Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác qu...

Tài liệu Luận văn phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống atvslđ pccn tại pv oil phu my

.PDF
212
572
111

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------LÊ THANH TÙNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HỆ THỐNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TẠI PV OIL PHU MY CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN THỊ BÍCH NGỌC Hà Nội – 2014 Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………… DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………………. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ…………………………………………… PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TRONG DOANH NGHIỆP .................................1 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của công tác ATVSLĐ và PCCN trong doanh nghiệp ............. 1 1.1.1. Khái niệm: ............................................................................................................. 1 1.1.2. Một số thuật ngữ ................................................................................................... 2 1.1.3. Các phương pháp xác định yếu tố có hại trong sản xuất ..................................... 4 1.1.4. Các phương pháp xác định yếu tố nguy hiểm trong sản xuất .............................. 4 1.1.5. Các phương pháp đánh giá tính nguy hiểm cháy nổ cho các quá trình công nghệ sản xuất hoặc từng giai đoạn sản xuất được tiến hành theo các bước: ............................... 6 1.1.6. 1.2. Vai trò ý nghĩa của quản lý ATVSLĐ-PCCN ...................................................... 7 Hệ thống an toàn vệ sinh lao động................................................................................ 8 1.2.1. Chính sách an toàn vệ sinh lao động. ................................................................... 9 1.2.2. Tổ chức thực hiện. ............................................................................................... 10 1.2.3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động. ............................ 18 1.2.4. Kiểm tra đánh giá. .............................................................................................. 19 1.2.5. Hành động cải thiện. ........................................................................................... 20 1.3. Các văn bản của nhà nước có liên quan đến công tác ATVSLĐ và PCCC ............... 21 1.4. Tình hình thực hiện ATVSLĐ-PCCN của VN trong những năm vừa qua và một số sự cố điển hình trong lĩnh vực hóa chất, chế biến dầu khí trên thế giới. .............................. 21 1.4.1. Tình hình thực hiện ATVSLĐ-PCCN của VN trong những năm vừa qua. ...... 22 1.4.2. Sự cố điển hình trong lĩnh vực xăng dầu:........................................................... 25 Kết luận Chương I .................................................................................................................... 27 Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐPCCN tại PV OIL Phu My Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ CỦA PV OIL PHU MY TRONG THỜI GIAN QUA. ................................................................................ 28 2.1. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển ........................................................... 28 2.2. Giới thiệu PV OIL Phu My. ....................................................................................... 30 2.2.1. Sơ đồ tổ chức và cơ cấu nhân sự PV OIL Phu My. ............................................ 33 2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PV OIL Phu My. ......................... 36 2.2.3. Đánh giá hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tại nhà máy Condensate .......................................................................................................... 37 2.2.4. Công tác ATVSLĐ-PCCN trong lĩnh vực hóa chất nói chung và đặc thù tại PV OIL Phu My ....................................................................................................................... 38 2.3. Phân tích tình hình tai nạn lao động và sự cố xảy ra tại PV OIL Phu My ................ 40 2.4. Phân tích tình hình phân loại sức khỏe ...................................................................... 44 2.5. Phân tích các kết quả chính của công tác quản lý môi trường. ................................. 46 2.6. Chi phí công tác an toàn vệ sinh lao động và PCCN.................................................. 52 2.7. Hệ thống và công tác PCCN, ƯCTHKC tại PV OIL Phu My. .................................. 53 2.8. Phân tích các yêu tố cấu thành hệ thống ATVSLĐ-PCCN và ảnh hưởng các yếu tố trong hệ thống ATVSLĐ-PCCN của PV OIL Phu My. ........................................................ 57 2.8.1. Phân tích hệ thống văn bản pháp luật, nội quy, quy trình, quy định, công tác ATVSLĐ-PCCC nhà máy Condensate. ............................................................................. 57 2.8.2. Phân tích công tác tổ chức bộ máy ATVSLĐ PV OIL Phu My ......................... 60 2.8.3. Phân tích công tác lập kế hoạch ATVSLĐ. ........................................................ 61 2.8.4. Phân tích công tác quản lý máy, thiết bị vật tư, hóa chất nghiêm ngặt. ............ 62 2.8.5. Phân tích công tác kiểm tra và đánh giá ATVSLĐ-PCCC ................................ 65 2.8.6. Hành động cải thiện ............................................................................................ 67 2.8.7. Phân tích các nội dung thực hiện công tác ATVSLĐ-PCCN bằng phương pháp điều tra người lao động theo phiếu điều tra. ..................................................................... 69 Kết luận chương II ................................................................................................................... 72 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TẠI PV OIL PHU MY. ...................................................................................................... 73 Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐPCCN tại PV OIL Phu My Khoa Kinh Tế và Quản Lý 3.1. Luận Văn Thạc Sỹ Định hướng tăng cường quản lý ATVSLĐ gắn liền với phát triển kinh tế. .............. 73 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hệ thống ATVSLĐ-PCCN tại nhà máy Condensate. ............................................................................................................................ 75 Nhóm giải pháp ngắn hạn .............................................................................................. 75 A. 3.2.1. Tăng cường việc rà soát cập nhật đánh giá sự ảnh hưởng của VBPL. .............. 75 3.2.2. Hoàn thiện chính sách khen thưởng và chế tài đủ sức răn đe ........................... 76 3.2.3. Cải thiện môi trường lao động và sức khỏe người lao động............................... 77 3.2.4. Áp dụng hệ thống tích hợp chất lượng – môi trường – an toàn. ........................ 79 Nhóm giải pháp dài hạn ................................................................................................. 81 B. 3.2.5. Nâng cao công tác kiểm tra thực hiện công tác ATVSLĐ-PCCN ...................... 81 3.2.6. Hoàn thiện và nâng cao bộ máy quản lý công tác ATVSLĐ-PCCN .................. 82 3.2.7. Tăng cường tuyên truyền công tác ATVSLĐ-PCCN ......................................... 84 3.2.8. Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng chính sách, hệ thống ATVSLĐ-PCCN.... 86 3.2.9. Từng bước hồi phục và phát triển kinh tế PV OIL Phú Mỹ bền vững. ............. 87 3.2.10. Xây dựng và triển khai văn hóa an toàn tại PV OIL Phú Mỹ. .......................... 88 3.3. Một số kiến nghị với Tổng công ty, Tập đoàn dầu khí. ............................................. 90 3.4. Kiến nghị với các cơ quan chức năng ......................................................................... 91 Kết luận chương III ............................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………... PHỤ LỤC……………………………………………………………………………. Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐPCCN tại PV OIL Phu My Luận Văn Thạc Sỹ Khoa Kinh Tế và Quản Lý LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của thầy cô, nhà trường và các các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới: Viện Kinh tế và Quản lý, Viện đào tạo sau đại học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tiến sĩ Trần Thị Bích Ngọc người Cô kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tập thể lớp cao học Vũng Tàu khóa 2011B đã hỗ trợ giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và bảo vệ luận văn. Trân trọng! Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐPCCN tại PV OIL Phu My Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATSKMT : An toàn sức khỏe môi trường ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động ATVSLĐ-PCCN : An toàn vệ sinh lao động và Phòng chống cháy nổ ATVSV : An toàn vệ sinh viên BNN : Bệnh nghề nghiệp KTVAT : Kỹ thuật viên an toàn CBCNV : Cán bộ công nhân viên CPP : Nhà máy chế biến Condensate NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động PCCC : Phòng cháy chữa cháy PV OIL : Tổng công ty Dầu Việt Nam. PV OIL Phu My : Công ty Cổ phần sản xuất và chế biến dầu khí Phu My. ƯCTHKC : Ứng cứu tình huống khẩn cấp. TNLĐ : Tai nạn lao động VBPL : Văn bản pháp luật Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐPCCN tại PV OIL Phu My Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự tại PV OIL Phu My……………………………. 35 Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của PV OIL Phu My………………………. 36 Bảng 2.3: Tóm tắt các sự cố chính………………………………………… 42 Bảng 2.4: Các công việc mang tính rủi ro cao…………………………..... 43 Bảng 2.5: Phân loại sức khỏe CBCNV PV OIL Phu My…………………. 45 Bảng 2.6: Tổng hợp các yếu tố có mẫu không đạt………………………… 49 Bảng 2.7: Chi phí ATVSLĐ-PCCN của PV OIL Phu My………………… 52 Bảng 2.8: Tỷ lệ chi phí ATVSLĐ trên tổng chi phí sản xuất kinh doanh…. 52 Bảng 2.9: Hệ thống PCCC tại các khu vực của PV OIL Phu My…………. 54 Bảng 3.1: Tiến độ, kế hoạch triển khai hệ thống tích hợp…………………. 81 Bảng 3.2: Thị trường phân phối dung môi dầu mỏ tại Việt Nam…………. 88 Bảng 3.3: Các chỉ tiêu kinh tế của dự án………………………………….. 88 Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐPCCN tại PV OIL Phu My Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1: Các nội dung chính của hệ thống an toàn lao động…………….. 9 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức PV OIL Phu My…………………………………. 33 Hình 2.2: Vị trí bị ăn mòn gây ra sự cố E03………………………………. 41 Hình 2.3: Biểu đồ theo dõi tình trạng sức khỏe NLĐ……………………… 45 Hình 2.4: Biểu đồ nhiệt độ tại các vị trí làm việc…………………………. 46 Hình 2.5: Biểu đồ vận tốc gió các khu vực sản xuất……………………… 47 Hình 2.6: Biểu đồ bức xạ nhiệt tại các khu sản xuất……………………… 47 Hình 2.7: Biểu đồ tiếng ồn tại các vị trí làm việc………………………… 48 Hình 2.8: Biểu đồ nồng độ gasoline ngoài site công ty…………………… 48 Hình 2.9: Biểu đồ nồng độ gasoline tại khu vực VP, trạm xuất xe bồn….. 49 Hình 2.10: Vị trí nhà xưởng (bên trái) gần khu vực văn phòng………….. 50 Hình 2.11: Vị trí trạm xuất xe bồn (bên phải) gần kề khu vực nhà VP….. 50 Hình 2.12: Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại………………………….. 51 Hình 2.13: Hoạt động huấn luyện, diễn tập PCCC………………………. 56 Hình 2.14: Sơ đồ tổ chức ƯCTHKC tại PV OIL Phu My………………… 56 Hình 2.15: Một số nội quy tại PV OIL Phu My………………………….. 59 Hình 2.16: Bình khí, bình cứu hỏa tại khu tháp chưng cất………………. 59 Hình 2.17: Thiết bị V01, V02 thiếu biển cảnh báo phòng ngừa…………. 63 Hình 2.18: Khu vực bồn chứa hóa chất…………………………………… 64 Hình 2.19 : Sơ đồ xử lý khi phát hiện lỗi trong PV OIL Phu My………… 68 Hình 3.1: Hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi PV OIL 2013………………… 85 Hình 3.2: Sổ tay quy ước “Một PV OIL”………………………………… 89 Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐPCCN tại PV OIL Phu My Luận Văn Thạc Sỹ Khoa Kinh Tế và Quản Lý PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một giai đoạn của quá trình phát triển xã hội, là sự biến đổi cơ cấu của nền kinh tế nông nghiệp và thủ công sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ với khoa học công nghệ hiện đại. Giai đoạn này phải được đánh dấu sự thay đổi về tính hiệu quả, tính công nghiệp, tính bền vững của sự phát triển. Gắn liền với nó Đảng và Nhà nước luôn coi công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động góp phần quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Năm 2011, Chính phủ phê duyệt triển khai Chương trình quốc gia về Bảo hộ lao động, An toàn lao động và Vệ sinh lao động giai đoạn II (từ 2011 đến 2015). Điều này đã có những tác động tích cực, tạo đà cho các doanh nghiệp mạnh dạn duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh cũng như vững tâm đầu tư cho các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, nhằm thiết lập nơi làm việc an toàn và thân thiện với người lao động và môi trường. Tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng lao động chưa nêu cao trách nhiệm, vi phạm các quy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Phần lớn người lao động còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng và thiếu chủ động trong phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chưa thực hiện đúng quy định về khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tình trạng mất an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp, khu vực nông nghiệp, nông thôn, làng nghề xảy ra khá phổ biến; tai nạn lao động, người bị tai nạn, người mắc bệnh nghề nghiệp có xu hướng gia tăng. Trong đó, có nhiều vụ nghiêm trọng, gây tổn thất lớn về người và tài sản, để lại hậu quả nặng nề, lâu dài cho người lao động và xã hội. Các hoạt động sản xuất tại Nhà máy chế biến Condensate có mức độ rủi ro rất cao về mặt an toàn, cháy nổ cũng như gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó việc tổ chức ứng cứu mỗi khi sự cố xảy ra là hết sức khó khăn và tốn kém. Do đó Tổng công ty Dầu Việt Nam – Nhà máy chế biến Condensate hết sức chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐPCCN tại PV OIL Phu My Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ chống cháy nổ cũng như công tác bảo vệ môi trường. Công ty xác định phải thiết lập hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ-PCCN theo mô hình quản lý hiện đại, bảo đảm cho việc xử lý các vấn đề về an toàn một các có hệ thống, toàn diện và theo nguyên tắc phòng ngừa là chính nhằm giảm thiểu thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra để ngăn ngừa hiệu quả tai nạn sự cố, nâng cao sức khỏe cho người lao động, giảm chi phí cho doanh nghiệp và Nhà nước, tăng năng suất lao động cho xã hội. Nhận thức rõ được tầm quan trọng lơn lao công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và PCCN trong sản xuất nói chung và trong ngành sản xuất xăng dầu nói riêng, Tôi nghiên cứu và trình bày đề tài: “Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tại PV OIL Phu My” làm luận văn Thạc sỹ kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu luận văn Từ cơ sở lý thuyết ATVSLĐ-PCCN đánh giá hiệu quả và ảnh hưởng của công tác quản lý ATVSLĐ-PCCN đến mục tiêu, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng công tác quản lý ATVSLĐ-PCCN tại PV OIL Phu My. Đề xuất một số giải pháp nhằm năng cao công tác quản lý ATVSLĐ-PCCN tại PV OIL Phu My. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hệ thống ATVSLĐ-PCCN của Công ty Cổ phần Sản xuất và Chế biến Dầu khí Phu My (PV OIL Phu My) có địa chỉ tại Khu công nghiệp Cái Mép - Tân Thành – BRVT. Hệ thống quản trị ATVSLĐ-PCCN được phân tích đánh giá chi tiết từng nội dung xác định thực trạng điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ và PCCN tại PV OIL Phu My. Phạm vi nghiên cứu: Xác định cơ sở lý luận về công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động và PCCN. Phân tích thực trạng công tác quản lý ATVSLĐ-PCCN tại PV OIL Phu My. Đề xuất Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐPCCN tại PV OIL Phu My Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ-PCCN tại PV OIL Phu My. Luận văn này thực hiện trong phạm vi PV OIL Phu My với các số liệu thu thập và phân tích trong giai đoạn năm 2011-2013. 4. Phương pháp nghiên cứu a. Lý luận: Nghiên cứu các yêu cầu của văn bản pháp luật liên quan đến công tác ATVSLĐPCCN. Nghiên cứu các tài liệu các hệ thống quản lý chất lượng, an toàn, và môi trường theo các tiêu chuẩn ISO 9001:2008, ISO 14001:2010, OHSAS 18001:2007 cùng các mô hình quản lý an toàn hiện đại tiên tiến. Những quan điểm nâng cao công tác quản trị ATVSLĐ-PCCN trong ngành sản xuất xăng dầu hiện nay. b. Thực tiễn: Sử dụng phương pháp phân tích so sánh, phân tích hệ thống, phân tích dựa trên các số liệu điều tra; số liệu thống kê và trên các tình huống thực tế. 5. Kết cấu luận văn Nội dung luận văn gồm có 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về ATVSLĐ-PCCN trong doanh nghiệp. Phần này bao gồm các vấn đề giải quyết các vấn đề lý luận về quản lý ATVSLĐPCCN. Chương 2: Phân tích thực trạng hệ thống ATVSLĐ-PCCN của PV OIL Phu My trong thời gian qua. Phần này trình bày hệ thống quản trị ATVSLĐ-PCCN tại nhà máy, phân tích thực trạng, các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản trị ATVSLĐ-PCCN để có hướng, giải pháp hoàn thiện nâng cao công tác quản trị ATVSLĐ-PCCN. Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐPCCN tại PV OIL Phu My Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ-PCCN tại PV OIL Phu My. Đưa ra một số giải pháp từ nội bộ PV OIL Phu My cùng với các kiến nghị của phía nhà nước, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐPCCN tại PV OIL Phu My Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của công tác ATVSLĐ và PCCN trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm: - Điều kiện lao động là một tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, được biểu hiện thong qua các công cụ và phương tiện lao đông, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự xắp sếp, bố trí, tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với con người, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Đánh giá, phân tích điều kiện lao động phải tiến hành đánh giá, phân tích, đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của tất cả các yếu tố trên. - Các yếu tố nguy hiểm và có hại: Trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm , có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động, gọi đó là các yêu tố nguy hiểm và có hại. Cụ thể là: + Các yếu tố vật lí như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi. + Các yếu tố hóa học như các chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ. + Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí sinh trùng, côn trùng, rắn. + Các yêu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh. Các yếu tố tâm lí không thuận lợi… - Tại nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, do tác động đột ngột từ bên ngoài, làm chết người hay làm tổn thương, hoặc phá hủy chức năng hoạt động bình thưởng của một bộ phận nào đó của cơ thể. Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐPCCN tại PV OIL Phu My Page 1 Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ Khi bị nhiễm độc đột ngột thì gọi là nhiễm độc cấp tính, có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc hủy hoại chức năng nào của cơ thể thì cũng được gọi là tai nạn lao động. - Bệnh nghề nghiệp: là sự suy yếu dần sức khỏe của người lao động gây nên bệnh tật do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động trên cơ thể người lao động. - An toàn lao động là việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động gây thương tích cơ thể hoặc gây tử vong đối với người lao động. - Vệ sinh lao động là việc ngăn ngừa bệnh tật do các chất độc hại tiếp xúc trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao động. - Cháy là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. - Phòng cháy là tổng hợp các biện pháp, giải pháp về tổ chức kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn chế các điều kiện và nguyên nhân gây cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan khi xảy ra cháy và cho việc dập tắt đám cháy. - Chữa cháy là bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có lien quan đến chữa cháy. 1.1.2. Một số thuật ngữ - Chất nguy hiểm về cháy nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hóa, vật tư dễ cháy nổ. - Mối nguy là nguồn, tình trạng, hành động hay là sự kết hợp của chúng có khả năng gây tổn thương hay bệnh tật cho con người. - Sự cố là tất cả các sự kiện xảy ra không cố ý, có khả năng hoặc đã gây thiệt hại về tài sản, con người, môi trường… Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐPCCN tại PV OIL Phu My Page 2 Khoa Kinh Tế và Quản Lý - Luận Văn Thạc Sỹ Cận sự cố là một sự cố đã xảy ra nhưng không gây tổn thương, bệnh tật hoặc không gây chết chóc. - Đánh giá rủi ro quá trình ước lượng rủi ro sinh ra từ một (các) mối nguy có xem xét đến các biện pháp kiểm soát hiện tại và quyết định xem rủi ro có chấp nhận được hay không. - Trang bị phương tiên cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm độc hại khi các thiết bị kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết các yếu tố nguy hiểm độc hại. - Vùng nguy hiểm là vùng không gian trong trong đó các nhân tố nguy hiểm đối với sự sống, sức khỏe con người, xuất hiện và tác dụng một cách thường xuyên hoặc bất ngờ. - Khu vực nguy hiểm là khu vực có tiềm ẩn các rủi ro cao dễ xảy ra tai nạn sự cố như: Khu vực lưu trữ các loại hóa chất, khí dễ cháy, nổ, độc hại, nguồn điện, nguồn nhiệt, khu vực có các vật văng bắn, vật dễ rơi, đổ, sập, khu vực hạn hẹp, hầm hố sâu, thiếu ôxy, nồng độ bụi, khí độc cao … - Tình huống khẩn cấp: Tình huống khẩn cấp là tình trạng hay sự cố có bản chất nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng con người hay phá hủy công trình, gây tai nạn lao động, gây ảnh hưởng hay ô nhiễm môi trường xảy ra một cách bất ngờ đòi hỏi con người phải có các hành động đối phó tức thời. - Ứng cứu tình huống khẩn cấp là các hoạt động sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị nhằm xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp, loại trừ hoặc hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu và thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường xung quanh. - Quản lý vệ sinh lao động là quản lý các yếu tố có hại trong điều kiện và môi trường lao động đối với sức khỏe người lao động; thực hiện các biện pháp cải thiện Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐPCCN tại PV OIL Phu My Page 3 Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động. - Các yếu tố vệ sinh lao động bao gồm yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió); vật lý (bức xạ nhiệt, ánh sáng, tiếng ồn, rung, phóng xạ, điện từ trường), bụi; hóa học; vi sinh vật gây bệnh; tâm lý lao động; và các yếu tố khác trong môi trường lao động. 1.1.3. Các phương pháp xác định yếu tố có hại trong sản xuất - Vi khí hậu: Phương pháp xác định chủ yếu dùng phương pháp định lượng sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng như nhiệt kế, ẩm kế, phong kế,… - Bụi công nghiệp: Phương pháp xác định có thể dùng các phương pháp định tính thông qua việc tiếp xúc trực quan với các giác quan (mắt, mũi,…) để phát hiện các khu vực có bụi sau đó sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng như máy đo bụi tổng hợp và bụi hô hấp thông qua phương pháp đếm hạt, trọng lượng. - Chất độc: Phương pháp xác định có thể dùng phương pháp định lượng dựa vào các thiết bị đo hoặc dựa vào kết quả khám sức khỏe để đánh giá nguy cơ tiềm ẩn. - Ánh sáng: Phương pháp xác định: Đối với yếu tố này có thể dùng hai phương pháp chính là dựa vào người tiếp xúc để đánh giá và phương pháp định lượng tiến hành đo cường độ ánh sáng. - Tiếng ồn và chấn động: Phương pháp xác định: + Phương pháp định lượng: Tiến hành đo mức độ chấn động (rung cục bộ, rung toàn thân), độ ồn (độ ồn trung bình, ồn tức thời) sử dụng máy đo ồn tức thời, đo ồn phân tích các dải tần số. + Phương pháp phỏng vấn: Dựa vào người tiếp xúc với các yếu tố để đánh giá và sử dụng kết quả khám sức khỏe định kỳ để đánh giá. 1.1.4. Các phương pháp xác định yếu tố nguy hiểm trong sản xuất Phương pháp chủ yếu được sử dụng là đánh giá các yếu tố nguy hiểm so với quy định tại các Tiêu chuẩn Quốc gia kỹ thuật (TCQGKT) hiện hành. Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐPCCN tại PV OIL Phu My Page 4 Khoa Kinh Tế và Quản Lý - Luận Văn Thạc Sỹ Đối với các máy, thiết bị cơ khí: Kiểm tra, xác định theo các yêu cầu như: Che chắn các bộ phận chuyền động; biện pháp nối đất bảo vệ; bố trí đầy đủ các thiết bị cảnh báo, thiết bị an toàn; xây dựng đầy đủ nội quy, quy trình vận hành… - Đối với các thiết bị áp lực: Kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau: Thời hạn kiểm định thiết bị; sự hoàn hảo của thiết bị đo và cơ cấu an toàn; tình trạng kỹ thuật thực tế: Sự ăn mòn quá mức đối với các phần tử chịu áp lực và biến dạng; tình trạng an toàn các thiết bị liên quan; nơi đặt thiết bị. - Các kho chứa nguyên vật liệu: Kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau: Sắp xếp và bố trí kho theo quy định; thực hiện các biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ; các cửa thoát hiểm, hệ thống thông gió, hệ thống điện; các phương tiện thiết bị để xử lý sự cố, phòng cháy, chữa cháy. - Các thiết bị nâng hạ: Kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau: Thời hạn kiểm định thiết bị; Tình trạng kỹ thuật thực tế: Sự ăn mòn quá mức đối với các phần tử chịu lực, xác định biến dạng, tình trạng cáp, móc tải… Tình trạng an toàn của các thiết bị liên quan như cơ cấu hạn chế quá tải, cơ cấu hạn chế chiều cao nâng móc, cơ cấu hạn chế hành trình… - Các thiết bị, bồn bể, đường ống chứa hóa chất cháy nổ: Kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau: Tiêu chuẩn thiết kế đường ống bồn bể; Vật liệu chế tạo; lưu lượng, công suất chứa tối đa; Các điều kiện bảo quản: Vị trí lắp đặt, đặc tính bồn, kích thước, dung tích thiết kế, áp suất, nhiệt độ làm việc, thiết bị bảo vệ mức, hệ thống vent, hệ thống đóng ngắt khẩn cấp, độ dày đường ống thiết bị; biểu đồ các điểm ăn mòn của thiết bị đường ống, bồn bể; sự ăn mòn vật lý thiết bị, tình trạng biến dạng; hệ thống đê bảo vệ; hệ thống nối đất bảo vệ; hệ thống đóng van đóng ngắt khẩn cấp; hệ thống kiểm tra pháp hiện rò rỉ hóa chất; hệ thống kiểm tra giám sát các hoạt động phát sinh tia lửa; hệ thống thiết bị cho ƯCTHKC; thông tin an toàn hóa chất nguy hiểm (MSDS). Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐPCCN tại PV OIL Phu My Page 5 Khoa Kinh Tế và Quản Lý - Luận Văn Thạc Sỹ Hệ thống điện-điện tử và các thiết bị bảo vệ: Kiểm tra xác định theo các yêu cầu sau: Hệ thống máy phát điện; hệ thống cung cấp điện khẩn cấp; hệ thống dây dẫn, cáp điện, các điểm nối; hệ thống phân phối điện; các thiết bị bảo vệ; hệ thống acquy, UPS, máy phát diesel dự phòng; hệ thống DCS; các bảng báo động lửa và khí tại các khu vực; hệ thống nối đất, chống sét, chống tĩnh điện đường ống bồn bể; hệ thống gắn khóa và biển báo (Lock-out/Tag-out); hệ thống buồng dập hồ quang; đặc tính độ cách điện của lớp vỏ bọc. 1.1.5. Các phương pháp đánh giá tính nguy hiểm cháy nổ cho các quá trình công nghệ sản xuất hoặc từng giai đoạn sản xuất được tiến hành theo các bước: - Phân tích những nguyên nhân có thể gây cháy nổ: phân loại nguyên nhân có thể gây cháy nổ: phân loại nguyên nhân gây hỏng hóc thiết bị, đường ống thành những nhóm nguyên nhân như: nguyên nhân cơ học, nguyên nhân nhiệt, nguyên nhân hóa học từ đó xem xét đến từng thiết bị cụ thể của quá trình công nghệ xem chúng chịu tác động của nguyên nhân nào. - Xác định tính chất và khối lượng các chất cháy: khối lượng các chất cháy có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cháy lan và thiệt hại cho cháy gây ra. Dựa vào công suất của các thiết bị chứa hoặc mối cân bằng vật chất của thiết bị hay của từng công đoạn của quá trình công nghệ sản xuất. - Xác định môi trường nguy hiểm cháy nổ: Đối với các máy móc, thiết bị chứa chất lỏng cháy, chất khí cháy và bụi cháy phải xác định khả năng hình thành môi trường nguy hiểm cháy nổ bên trong chúng trong điều kiện làm việc bình thường, trong giai đoạn dừng và khởi động dựa vào vận hành cũng như trong phòng sản xuất hoặc bên ngoài khi chất cháy thoát ra trong điều kiện các máy móc thiết bị hoạt động bình thường cũng như khi hư hỏng, sự cố. - Xác định khả năng xuất hiện của các nguồn nhiệt gây cháy: cần xác định khả năng xuất hiện của các nguồn nhiệt đói với từng công đoạn sản xuất, của mỗi quá Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐPCCN tại PV OIL Phu My Page 6 Khoa Kinh Tế và Quản Lý Luận Văn Thạc Sỹ trình công nghệ, cũng như những điều kiện để nguồn nhiệt trở thành nguồn gây cháy. - Xác định khả năng cháy lan: Cần xác định được nguyên nhân nào dẫn đến cháy lan đối với đặc thù của từng cơ sở, công đoạn sản xuất mới đề ra biện pháp ngăn chặn hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất mức thiệt hại do cháy gây ra. - Đề xuất các biện pháp phòng ngừa: sau khi phân tích những vấn đề đã nêu trên cần phải đề xuất những biện pháp phòng ngừa ngăn chặn không để cháy nổ xảy ra, nếu cháy nổ xảy ra thì có biện pháp ngăn chặn kịp thời đồng thời cũng cần có biện pháp khắc phục sự cố mà trước đố đã được thực hành thuần thục thông qua các buổi huấn luyện đào tạo công công tác PCCN, tham gia xây dựng phương án diễn tập PCCN. 1.1.6. Vai trò ý nghĩa của quản lý ATVSLĐ-PCCN 1.1.6.1. Vai trò Xã hội loài người tồn tại và phát triển là nhờ vào quá trình lao động. Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong. Vì vậy việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động. Do vậy việc quản lý an toàn vệ sinh lao động và PCCN có vai trò: - Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn lao động, cháy nổ gây thiệt hại về người và tài sản trong quá trình sản xuất. - Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây ra. - Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động. Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐPCCN tại PV OIL Phu My Page 7 Khoa Kinh Tế và Quản Lý - Luận Văn Thạc Sỹ Giúp tổ chức, doanh nghiệp nâng cao được uy tín, hình ảnh của mình với các đối tác và người tiêu dùng, đảm bảo lòng tin của người lao động, giúp họ yên tâm làm việc cống hiến cho doanh nghiệp. 1.1.6.2. Ý nghĩa a- Ý nghĩa chính trị Làm tốt công tác ATVSLĐ là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng. b- Ý nghĩa xã hội Đảm bảo ATVSLĐ-PCCN là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và hình ảnh của mỗi Quốc gia góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh và phát triển. Công tác PCCN mang tính quần chúng sâu sắc và xã hội rất cao, PCCN không phải là việc riêng của từng nhà mà là việc chung của toàn xã hội, cần huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia PCCN. c- Ý nghĩa kinh tế Thực hiện tốt công tác ATVSLĐ-PCCN sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong lao động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải mái sẽ làm tăng năng suất lao động và đem lại hiệu quả cao. Ý thức tốt trong công tác PCCN sẽ ngăn ngừa và giảm thiểu những thiệt hại khôn lường cho con người, máy móc thiết bị góp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, giảm chi phí khắc phục các vụ tai nạn lao động, cháy nổ xảy ra cho Nhà nước và Doanh nghiệp. 1.2. Hệ thống an toàn vệ sinh lao động. Hệ thống an toàn vệ sinh lao động: Là hệ thống trong đó con người là một phần tử quan trọng nhất được xem xét và phân tích dưới góc độ an toàn. Các yếu tố của hệ thống quản lý ATVSLĐ tạo thành chu trình khép kín và nếu các yếu tố đó liên Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hệ thống ATVSLĐPCCN tại PV OIL Phu My Page 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan