Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn quản lý hoạt động triển khai chương trình gd mầm non mới ở các trường m...

Tài liệu Luận văn quản lý hoạt động triển khai chương trình gd mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc sở giáo dục và đào tạo thành phố hải phòng

.PDF
109
410
63

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẠM HUYỀN TRANG QU¶N Lý HO¹T §éNG TRIÓN KHAI CH¦¥NG TR×NH GI¸O DôC MÇM NON MíI ë C¸C TR¦êNG MÇM NON TRùC THUéC Së GI¸O DôC Vµ §µO T¹O THµNH PHè H¶I PHßNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14 LUậN VĂN THạC SĨ KHOA HọC GIÁO DụC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Phan Văn Kha HÀ NỘI – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Huyền Trang LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới: Ban lãnh đạo và các thầy cô giáo Trường Đại học sư phạm Hà Nội và đặc biệt các thầy cô giáo khoa Quản lý giáo dục đã tham gia giảng dạy, tư vấn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Phan Văn Kha - người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này. Tác giả cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Ban Giám hiệu, tập thể giáo viên, nhân viên Trường Mầm non 1-6 Hải Phòng, các bạn đồng môn, đồng nghiệp đã động viên, đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tuy đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong được các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp chỉ dẫn, góp ý. Hà Nội, tháng 05 năm 2017 Tác giả Phạm Huyền Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 9 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4 8. Dự kiến cấu trúc của luận văn....................................................................... 5 Chương 1: CƠ Sở LÝ LUậN Về TRIểN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DụC MầM NON MớI ở CÁC TRƯờNG MầM NON TRựC THUộC Sở GIÁO DụC VÀ ĐÀO TạO.......................................................... 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề................................................................. 6 1.2. Một số khái niệm ...................................................................................... 9 1.2.1. Quản lý ................................................................................................ 9 1.2.2. Chương trình ..................................................................................... 12 1.2.3. Quản lý chương trình GDMN mới .................................................... 14 1.2.4. Trường mầm non trực thuộc sở giáo dục và đào tạo........................ 17 1.3. Triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo ............................................ 18 1.3.1. Mục tiêu chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo............................................. 18 1.3.2. Nội dung chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo............................................. 22 1.3.3. Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non mới ............................. 22 1.3.4. Đánh giá chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo............................................. 24 1.4. Quản lý triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo................................ 25 1.4.1. Lập kế hoạch triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ....... 25 1.4.2. Tổ chức triển khai chương trình giáo dục mầm non mới ................. 26 1.4.3. Chỉ đạo triển khai chương trình giáo dục mầm non mới ................. 27 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc triển khai chương tình giáo dục mầm non mới........................................................................................................ 27 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai chương tình giáo dục mầm non mới........................................................................................................... 28 1.5.1. Nội dung chương trình mầm non mới ............................................... 28 1.5.2. Đội ngũ giáo viên.............................................................................. 29 1.5.3. Sự quan tâm của chính quyền địa phương........................................ 29 1.5.4. Năng lực quản lý của hiệu trưởng .................................................... 29 1.5.5. Phụ huynh học sinh ........................................................................... 30 Tiểu kết chương 1.......................................................................................... 31 Chương 2: THựC TRạNG TRIểN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DụC MầM NON MớI ở CÁC TRƯờNG MầM NON TRựC THUộC Sở GIÁO DụC VÀ ĐÀO TạO THÀNH PHố HảI PHÒNG ...................... 32 2.1. Khái quát về địa bàn và tổ chức nghiên cứu ....................................... 32 2.1.1. Khái quát về địa bàn ......................................................................... 32 2.1.2. Tổ chức nghiên cứu........................................................................... 38 2.2. Mô tả khảo sát ......................................................................................... 38 2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................. 38 2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................. 38 2.2.3. Tiến hành khảo sát ............................................................................ 38 2.2.4. Thiết kế công cụ khảo sát................................................................. 39 2.2.5. Phương pháp phân tích kết quả khảo sát.......................................... 39 2.2. Thực trạng Triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới .......... 40 2.2.1. Thực hiện mục tiêu chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo ................................ 40 2.2.2. Thực hiện nội dung chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo ................................ 41 2.3.3. Thực trạng đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non mới ....... 43 2.3.4. Thực trạng đánh giá chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo( Phân tích swot) .......... 44 2.3. Thực trạng về quản lý triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng .................................................................................... 49 2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo......... 49 2.3.2. Chỉ đạo giáo viên xác định các năng lực của môn học, các cấp độ năng lực của học sinh ............................................................................ 51 2.3.3. Tổ chức triển khai chương trình giáo dục mầm non mới ở trường mầm non trực thuộc sở................................................................................ 52 2.3.4. Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực ................................................................................................ 56 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai hcuowng trình giáo dục mầm non mới.................................................................................. 57 Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 59 Chương 3: BIệN PHÁP TRIểN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DụC MầM NON MớI ở CÁC TRƯờNG MầM NON TRựC THUộC Sở GIÁO DụC VÀ ĐÀO TạO THÀNH PHố HảI PHÒNG............................ 60 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp triển khai chương trình giáo dục mầm non mới ................................................................................................. 60 3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống...................................................................... 60 3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ....................................................................... 60 3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn...................................................................... 61 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi......................................................................... 62 3.2. Đề xuất các biện pháp triển khai chương trình giáo dục mầm non mới ở trường mầm non trực thuộc sở giáo dục đào tạo Hải Phòng......... 62 3.2.1. Tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu giáo viên về bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ..................... 62 3.2.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng sát với mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới ....................................................................... 64 3.2.3. Hoàn thiện quy chế công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới .................................................. 67 3.2.4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non mới ..................................... 69 3.2.5. Tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non mới........ 76 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 79 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Triển khai chương trình mầm non mới tại các trường mầm non Trực thuộc sở GD&ĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới..................................... 80 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..................................................................... 80 3.4.2. Nội dung và cách tiến hành.............................................................. 80 Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 88 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91 PHụ LụC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BGH : Ban giám hiệu CBGV : Cán bộ giáo viên CBGVNV : Cán bộ giáo viên nhân viên CBQL : Cán bộ quản lý CSVC : Cơ sở vật chất CSGD : Chăm sóc, giáo dục GD-ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDMN : Giáo dục mầm non GD : Giáo dục GV : Giáo viên GVMN : Giáo viên mầm non XHH : Xã hội hóa DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tuổi đời của cán bộ quản lý GDMN Hải Phòng .......................... 34 Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý GDMN Hải Phòng ..... 35 Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn của Hiệu trưởng các trường mầm non Hải Phòng...................................................................................... 35 Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn của Giáo viên Mầm non Hải Phòng.......... 36 Bảng 2.5. Kết quả thực hiện ục tiêu chương tình giáo dục mầm non mới.... 40 Bảng 2.6. Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục mầm non mới .............. 41 Bảng 2.7. Mức độ đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non mới... 43 Bảng 2.8: Thực trạng lập kế hoạch triển khai chương trình giáo dục mầm non mới cho trường mầm non trực thuộc sở GD.......................... 49 Bảng 2.9. Các hoạt động chỉ đạo giáo viên xác định các năng lực của môn học, các cấp độ năng lực của học sinh.................................. 51 Bảng 2.10. Thưc trạng tổ chức triển khai chương trình giáo dục mầm non mới cho trường mầm non trực thuộc sở GD................................. 52 Bảng 2.11. Kết quả thực hiện triển khai chương trình giáo dục mầm non mới ... 56 Bảng 2.12. Kết quả khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến quản lý triển khai chương trình giáo dục mầm non mới............................................ 57 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp ................... 82 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp...................... 83 Bảng 3.3. Tổng hợp mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp............. 84 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợi ích, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội, đồng thời tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển nhanh hay chậm của một quốc gia. giáo dục phải đi trước một bước, giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. do vậy bất cứ quốc gia nào trên thế giới, dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù phát triển hay đang phát triển, bao giờ cũng phải quan tâm đến giáo dục”.[15, 27] Thực tế “ Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đặc biệt là việc quản lý tổ chức hoạt động triển khai thực hiện chương trình. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phân nhà giáo và cán bộ quản lí chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới… vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý nhà giáo có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề, vi phạm đạo đức, lối sống ảnh hưởng không tốt tới uy tín của nhà giáo trong xã hội. Năng lực của bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý còn thấp” [1,]. Do vậy, quản lý các hoạt động triển khai chương trình giáo dục nói chung, quản lý hoạt động triển khai chương trình giáo dục mầm non mới nói riêng đáp ứng yêu cầu quản lý nhà trưởng theo tinh thần nghị quyết 29 – NQ/TW về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hưỡng XHCN và hội nhập quốc tế” Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, là mắt xích quan trọng không thể thiếu của hệ thống giáo dục quốc dân, là cấp học đặt nền móng cho các cấp học sau này. Giáo dục mầm non giúp trẻ hình thành phát triển nhân cách toàn diện. Chương trình giáo dục mầm non mới là nền tảng, kim chỉ nam giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non thực hiện mục tiêu đổi mới 1 giáo dục mầm non. Do đó, chương trình giáo dục mầm non mới phải mang tính thống nhất, đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới còn nhiều bất cập ở các khâu quản lý, tổ chức, thực hiện, đánh giá và đặc biệt là năng lực quản lý việc tổ chức các hoạt động triển khai chương trình giáo dục mầm non mới chưa thể đáp ứng tốt yêu cầu phát triển GDMN trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy cần có những công trình nghiên cứu xác định rõ các khâu quản lý tổ chức các hoạt động triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng luận quản lý hoạt động triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng , đề xuất các biện pháp quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non và hoạt động của các trường mầm non 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng 2 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý hoạt động triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hải Phòng trong một số năm gần đây đã được các cơ quan quản lý giáo dục chú trọng thực hiện và thu được một số thành tựu đáng kể, góp phân nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nhiều bất cập. Nếu nghiên cứu lý luận và thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo phù hợp với đặc điểm địa phương thì sẽ đáp ứng được các yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục mầm non. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. 5.2. Đánh giá thực trạng hoạt động triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 5.3. Đề xuất biện pháp hoạt động triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, TP Hải Phòng. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về khách thể Đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo 6.2. Về phạm vi địa bàn - Phạm vi nghiên cứu: 02 trường mầm non trực thuộc sở GD & ĐT Hải Phòng 3 7. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài chúng tôi lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: hồi cố tư liệu có liên quan, phân tích và tổng hợp tư liệu về các khái niệm, vấn đề có liên quan đến HĐGD NGLL làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. 7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng các phiếu hỏi dành cho CBQL; dành cho GV nhằm thu thập thông tin về các 7.3. Phương pháp quan sát: Quan sát thực trạng việc triển khai chương trình GDMN mới để tìm hiểu về thực trạng tổ chức các hoạt động triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng. 7.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Tham khảo các bản kế hoạch năm học, báo cáo tổng kết năm học của các trường, của ngành và một số báo cáo hội thảo về công tác chuyên môn nhằm tổng kết các hoạt động triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng. 7.5. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Lấy ý kiến của CBQL, GV trong hay ngoài nhà trường thông qua phiếu điều tra về một số vấn đề nghiên cứu đề tài được quan tâm. 7.6. Phương pháp khảo nghiệm: Xem xét, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng. 7.7. Phương pháp nghiên cứu bổ trợ 7.7.1. Phương pháp xử lý số liệu thống kê. 4 8. Dự kiến cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. LUẬN VĂN CÓ CẤU TRÚC 3 CHƯƠNG Chương 1: Cơ sở lý luận về triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Chương 2: Thực trạng triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng. Chương 3: Biện pháp hoạt động triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng . 5 Chương 1 CƠ Sở LÝ LUậN Về TRIểN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DụC MầM NON MớI ở CÁC TRƯờNG MầM NON TRựC THUộC Sở GIÁO DụC VÀ ĐÀO TạO 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Đến thế kỷ XX, ý nghĩa của thuật ngữ chương trình được mở rộng hơn. Tuỳ theo quan điểm về cách tiếp cận xây dựng chương trình, quan điểm về phương thức tổ chức triển khai các hoạt động trong chương trình, căn cứ vào nhu cầu thực tế của sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, các chuyên g ia giáo dục, các nhà xây dựng chương trình (curriculum developer) đã đưa ra các định nghĩa về chương t rình một các khái quát, đầy đủ và khác biệt hơn. Theo Phenix (1962), chương trình bao gồm toàn bộ những kiến thức do các môn học cung cấp. Hilda Taba (1962) định nghĩa chương trình học là một bản kế hoạch học tập. Khi định nghĩa về chương trình, Hilda Taba chỉ ra các yếu tố của chương t rình gồm 4 yếu tố sau: 1) Tuyên bố mục đích và mục tiêu cụ thể; 2) Lựa chọn và cấu trúc nội dung chương trình; 3) Các chiến lược giảng dạy, cách học phù hợp; và 4) Hệ thống đánh giá kết quả học tập. Trong Từ điển giáo dục của Carter V. Good (1973) chương trình được miêu tả là “một nhóm có hệ thống và trình tự các môn học cần phải có để được tốt nghiệp hoặc được chứng nhận hoàn thành một ngành học, lĩnh vực học”. Theo Tanner (1975) chương trình là các kinh nghiệm (experiences) học tập được hướng dẫn, và kế hoạch hoá, với các kết quả học tập được xác định trước và hình thành thông qua việc thiết lập kiến thức và kinh nghiệm một cách có hệ thống dưới sự hướng dẫn của nhà trường nhằm tạo ra cho người học sự phát triển liên tục về năng lực xã hội – cá nhân. [7] 6 Albert, I. Oliver cho rằng chương trình bao gồm 4 yếu tố cơ bản: các môn học; các hoạt động, kinh nghiệm học tập; các dịch vụ; và các hoạt động “ẩn”. Các môn học, hoạt động, kinh nghiệm học và các dịch vụ là những phần hiển nhiên của chương trình, còn khái niệm các ho ạt động “ẩn” có thể là những giá trị văn hoá tổ chức của nhà trường, xã hội v.v…. Chương trình được nhìn nhận với góc độ qui mô rộng hơn, nhấn mạnh đến sự phát triển kỹ năng và các giá trị khác mà người học đạt được trong trường học. Điều này được thể hiện qua quan điểm của tác giả Ronald C. Doll (1996) về chương t rình: “Chương trình học của nhà trường là nội dung giáo dục và các hoạt động chính thức và không chính thức; quá trình triển khai nội dung hoạt động, thông qua đó người học thu nhận được kiến thức và sự hiểu biết, phát triển các kỹ năng, thái độ, tình cảm và các giá trị đạo đức dưới sự tổ chức của nhà trường”. Một số chuyên gia giáo dục khác nh ìn nhận chương trình với một cách tổng thể từ góc độ người quản lý, người thiết kế, thực hiện chương t rình, và chính vì vậy họ quan tâm nhiều hơn đến mục đích, mục tiêu, các phương pháp thực hiện để đạt được mục đích, mục tiêu đó. White (1995) cho rằng: Chương trình là một kế hoạch đào tạo phản ánh các mục tiêu giáo dục, đào tạo mà nhà trường theo đuổi. Bản kế hoạch đó cho biết nội dung và phương pháp dạy và học cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra. Tim Wentling (1993) định nghĩa: “Chương trình là bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo . Hoạt động đó có thể chỉ là một khoá học trong thời gian vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm. Bản thiết kế tổng thể đó cho ta biết nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể kỳ vọng ở người học sau khi kết thúc khoá học, nó phác hoạ qui trình thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho ta biết các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập, và toàn bộ các vấn đề của bản thiết kế này được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”. 7 Có cùng quan điểm về chương trình, Raph Tyler cho rằng chương trình phải bao gồm 4 yếu tố cơ bản sau: 1) Mục tiêu đào tạo; 2) Nội dung đào tạo; 3) Phương pháp hay qui trình đào tạo; và 4) Đánh giá kết quả đào tạo. Và tương tự, bất luận định nghĩa thế nào về chương trình, tác giả Kelly cho rằng chương trình giáo dục cũng cần có 4 yếu tố cấu thành: 1) Ý định của người xây dựng chương trình; 2) Qui trình thực hiện ý định đó; 3) Kinh nghiệm, kiến thức mà người dạy cung cấp cho người học trong khi thực hiện ý định của người thiết kế chương t rình; và 4) Một sản phẩm phụ của chương trình giáo dục được thể hiện qua khả năng học tập “ẩn” (hidden) của người học. Nhiều tác giả đưa ra định nghĩa về chương trình (curriculum) của riêng họ với sự nhấn mạnh các ý nghĩa của từ này ở mức khác nhau. Theo Portelli (1987), h ơn 120 định nghĩa về thuật ngữ này đã xuất hiện trong các tài liệu chuyên ngành về chương trình giáo dục. Việc quan niệm thế nào về chương trình giáo dục không phải đơn thuần là vấn đề định nghĩa về chương trình mà nó thể hiện rõ quan điểm của mỗi người về giáo dục. Nghiên cứu các quan niệm, định nghĩa về chương trình giáo dục của nhiều tác giả, chuyên gia giáo dục, chuyên gia chương trình giáo dục; với sự hiểu biết và kinh nghiệm công tác trong quản lý đào tạo, xây dựng chương trình giáo dục đại học, chương trình môn học; có quan điểm đồng thuận với quan niệm của các tác giả Tim Wentling, Raph Tyler và Kelly về chương trình giáo dục, tác giả luận án có thể bày tỏ ý kiến về chương trình như sau: “Chương trình giáo dục là bản thiết kế tổng thể được trình bày một cách có hệ thống cho một hoạt động giáo dục, đào tạo của một khoá học trong một khoảng thời gian xác định, và thể hiện 4 yếu tố sau: 1) Mục tiêu đào tạo thể hiện rõ kết quả đào tạo ( Learning outcomes); 2) Nội dung cần đào tạo (các môn học) và thời lượng của chương trình và mỗi môn học; 3) Qui trình và các phương pháp triển khai thực hiện nội dung đào tạo đã được qui định trong 8 chương trình để đạt được mục tiêu đào tạo; và 4) Phương thức kiểm tra – đánh giá kết quả đào tạo”, ngoài ra cần có hướng dẫn thực hiện chương trình”. Có thể nói rằng chương trình trong lĩnh vực giáo dục là một khái niệm động, quan niệm về chương trình giáo dục được ph át triển, mở rộng theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội, của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin. Với mục đích góp phần tạo ra nguồn lực đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ở các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, chương trình giáo dục cũng phải phát triển, cập nhật không ngừng để thực hiện được chức năng của mình. 1.2. Một số khái niệm 1.2.1. Quản lý * Quản lý Quản lý là một thuộc tính lịch sử vì nó phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người, thường xuyên biến đổi, nó là nội tại của mọi quá trình lao động. Quản lý là một hiện tượng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia và mọi thời đại. Theo từ điển tiếng Việt [40]: Quản lý (mang nghĩa của động từ) nghĩa là: Quản là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định; lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định [40, tr. 789]. Vậy quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan. Như vậy, nếu nhấn mạnh đến tính chất điều khiển và tính cấu trúc của một hệ thống, tổ chức trong quản lý thì chúng ta có thể định nghĩa theo quan điểm điều khiển học: Quản lý là chức năng của cả hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật) nó bảo toàn cấu trúc các hệ, duy trì chế độ hoạt động. 9 Nhìn theo chiều lịch sử của sự phát triển khái niệm quản lý, chúng ta không thấy có mâu thuẫn trong các cách định nghĩa quản lý. Tuy nhiên, mỗi một tác giả nhấn mạnh tới một khía cạnh riêng trong định nghĩa quản lý. Ví dụ, quan điểm của C.Mác về quản lý quan tâm nhiều tới mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng lẻ của cá nhân trong quản lý. Theo C.Mác, bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào thực hiện ở một quy mô tương đối lớn đều cần ở chừng mực nhất định đến sự quản lý. Quản lý là xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá nhân và hình thành những chức năng chung xuất hiện trong toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của bộ phận riêng lẻ của nó. Gắn quản lý với những lĩnh vực hoạt động cụ thể, tác giả Trần Quốc Thành, Dương Hải Hưng định nghĩa: Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý về các mặt văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng [2.29, tr. 28]. Còn nhấn mạnh đến tính mục tiêu trong định nghĩa quản lý, theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: "Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định" [2.21, tr. 8]. Như vậy, khái niệm quản lý được các nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa đã gắn với loại hình quản lý hoặc ở lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu cụ thể song đều thống nhất ở bản chất của hoạt động quản lý. Đó là sự tác động một cách có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt mục tiêu mong muốn bằng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. 10 Từ những quan niệm trên có thể hiểu: Quản lý là cai quản bộ máy bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy và tìm cách tác động vào bộ máy để bộ máy đạt tới mục tiêu. Từ đó có thể rút ra một số dấu hiệu bản chất của quản lý như sau: + Quản lý là hoạt động bao trùm mọi mặt của đồi sống xã hội loài người, nó có vai trò điều khiển quá trình lao động và là phạm trù tồn tại khách quan, là tất yếu của lịch sử. + Quản lý là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung của một nhóm người, một tổ chức, một cơ quan hay nói rộng hơn là một nhà nước. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành và phát triển. + Quản lý bao gồm hai yếu tố: Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý trong đó chủ thể quản lý là nhân tạo ra các tác động (cá nhân hoặc tổ chức có nhiệm vụ quản lý, điều khiển hoạt động). Đối tượng quản lý là bộ phận chịu sự tác động của quản lý và đối tượng quản lý (khách thể của quản lý). Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý là mối quan hệ mệnh lệnh - phục tùng, có tính bản chất bắt buộc cưỡng ép và không đồng cấp. Chủ thể quản lý luôn là con người và có cơ cấu, tổ chức phụ thuộc vào quy mô, độ phức tạp của khách thể quản lý. Khách thể quản lý là đối tượng chịu sự điều khiển tác động của chủ thể quản lý bao gồm con người, các nguồn tài nguyên, tư liệu sản xuất tư tưởng chủ đạo xuyên suốt lịch sử, khoa học quản lý. Con người thực sự là yếu tố quan trọng nhất trong khách thể quản lý. Bản chất của hoạt động quản lý là việc phát huy được nhân tố con người trong tổ chức. Quản lý có thể xem là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung. Quá trình tác 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan