Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn của lan khai...

Tài liệu Luận văn ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn của lan khai

.PDF
122
927
140

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------------- PHẠM THỊ THẢO NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LAN KHAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Hà Nội, 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------------- PHẠM THỊ THẢO NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LAN KHAI Chuyên ngành : Lí luận văn học Mã số : 60.22.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Mạnh Tiến Hà Nội, 2017 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Trần Mạnh Tiến – ngƣời Thày đã tận tình hƣớng dẫn em thực hiện công trình nghiên cứu, đồng thời đã giúp đỡ em suốt quá trình học tập, vƣợt khó khăn để hoàn thành luận văn. Em xin tỏ lòng biết ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, các thầy cô trong tổ Bộ môn Lí luận văn học Trƣờng ĐHSP Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành nhiệm vụ. Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, những ngƣời thân và bạn bè đã tận tình giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 – 2017 Tác giả Phạm Thị Thảo LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu đƣợc trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã đƣợc công bố trƣớc đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thị Thảo MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................1 II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................................2 III. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ....................................14 IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................14 V. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ..........................................................................15 VI. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ...................................................................................16 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA LAN KHAI ...................................... 17 1.1. Khái quát về ngôn từ nghệ thuật ....................................................................17 1.1.1. Một vài đặc điểm ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn................................18 1.1.2. Khái lược về ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác của Lan Khai ......................21 1.2. Quan niệm nghệ thuật của Lan Khai .............................................................23 1.2.1. Quan niệm về nhà văn .....................................................................................23 1.2.2. Quan niệm về văn chương ...............................................................................26 1.3. Truyện ngắn của Lan Khai trong giai đoạn 1930 – 1945 .............................29 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LAN KHAI ............................................................ 32 2.1. Ngôn từ văn học mang tính hiện đại ..............................................................32 2.1.1. Cách sử dụng từ ngữ hiện đại .........................................................................34 2.1.2. Cách sử dụng câu văn hiện đại .......................................................................41 2.2. Ngôn ngữ đa thanh phức điệu .........................................................................45 2.2.1. Sự vay mượn từ ngữ nước ngoài .....................................................................45 2.2.1.1. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ gốc Hán trong truyện ngắn của Lan Khai ........49 2.2.1.2. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ tiếng Pháp trong truyện ngắn của Lan Khai ............52 2.2.2. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ và ngôn ngữ dân tộc thiểu số ..............56 2.2.3. Các phương thức chuyển nghĩa linh hoạt .......................................................63 2.3. Ngôn ngữ giao thoa thể loại .............................................................................67 CHƢƠNG 3: CÁC PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LAN KHAI ............................. 71 3.1. Ngôn ngữ của ngƣời kể chuyện .......................................................................71 3.1.1. Ngôn ngữ miêu tả ............................................................................................71 3.1.1.1. Ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên ......................................................................71 3.1.1.2. Ngôn ngữ miêu tả con ngƣời ........................................................................80 3.1.2. Lời văn nghệ thuật...........................................................................................93 3.1.3. Giọng điệu .......................................................................................................96 3.2. Ngôn ngữ nhân vật .........................................................................................100 3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại........................................................................................101 3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại .......................................................................................106 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 110 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lan Khai là một nhà văn nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại trong giai đoạn 1930 – 1945. Bên cạnh các thành tựu về tiểu thuyết, kí, lí luận phê bình, sƣu tầm và dịch thuật, ông còn để lại di sản truyện ngắn đầy hấp dẫn nhƣng chƣa đƣợc nghiên cứu toàn diện. Đƣơng thời, các nhà văn, nhà nghiên cứu nổi tiếng nhƣ Trƣơng Tửu, Hải Triều, Trần Huy Liệu, Vũ Ngọc Phan,… đánh giá cao tài năng và cống hiến của Lan Khai ở nhiều bình diện khác nhau nhƣ đề tài, chủ đề cảm hứng, tƣ tƣởng, phƣơng pháp sáng tác và bút pháp nghệ thuật. Đặc biệt càng về giai đoạn sau này, ông đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đề cao tài năng sử dụng ngôn ngữ văn học trong sáng tạo. Chính việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật đầy sáng tạo đã tạo nên chân dung rõ nét của Lan Khai trong trào lƣu cách tân văn học nửa đầu thế kỉ XX, nhƣng đến nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về ngôn từ nghệ thuật trong các sáng tác và đặc biệt là thể tài truyện ngắn của ông một cách đầy đủ và hệ thống. Truyện ngắn là một trong những thể loại Lan Khai thể hiện rõ tiềm năng nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của mình. Qua các Hội nghị khoa học gần đây cho thấy, nhiều tác giả đã quan tâm sâu sắc đến vấn đề ngôn ngữ văn học, một phƣơng thức biểu đạt gắn với tài năng của nhà văn, phẩm chất văn chƣơng, một vấn đề thời sự trong sáng tác và tiếp nhận văn học từ trƣớc đến nay. Việc lựa chọn đề tài “Ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn của Lan Khai” một mặt góp phần làm nổi rõ bức chân dung nghệ thuật của một nhà văn tài năng, có nhiều đóng góp trong sáng tạo và cách tân truyện ngắn cùng các thể tài văn học khác, một mặt giúp cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học trong nhà trƣờng đƣợc tốt hơn. 1 II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 1. Khái lƣợc tình hình nghiên cứu về thể loại truyện ngắn Truyện ngắn là thể loại phát triển mạnh trong thời kì hiện đại, phản ánh nhiều vấn đề của cuộc sống đƣơng thời đặt ra. Các công trình nghiên cứu về thể loại truyện ngắn và truyện ngắn của các nhà văn đã liên tục xuất hiện trong nhiều năm qua đã nói lên tiềm năng độc đáo của thể loại này. Chúng tôi xin điểm qua một số công trình tiêu biểu nhƣ sau: Công trình Sổ tay truyện ngắn của Vƣơng Trí Nhàn, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, tái bản 2001, đã điểm qua các ý kiến của các nhà văn nổi tiếng trên thế giới và trong nƣớc nhƣ Tchekhop, Anatole France, Thomas mann, Tô Hoài, Nguyễn Tuân,… về thể loại truyện ngắn rất phong phú, giúp chúng ta hình dung về diện mạo của thể loại văn học độc đáo này nhƣ tính chất ngắn gọn, hàm súc, tính thời sự linh hoạt,... Các cuốn sách Cơ sở lí luận văn học (tập 3), Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1977; Lí luận văn học, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm, năm 2003, là những giáo trình đề cập đến thể loại truyện ngắn ở các phƣơng diện nhƣ khái niệm, đặc điểm và triển vọng của thể loại truyện ngắn trong cuộc sống hiện đại, đã giúp chúng tôi những cơ sở về thể loại để khảo sát bình diện ngôn từ nghệ thuật. Bài phỏng vấn Tô Hoài của Vƣơng Trí Nhàn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 8/1976 có tựa đề Một thể văn tập cho người viết nhiều nét quý đã nói về đặc điểm thể tài truyện ngắn: “Tôi cho rằng truyện ngắn là một thể văn tập cho ngƣời viết nhiều nét quý lắm. Chỉ với truyện ngắn, ngƣời ta mới biết tận dụng từng chữ, lo săn sóc từng chữ. Nhà văn mình thƣờng yếu không tạo đƣợc phong cách riêng. Truyện ngắn là nơi ta có thể thử tìm phong cách cho mình. Truyện ngắn đòi hỏi hoàn thiện. Ở đây, ta đƣợc rèn luyện đến việc dùng từng dấu phẩy” [41, tr. 7 – 8]. Trong cuốn Truyện ngắn – Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại của Bùi Việt Thắng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011 đã 2 trích đăng nhiều ý kiến của các nhà văn có tên tuổi viết về thể loại truyện ngắn. Trong đó, có bài viết Đôi điều về truyện ngắn nhà văn Nguyễn Minh Châu, tác giả cho rằng: “Hình nhƣ đó là những ngƣời cầm bút có biệt tài có thể chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống với một vài sự việc diễn biến sơ sài và cũng bình thƣờng thôi (hoặc có thể dồn dập và không bình thƣờng) nhƣng bắt buộc con ngƣời ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi đó là cái khoảnh khắc chứa cả một đời ngƣời, một đời nhân loại” [61, tr.202]. Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến cũng bàn về thể loại truyện ngắn trong Năm bài giảng về thể loại văn học: “Với cách kể của truyện, tác giả tách ra khỏi các nhân vật và kể về chúng, về những biến cố có liên quan đến chúng bằng một lời văn nào đó. Trƣờng hợp may mắn nhất, lời văn đó phản ánh bản sắc và cá tính ngƣời kể, trƣờng hợp này, lời văn tuy đơn điệu nhƣng vẫn đậm đà, có hồn. Nhƣng nếu nhƣ đó là một lời văn trung tính nặng về thông báo, câu văn sẽ nhạt nhẽo, vô vị” [16, tr.67]. Tác giả Nguyễn Thái Hoà với Những vấn đề thi pháp của truyện có đề cập đến khái niệm, thi pháp của thể loại truyện ngắn. Ông cho rằng: “Truyện tức là kết quả của hành động kể chuyện bằng ngôn ngữ, bằng hình vẽ, bằng hình ảnh với nhiều phong cách khác nhau thuộc về phần chủ quan của ngƣời kể” [18, tr.23],… Ngoài ra còn phải kể đến các cuốn Từ điển văn học (tập 1 và tập 2, năm 1982 – 1984) của Nhà xuất bản Văn học; Từ điển văn học (Bộ mới, năm 2004) của Nhà xuất bản Thế giới,… đều đề cập tới khái niệm và đặc điểm về truyện ngắn và thống nhất cách hiểu về truyện ngắn nhƣ các công trình trên, nhƣ cho truyện ngắn khác tiểu thuyết và sử thi về dung lƣợng nhân vật và ngôn ngữ ở tính hàm súc, cốt truyện, nhân vật và lời văn nghệ thuật. 3 Nhìn chung, thời gian qua đã có một số công trình đề cập tới thể loại truyện ngắn ở góc nhìn lí thuyết, hoặc qua thực tiễn tiếp nhận truyện ngắn, các nhà nghiên cứu đã phát biểu quan niệm của mình về thể loại truyện ngắn ở các góc nhìn khác nhau về nội dung và kết cấu, điều đó giúp chúng tôi thêm căn cứ để khảo sát di sản truyện ngắn của Lan Khai, một nhà văn tiêu biểu trong giai đoạn 1930 – 1945. 2. Về truyện ngắn của Lan Khai Năm 1942, trong cuốn Nhà văn hiện đại, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã có những nhận xét về Lan Khai ở loại truyện đường rừng, ông cho là “loại trội nhất” – ông viết: “Lan Khai có cây bút rất tài tình để viết truyện ngắn. Không hiểu sao ông lại chỉ viết có tập truyện đường rừng? Thật đáng tiếc!” [45, tr.190]. Đó là những nhận xét chung, nhƣng do công trình nghiên cứu của Vũ Ngọc Phan quá lớn và sáng tác của Lan Khai rất đa dạng nên ông chƣa bao quát hết các thể loại truyện ngắn của nhà văn này, ngoài các truyện kì ảo Lan Khai còn có các truyện ngắn về đề tài tâm lí xã hội và lịch sử. Nhƣng đây cũng là những gợi ý cần thiết cho chúng tôi quan tâm tới thành tựu đặc sắc này của Lan Khai về thể tài truyện ngắn. Trong phần Khái luận Tổng tập văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 1988, tác giả Phan Cự Đệ có nhắc đến Lan Khai và truyện ngắn Thằng Gầy, theo ông, truyện ngắn trên của Lan Khai theo khuynh hƣớng hiện thực phê phán. Nhƣng nhìn chung tác giả chƣa khảo sát toàn diện hệ thống truyện ngắn của Lan Khai cũng nhƣ sự nhận xét còn tỏ ra sơ lƣợc. Năm 1991, trên Tạp chí Văn học số 6/1991, tác giả Ngọc Giao có bài viết Lan Khai và Truyện lạ đường rừng, tác giả có khẳng định về sức hút mạnh mẽ của Truyện lạ đường rừng thời 1930 – 1945 của nhà văn Lan Khai đối với đƣơng thời ở đề tài hiện thực và khả năng sáng tạo: “Truyện lạ đƣờng rừng đƣợc đặc biệt hoan nghênh. Cứ buổi sáng thứ hai là trẻ bán báo chạy tới 4 tấp rao ngoài phố: “Ngọ báo – truyện lạ đƣờng rừng. Đây!” Ông viết rất hay, cốt truyện nào cũng li kì, rùng rợn.” [74, tr.351]. Tháng 6/2002, tác giả Trần Mạnh Tiến công bố công trình Lan Khai – Tác phẩm nghiên cứu lí luận và phê bình văn học. Công trình đã giới thiệu một cách khá đầy đủ về cuộc đời, con ngƣời và sự nghiệp cũng nhƣ những đóng góp của Lan Khai ở truyện ngắn và lĩnh vực nghiên cứu lí luận phê bình, cho thấy từ quan niệm nghệ thuật đến sáng tác của Lan Khai rất phong phú. Năm 2003, bài viết của tác giả Phạm Thị Thu Hƣơng trong cuốn Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nhà xuất bản Hội nhà văn cho rằng: “Tập truyện đường rừng gồm 9 truyện ngắn (Người lạ, Ma thuồng luồng, Con thuồng luồng nhà họ Ma, Con bò dưới Thuỷ tề, Đôi vịt con, Mũi tên dẹp loạn, Người hoá hổ, Tiền mất lực, Gò thần) đƣa ngƣời đọc trở về với cái thời con ngƣời và ma quỷ còn sống lẫn lộn với nhau, ma quỷ cũng có tình cảm yêu ghét sợ hãi… y nhƣ ngƣời.” Trong cuốn Từ điển tác giả – tác phẩm văn học Việt Nam, xuất bản năm 2003 của các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh – Bùi Duy Tân – Nguyễn Nhƣ Ý, trong phần giới thiệu về Lan Khai và tác phẩm của ông theo từng đề tài có nhận định: “Các tác phẩm đƣờng rừng của Lan Khai là chỗ nổi trội nhất trong sáng tác của ông. Lan Khai đã đem tới cho ngƣời đọc cảm giác vừa ghê rợn, vừa thích thú trƣớc bao điều bí hiểm của chốn sơn lâm” [37, tr.189]. Trong cuốn Từ điển văn học năm 2004 của Nhà xuất bản Thế giới đã giới thiệu khá đầy đủ về tác giả Lan Khai dựa trên công trình của Trần Mạnh Tiến: Lan Khai – tác phẩm nghiên cứu lí luận và phê bình văn học (2002) có nhận xét tập truyện đường rừng đƣa ngƣời đọc trở về với cái thời ngƣời và ma quỷ còn sống lẫn lộn với nhau, ma quỷ cũng có tình cảm yêu ghét, sợ hãi. Tại Hội nghị Văn học kì ảo đƣợc tổ chức vào này 28/5/2006, trong bài viết Truyện truyền kì của Lan Khai, tác giả Trần Mạnh Tiến có bàn tới các tác phẩm thuộc loại truyện truyền kì của Lan Khai ở thể loại truyện ngắn và xem 5 đây là những đóng góp rất mới của Lan Khai về cách sáng tạo cốt truyện, lời văn nghệ thuật. Trong bài viết Truyện kì ảo của Lan Khai Tạp chí Khoa học Đại học Sƣ phạm Hà Nội, số 5 năm 2007 tác giả Trần Mạnh Tiến đã nhận xét về bộ phận truyện ngắn kì ảo của Lan Khai: “Đó là một pho truyện lạ, đầy màu sắc truyền kì và kinh dị, nửa hƣ, nửa thực, có khả năng khơi dậy tính hiếu kì của độc giả và kích thích tính tò mò của trẻ thơ”. Tháng 10/2006, Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản cuốn sách Lan Khai – Nhà văn hiện thực xuất sắc, có nhiều bài viết đề cập đến các truyện ngắn của ông về nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ nghệ thuật. Một số tác giả khác cũng đã ít nhiều đề cập đến các sáng tác của Lan Khai ở các khía cạnh khác nhau. Tác giả Vũ Thị Nhất có bàn về nghệ thuật viết truyện kì ảo; tác giả Lê Thị Tâm Hảo cũng bàn về ngôn từ nghệ thuật trong truyện đường rừng của Lan Khai,… Nhƣ vậy, các sáng tác của nhà văn Lan Khai đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có nhiều chuyên luận về các tác phẩm của ông. Trong những bài viết gần đây, các nhà nghiên cứu ít nhiều có đề cập đến tập truyện đường rừng của Lan Khai (gồm 9 truyện) – mà tác giả Trần Mạnh Tiến gọi đó là “Truyện truyền kì” cho thấy các nhà nghiên cứu có đề cập đến các truyện ngắn của ông ở bình diện nhân vật, cốt truyện song chƣa đi sâu vào ngôn ngữ thể loại. 3. Các công trình nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật và ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm của Lan Khai 3.1. Khái lược các công trình nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Có thể nói, việc nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật trong các sáng tác đang là vấn đề mang tính thời sự đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm. Bằng chứng là từ những năm 2000 đến nay có rất nhiều đề tài Luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ lựa chọn nghiên cứu vấn đề này. 6 Năm 2002, có công trình nghiên cứu Ngôn từ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng trong phóng sự và tiểu thuyết của Nguyễn Văn Phƣợng, Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Năm 2003, tác giả Nguyễn Văn Khƣơng có nghiên cứu Ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên giai đoạn trước 1975. Năm 2004, có những công trình Ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam của Nguyễn Thị Thuý Toàn, Đại học Sƣ phạm Hà Nội; Ngôn từ nghệ thuật thơ Nguyễn Bính của Nguyễn Thị Thuý, Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Năm 2005, có công trình Ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Tuân của Nguyễn Thị Ninh, Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Năm 2006, có các công trình nhƣ Ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của Nguyễn Thành Nam, Đại học Sƣ phạm Hà Nội; Ngôn ngữ tác giả trong truyện Nguyễn Tuân của Đinh Lựu, Đại học Vinh; Ngôn ngữ nghệ thuật của Nam Cao trong sáng tác trước Cách mạng tháng Tám của Lê Hải Anh, Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Năm 2011, cũng có công trình nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật là Ngôn từ nghệ thuật Nguyễn Việt Hà của Vũ Thị Thu Hƣơng, Ngôn từ nghệ thuật Nguyễn Quang Lập của Vũ Thị Mến, Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Năm 2012, có công trình nghiên cứu Ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Thơ, Đại học Sƣ phạm Hà Nội; Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng của Nguyễn Thị Bình, Đại học Sƣ phạm Hà Nội; Đặc sắc ngôn từ nghệ thuật trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường của Phùng Tố Thƣơng, Đại học Sƣ phạm Hà Nội; Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại của Đinh Thị Thu Hà, Học viện khoa học xã hội năm 2012. Năm 2013, cũng có công trình Ngôn từ nghệ thuật Thơ mới của La Nguyệt Anh, Đại học Thái Nguyên. Năm 2014, Nguyễn Thị Bắc có nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật với đề tài Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Khái Hưng, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội. Và năm 2016 có công trình Ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài của Vũ Thuỳ Nga, Đại học Sƣ phạm Hà Nội… Tất cả đều bàn 7 tới phƣơng thức biểu đạt của các tác phẩm văn học bằng ngôn từ nghệ thuật của các nhà văn khác nhau. Nhìn chung, các công trình này thƣờng khảo sát các phƣơng diện quan niệm nghệ thuật về ngôn ngữ, sự đa dạng về thể loại, những cách tân về tổ chức trần thuật hoặc đi sâu nghiên cứu về tác giả, tác phẩm với mục đích chung là chỉ ra những đặc điểm đặc sắc về ngôn từ nghệ thuật của mỗi nhà văn. Tuy chƣa có những công trình mang tính đột phá về lí thuyết nhƣ các công trình ngôn ngữ của thế giới, nhƣng trong từng trƣờng hợp ứng dụng lí thuyết ngôn từ vào nghiên cứu từng hiện tƣợng văn học cụ thể, các công trình nghiên cứu trên đã có những ý kiến thiết thực làm sáng tỏ tài năng, phong cách và bút pháp nghệ thuật của từng nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 3.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác của Lan Khai Từ khi các sáng tác của nhà văn Lan Khai ra đời cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề ngôn từ nghệ thuật trong các tác phẩm của ông ở một số bình diện, nhƣ chất thơ trong truyện đường rừng của Lan Khai, nghệ thuật sử dụng từ ngữ biểu cảm, mô tả của Lan Khai ở một số phƣơng diện nhất định. Có thể chia các công trình đó thành ba giai đoạn: 3.2.1. Giai đoạn trước năm 1945 Trong công trình Văn học Việt Nam hiện đại, ở Mục 3, Văn Lan Khai nhà nghiên cứu Trƣơng Tửu nhận xét: “Ông Lan Khai có những chữ những câu rất linh động mạnh mẽ để tả một cái oai phong của binh đội,… Ở loại này mỗi chữ là một hình tƣợng tổng hợp nhiều thuộc tính. Nếu biết đem hình tƣợng này ví von với hình tƣợng khác thì tả cảnh đƣợc giá trị và lỗi lạc vô cùng, vì văn chƣơng nhờ có tài liệu phong phú hơn hội hoạ còn diễn tả đƣợc cả những cái vô hình,… Lan Khai dùng những chữ hình tƣợng rất khéo, ông có những lối đặt câu rất mới,… Bằng lối văn tả cảnh và bóng bảy bằng cách 8 phô diễn phỏng theo Pháp. Ông Lan Khai thật là một nhà tiểu thuyết xứng đáng, một nhà văn có giá trị và hi vọng” [74, tr. 239 – 246]. Đến nhà phê mình Phạm Mạnh Phan trong bài Đọc Mực mài nước mắt của Lan Khai đăng trên Tạp chí Tri Tân – Phê bình Văn học (1941 – 1945) có đoạn đề cập đến ngôn từ nghệ thuật đƣợc sử dụng trong tác phẩm đặc sắc này. Ông đã ca ngợi: “Cốt truyện Mực mài nước mắt chẳng có gì cầu kì và oái ăm. Nó đơn giản và không đủ thoả mãn những ai chỉ muốn đòi ở nó một truyện xếp đặt chặt chẽ và nhiều hứng thú hơn. Nhƣng theo tôi hiểu, đặt cốt truyện cho li kì không phải là chủ ý của tác giả khi viết cuốn sách đó. Vì ông chỉ cốt tả rõ những nỗi đau khổ, bực dọc, hờn giận của nhà văn trong cuộc sống hàng ngày. Bằng một giọng văn nhẹ nhàng và có khi bay bƣớm, ông Lan Khai đã có đoạn khiến độc giả phải mải miết theo mình” [74, tr.279]. Mặc dù, ca ngợi tác phẩm này nhƣng khi đánh giá về ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm nhà phê bình đã chỉ ra chỗ đáng chê: “Nếu suốt trong cuốn truyện Mực mài nước mắt, cảnh những đoạn đáng làm vinh dự cho cuốn sách, chúng ta không thấy gì nữa thì tác giả sẽ đáng đƣợc nhận những lời cổ vũ chân thành của một ngòi bút vô tƣ. Nhƣng tiếc thay, dù ai dễ dãi mặc dầu, cũng phải trách tác giả về những đoạn viết một cách trễ nải và đáng phàn nàn. Xét qua về văn thể, chúng ta thấy nhiều chữ tác giả dùng một cách trắng trợn và khiếm trang: “mê văn chƣơng nhƣ ngƣời ta mê gái – ngồi xổm lên cái dƣ luận – hãy làm mấy phát đã – vòm trời nặng nhƣ cái vung chì úp xuống cảnh vật – ôm ghì lấy hiện tại và gắn chặt gạn ở nó tất cả cái gì là khoái lạc, say đắm bởi không bền,… Ngoài những đoạn bàn luận về văn chƣơng một cách mập mờ không rõ rệt, tác giả đã phạm một điều đáng tiếc cho tiểu thuyết gia là luận thuyết một cách dài dòng khiến ngƣời đọc chóng thấy nản, nhƣ đoạn luận về nhà văn – những triết lí bâng quơ – những ý tƣởng gàn dở của vai chính trong truyện – những lời ngông cuồng vô ý thức của tụi bạn Khải về thế sự. Ngoài ra, ngƣời ta còn nhận thấy tác giả không biết chủ ý cố định khoe chữ hay không mà lắm lúc 9 cao hứng tác giả bắt vai chính trong chuyện hết “sài” đến Hán học, lại nói đến các văn nhân ngoại quốc. Nào nói chữ: “công hầu đệ trạch giai nhân tân chủ, văn vũ y quan dị tích thì”, nào ví ví von von khiến độc giả tƣởng ngƣời làm sách có ý khôi hài!” [74, tr.281]. Sự tiếp nhận của Phạm Mạnh Phan, tuy có mặt hiện thực nhƣng hạn hẹp, ông chƣa thấy hết tiềm năng ngôn ngữ của một nhà văn và nhu cầu đổi mới văn chƣơng từ ngôn ngữ cần có nhiều phƣơng thức biểu đạt đa thanh, phức điệu hơn. Mặt khác, ngôn ngữ của một nhà văn tài năng thƣờng phong phú, sinh động vừa gần gũi đời sống vừa phong phú về nghệ thuật. Trong cuốn Nhà văn hiện đại có mục viết về Lan Khai của Vũ Ngọc Phan từ, quyển IV, tập thƣợng, Nhà xuất bản Thăng Long, Sài Gòn, năm 1960 có đoạn nhận xét về việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật trong Tiếng gọi của rừng thẳm của Lan Khai: “Lời văn thật giản dị và linh động, độc giả nhận thấy hai tâm hồn đều chất chứa tình yêu, nhƣng một đằng phức tạp, còn một đằng vô cùng chất phác. Cái khung cảnh tác giả dựng cũng lại êm dịu, rất xứng hợp với câu chuyện tình nơi rừng thẳm” [45, tr.185]. Hay có đoạn nhận xét về Ai lên phố Cát: “Cái lối văn nhịp nhàng gọt giũa ấy thật không hợp với cái quang cảnh quân trảy rất hùng vĩ” [45; tr.191]. Dù ở góc nhìn này hay góc nhìn khác, các nhà phê bình đều thừa nhận tính chất đa thanh phức điệu trong tác phẩm của Lan Khai. 3.2.2. Giai đoạn năm 1945 – 1990 Trong bài công trình khảo cứu qui mô: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, Văn học hiện đại 1882 – 1945 – Quốc học tùng thƣ, nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ đã viết về Lan Khai một cách trân trọng: “Trong những nhà văn của nhóm Tân Dân có lẽ Lan Khai là cây bút biết tự săn sóc và có nhiều đức tính văn chƣơng hơn cả. Tất nhiên không phải trong tất cả các tiểu thuyết của ông. Nhƣng ở những tác phẩm những trang viết kĩ hơn cả, ta thấy một bút pháp thực già dặn điêu luyện. Ông có một trí quan sát tinh tế, 10 đƣợc phụ giúp bởi một ngôn ngữ chuẩn xác, khúc chiết, nhiều khi giầu những hình ảnh rất tân kì” [39, tr.542 – 543]. Đây là cách nhìn khá toàn diện của một nhà nghiên cứu về các phƣơng thức biểu đạt ngôn ngữ của Lan Khai trong sáng tác, điều đó gợi ý cho chúng tôi đi sâu vào ngôn ngữ truyện ngắn của Lan Khai, nơi nhà văn thể hiện những tài năng với nhiều phƣơng thức biểu đạt mới mẻ. 3.2.3. Giai đoạn từ 1990 đến nay Từ 1990 trở đi xuất hiện hàng loạt các bài viết của các cây bút nhƣ Hoàng Minh Tƣờng, Gia Dũng, Trần Mạnh Tiến, Nguyễn Thanh Trƣờng, Thái Thành Vân, Vũ Xuân Tửu, Nguyễn Nghĩa Trọng, Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Long,… viết về Lan Khai ở nhiều góc nhìn về nhà văn và tác phẩm, nhƣng đáng chú ý nhất là các công trình nghiên cứu qui mô hệ thống của tác giả Trần Mạnh Tiến đã đề cập đến con ngƣời và sáng tác của Lan Khai, trong đó có thể tài truyện ngắn và vấn đề ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm của ông. Trong bài Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Lan Khai tác giả có nhận xét: “Nhiều trang viết của Lan Khai lấp lánh chất thơ với những câu ca dao hồn nhiên xen lẫn, làm tăng thêm sức uyển chuyển sinh động của thế giới ngôn từ giàu cảm xúc” [74, tr.25]. Hay trong bài Nhìn lại Lầm than có đoạn viết: “Lan Khai là một cây bút sớm có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc, nên ra đời đã gần bảy thập niên qua, lời văn của Lầm than vẫn hoà đồng với ngôn ngữ của chúng ta hôm nay. Trong Lầm than, ngƣời đọc nhận thấy sự kết hợp linh hoạt giữa ngôn ngữ miêu tả và kể chuyện, giữa đối thoại và độc thoại xen vào nhau những tình huống. Đây là một nhà văn bộc lộ nhiều sở trƣờng nghệ thuật” [74, tr.172]. Qua đây cho thấy một nhà văn tài năng cũng đồng thời là nhà văn coi trọng và phát huy tiếng nói dân tộc bằng khả năng sáng tạo của mình. Trong bài Đọc Lầm than của nhà văn, nhà nghiên cứu, lí luận phê bình Lan Khai của tác giả Nguyễn Nghĩa Trọng có đoạn đánh giá về ngôn từ nhà 11 Lan Khai đã sử dụng trong các sáng tác của mình: “Văn chƣơng có thể cần nhiều hình thức, thủ pháp nghệ thuật khác nhau tuỳ theo sức sáng tạo của nhà văn và nhu cầu văn hoá tinh thần của từng thời, từng dân tộc. Nào là cổ điển, tƣợng trƣng, lãng mạn, ƣớc lệ, kì ảo; nào là phi lí, siêu thực, huyễn hoặc, viễn tƣởng; nào là dòng ý thức, đồng hiện, truyện trong truyện, nghịch dị, hài hƣớc,… Nhƣng tựu trung văn chƣơng xƣa nay luôn cần các phẩm chất chân, thiện, mĩ mà trƣớc hết là cái chân thực của đời, cái chân thành của tƣ tƣởng, tình cảm của ngòi bút văn nhân, cái độc đáo mà giản dị trong sáng của hình thức ngôn từ” [74, tr.64]. Từ góc nhìn về mục tiêu sáng tạo, nhà nghiên cứu cho thấy, nhà văn tài năng là ngƣời biết sử dụng tiềm năng ngôn ngữ dân tộc. Bài Nghệ thuật truyện ngắn kì ảo của Lan Khai do Vũ Thị Nhất – trƣờng THPT Yên Mô Ninh Bình viết năm 2006 có đoạn: “Ngôn ngữ giàu sắc điệu, thể hiện ở từ vựng, truyện có nhiều từ láy tƣợng thanh, tƣợng hình, từ diễn tả cảm giác, cảm xúc. Về câu văn, nhiều câu nhịp nhàng hài hoà, đăng đối về âm thanh, thanh trắc, thanh bằng phối hợp nhịp nhàng, tạo nên chất nhạc cho ngôn ngữ. Câu văn truyền kì giàu hình ảnh, nhạc hoạ nhƣ trong một bức tranh sống động, đó là những bức tranh thiên nhiên lặng lẽ nên thơ, hoang sơ, hùng vĩ hay tƣơi đẹp sáng trong. Tạo ra ngôn ngữ giàu sắc điệu, Lan Khai đã chắt lọc đƣợc chất thơ từ núi rừng Việt Bắc” [74, tr.145 – 146]. Đây là góc nhìn riêng về một thể loại cũng nói lên tài năng và đóng góp của Lan Khai. Trong Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn của Lê Thị Tâm Hảo với tên Ngôn từ nghệ thuật truyện đường rừng của Lan Khai (năm 2005) có chỉ ra đặc điểm về ngôn từ nghệ thuật trong truyện viết về miền núi của Lan Khai, tuy nhiên tác giả mới dừng lại ở thể loại tiểu thuyết và một vài truyện ngắn đƣờng rừng, chƣa đi sâu vào nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn của Lan Khai một cách toàn diện. Trong Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn của Nguyễn Ngọc Hà với tên Truyện ngắn của Lan Khai (2006) đã tập trung vào nội dung và hình thức của 12 một số truyện ngắn của Lan Khai, tuy có đề cập đến vấn đề ngôn ngữ nhƣng còn sơ lƣợc, ngƣời viết còn bỏ sót nhiều truyện ngắn, chƣa bao quát đƣơc toàn bộ tác phẩm của Lan Khai ở 3 loại thể tài: kì ảo, tâm lí xã hội và lịch sử, chƣa khảo sát toàn diện và đi sâu vào các đặc điểm loại hình ngôn từ nghệ thuật trong các loại truyện ngắn của nhà văn này. Các công trình nghiên cứu trên có đề cập tới vài đặc điểm về ngôn từ nghệ thuật trong các sáng tác của Lan Khai chủ yếu về tiểu thuyết nhƣng còn sơ lƣợc. Thực tế ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn của Lan Khai rất đa dạng phong phú, bao gồm từ thuần Việt, từ địa phƣơng, ngôn từ các dân tộc thiểu số, từ Hán Việt, từ cổ, từ ngữ nƣớc ngoài nhƣ tiếng Quảng Đông, tiếng Pháp, ngôn ngữ thơ ca, ngôn ngữ kịch, các yếu tố tạo hình biểu cảm, giọng điệu, các lớp từ loại khác nhau,… Do vậy, mặc dù đây là một phần thành tựu quan trọng trong sự nghiệp văn học của Lan Khai, nhƣng cho đến nay, chƣa có một chuyên luận nào đi sâu nghiên cứu Ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn của Lan Khai thành một công trình khoa học. Mặc dù đã có một số tác giả đi sâu vào bình diện nội dung, cốt truyện, nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai, nhƣng số lƣợng truyện ngắn của Lan Khai đƣợc khảo sát còn ít, do hệ thống truyện ngắn của Lan Khai một thời gian dài chƣa đƣợc tái bản đầy đủ. Năm 2011, tác giả Trần Mạnh Tiến cho xuất bản công trình sƣu tầm, biên soạn và giới thiệu Tuyển truyện ngắn của Lan Khai đầy đủ và hệ thống hơn, do NXB Hà Nội ấn hành, cho thấy số lƣợng truyện ngắn của Lan Khai rất độc đáo nhiều tác phẩm hơn 70 năm qua chúng ta chƣa biết tới. Đây là nguồn tài liệu giúp cho công việc nghiên cứu của chúng tôi ở mảng sáng tác này toàn diện hơn. Chúng tôi tiến hành khám phá việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật trong các loại truyện ngắn của Lan Khai, góp phần làm nổi rõ chân dung nhà văn một cách hoàn chỉnh hơn. Gần đây, tác giả Trần Mạnh Tiến lại công bố tiếp các công trình “Lan Khai – Kí” (năm 2015), “Lan Khai – Truyện cổ và 13 thơ ca dân gian” (năm 2016) cho thấy, Lan Khai là một nhà văn sớm có ý thức bảo tồn và phát huy tiếng nói dân tộc, có tài thao lƣợc về ngôn ngữ trong các công trình nghệ thuật của mình. III. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu Trong công trình này, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát và phân tích các phƣơng thức biểu đạt ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn của Lan Khai, đồng thời khi cần thiết có liên hệ tới việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật trong các thể loại khác của ông thấy rõ những thành tựu nổi bật của Lan Khai trong sự vận động và phát triển của ngôn ngữ văn học 1930 – 1945 và tính đa dạng, phong phú, sinh động qua truyện ngắn của Lan Khai. 2. Phạm vi nghiên cứu Trong công trình này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các truyện ngắn của Lan Khai ở 3 kiểu dạng: truyện kì ảo, truyện tâm lí xã hội, truyện lịch sử, đồng thời khi cần thiết có thể liên hệ đến truyện ngắn của các nhà văn khác cùng thời. Công trình của chúng tôi khảo sát theo hƣớng toàn diện các yếu tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phƣơng thức chuyển nghĩa, giọng điệu, phƣơng thức tạo hình, biểu cảm đa dạng, linh hoạt trong truyện ngắn của Lan Khai. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Dựa trên lí thuyết về ngôn ngữ và thể loại, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tập trung khảo sát một cách toàn diện ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn của Lan Khai, chỉ ra những thành công cũng nhƣ những hạn chế khi sử dụng tiếng Việt trong tác phẩm cùng mối quan hệ với ngôn ngữ ngoại lai về phƣơng thức biểu đạt của nhà văn trong thể tài truyện ngắn. IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chủ trƣơng sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan