Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn thực trạng và biện pháp quản lý chất lượng giáo dục nhóm lớp mầm non độ...

Tài liệu Luận văn thực trạng và biện pháp quản lý chất lượng giáo dục nhóm lớp mầm non độc lập tự thục trên địa bàn thành phố buôn ma thuột

.PDF
109
582
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI -----  ----- NGÔ NỮ MAI HƢƠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NHÓM LỚP MẦM NON ĐỘC LẬP TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số: 60140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lã Thị Bắc Lý Đắk Lắk, Năm 2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 4 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 7. Những đóng góp mới của đề tài .................................................................... 5 8. Cấu trúc luận văn: ........................................................................................ 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC NLMNĐLTT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ........................................................................................ 7 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về quản lý chất lƣợng GD mầm non ........ 7 1.2. Một số khái niệm công cụ ........................................................................ 8 1.2.1 Quản lý cơ sở giáo dục và quản lí trường mầm non ............................... 8 1.2.2 Chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục.............................. 9 1.3 Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân ............................... 12 1.3.1 Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non .............................. 12 1.3.2 Nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục ...................................................... 13 1.4 Quản lý chất lƣợng giáo dục tại NLMNĐLTT .................................... 18 1.4.1. Mục tiêu quản lý chất lượng giáo dục tại NLMNĐLTT........................ 18 1.4.2. Các nội dung quản lý chất lượng GD NLMNĐLTT ............................ 25 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC NHÓM LỚP MẦM NON ĐỘC LẬP TƢ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ............................................................. 29 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát ........................................................... 29 2.1.1 Mục đích khảo sát .................................................................................. 29 2.1.2 Đối tượng khảo sát ................................................................................ 29 2.1.3 Nội dung khảo sát ................................................................................. 29 2.1.4 Phương pháp khảo sát .......................................................................... 30 2.1.5 Thời gian khảo sát: từ 05/10/2016- 05/4/2017 ...................................... 30 2.1.6 Địa bàn khảo sát: TP Buôn Ma Thuột................................................... 30 2.2 Thực trạng quản lý chất lƣợng giáo dục NLMNĐLTT....................... 30 2.2.1 Quản lý công tác triển khai, chỉ đạo của các cấp về hoạt động NLMNĐLTT .................................................................................................... 30 2.2.2 Quản lý qui mô phát triển nhóm, lớp ..................................................... 32 2.2.3 Quản lý mục tiêu nội dung, chương trình giáo dục ............................... 34 2.2.4 Quản lý phương pháp giáo dục .............................................................. 39 2.2.5 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị..................................................... 40 2.2.6 Quản lý môi trường giáo dục ................................................................. 42 2.2.7 Quản lý đội ngũ CB-GV-NV................................................................... 42 2.2.8 Quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục ............................... 44 2.2.9 Quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách đối với học sinh và giáo viên .................................................................................................................. 45 2.3 Nhận xét chung về thực trạng quản lý chất lƣợng giáo dục tại NLMNĐLTT .................................................................................................. 47 2.4 Phân tích nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục tại NLMNĐLTT thấp .................................................................................................................. 51 Tiểu kết Chƣơng 2 ......................................................................................... 54 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC NLMNĐLTT TRÊN ĐỊA BÀN TP BUÔN MA THUỘT ................ 55 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý chất lƣợng giáo dục tại các NLMNĐLTT .................................................................................................. 55 3.1.1 Đảm bảo tính kế thừa ............................................................................. 55 3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp ........................................................ 55 3.1.3 Đảm bảo tính hiệu quả và bền vững ...................................................... 56 3.2 Đề xuất các biện pháp ............................................................................. 56 3.2.1 Biện pháp 1: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo chính quyền, cộng đồng và gia đình tại các NLMNĐLTT . 57 3.2.2 Biện pháp 2: Tăng cường công tác quy hoạch mạng lưới, phát triển quy mô - số lượng trẻ ............................................................................................. 58 3.2.3 Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng các hoạt động CSGD trẻ ............... 61 3.2.4 Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng đội ngũ GV – chủ nhóm ................. 64 3.2.5 Biện pháp 5: Phát triển và hoàn thiện cơ sở vật chất - môi trường giáo dục ................................................................................................................... 66 3.2.6 Biện pháp 6: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động quản lý hiệu quả nguồn tài chính đóng góp của phụ huynh nhằm tăng cường nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ................................................................................... 68 3.2.7 Biện pháp 7: Thực hiện công bằng trong giáo dục và các chế độ chính sách đối với GDMN ngoài công lập ............................................................... 70 3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất quản lý chất lƣợng NLMNĐLTT trên địa bàn TP BMT .......................... 72 3.3.1. Mô tả quá trình khảo nghiệm ................................................................ 72 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................. 74 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 75 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 81 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN KÝ HIỆU VIẾT TẮT NỘI DUNG MN Mầm non GDMN Giáo dục Mầm non GDMN CL Giáo dục Mầm non công lập GDMN NCL Giáo dục Mầm non ngoài công lập NLMNĐLTT Nhóm lớp mầm non độc lập tư thục QL Quản lý CLGD Quản lý giáo dục QLCLGD Quản lý chất lượng giáo dục GDĐT Giáo dục Đào tạo XHH GDMN Xã hội hóa giáo dục mầm non XHHGD NCL Xã hội hóa giáo dục ngoài công lập GV Giáo viên CB-GV-NV Cán bộ-giáo viên-nhân viên NT Nhà trẻ MG Mẫu giáo CS-GD Chăm sóc – giáo dục DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 Tên bảng Mạng lưới trường, lớp mầm non thành phố năm học 2015 - 2016 đến năm học 2016 - 2017 Số lượng trẻ toàn ngành Kết quả theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng của trẻ năm học 2016-2017 Kết quả đánh giá trẻ nhà trẻ qua các lĩnh vực phát triển Kết quả đánh giá trẻ nhà trẻ tư thục qua các lĩnh vực phát triển Kết quả đánh giá trẻ mẫu giáo qua các lĩnh vực phát triển Kết quả đánh giá trẻ mẫu giáo tư thục qua các lĩnh vực phát triển Số lượng cán bộ - giáo viên - nhân viên So sánh trình độ chuyên môn giáo viên (năm học Trang 33 34 35 37 37 38 38 42 43 2016- 2017) 2.10 Chất lượng giáo viên các NLMNĐLTT 44 2.11 Các khoản thu và mức thu/trẻ 45 2.12 Các khoản chi và mức chi (tính tỉ lệ %) 45 3.1 Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 73 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Phát triển GDMN là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước. Thực hiện Nghị quyết Trung ương II khóa VIII (NQTW2) và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển GDMN, sự phát triển GDMN của nước nhà ngày càng được mở rộng về quy mô, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Chủ trương xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa loại hình trường, lớp được triển khai sâu rộng, loại hình trường, lớp MN NCL phát triển mạnh phù hợp với tính chất cấp học không bắt buộc và quá trình hội nhập quốc tế. 1.2 Thành phố Buôn Ma Thuột – tỉnh Đắk Lắk là một trong những địa phương có loại hình GDMN NCL được phát triển sớm (từ những năm 19881990), phát triển với tốc độ nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số trường lớp và trẻ em ngành học mầm non của tỉnh. Đến thời điểm tháng 04/2017 toàn thành phố có 23 trường MN tư thục và 238 NLMNĐLTT chiếm từ 6072,2% trẻ ở độ tuổi nhà trẻ và từ 45,5% trẻ ở độ tuổi mẫu giáo vào học trong các loại hình. Mục tiêu đáp ứng nhu cầu CSGD trẻ MN của nhân dân, nâng cao tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi MN đến lớp góp phần phát triển sự nghiệp GDMN trên địa bàn thành phố. Tỷ lệ học sinh loại hình ngoài công lập của TP Buôn Ma Thuột cao hơn mức 60% được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định 161/2002/QĐ- 1 TTg. Tỷ trọng trên vừa là hiệu quả thực hiện xã hội hóa GDMN, vừa là sức ép về yêu cầu QL, chỉ đạo xây dựng các điều kiện và chất lượng CSGD trẻ ở các loại hình GDMN ngoài công lập, với tỷ lệ trẻ ngoài công lập như đã nêu, cho thấy sự đóng góp to lớn của XH, sự năng động sáng tạo đầy tâm huyết với sự nghiệp GD&ĐT nói chung và GDMN nói riêng của đa số các chủ trường, chủ NLMNĐLTT. Loại hình này còn góp phần tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ trẻ yên tâm công tác; đồng thời góp phần không nhỏ vào việc giải quyết công ăn việc làm cho một số bộ phận lao động chưa có việc làm tại địa phương. Loại hình cơ sở GDMN NCL nói chung, đặc biệt là các cơ sở GDMN tư thục nói riêng có vị trí và vai trò quan trọng đáp ứng nhu cầu chăm sóc GDMN của nhân dân địa phương, nâng cao tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi mầm non đến lớp; góp phần phát triển sự nghiệp GDMN trên toàn tỉnh. 1.3 Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển giáo dục và yêu cầu CSGD trẻ, tình hình QL cơ sở GDMN NCL hiện nay có những khó khăn và bất cập: Tình trạng không ổn định về số lượng, đặc biệt là chất lượng ở các cơ sở GDMN NCL; thêm vào đó, công tác quản lý các cơ sở GDMN NCL chưa theo kịp sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của loại hình cơ sở GDMN này. Sự bất cập của cơ sở GDMN NCL thể hiện khi các trường MN tư thục và NLMNĐLTT ngày càng hình thành nhiều ở các xã, phường của thành phố. Do tận dụng điều kiện hiện có về nhà ở của gia đình để tổ chức nuôi dạy trẻ dẫn đến nhiều công trình vệ sinh tối, ẩm thấp và xuống cấp. Việc lắp đặt hệ thống bệ xí không đúng quy cách, tường loang lỗ, bong tróc, trang trí môi trường chưa phù hợp, chưa đảm bảo an toàn khi tổ chức cho trẻ hoạt động. Các NLMNĐLTT thu nhận trẻ vượt chỉ tiêu quy định, trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau vào một nhóm/lớp. Đa số các NLMNĐLTT thiếu nhiều loại danh mục đồ dùng đồ chơi và thiết bị dạy học tối thiểu cho trẻ MN theo Thông tư 2 02/TT/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, có 155/238 nhóm, lớp chiếm tỷ lệ 65,1%. Việc bố trí GV không đủ định biên có 163/238 nhóm, lớp chiếm tỷ lệ 68,4%. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ GV rất hạn chế dẫn đến tình trạng thực hiện chương trình GDMN ban hành theo Thông tư 17/2009/TT-BGD&ĐT còn tùy tiện, làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tình cảm sau này của trẻ. Kết quả đánh giá trẻ cuối độ tuổi chỉ đạt dưới 90% các chuẩn lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội. Bên cạnh có nhiều cơ sở có chất lượng giáo dục tốt song cũng có nhiều cơ sở giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu để CSGD trẻ theo Điều lệ trường Mầm non. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác QLCLGD trong giai đoạn hiện nay, việc đề xuất đồng bộ những biện pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục NLMNĐLTT trên địa bàn thành phố là một đòi hỏi cấp thiết đối với các nhà QL. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý chất lượng giáo dục nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột” nhằm góp phần nâng cao chất lượng CSGD trẻ MN nói riêng và sự nghiệp giáo dục toàn ngành nói chung của TP BMT. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác QLCLGD tại NLMNĐLTT trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột, đề xuất các biện pháp QLCLGD tại NLMNĐLTT với mục đích nâng cao CLGD trẻ, góp phần phát triển GDMN của TP Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung. 3 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình quản lý công tác giáo dục tại nhóm, lớp MN độc lập tư thục 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Biện pháp quản lý chất lượng giáo dục nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất các biện pháp quản lý CLGD đồng bộ và khả thi thì chất lượng giáo dục tại NLMNĐLTT sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc QLCLGD nhóm lớp mầm non đôc lập tƣ thục. 5.2. Đánh giá thực trạng CLGD và công tác QLCLGD tại NLMNĐLTT trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột. 5.3. Đề xuất các biện pháp QLCLGD tại NLMNĐLTT trong điều kiện hiện nay trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, khái quát hóa, tổng hợp các công trình nghiên cứu, các tài liệu lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (anket) Phụ lục 1. Dành cho hiệu trưởng trường mầm non công lập quản lý nhóm, lớp MNĐLTT trên địa bàn; 4 Phụ lục 2. Dành cho GVMN ở các nhóm/lớp mầm non độc lập tư thục; Phụ lục 3. Dành cho cán bộ, chuyên viên phụ trách GDMN của Sở GDĐT, Phòng GDĐT TP Buôn Ma Thuột; Phụ lục 4. Dành cho lãnh đạo UBND thành phố, lãnh đạo UBND các xã,phường; Phiếu hỏi để trưng cầy ý kiến các đối tượng nêu trên được thiết kế gồm các câu hỏi đóng và mở. 6.2.2 Phương pháp phỏng vấn, trao đổi tại địa phương Trưng cầu ý kiến của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố, lãnh đạo các xã/phường phụ trách Văn xã, các ban ngành liên quan, cán bộ quản lý giáo dục cấp Sở, cấp Phòng, các chủ nhóm/lớp mầm non độc lập tư thục. 6.2.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp (điển hình) - Nghe báo cáo của nhóm/lớp, tọa đàm và phỏng vấn - Thảo luận và trưng cầu ý kiến của chủ nhóm/lớp, GV và phụ huynh 6.2.4 Phương pháp quan sát 6.2.5 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ lưu trữ 6.3 Phƣơng pháp sử dụng toán thống kê Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê: Xử lý các số liệu đã thu thập được trong quá trình thực nghiệm bằng toán thống kê để có số liệu chính xác. 7. Những đóng góp mới của đề tài Xây dựng và hệ thống hóa một số biện pháp quản lý chất lượng giáo dục nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột. 5 8. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý chất lượng giáo dục MN. Chương 2: Thực trạng QLCLGD tại NLMNĐLTT trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột. Chương 3: Đề xuất biện pháp QLCLGD tại NLMNĐLTT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC NLMNĐLTT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về quản lý chất lƣợng GD mầm non Trong thời gian qua, vấn đề quản lý GDMN nói chung, quản lý các cơ sở GDMN NCL nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau đã được thực hiện theo các hướng chính sau: Thứ nhất, nghiên cứu về những định hướng chung phát triển cơ sở GDMN NCL. Ví dụ như: Đề tài nhánh “xã hội hóa giáo dục mầm non”, mã số: XHHGD-2001 (04) thuộc đề tài “Cơ sở lý luận và các giải pháp xã hội hóa sự nghiệp giáo dục giai đoạn 2001-2020” của Văn phòng Chính phủ, đánh giá thực trạng công tác XHH GDMN và các chính sách khuyến khích XHH GDMN trong giai đoạn hiện nay; mặt khác đề tài cũng đưa ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị về các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác XHH GDMN trong giai đoạn tới. Đề tài “Báo cáo tổng quan tình hình giáo dục và chăm sóc trẻ thơ” (Dự án tư vấn kỹ thuật (TA 4205/VIE) phát triển trẻ thơ trong các gia đình nghèo” của ngân hàng phát triển Châu Á, 2005 đã đưa ra một bức tranh thực trạng về phát triển cơ sở GDMN CL và NCL và chỉ ra những mặt còn hạn chế về công tác quản lý cơ sở GDMN NCL. Đây là những định hướng chung vô cùng quý báu để phát triển các loại hình cơ sở GDMN NCL. Thứ hai, nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý các cơ sở GDMN NCL. Cụ thể đề tài “Biện pháp quản lý cơ sở mầm non tư thục Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ”, của Nguyễn Hoài An (luận văn thạc sĩ, 1999); đề tài “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CS- 7 GD trẻ ở các trường mẫu giáo NCL” của tiến sĩ Trần Thị Bích Trà (đề tài cấp Bộ, mã số: B2000-52-46); đề tài “thực trạng và giải pháp củng cố, phát triển các trường ngoài công lập của ngành học mầm non, phổ thông, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010” của Sở GDĐT Hà Nội (2004); đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển các loại hình trường mầm non ngoài công lập” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Quyên (đề tài cấp Bộ, mã số B2005-80-15); đề tài “Biện pháp quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở quân Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Thị Lụa (luận văn thạc sĩ, 2008); đề tài “Biện pháp quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập Quận 7 – TP HCM” của tác giả Trần Bích Ngọc (luận văn thạc sĩ, 2009); đề tài “Biện pháp quản lý chất lượng giáo dục tại nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”….và nhiều bài báo, bài viết trên tạp chí. Mặc dù những nghiên cứu còn rất ít ỏi nhưng đây là những tài liệu quý báu để giúp chúng tôi tham khảo trong quá trình triển khai đề tài của mình. 1.2. Một số khái niệm công cụ 1.2.1 Quản lý cơ sở giáo dục và quản lí trường mầm non 1.2.1.1 Quản lý cơ sở giáo dục: là hoạt động quản lý tác nghiệp trong phạm vi nội bộ cơ sở giáo dục và các hoạt động phối hợp giữa cơ sở giáo dục với các đối tác bên ngoài cơ sở giáo dục. Các đối tượng quản lý cơ bản của các cơ sở giáo dục là quản lý toàn bộ quá trình giáo dục theo các khâu: từ đầu vào (cơ sở vật chất; quản lý tài chính; quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên; quản lý trẻ…) quá trình dạy học (quản lý hoạt động của đội ngũ giáo viên; quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả phát triển của trẻ…), đầu ra (kết quả đạt được trên trẻ…) Tất cả những đối tượng đề cập trên đây đều được quản lý theo 4 chức năng cơ bản: Xây dựng kế hoạch; Tổ chức thực hiện kế hoạch; Lãnh đạo, chỉ đạo; Kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch. 8 1.2.1.2 Quản lý trường mầm non Trường MN là một tổ chức xã hội do cơ quan nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động hoặc do cộng đồng dân cư cơ sở, do tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân đầu tư cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động. Trường MN là đơn vị cơ sở của ngành GDMN nên quản lý trường MN là mắt xích đầu tiên và cơ bản của hệ thống QL ngành học, đó là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể QL (hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ GV để chính họ tác động đến quá trình CS - GD trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học. 1.2.2 Chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục 1.2.2.1 Chất lượng giáo dục CLGD là vấn đề trọng tâm của toàn ngành GD. CLGD có khá nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau. Theo GS.Nguyễn Đức Chính, CLGD là một khái niệm động, nhiều chiều, ít nhất bao gồm 3 khía cạnh: mục tiêu, quá trình hoạt động nhằm đạt mục tiêu và thành quả đạt được so với mục tiêu. Trong bài viết “Quá trình sư phạm và chất lượng giáo dục” tác giả Hà Thế Ngữ cho rằng CLGD là CL của nhân cách được đào tạo và cũng chính là CL của quá trình đào tạo nhân cách. Sau hội thảo chất lượng giáo dục kỹ năng sống tổ chức vào tháng 9/2003 tại Hà Nội, CLGD được quan niệm theo 02 cách rộng hẹp khác nhau: CLGD được quy về mục tiêu hay kết quả giáo dục; hoặc CLGD được tính ở tất cả những yếu tố cấu thành GD. Cách tiếp cận cụ thể hay từng phần dẫn đến sự nhấn mạnh vào những khâu hay bộ phận của giáo dục. Khung tổng quát của khái niệm chất lượng xét về phương diện chức năng được mô tả bao gồm: chất lượng đầu vào, chất lượng thực hiện, chất 9 lượng đầu ra- kết quả. Khung cấu trúc hay thành tố chất lượng giáo dục được mô tả gồm có: chất lượng các nguồn lực, chất lượng các hoạt động, quá trình, chất lượng sản phẩm. Điều đó có ý nghĩa đánh dấu một bước nhận thức mới trong cách hiểu về chất lượng là: Chất lượng giáo dục phải bao hàm cả kỹ năng sống. Điều đó có nghĩa là hệ thống giáo dục phải đảm bảo giáo dục kỹ năng sống cho người học, đồng thời đánh giá chất lượng giáo dục phải tính đến tiêu chí đánh giá về kỹ năng sống. Trong chương trình hành động Dakar (2000) của UNESCO, chất lượng của một cơ sở giáo dục được hiểu qua 10 thành tố sau: - Người học khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt, được khuyến khích thường xuyên để có động cơ học tập chủ động. - Giáo viên thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức. - Phương pháp và kỹ thuật dạy học - học tập tích cực. - Chương trình thích hợp với người dạy và người học- Trang thiết bị, phương tiện và đồ dùng học tập, giảng dạy, học liệu và công nghệ giáo dục thích hợp, dễ tiếp cận và thân thiện với người sử dụng. - Môi trường học tập đảm bảo vệ sinh, an toàn, lành mạnh. - Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường, quá trình giáo dục và kết quả GD. - Hệ thống QLGD có tính cùng tham gia và dân chủ. - Tôn trọng và thu hút được cộng đồng cũng như nền văn hóa địa phương trong hoạt động GD. - Các thiết chế, chương trình GD có nguồn lực thích hợp, thỏa đáng và bình đẳng (chính sách và đầu tư). 10 thành tố này đôi khi được xem như những tiêu chí tối thiểu hay những kích thước cơ bản của một nền GD có chất lượng mong muốn của các quốc gia trong quá trình phát triển. 10 Mô hình của một cơ sở giáo dục Đầu vào - Đầu ra Quá trình (Input) Môi trường đảm bảo Nguồn lực thỏa đáng Chương trình giáo dục - - (Process) Phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực Hệ thống đánh giá thích hợp. - (Out come) Người học khỏe mạnh có động cơ học tập Giáo viên thành thạo nghề nghiệp Ngữ cảnh (Context) Cộng đồng cùng tham gia giáo dục 1.2.2.2 Quản lý chất lượng giáo dục QLCLGD luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu và là trung tâm của sự nghiệp GD. QLCLGD là cải thiện CLGD gắn liền, tạo thuận lợi cho nhiệm vụ và hiệu quả phát triển con người, phát triển cá nhân, phát triển cộng đồng, phát triển nguồn nhân lực của XH. Việc QLCLGD đòi hỏi các nhà QL phải thực hiện đồng bộ ở tất cả các thành tố các hoạt động và các quá trình trong QLCLGD. Trước những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của một cơ sở giáo dục điều cần chú trọng đầu tiên là nâng cao nhận thức trong toàn ngành về ý nghĩa, tính cấp thiết của việc nâng cao CLGD, tạo nên sự mong muốn và những nỗ lực chấp nhận thực hiện sự đổi mới trong các hoạt động GD của các cơ sở giáo dục. Hình thành nền nếp, thói quen xây dựng chiến lược và kế hoạch CL cho mỗi cơ sở GD, phương pháp QLCL bên trong các cơ sở giáo dục và các thành tố bên ngoài của QLCLGD. 11 1.3 Trƣờng mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.3.1 Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non 1.3.1.1 Vị trí của trường mầm non Trường mầm non là đơn vị cơ sở của GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do ngành giáo dục quản lý. Trường mầm non đảm nhận việc nuôi dưỡng CSGD trẻ em nhằm giúp trẻ em hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào trường phổ thông sau này. Trường mầm non có tư cách và con dấu riêng. Tính chất của trường mầm non: Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục nhằm hình thành nhân cách trẻ em một cách toàn diện. CSGD trẻ em mang tính chất GD gia đình giữa cô và trẻ là quan hệ tình cảm mẹ - con, trẻ học thông qua “Học bằng chơi - Chơi mà học”. Nhà trẻ, trường mẫu giáo mang tính tự nguyện, Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo. 1.3.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường MN Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, CSGD trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình GDMN do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành. Huy động trẻ em lứa tuổi MN đến trường; Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật. Quản lý CB-GV-NV để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, CSGD trẻ em. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Xây dựng CSVC theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn. Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, CSGD trẻ em. Tổ chức cho CB - GV - NV và trẻ em tham gia các hoạt động XH trong cộng đồng. 12 Thực hiện kiểm định CL nuôi dưỡng, CSGD trẻ em theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật 1.3.2 Nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục 1.3.2.1 Vị trí NLMNĐLTT là một loại hình GDMN thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do tổ chức XH, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng CSVC và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thu hút số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo nhằm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu XH. 1.3.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, CSGD trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Quản lý CB-GV-NV thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, CSGD trẻ em. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Xây dựng CSVC, thiết bị theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng khó khăn. Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, CSGD trẻ em. Tổ chức cho CB-GV-NV và trẻ em tham gia các hoạt động XH trong cộng đồng. Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, CSGD trẻ em theo quy định của Bộ GDĐT. 13 Tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ GV, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu GDMN, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp GD, đáp ứng yêu cầu XH. Có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêu cầu của các cơ quan có liên quan. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 1.3.2.3 Cơ cấu tổ chức của NLMNĐLTT Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có cơ cấu, tổ chức đảm bảo các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định tại Điều lệ trường mầm non và phù hợp với điều kiện, quy mô của nhóm, lớp. Trẻ em trong nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được tổ chức theo quy định tại Điều 13 Điều lệ trường mầm non. Số trẻ em trong một nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có không quá 50 (năm mươi) trẻ. a) Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau: - Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ; - Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ; - Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ. b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau: - Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ; - Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ; - Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan