LNTT đặc sắc: Làng đúc đồng Đại Bái, làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, làng tranh dân gian Đông Hồ, làng mây tre hun Xuân Lai, làng gốm Phù lãng…. Riêng đối với Bắc Ninh, làng nghề đã có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, đƣợc phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế. Với vị trí địa lí thuận lợi, nằm trên trục giao thông huyết mạch của cả nƣớc, làng nghề ở Bắc Ninh đang ngày càng có cơ hội vƣơn xa với thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế mà làng nghề mang lại thì vấn đề sử dụng hợp lí và đúng đắn trong hoạt động làng nghề còn là vấn đề lan giải hiện nay: ô nhiễm môi trƣờng, chất lƣợng sản phẩm làng nghề và sự phát triển bền vững của làng nghề,… đang là vấn đề cấp thiết cần giải quyết. Xuất phát từ những lí do trên, để đánh giá đúng tiềm năng, thực trạng và đƣa ra giải pháp, kiến nghị nhằm khai thác tốt hơn thế mạnh làng nghề vào việc phát triển kinh tế đất nƣớc nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng, đồng thời phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu làng nghề giấy Phong Khê tỉnh Bắc Ninh” làm nội dung nghiên cứu. 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Trong thực tiễn cho thấy sự phát triển các làng nghề với các nghề thủ công nghiệp đang là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nhiều địa phƣơng. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay với xu thế toàn cầu hóa, vị thế các nƣớc càng đƣợc khẳng định hơn nữa trong cách thức thực thực hiện hƣớng phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, với sự khác nhau về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội mỗi quốc gia, địa phƣơng đang khai thác các thế mạnh của mình ngày càng tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc. Mặc dù vậy vẫn không tránh khỏi những vấn đề bất cập, trong đó phải kể đến vấn đề môi trƣờng, thu nhập, trình độ sản xuất…. Chính vì những lí do trên, đây cũng đƣợc coi là một vấn đề đã và đang đƣợc nhiều nhà khoa học, ngành khoa học nghiên cứu. Ở nƣớc ta nói riêng và thế giới nói chung, giấy đƣợc coi là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại với lịch sử hàng nghìn năm. Trong “Chƣơng trình môi trƣờng của Liên Hiệp Quốc” [10] đã xây dựng một Tài liệu hƣớng dẫn sản xuất sạch trong các nhà máy bột giấy và giấy. Tài liệu này đã đƣa ra các cơ hội sản xuất sạch hơn tại một số công đoạn của sản xuất bột giấy và giấy. Bên cạnh đó UNEP còn trình bày chi tiết các cản trở đối với sản xuất sạch và đƣa ra các cách giải quyết những cản trở đó. Đặc biệt quan tâm là UNEP trình bày về khái niệm xây dựng mức chuẩn và các số chỉ thị về sản xuất sạch. Đây là một khái niệm khá mới mẻ, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu nhƣng lại giúp cho các doanh nghiệp có thể đánh giá đúng mức về tình hình sản xuất hiện tại để có thể áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn phù hợp. Tài liệu này đã minh họa một trƣờng hợp áp dụng sản xuất sạch hơn điển hình tại nhà máy giấy ở Ấn Độ và đã đạt đƣợc kết quả to lớn về môi trƣờng và kinh tế, đƣợc tóm tắt dƣới bảng sau: 2 Bảng 1.1. Kết quả thu đƣợc sau một năm thực hiện sản xuất sạch hơn tại nhà máy giấy và bột giấy Ashoka - Ấn Độ Trƣớc Sau Thay đổi (%) 36 42 +17 Lƣu lƣợng (m /ngày) 153 92 -40 COD (kg/tấn) 700 498 -29 TS (kg/tấn) 980 700 -40 Chi phí (Trăm nghìn Rubi/năm) 116 97 -17 Hóa chất 155 144 -7 Năng lượng 430 393 -8,6 Thông số Công suất (tấn/ngày) 3 Xử lí dòng thải Nguồn: [10] Aquatech (1997) đã từng trình bày về vấn đề mức chuẩn cho việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong một báo cáo trình bày cho Tập đoàn bảo vệ môi trƣờng Australia. Ông nhận định mức chuẩn có tiềm năng tạo điều kiện đánh giá khách quan các kết quả của sản xuất sạch hơn. Mức chuẩn cho phép so sánh hiệu suất giữa các ngành công nghiệp với nhau trong cùng một khu vực thực hiện theo một thời gian nhất định. Aquatech đã thực hiện sản xuất sạch hơn và áp dụng các chỉ số đo mức chuẩn, theo đó hiệu suất ngành giấy của Australia đƣợc so sánh với các nƣớc cụ thể khác nhƣ Canada, Mĩ và Đức. Kết quả là có thể rút ra đƣợc nhận xét về các mặt ƣu, khuyết của từng công đoạn sản xuất, từ đó có giải pháp cải tiến quy trình sản xuất hay thay đổi công nghệ sản xuất phù hợp. Ngoài ra còn nhiều dự án, chƣơng trình sản xuất giấy khác đƣợc áp dụng ở các nƣớc Trung Quốc, Canada, Anh… Tại Việt Nam chƣơng trình sản xuất giấy và sản xuất giấy sạch hơn hiện đang đƣợc phổ biến rộng rãi. Nhiều nhà máy đã áp dụng sản xuất sạch hơn và đạt đƣợc lợi ích kinh tế - môi trƣờng cao nhƣ nhà máy giấy Linh Xuân, hay công ty giấy Xuân Đức, Vĩnh Huê…Bên cạnh đó cũng có nhiều nghiên cứu nhằm tìm kiếm giải pháp sản xuất giấy thích hợp và đạt hiệu quả cao. 3 Viện công nghiệp giấy và xenlulo có nhiều đề tài về chủ đề này nhƣ:  “Nghiên cứu sản xuất bột giấy bằng công nghệ sạch hơn đối với nguyên liệu là cây ngắn ngày ” – Đề tài cấp bộ năm 1996.  “Nghiên cứu công nghệ tẩy trắng bột giấy và sử dụng oxi – kiềm ” – Đề tài cấp nhà nƣớc năm 2000 – 2001.  “Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột giấy, lignin và đƣờng xyloza từ nguyên liệu bã mía và rơm lúa sử dụng môi trƣờng dung môi hữu cơ và chất xúc tác” – Đề tài cấp bộ năm 2001. Trong điều kiện đổi mới hiện nay, tác giả Mai Thế Hiển với tác phẩm “ Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ” (xuất bản năm 2003) đã đề cập đến những vấn đề hiện nay của làng nghề thủ công, đồng thời đƣa một số giải pháp chung cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn của đề tài 3.1. Mục tiêu Vận dụng lý luận và thực tiễn để làm rõ mục tiêu nghiên cứu của luận văn về làng nghề thủ công (LNTC). Qua đó nghiên cứu đời sống kinh tế, văn hóa xã hội và thực trạng phát triển của làng nghề giấy Phong Khê trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế thị trƣờng. Trên cơ sở đó đƣa ra một số phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát triển nghề giấy của làng nghề Phong Khê vừa đảm bảo quá trình phát triển kinh tế - xã hội vừa bảo vệ môi trƣờng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của làng nghề giấy Phong Khê tỉnh Bắc Ninh. - Thực trạng hoạt động sản xuất nghề giấy của làng nghề Phong Khê ở Bắc Ninh từ đó đánh giá ảnh hƣởng của nó đến đời sống ngƣời dân trong làng nghề. - Định hƣớng, giải pháp phát triển của ngành giấy làng Phong Khê tỉnh Bắc Ninh 3.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung vào nghiên cứu làng nghề giấy trong thời kì kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế từ năm 2010 đến nay và định hƣớng đến năm 2020. 4 - Địa bàn: Làng nghề truyền thống Phong Khê 4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp luận Thực hiện đề tài tôi đã vận dụng quan điểm và phƣơng pháp luận của Địa lí kinh tế xã hội. Cụ thể hơn, là nghiên cứu mối quan hệ tƣơng tác giữa các nhân tố: Tự nhiên, kinh tế - xã hội trong tổng hợp thể kinh tế xã hội theo lãnh thổ. Mỗi thành phần này đều vận động và phát triển không ngừng theo quy luật riêng biệt, kể cả quy luật khách quan và chủ quan. Để quá trình nghiên cứu đề tài diễn ra theo đúng tiến độ, chúng tôi đã vận dụng các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu sau: 4.1. Các quan điểm 4.1.1. Quan điểm lãnh thổ Nhƣ chúng ta đã biết mọi sự vật và hiện tƣợng địa lí đều tồn tại và phát triển trong một không gian lãnh thổ nhất định. Khoa học địa lí tìm ra sự phân hóa của các sự vật, hiện tƣợng và dự kiến sự phân bố của chúng theo không gian. Các vùng lãnh thổ kinh tế đƣợc hình thành và phân biệt với nhau ở nhiều mức độ mà khoa học phân vùng lãnh thổ đã chia thành các cấp khác nhau. Nhƣ vậy, bất kì một đối tƣợng địa lí nào cũng nằm trong một lãnh thổ nhất định với những đặc điểm riêng biệt đặc trƣng của nó. Do đó, khi nghiên cứu kinh tế dƣới góc độ địa lý kinh tế, điều quan trọng là tìm ra đƣợc những đặc điểm đặc trƣng của địa phƣơng làm cơ sở cho việc phân biệt lãnh thổ này với lãnh thổ khác. Yếu tố chính tạo nên sự khác biệt ấy là cơ sở tài nguyên, dân cƣ, lịch sử khai thác lãnh thổ, cơ cấu lãnh thổ và trình độ phát triển kinh tế xã hội. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp Tính tổng hợp của sự phát triển nền kinh tế là một trong những khái niệm khoa học đã thâm nhập sâu sắc vào thực tiễn xã hội. Trong thực tế, sự hình thành và phát triển của các sự vật hiện tƣợng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng liên kết trở thành những tổng thể có chất lƣợng mới. Do đó, khi phân tích làng nghề ở Bắc Ninh nói chung và làng nghề Phong Khê của tỉnh nói riêng cần đặt chúng trong tổng thể làng nghề của cả nƣớc, của thế giới và đặc biệt trong nội bộ tỉnh, 5 không tách rời nó với xung quanh mà là một mắt xích trong sợi dây truyền sản xuất của Bắc Ninh nói riêng và cả nƣớc nói chung. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung và làng nghề tỉnh Bắc Ninh nói riêng thì các mối quan hệ nổi bật là: Nguyên liệu và sản xuất, sản xuất và tiêu thụ, giải pháp và định hƣớng phát triển…Nghề giấy Bắc Ninh cũng có mối liên hệ mật thiết với nghề khai thác và chế biến gỗ, làm tranh đông hồ… của các xã, huyện, tỉnh và nghề giấy của cả nƣớc. Ngày nay với xu thế hội nhập quốc tế, làng nghề giấy của Bắc Ninh đang ngày càng có cơ hội thể hiện vị trí của mình trong các làng nghề giấy truyền thống của Việt Nam. 4.1.3. Quan điểm lịch sử Mọi sự vật, hiện tƣợng địa lí dù lớn hay nhỏ đều có nguồn gốc phát sinh, phát triển riêng của nó. Vì vậy, khi nghiên cứu ta cần vận dụng quan điểm lịch sử để thấy đƣợc những biến đổi của các yếu tố kinh tế qua từng giai đoạn phát triển. Qua đó, đánh giá chính xác triển vọng phát triển của làng nghề tiểu thủ công nghiệp giấy Phong Khê Bắc Ninh, đồng thời thấy đƣợc quá trình hình thành và phát triển của làng nghề trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lí số liệu Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đƣa ra, chúng tôi đã thu thập các tƣ liệu liên quan đến nghề giấy Phong Khê tỉnh Bắc Ninh tại phòng thống kê xã Phong Khê huyện Yên Phong, các hợp tác xã, hội làng nghề của tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể là số liệu về tình hình sản xuất, phát triển và phân bố, dich vụ… 4.2.2. Phương pháp bản đồ Trong luận văn, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp hệ thống thông tin địa lí (GIS) để số hóa, xử lí và trình bày bản đồ. Ngoài ra còn sử dụng phần mềm SPSS, Map Info… để thống kê, thu thập và xử lí số liệu. Qua đó có cái nhìn trực quan và tổng quát về sự vật, hiện tƣợng địa lí. 4.2.3. Phương pháp thực địa điều tra Để nghiên cứu đề tài một cách thành công và hiệu quả thì bên cạnh những phƣơng pháp trên thì một phƣơng pháp không thể thiếu là phƣơng pháp thực địa, 6 điều tra. Phƣơng pháp này giúp thu thập những tài liệu có liên quan đến đề tài thông qua việc đến một số xƣởng sản xuất nổi bật trên địa bàn làng nghề. Từ đó nghiên cứu quá trình đầu tƣ công nghệ sản xuất, vốn, số lao động trong nghề, vấn đề chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm từ trƣớc đến nay. Nhƣ vậy có thể thấy thực địa, điều tra là cách thức hợp lí để giúp đề tài đạt đƣợc sự chính xác và mang tính thực tiễn hơn. 5. Cấu trúc của luận văn Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn nghiên cứu làng nghề thủ công truyền thống. Chương 2: Hiện trạng phát triển của làng nghề giấy Phong Khê tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Định hƣớng phát triển nghề giấy Phong Khê tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG 1.1. Làng nghề thủ công truyền thống 1.1.1. Khái niệm nghề thủ công truyền thống, làng nghề thủ công truyền thống 1.1.1.1. Nghề thủ công truyền thống Theo tổ chức Liên kết Việt (Vietlink) Nghề truyền thống, Nghề cổ truyền thống, Nghề thủ công, Nghề phụ, Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp… Đó là những tên gọi khác nhau khi chúng ta nói đến khái niệm nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam. Nghề thủ công truyền thống xuất hiện từ rất sớm, ra đời và phát triển cùng với lịch sử xa xƣa của dân tộc cho đến giờ và tận mai sau, thuộc về giá trị truyền thống của dân tộc nên nghề thủ công truyền thống đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm đặc biệt, nhất là việc duy trì và phát triển… Trong các tài liệu thống kê từ trung ƣơng (cấp tổng cục) tới địa phƣơng (cấp chi cục) đã gộp các ngành nghề này vào các mục “Khối sản xuất ngoài quốc doanh”, “Kinh tế tƣ nhân”, “Tiểu thủ công nghiệp- thủ công nghiệp”, “Kinh tế cá thể”... [5]. - Nghề truyền thống là những nghề tiểu thủ công nghiệp đƣợc hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, đƣợc sản xuất tập trung tại một vùng hay làng nào đo, từ đó đã hình thành các làng nghề, phố nghề, xã nghề. Đặc trƣng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền thống là phải có kỹ thuật và công nghệ truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề. Sản phẩm làm ra vừa có tính hàng hóa, vừa có tính nghệ thuật và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nghề truyền thống thƣờng đƣợc truyền trong phạm vi từng làng. Hầu hết trong làng có nghề truyền thống, đại đa số ngƣời dân đều biết làm nghề truyền thống đó hoặc chí ít cũng biết đƣợc quy trình sản xuất cũng nhƣ giá trị văn hóa của sản phẩm đó, ngoài ra họ còn có thể phát triển những nghề khác nhau nhƣng những nghề này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nghề truyền thống. - Khái niệm nghề thủ công truyền thống cũng mang tính lịch sử, cùng với 8 thời gian khái niệm này cũng đƣợc nghiên cứu và mở rộng hơn. Ở đây với những tiến bộ của khoa học công nghệ, việc sản xuất sản phẩm thuộc nghề thủ công truyền thống phần nào đã đƣợc hỗ trợ bởi quy trình công nghệ mới với nhiều loại nguyên vật liệu mới. Ngày nay khái niệm Nghề thủ công truyền thống có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp, xuất hiện từ lâu trong lịch sử, đƣợc truyền từ đời này sang đời khác và còn tồn tại đến ngày nay, kể cả những nghề đã đƣợc cải tiến hoặc sử dụng những loại công nghệ máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhƣng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống và đặc biệt sản phẩm của nó vẫn thể hiện những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc [5]. 1.1.1.2. Làng nghề thủ công truyền thống - “Làng” là một phạm trù lịch sử và văn hoá có sự thay đổi từ thời đại này sang thời đại khác. Do vậy khi thống kê có liên quan đến khái niệm “làng” phải hết sức chú ý nếu không sẽ gây ra sự tranh luận về số liệu [5]. - “Nghề ”: các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở địa phƣơng nào đó đƣợc gọi là nghề khi phải tạo ra đƣợc một khối lƣợng sản phẩm chiếm lĩnh thị trƣờng thƣờng xuyên và những ngƣời sản xuất, hoặc hộ sản xuất đó lấy nghề đang hành làm nguồn thu chủ yếu thì mới đƣợc xem là có nghề nhƣ cha ông thƣờng nói “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. - “Làng nghề ”: khái niệm này đã có từ lâu đời, nhằm phân biệt với khái niệm phƣờng hội ở khu vực đô thị mà đặc điểm nổi bật nhất là trình độ và công nghệ làng nghề ở khu vực nông thôn vẫn mang nặng hoạt động thủ công và gắn với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để có một khái niệm đầy đủ về làng nghề cần thống nhất một số quan điểm sau: Một làng đƣợc gọi là làng nghề khi hội tụ 2 điều kiện sau: + Có một số lƣợng tƣơng đối các hộ cùng sản xuất một nghề. + Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của làng [5]. Nhƣ vậy, không phải bất kỳ làng nào có hoạt động ngành nghề cũng gọi là làng nghề mà cần có qui định một số tiêu chuẩn nhất định. Vấn đề này Vụ Thống kê 9 Nông, Lâm nghiệp và thuỷ sản có qui định trong phƣơng án Tổng điều tra Nông nghiệp năm 2001 và uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây cũng có ban hành qui định tạm thời về làng nghề theo 4 tiêu chí. Theo tôi đây là vấn đề cần có sự nghiên cứu trao đổi và tìm hiểu rõ hơn. - Làng nghề theo quan niệm của tác giả Mai Thế Hiển là một cụm dân cƣ sinh sống trong thôn (làng) có một hay một số nghề đƣợc tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập, thu nhập từ các nghề đó chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng. - Làng nghề truyền thống Cũng theo tác giả Mai Thế Hiển, LNTT là những làng có tuyệt đại đa số bộ phận dân số làm nghề cổ truyền. Nó đƣợc hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, đƣợc nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác kiểu cha truyền con nối hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chục năm. Trong làng sản xuất mang tính tập trung, có nhiều nghệ nhân tài hoa và một nhóm ngƣời có tay nghề giỏi làm hạt nhân để phát triển nghề. Qua đó, cùng với thời gian, các làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó. Sản phẩm làm ra mang tính tiêu biểu, độc đáo, tinh xảo, nổi tiếng và đậm nét văn hóa dân tộc [12]. Theo tác giả, để xác định một LN là LNTT thì cần có những tiêu chí sau: + Số hộ và số lao động làm nghề truyền thống ở LN đạt từ 50% trở lên so với tổng số hộ và lao động của làng. + Giá trị sản xuất và thu nhập từ ngành nghề truyền thống ở làng đạt trên 50% tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm. + Sản phẩm làm ra có tính mĩ nghệ mang đậm nét văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam. + Sản xuất có quy trình công nghệ nhất định, đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Làng nghề truyền thống là một thực thể vật chất và tinh thần tồn tại cố định 10 của một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống. Vì vậy, mỗi nghề truyền thống cần đƣợc bảo tồn, hoạt động, phát triển ở một làng nghề, một cụm làng nghề hay ở nhiều làng nghề, vùng nghề trong cả nƣớc, do tính lan tỏa và sức sống mãnh liệt của nghề thủ công lâu đời của dân tộc ta, cũng nhƣ bất cứ dân tộc nào khác ở phƣơng đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc). Còn khi nhắc đến LNTCTT thì “ Làng Nghề Thủ Công Truyền Thống là trung tâm sản xuất làng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phƣờng hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề, và các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ƣớc chế xã hội và gia tộc. Qua đó, có sự liên kết hỗ trợ nhau về nghề kinh tế kĩ thuật, đào tạo thợ trẻ giữa các gia đình cùng dòng tộc, cùng phƣờng nghề trong quá trình lịch sử hình thành làng nghề ngay trong đơn vị cƣ trú, làng xóm truyền thống của họ” [12]. LNTCTT thƣờng có tuyệt đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyền (sản xuất và dịch vụ phi nông nghiệp) hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề lâu đời, kiểu cha truyền con nối. Sản phẩm họ làm ra chẳng những thiết thực cho sử dụng hàng ngày mà hơn nữa còn là hàng cao cấp, tinh xảo, độc đáo, nổi tiếng và dƣờng nhƣ không đâu sánh bằng. Do tính chất kinh tế, hàng hóa, thị trƣờng của quá trình và tiêu thụ sản phẩm, làng nghề thực sự là một đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp. 1.1.2. Đặc điểm của làng nghề thủ công truyền thống 1.1.2.1. Tồn tại ở nông thôn và gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp Từ xa xƣa cho đến nay ngƣời Việt chủ yếu vẫn là ngƣời nông dân, sống gắn bó với ruộng vƣờn, cái cày, cái cuốc. Họ sống chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp trồng lúa nƣớc là chính. Ngƣời dân ngoài việc phải tất bật một nắng hai sƣơng về thời vụ trong lúc nông nhàn họ còn phải tự tay đan lát thúng mủng, nong nia, vừa làm cái đơm cái đó,… để phục vụ cuộc sống thƣờng ngày. Lúc đầu sản phẩm làm ra còn mang tính thủ công, đơn điệu, chất lƣợng chƣa cao nhƣng sau đó cuộc sống ngày một phát triển, dân số tăng nhanh, nhu cầu xã hội đòi hỏi ngƣời nông dân đồng thời phải là ngƣời thợ thủ công thì sản phẩm làm ra lúc này lại ngày một tốt hơn, đẹp hơn, tay nghề của họ cũng ngày càng hoàn thiện hơn. 11 Ngoài ra, khi nhắc đến làng nghề có nghĩa là ngay trong làng đã xuất hiện những cá nhân và hộ gia đình chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công phục vụ trƣớc tiên cho gia đình, cho làng xã mình và các làng xã lân cận. Từ đó, qua thời gian các sản phẩm làm ra dần mang tính hàng hóa, nghề tiểu thủ công nghiệp đã tách dần khỏi nông nghiệp nhƣng lại không tách khỏi nông thôn. Đại bộ phận các hộ chuyên làm nghề thủ công vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp ở mức độ nhất định. Họ có thể thuê mƣớn hoặc tự trồng trọt và thu hoạch thời vụ. Ngƣời thợ thủ công đồng thời cũng là ngƣời nông dân. Trong cơ cấu kinh tế của làng nghề, nông nghiệp vẫn đóng một vai trò khá quan trọng. Tuy nhiên, đối với những nghề (làng nghề) làm ăn phát đạt thì thu nhập trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sẽ có xu hƣớng giảm dần về tỉ trọng. Nhƣ vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh thủ công nghiệp ở các làng nghề đan xen với nhau, tạo nên sắc thái riêng của làng nghề thủ công truyền thống. Đây là nét đặc trƣng của nông thôn châu Á, của phƣơng thức sản xuất châu Á – theo cách nói của Mác. 1.1.2.2. Thường sử dụng nguyên liệu tại chỗ Hầu hết các làng nghề thủ công truyền thống (LNTCTT) có ngành nghề đặc trƣng thƣờng liên quan đến nguồn nguyên liệu ngay tại địa phƣơng mình; các sản phẩm thủ công đơn giản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đƣợc tạo ra từ nguyên liệu sẵn có trong vùng. Đó là các nghề chế biến lƣơng thực, thực phẩm (làm bún, bánh, tƣơng, mắm,…), đan lát rổ, rá, quạt…; sản xuất công cụ lao động giản đơn (dao, kéo, cuốc, xẻng…); sản xuất vật liệu xây dựng,… với một số mặt hàng thủ công mĩ nghệ cũng có thể khai thác đƣợc nguồn nguyên liệu tại chỗ. Tuy nhiên hiện nay một số nghề (làng nghề) đã phải nhập khẩu nguyên liệu (chỉ thêu, ốc – khảm, thuốc nhuộm…), song không nhiều. Khi sử dụng nguyên liệu tại chỗ sẽ là điều kiện thuận lợi để ngƣời dân chủ động hơn trong sản xuất, trao đổi sản phẩm. 1.1.2.3. Công nghệ sản xuất thường thô sơ, đơn giản, lạc hậu với kỹ thuật thủ công là chủ yếu Thƣờng thì công cụ lao động của ngƣời thợ thủ công trong các làng nghề hết 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan