Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn phối hợp các lực lượng xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội cho học s...

Tài liệu Luận văn phối hợp các lực lượng xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường thcs tiền an, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh

.PDF
115
441
142

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN VŨ PHƯƠNG ANH PHỐI HỢP GIỮA CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TIỀN AN, THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng Mã số: Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kim Dung Năm 2017 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Vai trò quan trọng của sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh Quá trình giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp học sinh phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục học sinh nói riêng luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của của nhà trường với các lực lượng xã hội. Ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp các lực lượng giáo dục đã được Bác Hồ chỉ ra từ lâu: "Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” (Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/ 1957). Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng giáo dục đã trở thành một trong những nguyên lý giáo dục quan trọng mà trong các tài liệu về lí luận giáo dục đã khẳng định. Nhận thức được điều đó, trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước đều thấy rằng sự phối hợp của nhà trường với các lực lượng xã hội vừa là nguyên lý vừa là giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Tầm quan trọng của sự phối hợp này được trở thành một nguyên lý giáo dục đã được nêu trong Luật Giáo dục năm 2009 đó là: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [25]. Và từ năm 2008, Bộ GD&ĐT đã ban hành Chỉ thị số 71 về việc “Tăng cường phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh sinh viên”. 2 Trong xu thế đổi mới hiện nay, yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng người lao động, đào tạo con người có nhân cách, có kỷ luật lao động. Để làm được điều đó cần có sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ và sự hỗ trợ của ba lực lượng giáo dục: gia đình - nhà trường và xã hội. Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã tiếp tục khẳng định “giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”. Nhà trường sẽ là vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các lực lượng trong xã hội. 1.2. Thực trạng sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội hiện nay còn manh mún, mang tính sự vụ, chưa hiệu quả Từ khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì bên cạnh những mặt tích cực và những thành quả mà chúng ta đạt được thì cũng có không ít những tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến việc giáo dục học sinh, thanh thiếu niên. Nhiều người, nhiều gia đình do mải lo kiếm sống mà chưa chú trọng đúng mức đến giáo dục con em, đến việc phối hợp với nhà trường một cách chủ động, tích cực, thường xuyên. Thực tế hiện nay cho thấy, sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong việc giáo dục học sinh không còn chặt chẽ như trước đây. Sự lỏng lẻo của mối quan hệ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan từ nhà trường lẫn khách quan của xã hội. Đặc biệt là sự phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh. Việc cha mẹ (CM) học sinh chỉ gặp gỡ giáo viên trong hai buổi họp phụ huynh, thậm chí không trò chuyện với cô giáo của con, không phải hiếm. Giáo viên đến thăm nhà học sinh lại càng hiếm hơn. Trong thực tế, có không ít CM mải lo kiếm sống, thuê người chăm sóc, thuê gia sư kèm dạy. Theo số liệu điều tra xã hội học ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, TP Hồ Chí Minh cho thấy 70% CM không có hoặc có rất ít thời gian để chăm sóc và GD con, 72% CM nói: GD con là điều hết sức khó đối với họ. 1.3. Thực trạng tệ nạn xã hội nói chung và học sinh phức tạp và có chiều hướng gia tăng Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang hội nhập với xu thế của thế giới, và khu vực, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã 3 hội chủ nghĩa. Việc gia nhập các tổ chức thế giới như trở thành thành viên của WTO (2007), ASEAN (1995), ký kết AFTA, tham gia APEC…. đã giúp cho nền kinh tế phát triển nhanh, năng động, vị thế và uy tín của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế…Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế đó cũng kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có các tệ nạn xã hội. Tình hình tệ nạn xã hội ở nước ta đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, đối tượng là học sinh và thanh niên chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Chúng ta chỉ cần vào google đánh cụm từ “tệ nạn trong học đường” thì chỉ cần 0.48 giây đã cho ra kết quả là 1,750,000 để cho thấy tình hình tệ nạn xã hội trong giới trẻ đáng báo động ở mức độ nào. Còn theo số liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD- ĐT) đưa ra, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Và cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau [42]... Điều này cũng được nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đánh giá: “…Tình trạng bạo lực học đường có những diễn biến phức tạp, vấn đề đạo đức học sinh cũng có những diễn biến mới”. [48] Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh trật tự và cuộc sống bình yên của mọi người trong xã hội. Tệ nạn xã hội là một vấn đề nhức nhối làm suy thoái đạo đức, nhân cách, gây khó khăn, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội; trái pháp luật và thuần phong mỹ tục và chúng ta cần phải ngăn chặn, loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội. Có thể khẳng định rằng phòng, chống tệ nạn xã hội đặc biệt là với giới trẻ là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc gia, phát triển đất nước ta hiện nay. Đảm bảo an toàn trật tự nói chung phòng chống tệ nạn xã hội nói riêng là góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.4.Thực trạng TNXH ở phường Tiền An và ở học sinh trường THCS Tiền An Hiện nay, trên địa bàn phường Tiền An, tình hình đời sống nhân dân tương đối ổn định, song vẫn còn tồn tại một số tệ nạn xã hội đang diễn biết hết 4 sức phức tạp như cờ bạc, lô đề diễn ra tương đối phổ biến và đặc biệt là vẫn còn những hiện tượng nghiện hút,… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục học sinh. Đối với trường THCS Tiền An cũng có những tình trạng xảy ra như học sinh bỏ học chơi điện tử, đánh nhau, đạo đức bị suy thoái,… Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Phối hợp các lực lượng xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THCS Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong cộng đồng, đưa ra các biện pháp phối hợp phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THCS Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THCS Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THCS Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 4. Giả thuyết khoa học Sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THCS Tiền An còn gặp nhiều khó khăn, bất cập như hoạt động phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng công an, dân phòng và các tổ chức đoàn thể tại địa phương trong giáo dục học sinh còn lỏng lẻo, chưa thường xuyên nên các em dễ sa vào đua đòi, hư hỏng…; nhận thức cũng như cách thức phối hợp chưa linh hoạt, thiếu sự chủ động,… 5 Nếu đề xuất được các biện pháp phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội theo hướng phát huy thế mạnh của từng lực lượng xã hội, phù hợp với thực tiễn giáo dục địa phương trên cơ sở các mối quan hệ cộng tác chặt chẽ, chủ động, có kế hoạch thì sẽ ngăn chặn được các tệ nạn xã hội tác động đến học sinh của trường THCS Tiền An và nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trên địa bàn phường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh. 5.2. Khảo sát thực trạng phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THCS Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. 5.3. Đề xuất các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THCS Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; từ đó khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Giới hạn nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp dành cho hiệu trưởng trong việc phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh - Giới hạn về địa bàn: Đề tài triển khai nghiên cứu trên địa bàn phường Tiền An thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu lý luận, hệ thống hoá các khái niệm, các lý thuyết có liên quan đến biện pháp, lực lượng xã hội, phối hợp các lực lượng xã hội, tệ nạn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội,… để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài 6 phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THCS Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (An két) Xây dựng hệ thống câu hỏi để điều tra CBQL nhà trường, giáo viên, cán bộ các đoàn thể, tổ chức xã hội, chính quyền địa phương, học sinh, cha mẹ học sinh, nhằm tìm hiểu: - Thực trạng tệ nạn xã hội trên địa bàn và trong học sinh; - Thực trạng phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THCS Tiền An hiện nay - Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THCS Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một số CBQL, học sinh, giáo viên, tổ chức đoàn thể xã hội, chính quyền, cha mẹ học sinh nhằm làm rõ hơn những kết quả thu được qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. 7.2.2.3. Phương pháp chuyên gia Thu thập các thông tin từ các chuyên gia về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh Chương 2. Thực trạng phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THCS Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 7 Chương 3. Biện pháp phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THCS Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong giáo dục học sinh Với quan niệm “Giáo dục phải được thực hiện trên từng mét vuông” tức là phải thực hiện ở cả trong nhà trường và ngoài xã hội. Chính vì vậy, rất cần sự phối hợp của các lực lượng giáo dục là nhà trường – gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh. Ý thức được tầm quan trọng đó, nên có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này được tiến hành ở trong và ngoài nước. Một số tài liệu, công trình tiêu biểu đã đề cập đến vai trò quan trọng của các lực lượng xã hội trong việc tham gia vào sự nghiệp phát triển nhà trường, cũng như các hoạt động giáo dục của nhà trường một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và kết quả học tập của học sinh. Tác giả Tangri, S. và Moles trong cuốn sách “Cha mẹ và cộng đồng” đã nghiên cứu và chỉ ra những ảnh hưởng khi cha mẹ học sinh có những hình thức tham gia vào quá trình học tập của học sinh. Các thành tích, kết quả đạt được và hành vi, thái độ của học sinh có liên quan đến việc như: cha mẹ tham gia với tư cách là trợ lý lớp học, cha mẹ làm tình nguyện viên, hỗ trợ làm bài tập ở nhà và tạo môi trường giáo dục ở nhà [53]. Tác giả Laura Brannelly và Joan Sullivan-Owomoyela trong cuốn sách “Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng đóng góp cho giáo dục trong các điều kiện xung đột” đề cập đến sự tham gia của cộng đồng và phát triển mô hình cộng đồng tham gia vào giáo dục ở các nước Jordan, Afghanistan, Iraq, Liberia, Uganda và vùng lãnh thổ Palestine. Các tác giả đã nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào giáo dục trong các hoàn cảnh chính trị của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ khác nhau. Các tác giả đã đưa ra tầm quan trọng và vai trò của 9 cộng đồng trong việc tham gia vào bối cảnh tái thiết đất nước sau xung đột và xây dựng lại giáo dục [51]. Tác giả Anne Henderson và Karen Mapp đã nghiên cứu hơn 50 công trình được công bố từ năm 1995 để biên dịch cuốn sách: “Minh chứng mới về những tác động của nhà trường, gia đình và cộng đồng đến kết quả học tập của học sinh”. Kết quả cho thấy, để có được sự tham gia tích cực của cha mẹ học sinh thì nhà trường phải liên kết các hoạt động của cha mẹ học sinh với mục tiêu học tập của học sinh và phải quan tâm đến hoàn cảnh khác nhau của mỗi gia đình học sinh [50]. Luận án của Cynthia V.Crites “Sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng: một nghiên cứu điển hình”. Luận án nghiên cứu dựa trên phân tích điển hình, mô tả những cách thức để tăng cường sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng vào giáo dục. Nghiên cứu chỉ ra rằng để tăng cường sự tham gia của CMHS và cộng đồng thì nhà trường phải để họ tham gia vào quá trình ra quyết định, lập kế hoạch hoạt động của nhà trường [49]. Luận án của Marie DeLuci, với đề tài “Nghiên cứu điển hình về sự tham gia của xã hội vào các trường tiểu học ở ba trường của Ethiopia” đã nêu tầm quan trọng của cộng đồng tham gia phát triển nhà trường. Đồng thời tác giả đã chứng minh rằng để huy động được sự tham gia của CMHS và cộng đồng cần có một tổ chức hay một uỷ ban nào đó đại diện cho cộng đồng hay CMHS để cải tiến nhà trường, đặc biệt rất cần sự nỗ lực phối hợp giữa Nhà nước – CMHS và các tổ chức phi chính phủ trong việc cùng quan tâm đến nhà trường cũng như con em họ [52]. Qua nghiên cứu các nghiên cứu về sự tham gia của các lực lượng xã hội vào giáo dục nhà trường trên thế giới, có thể thấy, các công trình đều khẳng định cần huy động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động giáo dục của nhà trường. Đồng thời có thể rút ra một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động có sự tham gia của các lực lượng xã hội, cộng đồng vào hoạt động giáo dục của nhà trường. Trong đó nhà trường vẫn phải giữ vai trò chủ trì, phát huy mạnh mẽ vai trò là đầu mối huy động CMHS và các lực lượng xã hội tham gia quá trình GD, 10 lập kế hoạch hoạt động, ra quyết định và kiểm tra đánh giá… Tại Việt Nam, sự tham gia của các lực lượng xã hội với giáo dục nhà trường đã được Đảng và Nhà nước quy định trong các văn kiện, nghị quyết…. Trong các tư liệu nghiên cứu đề cập rất nhiều sự cần thiết phối hợp giữa các lực lượng trong cộng đồng với sự nghiệp giáo dục. Nhiều hội thảo tập trung bàn về các vấn đề lý luận và các quan điểm mới và sự phối hợp của các tổ chức xã hội, cộng đồng trong giáo dục nhà trường. Một số hội thảo đi sâu vào phân tích các yếu tố quan trọng để thực hiện thành công sự phối hợp các lực lượng trong giáo dục. Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu về sự tham gia của cha mẹ học sinh, cộng đồng của các tác giả khác đã tổng hợp những quan điểm lý luận và thực tiễn về vai trò và nhiệm vụ của cộng đồng, sự phối hợp của Nhà trường Gia đình – cộng đồng trong giáo dục học sinh: Trong cuốn “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI” tác giả Phạm Minh Hạc khẳng định sự nghiệp giáo dục của Việt Nam không phải chỉ do Nhà nước gánh vác, mà phải có sự chung sức của các lực lượng xã hội cùng tham gia vào sự nghiệp giáo dục nước nhà, tạo nên một xã hội học tập [20]. Võ Tấn Quang, trong cuốn sách “Những nhân tố mới về giáo dục trong công cuộc đổi mới” đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quần chúng trong công tác giáo dục, theo tác giả: xã hội hóa trong giáo dục là phải phát động phong trào quần chúng làm giáo dục, huy động toàn xã hội tham gia sự nghiệp GD&ĐT, hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ [ 30]. Ngoài ra còn các các nghiên cứu như “Về tính thống nhất, liên tục và toàn vẹn trong quan hệ giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội” [29], nghiên cứu của Nguyễn Thị Kỷ, Hà Nhật Thăng về “Những quan điểm phương pháp luận của việc liên kết giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho học sinh hiện nay” [23],… Qua các công trình nghiên cứu liên quan đến việc sự phối hợp giữa nahf trường với các lực lượng xã hội trong giáo dục HS có thể rút ra những vấn đề cốt yếu sau: 11 Sự phối hợp của các lực lượng xã hội với nhà trường là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Sự tham gia của các lực lượng xã hội vào nhà trường là một trong giải pháp quan trọng để giúp cho học sinh đạt được kết quả cao nhất trong học tập và giảm tỉ lệ bỏ học cũng như có ảnh hưởng tốt đến hành vi và tính tích cực của học sinh. Tùy vào tình hình thực tế và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước, mỗi địa phương mà sự tham gia của cha mẹ học sinh, sự phối hợp của các lực lượng xã hội mà có những phương thức khác nhau, có biện pháp phối hợp khác nhau. Sự tham gia của các lực lượng xã hội sẽ hiệu quả và bền vững khi có sự phối hợp đồng bộ. Trong đó nhà trường giữ vai trò chính trong tổ chức, điều phối các hoạt động tham gia của các lực lượng xã hội. 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội Tệ nạn xã hội là một căn bệnh làm cản bước tiến của xã hội loài người. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia, tệ nạn xã hội không ít thì nhiều đã gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội. Đặc biêt, vào những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, khi nền kinh tế thị trường phát triển, CNTT bùng nổ cùng xu thế hội nhập và toàn cầu hóa thì TNXH càng có cơ hội phát sinh, phát triển và gây tác hại không nhỏ về kinh tế, chính trị, an ninh, sức khỏe, đạo đức, lối sống đối với xã hội. Mỗi loại TNXH đều có quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau đến xã hội. Một số TNXH có xu hướng giảm dần và bị loại trừ khỏi đời sống xã hội. Song bên cạnh đó, một số TNXH khác trước đây ít xuất hiện, đã được khống chế, kiểm soát nay lại phát triển mạnh mẽ và ngày càng phổ biến như Ma túy, cờ bạc, trộm cắp, bạo lực học đường, hút thuốc lá, quan hệ tình dụng tuổi vị thành niên,… Do đó, vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội đã trở thành mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Liên hiệp quốc, Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế INTERPOL, Tổ chức Y tế thế giới WHO, Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF, nhà xã hội người Pháp Edukheim, A. I. Đôngôva và các tổ chức quốc 12 tế đã tổ chức nhiều hội nghị quốc tế và xuất bản nhiều ấn phẩm về phòng chống tội phạm trong đó có nêu vấn đề về phối hợp các lực lượng xã hội trong phòng chống tội phạm. Ở Việt Nam, các cơ quan Nhà nước, các nhà nghiên cứu của Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia,… đã nghiên cứu về TNXH, tội phạm dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Trong số này nổi bật là các công trình nghiên cứu như Đề tài cấp Nhà nước “Luận cứ khoa học đổi mới chính sách xã hội đảm bảo an ninh xã hội và khắc phục các tệ nạn xã hội” mã số KX 04.14 của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an (1992-1995) [43]. Đề tài này đã tập trung đi sâu phân tích nguyên nhân, điều kiện, đặc biệt là những nguyên nhân, điều kiện về các chính sách xã hội làm phát sinh, phát triển và tồn tại của các tệ nạn xã hội trong đó có tệ nạn ma túy, từ đó đề ra những giải pháp, kiến nghị đổi mới, ban hành một số chính sách xã hội nhằm khắc phục các tệ nạn xã hội; Sách chuyên khảo “Phát hiện và điều tra các tội phạm về ma túy” của TS Trần Văn Luyện, PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Nhà xuất bản CAND, năm 2001 [46]. Luận án tiến sĩ Luật học “Tăng cường đấu tranh phòng chống TNXH bằng pháp luật trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Phan Đình Khánh [22]; “Mại dâm, ma túy, cơ bạc, tội phạm hiện đại” của các tác giả Nguyễn Xuân Yêm, Phan Văn Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên [47], Đề tài “Thử nghiệm các giải pháp phòng ngừ tệ nạn xã hội trong sinh viên hiện nay” của tác giả Trần Quốc Thành,… Qua trình bày trên, nhìn chung các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung đề cập tới phần lý luận chung, cách tiếp cận về tội phạm và xã hội học hiện đại về phòng chống TNXH trong điều kiện kinh tế thị trường từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa TNXH nói chung và ngăn chặn, hạn chế TNXH xâm nhập vào nhà trường nói riêng. Tuy nhiên rất ít đề tài nghiên cứu về phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phòng chống tội phạm cho học sinh THCS. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THCS Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” nhằm góp phần 13 thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục địa phương. 1.2. Phòng chống tệ nạn xã hội 1.2.1. Tệ nạn xã hội 1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tệ nạn xã hội * Khái niệm: Khái niệm tệ nạn xã hội (TNXH) cho đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng tựu chung các tác giá đều cho rằng: Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội và gây hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội. Dưới góc độ Khoa học Quản lí, nhóm tác giả Nguyễn Xuân Yêm, Phan Đình Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên cho rằng: “TNXH là một hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính chất lịch sử cụ thể biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật và sai lệch các chuẩn mực xã hội, có tính lây lan, phổ biến gây nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong pháp luật hình sự, pháp luật hành chính và các chuẩn mực đạo đức xã hội [47]. Cũng dưới góc độ này, tác giả Đảm Hữu Đắc trong báo cáo chuyên đề: “Vấn đề tệ nạn xã hội trong thời kỳ đổi mới” cho rằng “TNXH là một hiện tượng xã hội, thể hiện ra những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có tính phổ biến bao gồm các hành vi có tính nguyên tắc về lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục và những quy tắc được thể chế hóa bằng pháp luật, gây ra hậu quả nghiệm trọng cho đời sống kinh tế, văn hóa, đạo đức và xã hội của nhân dân”. Dưới góc độ đạo đức và giáo dục học, trong tài liệu hướng dẫn chương trình phòng chống TNXH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhóm tác giả Mai Huy Bổng, Nguyễn Văn Sơn, Lê Trung Hiếu cho rằng: “TNXH là một hiện tượng xã hội tiêu cực, nó liên quan tới các đặc điểm của xã hội, tâm lý, sinh lý, đạo đức, kinh tế, văn hóa của mỗi cá nhân và gia đình”. Nhóm tác giả Lê Ngọc Hùng, Ngô Thị Ngọc Anh cho rằng TNXH bao gồm tất cả những hành vi vi phạm pháp luật, kể cả pháp luật hình sự, những hiện 14 tượng xã hội tiêu cực, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây ảnh hưởng xấu cho xã hội. [21]. Trong báo cáo khoa học của tác giả Nguyễn Mạnh Tề - Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an cho rằng: Tệ nạn xã hội là những hành vị vi phạm pháp luật nhưng chưa phải là tội phạm, là những thói hư tật xấu trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức dân tộc do nhiều người mắc phải, gây tác hại đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ta. TNXH rất đa dạng, gồm cả văn hóa phẩm đồi trụy, cao bồi càn quấy, bói toán, mại dâm, nghiện hút, cờ bạc...”. Nói tóm lại bản chất của tệ nạn xã hội là xấu xa, trái với nếp sống văn minh, trái với đạo đức, bản chất của chế độ xã hội. Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống thực dụng, coi thường các chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật, làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, phá vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình, phá hoại nhân cách, phẩm giá con người, ảnh hưởng đến kinh tế, sức khoẻ, năng suất lao động, làm băng hoại giống nòi dân tộc... là con đường dẫn đến tội phạm. Tệ nạn xã hội phong phú và đa dạng về thể loại, phức tạp về bản chất. Có nhiều loại tệ nạn xã hội gây nhức nhối hiện nay, đặc biệt là các tệ nạn ma túy, cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan…gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây rối loạn trật tự xã hội, suy đồi về mặt văn hóa và làm mất tư cách của một công dân. Gây ảnh hưởng sâu sắc tới nguồn lao động trẻ khi mà đất nước đang cần một nguồn trí thức mới có chất lượng trong công cuộc hội nhập thế giới hiện nay. * Đặc điểm của tệ nạn xã hội: + Có tính lây lan nhanh trong xã hội. + Tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức; đối tượng tham gia rất đa dạng và phức tạp về thành phần. + Các đối tượng hoạt động có nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để đối phó với lực lượng chức năng và che mắt quần chúng nhân dân thường cấu kết với nhau thành đường dây, ổ nhóm. 15 + Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự, các hiện tượng tiêu cực xã hội khác và có sự chuyển hoá lẫn nhau. + Địa bàn tập trung hoạt động thường là những nơi tập trung đông người, các khu công nghiệp, du lịch những nơi trình độ của quần chúng nhân dân còn lạc hậu thấp kém, và công tác quản lí xã hội còn nhiều sơ hở thiếu sót. 1.2.1.2. Các loại tệ nạn xã hội - Tệ nạn ma túy: là khái niệm dùng để chỉ tình trạng nghiện lệ thuộc vào ma túy, các tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy. Là một loại tệ nạn xã hội mà nạn nhân có thói quen sử dụng chất ma tuý dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào ma tuý khó có thể bỏ được. Nghiện ma tuý gây hậu quả lớn cho bản thân người nghiện, gia đình và cho xã hội. Hình thức sử dụng ma tuý chủ yếu là hút, hít, tiêm chích thuốc phiện, hêrôin. Hiện nay, hình thức sử dụng ma tuý tổng hợp, thuốc lắc đang có xu hướng phát triển mạnh trong thanh niên và học sinh, sinh viên. Nguyên nhân của tình trạng nghiện ma túy rất đa dạng: do hậu quả của lối sống đua đòi, lười lao động, ăn chơi với nhu cầu khoái cảm cao chọn ma tuý để mua vui; do gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, bị lôi kéo, rủ rê, hoặc bị khống chế… - Tệ nạn mại dâm: là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện tình trạng các cá nhân dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân và tiền bạc, lợi ích vật chất hay các lợi ích khác để trao đổi với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục (đối với người mua dâm) hoặc nhu cầu về tiền bạc, lợi ích vật chất (đối với người bán dâm). Tệ nạn mại dâm bao gồm các hành vi: bán dâm, mua dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm và các hành vi khác liên quan đến tệ nạn mại dâm. Căn cứ vào tính chất của các hành vi, đối tượng tham gia tệ nạn mại dâm bao gồm các loại đối tượng chủ yếu: người bán dâm, người mua dâm, người chứa mại dâm, người môi giới mại dâm 16 - Tệ nạn cờ bạc: là hiện tượng xã hội trái pháp luật, biểu hiện tình trạng các cá nhân tổ chức và tham gia các trò chơi cờ bạc dưới mọi hình thức, gây ra những hậu quả xấu, tác động tiêu cực tới trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội. Tệ nạn cờ bạc là một loại tệ nạn xã hội bao gồm các hành vi lợi dụng các hình thức vui chơi giải trí để cá cược, sát phạt nhau bằng tiền hoặc vật chất. Tệ nạn cờ bạc bao gồm các hành vi: Đánh bạc: là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để sát phạt được thua thông qua các trò chơi. Tổ chức đánh bạc: là hành vi rủ rê, lôi kéo, tập hợp người khác cùng đánh bạc, người tổ chức cũng có thể cùng tham gia đánh bạc. Gá bạc: là hành vi dùng nhà ở của mình hoặc địa điểm khác để chứa các đám bạc từ đó trục lợi cho mình qua những người đánh bạc. Đối tượng tham gia tệ nạn cờ bạc bao gồm: đối tượng tổ chức đánh bạc, đối tượng gá bạc và đối tượng đánh bạc Tệ nạn cờ bạc được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: tổ tôm, chắn cạ, xóc đĩa, tam cúc, xì tố, xập xám, tú lơ khơ, tá lả...và các hình thức cá cược khác. Tệ nạn cờ bạc có nhiều người mắc phải và có tính lây lan phát triển nhanh, rất đa dạng bao gồm nhiều thành phần có nghề nghiệp, độ tuổi, trình độ văn hoá khác nhau (cán bộ công nhân viên chức nhà nước, học sinh, sinh viên, đối tượng không nghề, nghề nghiệp không ổn định, lưu manh...). Các đối tượng đánh bạc, tổ chức đánh bạc, chứa bạc có nhiều thủ đoạn hoạt động tinh vi xảo quyệt để đối phó lại sự phát hiện của quần chúng nhân dân và hoạt động điều tra của cơ quan công an. Chúng hình thành các ổ nhóm, đường dây để hoạt động, thường xuyên thay đổi địa bàn, nhiều tổ chức đường dây hoạt động liên địa bàn, xuyên quốc gia. Tệ nạn cờ bạc có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự và các hiện tượng tiêu cực khác như mại dâm, ma tuý; gây ra hậu quả tác hại lớn cho đời sống xã hội và gây khó khăn cho công tác giữ gìn trật tự xã hội - Tệ nạn mê tín dị đoan 17 Mê tín dị đoan là tệ nạn xã hội bao gồm các hành vi biểu hiện thái quá lòng tin mù quáng vào những điều huyền bí không có thật, từ đó có những suy đoán khác thường, dẫn đến cách ứng xử mang tính chất cuồng tín, hành động trái với những chuẩn mực của xã hội, gây hậu quả xấu đến sức khoẻ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đến an ninh trật tự. Đặc điểm của tệ nạn mê tín dị đoan: Là một biểu hiện của các hủ tục lạc hậu, tàn dư của xã hội cũ còn sót lại trong xã hội hiện nay; nó kích thích và phù hợp với tâm lí của một bộ phận người trong xã hội có trình độ nhận thức thấp kém. Tệ nạn mê tín dị đoan được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng và có xu hướng lây lan phát triển nhanh nhất là ở những vùng sâu, nhận thức của quần chúng còn lạc hậu. Đối tượng tham gia tệ nạn mê tín dị đoan phần lớn là phụ nữ, những người có trình độ nhận thức thấp kém, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều trắc trở, cuộc sống éo le...ngoài ra còn có một số cán bộ công nhân viên chức, một số có học thức cao và một bộ phận nhỏ học sinh, sinh viên cũng mắc phải tệ nạn này. Tệ nạn mê tín dị đoan hiện đang được các đối tượng phản động và các thế lực phản cách mạng triệt để lợi dụng để chống phá cách mạng Việt nam, nhất là ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc ít người trình độ nhận thức còn lạc hậu, thấp kém. Tệ nạn mê tín dị đoan gây nên những hậu quả xấu cho xã hội như làm tan vỡ hạnh phúc nhiều gia đình, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ con người, gây thiệt hại đến tài sản của quần chúng, ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự. - Các tệ nạn xã hội khác + Say rượu và nghiện rượu + Đua xe trái phép + Bạo lực gia đình + Buôn bán phụ nữ, trẻ em + Nghiện chơi game online…. 18 Các tệ nạn xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, gây thêm những vấn đề khó khăn khác cho xã hội. Như ma túy, mại dâm gây nên HIV/AIDS. Vấn đề thất nghiệp, nghèo, lười lao động, thích hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, tính hiếu kỳ, hiếu thắng, thiếu sự giáo dục tốt từ gia đình, nhà trường, xã hội là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tệ nạn xã hội gia tăng như hiện nay. Tệ nạn xã hội không chỉ là những thói xấu, những hủ tục rơi rớt lại mà còn là những tệ nạn mới phát sinh từ chính trong lòng xã hội hiện nay gây ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân. 1.2.1.3. Những ảnh hưởng của tệ nạn xã hội và nguyên nhân Tệ nạn xã hội đang tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội/ TNXH là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại đến đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc, văn hóa suy đồi. Làm mất tư cách của một người công dân, gây ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn lao động trẻ khi đất nước Việt Nam đang trong đà đi tới hội nhập và phát triển. Người mắc tệ nạn xã hội cũng ít nhiều nêu gương xấu cho thế hệ sau, làm họ đi theo vết xe đổ. Các tệ nạn xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm là những con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS, đại dịch thế kỷ. Từ những hệ quả đó kéo theo hệ lụy là làm gia tăng đói nghèo, phân tầng xã hội, mất cân đối các nguồn lực, làm biến động ổn định trật tự xã hội, chi phí xã hội tăng do phải giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp do TNXH gây ra [21]. Cụ thể: Tác hại đối với chính bản thân người tham gia các tệ nạn xã hội đó: Các tệ nạn xã hội có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy, các bệnh nội ngoại khoa đặv biệt là HIV/AIDS …); làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội. Tác hại đối với gia đình: Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần. Ví 19 dụ như tệ nạn cờ bạc sẽ làm phát sinh các mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân – gia đình của những người nghiện cờ bạc, gây sứt mẻ tình cảm, đổ vỡ niềm tin giữa vợ chồng và có thể dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình. Tác hại đối với cộng đồng xã hội: các tệ nạn xã hội là những hiện tượng gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội; gây tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi cho những người dân lương thiện. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tệ nạn xã hội: Theo các nhà nghiên cứu của Việt Nam về tệ nạn xã hội thuộc các Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công An, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng sự phát triển nhanh của các loại hình TNXH là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Sự biến động sâu sắc trong đời sống kinh tế xã hội khi nước ta chuyền từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường thì bên cạnh những thành tựu, những kết quả tích cực cũng kéo theo những mặt trái của nó như tạo ra sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội. Cơ chế kinh tế thị trường đã tạo ra những mức thu nhập khác nhau trong dân cư, xuất hiện những nhu cầu mới trong tất cả đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Nhóm người có thu nhập cao xuất hiện những nhu cầu mới cao hơn về hưởng thụ và giải trí, mà nhu cầu hưởng thụ thường không có giới hạn. Chính sự bất cập này đã làm xuất hiện những lệch chuẩn trong vấn đề hưởng thụ, xuất hiện những quan niệm sống gấp, sống để tận hưởng. Mặt khác, kết quả của sự phân tầng xã hội cũng tạo ra nhóm người vì nhiều lí do khác nhau mà gặp khó khăn trong cuộc sống, thất nghiệp, việc làm không phù hợp, thu nhập thấp…Đứng trước sự biến động xã hội, họ hoang mang, bi quan, mất phương hướng nên xuất hiện tư tưởng bất cần đời. Họ dễ bị lợi dụng, dễ bị sa ngã vào con đường ma túy, mại dâm… - Trong quá trình mở cửa, hội nhập, cùng với sự tiếp thu những điều mới mẻ, tiến bộ thì những vấn đề tiêu cực cũng thâm nhập vào nước ta, từ đó làm lệch lạc cách nghĩ, lối sống cảu không ít người dân, đặc biệt là lứa tuổi thanh, thiếu niên. Một bộ phận thanh thiếu niên lười học tập, rèn luyện và lao động, không muốn cống hiến nhưng thích hưởng thụ, sống thực dụng…. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan