Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ...

Tài liệu Luận văn phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính, tài sản tại ủy ban chứng khoán nhà nước

.PDF
105
698
73

Mô tả:

ĐINH VĂN TRƯỜNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI [ \ HOÀNG THỊ THU THÙY PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN TẠI ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐỖ THÀNH PHƯƠNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn xin cam đoan những nghiên cứu được trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân, không sao chép bất cứ tài liệu nào có trước của người khác. Tác giả luận văn Hoàng Thị Thu Thủy i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các đồng nghiệp và cơ quan đoàn thể. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Viện Đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo tại Viện Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường. Các Thủ trưởng cơ quan cấp Vụ, cấp Ủy ban của Ủy ban chứng khoán nhà nước đã cung cấp các thông tin, số liệu điều tra phục vụ cho quá trình nghiên cứu và viết luận văn. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Đỗ Thành Phương.đã trực tiếp hướng dẫn và dành thời gian, công sức giúp tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã cố gắng hết sức trong việc lựa chọn nội dung cũng như trình bày luận, luận văn này vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi xin trân trọng và cảm ơn những đóng góp quý báu để đề tài hoàn thiện hơn và ứng dụng có hiệu quả vào thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính, tài sản tại Ủy ban chứng khoán nhà nước. Xin trân trọng cảm ơn! ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i  LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... ii  MỤC LỤC ............................................................................................................................ iii  DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................ vi  DANH MỤC SƠ ĐỒ/ HÌNH VẼ ..................................................................................... vii  PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 8  1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................8  2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................8  Trên cơ sở Tính cấp thiết của đề tài, người viết đưa mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: .......8  3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................9  4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................9  5. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................10  6. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................10  CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TÀI SẢN TỪ PHÍA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ........................................................................................................................ 11  1.1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý tài chính, tài sản từ phía cơ quan nhà nước đối với các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp............................................................ 11  1.1.1. Một số khái niệm ...................................................................................................11  1.1.2. Đặc điểm đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp .....................................................14  1.1.3. Sự cần thiết của công tác quản lý tài chính, tài sản từ phía cơ quan nhà nước đối với các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp ...................................................................15  1.2. Nội dung công tác quản lý tài chính – tài sản từ phía cơ quan nhà nước đối với các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp......................................................................... 16  1.2.1 Công tác xây dựng, phân bổ, và thẩm định dự toán hàng năm...............................16  1.2.2. Công tác chấp hành dự toán...................................................................................17  1.2.2.1. Phân tích mô hình xương cá để rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính, tài sản của cơ quan quản lý Nhà nước .....................................................17  iii 1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng: ....................................................................................19  1.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, quyết toán ................................................................20  1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính, tài sản từ phía cơ quan nhà nước đối với các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp.......................................... 22  1.3.1. Chất lượng đội ngũ nhân lực..................................................................................22  1.3.2. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin...........................................22  1.3.3. Phương pháp tổ chức quản lý tài chính, tài sản của cơ quan quản lý Nhà nước ...27  1.3.4. Môi trường kinh tế xã hội và quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, tài sản ........30  1.4 Nội dung phân tích công tác quản lý tài chính, tài sản từ phía cơ quan Nhà nước đối với các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp............................................................ 33  1.4.1 Phân tích khái quát công tác quản lý tài chính, tài sản từ phía cơ quan Nhà nước đối với các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp .............................................................33  1.4.2 Phân tích công tác quản lý tài chính, tài sản theo nội dung hoạt động ...................33  1.4.3 Phân tích công tác quản lý tài chính, tài sản theo các yếu tố ảnh hướng................33  CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TÀI SẢN TẠI ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC..................................................................... 34  2.1. Giới thiệu chung về Ủy ban chứng khoán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc 34  2.1.1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ............................................................................34  2.1.2. Các đơn vị trực thuộc.............................................................................................35  2.1.3. Mối quan hệ giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc........38  2.2. Phân tích công tác quản lý tài chính, tài sản........................................................... 42  2.2.1. Đánh giá khái quát công tác quản lý tài chính, tài sản tại Ủy ban chứng khoán Nhà nước .................................................................................................................................42  2.2.2. Phân tích công tác quản lý tài chính, tài sản theo nội dung hoạt động ..................43  2.2.3. Phân tích công tác quản lý tài chính, tài sản theo yếu tố ảnh hưởng .....................46  2.2.4. Đánh giá công tác quản lý tài chính, tài sản tại Ủy ban chứng khoán Nhà nước theo các chỉ tiêu đánh giá.................................................................................................60  CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC ........ 73  3.1. Định hướng phát triển của Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong thời gian tới ................................................................................................................................................ 73  iv 3.1.1Định hướng ..............................................................................................................73  3.12. Mục tiêu ..................................................................................................................73  3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính, tài sản tại Ủy ban chứng khoán Nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc.................................................. 75  3.2.1. Hướng dẫn, cụ thể hóa và hoàn thiện cơ chế chính sách .......................................81  3.2.2. Đảm bảo nguồn lực tài chính, điều hành và sử dụng Ngân sách ...........................83  3.2.3. Tăng cường đầu tư xây dựng và trang thiết bị:......................................................85  3.2.4. Tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin: ...............................................86  3.2.5.Nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước .......................................91  3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ ..................................................92  3.2.7. Cải cách thủ tục hành chính ...................................................................................94  3.2.8. Thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng ....................................................95  KẾT LUẬN........................................................................................................................ 102  v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số lượng cán bộ tài chính tại UBCKNN và các đơn vị trực thuộc ...........47 Bảng 2.2: Xếp hạng về hạ tầng công nghệ thông tin tại UBCKNN ...........................49 Bảng 2.3: Xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tổng thể tại UBCKNN .......50 Bảng 2.4: Tổng hợp dự toán chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2013 .............61 tại Ủy ban chứng khoán Nhà nước ..................................................................................61 Bảng 2.5: tổng hợp các dự án của UBCKNN từ 2011 đến 2013 ................................62 Bảng 2.6: tỷ lệ sổ sách và hóa đơn sai quy định ............................................................64 Bảng 2.7: Tóm lược công tác quản lý tài chính, tài sản của UBCKNN qua các yếu tố ảnh hưởng ......................................................................................................................69 Bảng 2.8: Tóm lược công tác quản lý tài chính, tài sản của UBCKNN bằng chỉ tiêu .....70 vi DANH MỤC SƠ ĐỒ/ HÌNH VẼ Hình 1.1: Công thức đo lường chỉ tiêu (theo hiện vật và theo giá trị)……………13 Hình 1.2: Vòng tròn Deming (vòng tròn PCDA) do Ishikawa cải thiện .............Error! Bookmark not defined. Hình 1.3: Biểu đồ xương cá .............................................................................................19 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Ủy ban chứng khoán Nhà nước......................................41 Hình 2.2: Mô hình và mối quan hệ công việc ................ Error! Bookmark not defined. vii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế phát triển kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang dần hội nhập với các nước trên thế giới về mọi mặt. Cùng với sự hội nhập kinh tế, các hoạt động của chính phủ, nhà nước, các cơ quan nhà nước ngày càng được quan tâm và thực hiện theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ hơn. Hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc bộ máy nhà nước như Ủy ban chứng khoán nhà nước - đơn vị có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công cộng về chứng khoán cho các cá nhân, pháp nhân - chủ yếu phụ thuộc vào những khoản cấp phát theo chế độ từ Ngân sách nhà nước và các khoản thu khác có nguồn gốc từ Ngân sách nhà nước, các khoản thu do đơn vị tự khai thác, hoặc từ quyên góp, tặng, biếu không phải nộp Ngân sách. Có thể nói công tác quản lý tài chính, tài sản công nhà nước là mảng hoạt động nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ các tầng lớp trong xã hội vì nó ảnh hưởng tới hoạt động của cả một bộ máy quản lý đồ sộ của nhà nước. Mặc dù đã có nhiều thay đổi trong hoạt động quản lý tài chính, tài sản theo hướng tích cực, nhưng không thể phủ nhận trong thực tế vẫn còn những điểm hạn chế trong công tác quản lý tại các cơ quan nhà nước, gây thất thoát, lãng phí tài sản, tiền bạc của nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả công tác tài chính, tài sản tại Ủy ban chứng khoán Nhà nước, tôi đã chọn đề tài “Phân tích và đề xuât một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính, tài sản tại Ủy ban chứng khoán nhà nước” 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở Tính cấp thiết của đề tài, người viết đưa mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: - Tìm hiểu thực trạng hoạt động quản lý tài chính, tài sản tại Ủy ban chứng khoán nhà nước. 8 - Chỉ ra những kết quả đã đạt được và những điểm còn hạn chế trong công tác quản lý tài chính, tài sản của Ủy ban chứng khoán nhà nước. - Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và phát huy các điểm mạnh của công tác quản lý tài chính, tài sản tại Ủy ban chứng khoán nhà nước. 3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về công tác quản lý tài chính, tài sản tại Ủy ban chứng khoán nhà nước từ năm 2010 - 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu trên, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn gồm phân tích hệ thống, thống kê, phỏng vấn, điều tra, so sánh, tổng hợp. Dựa trên các quan sát đối với hoạt động quản lý tài chính, tài sản trong công việc hàng ngày. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn: (i) báo cáo nội bộ của Vụ Tài vụ Quản trị các năm 2010 – 2011 – 2012 – 2013, các số liệu dự toán và thu chi ngân sách nhà nước tại Ủy ban chứng khoán nhà nước, số liệu về tình hình nhân sự tại Vụ Tổ chức cán bộ - Ủy ban chứng khoán nhà nước, số liệu từ một số báo cáo độc lập của Bộ Thông tin truyền thông, Bộ tài chính v.v …; (ii) tình hình kinh tế, chính trị, các điều tra về thực trạng thu chi ngân sách nhà nước, quản lý tài chính, tài sản công v.v..được công khai trên internet, trên các tạp chí kinh tế, sách in, báo điện tử v.v…. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp cán bộ phụ trách tài chính, tài sản tại Vụ tài vụ quản trị - Ủy ban chứng khoán nhà nước và các đơn vị trực thuộc; cán bộ Vụ Thanh tra - Ủy ban chứng khoán nhà nước; Vụ Thanh tra – Bộ tài chính. Dựa trên các dữ liệu thu thập được, cùng các khảo sát cụ thể các sổ sách, chứng từ kế toán liên quan, người viết phân tích thực trạng và tìm ra điểm mạnh, 9 điểm yếu của công tác quản lý tài chính, tài sản và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các điểm đã đạt được và hoàn thiện những điểm còn hạn chế. 5. Đóng góp của đề tài Đề tài đã có đóng góp cả về lý thuyết và thực tiễn: - Giới thiệu một cái nhìn khái quát về công tác tài chính tài sản tại một cơ quan quản lý nhà nước điển hình tại Việt Nam - Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình thực hiện quản lý tài chính, tài sản công của nhà nước. - Đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tac quản lý tài chính, tài sản tại Ủy ban chứng khoán nhà nước. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần giới thiệu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương với nội dung cụ thể như sau: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản lý tài chính tài sản từ phía cơ quan nhà nước đối với các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp - Chương 2: Phân tích công tác quản lý tài chính tài sản tại ủy ban chứng khoán nhà nước - Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính, tài sản của ủy ban chứng khoán nhà nước 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TÀI SẢN TỪ PHÍA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý tài chính, tài sản từ phía cơ quan nhà nước đối với các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp 1.1.1. Một số khái niệm ¾ Cơ quan quản lý Nhà nước: Cơ quan hành chính Nhà nước là “một loại cơ quan thực hiện quyền hành pháp, bao gồm chức năng lập quy và chức năng hành chính”. Hệ thống các cơ quan hành chính bao gồm các cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp và cơ quan hành pháp với các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau. Cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam là tên gọi chung của toàn ngành hành pháp ở Việt Nam. Cơ quan hành chính Nhà nước được tổ chức theo các ngành và các cấp từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ Việt Nam. Các Bộ là cơ quan hành chính cấp trung ương, có chức năng quản lý Nhà nước về từng lĩnh vực cụ thể, đồng thời được giao quản lý một số cơ quan quản lý Nhà nước ở cấp thấp hơn. Các cơ quan này tùy theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực mình phụ trách, sẽ tham mưu cho Bộ trưởng về quản lý và tổ chức hoạt động của lĩnh vực chuyên môn theo quy định của pháp luật. Như vậy, cơ quan quản lý Nhà nước là một “cơ quan trực thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý Nhà nước về một lĩnh vực cụ thể, tổ chức quản lý hoạt động của lĩnh vực này theo quy định của pháp luật.” ¾ Đơn vị trực thuộc cơ quan quản lý Nhà nước: Mỗi một cơ quan quản lý Nhà nước đều được tổ chức hoạt động và chia làm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận phụ trách xử lý một mảng công việc chuyên môn như 11 văn phòng, thanh tra, phòng nghiệp vụ v.v...các bộ phận này là các đơn vị trực thuộc cơ quan. Các đơn vị trực thuộc thường ở hai dạng: (i) đơn vị hành chính (cơ quan hành chính) có chức năng quản lý Nhà nước, thuộc về tổ chức chính quyền như các cấp từ trung ương xuống đến cấp xã phường. Cán bộ của cơ quan này do thông qua bầu cử hay tuyển dụng, và (ii) đơn vị sự nghiệp là đơn vị do Nhà nước thành lập để hoạt động công lập thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. ¾ Cơ chế quản lý tài chính: Cơ chế quản lý tài chính là một khái niệm khá phức tạp và còn nhiều ý kiến khác nhau do sự khác nhau về góc nhìn, quan niệm. “Cơ chế kinh tế là hệ thống các phương pháp quản lý dựa trên cơ sở kết hợp một cách hợp lý lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân”. Quan điểm này đã đề cập tới thực chất của cơ chế quản lý kinh tế - hệ thống các phương pháp quản lý kinh tế, và yêu cầu cơ bản nhất mà cơ chế quản lý kinh tế phải đạt được, đó là giải quyết thoả đáng các quan hệ về lợi ích kinh tế. Tuy nhiên quan điểm này chưa đề cập tới hệ thống các quy luật kinh tế khách quan – cơ sở của việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, cũng như chưa chỉ rõ chủ thể của cơ chế quản lý kinh tế. Cơ chế kinh tế của quản lý là một hệ thống hiện hành bao gồm các mối quan hệ, những hình thức và phương pháp do Nhà nước đặt ra trên cơ sở nhận thức các quy luật kinh tế. Quan điểm này đã đề cập tới chủ thể của cơ chế quản lý kinh tế Nhà nước và khẳng định cơ sở của cơ chế quản lý kinh tế chính là các quy luật kinh tế. Tuy vậy quan điểm này chưa chỉ rõ nền sản xuất xã hội là đối tượng của cơ chế quản lý kinh tế. Theo giáo trình “Quản lý Nhà nước về kinh tế” của Đại học kinh tế quốc dân, cơ chế quản lý kinh tế được định nghĩa như sau: “Cơ chế quản lý kinh tế là phương thức điều hành có kế hoạch nền kinh tế, dựa trên cơ sở các đòi hỏi của các 12 quy luật khách quan cửa sự phát triển xã hội, bao gồm tổng thể các phương pháp, các hình thức, các thủ thuật để thực hiện yêu cầu của các quy luật khách quan ấy” Theo từ điểm bách khoa Việt Nam, “Cơ chế kinh tế hay cơ chế quản lý kinh tế là phương thức vận động của nền sản xuất xã hội được tổ chức và quản lý theo những quan hệ vốn có và được Nhà nước quy định; nó phải phù hợp với yêu cầu các quy luật kinh tế, với đặc điểm của chế độ xã hội theo từng giai đoạn phát triển của xã hội, định nghĩa này đã phát triển khá toàn diện cả về nội dung, chủ thể và cơ sở của cơ chế quản lý kinh tế. Với quan niệm như trên, nội dung của cơ chế quản lý kinh tế bao gồm: - Phương thức quản lý các hình thức quản lý xác định trong các hoạt động kinh tế. - Tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với phương hướng, chiến lược và kế hoạch đề ra. - Các phương pháp và biện pháp sử dụng các lợi ích kinh tế, các đòn bẩy kinh tế để đạt được mục tiêu mong muốn. Các đòn bẩy kinh tế và các công cụ kinh tế bao hàm nhiều nội dung như: giá cả, tiền lương, tài chính, tiền tệ, thuế và ngân sách, tổ chức lao động và cán bộ, công nghệ và thông tin, v.v... Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu Cơ chế quản lý tài chính, tài sản là một hệ thống tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ được vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của cơ quan/doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể để đạt được các mục tiêu nhất định. Các hoạt động tài chính của các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung được hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm các hoạt động kinh tế, các quan hệ kinh tế trong đó có sự vận động hoặc sự biểu hiện của tiền tệ thông qua các quan hệ tiền tệ, bao gồm nhiều nhóm khác nhau: - Quản lý vốn/ngân sách do Nhà nước cấp 13 - Quản lý các khoản thu từ nguồn thu hợp pháp tùy theo hoạt động và lĩnh vực cụ thể mà mỗi cơ quan phụ trách - Quản lý tài sản của đơn vị và các cơ quan/đơn vị trực thuộc (bao gồm hàng loạt các mối quan hệ và nghiệp vụ tài chính kế toán) - Thực hiện chi lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn v.v…), khen thưởng, phúc lợi và các khoản thanh toán khác theo quy định của Nhà nước. - Thực hiện chi thanh toán các dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, công tác phí, thuê mướn, chi mua sắm, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi hành chính khác. - Thực hiện chi thanh toán liên quan đến nghiệp vụ, chuyên môn (chi mua sắm vật tư, công tác thanh tra giám sát, lưu trữ tài liệu chứng từ. - Thực hiện chi ứng dụng công nghệ, chi để thuê chuyên gia trong và ngoài nước. 1.1.2. Đặc điểm đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp ¾ Cơ quan quản lý Nhà nước có các đặc điểm chính sau: - Có tính quyền lực của Nhà nước (tính thẩm quyền được Nhà nước quy định chặt chẽ, khác với các tổ chức xã hội khác) - Ban hành các văn bản của pháp luật và thực hiện cưỡng chế Nhà nước đối với quá trình thực hiện luật. - Quản lý Nhà nước có tính vĩ mô đối với hoạt động kinh doanh - Được phân ra thành các cơ quan có chức năng riêng nhưng cùng thực hiện nhiệm vụ chung của Nhà nước. ¾ Công tác quản lý tài chính, tài sản đối với cơ quan quản lý Nhà nước có các đặc điểm chính sau: 14 Như đã nói ở trên, cơ chế quản lý tài chính, tài sản của cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành có liên quan đến hàng loạt các vấn đề khác nhau và có đặc điểm riêng cụ thể như sau: + Tính mục đích: Bản thân hoạt động quản lý trong bất kỳ cơ quan quản lý Nhà nước nào cũng luôn có mục đích cụ thể, do đó cơ chế quản lý tài chính, tài sản luôn gắn với mục đích đó. Thông thường những mục đích cơ bản trong hoạt động của một cơ quan quản lý Nhà nước là hoàn thành nhiệm vụ tham mưu cho Bộ chủ quản về các vấn đề liên quan đến chính sách của chuyên ngành phụ trách, quản lý, giảm sát các hoạt động thuộc lĩnh vực mình phụ trách và theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, mục đích của cơ chế tài chính cũng được tập trung vào mục tiêu đó, tức là đưa ra các chính sách liên quan đến lĩnh vực phụ trách, quản lý, giảm sát hoạt động của các cơ quan bên dưới thông qua điều hành và phân phối các luồng tiền tệ. + Tính thống nhất: Cơ chế quản lý tài chính, tài sản của một cơ quan quản lý Nhà nước là một hệ thống các chính sách, các phương pháp, các công cụ được thiết lập một cách chặt chẽ, phối hợp hài hoà, toàn diện, thống nhất nhằm tối đa hoá hiệu quả tài chính. Nếu thiếu tính thống nhất thì những chính sách đó sẽ bị giảm tính hiệu lực và làm ảnh hưởng đến toàn bộ tính hệ thống của cơ chế quản lý tài chính của cơ quan đó. + Tính năng động: Với sự đổi mới trong hoạt động quản lý Nhà nước hiện nay, mọi hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước đều chịu tác động từ những thay đổi của môi trường chính trị, kinh tế, xã hội, do đó nó phải được thay đổi, điều chỉnh phù hợp với từng điều kiện hoạt động cụ thể nhằm đảm bảo tính thích ứng với môi trường, từ đó mới phát huy được hiệu quả tối đa hoạt động của cơ quan. 1.1.3. Sự cần thiết của công tác quản lý tài chính, tài sản từ phía cơ quan nhà nước đối với các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp - Các cơ quan quản lý Nhà nước, với chức năng tham mưu cho Bộ chủ quản, Thủ tướng chính phủ về các chính sách liên quan đến lĩnh vực mình 15 phụ trách, nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước, các hoạt động tài chính cũng phục vụ cho mục đích chính yếu này. - Là công cụ để chuyển giao hội nhập các nguồn lực tài chính, công nghệ, kỹ thuật và nguồn nhân lực các quốc gia trên thế giới. - Thiết lập thể chế hành lang pháp lý. - Là động lực thúc đẩy sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tài chính quốc gia. - Điều tiết các hoạt động kinh tế, xã hội. 1.2. Nội dung công tác quản lý tài chính – tài sản từ phía cơ quan nhà nước đối với các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp 1.2.1 Công tác xây dựng, phân bổ, và thẩm định dự toán hàng năm 1.2.1.1. Nguồn kinh phí và nội dung chi ¾ Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động thực hiện chế độ tự chủ ¾ Nội dung chi từ nguồn kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ: tùy đặc thù hoạt động của từng cơ quan quản lý Nhà nước, sẽ bao gồm những nội dung chi cụ thể. 1.2.1.2. Công tác lập và dự toán thu, chi: ¾ Về lập dự toán ¾ Về phân bổ và giao dự toán 1.2.1.3. Trích lập và sử dụng các quỹ Kết thúc năm ngân sách, sau khi đã bảo đảm bố trí đủ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ được giao (bao gồm cả công việc đã hoàn thành và các nhiệm vụ chưa hoàn thành chuyển sang năm sau thực hiện), kinh phí thực hiện tự chủ còn lại được xác định là kinh phí tiết kiệm. 16 1.2.1.4. Công tác thống kê, báo cáo, quyết toán, kiểm tra giám sát Việc quyết toán kinh phí hàng năm thực hiện theo quy định hiện hành. 1.2.2. Công tác chấp hành dự toán 1.2.2.1. Phân tích mô hình xương cá để rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính, tài sản của cơ quan quản lý Nhà nước Một phương pháp để đánh giá chất lượng là sử dụng mô hình xương cá (hay còn gọi là biểu đồ xương cá). Biểu đồ xương cá (tên tiếng Anh là fishbone diagram hoặc cause-and-effect diagram – biểu đồ nhân quả) là một phương pháp đánh giá chất lượng nhằm nhận diện vấn đề và đưa ra giải pháp quản lý. Biểu đồ xương cá có tên gốc là phương pháp Ishikawa, được ông Ishikawa (1915- 1989) đưa ra vào những năm 1960. Ông Ishikawa tốt nghiệp trường Đại học Tokyo chuyên ngành công nghệ hóa ứng dụng. Ông cũng chính là người đã tiếp cận học thuyết của W. Edwards Deming (cha đẻ của ngành chất lượng) và Joseph M. Juran để áp dụng cải tiến công nghệ tại Nhật Bản. Ông là người tiên phong về quản lý chất lượng tại nhà máy đóng tàu Kawasaki và được xem là người có công với quản lý chất lượng hiện đại. Biểu đồ xương cá được sử dụng với những mục đích sau: - Khi tổ chức có nhu cầu tìm hiểm một vấn đề, biểu đồ xương cá giúp xác định nguyên nhân cốt lõi, gốc rễ chứ không chỉ là các hiện tượng. - Khi tổ chức muốn tìm ra tất cả lý do dẫn đến việc phát sinh vấn đề, tiến trình giải quyết vấn đề, các vấn đề phát sinh khác hoặc những thất bại, khó khăn. - Khi tổ chức muốn tìm hiểu lý do dẫn đến tiến trình không đưa đến kết quả mong muốn. - Vì là một kĩ thuật mô tả mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, mô hình xương cá đặc biệt hay được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng độc lập của các yếu tố đến kết quả và để tìm ra nguyên nhân cốt lõi (tìm ra đầu mối) để sửa chữa vấn đề. 17 - Mô hình xương cá còn giúp gợi mở các hiện tượng vượt ra ngoài giới hạn, giúp tổ chức trong việc phát hiện các nguyên nhân tiềm tảng chứ không chỉ là các nguyên nhân đã hiển hiện. Cấu trúc của biểu đồ xương cá: điểm quan trọng nhất trong cấu trúc của một biểu đồ xương cá chính là mối quan hệ nhân – quả. Tất cả các nguồn có thể của nguyên nhân cần được xem xét. Biều đồ xương cá thường được coi là bước mở đầu để phát triển dữ liệu cần thiết cho việc tạo ra kết quả. Cấu trúc của biểu đồ xương cá bao gồm: - Xương trung tâm: đó chính là những vấn đề, tác động cần xem xét. - Xương chính và phụ: thể hiện những nguyên nhân điển hình có thể tác động đến vấn đề cần xem xét. Các xương chính thường bao gồm 4M (Menpower – con người, Machine – máy móc, Method – Phương pháp, Material – Nguyên vật liệu/đầu vào) hoặc 5P (People – con người, Process – quá trình, Place – địa điểm/định vị, Provision – sự cung cấp/sự phân phối, Patron – khách hàng, đối tác…). Các yếu tố 4M của mô hình xương cá (hay còn gọi là những nguyên nhân điển hình hay các nhân tố ảnh hưởng) trong việc đánh giá công tác quản lý tài chính, tài sản tại các cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm: –: - Nhân lực (menpower): đối với cơ quan quản lý Nhà nước chính là công tác nhân sự. - Thiết bị (machine): đối với cơ quan quản lý Nhà nước chính là cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật công nghệ thông tin. - Phương pháp (method): đối với cơ quan quản lý Nhà nước chính là phương pháp tổ chức quản lý tài chính tài sản của cơ quan quản lý Nhà nước: bộ máy tổ chức, phân công công việc… - Nguyên liệu (material): đối với cơ quan quản lý Nhà nước chính là môi trường kinh tế xã hội trong nước, các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tài sản Nhà nước, và các mẫu sổ sách, chứng từ quản lý… 18 - Tùy theo từng vấn đề, có thể bổ sung các yếu tố khác (measurement – sự đo lường…). Phần các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính, tài sản của cơ quan quản lý Nhà nước này sẽ được nêu chi tiết hơn tại mục 1.3 dưới đây. Hình1.3: Biểu đồ xương cá Nguồn: http://www.vpc.org.vn/Desktop.aspx/Giai-phap-va-cong-cu-cai-tien-NSCL/cong-cu-caitien-nscl/Bieu_do_nhan_qua/ 1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng: Trên cơ sở phân tích mô hình xương cá, người viết nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính, tài sản đối với các cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm: công tác nhân sự (menpower); cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật công nghệ thông tin (machine); phương pháp tổ chức quản lý tài chính tài sản của các cơ quan quản lý Nhà nước như bộ máy tổ chức, phân công công việc…(method); và môi trường kinh tế xã hội trong nước, các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản Nhà nước, các mẫu sổ sách chứng từ…(material). ¾ Công tác nhân sự ¾ Cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật, công nghệ thông tin ¾ Phương pháp tổ chức quản lý tài chính, tài sản của các cơ quan quản lý Nhà nước ¾ Môi trường kinh tế - xã hội và quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, tài sản 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan