Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục hòa nhập cho trẻ mầm no...

Tài liệu Luận văn phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục hòa nhập cho trẻ mầm non tại khu đô thị mới linh đàm, quận hoàng mai, thành phố hà nội

.PDF
100
436
108

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI HÀ THỊ MỸ BÌNH PHỐI HỢP CÁC LỰC LƢỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ MẦM NON TẠI KHU ĐÔ THỊ MỚI LINH ĐÀM, QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI Chuyên ngành: Giáo dục và Phát triển cộng đồng Mã số: Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG THANH THÚY HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, trong thời gian học tập và hoàn thiện , tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ tận tình của BGH các trƣờng Mầm non, chuyên viên phòng GD và ĐT quận Hoàng Mai, các GV đồng nghiệp và cộng đồng tổ dân phố quận Hoàng Mai. Tôi chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội mà trực tiếp là các thầy cô Khoa Tâm lý - Giáo dục học đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Cô giáo hƣớng dẫn tôi, PGS.TS. Hoàng Thanh Thúy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết cũng nhƣ thời gian và phạm vi, lĩnh vực công tác có phần hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Bên cạnh đó, trong thực tiễn công tác còn đặt ra nhiều những vấn đề cần phải giải quyết , song tôi chƣa thể nghiên cứu và tìm hiểu hết đƣợc. Do vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp chân thành của quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện và có tính khả thi hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2017 Tác giả luận văn Hà Thị Mỹ Bình MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. .......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu. ............................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học. ..................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. ....................................................................... 3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4 8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƢỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ TẠI TRƢỜNG MẦM NON ........................................................................... 5 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .................................................. 5 1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài.................................................................. 5 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................... 7 1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài ........................................................ 10 1.2.1. Cộng đồng và phối hợp các lực lƣợng cộng đồng ................................ 10 1.2.2. Khái niệm Giáo dục hòa nhập .............................................................. 12 1.2.3. Khái niệm trẻ tự kỷ: Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hƣởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ đƣợc biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tƣơng tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại. ................... 15 1.2.4. Khái niệm phối hợp các lực lƣợng cộng đồng trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ..................................................................................................... 15 1.3. LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƢỢNG TRONG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ TẠI TRƢỜNG MẦM NON ...................... 15 1.3.1. Lý luận về giáo dục hòa nhập ............................................................... 15 1.3.2. Lý luận về phối hợp các lực lƣợng cộng đồng trong GDHN ..... 26 1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƢỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ LỨA TUỔI MẦM NON. ........................................................................ 30 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC GDHN CỦA TRẺ MẦM NON TẠI KHU ĐÔ THỊ MỚI LINH ĐÀM – QUẬN HOÀNG MAI – HN ..... 35 2.1. TỔ CHỨC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 35 2.1.1. Mục đích nghiên cứu. ............................................................................ 35 2.1.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 35 2.1.3. Tiến trình nghiên cứu ............................................................................ 36 2.1.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu: .............................................................. 36 2.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................... 40 2.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ............................................................................. 42 2.3.1. Nhận thức về khái niệm GDHN cho trẻ tự kỷ ở độ tuổi mầm non ................ 42 2.3.2. Nhận thức về biểu hiện cơ bản và trạng thái của trẻ tự kỷ ................... 44 2.3.3. Nhận thức về vai trò của GDHN cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non ................. 47 2.3.4. Thực trạng các phƣơng pháp GDHN cho trẻ tự kỷ ở độ tuổi mầm non đang đƣợc áp dụng .......................................................................................... 50 2.3.5. Thực trạng các hình thức GDHN cho trẻ tự kỷ ở độ tuổi mầm non ............... 51 2.3.6. Thực trạng các chủ thể tham gia GDHN cho trẻ tự kỷ ở độ tuổi mầm non ......................................................................................................... 55 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 63 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP CÁC LỰC LƢỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ MẦM NON TẠI KHU ĐÔ THỊ MỚI LINH ĐÀM QUẬN HOÀNG MAI – HÀ NỘI .............................64 3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHỐI HỢP CÁC LỰC LƢỢNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA VÀO GIÁO DỤC HÒA NHẬP...................................64 3.1.1. Tính kế thừa .............................................................................................................64 3.1.2. Tính thực tiễn ...........................................................................................................64 3.1.3. Tính hiệu quả ...........................................................................................................65 3.1.4. Tính đồng bộ............................................................................................................65 3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP CÁC LỰC LƢỢNG CỘNG ĐỒNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ LỨA TUỔI MẦM NON TẠI KHU ĐÔ THỊ MỚI LINH ĐÀM – PHƢỜNG ĐẠI KIM – QUẬN HOÀNG MAI – HÀ NỘI......66 3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên và các thành phần dân cƣ trong cộng đồng về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non. ...............................66 3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cƣờng huy động sức mạnh tổng hợp của nghành Giáo dục – Đào tạo; của cấp Đảng ủy, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức xã hội trong cộng đồng đối với việc GDHN TTK ........................................................................................69 3.2.3.Biện pháp 3: Tăng cƣờng thể chế hóa, xây dựng cơ chế chính sách trong việc phối hợp các lực lƣợng cộng đồng tham gia GDHN TTK...........................................72 3.2.4. Biện pháp 4: Phân loại đối tƣợng để phối hợp và xác định rõ cách thức để phối hợp các lực lƣợng cộng đồng tham gia GDHN TTK ....................................................75 3.2.5. Biện pháp 5: Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động phối hợp các lực lƣợng cộng đồng với mục đích cải thiện chất lƣợng GDHN TTK..........................................76 3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................................77 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp...............................79 3.3.1 Kết quả khảo nghiệm ..............................................................................................80 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3................................................................................................82 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................85 PHỤ LỤC..........................................................................................................................87 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT GD : Giáo dục GD – ĐT : Giáo dục – Đào tạo GV : Giáo viên HS : Học sinh NXBCT : Nhà xuất bản chính trị GDHN : Giáo dục hòa nhập TTK : Trẻ tự kỷ TKT : Trẻ khuyết tật PHHS : Phụ huynh học sinh GDMN : Giáo dục mầm non DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Khái quát sự khác nhau giữa các mô hình giáo dục ....................... 25 Bảng 2.1: Kết quả khảo sát về thực trạng nhận thức về trẻ tự kỷ và nhận thức về khái niệm GDHN cho trẻ tự kỷ ở độ tuổi mầm non ................................... 42 Bảng 2.2: Kết quả khảo sát nhận thức về biểu hiện cơ bản và trạng thái của trẻ tự kỷ ........................................................................................................... 44 Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về vai trò của GDHN cho trẻ tự kỷ ở độ tuổi mầm non ......................................................................................................... 47 Bảng 2.4: Kết quả khảo sát các hình thức GDHN cho trẻ tự kỷ ở độ tuổi mầm non ......................................................................................................... 52 2.5.Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến GDHN cho trẻ tự kỷ ở độ tuổi mầm non ......................................................................................................... 57 Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất................................................................................................ 80 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Mục tiêu của chƣơng trình giáo dục trẻ mầm non là giúp trẻ phát triển một cách tích cực, toàn diện với 5 lĩnh vực: Phát triển thể chất Phát triển nhận thức Phát triển ngôn ngữ Phát triển thẩm mỹ Phát triển tình cảm – Quan hệ Xã hội Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay ngoài những trẻ phát triển bình thƣờng cả về thể lực và trí tuệ thì trẻ khuyết tật chiếm một phần không nhỏ. Vì vậy Đảng và nhà nƣớc Việt Nam rất quan tâm đến GD hòa nhập hiện nay. GD hòa nhập nhằm giúp trẻ khuyết tật có quyền đƣợc hƣởng sự giáo dục công bằng, bình đẳng, phát triển đa nhân cách, tài năng, tâm hồn và thể chất. Phƣơng hƣớng và nhiệm vụ GDHN đã đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta khẳng định trong chiến lƣợc ĐT & GD “ GD trẻ khuyết tật của nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay chủ yếu là GD hòa nhập”. Phƣơng thức GDHN đối với nƣớc ta còn là vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn, do vậy để đạt đƣợc mục tiêu GDHN nhƣ nêu trên thực sự là thách thức lớn đối với nghành GD và XH chúng ta. Hiện nay, số lƣợng trẻ khuyết tật nƣớc ta chiếm khoảng 1% dân số, song do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan, các em chƣa đƣợc quan tâm CS – GD. Vấn đề trẻ khuyết tật ở tuổi mẫu giáo đến trƣờng hay chăm sóc tại nhà và chăm sóc nhƣ thế nào vẫn còn là điều băn khoăn của đa số PHHS có con khuyết tật, mặc dù nhiều ý kiến cho rằng trƣờng mầm non là nơi phù hợp nhất để GDHN cho trẻ khuyết tật lứa tuổi mẫu giáo. Nếu các em khuyết tật không có điều kiện hòa nhập ở trƣờng mẫu giáo thì cơ hội học lên cũng nhƣ bƣớc phát triển nhân cách của các 1 em sẽ hết sức khó khăn, nhƣ vậy cần thiết phải có những nghiên cứu để khẳng định thực trạng và tính hiệu quả của GDHN ở trƣờng mầm non để tiếp tục có phƣơng hƣớng chỉ đạo cũng nhƣ đầu tƣ. Vấn đề GDHN cho trẻ khuyết tật cũng là xu hƣớng của nhiều nƣớc trên thế giới. Hiện nay, có nhiều tổ chức quốc tế quan tâm giúp đỡ GDHN cho trẻ khuyết tật VN nhƣ tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển, Ủy ban Hà lan, Ủy ban y tế Hà Lan, Nhật Bản. Vì thế cần có nghiên cứu tổng quát đánh giá cũng nhƣ vận dụng kinh nghiệm của bạn vào thực tiễn, đặc biệt đối với những nơi không có dự án hoặc tài trợ, có nhƣ vậy mới tránh đƣợc khập khiễng trong việc thực hiện GDHN. Đồng thời phát huy tối đa sự giúp đỡ, đóng góp của các tổ chức quốc tế. Thực tế GDHN cho trẻ khuyết tật ở các trƣờng MN cũng đang đƣợc triển khai ở các tỉnh, thành phố, song để góp phần nâng cao hiệu quả cảu GDHN cần nghiên cứu chỉ ra thực trạng cũng nhƣ chỉ ra những điều kiện chính là cơ sở để tổ chức GDHN có hiệu quả. Với những lý do trên, tôi nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài “Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục hòa nhập cho trẻ mầm non tại khu đô thị mới Linh Đàm – quận Hoàng Mai – Hà Nội” 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục hòa nhập cho trẻ mầm non đề xuất một số biện pháp phối hợp các lực lƣợng cộng đồng nhằm phát huy vai trò của cộng đồng dân cƣ trong giáo dục hòa nhập cho trẻ mầm non, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục hòa nhập trên địa bàn khu đô thị mới Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu. 3.1. Khách thể nghiên cứu: Giáo dục hòa nhập cho trẻ mầm non 3.2. Đối tƣợng: biện pháp phối hợp các lực lƣợng cộng đồng trong giáo dục hòa nhập ở trƣờng mầm non tại khu đô thị mới Linh Đàm 2 4. Giả thuyết khoa học. Thực tế tại 2 trƣờng Mầm non Thực hành Linh Đàm và trƣờng Mầm non Billget hiện nay nói riêng và các trƣờng Mầm non trên địa bàn Hà Nội nói chung đa số giáo viên và phụ huynh học sinh cũng nhƣ các lực lƣợng khác trong cộng đồng đã nhận thức đúng về GDHN và thực hiện hiệu quả GD hòa nhập. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số giáo viên cũng nhƣ các thành phần dân cƣ khác trong cộng đồng còn thờ ơ, bàng quang, hay có những suy nghĩ chƣa đúng, chƣa hiểu hoặc hiểu sai về GDHN. Vì vậy, nếu nghiên cứu và đề xuất đƣợc một số biện pháp tác động vào nhận thức, tạo ra những cơ hội để hành động nhằm phối hợp các lực lƣợng trong cộng đồng về GDHN cho trẻ mầm non tại khu đô thị mới Linh đàm sẽ giúp cho trẻ khuyết tật có cơ hội đƣợc hòa nhập hơn với cộng đồng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phối hợp các lực lƣợng trong GDHN trẻ mầm non 5.2. Phát hiện thực trạng về GDHN và phối hợp các lực lƣợng trong GDHN cho trẻ mầm non tại khu đô thị mới Linh Đàm – Quận Hoàng Mai – Hà Nội. 5.2. Đề xuất một số biện pháp phối hợp các lực lƣợng cộng đồng trong GDHN cho trẻ mầm non. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. - Giới hạn thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về GDHN trẻ mầm non tại khu đô thị mới Linh Đàm, Quận Hoàng Mai, Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015. - Giới hạn khách thể nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu GDHN cho trẻ mầm non mắc hội chứng tự kỷ. 3 - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tại ba trƣờng Mầm non: Trƣờng Mầm non thực hành Linh Đàm, trƣờng Mầm non Billgate và trƣờng mầm non Đại Kim. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận + Thu thập tài liệu. + Tổng hợp hóa, khái quát hóa. -Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi; + Phƣơng pháp phỏng vấn; + Phƣơng pháp quan sát; + Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm; + Phƣơng pháp xin ý kiến chuyên gia. + Nhóm phƣơng pháp hỗ trợ: Dùng toán thống kê để xử lysa số liệu thu đƣợc. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, Kết luận và kiến nghị và Danh mục tài liệu tham khảo nội dung luận văn gồm 3 chƣơng. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về giáo dục hòa nhập ở trẻ mầm non Chƣơng 2: Thực trạng về giáo dục hòa nhập cho trẻ mầm non tại khu đô thị mới Linh Đàm – Quận Hoàng Mai – Hà Nội. Chƣơng 3: Một số biện pháp phối hợp các lực lƣợng trong giáo dục hòa nhập cho trẻ mầm non tại khu đô thị mới Linh Đàm 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƢỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ TẠI TRƢỜNG MẦM NON 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Việc nghiên cứu về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ (GDHN TTK) đƣợc nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc quan tâm. Các tác giả đều nhấn mạnh, GDHN không phải đơn thuần đem lại ý nghĩa riêng cho TTK, mà quan trọng hơn, nó tạo ra cộng đồng thân ái, xóa bỏ mọi phân biệt để xây dựng một xã hội bình đẳng cho tất cả mọi ngƣời. Họ cũng chỉ ra vai trò to lớn của GDHN đối với TTK tuổi mầm non, và chỉ ra những điều kiện, những phƣơng thức hình thành quá trình GDHN. 1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài Từ những năm đầu của thế kỉ XI, ở các nƣớc Pháp, Đức, Tây Ban Nha và một số nƣớc Châu Âu đã xuất hiện phƣơng thức giáo dục chuyên biệt mang đậm tƣ tƣởng nhân văn, quan điểm y tế, phục hồi chức năng chỉnh trị, đây là mô hình xuất hiện sớm nhất trong lịch sử giáo dục TTK. Ở phƣơng thức này, trẻ có các dạng khuyết tật khác nhau đƣợc đƣa vào các cơ sở giáo dục riêng, tách biệt với hệ thống giáo dục quốc dân. Theo quan niệm thời bấy giờ, TTK là những ngƣời “không bình thƣờng” cần phải huấn luyện “đặc biệt” để trở thành ngƣời bình thƣờng. Nhƣ vậy, mục tiêu của giáo dục chuyên biệt là thực hiện vấn đề nhân đạo, cái đích cuối cùng là phục hồi chức năng để hi vọng “lành lặn”, TTK mới đạt tiêu chuẩn để trở thành ngƣời lao động nhƣ mọi ngƣời khác. Nhƣng trƣớc hết, khi họ còn là ngƣời tự kỷ thì cần sự quản lí, giám sát để khỏi làm ảnh hƣởng đến cộng đồng. Quan điểm tâm lí học: Góp phần tạo một mô hình giáo dục hội nhập. TTK đƣợc chăm sóc, hòa nhập từng phần vào xã hội. 5 Năm 1770 đã xuất hiện một mô hình giáo dục hội nhập TTK ở Mỹ, năm 1950 mô hình giáo dục hội nhập xuất hiện ở nhiều nƣớc. Năm 1956, Philipin đã đƣa trẻ tự kỷ vào học ở trƣờng phổ thông. Năm 1945, Anh đƣa TTK vào trƣờng hội nhập vv… Về bản chất, giáo dục hội nhập vẫn dựa vào mô hình y tế - phục hồi chức năng, TTK sau khi đƣợc phục hồi chức năng đƣợc học với trẻ lành, song chỉ tham gia một số hoạt động. Cho đến năm 1960, tƣ tƣởng tôn trọng giá trị và bình đẳng cho mọi ngƣời, trong đó có trẻ em, đã xuất hiện và trở thành trào lƣu trên toàn thế giới. GDHN ra đời. Ở đó TTK đƣợc giáo dục ngay trong trƣờng học của trẻ em bình thƣờng, tại cộng đồng nơi các em đang sinh sống. Đầu tiên xuất hiện ở một số nƣớc Châu Âu nhƣ: Thụy Điển, Nauy, Italy, Tây Ban Nha… sau tiếp là ở Bắc Mỹ, Newzeland, tiếp tục phát triển ở các nƣớc và đƣợc sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng Quốc tế, UNESCO và UNICEF. Thành công của GDHN đƣợc khẳng định từ nửa thế kỉ XX, giúp một số lƣợng lớn TTK ở mọi quốc gia có cơ hội phát triển, nhiều trẻ thành đạt, đại đa số có cuộc sống bình thƣờng, hòa nhập cộng đồng thuận lợi. Một số tác giả đã dày công nghiên cứu về vấn đề GDHN: - M.Soder, đã nghiên cứu thực hiện hòa nhập cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Ông cho rằng: Cần phải tập trung nghiên cứu để giúp trẻ tự tìm ra hoàn cảnh của mình thay thế cho việc đo đạc hiệu quả của công việc hòa nhập. Cũng quan điểm này, Irene Lospez đã nghiên cứu thành công “hòa nhập từ viễn cảnh học sinh”: “… những suy nghĩ, nhận thức và mong muốn của đứa trẻ cần đƣợc tìm ra bằng cách hỏi trẻ nhƣ một con ngƣời”, và ông xác định trong mục tiêu hòa nhập đấy là cộng đồng tinh thần đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau, tham gia và giao tiếp. - Học thuyết thực tiễn của Glassers – cơ sở giảng dạy của Nissens nói 6 rằng “sự phát triển tích cực của đứa trẻ là khi nhu cầu cơ bản của trẻ đã được thỏa mãn qua sự chăm nom đầy đủ và điều kiện phát triển là khi trẻ có cảm giác luôn thỏa mãn”. - L.X.Vƣgôtxki nhà tâm lí học hoạt động, đã khởi xƣớng thuyết về “Vùng phát triển gần nhất” của trẻ em. Ông cho rằng : “Sự phát triển của trẻ lứa tuổi mầm non không thể dựa vào vốn liếng di truyền, không tự phát mà diễn ra trong quá trình phát triển”. Điều này, không có nghĩa là chỉ có giá trị với trẻ em Mầm non bình thƣờng, mà rất có ý nghĩa với TTK mầm non. Bởi vì, đƣợc hòa nhập với bạn bè, với ngƣời lớn trong môi trƣờng giáo dục là phƣơng thức tốt nhất để trẻ hoạt động và phát triển. Cũng trong cuốn “Tư duy và ngôn ngữ”, Vƣgôtxki đã lập luận rằng: Hoạt động tinh thần của con ngƣời chính là kết quả học tập mang tính xã hội, chứ không phải là hoạt động học tập chỉ là của cá thể. Theo ông, khi trẻ em gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, trẻ tham gia vào sự hợp tác với ngƣời lớn và với bạn bè có năng lực cao hơn, những ngƣời này đã giúp đỡ và khuyến khích trẻ. Trong mối quan hệ hợp tác này, quá trình tƣ duy trong một xã hội nhất định đƣợc chuyển giao sang trẻ. Điều này vô cùng có ý nghĩa đối với việc cần phải GDHN cho TTK. 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, trƣớc cách mạng tháng tám, công tác chăm sóc giáo dục TTK chƣa đƣợc quan tâm, ở một số cơ sở tiếp nhận khoảng 200 TTK: Năm 1976- 1990, thành lập một số cơ sở giáo dục chuyên biệt cho trẻ khiếm thính, khiếm thị và chậm phát triển trí tuệ với 72 cơ sở, tập trung thu nhận gần 4000 TKT. Từ năm 1991 đến nay, GDHN tại Việt Nam chính thức hình thành và phát triển. Hơn 10 năm thực hiện GDHN cho TTK Mầm non, có 40 tỉnh thành với khoảng 70.000 TTK đƣợc GDHN. Những năm gần đây, với sự hỗ trợ của 7 tổ chức UNICEF, Vụ Giáo dục Mầm non đã tổ chức tập huấn về GDHN cho nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc. Gần đây nhất, tháng 9/2003 Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyết định số 4431 thành lập ban chỉ đạo giáo dục TTK để thực hiện chức năng quản lí nhà nƣớc của Bộ đối với công tác giáo dục TTK ở Việt Nam. Việc nghiên cứu GDHN cho TTK Mầm non đƣợc thể hiện nhiều trong các tạp chí, báo giáo dục, chuyên san giáo dục đặc biệt và nhiều tài liệu nghiên cứu của nhiều nhà khoa học: Tác giả Lê Văn Tạc trong cuốn “Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật” đã xem xét hiệu quả của công tác GDHN trong việc điều chỉnh chƣơng trình dạy học phù hợp với khả năng và nhu cầu của TTK. Theo tác giả, trên cơ sở những đặc điểm khác nhau về khả năng, nhu cầu, sở thích của trẻ, căn cứ vào nội dung của môn học, bài học, trong lớp học hòa nhập có thể áp dụng một trong các cách điều chỉnh sau: Phƣơng pháp đồng loạt, phƣơng pháp đa trình độ, phƣơng pháp trùng lặp giáo án, phƣơng pháp thay thế. Việc điều chỉnh cần dựa vào khả năng của từng trẻ và cũng không có một phƣơng pháp nào có thể áp dụng cho mọi TTK. Cũng trong cuốn “Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở Việt Nam”(1), nhóm tác giả Lê Văn Tạc, Trần Văn Đích và một số tác giả đã viết: “Cần nhìn trẻ khuyết tật như mọi trẻ em khác, những em này cũng có năng lực nhất định…các em phải được tham gia một cách bình đẳng trong mọi công việc của cộng đồng để thực hiện lí tưởng một xã hội cho mọi người”. Các tác giả đã chỉ ra cụ thể từng bƣớc đi và cách làm đối với công tác GDHN cho TTK ở Việt Nam. Trong đề cƣơng bài giảng về GDHN, Nguyễn Thị Hoàng Yến đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các đặc tính tâm lí TTK, khả năng tham gia của chúng trong các trƣờng, lớp học. Tác giả cũng khẳng định: Hiểu rõ những đặc 8 điểm tâm lí và tính quy định tâm lí cá nhân đối với hoạt động chính là điều kiện có ảnh hƣởng căn bản đến hiệu quả của quá trình GDHN và phát triển trẻ. Ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục, mà trƣớc hết là chuẩn bị cho trẻ những năng lực cần thiết để hòa nhập cuộc sống, học để biết, học để làm và học để chung sống. Nhóm tác giả: Trịnh Đức Huy, Phạm Toán, Dƣơng Thận trong cuốn “Dạy học hòa nhập cho trẻ khuyết tật” đề cập nhiều đến hình thức giáo dục cho TTK, trong đó khẳng định GDHN là mô hình giáo dục toàn diện và hiệu quả nhất. Các tác giả cho rằng: Việc áp dụng lí luận dạy học hiện đại - dạy học lấy trẻ làm trung tâm - là nền tảng để dạy học hòa nhập cho TTK. Cần phải xem xét đứa trẻ ở năng lực và nhu cầu của chúng để áp dụng biện pháp giáo dục cho phù hợp. Một số kỹ năng cơ bản dạy các loại tật của trẻ trong hòa nhập cũng đƣợc các tác giả chỉ ra một cách chi tiết. Những năm qua, tại trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non, trung tâm tật học, Viện khoa học giáo dục còn thực hiện nhiều đề tài cấp Bộ, Viện và các đề tài tham dự Dự án hợp tác Quốc tế khác về GDHN cho trẻ Mầm non nhƣ: Viện khoa học giáo dục, trung tâm giáo dục TKT “Tài liệu đào tạo giáo viên dạy hòa nhập cho trẻ khuyết tật” (1995). Tác giả, chủ biên Nguyễn Thị Ngọc Châm và nhóm tác giả: Phạm Mai Chi, Trƣơng Đắc Nguyên, Nguyễn Thị Hoan, Ngô Sỹ Sính với “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non về phát hiện sớm và GDHN” (1998). Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Đức với cuốn “Phương pháp GDHN lứa tuổi mầm non” (1999). Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hƣờng và nhóm tác giả Trƣơng Văn Đích, Nguyễn Văn Đính, Lê Văn Tạc với cuốn “GDHN và cộng đồng” (2001). Tổ chức CRS - Tổ chức cứu trợ phát triển - đã hỗ trợ Vụ Mầm non xây dựng và cấp phát nhiều tài liệu quan trọng về giáo dục TTK. Điển hình là bộ 9 sách “Can thiệp sớm và GDHN TKT mầm non”. Tài liệu này không chỉ là công cụ tốt của cán bộ giáo viên mầm non mà ngay cả với những bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ cũng rất cần thiết để phát hiện những dấu hiệu bất thƣờng của con để có biện pháp can thiệp sớm cho trẻ. Tháng 6/2007, Vụ Mầm non đã tổ chức xây dựng phim phóng sự “Tầm quan trọng của can thiệp sớm trong GDHN TKT mầm non”. Phim có tác dụng nâng cao nhận thức cho phụ huynh và cộng đồng, khẳng định sự phối hợp quan trọng giữa y tế và giáo dục cũng nhƣ vai trò quan trọng của các cơ quan trong quản lí giáo dục và chính quyền các cấp trong hoạt động GDHN. 1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài 1.2.1. Cộng đồng và phối hợp các lực lƣợng cộng đồng *Khái niệm cộng đồng Theo UNESCO: Cộng đồng là một tập hợp ngƣời có cùng chung một lợi ích, cùng làm việc vì một mục đích chung nào đó và cùng sinh sống trong một khu vực xác định. Những ngƣời chỉ sống gần nhau, không có sự tổ chức lại thì đơn thuần chỉ là sự tập trung của một nhóm các cá nhân và không thực hiện các chức năng nhƣ một thể thống nhất. Theo Phạm Hồng Trung – Đại học Quốc gia Hà Nội (Thông tin Khoa học xã hội, số 12.2009) “Cộng đồng” là một khái niệm đã và đang đƣợc sử dụng khá rộng rãi trên văn đàn khoa học, trong nhiều lĩnh vực nhƣ sử học, văn hóa học, xã hội học, tâm lý học, triết học, nhân học, sinh học, nghiên cứu phát triển… Vì vậy, một yêu cầu khách quan đặt ra là phải có những cách định nghĩa về khái niệm “Cộng đồng” để xây dựng đƣợc một định nghĩa vừa bảo đảm tính chặt chẽ, khoa học, vừa có tính công cụ hay tính “thao tác luận” (functionalist) cao, làm cơ sở và là công cụ cho những nghiên cứu về cộng đồng và các vấn đề có liên quan đến cộng đồng. Đây là một vấn đề đã đƣợc bàn thảo khá nhiều ở nƣớc 10 ngoài, song còn chƣa đƣợc quan tâm thỏa đáng ở Việt Nam. Thuật ngữ “cộng đồng” vốn bắt nguồn từ gốc tiếng Latin là “cummunitas”, với nghĩa là toàn bộ tín đồ của một tôn giáo hay toàn bộ những ngƣời đi theo một thủ lĩnh nào đó. Một số quan điểm cho rằng: - Cộng đồng phải là tập hợp của một số đông ngƣời; - Mỗi cộng đồng phải có một bản sắc, bản thể riêng; - Các thành viên của cộng đồng phải tự cảm thấy có sự gắn kết với cộng đồng và với thành viên khác của cộng đồng; - Có thể có nhiều yếu tố tạo nên bản sắc và sức bền gắn kết cộng đồng nhƣng quan trọng nhất chính là sự thống nhất về ý chí và chia sẻ về tình cảm tạo nên ý thức cộng đồng. - Mỗi cộng đồng đều có những tiêu chí bên ngoài để nhận biết về cộng đồng và có những quy tắc chế định hoạt động và ứng xử chung của cộng đồng. Trên cơ sở những nội hàm nhƣ trên, có thể đi đến một định nghĩa chúng nhất nhƣ sau về “cộng đồng”: Cộng đồng là tập hợp ngƣời có sức bền cố kết nội tại cao, với những tiêu chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên của cộng đồng cảm thấy có sự cố gắn kết họ với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng. * Nguyên tắc phát triển cộng đồng - Phát triển cộng đồng phải xuất phát từ nhu cầu đích thực của ngƣời dân. Không phải tác nhân bên ngoài, không phải là sự “nhập khẩu cách mạng” làm nên sự thành công của phát triển cộng đồng. Sự khởi xƣớng phát triển cộng đồng phải xuất phát từ yếu tố “nội tại”, từ chính nhu cầu của ngƣời dân. - Sự tham gia và quyền tự quyết của ngƣời dân. Nhu cầu muốn thay đổi khi đã đƣợc đông đảo ngƣời dân nhận thức, đƣợc giác ngộ một cách rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân thì nó sẽ trở thành động lực để ngƣời dân đoàn 11 kết lại, thành lập các nhóm, các tổ chức đại diện của mình sẽ là một nhu cầu thực tế. Mỗi tổ chức, mỗi nhóm phải khuyến khích ngƣời dân tham gia đầy đủ vào các hoạt động. Ngƣời lãnh đạo, ngƣời tác viên cộng đồng chỉ hành động trên cơ sở ý kiến của ngƣời dân. Giống nhƣ khi làm việc với cá nhân và nhóm, ở đây tác viên cộng đồng luôn khích lệ và tạo điều kiện để ngƣời dân tham gia vào các hoạt động. Ngƣời dân phải đƣợc tham gia cùng làm, kết hợp với các tổ chức nguồn lực bên ngoài để giải quyết vấn đề của chính họ. Trong các cuộc họp, tác viên cộng đồng chỉ là ngƣời điều phối còn ngƣời dân mới là ngƣời đƣa ra các quyết định cuối cùng cho các vấn đề của họ. - Tin vào khả năng của ngƣời dân. Khi ngƣời dân đã có động lực, khi ngƣời dân đã đƣợc huy động, họ sẽ tìm thấy sức mạnh tinh thần và sức mạnh vật chất cần thiết để hành động. Khả năng của ngƣời dân ở đây là khả năng suy tính cho phù hợp với hoàn cảnh, khả năng đóng góp kinh nghiệm, cả khả năng nguồn lực. Khả năng ở đây không phải là khả năng của một hai cá nhân, cá thể mà là của cả một tập thể, một cộng đồng, đó là sức mạnh rất lớn. Thực hiện nguyên tắc này, tác viên cộng đồng hay những ngƣời lãnh đạo cộng đồng phải biết phát huy cao độ sức mạnh “dời non, lấp biển”, sức mạnh “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Những thành công công nhỏ là niềm khuyến khích lớn để ngƣời dân tiếp tục đi lên. Không nên làm thay, làm hộ mà cùng sống, cùng làm với ngƣời dân và khuyến khích họ một cách kịp thời. * Khái niệm phối hợp các lực lƣợng cộng đồng là quá trình vận động, động viên, khuyến khích các cá nhân và tập thể (không phân biệt giai tầng, ý thức hệ, khoảng cách địa lý…) bằng nhiều giải pháp và cách thức khác nhau, để thu hút các lực lƣợng ấy tham gia vào một việc làm cụ thể. 1.2.2. Khái niệm Giáo dục hòa nhập GDHN đƣợc dùng nhiều trong những năm gần đây ở nhiều quốc gia 12 trên thế giới. Khái niệm GDHN tƣơng đối năng động để biểu đạt quan điểm “quây quần lại chúng ta sẽ tốt hơn” (Irenne Lóper - Thụy Điển). Động từ gốc La Tinh includere có nghĩa là đóng cửa lại sau khi có ngƣời nào đó vào nhà. Định nghĩa thông thƣờng của động từ tiếng Anh include là có, xem xét và nhìn nhận một cái gì đấy nhƣ một phần của một tổng thể. Giáo dục trong ngữ cảnh này nhấn mạnh những hoạt động nhằm khuyến khích óc phê phán, phát triển năng lực trí tuệ và kích thích tính tò mò. GDHN cũng có hàm ý là giảm bớt sự phân biệt. Thuật ngữ GDHN đƣợc xuất phát từ Canada và đƣợc hiểu là những trẻ ngoại lệ đƣợc hoà nhập, qui thuộc vào trƣờng hoà nhập. GDHN là phƣơng thức giáo dục mọi trẻ em, trong đó có TTK, trong lớp học bình thƣờng của trƣờng phổ thông. Giáo dục hoà nhập là "Hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ tự kỷ, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội”. Hoà nhập không có nghĩa là "xếp chỗ" cho TKT trong trƣờng lớp phổ thông và không phải tất cả mọi trẻ đều đạt trình độ hoàn toàn nhƣ nhau trong mục tiêu giáo dục. GDHN đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinh phát triển hết khả năng của mình. Sự hỗ trợ cần thiết đó đƣợc thể hiện trong việc điều chỉnh chƣơng trình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù,… Các giáo viên và nhân viên nhà trƣờng cần thấm nhuần tƣ tƣởng hoà nhập để TTK đƣợc phụ thuộc lẫn nhau, đƣợc chấp nhận, đƣợc có giá trị, đƣợc hỗ trợ của bạn bè… Trƣờng hoà nhập là "Tổ chức giải quyết vấn đề đa dạng nhằm chú trọng đến việc học của mọi trẻ. Mọi giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường cam kết làm việc cùng nhau tạo ra và duy trì môi trường đầm ấm có hiệu quả cho việc học tập. Trách nhiệm cho mọi trẻ được chia sẻ" GDHN dựa trên quan điểm xã hội trong việc nhìn nhận đánh giá đúng TTK. Nguyên nhân gây ra khuyết tật không phải chỉ do khiếm khuyết của bản thân cá thể mà còn là môi trƣờng xã hội. Môi trƣờng xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của TTK. GDHN dựa trên quan điểm tích cực về TTK. Mọi TTK đều có những năng lực nhất định, chính từ sự đánh giá đó mà 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan