Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn phát triển trung tâm học tập cộng đồng huyện yên phong, bắc ninh đáp ứn...

Tài liệu Luận văn phát triển trung tâm học tập cộng đồng huyện yên phong, bắc ninh đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của người dân

.PDF
140
417
129

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- LÊ THỊ DUNG PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN YÊN PHONG - BẮC NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỌC TẬP SUỐT ĐỜI CỦA NGƢỜI DÂN Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng Mã số: Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Phan Văn Kha HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, triển khai đề tài luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của các thầy/ cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, các thầy/ cô giáo Khoa Tâm lý giáo dục, Phòng Quản lý khoa học Trường đại học sư phạm Hà Nội. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn tới GS. TS. Phan Văn Kha, người thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành được luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh, Phòng Giáo dục huyện Yên Phong đã cung cấp tư liệu cũng như tư vấn khoa học cho luận án. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện Yên Phong; các đồng chí trong Ban giám đốc, giáo viên/ báo cáo viên/ cộng tác viên/ hướng dẫn viên các Trung tâm học tập cộng đồng và đại diện các đồng chí ở các ban ngành, đoàn thể liên quan cũng như người dân ở các xã trên địa bàn huyện Yên Phong đã tạo điều kiện để tôi thực hiện được cuộc khảo sát thực trạng cho luận văn. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự góp ý của các Thầy/ Cô giáo, các chuyên gia giáo dục và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2017 Tác giả Lê Thị Dung MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................................ 3 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 4 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4 7. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu ................................................... 4 8. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................................... 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TTHTCĐ ................................ 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 6 1.1.1. Các nghiên cứu về học tập suốt đời, xã hội học tập ........................................ 6 1.1.2. Các nghiên cứu về Trung tâm học tập cộng đồng với việc xây dựng xã hội học tập ....................................................................................................................... 10 1.2. Một số khái niệm .................................................................................................... 14 1.2.1. Học tập suốt đời, Xã hội học tập .................................................................... 14 1.2.2. Giáo dục thường xuyên ................................................................................... 18 1.2.3. Trung tâm học tập cộng đồng, Phát triển trung tâm học tập cộng đồng ......... 20 1.3. Trung tâm học tập cộng đồng với việc đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập .............................................................. 23 1.3.1. Vai trò của Trung tâm học tập cộng đồng ...................................................... 23 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm học tập cộng đồng ............................... 25 1.3.3. Chương trình, nội dung và các loại hình hoạt động ở Trung tâm học tập cộng đồng27 1.3.4. Các đối tượng người học ở các Trung tâm học tập cộng đồng ....................... 29 1.3.5. Đội ngũ cán bộ quản lý trong các Trung tâm học tập cộng đồng ................... 30 1.3.6. Giáo viên/ hướng dẫn viên trong các Trung tâm học tập cộng đồng ............. 31 1.3.7. Nguồn lực của Trung tâm học tập cộng đồng................................................. 32 1.4. Phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập........................................................ 33 1.4.1. Điều kiện và các bước thành lập Trung tâm học tập cộng đồng .................... 33 1.4.2. Mô hình tổ chức của các Trung tâm học tập cộng đồng ................................. 34 1.4.3. Xác định nhu cầu và tổ chức các hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng .......................................................... 35 1.4.4. Huy động các loại nguồn lực và xây dựng cơ chế phối hợp trong các hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng.................................................................... 36 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển Trung tâm học tập cộng đồng .................. 38 1.5.1. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................ 38 1.5.2. Các yếu tố khách quan .................................................................................... 39 Tiểu kết Chƣơng 1 ....................................................................................................... 40 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TTHTCĐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH..................................................... 41 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục huyện Yên Phong....................... 41 2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Yên Phong ............................................................. 41 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2015 và phương hướng phát triển năm 2020 của huyện Yên Phong .............................................................. 42 2.1.3. Tình hình giáo dục huyện Yên Phong năm học 2015 - 2016 ......................... 43 2.2. Khái quát về các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Yên Phong năm học 2015 - 2016 ................................................................................................................... 45 2.2.1. Về mạng lưới các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Yên Phong .............. 45 2.2.2. Các loại hình và nội dung hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Yên Phong ...................................................................................................... 45 2.2.3. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất của các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Yên Phong ...................................................................................................... 47 2.2.4. Quản lý các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Yên Phong ....................... 49 2.2.5. Kết quả tổ chức các hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng ................. 52 2.2.6. Khái quát một số ưu điểm, hạn chế và xếp loại các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Yên Phong ............................................................................................. 53 2.3. Thực trạng phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. ....................................................................................................................... 54 2.3.1. Một số thông tin chung về khảo sát thực trạng phát triển của các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Yên Phong ....................................................................... 54 2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Yên Phong ...................................................................................................... 56 Tiểu kết Chƣơng 2 ....................................................................................................... 79 CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TTHTCĐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP SUỐT ĐỜI CỦA NGƢỜI DÂN, GÓP PHẦN XÂY DỰNG XHHT TỪ CƠ SỞ XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ............................................................................................... 82 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .......................................................................... 82 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính lịch sử và kế thừa ................................................... 82 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ................................................ 82 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phối hợp, liên kết và đồng bộ ................................ 82 3.1.4. Nguyên tắc đáp ứng nhu cầu học tập ngay tại địa phương ............................. 83 3.1.5. Nguyên tắc bảo đảm tính bền vững ................................................................ 83 3.2. Các biện pháp phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Phong ..................................................................................................................... 83 3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân và các ban, ngành, đoàn thể của địa phương về lợi ích của việc tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt tại TTHTCĐ ....................................................................... 84 3.2.2. Biện pháp 2: Xác định nhu cầu học tập của người dân tại cộng đồng ........... 86 3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch hoạt động cho TTHTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại cộng đồng ........................................................................ 90 3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức linh hoạt các chương trình và hoạt động của TTHTCĐ phù hợp với nhu cầu của người học .......................................................................... 92 3.2.5. Biện pháp 5: Phát triển mạng lưới liên kết với tất cả các ban, ngành, đoàn thể, chương trình, dự án trong và ngoài cộng đồng để huy động và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả cho các hoạt động của TTHTCĐ .......................................... 95 3.2.6. Biện pháp 6: Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động tại TTHTCĐ .............................................................................................................. 98 3.2.7. Biện pháp 7: Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên/ hướng dẫn viên của TTHTCĐ ....................................................................... 101 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................................... 102 3.4. Khảo nghiệm về sự cần thiết của các biện pháp đã đề xuất ................................. 103 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ................................................................................. 103 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm.................................................................................. 103 3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm ........................................................................... 103 3.4.4. Đối tượng khảo nghiệm ................................................................................ 104 3.4.5. Kết quả khảo nghiệm .................................................................................... 104 Tiểu kết Chƣơng 3 ..................................................................................................... 107 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 113 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 118 DANH MỤC BANG Bảng 1: Kết quả tổ chức các lớp chuyên đề và số người tham gia học tập tại TTHTCĐ (năm học 2015 – 2016) .................................................... 46 Bảng 2: Cơ sở vật chất của các TTHTCĐ huyện Yên Phong (2015 – 2016) . 47 Bảng 4: Kinh phí quyết toán hoạt động của TTHTCĐ huyện Yên Phong ..... 48 Bảng 3: Kiện toàn bộ máy ban giám đốc TTHTCĐ (2015 – 2016) ............... 51 Bảng 5: Một số thông tin về đối tượng điều tra được khảo sát ....................... 56 Bảng 6: Kết quả đạt được của người dân khi tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt tại TTHTCĐ (N = 85) ....................................................... 57 Bảng 7: Lí do của người dân muốn tham gia các hoạt động, chuyên đề, lớp học tại TTHTCĐ (N=85) .................................................................. 61 Bảng 8: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về kết quả thực hiện công tác lập kế hoạch tại TTHTCĐ (N = 171) ..................................................... 64 Bảng 9: Đánh giá của Giám đốc TTHTCĐ về mức độ thường xuyên tổ chức các hoạt động/ chuyên đề/ lớp học tại trung tâm (N = 14) ............... 67 Bảng 10: Đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý về kết quả đạt được khi tổ chức các hoạt động/ chuyên đề/ lớp học tại TTHTCĐ (N = 171) ............. 68 Bảng 12: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về thực trạng kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động tại TTHTCĐ (N = 171) .......................... 73 Bảng 13: Đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý về thực trạng các điều kiện đảm bảo cho các hoạt động/ lớp học tại TTHTCĐ (N = 171) .......... 76 Bảng 14: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các TTHTCĐ (N = 171) ............................................ 78 Bảng 15: Đánh giá sự cần thiết của các biện pháp được đề xuất (N = 171) . 104 Bảng 16: Đánh giá tính khả thi của các biện pháp được đề xuất (N = 171) . 106 DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 1. HÌNH Hình 1 : Quan niệm về xã hội học tập .......................................................................18 Hình 2: Vị trí huyện Yên Phong trong tỉnh Bắc Ninh ..............................................41 2. SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ .............................................35 3. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Những khó khăn/ cản trở khi người dân tham gia học tập tại TTHTCĐ (N = 85) ........................................................................................................59 Biểu đồ 2: Nhu cầu tham gia của người dân tại các lớp học/ hoạt động của TTHTCĐ trong thời gian tới (N=85) ...........................................................60 Biểu đồ 3: Kế hoạch năm được cụ thể hóa cho từng quý, tháng trong năm .............63 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ĐƯYCNH Đáp ứng yêu cầu người học GDTX Giáo dục thường xuyên HTSĐ Học tập suốt đời TTHTCĐ XHHT Xã hội học tập UBND UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bước vào thiên niên kỷ thứ hai của thế kỉ XXI, có thể thấy rằng, một trong những nhân tố quyết định, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế là chất lượng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước đã rất chú trọng đến nhân tố con người, coi sự phát triển con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực chính của phát triển xã hội. Giáo dục và đào tạo được xem là cơ sở để phát huy nguồn lực con người. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và phát triển xã hội học tập (XHHT) - là nơi mọi người dân đều được trang bị kiến thức, kĩ năng và tay nghề cao; được học tập thường xuyên, liên tục và suốt đời. Hệ thống giáo dục thường xuyên ở Việt Nam đã trở thành công cụ để mở rộng tạo cơ hội học tập cho mọi người và xây dựng XHHT. Mục tiêu cụ thể trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ) đã nhấn mạnh “Đối với giáo dục thường xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề; bảo đảm xóa mù chữ bền vững” Việt Nam đã hoàn thành đề án xây dựng XHHT giai đoạn 2005 - 2010 và hiện nay đang thực hiện đề án xây dựng XHHT giai đoạn 2012 - 2020. Thông qua công tác xây dựng xã hội học tập từ cơ sở (xã, phường, thị trấn) cho thấy nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời đã trở thành điều kiện thiết yếu đối với nhiều người dân. Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) - một trong những cơ sở của hệ thống giáo dục thường xuyên đã được Luật hóa để xây dựng XHHT từ cơ sở, chính là nơi tạo cơ hội học tập thường xuyên, liên tục, học tập suốt đời cho mọi đối 1 tượng trong xã hội và nó đã được đánh giá là mô hình giáo dục có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển cộng đồng một cách bền vững. Điều này được thể hiện rõ trong nhiệm vụ và giải pháp của đề án xây dựng XHHT giai đoạn 2012 - 2020 “Củng cố, phát triển bền vững các TTHTCĐ; tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng; mở rộng địa bàn hoạt động đến các thôn, bản, cụm dân cư; đa dạng hóa nội dung giáo dục; phấn đấu tăng số lượng TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả; phát triển mô hình TTHTCĐ kết hợp với trung tâm văn hóa thể thao xã hoạt động có hiệu quả.”. Theo thống kê của Vụ Giáo dục thường xuyên - Bộ Giáo dục và đào tạo, trong những năm gần đây, TTHTCĐ đã được thành lập ở hầu hết các xã, phường, thị trấn trên mọi miền tổ quốc. Năm học 1998 - 1999, cả nước chỉ có 10 TTHTCĐ, nhưng đến năm học 2014 - 2015 đã có khoảng 10.998 TTHTCĐ được thành lập và đi vào hoạt động. Điều này cho thấy việc phát triển các TTHTCĐ là cần thiết và đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của xã hội. Qua thực tế hoạt động trong những năm qua, TTHTCĐ là công cụ quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thúc đẩy công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người. Chính vì vậy, trong quá trình nước ta đang xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập, việc đổi mới tổ chức hoạt động của TTHTCĐ là rất cần thiết để tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, TTHTCĐ bước đầu cũng đã bộc lộ một số yếu kém và hạn chế nhất định. Một số TTHTCĐ còn hoạt động chưa hiệu quả; nội dung và hình thức hoạt động còn sơ sài; cơ sở vật chất nghèo nàn; kinh phí duy trì cho các hoạt động thường xuyên còn hạn hẹp; cơ chế vận hành còn nhiều lúng túng; năng lực điều hành của ban giám đốc TTHTCĐ còn nhiều bất cập... Còn nhiều trung tâm hoạt động chỉ mang tính hình thức, không có nội dung hoạt động, không thu hút được người dân đến tham gia.Từ những tồn tại trên đây, việc tìm ra biện pháp để phát triển hoạt động TTHTCĐ một cách hiệu quả đang là một đòi hỏi cấp bách cần giải quyết để đáp ứng nhu cầu học 2 tập suốt đời của người dân tại cộng đồng, tiến tới xây dựng thành công XHHT từ cơ sở, góp phần phát triển cộng đồng bền vững. Huyện Yên Phong là một huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Bắc Ninh (tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là một trong những tỉnh đã có nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội). Trong những năm qua, các TTHTCĐ huyện Yên Phong nói riêng cũng như của cả tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đóng góp đáng kể vào thành tích chung của giáo dục tỉnh, song cũng còn hạn chế đó là việc tổ chức các hoạt động của TTHTCĐ chưa mang lại hiệu quả cao về quản lý cũng như chất lượng hoạt động. Thực tế cho thấy những nơi nào TTHTCĐ hoạt động hiệu quả thì nơi đó đã dần khẳng định được vị trí của trung tâm trong việc tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân và ngược lại. Với các lý do kể trên, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển trung tâm học tập cộng đồng huyện Yên Phong - Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của người dân”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển của TTHTCĐ huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất được giải pháp phát triển TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Phong, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân, góp phần xây dựng XHHT từ cơ sở (xã, phường, thị trấn). 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Tổ chức và hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Phong. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển các TTHTCĐ huyện Yên Phong 4. Giả thuyết khoa học TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Phong đã được thành lập bước đầu hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Nếu các giải pháp phát triển các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Phong được đề xuất trên cơ sở tiếp cận hệ thống và tiếp cận nhu cầu phát triển cộng đồng thì các hoạt động của TTHTCĐ sẽ được cải thiện, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân, góp phần xây dựng XHHT từ cơ sở xã, phường, thị trấn. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển TTHTCĐ 5.2. Đánh giá thực trạng phát triển của các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh trong việc tạo cơ hội học tập cho người dân ở cộng đồng. 5.3. Đề xuất các giải pháp phát triển TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân, góp phần xây dựng XHHT từ cơ sở xã, phường, thị trấn. 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu - Trong khuôn khổ là một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ nghiên cứu thực trạng và các giải pháp phát triển TTHTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân, góp phần xây dựng XHHT từ cơ sở xã, phường, thị trấn của huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh. - Các giải pháp đề xuất dành cho các chủ thể quản lý là giám đốc TTHTCĐ. 7. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Đề tài vận dụng các cách tiếp cận sau: - Tiếp cận hệ thống TTHTCĐ nằm trong hệ thống quản lý cơ sở giáo dục thường xuyên từ Trung ương đến địa phương của hệ thống giáo dục thường xuyên. Xây dựng các biện pháp phát triển TTHTCĐ sẽ đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân,góp phần xây dựng XHHT từ cơ sở xã, phường, thị trấn. - Tiếp cận nhu cầu phát triển cộng đồng: TTHTCĐ là một cơ sở học tập giúp người dân được học tập thường xuyên, liên tục, suốt cuộc đời ở cấp cơ sở xã, phường, thị trấn. TTHTCĐ được xây dựng và phát triển là của dân, do dân và vì dân. Xây dựng hệ thống giải pháp phát triển TTHTCĐ đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của người dân sẽ giúp cộng đồng phát triển bền vững. - Tiếp cận thực tiễn hoạt động của TTHTCĐ: Cách tiếp cận này xem xét tình hình thực tiễn về việc phát triển TTHTCĐ của cả nước nói chung và đặc thù phát triển TTHTCĐ của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nói riêng. 4 - Tiếp cận đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam: Phát triển TTHTCĐ phải đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục thường xuyên nói chung, góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu khoa học để tổng quan cơ sở lý luận của đề tài; - Phương pháp tổng kết thực tiễn: Hồi cứu, phân tích, tổng hợp tư liệu, các báo cáo tổng kết, báo cáo đánh giá thực tiễn các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học: bằng bảng hỏi để thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến đề tài. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về tính khoa học của bộ công cụ khảo sát và tính khả thi của các biện pháp. - Phương pháp xử lý thông tin, số liệu: Xử lý và phân tích các dữ liệu, thông tin thu được qua điều tra khảo sát. 8. Cấu trúc của đề tài MỞ ĐẦU Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về phát triển trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của người dân Chƣơng 2. Thực trạng phát triển của các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh Chƣơng 3. Giải pháp phát triển TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân, góp phần xây dựng XHHT từ cơ sở xã, phường, thị trấn 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TTHTCĐ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỌC TẬP SUỐT ĐỜI CỦA NGƢỜI DÂN 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu về học tập suốt đời, xã hội học tập 1.1.1.1. Các nghiên cứu về học tập suốt đời, xã hội học tập ở nước ngoài Từ những năm 60 của thế kỷ XX, khái niệm XHHT đã được các nhà khoa học thế giới bàn đến. Năm 1972, khái niệm XHHT được gắn với khái niệm HTSĐ (lifelong learning). Khái niệm này lần đầu tiên xuất hiện trong bản báo cáo “Learning to be” trình UNESCO của “Hội đồng Quốc tế về phát triển giáo dục” do ông Edgar Faure, nguyên Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ giáo dục Pháp làm Chủ tịch. Nội dung bản báo cáo đã mở ra diễn đàn toàn cầu đầu thế kỷ XXI về phát triển giáo dục. Trong đó, các học giả tập trung vào việc làm rõ nội hàm của hai khái niệm trên và bắt đầu đi tìm kiếm mô hình HTSĐ và XHHT. Dưới sự chỉ đạo của ông Edgar Faure, Ủy ban Quốc tế về phát triển giáo dục thế kỷ XXI đã đề xuất những vấn đề cơ bản đối với HTSĐ trên quan điểm: trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, không ai có thể coi kiến thức của giáo dục ban đầu là đủ cho đến hết đời nên phải học tập không ngừng [7]. Từ đó, khái niệm HTSĐ luôn được gắn với khái niệm XHHT. Tiếp theo, học giả Jacques Delors đã nêu lên 4 trụ cột giáo dục là: học để biết (learning to know), học để làm (learning to do), học để chung sống (learning to live together) và học để khẳng định mình (learning to be) - Người ta học qua bốn nhu cầu này trong suốt cuộc đời của họ [41]. Năm 1996 là năm đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử quá trình thúc đẩy nghiên cứu mô hình HTSĐ của cộng đồng quốc tế. Trong năm này, hàng loạt các công trình nghiên cứu về HTSĐ được công bố, như: UNESCO xuất bản tác phẩm “Kho báu tiềm ẩn” (Delors và cộng sự, 1996); OECD xuất bản báo cáo HTSĐ cho mọi người; Liên minh Châu Âu tuyên bố lấy năm này làm “Năm châu Âu về học tập suốt đời”. Nhờ những nỗ lực này, thành phố học tập đã được định nghĩa: Một cộng đồng học tập là một thành phố, thị xã hoặc vùng mà 6 ở đó huy động được mọi nguồn lực nhằm phát triển, làm giàu thêm tiềm năng con người để nuôi dưỡng sự phát triển cá nhân, duy trì sự gắn kết xã hội và tạo ra sự thịnh vượng. Liên minh châu Âu đã đưa ra 8 năng lực cốt lõi của một công dân học tập suốt đời: (1) Giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ; (2) Giao tiếp bằng ngoại ngữ ; (3) Năng lực tính toán và những năng lực cốt lõi về khoa học và công nghệ; (4) Năng lực trong môi trường số (digital competence); (5) Năng lực học và tự học (learning to learn); (6) Năng lực xã hội và năng lực công dân; (7) Ý thức về các sáng kiến và nghệ thuật kinh doanh là khả năng chuyển biến các ý tưởng thành hành động; (8) Nhận thức và biểu đạt văn hóa. Đây là cơ sở để ngày nay, cộng đồng quốc tế bắt tay xây dựng các thành phố học tập (learning city), mô hình công dân học tập để tiến tới xây dựng quốc gia học tập [40]. Để xây dựng XHHT, nhiều quốc gia đã chủ trương xây dựng các thành phố học tập (learning city). Vương quốc Anh là một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong Liên minh châu Âu đã thể hiện các nỗ lực của tổ chức này về xây dựng thành phố học tập. Bộ Giáo dục và Lao động Anh đã đề ra mục tiêu làm cho mọi người có những cơ hội tốt nhất để được giáo dục, đào tạo và lao động, có vị trí trong xã hội và có quyền đóng góp vào sự cạnh tranh của Anh quốc trong thế kỷ XXI. Từ năm 1996, thành phố Liverpool đã tự xác nhận mình là một “thành phố học tập”. Đến nay, ở Anh có 80 thành phố và vùng xây dựng thành phố học tập. Hội nghị châu Âu về thành phố học tập đã được tổ chức đúng dịp nước Anh giữ nhiệm kỳ Chủ tịch EU năm 1998 [40]. Tại Canada, từ năm 2003, thành phố Victoria đặt mục tiêu trở thành một “cộng đồng học tập dẫn đầu” vào năm 2020. Sáng kiến này có phạm vi trải dài từ học tập ở bậc học mầm non cho đến việc khuyến khích những người cao tuổi tham gia các khóa học cao đẳng, đại học. Thành phố Vancouver cũng hướng tới việc trở thành một “thành phố học tập” với mục tiêu đặt ra là: đạt tỷ lệ học sinh nhập học và hoàn thành bậc học cao hơn, tỷ lệ biết đọc viết và tính toán cao hơn, có sự cộng tác hiệu quả hơn giữa các nhà giáo dục và đào tạo. Chiến lược của Vancouver đặc biệt chú trọng tới các cơ hội học tập cho những người và nhóm dân cư thiệt thòi, 7 dễ gặp rủi ro và bị tách biệt về xã hội. Các thành phố St. John‟s và Emonton cũng nỗ lực để trở thành những cộng đồng học tập [9]. Tại Nhật Bản, để xây dựng XHHT, Chính phủ đã lập ra “Uỷ ban Quốc gia về giáo dục suốt đời”. Theo luật định, Nhật Bản có hai hệ giáo dục: giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Giáo dục nhà trường là hệ giáo dục ban đầu, gồm trường mẫu giáo, trường phổ thông (là loại trường phổ cập giáo dục) và các loại hình trường đào tạo nghề từ trung cấp đến đại học. Chính sách giáo dục xã hội Nhật Bản bao gồm ba trụ cột chính: “Mở rộng mạng lưới cơ sở học tập để làm nền tảng học tập cho cộng đồng”, “hỗ trợ hoạt động trao đổi học tập trong cộng đồng” và “tổ chức các khóa học dựa trên nhu cầu của người dân”. Bên cạnh các cơ sở học tập, như: TTHTCĐ (kominkan), thư viện, bảo tàng, thì các cơ sở học tập dành cho phụ nữ và thanh thiếu niên cũng trở thành các cơ sở giáo dục, làm nền tảng cho việc học tập. Ngay từ năm 1979, thành phố Kakegawa - một trong bảy thành phố tham gia “các thành phố giáo dục” được công nhận là thành phố HTSĐ đầu tiên của Nhật Bản. Từ đó, dự án thành phố HTSĐ của Nhật Bản đã được thực hiện như một phần trong chính sách thúc đẩy HTSĐ của các thành phố/thị xã/cộng đồng. Thành phố HTSĐ có tác động rất tích cực đối với giáo dục địa phương, năng suất lao động, sự đổi mới và nền kinh tế trong bối cảnh kinh tế tri thức [10]. Năm 1990, đạo luật về xây dựng các cơ chế và biện pháp thúc đẩy HTSĐ được ban hành. Năm 2010, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành “Chiến lược mới để tăng trưởng - lộ trình hồi sinh Nhật Bản” nhằm định hướng chính sách và các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2020 về tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản. Tại Hàn Quốc, từ năm 1980, trong Hiến pháp sửa đổi đã quy định: “Nhà nước chịu trách nhiệm thúc đẩy giáo dục suốt đời”. Hệ thống giáo dục Hàn Quốc hướng đến xây dựng một xã hội HTSĐ ở thế kỷ XXI. Do đó, họ đã tiến hành cải cách giáo dục mạnh mẽ và toàn diện để phù hợp với kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa. Năm 1999, thực thi Hiến pháp, Luật giáo dục suốt đời của Hàn Quốc được ban hành. Theo đó, phải thúc đẩy giáo dục không chính quy nhằm thực hiện hai mục đích chính: liên kết GD với xã hội và biến xã hội thành nơi học tập, đồng 8 thời tăng cường sự trợ giúp của các tổ chức giáo dục liên quan đến giáo dục suốt đời. Luật GD suốt đời (1999) còn chỉ rõ: “Chính phủ có thể chỉ định và hỗ trợ một số đô thị, quận, hạt để trở thành những thành phố học tập”. Năm 2001, 3 thành phố đầu tiên của Hàn Quốc đã được công nhận “thành phố học tập”. Đến năm 2008, đã có 76 đơn vị hành chính được công nhận là “thành phố học tập”. Các nhà quản lý đã nhận thức “thành phố học tập” không chỉ đơn thuần cung cấp các cơ hội giáo dục, học tập mà còn làm cho thành phố đó trở nên thông minh hơn, cởi mở hơn. Để xây dựng các thành phố học tập cần có những công dân học tập. Họ xây dựng những phẩm chất, phát triển những năng lực công dân phải có để hội nhập và cạnh tranh trong thế giới hiện đại [40]. 1.1.1.2. Những nghiên cứu về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về XHHT được theo tiếp cận theo các hướng sau: Hướng thứ nhất, các học giả, các nhà nghiên cứu đi từ vấn đề kinh tế tri thức, từ đó đề xuất đổi mới nền giáo dục. Trong đó, nội dung cốt lõi là nghiên cứu XHHT. Đó là các tác giả: Vũ Đình Cự, Chu Hảo, Trần Đình Thiên, Nguyễn Viết Sự, Phạm Tất Dong,… Hướng thứ hai, các học giả, các nhà nghiên cứu tiếp cận từ vấn đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế từ đó đề xuất xây dựng XHHT. Đó là các tác giả: Nguyễn Minh Đường, Hoàng Tụy, Vũ Ngọc Hải, Thái Thị Xuân Đào, Hoàng Minh Luật, Tô Bá Trượng … Về định hướng xây dựng XHHT Việt Nam giai đoạn 2011-2020, trong báo cáo “Thực trạng và tầm nhìn 2020 về học tập suốt đời - xây dựng xã hội học tập tại Việt Nam”, tác giả Nguyễn Vinh Hiển đã khẳng định: “Việt Nam tiếp tục xây dựng XHHT giai đoạn 2011- 2020 với những tiêu chí cơ bản sau đây: đảm bảo mọi điều kiện cần thiết nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học tập suốt đời góp phần nâng cao dân trí và năng lực công dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội. Trong đó, học tập suốt đời được coi vừa 9 là mục tiêu, vừa là giải pháp để xây dựng xã hội học tập và quan niệm về học trong xã hội học tập được mở rộng và tiếp cận sâu với “năm trụ cột” của học tập: “học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để cùng chung sống và học để quan tâm đến hành tinh”. Dưới ánh sáng Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam, tác giả Phạm Tất Dong khẳng định: Vấn đề cơ bản, then chốt nhất trong toàn bộ công việc xây dựng XHHT là xác lập được mục tiêu đào tạo của sự nghiệp giáo dục người lớn, đề xuất đưọc mô hình nhân cách của “công dân học tập” tại cộng đồng dân cư và “lao động tri thức” (knowledde worker) trong các cơ quan doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Xây dựng XHHT thực chất là tiến hành một cuộc cách mạng giáo dục [12]. Tóm lại, các nghiên cứu về XHHT, HTSĐ đã được nhiều học giả trong nước và nước ngoài đề cập đến, ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Từ khái niệm, định nghĩa, các học giả, các nhà nghiên cứu đã đề xuất ý tưởng xây dựng các cộng đồng học tập, thành phố học tập và giáo dục suốt đời cho người lớn. Tuy nhiên, để sống với thế giới hiện đại và theo kịp các nước phát triển, các quốc gia phải tự xây dựng cho mình một kho tàng tri thức đồ sộ và phong phú, phải có được nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, có đội ngũ “lao động tri thức” thích ứng cao với thế giới công nghệ hiện đại. Trong XHHT, mỗi con người phải được đào tạo liên tục, HTSĐ. Do đó, hệ thống giáo dục không chỉ bó hẹp trong các loại hình trường mà còn phải mở rộng các hình thức học ngoài nhà trường. Đó là hệ thống giáo dục linh hoạt, tạo ra sự đa dạng các ngành học, các hình thức học, các kênh liên thông giữa các loại hình giáo dục khác nhau. 1.1.2. Các nghiên cứu về Trung tâm học tập cộng đồng với việc xây dựng xã hội học tập Việc thực hiện HTSĐ và xây dựng XHHT phải được gắn kết chặt chẽ với các phương thức giáo dục mở: Giáo dục chính quy, giáo dục không chính quy, giáo dục phi chính quy hay giáo dục ban đầu và giáo dục tiếp tục hay là giáo dục thường xuyên với đặc trưng là giáo dục cộng đồng và được thực hiện bởi TTHTCĐ. 10 1.1.2.1. Các nghiên cứu về Trung tâm học tập cộng đồng với việc xây dựng xã hội học tập ở nước ngoài UNESCO xem mô hình TTHTCĐ là một công cụ, một cơ chế có hiệu quả nhất trong việc thực hiện giáo dục cho mọi người và mọi người cho giáo dục. TTHTCĐ nổi lên như là mô hình lý tưởng để thực thi HTSĐ và tạo lập một XHHT. Victor Odoner, nguyên Tổng giám đốc UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, E.I Rous Emma (2007) đã đề cập đến việc quản lý phát triển mô hình TTHTCĐ như là một phần của giải pháp giáo dục thích hợp cho mọi người và để xây dựng một XHHT [1]. Như vậy, phát triển TTHTCĐ là con đường tất yếu để thực hiện mục tiêu HTSĐ và xây dựng XHHT ở bất kỳ một quốc gia nào. Có thể nói, Nhật Bản là nước đi đầu trong nghiên cứu và triển khai phát triển mô hình TTHTCĐ trên thế giới. Ra đời từ thế kỷ XVII, từ phong trào xóa mù chữ cho người dân, các địa phương đã tự tổ chức hình thành các cơ sở xóa mù chữ với tên gọi là Têrakôya. Đến sau đại chiến thế giới lần thứ hai, Bộ Giáo dục Nhật Bản hình thành mô hình giáo dục xã hội mới, gọi là Kôminkan. Quản lý phát triển các Kôminkan không những do nhu cầu của cộng đồng mà còn được người dân tham gia tích cực. Bên cạnh sự quản lý chỉ đạo của Nhà nước về Kôminkan còn có các phong trào của quần chúng với khẩu hiệu: Phát triển Kôminkan trước hết để xây dựng làng xã. Chính nhờ những chủ trương đó mà Kôminkan phát triển không ngừng: năm 1947 mới chỉ có 3.537 trung tâm, đến năm 2002 là 17.947 và hiện nay trên khắp nước Nhật đã có 18.000 Kôminkan hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước trung ương và địa phương, 76.883 Kôminkan do người dân quản lý. Kôminkan đã phủ khắp 90% làng xã/thị trấn trên toàn quốc và trở thành nền móng vững chắc trong việc xây dựng cộng đồng học tập tiến tới xây dựng XHHT. Điều đáng chú ý là việc quản lý phát triển các Kôminkan của Nhật Bản có quy mô thôn (làng), gắn liền với đời sống của cộng đồng dân cư thôn/làng. Tại Thái Lan, năm 1977 Chính phủ Thái Lan đã triển khai Đề án giáo dục không chính quy, trong đó đề cập ngay đến việc quản lý phát triển nhanh các TTHTCĐ. Đến năm 2006, Thái Lan đã phát triển được 7000 TTHTCĐ cấp xã. Các 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan