Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học qu...

Tài liệu Luận văn quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học quận ngô quyền thành phố hải phòng

.PDF
131
3360
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI HÀ NỘI, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình từ nhiều thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè. Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS Bùi Minh Hiền- người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, góp ý, định hướng cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các giáo sư, tiến sĩ, các thầy cô giáo khoa Quản lý giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Sở giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, của Ban giám hiệu các trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Đằng Giang, Lê Hồng Phong; các đồng chí cán bộ, giáo viên, các em học sinh và cha mẹ học sinh cùng lực lượng công an và chính quyền các cơ sở trên địa bàn quận Ngô Quyền đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu, hỗ trợ tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Do thời gian hạn hẹp nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế. Kính mong các thầy cô, các nhà khoa học, những người quan tâm đến đề tài cho ý kiến đóng góp để tác giả thực hiện tốt hơn nữa trong những nghiên cứu tiếp theo. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả Vũ Thị Thảo i KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. ATGT An toàn giao thông 2. CBQL Cán bộ quản lý 3. CSVC Cơ sở vật chất 4. GD Giáo dục 5. GD ATGT Giáo dục an toàn giao thông 6. GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 7. GV Giáo viên 8. HS Học sinh 9. HĐGD Hoạt động giáo dục 10. HĐGD ATGT Hoạt động giáo dục an toàn giao thông 11. TNGT Tai nan giao thông 12. CMHS Cha mẹ học sinh 13. VSMT Vệ sinh môi trường 14. GTĐB Giao thông đường bộ 15. UBATGT Ủy ban an toàn giao thông 16. TTATGT Trật tự an toàn giao thông 17. NGLL Ngoài giờ lên lớp 18. GDNGLL Giáo dục ngoài giờ lên lớp 19. QLGD Quản lý giáo dục 20. UBND Ủy ban nhân dân ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... i KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................ii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. ix MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 2 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3 7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................... 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC ....................................... 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 5 1.1.1. Trên thế giới ........................................................................................................ 5 1.1.2. Ở Việt Nam ......................................................................................................... 7 1.2. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................... 12 1.2.1. Quản lý giáo dục................................................................................................ 12 1.2.2. Quản lý nhà trường ............................................................................................ 14 1.2.3. An toàn giao thông ............................................................................................ 15 1.2.4. Giáo dục an toàn giao thông .............................................................................. 16 1.2.5. Quản lý giáo dục an toàn giao thông ................................................................. 17 1.3. Giáo dục an toàn giao thông trong trường Tiểu học ............................................ 17 1.3.1. Đặc điểm của học sinh Tiểu học ....................................................................... 17 1.3.2. Mục đích, ý nghĩa của giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học ..... 20 iii 1.3.3. Nội dung giáo dục an toàn giao thông trong trường Tiểu học .......................... 21 1.3.4. Các hình thức giáo dục an toàn giao thông trong trường Tiểu học ................... 22 1.4. Nội dung quản lý giáo dục an toàn giao thông trong trường Tiểu học ................ 24 1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học ..................... 24 1.4.2. Tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học ........................................................................................................................ 26 1.4.3. Chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học....... 27 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học..... 28 1.5. Các yếu tố ảnh hướng đến quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học. 29 1.5.1. Các yếu tố chủ quan: ......................................................................................... 29 1.5.2. Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 31 Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................................... 32 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC QUẬN NGÔ QUYỀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .................................................................................................... 33 2.1. Khái quát cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và tình hình chấp hành luật giao thông ở quận Ngô Quyền ............................................................................................ 33 2.1.1. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ quận Ngô Quyền ...................................... 33 2.1.2. Tình hình chấp hành Luật giao thông đường bộ ở quận Ngô Quyền ................ 34 2.2. Khái quát các trường Tiểu học được lựa chọn khảo sát ....................................... 35 2.2.1. Giới thiệu chung các trường tiểu học ở quận Ngô Quyền................................. 35 2.2.2. Giới thiệu 03 trường được lựa chọn khảo sát .................................................... 37 2.2.3. Đặc điểm giao thông quanh 03 trường khảo sát ................................................ 37 2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng ................................................................................. 39 2.4. Thực trạng giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng .............................................................................. 40 2.4.1. Thực trạng nhận thức của học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên về an toàn giao thông và giáo dục an toàn giao thông trong trường tiểu học ............................... 40 2.4.2. Thực trạng nội dung chương trình giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường..... 42 iv 2.4.3. Thực trạng các con đường, hình thức tổ chức giáo dục an toàn giao thông ..... 44 2.5. Thực trạng quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường Tiểu học quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng ....................................................................... 46 2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ........................................................................................................................ 46 2.5.2. Thực trạng tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho HS tiểu học ........................................................................................................... 49 2.5.3. Thực trạng chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học . 50 2.5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho HS tiểu học .................................................................................................................. 53 2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường Tiểu học quận Ngô Quyền. ......................................................... 55 2.7. Đánh giá thực trạng quản lý giáo dục an toàn giao thông ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng ....................................................................... 56 2.7.1. Điểm mạnh ........................................................................................................ 56 2.7.2. Điểm hạn chế ..................................................................................................... 57 2.7.3. Nguyên nhân của thực trạng .............................................................................. 58 Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................................... 60 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC QUẬN NGÔ QUYỀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .................................................................................................... 61 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ........................................................................ 61 3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng ............................................ 62 3.2.1. Tăng cường tuyền truyền nâng cao nhận thức về an toàn giao thông, giáo dục an toàn giao thông cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh. ............................................................................................................................. 62 3.2.2. Chú trọng việc lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của nhà trường ................................................................... 67 v 3.2.3. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường .................................................................... 73 3.2.4. Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các hoạt động giáo dục an toàn giao thông qua các môn học chính khóa, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp để hình thành kĩ năng tham gia giao thông cho học sinh ................................................................................ 78 3.2.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục an toàn giao thông..................... 83 3.2.6. Thực hiện phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong giáo dục và quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học .................................... 90 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................... 95 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ............................. 96 Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................................... 99 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 101 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng HS, lớp học của các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng năm học 2016 –2017 ................................................................................ 36 Bảng 2.2. Các trường Tiểu học được khảo sát trên địa bàn quận Ngô Quyền ........... 37 Bảng 2.3. Số lượng, thành phần khách thể khảo sát .................................................. 39 Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của học sinh, CMHS và giáo viên .......................... 40 về sự cần thiết của việc GDATGT ở trường tiểu học ................................................ 40 Bảng 2.5. Hệ thống bài giảng trong chương trình GDATGT ở Tiểu học .................. 42 Bảng 2.6. Thực trạng nội dung giáo dục ATGT trong nhà trường ............................ 42 Bảng 2.7. Thực trạng các con đường, hình thức tổ chức GD ATGT ......................... 44 Bảng 2.8. Thực trạng nhu cầu của HS đối với hoạt động GD ATGT ........................ 45 Bảng 2.9. Thực trạng việc lập kế hoạch GDATGT cho học sinh của Hiệu trưởng ... 46 Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động giáo dục ATGT ở các trường tiểu học ........................................................................................................... 47 Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo các hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh ............ 51 Bảng 2.12. Thực trạng kiểm tra đánh giá HĐGD ATGT ........................................... 54 Bảng 2.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến QLGD ATGT .............................. 55 Bảng 3.1. Kế hoạch HĐGD an toàn giao thông tháng ............................................... 71 Bảng 3.2. Nhận thức về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp ...................... 97 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Các yếu tố QLGD ..................................................................................... 13 Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Ban chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông ............ 74 Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ biện chứng giữa 06 biện pháp .............................................. 96 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Nhận thức về sự cần thiết của GDATGT của học sinh, CMHS và giáo viên ở trường tiểu học ................................................................................................ 41 Biểu đồ 2.2. Nội dung giáo dục ATGT trong trường tiểu học ................................... 43 Biểu đồ 2.3. Ý kiến về các hình thức tổ chức GDATGT ........................................... 44 Biểu đồ 2.4. Nhu cầu của HS đối với hoạt động GD ATGT ..................................... 45 Biểu đồ 2.5. Kết quả và tần suất thực hiện giáo dục ATGT ở các trường tiểu học ... 49 Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi ............................... 99 ix MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trước hết ta hãy bắt đầu với khái niệm: “Thế nào là ATGT?” Chúng ta có thể hiểu đơn giản ATGT là tuân thủ theo các quy định của luật giao thông, là sự đảm bảo an toàn về tính mạng khi tham gia giao thông. Nhưng có thể toàn diện hơn khi ta hiểu rằng an toàn khi tham gia giao thông là an toàn không chỉ cho bản thân mà còn cho tất cả mọi người. Tuy nhiên tình trạng giao thông hiện nay khá phức tạp, thực trạng giao thông hiện nay là những vụ tai nạn thảm khốc, là những cái chết thương tâm. Một thực trạng thật đáng lo ngại khi đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Mỗi ngày cả nước có hàng chục người chết và bị thương do bị TNGT. TNGT là hiểm họa thường trực đối với mỗi người tham gia giao thông hàng ngày. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng thế giới (WB) thì mỗi năm, thế giới có hơn 1,2 triệu người chết vì TNGT đường bộ. Thống kê còn cho thấy, khoảng 50 triệu người khác bị thương trong các tai nạn đó. Ở Việt Nam, hàng năm có 12.000 người thiệt mạng vì TNGT và 30.000 người khác tổn thương sọ não, chủ yếu là do tai nạn e máy, mô tô, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tổn thất vật chất hàng năm ở Việt Nam do TNGT khoảng 885 triệu USD. Mỗi người chấp hành đúng luật giao thông là tự bảo vệ chính mình, làm giảm đau thương mất mát về người và của. Xã hội đang rất cần có một thế hệ trẻ chấp hành tốt ATGT. Các em cần được giáo dục ATGT ngay từ nhỏ. Vì thế việc giáo dục kiến thức về ATGT cho học sinh trong trường tiểu học là hết sức cần thiết. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em cần được trang bị một số kiến thức thông thường nhất, gần gũi nhất về chấp hành ATGT. Gia đình, nhà trường và xã hội đều phải có nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ GDATGT cho các em. Do đó, nhà trường cần phải có các hình thức tổ chức các hoạt động NGLL phong phú, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến luật giao thông, dạy tích hợp GDATGT trong các môn học khác nhằm nâng cao nhận thức cho các emA về luật giao thông. 1 Thực tế trong những năm gần đây, ngành giáo dục Hải Phòng và quận Ngô Quyền đã có nhiều biện pháp GDATGT trong nhà trường như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, GD pháp luật về trật tự ATGT; yêu cầu học sinh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, tuyên truyền thực hiện “văn hóa giao thông”, đưa nội dung dạy tích hợp - lồng ghép GDATGT vào các môn học cũng như các hoạt động ngoại khóa, các giờ GD tập thể, xây dựng người Hải Phòng văn minh, tích cực, chủ động với các tầng lớp nhân dân có văn hóa giao thông .... Tuy nhiên, việc GDATGT và QLGD ATGT chưa được coi là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà trường. Bởi vậy, GDATGT và quản lý GDATGT trong trường tiểu học là một việc làm cấp bách, thiết thực nhằm GD thế hệ trẻ trở thành những người có ý thức, có văn hóa giao thông, chấp hành đúng luật thông ngay từ nhỏ. Bản thân là một nhà quản lý, tác giả nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng đặt ra cho các nhà trường cần phải có những biện pháp quản lý cụ thể để việc GDATGT và quản lý GDATGT trong trường tiểu học đạt kết quả tối đa. Cá nhân tác giả rất mong các em học sinh được GD toàn diện về ATGT, có văn hóa khi tham gia giao thông. Chính vì những lý do trên tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường Tiểu học quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng” làm luận văn nghiên cứu trình độ Thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích đánh giá thực trạng QLGD ATGT đường bộ trong các trường Tiểu học quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng, đề xuất một số biện pháp QLGD ATGT , nhằm nâng cao chất lượng GDATGT cho học sinh trường tiểu học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý GDATGT trong trường Tiểu học. - Khảo sát, đánh giá thực trạng GDATGT và quản lý GDATGT cho học sinh các trường tiểu học quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng. - Đề xuất biện pháp QLGD ATGT cho học sinh các trường Tiểu học quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng. 2 4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý giáo dục ATGT ở các trường Tiểu học. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp QLGD ATGT ở các trường Tiểu học quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng. 4.3. Phạm vi nghiên cứu: - Khách thể điều tra: 125 người gồm các thành phần: + Giáo viên + Tổng phụ trách Đội + Khối trưởng + Phụ huynh học sinh + Hiệu trưởng + Phó hiệu trưởng - Giới hạn nội dung nghiên cứu: Quản lý GDATGT thông đường bộ. - Địa bàn nghiên cứu: Các trường Tiểu học quận Ngô quyền thành phố Hải Phòng. - Thời gian nghiên cứu thực trạng: năm 2016. - Chủ thể biện pháp quản lý: Hiệu trưởng trường Tiểu học. 5. Giả thuyết khoa học Vấn đề QLGD ATGT cho HS các trường Tiểu học quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng hiện nay chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả. Nếu nghiên cứu đề xuất các biện pháp QLGD ATGT theo tiếp cận các chức năng quản lý cơ bản có thể nâng cao hiệu quả GDATGT cho HS, thực hiện GD cho HS có ý thức tự giác thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ và có kỹ năng ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp sau: 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài, các văn bản QLGD có liên quan đến quản lý trường Tiểu học, các văn bản hướng dẫn giáo dục ATGT, Nghị định của Chính phủ, Luật giao thông đường bộ,… - Tìm hiểu các tài liệu GDATGT và các giải pháp giáo dục ATGT của các nước phát triển có hình thái giao thông gần giống nước ta. - Nghiên cứu tài liệu bao gồm nghiên cứu lý thuyết liên quan đến vấn đề quản lý GDATGT, cụ thể như: Khái niệm, vai trò GDATGT; Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý GDATGT. 3 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp thống kê - Thu thập thông tin từ các thống kê, sao lưu của Sở giao thông vận tải, Sở GD&ĐT và các phòng ban An toàn giao thông quận Ngô Quyền. 6.2.2. Phương pháp quan sát - Quan sát hành vi giao thông của học sinh và CMHS tại các trường tiểu học trong quận Ngô Quyền tại những địa điểm có phương tiện tham gia giao thông nhiều nhất và ít nhất. - Quan sát trực tiếp các tiết học và các hoạt động GDATGT từ lớp 1 đến lớp 5. 6.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Lập các mẫu phiếu hỏi để điều tra cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh các trường Tiểu học quận Ngô Quyền. 6.2.4. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn trực tiếp Hiệu trưởng, giáo viên và CMHS các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. 6.2.5. Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến chuyên gia, các nhà giáo có kinh nghiệm thực tế về các biện pháp đề xuất. 6.3. Phương pháp hỗ trợ Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm để xử lý số liệu, lập các biểu bảng,… 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn trình bày thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường Tiểu học Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường Tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường Tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Thông qua các HĐGD trong nhà trường, tư tưởng mỗi con người được định hình. Lý tưởng, đạo đức, văn hóa, lối sống, pháp luật cơ bản cho trẻ được hình thành. Do đó, nếu ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, việc trẻ được GDATGT, có văn hóa khi tham gia giao thông là việc làm rất cần thiết mang lại hiệu quả cao trong công tác GDATGT. Theo WHO, vấn đề ATGT đường bộ đã trở thành vấn nạn toàn cầu khi cướp đi mạng sống và để lại thương tích suốt đời cho hàng triệu người mỗi năm. Chính vì vậy một trong các mục tiêu phát triển bền vững của WHO là đến năm 2020 giảm một nửa số tử vong và chấn thương toàn cầu do TNGT đường bộ. WHO cho biết nhiều quốc gia đang hành động để làm cho các tuyến đường giao thông an toàn hơn, trong ba năm qua 17 quốc gia đã điều chỉnh ít nhất một trong những luật lệ của mình để thực hành tốt nhất về dây an toàn, uống rượu khi lái xe, tốc độ, đội mũ bảo hiểm khi đi e gắn máy hay ghế hoặc dây nịt an toàn trẻ em. Michael R. Bloomberg, người sáng lập của Bloomberg Philanthropies và là Thị trưởng 3 nhiệm kỳ của New York cho biết: "Nhờ những luật lệ kiên quyết hơn và cơ sở hạ tầng thông minh hơn mà gần nửa tỷ người trên thế giới được bảo vệ khỏi các vụ TNGT tốt hơn chỉ một vài năm trước đây và chúng tôi có cơ hội để làm nhiều hơn nữa, đặc biệt là khi nói đến thực thi pháp luật. Mỗi cuộc sống bị tước đi trong một vụ TNGT là một thảm kịch có thể tránh được và báo cáo này có thể ngăn chặn thêm nhiều tai nạn bằng cách giúp các nhà hoạch định chính sách tập trung nỗ lực của họ ở nơi mà họ sẽ tạo ra khác biệt lớn nhất". 5 TNGT có thể phòng ngừa được, các chính phủ cần phải hành động nhằm xử lý TNGT theo một cách toàn diện, điều đó đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành (giao thông, cảnh sát, y tế, GD) và phải tập trung vào sự an toàn của đường xá, phương tiện và ngay từ ý thức của người tham gia giao thông. Các biện pháp can thiệp hiệu quả bao gồm thiết kế cơ sở hạ tầng an toàn hơn và kết hợp các yếu tố an toàn vào trong việc hoạch định giao thông và sử dụng đất; cải thiện các yếu tố an toàn của phương tiện; và cải thiện sự chăm sóc sau tai nạn đối với các nạn nhân TNGT. Các biện pháp can thiệp tập trung vào hành vi của người tham gia giao thông cũng quan trọng không kém như đưa ra và thi hành luật liên quan đến các nhân tố nguy cơ chính và nâng cao nhận thức công chúng. Tại Hội nghị cấp cao toàn cầu về ATGT đường bộ lần thứ 2, 130 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc vừa thông qua Tuyên bố Brazil về ATGT (ATGT) đường bộ trên thế giới. Tuyên bố Brazil đặc biệt nhấn mạnh đến việc GD, nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia giao thông như việc tuân thủ quy định pháp luật của nước sở tại, GD ý thức bảo vệ cá nhân khi tham gia giao thông. Tại một số quốc gia phát triển, có nền văn hóa tiến bộ, vấn đề GD nói chung, GD và ATGT nói riêng được chú trọng và quan tâm hàng đầu. Nhờ đó mà tỉ lệ tai nạn, thương vong do TNGT tại các quốc gia này vô cùng nhỏ. Cụ thể, tại: Nhật Bản: Vốn là một quốc gia có tình trạng giao thông khá phức tạp nhưng hiện nay đất nước đó đã trở thành một trong những quốc gia có nền văn hóa giao thông an toàn vào bậc nhất trên thế giới. Có được như vậy là do Nhật Bản đã chú trọng đến công tác GDATGT ngay từ bậc tiểu học và áp dụng song song với tình hình thực tế. Chính quyền Nhật Bản đã ác định đó là nhiệm vụ của toàn xã hội, đòi hỏi mỗi người dân phải tự giác nghiêm túc thực hiện và liên tục duy trì. Các hoạt động tuyên truyền về giao thông ở Nhật Bản luôn gắn liền với thực tiễn. GD trong trường học, gia đình, các tổ chức xã hội, thông qua đài phát thanh, truyền hình, báo chí với nội dung phù hợp với từng lứa tuổi. Hà Lan: Để giảm thiểu tai nạn do giao thông gây ra Hà Lan đã có một loạt các biện pháp cụ thể như chính phủ Hà Lan đầu tư vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng 6 cho xe đạp và các nhà quy hoạch đô thị tại Hà Lan bắt đầu chuyển hướng khỏi các chính sách xây dựng đường bộ tập trung cho e hơi được tiến hành trong suốt quá trình đô thị hóa. Bên cạnh việc giáo văn hóa họ còn dạy trẻ em cách ứng xử giao thông tốt đẹp. GD lý thuyết dựa trên các luật giao thông và các hành vi ứng xử được bổ sung bằng các bài tập thực hành trong khu vực học tập, thường tại sân trường hoặc một khu vực gần đấy. Tuy nhiên, điều quan trọng được đặt trên hết lại là việc đào tạo và kiểm tra các em trong vị trí là những người đi e đạp. GD giao thông đường bộ tại Hà Lan là phần quan trọng trong GD trường học. Mĩ: Mỹ là một quốc gia mà mỗi người dân đều có ý thức tự giác chấp hành luật giao thông rất nghiêm chỉnh mà không cần đến sự tác động của cảnh sát. Toàn dân đã được tuyên truyền về các mục tiêu an toàn đường bộ trong các văn bản chính thức của các Mục tiêu Phát triển bền vững mới được thông qua bởi các quốc gia Liên Hợp Quốc tại New York. Đặc biệt sự tham gia giao thông của trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật đã được chú ý đến. Nga: (theo CNN) Năm 2015, Hội Chữ thập đỏ Nga (RRC) đã có những tiến bộ đáng kể trong nỗ lực của họ với chính phủ Nga để tăng cường các quy định về bảo trợ trẻ em tại Liên bang Nga. Trong tháng tư, Ủy ban Nhân quyền của Tổng thống (HRC) đã trở thành một người ủng hộ quan trọng của công việc của RRC. Mối quan hệ này rất quan trọng để thúc đẩy mục tiêu của RRC về quản lý và GD trẻ em và học sinh về ATGT. 1.1.2. Ở Việt Nam Việt Nam là một nước đang phát triển. Xét trên phương diện ATGT cả nước trong 10 năm trở lại đây, TNGT nói chung và đường bộ nói riêng có tỉ lệ hàng năm giảm dần, nhưng con số giảm còn rất nhỏ so với số người chết và bị thương. Vừa qua, theo UBATGT quốc gia, Hội nghị tổng kết 5 năm công tác bảo đảm TTATGT giai đoạn 2011-2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020 tại Hà Nội ngày 8/12/2015 cho thấy, công tác đảm bảo trật tự ATGT đã trở thành phong trào thi đua giữa các địa phương, như một hiệu ứng dây chuyền của cả xã hội để kéo giảm TNGT. Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch UBATGT 7 Quốc gia đánh giá, năm 2015 dù giảm cả 3 tiêu chí về TNGT nhưng còn nhiều bất cập, phức tạp, nhiều vụ TNGT chết người, số người chết vẫn còn lớn. “Một đất nước mà để chết tới 9.000 người/năm vì TNGT là vẫn còn rất cao. Chúng ta phải giảm hơn nữa số người chết vì TNGT, tiếp tục kéo giảm ùn tắc tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bên cạnh GD chính trị tư tưởng trong từng đoàn thể, gia đình, người dân thì tăng cường xử phạt, xử lý nghiêm vi phạm rất quan trọng răn đe”. Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương đều phải tổ chức đánh giá tìm biện pháp căn cơ để toàn quốc kéo giảm số người chết TNGT xuống 5.000 người trong giai đoạn 2016-2020. [2] Trước tình hình TNGT ngày càng nhiều, mang tính thời sự, là vấn đề nóng bỏng mà toàn xã hội đã và đang quan tâm, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản chỉ đạo để toàn xã hội quan tâm nhiều hơn đến công tác ATGT. Nhiều năm qua Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo trong toàn ngành GD về vấn đề ATGT. Bộ GD&ĐT cũng đã phối hợp với UBATGT Quốc gia tổ chức các hội thi, các hoạt động ngoại khóa về ATGT, tổ chức dạy và học về ATGT trong trường học nói chung và trong các trường tiểu học nói riêng nhằm tăng cường kiến thức về ATGT. Qua đó nâng cao ý thức chấp hành nghiêm túc luật pháp về ATGT cho các em. Đại hội Đảng toàn quốc lần XI đã ác định nhiệm vụ của GD&ĐT là: “Nâng cao chất lượng GD toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy học. Thực hiện: chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, chấn hưng nền GD Việt Nam”. GD về chấp hành pháp luật là vấn đề xuyên suốt trong quá trình thực hiện GD. Trong đó, GD ý thức chấp hành ATGT chính là một phần của việc GD ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và ã hội của mỗi con người. GDATGT trong điều kiện kinh tế xã hội khoa học kỹ thuật ngày nay cần và rất cần được áp dụng triệt để cho trẻ em từ cấp tiểu học, mục đích để ý thức giao thông của các em hình thành từ nhỏ, ăn sâu vào tâm trí các em mỗi khi tham gia giao thông. Tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống GD quốc dân, việc GDATGT cần được đặc biệt quan tâm bởi có nhiều ưu thế thuận lợi: học sinh tiểu học dễ dàng tiếp nhận và hình thành ý thức, thái độ, hành vi tốt về ATGT nếu công tác này tổ 8 chức một cách sinh động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của các em. Vì vậy GDATGT là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý nhà trường của người Hiệu trưởng trường tiểu học trong bối cảnh hiện đại hóa, đô thị hóa ngày càng phát triển. Hiện nay chương trình GDATGT đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường nhưng chỉ là một môn học dạy lồng ghép. Vì vậy sự quan tâm của các nhà trường, các GV chưa đúng mức, dẫn đến việc khó hình thành ý thức, kĩ năng cho học sinh vì quá trình GD nào cũng phải thường uyên và đồng bộ. Do vậy, để góp phần giải quyết tận gốc vấn nạn giao thông hiện nay, Hiệu trưởng cần phải coi GDATGT là một nội dung GD quan trọng trong công tác quản lý nhà trường. Việc ra đời chương trình GDATGT và tìm những biện pháp có hiệu quả, khả thi để chương trình này đi vào cuộc sống là một việc làm cấp bách và cần thiết. Trong những năm gần đây, các Nghị định của Chính phủ, các công văn, văn bản, kế hoạch của Bộ GD&ĐT, UBND Thành phố Hải Phòng, các Sở GD&ĐT và một số công trình nghiên cứu đã được phổ biến rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng nhằm góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông cho người dân đặc biệt là thanh niên, học sinh, đó là: - Nghị định số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và ùn tắc giao thông. - Chỉ thị số 52/2007/CT-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 về tăng cường công tác GDATGT trong các cơ sở GD&ĐT. - Kế hoạch liên tịch số 9337/KHLT/BGD&ĐT-BCA-BGTVT-TWĐTN-ĐTHVN ngày 4/9/2007 giữa Bộ GD&ĐT, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đài Truyền hình Việt Nam về tăng cường công tác tuyên truyền, GD, xử lý các vi phạm pháp luật về trật tự ATGT trong học sinh, sinh viên. - Tài liệu cuộc vận động: “Học sinh, sinh viên gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc Luật giao thông” trong toàn ngành giáo dục từ năm học 2007 - 2008. - Quy chế HS, sinh viên các trường đại học và cao đẳng tại Quyết định số 42/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/8/2007, trong đó quy định: đua e hoặc cổ vũ đua xe trái phép là một trong những hành vi HS, sinh viên không được làm và HS, sinh viên vi phạm quy định về trật tự ATGT bị xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan