Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nhân vật trong truyện ngắn ngô phan lưu...

Tài liệu Luận văn nhân vật trong truyện ngắn ngô phan lưu

.PDF
107
875
57

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI HOÀNG THỊ HUYỀN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGÔ PHAN LƢU Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60. 22. 01. 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Hạnh Mai Hà Nội, 2017 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 2 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 2 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 7 4. Đối tƣợng phạm vi và nghiên cứu.............................................................. 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 8 6. Cấu trúc luận văn. ....................................................................................... 9 CHƢƠNG 1:KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT TRONG VĂN XUÔI ĐƢƠNG ĐẠI VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGÔ PHAN LƢU .................................... 10 1.1.Khái quát về nhân vật văn học .................................................................. 10 1.1.1. Khái niệm, vai trò và phân loại nhân vật ............................................ 10 1.1.2. Một số kiểu cấu trúc nhân vật. ............................................................ 12 1.2. Khái lược về nhân vật trong văn xuôi đương đại. ................................. 14 1.3. Ngô Phan Lƣu – Một cây bút đáng chú ý trong văn xuôi đƣơng đại….. 26 1.3.1. Con đường đến với văn chương . ........................................................... 26 1.3.2. Quan niệm nghệ thuật ........................................................................ 30 1.3.3. Hành trình sáng tác truyện ngắn và tạo dựng thế giới nhân vật của Ngô Phan Lưu......................................................................................................... 33 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGÔ PHAN LƢU .................................................................................................... 37 2.1. Nhân vật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu gần gũi, giản dị....................... 37 2.1.1. Những người nông dân thôn quê nhân hậu, trọng tình ........................ 37 2.1.2. Những nhân vật tài hoa, tài tử .............................................................. 43 2.3.3. Những nhân vật loài vật ........................................................................ 46 2.2. Nhân vật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu đƣợc soi chiếu từ nhiều bình diện ......................................................................................................... 48 2.2.1. Niềm khao khát hạnh phúc trần thế ...................................................... 48 2.2.2. Bản tính tự nhiên………………………………………………………………. 2.2.3. Ý thức bổn phận với cộng đồng………………………………………………. 2.1.3. Những bí ẩn trong tâm hồn …………………………………………..53 2.3. Một số kiểu loại nhân vật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu ............ 59 2.3.1. Nhân vật cô đơn .................................................................................... 59 2.3.2. Nhân vật tha hóa ................................................................................... 71 2.3.3. Nhân vật dị biệt ..................................................................................... 76 CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGÔ PHAN LƢU ........................................................... 80 3.1. Tạo dựng những tình huống đa dạng. .................................................. 80 3.1.1. Tình huống hành động ......................................................................... 81 3.1.2. Tình huống tâm trạng ........................................................................... 82 3.1.3. Tình huống nhận thức ........................................................................... 83 3.2. Tạo dựng những chi tiết đặc sắc ........................................................... 85 3.2.1. Đặc tả những chi tiết ngoại hiện…………………………………………..88 3.2.2. Giấc mơ - một loại chi tiết giàu ý nghĩa………………………………….89 3.2.3 . Thơ trong truyện ngắn - một loại chi tiết độc đáo……………………..91. 3.3. Sử dụng ngôn ngữ ấn tƣợng ……………………………………………….Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Tăng cường ngôn ngữ đối thoại……………………………………………94 3.3.2. Triết luận của người dân thường………………………………………….96. 3.3.3. Ngôn ngữ hiện thực đời thường……………………………………………97 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Sau năn 1975, cùng với sự đổi mới mạnh mẽ, toàn diện của đất nƣớc, nền văn học Việt Nam cũng đã có những chuyển đổi rõ rệt, ngày càng sâu sắc, đặc biệt là đối với văn xuôi. Cùng với những thành tựu của ký, tiểu thuyết, truyện ngắn đã có sự đổi mới đáng kể với sự chung tay góp sức của các cây bút nhiều thế hệ. Trong đó có nhà văn Ngô Phan Lƣu, một nhà văn tuy xuất hiện khá muộn màng nhƣng cũng để lại nhiều ấn tƣợng sâu sắc trong lòng bạn đọc. 1.2. Ngô Phan Lƣu đƣợc biết đến khi ông đạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ năm 2007. Sau cuộc thi này, Ngô Phan Lƣu hăng say sáng tạo và liên tiếp xuất bản các tập truyện ngắn, tản văn. Đọc văn chƣơng của Ngô Phan Lƣu, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn, ngƣời đọc đƣợc trải nghiệm những cảm nhận rất mới mẻ, rất độc đáo trong không gian nông thôn Việt Nam đƣơng đại. Không gian quen thuộc ấy sau đổi mới có thật nhiều đổi khác, nhƣng phần nhiều những đổi khác ấy lại mang đến cho ngƣời đọc một cảm giác xót xa, cảm giác mất mát những thứ đã quá đỗi quen thuộc, thân thƣơng và thiêng liêng. Việc quan tâm đặc biệt đến cảnh sinh hoạt và con ngƣời thôn quê đã giúp cho Ngô Phan Lƣu có thể sáng tạo nên một thế giới nhân vật độc đáo, đặc sắc và khác biệt so với các nhà văn khác cùng thời. 1.3. Nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Quả đúng nhƣ vậy, nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tƣ tƣởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhân vật. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu vô cùng phong phú và đa dạng. Họ thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, họ mang nhiều tính cách khác nhau và sau cùng, họ khổ theo nhiều cách khác nhau. Trong các tập truyện ngắn, Ngô Phan Lƣu cũng đã phần nào chứng minh đƣợc tài năng của mình 2 khi xây dựng nhân vật. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu nào nghiên cứu về vấn đề: “Nhân vật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu”. Thực hiện đề tài này cũng là một hình thức giúp chúng tôi rèn luyện và hoàn thiện kĩ năng phân tích các tác phẩm truyện ngắn – một thể loại văn học vô cùng quan trọng trong văn học nói chung và trong chƣơng trình ngữ văn phổ thông nói riêng. Do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nhân vật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu” cho luận văn. 2. Lịch sử vấn đề Nhà văn Ngô Phan Lƣu đã xuất hiện trên văn đàn từ năm 2004 với tập truyện ngắn Ngƣời không giăng câu Kiều nhƣng mãi đến khi truyện ngắn Buổi sáng biến mất và Cơm chiều của ông đƣợc giải nhất cuộc thi báo văn nghệ năm 2007 thì ông mới đƣợc đông đảo bạn đọc biết đến và đƣợc giới nghiên cứu quan tâm. Ngay sau khi đoạt giải, các tác phẩm của Ngô Phan Lƣu đã xuất hiện nhiều hơn trên báo chí, số lƣợng các công trình nghiên cứu về ông ngày càng nhiều. Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sƣu tầm đƣợc một số công trình nghiên cứu sau: Đặng Đình Túy trong bài Vài ý nghĩ về lối viết truyện ngắn Ngô Phan Lƣu đã bày tỏ một niềm tiếc nuối khi những tác phẩm truyện ngắn “ngắn gọn, chắc nịch, sít sao” của nhà văn Ngô Phan Lƣu chƣa đƣợc nhiều ngƣời biết đến và tha thiết hi vọng Ngô Phan Lƣu sẽ đi xa hơn nữa nhờ “gói hành lí gọn nhẹ của anh”. Trong bài viết, nhà báo tỏ ra rất ấn tƣợng với sức nặng của bao tâm tình chứa đựng trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu. Nhận định về tập truyện ngắn Ngƣời không giăng câu Kiều, ông cho rằng: “Cuốn truyện không quá 140 trang kể cả bìa lẫn bài bạt (do bà thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Trang viết) mà gói ghém đến 18 truyện ngắn khiến cho kẻ cầm cuốn sách (mà chưa kịp đọc) lấy làm thắc mắc tự hỏi liệu có đủ chỗ cho ngần ấy tâm tình? Tôi không nói quá đáng đâu: từ những xây dựng 3 mang tính ngụ ngôn ẩn dụ (Bỉ phươngcông bổ) đến cách bày tỏ tâm tình kín đáo lãng mạn (Nhạc trầm my) rồi qua những nét chấm phá, những hoạt cảnh của lối sống làng quê, những băn khoăn của tâm tình phút chốc xao động (Sóng bạc đầu) đâu đâu ta cũng thấy cách nói - rất - nhiều – mà - lời - rất - ít của anh Lưu”. Nhà Văn Dạ Ngân - thành viên ban chung khảo của cuộc thi truyện ngắn báo văn nghệ năm 2007 cũng tỏ ra ấn tƣợng với lối viết kiệm lời nhƣng vô cùng sâu sắc của Ngô Phan Lƣu. Khi trả lời phỏng vấn phóng viên báo An ninh thủ đô, nhà văn nhận định rằng:“Ngô Phan Lưu không viết dài, nhưng nó quá đủ, nó kiệm lời một cách đặc sánh. Viết như thế mới tài, và nhân bản một cách kỳ dị”, đồng thời, tác giả cũng cho rằng“nhược điểm còn tồn tại là kết thúc kiểu đóng sập cửa, không để lại dư ba”. Có thể nói, những truyện ngắn của nhà văn Ngô Phan Lƣu đã chứng minh một điều rằng văn chƣơng hay, hấp dẫn, cuốn hút ngƣời đọc không nhất thiết phải là thứ văn chƣơng dài dòng văn hoa, chỉ thiên về nghệ thuật. Văn chƣơng muốn để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lòng bạn đọc phải thực sự có đƣợc giá trị nội dung, tƣ tƣởng sâu sắc. Truyện ngắn của Ngô Phan Lƣu ngắn gọn, kiệm lời nhƣng không hề nhàm chán bởi ông luôn biết cách tạo kịch tính cho tác phẩm. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã phát hiện và khẳng định điều này. Trong bài Truyện ngắn không biến mất (http://vietbao.vn/), nhà phê bình cho rằng “Tác giả có cái tên mới lạ và tuổi đời ngoại lục thập này ở Phú Yên trình làng một lối viết truyện ngắn mang kịch tính cao và có hình thức kịch”. Điều làm nên những đặc sắc và ấn tƣợng cho tác phẩm của Ngô Phan Lƣu chính là ở việc từ những sự kiện bình thƣờng, từ những khung cảnh rất bình thƣờng nhƣng với cách nhìn nhận sâu sắc và đa chiều, tác giả đã xây dựng đƣợc nhiều xung đột mang kịch tính cao, chủ đề lớn hơn rất nhiều so với phạm vi đề tài khiến ngƣời đọc không khỏi bất ngờ thậm chí ngỡ ngàng, đúng nhƣ lời nhận xét:“Khung cảnh truyện rất bình thường, nhưng xung đột truyện thì mạnh, và chủ đề truyện thì lớn vượt ra ngoài phạm vi đề tài. Cuộc sống bức bí, nặng 4 nề của con người, thân phận những đời người - nói được những điều ấy trong một dung lượng dồn nén, chất chứa của truyện ngắn là cố gắng lớn của tác giả”. Có thể nói, phong cách sáng tác của Ngô Phan Lƣu khá rõ ràng, thống nhất và hiện đại. Điều này đƣợc nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, trong đó có tác giả Trần Hoàng Hoàng. Trong bài viết Một phong cách hiện đại (Nhân đọc hai truyện ngắn Buổi sáng biến mất và Cơm chiều của Ngô Phan Lƣu), tác giả đã có những nhận định khá đầy đủ về phong cách sáng tác của Ngô Phan Lƣu nói chung, trong hai truyện ngắn đoạt giải nói riêng. Theo đó, tác giả tỏ ra ấn tƣợng và đánh giá cao khả năng diễn tả những hành động, suy nghĩ từ trong vô thức con ngƣời của Ngô Phan Lƣu. “Ngô Phan Lưu có thể diễn tả được những hành động lẫn ý nghĩ từ trong vô thức một cách tài tình. Làm được điều này rất khó. Nó đòi hỏi nhà văn phải có óc quan sát, nghiền ngẫm đôi khi phải hoá thân vào nhân vật. Một cách viết tự động, vừa đơn giản mà lại sâu sắc đầy cảm tính nhưng vẫn rất tỉnh táo đến sắc lạnh”. Bên cạnh đó, nếu nhƣ nhà văn Dạ Ngân cho rằng cách kết thúc truyện của Ngô Phan Lƣu còn có nhiều nhƣợc điểm “kết thúc kiểu đóng sập cửa, không để lại dư ba” thì ngƣợc lại, tác giả Trần Hoàng Hoàng đánh giá cao cách kết thúc bỏ dở, giữa chừng của Ngô Phan Lƣu trong các truyện ngắn:“một điều đặc biệt, một cố gắng đáng ghi nhận trong truyện ngắn Ngô Phan Lưu là ở sức chứa trong dung lượng truyện ngắn; ở đây cốt truyện có thể được kéo dài thêm nhưng nhà văn đã dừng lại ở phần kết của câu chuyện bằng cách để lửng tạo ra dư ba còn đọng lại đồng thời tạo ra độ mở cho việc tiếp nhận tác phẩm. Với những tập truyện ngắn ra đời liên tiếp và sự sâu sắc, ấn tƣợng trong từng tác phẩm, Ngô Phan Lƣu đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Qua khảo sát, chúng tôi tìm đƣợc một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về nhà văn Phú Yên này. Trƣớc hết, đó là luận văn Đóng góp nghệ thuật của truyện ngắn Ngô Phan Lưu (ĐHSP Vinh – 2003) của tác giả Hồ Thị Lan Anh. Đây là công trình nghiên cứu có giá trị to lớn trong việc chỉ ra những đóng góp nghệ thuật độc đáo của nhà 5 văn Ngô Phan Lƣu. Luận văn tập trung nghiên cứu những đóng góp của Ngô Phan Lƣu trên phƣơng diện nghệ thuật. Trên phƣơng diện cái nhìn nghệ thuật, luận văn khẳng định “tác phẩm của ông vẫn toát lên niềm tin về sự vươn lên của tính thiện, mầm thiện, tuy thế, không hề gây cảm giác về một thứ lạc quan dễ dãi”. Đồng thời, luận văn cũng đi sâu vào việc nghiên cứu những dụng công của Ngô Phan Lƣu trong việc cấu tứ khi viết truyện ở các phƣơng diện: dựng truyện, tổ chức ngôn ngữ và giọng điệu. Luận văn cũng đã đƣa ra một cách cái nhìn nghệ thuật về con ngƣời trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu: Con ngƣời – những cá thể cô đơn, con ngƣời – nơi tranh chấp giữa thiện và ác, con ngƣời – nơi tính thiện làm sáng tỏ bản chất ngƣời. Trong luận văn Đặc điểm truyện ngắn Ngô Phan Lƣu, tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (ĐHSP Hà Nội – 2010) đã nghiên cứu rất kỹ về quan điểm nghệ thuật, hành trình văn xuôi Ngô Phan Lƣu, đặc điểm nội dung tƣ tƣởng và đặc điểm về hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu. Trong luận văn, tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề nhân vật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu và đã chỉ ra một số đặc điểm về kiểu con ngƣời trong tác phẩm của nhà văn. Có thể nói, các công trình nghiên cứu về Ngô Phan Lƣu và các tác phẩm của ông khá nhiều nhƣng lại chƣa có một công trình nào tập trung nghiên cứu vào vấn đề nhân vật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu, mặc dù nhƣ đã nhận định từ trƣớc, nhân vật trong truyện ngắn là yếu tố hết sức quan trọng. Trong bài bạt cho cuốn Ngƣời không giăng câu Kiều, thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Trang khẳng định điều làm nên thành công trong những truyện ngắn Ngô Phan Lƣu, điều khiến độc giả nhớ, độc giả ấn tƣợng về nhà văn gốc nông dân này chính là ở thế giới nhân vật. Cũng trong bài viết, tác giả đã chỉ ra một nét rất riêng, rất độc đáo của truyện ngắn Ngô Phan Lƣu trên phƣơng diện xây dựng nhân vật đó là sự quan tâm đặc biệt đến đối tƣợng ngƣời già:“Có vẻ như Ngô Phan Lưu quan tâm tới thế giới những người già hơn là khai thác những hồn nhiên mơ mộng, những 6 trắc trở tình duyên của lớp trẻ. Nếu chịu khó thống kê một chút thì sẽ thấy có khoảng 90% số truyện ngắn của Ngô Phan Lưu viết về những người già. Nếu họ không già về tuổi tác, thì tâm hồn họ cũng đã “từng trải và chất lượng”. Sau khi hàng loạt các tập truyện ngắn của Ngô Phan Lƣu ra đời, nhân vật trong sáng tác của ông đã gây đƣợc nhiều ấn tƣợng trong lòng bạn đọc và gây đƣợc hứng thú đối với các nhà nghiên cứu. Trong đó có tác giả Nguyễn Thị Trúc Ly. Tác giả đã có bài báo nghiên cứu rất công phu và phân chia khá chi tiết các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu. Theo đó, tác giả cho rằng truyện ngắn Ngô Phan Lƣu vô cùng đa dạng về nhân vật, có thể chia thành các kiểu nhân vật nhƣ sau: nhân vật cô đơn, nhân vật nghệ sĩ, nhân vật bị ám ảnh bởi thế giới giấc mơ, nhân vật loài vật. Theo chúng tôi, sự phân chia của tác giả Nguyễn Thị Trúc Ly là tƣơng đối đầy đủ, rõ ràng. Tuy nhiên, trong phạm vi một bài báo nghiên cứu khoa học, tác giả cũng chỉ dừng lại ở việc phân chia các kiểu nhân vật chứ chƣa có nghiên cứu chuyên sâu và sự lý giải kĩ lƣỡng về sự phân chia nhân vật, cũng nhƣ chƣa có nhiều đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Ngô Phan Lƣu. Nhƣ vậy, số lƣợng các công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết về Ngô Phan Lƣu và các tác phẩm của ông là không ít. Tuy chƣa có công trình nghiên cứu trực tiếp nào về vấn đề nhân vật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu nhƣng những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trƣớc rất đáng quý và hữu ích cho những ngƣời đi sau. Tiếp bƣớc những ngƣời đi trƣớc, trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về nhân vật trong các truyện ngắn của Ngô Phan Lƣu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát các truyện ngắn của nhà văn Ngô Phan Lƣu, luận văn hƣớng đến việc phân loại, tổng hợp nhân vật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu cũng nhƣ phát hiện và khẳng định những đặc điểm, đóng góp của Ngô Phan Lƣu trong việc xây dựng nhân vật. 7 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục đích đã đề ra, đề tài của chúng tôi chủ yếu thực hiện những nhiệm vụ sau:  Nghiên cứu khái quát sự đổi mới trong việc xây dựng nhân vật của văn xuôi đƣơng đại và sự xuất hiện đầy ấn tƣợng của nhà văn Ngô Phan Lƣu  Nghiên cứu đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu  Nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu 4. Đối tƣợng phạm vi và nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu nhân vật trong các truyện ngắn của Ngô Phan Lƣu Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu truyện ngắn của Ngô Phan Lƣu ở những tập truyện sau:  Người không giăng câu Kiều. NXB Phụ nữ năm 2004  Cơm chiều. NXB Phụ nữ năm 2009  Xoa tay và cười. NXB Văn học năm 2009  Con lươn chép miệng. NXB Văn học năm 2010 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp sau:  Phƣơng pháp phân tích tác phẩm văn học theo đặc trƣng thể loại. Truyện ngắn có những đặc trƣng riêng biệt so với các thể loại văn học khác. Việc tiếp cận các truyện ngắn của Ngô Phan Lƣu theo đặc trƣng thể loại sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn chính xác về đặc điểm truyện ngắn Ngô Phan Lƣu nói chung và nhân vật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu nói riêng.  Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống: Với phƣơng pháp này, chúng tôi sẽ đặt các tác phẩm của Ngô Phan Lƣu trong các hệ thống tác phẩm khác nhau để đánh giá và 8 có cái nhìn chính xác về các truyện ngắn của Ngô Phan Lƣu trong hệ thống chung các tác phẩm văn xuôi hiện đại.  Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh sẽ cho phép chúng tôi có thể so sánh nhân vật của Ngô Phan Lƣu theo nhiều cấp độ, nhiều bình diện. Cụ thể, chúng tôi có thể so sánh các nhân vật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu với nhau, đồng thời, có thể so sánh thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu với thế giới nhân vật trong truyện ngắn của các nhà văn cùng thời khác.  Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá các tài liệu, công trình đã nghiên cứu về Ngô Phan Lƣu và nhân vật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu. 6. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, thƣ mục tham khảo, luận văn của chúng tôi gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1: Khái quát về nhân vật trong văn xuôi đƣơng đại và truyện ngắn Ngô Phan Lƣu Chƣơng 2: Đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu Chƣơng 3:Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Ngô Phan Lƣu 9 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT TRONG VĂN XUÔI ĐƢƠNG ĐẠI VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGÔ PHAN LƢU 1.1. Khái quát về nhân vật trong văn học 1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học Nói đến tác phẩm văn xuôi chúng ta không thể không nói đến nhân vật văn học. Vậy, nhân vật văn học là gì? Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê định nghĩa: Nhân vật là “Đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học, nghệ thuật. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, Chị Dậu, Anh Pha) cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào trong truyện Kiều. Giáo trình lí luận văn học của tiến sĩ Lê Lƣu Oanh khẳng định: Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được nhà văn miêu tả thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Nhân vật văn học được các tác giả mô tả rất đa dạng. Nhân vật văn học có khi là những con người có họ tên như: Từ Hải, Thúy Kiều, Lục Vân Tiên, chị Dậu, anh Pha... Nhân vật văn học có khi là những người không họ không tên như: anh trai cầy, tên lính lệ, người hầu gái... Nhân vật trong văn học có khi là một loài vật, một đồ vật hoặc một hiện tượng nào đó của thế giới tự nhiên, mang ý nghĩa biểu trưng cho số phận, cho tư tưởng, tình cảm của con người. Nhƣ vậy, dù có nhiều hình thức diễn đạt khác nhau, cách lựa chọn từ ngữ khác nhau nhƣng tựu chung lại, các tài liệu trên đều thống nhất trong việc khẳng định: Nhân vật văn học là đối tƣợng đƣợc miêu tả, thể hiện trong các tác phẩm văn học. Nhân vật không chỉ là con ngƣời có tên hoặc không tên, đƣợc khắc họa sâu 10 đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con ngƣời, đƣợc dùng nhƣ những hình thức khác nhau để biểu hiện con ngƣời. Cũng có khi chỉ là một hiện tƣợng về con ngƣời. Nhân vật văn học giữ vai trò quyết định nội dung tƣ tƣởng trong tác phẩm, nhà văn luôn dồn tâm huyết và tài năng của mình vào việc khắc hoạ nhân vật. Chính vì thế mà chúng ta thấy có nhiều ngƣời không nhớ tên tác giả nhƣng lại rất nhớ tên các nhân vật do tác giả ấy tạo dựng nên. Có thể khái quát lại các chức năng của nhân vật văn học nhƣ sau: Thứ nhất: Khái quát tính cách của con ngƣời. Thứ hai: Là phƣơng tiện để phản ánh đời sống, khái quát hiện thực. Thứ ba: Thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tƣởng thẩm mĩ của nhà văn về con ngƣời Thứ tƣ: Nhân vật là phƣơng tiện thể hiện tƣ tƣởng, tình cảm của nhà văn Nhân vật trong truyện ngắn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện giá trị nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm và ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Tuy nhiên, để có thể thể hiện tất cả các giá trị và ý đồ nghệ thuật đó, nhà văn phải nỗ lực sáng tạo ra nhiều kiểu nhân vật khác nhau thì mới thực hiện đƣợc mục tiêu của mình. Về cơ bản, để phân chia nhân vật văn học, ngƣời ta phải dựa vào nhiều tiêu chí, với mỗi tiêu chí lại có những cách phân chia thành nhiều kiểu loại nhân vật khác nhau. Từ điển thuật ngữ văn học phân chia nhân vật văn học theo 4 tiêu chí: Thứ nhất: Dựa vào vị trí đối tƣợng với nội dung cụ thể với cốt truyện của tác phẩm, nhân vật văn học đƣợc chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ. Thứ hai: Dựa vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lí tƣởng của nhà văn, nhân vật văn học đƣợc chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Thứ ba: Dựa vào thể loại văn học, ta có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch. 11 Thứ tƣ: Dựa vào cấu trúc hình tƣợng, nhân vật đƣợc chia thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tƣ tƣởng. Trong cuốn Lí luận văn học, tác giả Lê Lƣu Oanh cũng khẳng định các loại hình nhân vật rất đa dạng và đƣa ra 2 tiêu chí để phân loại nhân vật đó là về vai trò và về phƣơng diện hệ tƣ tƣởng, về quan hệ đối với lý tƣởng xã hội của nhà văn. Cụ thể nhƣ sau: Xét về vai trò, có thể phân ra là nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lý tƣởng xã hội của nhà văn có thể chia ra thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Tuy nhiên, mọi sự phân chia đều mang tính chất tƣơng đối. Các nhân vật văn học cụ thể trong thực tế văn học hết sức đa dạng, sự phân chia trên chỉ nhằm nhấn mạnh các đặc trƣng cơ bản, phục vụ một yêu cầu nghiên cứu nhất định, xuất phát từ một trong nhiều góc độ tiếp cận các nhân vật văn học Nhƣ vậy, trong tác phẩm văn xuôi, nhà văn “nói” qua nhân vật. Nhân vật chính là nơi tập trung mang chở nội dung phản ánh, chủ đề, tƣ tƣởng của tác phẩm, là nơi gửi gắm, thể hiện quan niệm về con ngƣời, về cuộc sống, về nghệ thuật của nhà văn. Một nhân vật văn học lớn bao giờ cũng thể hiện một số phận, một quan niệm nhân sinh độc đáo và thƣờng điển hình cho một tầng lớp xã hội, một giai cấp, thậm chí một thời đại nào đó. Bởi thế, phân tích nhân vật trở thành con đƣờng quan trọng nhất để xác định giá trị của tác phẩm, để nhận ra lí tƣởng thẩm mĩ cùng tài năng, phong cách nghệ thuật của nhà văn. 1.1.2. Nhận dạng các kiểu loại nhân vật. Dựa vào mục đích truyền tải khác nhau mà ngƣời ta phân chia các nhân vật theo các kiểu cấu trúc khác nhau: Nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tƣ tƣởng, nhân vật tính cách. Mỗi kiểu nhân vật có một đặc điểm riêng: 12 Nhân vật chức năng: Kiểu nhân vật văn học xuất hiện nhiều trong văn học cổ đại và trung cổ. Đó là các nhân vật không có đời sống nội tâm, các phẩm chất đặc điểm nhân vật cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối, hơn nữa, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng nhất định. Chẳng hạn các nhân vật anh hùng giết trăn tinh, cứu ngƣời đẹp trong truyện cổ tích, công chúa thƣờng bị nạn, đƣợc cứu và cuối cùng trở thành phần thƣởng cho anh hùng. Ông bụt xuất hiện để an ủi, cho phép màu hoặc thử thách lòng tốt và ban hạnh phúc. Nhân vật loại hình: Nhân vật thể hiện tập trung một loại phẩm chất, tính cách nào đó của con ngƣời hoặc các phẩm chất, tính cách, đặc điểm của một loại ngƣời nhất định của thời đại. Nhân vật loại hình không phải là khái niệm trừu tƣợng. Giống nhƣ các loại nhân vật khác, các nhân vật đƣợc thể hiện trong tác phẩm qua những chi tiết chân thực, sinh động của đời sống. Điển hình loại này có cá tính nhất định nhƣng khái niệm loại vẫn là cốt lõi của nó. Chƣơng trình THPT có loại nhân vật này nhƣ Huấn Cao (Chữ ngƣời tử tù), Tnú (Rừng xà nu), A Châu (Vợ chồng A Phủ)… Nhân vật tư tưởng: Loại nhân vật tập trung thể hiện một tƣ tƣởng, một ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội. Nhân vật tƣ tƣởng cũng thể hiện một cá tính, một nhân cách nhƣng hạt nhân của nó là một tƣ tƣởng, một ý thức. Trong chƣơng trình THPT có những nhân vật tƣ tƣởng nhƣ: Hộ (Đời thừa), Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa)... Nhân vật tính cách: Là một kiểu nhân vật phức tạp đƣợc miêu tả trong tác phẩm nhƣ một nhân cách, một cá nhân có cá tính nổi bật. Nhân vật tính cách thƣờng có những mâu thuẫn nội tại, những nghịch lý, những chuyển hóa. Do đó, tính cách của loại nhân vật này thƣờng có một quá trình tự phát triển trong sự tác động, chi phối của hoàn cảnh sống. 13 Nhƣ vậy, nhân vật tính cách khác với nhân vật loại hình. Nếu nhƣ khái niệm loại là hạt nhân của nhân vật loại hình thì ở nhân vật tính cách, hạt nhân lại là cá tính. 1.2. Khái lược về nhân vật trong văn xuôi Việt Nam đương đại Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ kết thúc, đánh dấu bƣớc ngoặt vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên mọi phƣơng diện chính trị - văn hóa – xã hội. Văn xuôi sau năm 1975 cũng có một hành trình đổi mới nhân vật đáng kể. Thế giới nhân vật trong văn xuôi sau năm 1975 phong phú, đa dạng và độc đáo. Nét độc đáo, sự khác biệt ở đây trƣớc hết là cái nhìn nghệ thuật về con ngƣời. Con ngƣời không phải nhân vật duy nhất trong tác phẩm nhƣng lại là nhân vật quan trọng nhất và xuất hiện nhiều nhất trong các tác phẩm văn học, là phƣơng tiện để các nhà văn gửi gắm những tâm tƣ, tình cảm, quan niệm cá nhân. Tuy nhiên, con ngƣời không thể tự mình bƣớc vào tác phẩm văn học với tất cả đặc điểm của nó trong hiện thực mà cần đƣợc xây dựng theo quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của ngƣời viết. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời chi phối hành trình sáng tạo thế giới nhân vật của nhà văn. Vậy, thế nào là quan niệm nghệ thuật về con ngƣời? Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật” (Trần Đình sử - Dẫn luận thi pháp học). Nhƣ đã nói, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là yếu tố quyết định, chi phối quá trình xây dựng nhân vật của nhà văn. Nhà văn có quan niệm nghệ thuật về con ngƣời nhƣ thế nào thì nhân vật đƣợc xây dựng nhƣ thế ấy, nhân vật chính là hình thức thể hiện của con ngƣời qua nhận thức, cảm nhận của nhà văn. Có thể thấy sự thay đổi rõ rệt trong quan niệm nghệ thuật về con ngƣời ở văn xuôi sau 1975 so với văn xuôi giai đoạn 1945 – 1975 trƣớc đó. 14 Văn xuôi giai đoạn 1945 - 1975 phát triển trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, đó là khi cả dân tộc phải gồng mình gánh chịu hai cuộc chiến tranh vĩ đại: cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Những biến cố lớn lao của 2 cuộc chiến tranh vệ quốc đã tác động mạnh mẽ đến văn học nói chung và văn xuôi nói riêng, khiến văn xuôi giai đoạn này không thể không bị chi phối bởi những quy luật bất bình thƣờng. Theo sát nhiệm vụ chính trị, tự ý thức mình nhƣ một vũ khí tƣ tƣởng, nó đã tập trung mọi cố gắng lớn nhất vào việc giáo dục, đào tạo, xây dựng "con ngƣời mới”. Phát hiện “con ngƣời cộng đồng” trong mỗi cá nhân, con ngƣời vận động theo chiều hƣớng tích cực và lạc quan của quan điểm cách mạng là cống hiến quan trọng của văn học giai đoạn này. Nhà văn muốn thông qua con ngƣời để biểu hiện lịch sử, con ngƣời trở thành phƣơng tiện để khám phá lịch sử. Sự ƣu tiên cho lịch sử, cho phƣơng diện cộng đồng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn và tâm lí công chúng. Chiến tranh đặt ra vấn đề sống còn của dân tộc, mọi quyền lợi, mọi ứng xử phải nhìn theo quan điểm “địch - ta”, sự thống nhất muôn ngƣời nhƣ một trở thành nguyên tắc tối thƣợng. Cá nhân tự nguyện hòa tan trong cộng đồng. Con ngƣời đƣợc nhận thức và đánh giá chủ yếu theo tiêu chí giai cấp. Từ những mối quan hệ xã hội chung nhất đến cái bản ngã cá nhân đều đƣợc nhìn nhận theo một số chuẩn mực chung, nhƣ “cái có thể biết trƣớc”. Nếu diễn đạt theo M. Bakhtin thì đó là quan niệm con ngƣời kiểu sử thi, ở đó con ngƣời luôn luôn “khoác bộ áo xã hội”, luôn “trùng khít với địa vị xã hội của mình" nó là con ngƣời đơn trị, dễ hiểu. Sau 1975, đất nƣớc bƣớc vào thời kì đổi mới, những quy luật thời bình đã chi phối mạnh mẽ nền văn học trên mọi phƣơng diện, đặc biệt là quan niệm nghệ thuật về con ngƣời. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân diễn ra mạnh mẽ khi giá trị cá nhân đƣợc coi trọng. Trƣớc năm 1975, các nhà văn có thiên hƣớng thể hiện con ngƣời theo tiêu chí giai cấp, lựa chọn nhân vật điển hình, chú trọng tính chung sao cho phù hợp với quan điểm về sự vận động tích cực và thuận chiều của đời sống, do đó 15 họ đã bỏ qua hoặc coi nhẹ phƣơng diện “riêng tƣ”, “cá biệt” của con ngƣời. Tuy nhiên, sau năm 1975, văn xuôi quan tâm đặc biệt đến con ngƣời cá nhân, một cá nhân hoàn toàn độc lập, con ngƣời phức tạp, con ngƣời đa chiều. Nhà văn đề cập đến con ngƣời, cắt nghĩa sự tồn tại của con ngƣời không phải ở vị thế nhà đạo đức, nhà tuyên huấn mà là nhà triết học, nhà tƣ tƣởng. Con ngƣời đƣợc nhìn ngắm từ nhiều toạ độ nên nhiều chiều, đa nhân cách, vừa có "rồng phượng lẫn rắn rít, thiên thần và ác quỷ" và nhìn chung, nó toàn diện và sâu sắc hơn. Điều này thể hiện rõ nhất qua các sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Nếu nhƣ trƣớc Cách Mạng, con ngƣời trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu luôn đƣợc xây dựng dƣới cái nhìn của lí tƣởng hóa, con ngƣời mang những phẩm chất chung của cộng đồng thì sau cách mạng, với nhận thức mới, Nguyễn Minh Châu đã có cách nhìn nhận hoàn toàn mới mẻ về con ngƣời. Thay vì những con ngƣời đƣợc “Tắm rửa sạch sẽ”, đƣợc “Bao bọc trong một bầu không khí vô trùng” (M. Bakhtin) thì con ngƣời trong văn học mới của Nguyễn Minh Châu đƣợc nhìn nhận trong cái nhìn đa diện, đa chiều, sâu sắc. Bức tranh của Nguyễn Minh Châu tái hiện hình ảnh con ngƣời trong đa dạng các mối quan hệ xã hội: Mối quan hệ giữa ngƣời họa sĩ với tòa án lƣơng tâm của chính mình, ngƣời họa sĩ với “số đông ngƣời” và ngƣời họa sĩ với cá nhân ngƣời thợ cắt tóc. Từ tập truyện ngắn Ngƣời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành trở đi, Nguyễn Minh Châu dƣờng nhƣ liên tục làm những thử nghiệm, "đối chứng‟‟ về "tính chất kì lạ của con ngƣời". Hạng, Cơn giông, Sắm vai, Chiếc thuyền ngoài xa, Dấu vết nghề nghiệp, Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam... đều ít nhiều diễn tả cái phức tạp của đời sống, những giằng xé nội tâm khiến con ngƣời nhiều lúc nhƣ bị phân thân. Nguyễn Khải từng triết lí: "cái thế giới tinh thần của con người là vô cùng phức tạp vì con người luôn nhắm tới cái thật cao và thật xa”. Ông ngạc nhiên thấy có ngƣời "ăn no mà buồn, không phải lo nghĩ mà lại buồn” Anh hùng bĩ vận, có ngƣời "hiền lành là thế, hồn nhiên là thế mà có ngày sẽ trở thành sát nhân ư” - 16 Đổi đời. Nhƣ đã khẳng định, sau năm 1975, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời có nhiều thay đổi và thay đổi quan trọng hơn cả đó là việc con ngƣời đƣợc xây dựng trên nhiều bình diện: Con ngƣời xã hội, con ngƣời tự nhiên, con ngƣời tâm linh…. Con người xã hội: Con ngƣời xã hội vốn là dạng phổ biến trong văn xuôi trƣớc 1975. Tuy nhiên, ở thời Đổi mới, khi miêu tả con ngƣời xã hội, nhà văn không chỉ hƣớng tới thể hiện những sự kiện, biến cố xã hội, không còn bị gò theo tiêu chí phân tuyến xấu - tốt, thiện - ác mà đã là những con ngƣời đa diện, phức tạp “đa đoan”. Nhà văn đặt con ngƣời trong những hoàn cảnh cụ thể, soi chiếu vào thế giới nội tâm để thấy con ngƣời trong các mối quan hệ xã hội chằng chịt, trong sự chi phối nhiều chiều của hoàn cảnh. Giang Minh Sài trong Thời xa vắng của Lê Lựu; Hoan, Khiêm trong Ngƣợc dòng nƣớc lũ của Ma Văn Kháng; Anh Khải trong Thƣợng đế thì cƣời của Nguyễn Khải; Bối trong Ba ngƣời khác của Tô Hoài… và nhiều nhân vật của văn xuôi đƣơng đại đều đƣợc thể hiện từ “tọa độ” mới đó. Con người tự nhiên (bản năng): Con ngƣời tự nhiên vốn là một bình diện quan trọng, nhƣng vì quan niệm còn phiến diện về con ngƣời, văn xuôi một thời có phần e ngại, né tránh. Văn xuôi đổi mới quan tâm nhiều đến con ngƣời tự nhiên, khám phá con ngƣời tự nhiên từ nhiều góc độ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quan tâm đến con ngƣời trong tính toàn vẹn của nó, khẳng định bản năng tự nhiên nhƣ một “lực sống” của con ngƣời (theo cách diễn đạt của Freud), khiến con ngƣời hiện diện trong văn học đầy đặn và sống động hơn. Con người tâm linh: Con ngƣời tâm linh cũng là phƣơng diện nhiều cây bút văn xuôi đổi mới quan tâm. Khám phá bí ẩn của tâm linh là con đƣờng hữu hiệu giúp nhà văn khám phá đƣợc chiều sâu vô tận bí ẩn trong tâm hồn con ngƣời. Con ngƣời tâm linh đã hiện diện khá phổ biến trong văn xuôi đƣơng đại, đặc biệt trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Ngƣời sông mê của Châu Diên, Mẫu thƣợng 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan