Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn tầng lớp trí thức đàng trong thế kỉ xvii xviii...

Tài liệu Luận văn tầng lớp trí thức đàng trong thế kỉ xvii xviii

.PDF
137
556
95

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Hiến Chƣơng đã tận tâm chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Lịch sử Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn các cán bộ công tác tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Tư liệu khoa Lịch Sử trường Đại học sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu phục vụ cho luận văn này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện và cho tôi những lời động viên sâu sắc để tôi hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất. Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Chung MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 1 3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................... 8 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 8 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 9 6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 9 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐÀNG TRONG THẾ KỈ XVII – XVIII... 10 1.1. Chính trị .................................................................................................. 10 1.2. Kinh tế - xã hội ....................................................................................... 14 1.2.1. Kinh tế .................................................................................................. 14 1.2.1.1. Nông nghiệp ....................................................................................... 14 1.2.1.2. Thủ công nghiệp ................................................................................. 16 1.2.1.3. Thương nghiệp ................................................................................... 18 1.2.2. Xã hội.................................................................................................. 32 1.3. Văn hóa.................................................................................................... 34 Tiểu kết chƣơng 1 ......................................................................................... 42 CHƢƠNG 2: NGUỒN GỐC XUẤT THÂN CỦA TẦNG LỚP TRÍ THỨC PHẬT GIÁO ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII-XVIII .................. 43 2.1. Trong nƣớc ............................................................................................. 43 2.1.1. Quý tộc ................................................................................................. 43 2.1.2. Trí thức bình dân ................................................................................... 75 2.2. Từ Trung Hoa ......................................................................................... 84 2.2.1. Các dòng thiền chủ yếu ......................................................................... 84 2.2.2. Những nhân vật chính .......................................................................... 87 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 95 CHƢƠNG 3: VAI TRÒ, VỊ TRÍ, VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TẦNG LỚP TRÍ THỨC PHẬT GIÁO ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII - XVIII....................... 97 3.1. Vai trò, vị trí .......................................................................................... 97 2.2.1. Về chính trị - xã hội ............................................................................ 97 3.1.2. Về văn hóa .......................................................................................... 102 3.2. Đặc điểm ............................................................................................... 109 Tiều kết chƣơng 3 ....................................................................................... 117 KẾT LUẬN .................................................................................................. 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 120 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử nền sử học Việt Nam khi nghiên cứu đến vấn đề Đàng Trong – thời kì đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc, người ta thường nói đến tình hình kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế ngoại thương với sự phát triển của thương mại và các hải cảng mà ít ai nghiên cứu về các vấn đề xã hội, về các giai tầng trong xã hội đặc biệt là tầng lớp trí thức mà cụ thể là trí thức Phật giáo – một bộ phận khá quan trọng chi phối đời sống chính trị, xã hội trong mọi thời đại mà điển hình là xã hội phong kiến. Với ý nghĩa thiết thực ấy, tôi mạnh dạn nghiên cứu về vấn đề: “Tầng lớp trí thức Phật giáo Đàng Trong (thế kỉ XVII – XVIII)” với mong muốn đóng góp thêm những hiểu biết của bản thân về tầng lớp trí thức Phật giáo Đàng Trong trong xã hội Việt Nam thời phong kiến để nguồn tài liệu về Đàng Trong thêm đầy đủ, phong phú và dồi dào hơn, cung cấp những tri thức quý báu cho những người yêu sử Việt Nam nói chung và lịch sử Đàng Trong nói riêng. Ngoài ra, vốn yêu thích lịch sử phong kiến Việt Nam, đặc biệt là lịch sử Đàng Trong, đây chính là động lực giúp tôi lựa chọn và thực hiện đề tài này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về Đàng Trong là một đề tài không phải quá mới mẻ đối với những nhà nghiên cứu sử học trong và ngoài nước mà trước đó đã có khá nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề tương tự như: Theo cuốn “Xứ Đàng Trong” của Li Tana, tác giả đã giải thích rằng chúa Nguyễn không phát triển Nho giáo ở Đàng Trong vì những khẳng định cơ bản của Khổng giáo trực tiếp mâu thuẫn với vị trí của họ Nguyễn bị coi là một chế độ li khai và nổi loạn với triều đình. Nhưng chúa Nguyễn lại không dám đi quá xa và không dám tìm ra một giải pháp hoàn toàn khác biệt với truyền thống người Việt ở phía Bắc. Trong hoàn cảnh đó Phật giáo Đại thừa đã cung cấp một giải pháp đáp ứng nhu cầu của họ Nguyễn. Phật giáo một 1 mặt đẩy mạnh bản sắc dân tộc của người Việt, mặt khác làm lắng đọng các mối lo âu của người di dân mà không đặt lại vấn đề về tính hợp pháp của những người cai trị. Đồng thời sự suy thoái của Nho giáo và giáo dục thi cử đã kéo theo một sự chuyển biến của văn học chữ Hán. Thơ văn của các nhà Nho không còn thể hiện được tinh thần yêu nước, yêu quê hương như ở các thế kỉ trước. Nhiều nhà Nho bất mãn với chính quyền, bộ máy quan lại đương thời đã từ bỏ con đường công danh về với nhân dân tìm hiểu thế sự. Và tinh thần dân tộc trỗi dậy ở họ và họ tìm thấy ở tiếng mẹ đẻ cái khả năng diễn đạt thuận lợi hơn chính vì vậy bên cạnh văn học chữ Hán, chữ Nôm đã ra đời và phát triển. Tiến sĩ Trần Xuân Hiệp trong tác phẩm “Sự du nhập và phát triển Phật giáo Đàng Trong thế kỉ XVII – XVIII: Nhìn từ phương diện tiếp xúc văn hóa” đã nói đến sự du nhập và phát triển của Phật giáo thông qua các vị tăng sư người Hoa và cư dân người Việt đã góp phần quan trọng cho sự tiếp xúc văn hóa giữa những cư dân bản địa và người Hoa ngoại nhập từng bước được thực hiện. Cristophoro Borri với tác phẩm “Xứ Đàng Trong năm 1621” đã giới thiệu về xứ Đàng Trong của ta một cách bao quát và khá đầy đủ về quốc hiệu, vị trí và diện tích; về khí hậu và đặc tính lãnh thổ; về đất đai; voi và tê giác; về tính tình, phong hóa, tục lệ người Đàng Trong, cách sống, cách ăn mặc và thuốc men của họ; về hành chính và dân chính nơi đây; về cả lực lượng của chúa, về thương mại và các hải cảng của xứ Đàng Trong; kể cả việc quan trấn thủ Quy Nhơn đưa các cha dòng đến tỉnh ông cai quản và cho dựng một trú sở và một nhà thờ cho các cha; về việc quan trấn tỉnh Quy Nhơn qua đời; về thiên văn, về đời sống tinh thần Đàng Trong,... Tác phẩm Lịch sử Phật giáo Đàng Trong (2 tập) của Nguyễn Hiền Đức là công trình có quy mô lớn bậc nhất về lịch sử Phật giáo Đàng Trong cho đến nay. Trong tập I tác giả trình bày 6 chương: Chương 1: Các chúa Nguyễn với Phật giáo ở Đàng Trong 2 Chương 2: Sự phục hưng của Phật giáo ở Đàng Trong Chương 3: Tổ sư Nguyên Thiều - Siêu Bạch và thiền phái Lâm Tế ở Đàng Trong Chương 4: Hòa thượng Thạch Liêm và thiền phái Tào Động ở Đàng Trong Chương 5: Các thiền sư Hoằng Hóa ở đô thành Phú Xuân Chương 6: Tổ sư Thiệt Diệu-Liễu Quán và chi phái thiền Liễu Quán Ở tập II, tác giả trình bày 7 chương: Chương 7: Thiền sư Minh Hải - Pháp Bảo và chi phái thiền Chúc Thánh Chương 8: Các thiền sư Hoằng Hóa ở phủ Phú Xuân Chương 9: Các thiền sư Hoằng Hóa ở Khánh Hòa và các địa phương khác thuộc miền Trung Chương 10: Dấu chân hoằng hóa của các thiền sư ở Đồng Nai-Gia Định Chương 11: Phật giáo phát triển ở phủ Gia Định Chương 12: Phật giáo phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long Chương 13: Ảnh hưởng của Phật giáo trong nền văn học Đàng Trong Tuy nhiên, cũng như nhiều tác phẩm của các nhà nghiên cứu khác, Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, tác giả Nguyễn Hiền Đức cũng trọng tâm nghiên cứu về sự du nhập, truyền bá Phật giáo thông qua quá trình hoằng hóa của các thiền sư, phái thiền ở Đàng Trong thời các chúa Nguyễn. Trong tác phẩm “Việt Nam Phật giáo sử luận tập II” của Nguyễn Lang, trong chương XXII “Thiền phái Lâm Tế và phật giáo ở Đàng Trong các thiền sư Trung Hoa sang hoằng hóa” đã nói về việc mộ Phật của các chúa Nguyễn và việc các nhà sư Trung Hoa sang nước ta truyền bá phật pháp. Ngoài ra ông còn nói về sự nghiệp truyền bá phật pháp của các thiền sư Việt Nam theo dấu chân của chúa Nguyễn đi khai phá vùng đất mới phía Nam. Trong tác phẩm “Văn bia chùa Huế thể hiện tiến trình phát triển Phật giáo ở Đàng Trong” của Thạc sĩ Tạ Đức Tú và Thạc sĩ Võ Vinh Quang, tác giả đã nói lên sự dung hòa tuyệt vời các tư tưởng khác nhau trong xã hội, Phật giáo Huế có công lao rất lớn trong quá trình hợp nhất các dòng phái, 3 hòa quyện cùng nguồn văn hóa dân gian đa dạng, phong phú đã tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo ở đây. Trong tác phẩm “Triết lý sống của người Phật tử Việt Nam” của tác giả Thích Phước Đạt đã nói về việc triết lý sống của người Phật tử Việt Nam có thể bắt nguồn: thứ nhất là từ tiến trình hình thành phát triển dân tộc Việt, thứ hai là từ quá trình tiếp biến giáo lý căn bản Phật giáo mà dân tộc ta đã trải nghiệm hành trì trong đời sống thực nghiệm tâm linh. Chính hai cội nguồn đó đã tạo ra và phát triển những nét chung và đặc thù của triết lý sống của người Phật tử Việt Nam trong tiến trình dựng nước, mở nước, giữ nước, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và hội nhập của đất nước cũng như việc truyền bá chánh pháp, đem lại hạnh phúc cho mọi người dân nước Việt. Trong tác phẩm “Tinh thần vì đạo pháp và dân tộc của Minh vương Nguyễn Phúc Chu” của hòa thượng Thích Đạt Đạo đã hết sức ca ngợi việc hộ trì Phật pháp của Minh vương Nguyễn Phúc Chu. Chúa đã biết vận dụng Phật giáo để cảm hóa dân chúng và xây dựng một xã hội mang đầy ắp tình thương và lòng nhân ái. Đó chính là cái cốt lõi để xây dựng một nhà nước vững mạnh và hợp lòng người trong bối cảnh xã hội đầy rối ren ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII. Tác phẩm “Sử liệu về thiền sư Hải Bình Bảo Tạng” của tác giả Thích Đồng Dưỡng đã khắc họa về thiền sư Hải Bình Bảo Tạng (1818 – 1872), ông là một vị cao tăng triều Nguyễn, thuộc thiền phái Lâm Tế Liễu Quán đời thứ 40. ông xuất thân từ Tổ đình Long Sơn Bát Nhã (Phú Yên) và là cao đệ của tăng cang Tánh Thông Giác Ngộ (1774 – 1842). Ông phát tâm vân du hóa đạo, từng dừng chân ở nhiều chùa cảnh thuộc các tỉnh Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận và vào cả tỉnh Vũng Tàu. Ở đâu ông cũng cố tâm kiến thiết, phục hưng, khai sơn lập nên những đạo tràng thật tôn nghiêm và mong muốn truyền tải những nét đẹp của văn hóa Phật giáo cho bà con xứ sở miền Nam. Tác phẩm “Thiền phái Tào Động ở Đàng Trong” của tác giả Thích Phước Sơn đã ghi nhận vai trò to lớn của thiền phái này trong việc thúc đẩy chúa 4 Nguyễn cố gắng thực hiện đường lối trị nước theo ảnh hưởng của Phật giáo cũng như thúc đẩy chúa Nguyễn hoàn thành một số Phật sự thuộc loại vĩ đại. Tạp chí Sông Hương số 299, có bài viết “Chùa chiền và các người bạn cố đô Huế” của Võ Vinh Quang đã lược khảo vài nét về những ghi chép về chùa chiền, các bậc tăng cang thạc đức xứ Huế và lược khảo vài nét về những đóng góp của các học giả trên. Trong tạp chí văn hóa Phật giáo số 7 của Nguyễn Đắc Xuân đã ca ngợi công lao to lớn của thiền sư Nguyên Thiều từ đó giúp hiểu thêm về công lao to lớn của ông đối với sự nghiệp Phật giáo Đàng Trong. Qua tác phẩm “Tổ Liễu Quán” của Thích Tín Nghĩa sưu lục đã giúp hiểu thêm về tổ Liễu Quán và vai trò của nó đối với Phật giáo Đàng Trong trong các thế kỉ XVII – XVIII. Trong tác phẩm “Sự du nhập và phát triển Phật giáo Đàng Trong thế kỉ XVII – XVIII: Nhìn từ phương diện tiếp xúc văn hóa” của tác giả Trần Xuân Hiệp đã cho thấy cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội Đàng Trong cũng như những chính sách tốt đẹp đối với Phật giáo của các vị chúa Nguyễn đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự du nhập và phát triển của Phật giáo trong thế kỉ XVII – XVIII. Mặt khác thông qua các vị tăng sư người Hoa cũng như cộng đồng dân cư Việt và Hoa đã góp phần quan trọng cho sự tiếp xúc văn hóa giữa những cư dân bản địa người Việt và người Hoa ngoại nhập từng bước được thực hiện. Trong tác phẩm “Phật giáo – chúa Nguyễn đồng hành trong cuộc Nam tiến” của ĐĐ. TS Thích Nguyên Hạnh (Đức Trường) đã khái quát về việc sùng bái đạo Phật của các chúa Nguyễn đồng thời giải thích cặn kẽ việc sùng mộ ấy của các chúa Nguyễn và việc vì sao Phật giáo Đàng Trong thời kì này lại phát triển mạnh mẽ đến vậy. Trong tác phẩm “Phật giáo trong vai trò xác lập hệ tư tưởng chính thống ở Đàng Trong” của tác giả Trần Đình Hằng đã nói lên bối cảnh lịch sử cũng như việc chúa Nguyễn dùng Phật giáo như một chiến lược nhân tâm trong sự xác lập hệ tư tưởng chính thống ở Đàng Trong. 5 Trong tác phẩm “Phật giáo từ thời Trần Nhân Tông đến cận đại” của tác giả Thích Tâm Hải đã khái quát lịch sử Phật giáo Việt Nam từ thời Trần Nhân Tông đến thời cận đại trong đó có giai đoạn của Phật giáo Đàng Trong thời Nguyễn Phúc Chu với các dòng thiền đã xuất hiện ở đây. Trong tác phẩm “Phật giáo Đàng Trong đôi điều cảm nhận” của TS. Trần Thuận, tác giả đã khẳng định Nguyễn Hoàng – chúa Tiên đã mở đầu cho một thời kì phát triển của Phật giáo trên vùng đất mới – Phương Nam của nước Việt. Suốt hơn 200 năm tồn tại và phát triển, với lập trường dung hóa Phật – Nho của các chúa Nguyễn, Phật giáo Đàng Trong đã đồng hành cùng quá trình mở cõi, khai phá đất đai, định hình môi sinh trù phú, góp phần ổn định chính sự, hình thành lẽ sống và niềm tin cho dân chúng, tạo nên nét đặc trưng văn hóa cho vùng đất phía Nam. Trong bài viết “Pháp Loa và sự phát triển của Phật giáo Đàng Trong” của Lê Mạnh Thát đã cho thấy chính nỗ lực của Phật giáo Trúc Lâm này đã để lại những dấu ấn sâu đậm và lâu dài trong lịch sử dân tộc, tạo nên một nền văn hiến điển chương mà các thế hệ con cháu đã tiếp tục kế thừa và phát huy. Từ đó tác giả cho thấy vai trò của Phật giáo Trúc Lâm trong lịch sử dân tộc. Bài viết “Môi trường, dòng chảy xã hội và văn hóa: Sự hình thành của Phật giáo Việt Nam từ các cảng biển trong những năm 1650 – 1750” của tác giả Trần Đức Anh Sơn đã xem xét cách thức mà các thiết chế Phật giáo đóng góp vào sự phát triển của nền thương mại và xã hội của người Hoa ở Đàng Trong. Bài viết tìm hiểu sâu về cách các nhà truyền giáo đã đáp ứng như thế nào với những thay đổi trong sự chuyển dịch của con người, văn hóa và các ý tưởng trong lĩnh vực hàng hải của vùng Đông Á rộng lớn và qua đó đã tạo ra sự thay đổi ở Đàng Trong. Trong tác phẩm “Minh vương Nguyễn Phúc Chu với tư tưởng sùng bái đạo Phật” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, đã nói lên những nhân tố xây đắp lên tư tưởng sùng bái đạo Phật ở Minh vương Nguyễn Phúc Chu đồng 6 thời tác giả nêu ra các biểu hiện của tư tưởng sùng đạo Phật ở Minh vương Nguyễn Phúc Chu. Trong bài viết “ Đóng góp của Minh vương Nguyễn Phúc Chu đối với Phật giáo ở Đàng Trong” của tác giả. Giác Chinh đã nêu lên Minh vương Nguyễn Phúc Chu là Bậc đế vương hiền tài với tầm nhìn chiến lược có lợi cho sự phát triển đất nước. Ông đã kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc – phát huy tính dân chủ trong công cuộc cải cách đất nước. Trong bài viết “Sự kết hợp tư tưởng Phật giáo và tư tưởng Nho giáo trong đường lối trị nước của Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu” của tác giả Đinh Văn Viễn đã nói lên sự sáng suốt của Nguyễn Phúc Chu trong việc kết hợp Nho giáo và Phật giáo trong đường lối trị nước của ông. Đó là một đường lối trị nước hết sức mềm dẻo và đem lại hiệu quả cao vì đó là chiến lược nhân tâm, thu phục lòng người. Trong bài viết “Dòng thiền Phật giáo Đàng Trong” của tác giả Thích Đức Trường cho thấy được sự hỗ trợ của chúa Nguyễn, Phật giáo Đàng Trong được khôi phục và phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của các thiền phái: thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, thiền phái Lâm Tế, thiền phái Tào Động, chi thiền phái Chúc Thánh. Tuy vậy, các công trình trên của các tác giả thì Phật giáo Đàng Trong được nghiên cứu với các đối tượng chính đó là các thiền sư, các phái thiền, địa phương, cục bộ, chưa đi sâu vào việc nghiên cứu tổng thể và đầy đủ về tầng lớp trí thức Phật giáo Đàng trong thế kỷ XVII – XVIII. Kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, đồng thời trên cơ sở hệ thống tư liệu và tài liệu tham khảo, chúng tôi cố gắng đi sâu, trình bày có hệ thống về Tầng lớp trí thức Phật giáo Đàng trong thế kỷ XVII – XVIII. 7 3. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu * Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là bộ phận tầng lớp trí thức Phật giáo Đàng Trong thế kỉ XVII – XVIII. Đề tài tập trung làm rõ các vấn đề về nguồn gốc xuất thân, về vị thế và vai trò cũng như đặc điểm của tầng lớp trí thức này đối với lịch sử Đàng Trong nói riêng và lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam nói chung. * Nhiệm vụ nghiên cứu Với việc tìm hiểu, nghiên cứu về tầng lớp trí thức Phật giáo Đàng Trong, đề tài nhằm cung cấp những tư liệu quý báu, những nhận thức mới về nguồn gốc xuất thân cũng như vai trò, vị trí và đặc điểm của tầng lớp này trong xã hội phong kiến Đàng Trong thế kỉ XVII – XVIII. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu * Các nguồn tƣ liệu Nguồn tài liệu chính thực hiện luận văn này, bao gồm các nguồn sau: Nguồn tư liệu gốc như: Hải ngoại kỷ sự, Đại Nam thực lục, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục…, nguồn tài liệu như: Việt Nam Phật giáo sử luận, Lịch sử Phật giáo Đàng Trong…, kỷ yếu Hội thảo khoa học về Kỷ yếu Hội thảo khoa học chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX (2008), các bài đăng trên tạp chí chuyên ngành. * Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm phương pháp luận và phương pháp cụ thể: Phương pháp luận của đề tài chính là phương pháp luận biện chứng, phương pháp lịch sử và phương pháp logic nhằm có cái nhìn trung thực và khách quan nhất về những vấn đề tìm hiểu để có được một luận văn đáng tin cậy nhằm phục vụ bạn đọc và những người yêu mến lịch sử. 8 Phương pháp cụ thể bao gồm phương pháp sưu tầm, tập hợp tài liệu, tư liệu; phương pháp chỉnh lý tư liệu; phương pháp phân tích, chứng minh; phương pháp diễn giải, quy nạp; phương pháp giải thích, so sánh, đối chiếu... 5. Đóng góp của luận văn - Luận văn là một công trình nghiên cứu hệ thống về tầng lớp trí thức Phật giáo Đàng Trong thế kỉ XVII – XVIII. - Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập lịch sử phong kiến Việt Nam thế kỉ XVII – XVIII. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Khái quát về Đàng Trong thế kỉ XVII – XVIII. - Chương 2: Tầng lớp trí thức Phật giáo Đàng Trong thế kỉ XVII – XVIII. - Chương 3: Vai trò, vị trí, và đặc điểm của tầng lớp trí thức Phật giáo Đàng Trong thế kỉ XVII – XVIII. 9 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐÀNG TRONG THẾ KỈ XVII – XVIII 1.1. Chính trị * Sự thiết lập chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong Ngay từ khi chiến tranh Nam – Bắc triều còn tiếp diễn thì nội bộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ. Năm 1545, sau khi Nguyễn Kim bị mưu sát, Trịnh Kiểm được vua Lê đưa lên thay thế chỉ huy mọi việc. Một thời gian sau đó, con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng, nhờ chị (vợ của Trịnh Kiểm) xin cho vào trấn đất Thuận Hóa. Bấy giờ ở đất Thuận Hóa mới dẹp yên. Tuy nhà Lê mới đặt tam ti (Đô ti, Thừa ti, Hiến ti) và phủ huyện để cai trị nhưng nhân dân vẫn chưa một lòng. Mặt khác Kiểm thấy vùng đất đó hiểm nghèo, xa xôi nên giao cho ngay Nguyễn Hoàng. Anh Tông lên ngôi, Trịnh Kiểm dâng biểu nói rằng Thuận Hóa là một nơi quan trọng, quân và của do đó mà ra, buổi quốc sơ nhờ đấy mà nên nghiệp lớn. Lại nữa, bấy giờ lòng dân còn tráo trở, nhiều kẻ vượt biển đi theo họ Mạc, sợ có kẻ dẫn giặc về cướp, vì không được tướng tài trấn thủ vỗ yên thì không thể xong. Đoan quận công là con nhà tướng, có tài trí mưu lược có thể sai đi trấn ở đấy để cùng với tướng trấn thủ Quảng Nam cùng nhau giúp sức thì mới lo đỡ đến miền Nam. Vua Lê nghe theo và trao Nguyễn Hoàng trấn tiết, phàm mọi việc đều ủy thác cả, chỉ mỗi năm nộp thuế mà thôi...Nguyễn Hoàng đã thành công với nước cờ thí này (lúc ấy là năm 1558). Li Tana từng nhận định về Trịnh Kiểm là Trịnh Kiểm chỉ có ý tống khứ một địch thủ, nhưng Trịnh Kiểm đã đi sai một nước cờ. Và thay vì tống khứ ông đã cho không Nguyễn Hoàng một vương quốc. Thuận Hóa ( Vùng đất từ phía Nam Đèo Ngang đến đèo Hải Vân) vốn là đất cũ của Champa, tuy đã được sáp nhập vào Đại Việt từ lâu nhưng đến lúc này dân cư vẫn thưa thớt, kinh tế thì kém phát triển. 10 Tháng 11 / 1558, Nguyễn Hoàng đem theo nhiều anh em, bà con người Tống Sơn (Thanh Hóa) và cùng các quan lại cũ của Nguyễn Kim; các “nghĩa dũng” Thanh – Nghệ vào trấn thủ Thuận Hóa. Năm 1570, khi quân Mạc tấn công vào vùng Thanh – Nghệ, chúa Trịnh phải triệu trấn thủ Quảng Nam về bảo vệ Nghệ An và giao cho Nguyễn Hoàng về cai quản đất Quảng Nam (Vùng đất từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông). Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế vừa lo củng cố quyền thống trị để thoát ly dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh. Dần dần Thuận - Quảng trở thành vùng đất của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn. Sau khi đã ổn định tình hình ở xứ Thuận – Quảng, năm 1593, Nguyễn Hoàng đem quân ra Thăng Long giúp Trịnh Tùng trấn áp các tàn quân của nhà Mạc và sau đó đến năm 1600 vượt biển trở về Thuận Hóa. Năm 1613, trước khi chết Nguyễn Hoàng dặn lại con là Nguyễn Phúc Nguyên cố gắng bảo vệ dòng họ của mình vì Đất Thuận – Quảng phía Bắc có Hoành Sơn và Linh Giang, phía Nam có núi Hải Vân và Thạch Bi, địa thế hiểm cố là một nơi để cho người anh hùng dụng võ. Nếu biết dạy bảo nhân dân, luyện tập binh sĩ kháng cự lại họ Trịnh thì gây dựng được cơ nghiệp muôn đời. Sau khi lên kế nghiệp, Nguyễn Phúc Nguyên, tổ chức lại chính quyền, tách khỏi sự phụ thuộc họ Trịnh, chỉ nộp phu thuế theo lệ. Năm 1620, họ Trịnh đem quân vào, Phúc Nguyên không chịu nộp thuế nữa. Năm 1627, lấy cớ đó, họ Trịnh đem quân vào đánh Thuận Hóa. Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bắt đầu. Trong gần nửa thế kỉ, hai bên đánh nhau 7 lần vào các năm 1627; 1630; 1643; 1648; 1655 – 1660; 1661 và 1672, trong đó có một lần quân Nguyễn vào sông Gianh tiến đánh quân Trịnh chiếm vùng đất ở phía Nam sông Lam (Nghệ An) mấy năm rồi rút về. Từ nam Nghệ An đến bắc Quảng Bình (địa phận sông Gianh và sông Nhật Lệ) trở thành chiến trường. Sau 7 lần đánh nhau dữ dội mà không có kết quả, quân sĩ hao tổn, chán nản, nhân dân khổ 11 cực, hai họ Trịnh – Nguyễn đành phải ngừng chiến, lấy sông Gianh là giới hạn chia cắt Đàng Ngoài, Đàng Trong. Diễn ra đồng thời với cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn là quá trình mở rộng lãnh thổ và thiết lập chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong. Để thu hút nhiều người đến Thuận Hóa làm ăn sinh sống chúa Nguyễn đã thi hành chính sách khuyến khích đặc biệt đối với việc khai phá đất hoang, cho phép người dân biến ruộng đất khai hoang được thành sở hữu tư nhân. Đồng thời chúa Nguyễn còn thi hành một chế độ khoan hòa, khuyến khích sản xuất, người mới đến không phải trả thuế trong 3 năm đầu định cư. Bảo vệ dân chúng khẩn hoang và xác lập chủ quyền là hai quá trình được các chúa Nguyễn tiến hành song song đồng thời. Trong đó xác lập chủ quyền là bảo vệ tính hợp pháp của công cuộc khẩn hoang và thành quả của công việc khẩn hoang chính là cơ sở để xác lập chủ quyền một cách thật sự. Từ thế kỉ thứ XVII đến thế kỉ thứ XVIII, toàn bộ khu vực phía Nam đến tận Đồng Bằng Sông Cửu Long đã hoàn toàn thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn và nhanh chóng trở thành vùng phát triển kinh tế - xã hội năng động. Năm 1774, chúa Nguyễn đã chia vùng đất từ nam dãy Hoành Sơn đến Cà Mau làm 2 đơn vị hành chính gọi là dinh. Vùng đất Thuận – Quảng cũ gồm 6 dinh: Bố Chính, Quảng Bình, Lưu Đồn, Cựu Dinh (hay Chính Dinh cũ), Chính Dinh, Quảng Nam. Vùng đất mới chia làm 6 dinh: Phú Yên, Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ (Vĩnh Long). Ngoài ra còn một trấn phụ thuộc là Hà Tiên. Mỗi dinh quản hạt một phủ, dưới phủ có huyện, tổng hay xã. Riêng dinh Quảng Nam có 3 phủ: Thăng Hoa, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. Thủ phủ ban đầu đóng ở xã Ái Tử thuộc Cựu Dinh, năm 1570 dời vào xã Trà Bát (Triệu Phong – Quảng Trị), năm 1626 dời vào xã Phước Yên sau đó dời sang Kim Long (đều thuộc Thừa Thiên). Cuối cùng vào khoảng năm 1687 dời về Phú Xuân (Huế). 12 Năm 1614, Nguyễn Phúc Nguyên lên thay Nguyễn Hoàng đã quyết định thải hồi các quan lại do nhà Lê cử, cải tổ lại bộ máy chính quyền. Dưới các dinh đều có những ti. Năm 1646, chúa Phúc Lan bắt đầu mở khoa thi, hai cấp Chính đồ (cấp cao) và Hoa văn (cấp thấp), về sau nhiều kì thi được mở tiếp. Song sang thế kỉ XVIII, chế độ mua quan bán tước bắt đầu phát triển. Quan lại không được cấp bổng lộc nhất định mà chỉ được ban một số dân phu hoặc được phép thu thêm một số tiền gạo ngoài thuế của dân. Quân đội thời chúa Nguyễn gồm 3 loại: Quân túc vệ hay Thân quân, quân chính quy ở các dinh và thô binh hay tạm binh. Các loại quân đều chia thành cơ, đội, thuyền. Các chúa Nguyễn đã bố trí lực lượng quân sự thiết lập các đồn trú “nơi xung yếu” để chống giặc, giữ dân, bảo vệ chủ quyền,...Quân đội thời chúa Nguyễn gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và pháo binh. Đầu thế kỉ XVII, người Đàng Trong thường tổ chức các hội thi bắn súng, huấn luyện thủy quân. Thông qua tình hình chính trị Đàng Trong thế kỉ XVII – XVIII, với việc thiết lập một chính quyền mới ở phía Nam – một vùng đất hoàn toàn mới mẻ so với trước kia, nó đã giải thích tại sao các chúa Nguyễn lại sùng mộ và coi trọng đạo Phật như vậy. Bởi chỉ có Phật giáo mới là liều thuốc tinh thần tốt cho người dân đi khai hoang lập ấp, cứu vớt họ khỏi những đau khổ trong cuộc sống loạn lạc. Và cũng chỉ có Phật giáo mới là công cụ thống trị hữu hiệu của các chúa Nguyễn để tuyệt đối hóa vị trí và quyền lực của mình. Vì với Phật giáo, vương quyền và thần quyền hòa quyện làm một để tạo nên một quyền lực tối ưu nhất cho các chúa Nguyễn trong việc cai trị nhân dân loạn lạc, li tán ở khắp mọi nơi về chung một mối. Chính vì những lý do đặc thù ấy, Phật giáo đã được các chúa Nguyễn ưu tiên hàng đầu trong chính sách trị quốc và vì vậy mà một bộ phận đông đảo tầng lớp trí thức Phật giáo cũng ra đời hết sức đông đảo ở Đàng Trong với một vị trí và vai trò to lớn 13 trong công cuộc ổn định và phát triển vùng đất xứ Đàng Trong trong các thế kỉ XVII – XVIII. 1.2. Kinh tế - xã hội 1.2.1. Kinh tế 1.2.1.1. Nông nghiệp * Điều kiện tự nhiên Đàng Trong Năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn đất Thuận Hóa và lập nên căn cứ của mình tại phương Nam, mở rộng biên giới của mình xuống phía Nam, tới tận Đồng Bằng sông Cửu Long. Về địa hình: Vùng đất này bao gồm một dải đất dài và hẹp, nằm giữa núi ở phía tây và biển ở phía đông. Địa hình của vùng đất này có đặc điểm: vùng núi là dãy Trường Sơn phủ đầy rừng rậm, chạy dài, ở phía Bắc thường hẹp và gồ ghề, càng xuống phía nam càng thấp dần, có chiều mở rộng tạo thành cao nguyên, thường gọi là Tây Nguyên hay cao nguyên Trung Phần, có diện tích khoảng 20000 dặm vuông (100 dặm chiều rộng và 200 dặm chiều dài). Vùng cao nguyên này thường được dùng làm nơi trú ẩn, ngoài ra còn có các dãy núi bị nhiều con sông nước chảy mạnh và mũi núi cắt ngang làm thành một khu vực nhỏ và hẹp, ít gắn kết với nhau về mặt địa lý. Địa hình bị chia cắt mạnh, các dãy núi đâm ngang ra biển, hình thành nên các vũng vịnh tạo điều kiện xây dựng các hải cảng. Đây cũng là một trong những điều kiện để Đàng Trong phát triển về mặt kinh tế đặc biệt là ngoại thương. Về khí hậu: Đèo Hải Vân nằm giữa Huế và Đà Nẵng tạo thành một làn ranh khí hậu: phía Bắc là vùng khí hậu pha trộn với nhiệt đới và cận nhiệt đới, có mùa đông kéo dài từ 3 đến 4 tháng rất lạnh. Mùa hè rất nóng, tuy nhiên ở vùng núi khí hậu mát mẻ và mưa nhiều hơn. Phía Nam: nền nhiệt độ cao quanh năm, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa với lượng nước mưa có thể gây nên lũ lụt, mùa khô kéo dài và dễ bị hạn hán đe dọa. 14 Về sông ngòi: Hệ thống sông ngòi Đàng Trong dày đặc nên ít hạn hán hơn Đàng Ngoài. Mạng lưới sông ngòi có quan hệ chặt chẽ với địa hình, tại những nơi sườn đông hẹp và dốc, các sông ven biển là những cuồng lưu sông nhỏ. Còn các cao nguyên xếp tầng, dòng sông có những đoạn êm đềm và những đoạn chảy xiết với những thác nước rất hùng vĩ. Sông ngòi có hai mùa là: Mùa cạn từ tháng 3 đến tháng 8, mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12. Về thổ nhưỡng: Đất phù sa được bồi đắp bởi các con sông thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nước. Các loại đất như: đất cát ven biển có độ màu mỡ thấp, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng đều rất kém do đó không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đất phù sa sông Cửu Long có độ phì nhiêu khá nhưng phải cải tạo đất phèn, đất mặn...Đất đỏ bazan tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Ngoài ra còn có các loại đất khác như: đất xám, đất phù sa cổ, đất phù sa mới... Là vùng đất ở xa mới khai phá, việc quản lý của nước lỏng lẻo, người nông dân có điều kiện phát huy hết sức lao động, nâng cao năng suất sản xuất. Ruộng đất ở Thuận - Quảng khá nhỏ hẹp so với Bắc Hà. Ruộng đất công Đàng Trong chia làm “quân điền trang” và “quân đồn điền” thuộc quyền quản lý của chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn cấp ruộng này cho người thân thích và công thần. Người thân thích nhà chúa được 10 mẫu, chưởng cơ 5 mẫu, cai cơ 4 mẫu, cai đội 3 mẫu. Ruộng đất ở các xã được phân chia theo lệ làng. Sang thế kỉ XVIII, mỗi xã dân được chia 5 – 6 sào ruộng, binh lính thì được khẩu phần gấp 3 lần. Ruộng đất tư được gọi là ban bức tư điền. Các chúa Nguyễn có chính sách kích thích sự phát triển ruộng tư: các đầm, đất thổ nhưỡng chiêm trũng, vùng nhiễm mặn, rừng rú đều được cải tạo thành các làng xã mới. Ruộng đất tư ở vùng Thuận – Quảng phân tán chủ yếu là loại vừa và nhỏ. Chính sách cho phép các nhà giàu mộ dân phiêu tán vào Nam khai phá đất mới đã tạo điều kiện hình thành bộ phận tư hữu ruộng đất. Đồng thời 15 việc kiêm tinh ruộng đất cũng xảy ra ở vùng Nam Bộ mới hình thành, tạo ra các địa chủ lớn, có ruộng đất hàng ngàn mẫu. Thời kì đầu các chúa Nguyễn chưa nắm được số ruộng đất, thuế khóa còn nhẹ nên đời sống nông dân khá cao. Từ năm 1669, Nguyễn Phúc Tần đã bắt đầu ban hành phép thu thuế. Phép thu thuế của Đàng Trong không phải quá nặng, nhưng các quan lại coi việc thu quá nhiều, hay phiền nhiễu nhân dân, truy xét, rà soát nhiều và tham nhũng khiến nhân dân bị bóc lột nặng nề. Từ đầu thế kỉ XVII, Nam Bộ còn là vùng đất hoang vu, từ khi khai phá vùng này các chúa Nguyễn có chính sách quan tâm đến nông nghiệp. Hàng loạt con sông và kênh được đào vét ở Thuận Quảng, điển hình như kênh Trung Đan và Mai Xá. Sang thế kỉ XVIII, những vùng đất hoang vu ở Nam Bộ đã trở thành ruộng phì nhiêu, ruộng tốt bậc nhất Đại Việt. 1.2.1.2. Thủ công nghiệp * Thủ công nghiệp nhà nước Các chúa Nguyễn lập nhiều xưởng đóng thuyền ở các nơi, đặt nhà đồ chuyên chế tạo vũ khí, làm đồ trang sức, đồ gỗ phục vụ chúa, đặt ti Nội pháo tượng lấy dân hai xã Phan Xá và Hoàng Giang lành nghề đúc súng vào làm (vừa đúc đại bác vừa đúc súng tây). Các xưởng thủ công nhà nước đã làm được nhiều sản phẩm, có chất lượng cao, nhiều loại vũ khí, thuyền lớn nhưng sử dụng chế độ công tượng, bắt thợ khéo trong nhân dân làm công tượng suốt đời. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự sáng tạo chung của thợ thủ công. * Thủ công nghiệp nhân dân Hoàn cảnh mới của đất nước đã làm tăng nhu cầu về hàng thủ công. Khắp các làng xã đâu đâu cũng hình thành những nghề thủ công, những thợ thủ công chuyên các nghề rèn, mộc, dệt vải lụa, kéo tơ, tô tượng, làm đá, làm gốm, làm đồ trang sức... Kéo tơ, dệt lụa: Tồn tại hầu hết ở các làng. Giáo sĩ A.đơ Rôt đã nhận xét về Đàng Trong rằng nơi đây có rất nhiều tơ, nhân dân dùng cả tơ để làm 16 lưới đánh cá, lái buôn Bori cũng đồng quan điểm khi cho rằng Đàng Trong có rất nhiều tơ lụa đến nỗi những người lao động và hạ lưu dùng thường xuyên hàng ngày. Khối lượng sản xuất lớn ngay từ đầu thế kỉ XVII, theo Boritơ có một số lượng rất lớn...đến nỗi cung cấp cả cho Nhật Bản gửi sang cả vương quốc Lais... Mặt hàng vải lụa gồm nhiều loại như: lụa trắng, lụa vàng, the, lĩnh, lượt, lụa hoa, nhiễu, đoạn, vải nhỏ, vải trắng, vải hoa, vải sợi đôi...kĩ thuật dệt theo như nhận định của Lê Qúy Đôn thì không thua kém gì Quảng Đông. Về tổ chức sản xuất chủ yếu mang tính chất gia đình. Những hạn chế của nhà nước về khổ vải, độc quyền thu mua tơ và bán tơ cho thương nhân nước ngoài, thuế má, lao dịch...đã làm cho nghề dệt không phát triển mạnh lên để chuyển sang một phương thức sản xuất mới. Nghề làm đường: Vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi nghề làm đường đặc biệt phát triển. Hàng năm nhà chúa đã thu 15.922 cân đường phên, 7960 cân đường cát thuế của châu Xuân Đài (Quảng Nam), 24.438 cân đường phên của xã Đông Phiên (Quảng Nam)...tính chung toàn miền Nam, nhà chúa thu thuế 48.320 cân 9 lạng đường, 5300 chĩnh mật mía. Theo Bori đường Việt Nam thuộc loại “đẹp nhất Ấn Độ”. Trong nghề làm đường đã có sự phân công: người thì trồng mía, người thì mua mía ép lấy nước, người thì đốt lò đun mía ép và tinh chế đường. Nghề rèn sắt: phổ biến khắp làng xã chế tạo cho công cụ cần cho sản xuất hay trong sử dụng của các gia đình. Sản xuất cũng mang tính chất hộ gia đình. Một số thợ rèn sắt đã phát triển nghề mình lên thành nghề đúc súng và được nhà nước trưng dụng. Các nghề thủ công cổ truyền phổ biến khác như dệt chiếu, làm nón, nhuộm, đúc đồng...cũng tăng cường hoạt động, sản xuất ra hàng loạt mặt hàng khác nhau phục vụ cuộc sống. Nhìn chung thủ công nghiệp nhân dân ở các thế kỉ XVII – XVIII vừa mở rộng vừa phát triển đáp ứng ở một mức độ 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan