Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn quan niệm của j.locke về quyền sở hữu trong tác phẩm khảo luận thứ hai ...

Tài liệu Luận văn quan niệm của j.locke về quyền sở hữu trong tác phẩm khảo luận thứ hai về chính quyền và ý nghĩa ở việt nam hiện nay

.PDF
100
578
76

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI -------- ĐẶNG THỊ LOAN QUAN NIỆM CỦA J. LOCKE VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRONG “KHẢO LUẬN THỨ HAI VỀ CHÍNH QUYỀN” VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Hạnh HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Sau đại học và các phòng ban khác của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho em được học tập, nghiên cứu tại trường. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Triết học đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt thời gian qua. Em xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, các phòng ban trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội đã tạo điều kiện cho e m công tác và học tập nâng cao kiến thức chuyên môn. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến T.S Hoàng Thị Hạnh, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Triết học của mình. Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, đã hết lòng quan tâm giúp đỡ và động viên tác giả luận văn trong quá trình học tập, nghiên cứu. Cảm ơn gia đình đã luôn là điểm tựa vững chắc cả về mặt vật chất và tinh thần để em có thể học tập, công tác và hoàn thành Luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 06 năm 2017 Tác giả Đặng Thị Loan LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của T.S Hoàng Thị Hạnh, có kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về luận văn của mình. Hà Nội, tháng 06 năm 2017 Tác giả Đặng Thị Loan [Type text] Page 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 8 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 8 5. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 8 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 9 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 9 8. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 9 9. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 9 10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn................................ 9 NỘI DUNG......................................................................................................... 11 CHƢƠNG 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA J. LOCKE VỀ QUYỀN SỞ HỮU VÀ KHÁI QUÁT “KHẢO LUẬN THỨ HAI VỀ CHÍNH QUYỀN” ..................................................................... 11 1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội hình thành quan niệm của J. Loke về quyền sở hữu ....................................................................................................................... 11 1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội các nước Tây Âu thế kỷ XVII ........................... 11 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội nước Anh thế kỷ XVII....................................... 12 1.2. Tiền đề lý luận hình thành quan niệm của J. Loke về quyền sở hữu ........... 16 1.3. Khái quát “Khảo luận thứ hai về chính quyền” ........................................... 20 1.3.1. Thân thế và sự nghiệp của J.Locke ........................................................... 20 1.3.2. Khái quát “Khảo luận thứ hai về chính quyền” ....................................... 22 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 32 CHƢƠNG 2: QUAN NIỆM CỦA J. LOKE VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRONG “KHẢO LUẬN THỨ HAI VỀ CHÍNH QUYỀN” VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................... 33 2.1. Quan niệm của J. Loke về quyền sở hữu ........................................................ 33 2.1.1. Quan niệm của J. Loke về nguồn gốc, bản chất quyền sở hữu ...................... 33 [Type text] Page 3 2.1.2. Quan niệm của J.Loke về cách thức đảm bảo quyền tư hữu trong xã hội dân sự .................................................................................................................. 48 2.1.3. Giá trị và hạn chế trong quan niệm của J.Locke về quyền sở hữu ........... 60 2.2. Ý nghĩa quan niệm của J. Locke về quyền sở hữu đối với Việt Nam hiện nay ....................................................................................................................... 67 2.2.1. Ý nghĩa lý luận........................................................................................... 67 2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 78 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 87 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 91 [Type text] Page 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, vấn đề quyền con người luôn được Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam đặt lên hàng đầu. Trong các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, đặc biệt là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII khẳng định rõ mục tiêu nhất quán là: Thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo tinh thần của Hiến Pháp năm 2013, gắn quyền với trách nhiệm và nghĩa vụ. Nhà nước có cơ chế, chính sách bảo vệ và bảo đảm thực hiện tốt quyền con người, quyền công dân, chăm lo cho con người, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền tự do của công dân và xây dựng Nhà nước Việt Nam thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Trong bối cảnh chính trị quốc tế đang có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt hiện nay một số lực lượng chính trị bá quyền đang lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền như một ngọn cờ tập hợp lực lượng với luận điệu “nhân quyền cao hơn chủ quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ các nước khác. Nhân quyền trở thành một vấn đề nhạy cảm và phức tạp trong quan hệ quốc tế, để có thái độ ứng xử đúng đắn, chủ động, giữ vững chủ quyền đất nước, ổn định chính trị, phát triển kinh tế thì việc nắm vững lý luận về quyền con người là một yêu cầu cấp bách. Mầm mống tư tưởng quyền con người đã xuất hiện từ thời cổ đại, nhưng tư tưởng về “quyền con người” thực sự xuất hiện ở thời cận đại, trong quan niệm của nhiều triết gia, trong số đó, có thể nhắc tới John Locke, ông là một triết gia lớn người Anh, một nhà trí thức đa tài và được xem là một trong những cội nguồn tri thức của phong trào Khai Sáng. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có ý nghĩa cả về triết học, chính trị học lẫn kinh tế học, trong đó có “Khảo luận thứ hai về chính quyền”. Trong tác phẩm này, J. Locke đã đề cập đến các quyền con người như: quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền sở hữu, ông cho rằng quyền sở hữu của con người là quan trọng nhất. 1 Sở hữu là vấn đề của mọi quốc gia, mọi dân tộc nên thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tư tưởng, trong đó có các nhà Mácxit. C. Mác đã đánh giá tầm quan trọng của quyền sở hữu khi ông viết: “Quyền sở hữu là điều kiện sinh sống cơ bản của con người” [30,765]. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (1948) tại điều 17 ghi rõ: Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản của riêng mình hoặc tài sản sở hữu chung với người khác, không ai bị tước đoạt tài sản một cách tùy tiện. Ở Việt Nam tại điều 58 Hiến pháp năm 1992 thừa nhận quyền sở hữu của mọi công dân: “công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”. “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế hợp pháp của công dân” [19,98]. Nước ta trong một thời gian dài trước đổi mới tiến hành công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu nhằm nhanh chóng xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản song chế độ công hữu chưa phát huy được tác dụng. Vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quyết định đổi mới toàn diện đất nước, đổi mới tư duy lý luận mà trước hết là tư duy kinh tế trong đó quan trọng là đổi mới về sở hữu. Từ chỗ chỉ thừa nhận chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu đến thừa nhận chế độ tư hữu, thừa nhận sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế. Hiện nay, cả nước đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì vấn đề sở hữu càng trở nên nóng bỏng và càng có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ lịch sử đã chứng minh chỉ có giải quyết đúng đắn vấn đề sở hữu chúng ta mới thoát khỏi khủng hoảng, đưa nền kinh tế phát triển. Như vậy, lý luận về quyền con người trong đó có quyền sở hữu là giá trị mang tính phổ biến toàn nhân loại mà quan niệm của J. Locke là một trong những cội nguồn tư tưởng của lý luận đó. 2 Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quan niệm của J. Locke về quyền sở hữu trong “Khảo luận thứ hai về chính quyền” và ý nghĩa của nó ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Triết học của J. Locke từ lâu đã có sức lôi cuốn, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài, điều đó được thể hiện qua các sách chuyên khảo, luận văn, các bài viết trên các tạp chí… Ở Việt Nam cuốn Khảo luận thứ hai về chính quyền của J. Locke do dịch giả Lê Tuấn Huy dịch sang tiếng Việt được nhà xuất bản Tri thức xuất bản năm 2007 đã dành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Để đáp ứng nhu cầu của đông đảo độc giả năm 2013 nhà xuất bản Tri thức đã cho tái bản lần thứ hai cuốn sách Khảo luận thứ hai về chính quyền, điều đó chứng tỏ sức hút to lớn của cuốn sách này. Liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài có thể chia thành các nhóm nghiên cứu như sau: *Nhóm thứ nhất: nghiên cứu triết học J.Locke nói chung: Các công trình nước ngoài nghiên cứu triết học J. Locke được dịch sang tiếng Việt: Tác phẩm 100 cuốn sách ảnh hưởng khắp thế giới do Đăng Thục Sinh chủ biên, được dịch bởi Tùng Giang do Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản năm 2002. Tác phẩm này là kết quả tuyển chọn dựa theo tiêu chí của cuộc bình chọn “Những kiệt tác thế giới được dịch ra chữ Hán” do Bộ văn hóa Trung Quốc tổ chức năm 1980 – 1981. Trong đó từ cuốn sách số 1 đến số 24 phản ánh những diễn biến tư tưởng của nhân loại về quy chế chính trị, tổ chức nhà nước suốt 2000 năm lịch sử từ Đông sang Tây. Tác phẩm đã trình bày khái quát những nội dung chủ yếu trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền của J. Locke và cũng đã khẳng định giá trị to lớn của quyền con người trong tiến trình phát triển của nhân loại. 3 Cuốn sách 106 nhà thông thái của P.S. Taranop, do dịch giả Đỗ Minh Hợp dịch, xuất bản năm 2000, trong đó trình bày khái quát về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng triết học chính trị cơ bản của J. Locke. Công trình Lịch sử triết học và các luận đề của Samuel Enoch Stumpt, dịch giả Đỗ Văn Thuấn, Lưu Văn Hy, nhà xuất bản Lao Động, năm 2004. Trong đó giới thiệu khái quát về cuộc đời, các tác phẩm tiêu biểu, các quan niệm triết học cơ bản: về nhận thức luận, đạo đức, chính trị của J. Locke. Các công trình trong nước nghiên cứu triết học J. Locke: Lịch sử triết học (2004) do Nguyễn Hữu Vui chủ biên, trong đó đã trình bày các quan niệm triết học của J. Locke nhưng chủ yếu tập trung phương diện nhận thức luận. Tác giả Lưu Kiểm Thanh và Phạm Hồng Thái với Lịch sử các học thuyết chính trị (2006); Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với Lịch sử tư tưởng chính trị (2001); Nguyễn Tiến Dũng với Lịch sử triết học phương Tây (2006); Trần Văn Phòng và Dương Minh Đức với Lịch sử triết học phương Tây trước Mác (2003)…Nhìn chung các công trình trên chủ yếu bàn về quan niệm chính trị, xã hội của J.Locke như một phần không thể thiếu trong tư tưởng chính trị, xã hội cận đại ở phương Tây. *Nhóm thứ hai: nghiên cứu trực tiếp quan niệm của J. Locke trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền: Một số tư tưởng triết học chính trị của John Locke: Thực chất và ý nghĩa lịch sử của Đinh Ngọc Thạch, Tạp chí Triết học (số 1), năm 2007. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra và luận giải thực chất và ý nghĩa lịch sử trong một số tư tưởng triết học chính trị của J. Locke trên cơ sở so sánh quan điểm của J. Locke với quan điểm của các nhà triết học trước và sau ông. Đó là những tư tưởng về nhà nước pháp quyền, về quyền con người, về mối quan hệ giữa quyền và luật pháp. John Locke – nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng của Phạm Văn Đức, Tạp chí Triết học (số 2), năm 2008. Trong bài viết này, tác giả đã trình bày 4 hệ thống triết học của J. Locke nhưng chủ yếu tập trung đi sâu vào làm rõ tư tưởng của ông về nhận thức luận và có đi vào phân tích quan niệm về quyền tự nhiên, về khế ước xã hội của ông. Qua sự phân tích, tác giả đề cập đến quan niệm của J.Locke về quyền sở hữu như những quyền tự nhiên. Locke và triết lý về con người của Lê Công Sự, Tạp chí Nghiên cứu Con người (số 3) năm 2009. Trong bài viết này, tác giả nêu ra quan niệm của J. Locke về quyền sở hữu trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền, tác giả chỉ ra rằng, theo J. Locke lao động chính là nguồn gốc trực tiếp tạo nên quyền sở hữu, sự xuất hiện quyền sở hữu là bước đột phá căn bản làm phát sinh xã hội dân sự. Nguyễn Thị Dịu với Luận văn Thạc sĩ Triết học Quan niệm chính trị - xã hội của John Locke (2009), đã đi sâu vào phân tích quan niệm của J. Locke về con người, quyền con người và quyền lực nhà nước, trong đó tác giả cũng có đề cập đến quan niệm của J. Locke về quyền sở hữu trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền xem đó như là một trong những quyền cơ bản của con người. Đinh Thị Hồng Vững với Luận văn Thạc sỹ Triết học Quan niệm của J.Locke về nhà nước trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền” (2013), đã đi sâu vào phân tích quan niệm của J.Loccke về nguồn gốc, bản chất của quyền lực nhà nước, về giới hạn và sự phân chia quyền lực, về cơ chế hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Trong đó, tác giả cũng đề cập đến quan niệm của J.Locke về quyền sở hữu nhưng với tư cách là một trong những quyền cơ bản của con người, và mục đích của nhà nước là đảm bảo quyền tư hữu, chứ chưa đi sâu phân tích cụ thể quan niệm của J.Locke về quyền sở hữu. Quan niệm của John Locke về quyền sở hữu trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền” của Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn số 3 năm 2012. Ở bài viết này, tác giả đã chỉ ra nguồn gốc của sở hữu, từ đó khẳng định mục đích của nhà nước là bảo toàn sở hữu của con người. Tác giả chưa làm rõ quan 5 niệm của J. Locke về cách thức đảm bảo quyền tư hữu và cũng chưa chỉ ra ý nghĩa quan niệm về quyền sở hữu của J.Locke trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền đối với vấn đề sở hữu ở Việt Nam hiện nay. *Nhóm thứ ba: nghiên cứu về vấn đề sở hữu ở Việt Nam: Tính đa dạng, sự liên kết và tính chất đan xen của các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay của Lương Minh Cừ đăng trên Tạp chí Triết học số 6 (94), tháng 12 năm 1996 đã chỉ ra tính tất yếu của sự đa dạng, đan xen giữa các hình thức sở hữu trong thời kỳ quá độ ở nước ta đồng thời chỉ ra những tiến bộ, đổi mới và phát triển của nền kinh tế nước ta sau khi giải quyết đúng đắn vấn đề sở hữu so với thời kỳ trước đổi mới. Đổi mới về sở hữu ở Việt Nam: một số cơ sở lý luận của Phạm Văn Đức đăng trên Tạp chí Triết học số 2 (165) tháng 2 năm 2005 đã chỉ ra cơ sở lý luận căn bản của việc đổi mới về sở hữu ở Việt Nam là: sự đổi mới quan niệm về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; sự thay đổi quan niệm về sở hữu, coi sở hữu vừa là mục đích vừa là phương tiện. Từ đó, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần với các loại hình sở hữu khác nhau là chiến lược lâu dài và tối ưu nhằm phát triển lực lượng sản xuất. Vấn đề công hữu trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Lê Xuân Tùng đăng trên tạp chí Cộng sản số 6 (150) năm 2008 đã đưa ra những lý giải theo tư duy mới về chế độ công hữu, xem đó không phải là yếu tố duy nhất, không thể thay đổi trong nền sản xuất ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cũng như ở thời kỳ chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng xong. Luận án tiến sĩ triết học Nguyễn Thị Huyền với đề tài Các hình thức sở hữu và vai trò của chúng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay đã chỉ ra vai trò của các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường, từ đó đề ra quan điểm và các giải pháp nhằm phát huy vai trò của các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 6 Bài viết Một số vấn đề về sở hữu tư liệu sản xuất ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới của Nguyễn Thị Như Hà đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 2 năm 2015 đã nêu ra nhận thức về vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất, sự chuyển biến về sở hữu trong nền kinh tế thời kỳ đổi mới. Lê Công Sự và Hoàng Thị Hạnh trong Học thuyết phạm trù trong triết học Mác – Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2009 khi chỉ ra những biểu hiện tư duy siêu hình, chủ quan duy ý chí, giáo điều và kinh nghiệm chủ nghĩa trong việc xây dựng, nhận thức, vận dụng các khái niệm, phạm trù triết học Mác – Lênin ở nước ta thời kỳ trước đổi mới đã cho rằng, Đảng ta đã có sự đồng nhất, lẫn lộn giữa phạm trù “xã hội xã hội chủ nghĩa” với phạm trù “thời kỳ quá độ” từ đó dẫn đến quan điểm đồng nhất một loạt các hệ vấn đề khác: đồng nhất khái niệm cải tạo quan hệ sản xuất với khái niệm xóa bỏ quan hệ sản xuất, đồng nhất phạm trù quan hệ sản xuất với phạm trù quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất… Do vậy nên trước thời kỳ đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành xóa bỏ sạch trơn quan hệ sản xuất của xã hội cũ, xóa bỏ sở hữu tư nhân và xác lập sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, coi đó là mô hình quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thuần khiết (như ý). Hoàng Thị Hạnh với Xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện đặc thù ở Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, năm 2016, khi nêu ra những giải pháp về phương diện kinh tế để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cho rằng tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những giải pháp chủ yếu. Nhìn chung, ở Việt Nam hầu hết các công trình nghiên cứu về triết học J. Locke nêu trên chỉ giới thiệu tổng quan triết học của J. Locke. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về tư tưởng triết học của J.Locke nói chung và quan niệm của ông về quyền sở hữu nói riêng còn khá khiêm tốn, trong số đó có rất ít công 7 trình lớn đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống quan niệm của J.Locke về quyền sở hữu, nếu có chỉ dừng lại ở dạng bài viết đăng trên tạp chí. Các công trình nghiên cứu về vấn đề sở hữu ở Việt Nam có khá nhiều nhưng chủ yếu nêu nên thực trạng và giải pháp phát triển vấn đề sở hữu, vai trò của các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế mà chưa có sự kết nối với các quan niệm về sở hữu của các nhà tư tưởng tiền bối, đặc biệt là quan niệm về quyền sở hữu của J. Locke. Do vậy, tác giả luận văn sẽ đi sâu khai thác quan niệm của J.Locke về quyền sở hữu trong Khảo luận thứ hai về chính quyền, từ đó chỉ ra ý nghĩa của quan niệm đó đối với vấn đề sở hữu ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề lý luận hình thành quan niệm của J. Locke về quyền sở hữu và tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền, chỉ ra quan niệm của J.Locke về quyền sở hữu trong Khảo luận thứ hai về chính quyền, từ đó thấy được ý nghĩa của quan niệm đó đối với vấn đề sở hữu ở Việt Nam hiện nay. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu - Triết học của J. Locke. 4.2. Đối tượng nghiên cứu - Quan niệm của J. Locke về quyền sở hữu trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền. 5. Giả thuyết khoa học - Nếu phân tích, làm rõ quan niệm của J. Locke về quyền sở hữu trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền sẽ giúp chúng ta thấy đầy đủ hơn hệ thống triết học của J.Locke, đặc biệt là quan niệm về quyền sở hữu, ý nghĩa của quan niệm đó đối với vấn đề sở hữu ở nước ta hiện nay. 8 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau: + Phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề lý luận hình thành quan niệm của J.Locke về quyền sở hữu. + Phân tích quan niệm của J.Locke về nguồn gốc, bản chất và cách thức đảm bảo quyền sở hữu của con người trong Khảo luận thứ hai về chính quyền. + Ý nghĩa quan niệm của J.Locke về quyền sở hữu đối với vấn đề sở hữu ở Việt Nam hiện nay. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Với mục đích và nhiệm vụ nêu trên, tác giả luận văn tập trung nghiên cứu dưới góc độ triết học quan niệm cơ bản của J.Locke về quyền sở hữu trong Khảo luận thứ hai về chính quyền và ý nghĩa của nó đối với vấn đề sở hữu ở Việt Nam hiện nay. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Tác giả luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp: phương pháp khái quát hóa và trừu tượng hóa, phương pháp thống nhất lôgic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp... 9. Kết cấu của luận văn - Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm hai chương, 5 tiết. 10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 10.1. Những luận điểm cơ bản - J. Locke là nhà triết học tiêu biểu của nước Anh thế kỷ XVII, ông đã để lại cho nhân loại một kho tàng lý luận phong phú qua các tác phẩm tiêu biểu, trong đó đặc biệt nhất là Khảo luận thứ hai về chính quyền. 9 - Trong Khảo luận thứ hai về chính quyền J. Locke đã đề cập đến các quyền của con người, trong đó ông cho rằng quyền sở hữu là quan trọng nhất. - Quan niệm về quyền sở hữu trong Khảo luận thứ hai về chính quyền của J. Locke không chỉ có ý nghĩa lịch sử lúc bấy giờ mà đến nay nó vẫn còn giá trị không chỉ trên thế giới mà còn ở Việt Nam. 10.2. Đóng góp mới của luận văn - Về mặt lý luận, luận văn làm rõ quan niệm của J. Locke về quyền sở hữu trong “Khảo luận thứ hai về chính quyền”. Luận văn chỉ ra ý nghĩa quan niệm của J.Locke về quyền sở hữu đối với vấn đề sở hữu ở Việt Nam hiện nay. - Về mặt thực tiễn, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu lịch sử triết học nói chung cũng như cho những người tiếp tục đi sâu nghiên cứu hệ thống tư tưởng triết học của J. Locke. 10 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA J. LOCKE VỀ QUYỀN SỞ HỮU VÀ KHÁI QUÁT “KHẢO LUẬN THỨ HAI VỀ CHÍNH QUYỀN” 1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội hình thành quan niệm của J. Loke về quyền sở hữu 1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội các nước Tây Âu thế kỷ XVII Từ thế kỷ XVI ở các nước châu Âu đã diễn ra những biến chuyển phức tạp và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm cho công cụ sản xuất được cải tiến và ngày càng hoàn thiện. Việc sáng chế ra máy kéo sợi, máy in, các loại đồng hồ cơ học đã làm cho bộ mặt nền sản xuất và năng suất lao động thay đổi theo hướng ngày càng tiến bộ. Qúa trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu đã làm thay đổi căn bản cách thức sản xuất chủ yếu từ lao động thủ công sang sản xuất bằng máy móc và từng bước hình thành cơ cấu công nghiệp hoàn chỉnh, từ sản xuất quy mô nhỏ lên sản xuất quy mô lớn. Nền sản xuất công trường thủ công đã dần thay thế cho nền kinh tế tự nhiên ở các nước ven Địa Trung Hải và nhanh chóng lan rộng ra các nước Anh, Pháp… Những phát kiến về địa lý như việc tìm ra châu Mỹ, tìm ra đường hàng hải vòng quanh châu Phi càng tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển, thị trường trao đổi hàng hóa giữa các nước được mở rộng. Các nước tư bản phát triển sớm như Anh, Pháp, Tây Ban Nha thi nhau tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên và để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của mình. Đồng thời, với sự phát triển của sản xuất, sự phát triển thương nghiệp và công nghiệp là sự phân hóa giai cấp trong xã hội châu Âu thời kì này ngày càng rõ rệt. Lúc này, cùng với sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai 11 cấp tư sản đang trưởng thành và ngày càng lớn mạnh. Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến bóc lột nặng nề, không có ruộng đất, đời sống ngày càng cùng cực, hàng loạt nông dân đã phải rời bỏ quê hương di cư đến thành phố, trở thành người làm thuê cho các công trường, xưởng thợ. Lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ đã làm cho quan hệ sản xuất phong kiến không còn phù hợp và trở thành “xiềng xích”, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, ngăn cản sự phát triển của xã hội. Giai cấp tư sản ngày càng có vai trò to lớn trong sự phát triển của xã hội nhưng lại không có quyền lực về chính trị, không chấp nhận được những đạo luật hà khắc của chế độ phong kiến đã lỗi thời, lạc hậu. Điều đó dẫn đến việc giai cấp tư sản cùng kết hợp với những giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội đứng lên đấu tranh nhằm xoá bỏ chế độ phong kiến và thiết lập bình đẳng pháp luật, đảm bảo tự do an ninh cá nhân và quyền sở hữu tư nhân, bằng cách tạo ra những sự bảo đảm cần thiết về chính trị và pháp lý. Vì vậy, thời kỳ này đã diễn ra hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản ở các nước như: Hà Lan (1560 – 1570), Anh (1642 – 1648), Pháp (1789 -1794)…. Những sự biến đổi phức tạp và sâu sắc của các nước Tây Âu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thời kỳ này đã có sự tác động mạnh mẽ đến điều kiện kinh tế - xã hội nước Anh thế kỷ XVII. 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội nước Anh thế kỷ XVII Hòa cùng bối cảnh châu Âu lúc đó, bước sang nửa sau của thế kỉ XVII, nước Anh đã đạt tới sự phát triển cao về kinh tế - xã hội, Anh đã trở thành một trong những cường quốc tư bản lớn bấy giờ. Những phát minh mới về kỹ thuật của thế giới đã được nước Anh áp dụng thành công vào sự nghiệp phát triển đất nước, làm cho năng suất lao động tăng lên. Đặc biệt là ngành sản xuất len dạ - ngành sản xuất có truyền thống lâu đời ở Anh, đến thế kỷ XVII đã mở rộng ra cả nước, đã cung cấp một lượng hàng xuất khẩu lớn chiếm khoảng 80% toàn bộ hàng xuất khẩu của nước Anh sang bên ngoài. 12 Công nghiệp phát triển đã thúc đẩy thương nghiệp Anh phát triển, thương nhân Anh mở rộng buôn bán với thị trường thế giới, thành lập các công ty thương nghiệp hoạt động từ biển Ban Tích đến châu Phi, từ Trung Quốc đến châu Mỹ…. Các ngành công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải…phát triển tới mức độ chưa từng có, tạo nên những yếu tố cách mạng trong lòng xã hội phong kiến đang tan rã một quan hệ sản xuất mới – quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần hình thành. Ở nước Anh lúc đó đã xuất hiện những công trường thủ công tập trung với hàng trăm ngàn lao động làm thuê. Đầu thế kỉ XVII nước Anh mặc dù đã đạt được một số thành tựu về công nghiệp, thương nghiệp nhưng vẫn là một nước nông nghiệp. Trong số 2,5 triệu dân chỉ có 1/5 sống ở thành thị, số còn lại sống ở nông thôn. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn thống trị, nông dân làm ruộng phải nộp tô cho địa chủ theo kỳ hạn và theo mức quy định. Cho nên xét về thân phận, mặc dù họ được tuyên bố là tự do, chế độ nông nô được bãi bỏ nhưng địa chủ vẫn có quyền xét xử và quyền quản lý về hành chính đối với những người sống trong trang viên, lãnh địa của họ. Ngoài phần đất của địa chủ chiếm làm tư hữu, nước Anh lúc đó vẫn còn phần ruộng đất công xã như đất hoang, rừng núi, đồng cỏ thuộc quyền sở hữu chung, tất cả mọi người được sử dụng để chăn nuôi. Để duy trì vị thế kinh tế của mình giai cấp tư sản Anh càng mở rộng các hoạt động thương nghiệp: cho vay nặng lãi, thậm chí xâm nhập cả vào lĩnh vực nông nghiệp. Do sự phát triển của ngành công nghiệp len dạ, nên nghề nuôi cừu ở Anh trở thành nghề đem lại lợi nhuận cao nhất, để có được lợi nhuận cao nhất, giai cấp tư sản không từ một thủ đoạn nào để tước đoạt ruộng đất của nông dân. Giai cấp tư sản Anh thu được nhiều lợi nhuận từ việc tước đoạt ruộng đất, mở rộng thị trường, có tiềm lực kinh tế ngày càng lớn mạnh nhưng lại dẫn đến một mâu thuẫn mới là họ không có quyền lực chính trị, do quyền lực chính trị vẫn nằm trong tay các thế lực phong kiến. 13 Những biến động kinh tế đã kéo theo những biến đổi sâu sắc về mặt xã hội, trong giai cấp quý tộc Anh có sự phân hóa sâu sắc: Quý tộc cũ đại diện cho thế lực phong kiến, họ có nhiều đặc quyền đặc lợi nên họ chủ trương bảo vệ ngôi vua và duy trì sự tồn tại vĩnh viễn của chế độ phong kiến. Trong khi đó tầng lớp quý tộc mới hình thành – tức quý tộc đã tư sản hóa, có quyền lợi gắn chặt với giai cấp tư sản, tầng lớp này đại diện cho chế độ Nghị viện, họ là những người có quyền lực về kinh tế nhưng lại không có quyền lực chính trị. Do vậy, họ có thái độ thù địch với nhà vua, trở thành tầng lớp tư sản tích cực trong cuộc đấu tranh chống phong kiến. Đến giữa thế kỷ XVII, chế độ phong kiến Anh ngày càng trở nên phản động, kìm hãm sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, giai cấp tư sản Anh dần dần lớn mạnh, họ mong muốn nhanh chóng xoá bỏ chế độ phong kiến. Trong lúc đó vua Charles I âm mưu phục hồi chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến và lợi dụng những tranh chấp giữa phái Trưởng lão và phái Độc lập trong Nghị viện để tiến hành cuộc phản kích, dẫn đến bùng nổ cuộc nội chiến lần II năm 1648. Cromwell (1599 – 1658) là một trong những lãnh tụ xuất sắc của phái Độc lập, tiêu biểu cho tầng lớp quý tộc mới loại vừa, ông là người có sức lực dồi dào, một nhà tổ chức và một nhà chỉ huy giỏi. Ông vốn là một tín đồ Thanh giáo, phấn đấu cả đời vì sự nghiệp Thanh giáo, phẩm chất con người ông rất cao thượng và không có dục vọng quyền lực, song sóng gió của cách mạng đã đẩy ông đến đỉnh cao của quyền lực. Cromwell đã tập hợp quần chúng nhân dân và giai cấp tư sản, quý tộc mới chống lại chế độ phong kiến nhằm thủ tiêu vương quyền, xoá bỏ cơ quan quyền lực của giới quý tộc cha truyền con nối. Cuộc cách mạng thành công, phe cách mạng thắng lợi, Charles I bị xử tử đánh dấu một bước tiến mới của cách mạng và thiết lập nền bảo hộ của Cromwell. Cromwell trở thành “Nhà bảo hộ” độc tài, nắm trong tay mọi quyền hành và có quyền hạn tuyệt đối, Cromwell xây dựng một chính quyền có “bàn tay sắt”, vừa có khả năng trấn áp phong trào đấu tranh của quần 14 chúng nhân dân trong nước vừa có khả năng chiến thắng những quốc gia bên ngoài. Tuy nhiên, chính quyền bảo hộ cũng không thoát khỏi những khó khăn ngày càng trầm trọng, trong khi đó làn sóng căm phẫn của nhân dân vẫn không ngừng bùng lên và lan trong toàn quốc. Sự sụp đổ của chế độ bảo hộ sau cái chết của Cromwell được nối tiếp bằng sự phục hồi của Charles II, với việc trở về với nền quân chủ, viện quý tộc và giáo hội. Điều này đã đe doạ giai cấp tư sản và quý tộc mới, đồng thời khiến nước Anh tiếp tục có những xung đột mới giữa quốc vương với nghị viện. Bên cạnh những mâu thuẫn về mặt chính trị, ở nước Anh xảy ra những tranh cãi về sự khoan dung tôn giáo diễn ra trong thời gian 1660 – 1688 giữa người Tin lành, người Anh giáo và người Công giáo. Thực chất cuộc tranh luận tôn giáo này là sự phản ánh mâu thuẫn giữa hai luồng tư tưởng tư sản và phong kiến, phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội Anh khi chế độ phong kiến đang suy tàn và chế độ tư sản hình thành và lớn mạnh. Thời kỳ này kết thúc bằng cuộc cách mạng Vinh quang năm 1688 mà James II bị trục xuất khỏi nước Anh và vương vị được thay vào William III và vợ là Mary II, định hình nền quân chủ lập hiến. Có thể nói, cách mạng Vinh quang đã làm nên một bước ngoặt lịch sử của nước Anh. Thành quả lớn nhất của cuộc cách mạng Vinh quang chính là ở chỗ nó đã làm thay đổi chính thể nước Anh, xây dựng ở Anh nền quân chủ lập hiến, chuyển quyền lực từ tay quốc vương sang tay quý tộc. Vào thời kỳ này, J. Locke là thành viên của “Hiệp hội hoàng gia Anh”, điều đó tạo điều kiện để ông tham dự tích cực vào sự kiện trên. J. Locke cho rằng, giữa người bị thống trị và người thống trị tồn tại một quan hệ “khế ước xã hội”, quyền lực của người thống trị có được là do sự đồng ý của người bị trị và một khi “khế ước xã hội” bị vi phạm thì người bị thống trị không có nghĩa vụ phải phục tùng nữa. Chính những quan điểm trên của J. Locke đã cung cấp những cơ sở lý luận hợp lý cho cuộc cách mạng Vinh quang, mặc dù khi ông đề xuất tư tưởng này thì cách mạng Vinh quang chưa nổ ra.Thực chất 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan