Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn tiếp cận tiểu thuyết marc levy từ đặc trưng của văn học giải trí...

Tài liệu Luận văn tiếp cận tiểu thuyết marc levy từ đặc trưng của văn học giải trí

.PDF
102
796
56

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------------- NGUYỄN THANH THÚY TIẾP CẬN TIỂU THUYẾT MARC LEVY TỪ ĐẶC TRƢNG CỦA VĂN HỌC GIẢI TRÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Hà Nội, 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------------- NGUYỄN THANH THÚY TIẾP CẬN TIỂU THUYẾT MARC LEVY TỪ ĐẶC TRƢNG CỦA VĂN HỌC GIẢI TRÍ Chuyên ngành : Lí luận văn học Mã số : 60.22.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS NGUYỄN THỊ HẢI PHƢƠNG Hà Nội, 2017 Lời cảm ơn Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Hải Phương – người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Em xin trân trọng cảm ơn Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong tổ Lí luận văn học đã tạo điều kiện thuận lời cho em trong thời gian học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện đề tài. Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thanh Thúy MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 6 6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 6 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ “VĂN HỌC GIẢI TRÍ” VÀ TIỂU THUYẾT CỦA MARC LEVY....................................................................... 7 1.1. Khái quát về “văn học giải trí” ............................................................... 7 1.1.1. Khái niệm “văn học giải trí” ................................................................... 7 1.1.2. Đặc trưng của “văn học giải trí” ........................................................... 14 1.2. Khái quát về tiểu thuyết của Marc Levy. ............................................ 19 1.2.1. Tiểu thuyết Marc Levy trong dòng chảy tiểu thuyết tình cảm của Pháp .... 19 1.2.2. Hành trình sáng tác của Marc Levy. ..................................................... 23 1.2.3. Quan niệm sáng tác của Marc Levy ...................................................... 25 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 30 CHƢƠNG 2. TÍNH GIẢI TRÍ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MARC LEVY NHÌN TỪ MÔ TUÝP CHỦ ĐỀ VÀ NHÂN VẬT .......................... 31 2.1. Mô tuýp chủ đề. ...................................................................................... 31 2.1.1. Những câu chuyện tình yêu lãng mạn ngọt ngào mang đậm màu sắc “ngôn tình”. ..................................................................................................... 31 2.1.2 Những quan hệ tình dục nóng bỏng, táo bạo. ........................................ 37 2.2. Mô tuýp nhân vật. .................................................................................. 46 2.2.1. Những “mỹ nữ” trẻ trung, quyến rũ. ..................................................... 47 2.2.2. Những “soái ca” lãng mạn, ấm áp. ........................................................ 56 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 63 CHƢƠNG 3. TÍNH GIẢI TRÍ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MARC LEVY NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN, KHÔNG GIAN VÀ NGÔN NGỮ ................................................................................ 65 3.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện. .............................................................. 65 3.1.1. Xây dựng kiểu “cốt truyện phiêu lưu” .................................................. 65 3.1.2. Sự “tái sinh” của một nhân vật trong nhiều tiểu thuyết ........................ 69 3.1.3. Sử dụng mô tuýp “happy ending” – mô tuýp quen thuộc của những truyện cổ tích lãng mạn. .................................................................................. 70 3.2. Nghệ thuật xây dựng không gian. ......................................................... 72 3.2.1. Không gian thiên nhiên nên thơ, trữ tình như những miền cổ tích. ...... 72 3.2.2. Không gian mang đậm màu sắc mộng ảo, hoang đường ...................... 75 3.3. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ, giọng điệu. ........................................ 80 3.3.1. Ngôn ngữ nhẹ nhàng, đầy chất thơ. ...................................................... 80 3.3.2. Sự lồng ghép vào tác phẩm những bức thư ngọt ngào, lãng mạn ......... 83 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 88 KẾT LUẬN .................................................................................................... 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 93 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tính giải trí là một trong những đặc trưng quan trọng của văn học. Tính giải trí đã xuất hiện từ trong văn học dân gian, tồn tại song hành cùng các đặc trưng khác trong suốt chặng đường phát triển của lịch sử văn học. Trước đây, trong nghiên cứu văn học, các nhà nghiên cứu, phê bình chưa quan tâm đúng mức tới đặc trưng này, mà chỉ chủ yếu tập trung tới những chức năng nhận thức, thẩm mỹ, giáo dục... của văn học. Tuy nhiên hiện nay, khi công nghệ thông tin và truyền thông báo chí phát triển, văn học trở thành một “loại hàng hóa đặc biệt”, một “món ăn tinh thần” phục vụ cho đời sống tinh thần của độc giả, đặc trưng giải trí của văn học đã được quan tâm, chú ý hơn cả về phương diện sáng tác và tiếp nhận. Ở nhiều nơi như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ… văn học giải trí được xem như là “hạt cơ bản” có sức thu hút, vẫy gọi mọi nỗ lực sáng tạo của văn nghệ sĩ. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, văn học giải trí (còn được coi là văn thị trường, văn học mạng) nhận được sự quan tâm của các nhà văn, đặc biệt là các tác giả trẻ và đông đảo bạn đọc. Rất nhiều cây bút nổi tiếng từ sáng tác văn học giải trí. Những cuốn tự truyện, hồi kí, tản văn xuất hiện nhiều, gắn liền với những tên tuổi như Ploy Ngọc Bích, Huyền Chíp, Gào… Bên cạnh đó, văn học giải trí nước ngoài cũng đặc biệt được quan tâm, văn học dịch “bùng nổ” với rất nhiều tác phẩm ngôn tình Trung Quốc, manga Nhật Bản, truyện giả tưởng Anh, Mỹ… Trong số các tác phẩm văn học giải trí nước ngoài, tiểu thuyết của Marc Levy luôn được bạn đọc quan tâm, yêu thích. Một trong những tác giả văn học giải trí, văn học tình cảm Pháp đương đại được yêu thích nhất ở Việt Nam là Marc Levy. Được mệnh danh là “người kể chuyện cổ tích” trong thế giới hiện đại, các câu chuyện của ông hấp dẫn bạn đọc bởi sự nhẹ nhàng, tinh tế, lãng mạn mà không sáo rỗng nhàm 1 chán, có đa dạng đề tài và đặc biệt mỗi câu chuyện là một bài ca về tình yêu, về vẻ đẹp của sự sống, là những bài học về tình người. Những đặc trưng nổi bật của văn học giải trí cùng chất lãng mạn Pháp hòa quyện trong tiểu thuyết Marc Levy tạo nên một sức hấp dẫn đặc biệt, thu hút mọi đối tượng độc giả. Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu tiểu thuyết của Marc Levy từ những đặc trưng của văn học giải trí, trước hết để có cái nhìn khái quát nhất về đặc trưng tiểu thuyết Marc Levy đặt trong nền tảng là đặc trưng của văn học giải trí. Đồng thời, nghiên cứu sẽ lí giải được sức hấp dẫn của tiểu thuyết Marc Levy đối với độc giả, rút ra những giá trị tốt đẹp đáng học hỏi từ quan niệm, phong cách sáng tác của ông. Bên cạnh đó, nghiên cứu về tiểu thuyết của Marc Levy từ những đặc trưng của văn học giải trí sẽ là một đóng góp mới mẻ cho nghiên cứu văn học lãng mạn Pháp đương đại ở Việt Nam, đồng thời làm đa dạng thêm những nghiên cứu về văn học giải trí. 2. Lịch sử vấn đề Marc Levy là nhà văn đương đại Pháp, có tầm ảnh hưởng tương đối lớn so với các tác giả văn học giải trí. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, tuy có số lượng tác phẩm được xuất bản nhiều và được dịch ra hơn ba mươi thứ tiếng trên thế giới nhưng các tác phẩm của ông chưa được quan tâm đánh giá, nghiên cứu từ các nhà phê bình Pháp, hay trong các công trình nghiên cứu văn học ở Pháp cũng như Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác, tư tưởng, quan điểm sáng tác văn học cũng như giá trị tác phẩm của tiểu thuyết gia này chủ yếu được đề cập trên các phương tiện truyền thông, báo chí chứ chưa được nghiên cứu như một đối tượng văn học trong các công trình mang tính khoa học chính thống. Một vài năm gần đây trong nghiên cứu văn học tại Việt Nam cũng đã có một số bài báo, tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tác phẩm của Marc Levy. Nhiều nhà báo đã đưa ra cái nhìn tổng quát 2 nhất về tiểu thuyết của Marc Levy cũng như phong cách sáng tác, đặc điểm văn chương của ông. Về ngôn ngữ tiểu thuyết Marc Levy, Trần Trung Sáng trên báo điện tử danang.vn đã nhận định: “Ông kể những câu chuyện của mình bằng một ngôn ngữ mộc mạc, và mong muốn tất cả bạn đọc đều hiểu được chúng.” Về đặc điểm chung về tiểu thuyết của ông, Tiểu Quyên của báo Người Lao Động đã nhận định: “Marc Levy được độc giả gọi là “nhà văn của tình yêu”. Hầu hết các tác phẩm của ông đều là những câu chuyện tình yêu lãng mạn, cảm động, dìu dịu vẻ đẹp và mênh mông cảm xúc. Trí tưởng tượng kỳ diệu của nhà văn đưa người đọc vào những điều bí ẩn, cùng khám phá, huyền ảo và thăng trầm theo những bước nghĩ suy của nhân vật. Giọng văn mượt mà, tinh tế và duyên dáng của Marc Levy nhẹ nhàng dẫn dắt người đọc đến với cảm xúc khi mãnh liệt, đau đớn; khi lãng mạn, nồng nàn trong tình yêu của các nhân vật. Những câu chuyện tình yêu của Marc Levy đẹp đến huyền diệu, bất chấp không gian - thời gian; tình yêu có thể vĩnh cửu từ kiếp này sang kiếp khác.” Về đề tài của tiểu thuyết Marc Levy, trong một bài tổng hợp lại cuộc tọa đàm Tại sao văn học tình cảm Pháp hấp dẫn bạn đọc thảo luận tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội (l’Espace) vào tháng 7/2016 nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả yêu văn học, các phóng viên đã đưa ra nhận định: “Tác phẩm tình cảm của Marc Levy kết hợp với đề tài đa dạng như trở về tuổi thơ, đề tài chiến tranh (trong tác phẩm Những đứa con của tự do, Nếu được làm lại), tình bạn, chủ đề nhân quyền (Chuyện chàng nàng)…” Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về tiểu thuyết của Marc Levy từ những vấn đề về nội dung và nghệ thuật như Tiểu thuyết Marc Levy, Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Lan Phương (2011), chuyên ngành Lí luận văn học, Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc Gia Hà Nội, đã tìm hiểu tiểu thuyết 3 Marc Levy một cách hệ thống, tổng hợp và chi tiết các yếu tố nổi bật về nội dung và nghệ thuật qua các tiểu thuyết của ông đã được xuất bản tại Việt Nam. Tác giả đã khái quát về nội dung đề tài, cảm hứng chủ đạo và về nghệ thuật tiểu thuyết Marc Levy. Yếu tố kỳ ảo là đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về tiểu thuyết Marc Levy. Trong khóa luận tốt nghiệp Yếu tố kỳ ảo trong Kiếp Sau và Nếu em không phải một giấc mơ của Marc Levy, Cao Như Ngọc (ngành Ngữ Văn, khoa Sư phạm trường ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong hai tiểu thuyết đầu tay làm nên tên tuổi của Marc Levy, đưa ra đặc điểm của các yếu tố kì ảo và vai trò của nó trong tiểu thuyết của ông. Luận văn thạc sỹ Cái kì ảo trong tiểu thuyết Marc Levy của Nguyễn Thị Lệ (chuyên ngành Văn học nước ngoài, khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội) đã khái quát yếu tố kỳ ảo trong nghệ thuật sáng tác tiểu thuyết của Marc Levy qua ba tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ, Kiếp sau và Bảy ngày cho mãi mãi qua các phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ. Ngoài ra, còn có một số công trình luận văn thạc sỹ như Khảo sát đặc điểm và phương thức trần thuật trong tiểu thuyết Marc Levy của Nguyễn Việt Phương Dung (Trường Đại học KHXH&NV Đại học Quốc gia TP HCM), Nghệ thuật xây dựng tác phẩm của Marc Levy qua tiểu thuyết “Những đứa con của tự do” của Nguyễn Thị Anh Ngọc (Khoa Ngữ văn, Đại học Văn Hiến)… nghiên cứu sâu về một khía cạnh nội dung, nghệ thuật trong sáng tác của Marc Levy. Từ những bài viết, công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy các phóng viên, các nhà nghiên cứu văn học đã có sự quan tâm tới văn học giải trí và tác giả Marc Levy. Tuy vậy, những nghiên cứu trên mới bước đầu khai thác, tìm hiểu một số đặc điểm của tiểu thuyết Marc Levy từ đặc trưng thể loại tiểu thuyết, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu về tác phẩm của 4 ông đặt trong dòng chảy của văn học giải trí, từ những đặc trưng của văn học giải trí. Vì những lí do trên chúng tôi nhận thấy sự cần thiết của việc phát triển việc nhìn nhận, đánh giá giá trị của tiểu thuyết Marc Levy từ đặc trưng của văn học giải trí thành một đề tài độc lập, để có góc nhìn toàn diện về sáng tác Marc Levy cũng như những đặc trưng của văn học giải trí, lí giải được sức hấp dẫn của tiểu thuyết Marc Levy so với tiểu thuyết của các tác giả khác trong dòng chảy văn học giải trí đương đại. 3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Luận văn Tiếp cận tiểu thuyết Marc Levy từ đặc trưng của văn học giải trí hướng tới nhiệm vụ tìm hiểu đặc trưng tiểu thuyết của Marc Levy từ những đặc trưng của văn học giải trí, thông qua việc nghiên cứu một số phương diện cụ thể như mô tuýp chủ đề - nhân vật, kết cấu tổ chức sự kiện, nghệ thuật xây dựng không gian và ngôn ngữ. Luận văn tập trung khảo sát một số tiểu thuyết tiêu biểu của Marc Levy đã được xuất bản và đón đọc rộng rãi ở Việt Nam, cụ thể là : Nếu em không phải một giấc mơ (1999), Bảy ngày cho mãi mãi (2003), Kiếp sau (2004), Gặp lại (2005), Bạn tôi Tình tôi (2006), Mọi điều ta chưa nói (2008), Chuyến du hành kỳ lạ của ngài Daldry (2011), Chuyện chàng nàng (2015). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở tiếp cận, phân tích các tác phẩm của Marc Levy qua bản dịch tiếng Việt để làm rõ tiểu thuyết của ông từ những đặc trưng của văn học giải trí, chúng tôi thực hiện luận văn bằng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích tổng hợp: Người viết vận dụng kĩ năng phân tích các dẫn chứng cụ thể từ tiểu thuyết Marc Levy để đi đến những tiểu kết các chương và kết luận tổng hợp có tính thuyết phục. Phương pháp hệ thống cấu trúc và phương pháp thống kê: Giúp luận văn đạt được tính hệ thống, tránh sự vụn vặt không cần thiết. 5 Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh các đặc trưng của tiểu thuyết Marc Levy với một số tiểu thuyết của tác giả Pháp và Trung Quốc nhìn từ đặc trưng văn học giải trí. Ngoài ra, chúng tôi vận dụng lý thuyết Phê bình nữ quyền, Phê bình văn hóa để tìm hiểu, làm rõ các vấn đề tiểu thuyết Marc Levy. 5. Đóng góp của luận văn Thứ nhất, luận văn cho thấy cái nhìn khái quát về khái niệm “văn học giải trí”, sự vận động phát triển và đặc trưng của văn học giải trí so với những khuynh hướng, những dòng văn học khác. Thứ hai, luận văn làm rõ sự biểu hiện của đặc trưng của văn học giải trí trong sáng tác tiểu thuyết Marc Levy qua các phương diện quan điểm sáng tác, nội dung và nghệ thuật như xây dựng mô tuýp chủ đề, mô tuýp nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ… Đồng thời luận văn cũng cho thấy dấu ấn cá nhân của tác giả khi vận dụng đặc trưng văn học giải trí trong sáng tác tiểu thuyết. Đây là những đóng góp mới trong tiếp cận, nghiên cứu về tiểu thuyết của Marc Levy nói riêng và sáng tác của các tác giả văn học giải trí nói chung, có khả năng cho thấy những đặc điểm quan trọng trong thế giới nghệ thuật đồng thời định nghĩa phong cách nghệ thuật của tác giả trong một dòng chảy văn học xuyên suốt. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tư liệu tham khảo, mục lục, luận văn cấu tạo gồm ba chương: Chƣơng 1: Khái quát “văn học giải trí” và tiểu thuyết của Marc Levy Chƣơng 2: Tính giải trí trong tiểu thuyết của Marc Levy nhìn từ mô tuýp chủ đề và nhân vật Chƣơng 3: Tính giải trí trong tiểu thuyết của Marc Levy nhìn từ nghệ thuật tổ chức cốt truyện, không gian và ngôn ngữ. 6 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ “VĂN HỌC GIẢI TRÍ” VÀ TIỂU THUYẾT CỦA MARC LEVY 1.1 . Khái quát về “văn học giải trí” 1.1.1. Khái niệm “văn học giải trí” Đặc trưng giải trí của văn học đã xuất hiện từ lâu và tồn tại song song cùng những đặc trưng khác của văn học. Giải trí vốn là một nhu cầu của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội. Xã hội càng phát triển hiện đại thì nhu cầu giải trí càng lớn. Để đáp ứng nhu cầu này có rất nhiều phương tiện như trò chơi điện tử, điện ảnh, lễ hội… đặc biệt là văn học. “Từ lâu ngoài việc khẳng định vai trò của văn học nhân dân ta cũng cho rằng văn học còn là phương tiện “giải trí”, “giải khuây”, “tiêu sầu”, “tiêu khiển”... Vì thế khi có chút thời gian nhàn rỗi hoặc sau khi làm việc mệt mỏi, con người thường tìm đến văn học để giải khuây” [40, 39]. Đặc trưng giải trí của văn học ra đời từ trong văn học dân gian. Văn học dân gian của nhân loại luôn tiềm tàng những tiếng cười sảng khoái, hồn nhiên, lành mạnh giúp cho con người lao động bớt đi những mệt mỏi. Từ đó cho tới nay, văn học bao giờ cũng đem đến cho con người sự thư giãn qua các hình tượng nghệ thuật khó quên như nhân vật anh hề, thằng hề ở phương Tây, chú Tễu, chú cuội, những Mẹ Đốp – Lý Trưởng ở Việt Nam... Những câu chuyện tiếu lâm bên cạnh ý nghĩa giáo dục bao giờ cũng mang lại cho người đọc, người nghe tiếng cười sảng khoái. Những câu tục ngữ, những câu đố tục giảng thanh, đố thanh giảng tục... thường gợi lên những liên tưởng thú vị về bản năng giới, về hoạt động tính giao của con người cũng dễ dàng đi vào tâm thế tiếp nhận bình dân. Những câu ca dao mô tả phong cảnh thiên nhiên giao hoà với niềm vui lao động và con người hiện 7 lên tươi tắn, giàu sức sống. Trong quá trình phát triển, đến thời kì Trung đại, văn học mang đậm đặc trưng giáo huấn, nhận thức và “văn dĩ ngôn chí – thơ dĩ tải đạo” trở thành chuẩn mực sáng tác của văn thân nho sĩ Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng từ văn học – văn hóa Trung Hoa. Văn học trung đại đề cao tính chất trang nghiêm, mực thước, tính giải trí do đó không thể hiện bằng những hình thức ồn ào, sôi động mà nghiêng về phần trầm lắng, yên ả. Không kể đến phát ngôn “Lời quê chắp nhặt dông dài/ Mua vui cũng được một vài trống canh” quá đỗi khiêm nhường của Nguyễn Du, tự nhận mình sáng tác Truyện Kiều chỉ để giải trí cho khuây khỏa tâm hồn trước thực tại nhiều ngang trái, đẳng cấp của thơ ca trung đại nằm ở “thần cú”, “nhãn tự”. Đó như là một kiểu giải trí cao cấp, mang đậm cốt cách cổ điển của văn hoá Đông phương nhưng lại hạn chế ở tính dân chủ và khả năng phổ cập rộng rãi. Tới cuối thế kỷ XVII, XVIII, tiểu thuyết Minh Thanh ở Trung Quốc, văn thơ Nôm ở Việt Nam phát triển, được đông đảo nhân dân lao động yêu thích, nhưng triều đình cùng các văn sĩ coi đó là văn chương “tà dâm, ô uế”. Ở phương Tây, thời Trung cổ, văn học mang tính chất giáo huấn, răn đe. Cho tới thời Phục Hưng, văn học nghệ thuật phát triển như một cuộc cách mạng, đặc trưng giải trí được đề cao, vượt mọi khuôn khổ. Kịch, tiểu thuyết lãng mạn phát triển, tập trung vào chủ đề tình yêu và sự giải phóng con người một cách dân chủ. Hiện nay, đặc trưng giải trí của văn học vẫn tồn tại và phát triển song song cùng những đặc trưng giáo dục, nhận thức, thẩm mỹ… của văn học, thậm chí còn có sự phát triển mạnh hơn. Văn học trở thành hàng hóa và tập trung vào nhu cầu của người đọc hơn, cụ thể là nhu cầu giải trí. Về bản chất, các đặc trưng của văn học không tách rời các giá trị chân thiện mĩ nên các chức năng của văn học có mối liên hệ ràng buộc với nhau. Các tác phẩm dù được viết với mục đích giáo huấn, tuyên truyền, ngợi ca… thì tác giả vẫn tìm tòi, đưa chất giải trí vào để tác phẩm trở nên hấp dẫn, phổ 8 biến hơn. Có thể thấy, tính giải trí là một đặc trưng quan trọng của văn học, đã ra đời và tồn tại từ lâu trong các tác phẩm văn học qua các thời kì. Nhưng, các tác phẩm có tính giải trí như ca dao dân ca, thơ Nôm ở Việt Nam, tiểu thuyết Minh Thanh ở Trung Quốc hay văn học Heian ở Nhật Bản, văn học Phục Hưng ở phương Tây vẫn chưa lấy giải trí làm mục đích hàng đầu để biểu hiện, sáng tác. Mục đích biểu đạt của văn học lúc đó vẫn là giáo huấn, lên án, đấu tranh. “Văn học giải trí” mà chúng tôi lấy làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là một khuynh hướng văn học đặt yếu tố giải trí làm yếu tố hàng đầu trong sáng tác. Mục đích sáng tác của những tác giả “văn học giải trí” là hướng đến nhu cầu giải trí của độc giả, họ viết những chủ đề được quan tâm nhiều trong cuộc sống thường nhật. Đó là khuynh hướng văn học xuất hiện trong thời đại “thị trường hóa”, văn học là một mặt hàng các tác giả phải luôn tìm tòi những yếu tố giật gân, câu khách, đánh vào tâm lí ưa thích cái mới của người đọc để khiến tác phẩm được nhiều độc giả ưa thích, tìm mua. Về khái niệm “văn học giải trí”, hiện nay vẫn chưa có một giới thuyết cụ thể và đầy đủ để lí giải văn học giải trí là gì. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy khái niệm và tính chất của văn học giải trí có nhiều nét tương đồng với văn học mạng, “văn học ngoại biên”, văn học đại chúng, văn học thị trường. Nghiên cứu văn học trên thế giới đã có rất nhiều ý kiến khác nhau để khái quát về văn học đại chúng, văn học thị trường. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, văn học đại chúng như một hình thức văn học đối lập với văn học thuần túy, nhắm vào độc giả là quần chúng, bình dân. Văn học đại chúng “còn gọi là văn học thông tục. Bộ phận văn học giải trí và giáo huấn được in với số lượng lớn, phổ biến từ cuối thế kỷ XIX và nhất là thế kỷ XX... Cơ sở tư tưởng của văn học đại chúng là chủ nghĩa thực dụng. Cơ sở xã hội của văn học đại chúng là chính sách nhượng bộ đối với lớp thị 9 dân tầm thường: dùng phương tiện sản xuất hàng loạt để nuôi dưỡng tâm lý tiêu dùng, làm nguội lạnh tính công dân tích cực của quần chúng. Văn học đại chúng không có quan hệ trực tiếp với lịch sử văn học như là nghệ thuật ngôn từ, nhưng nó là một thành tố của quá trình văn học thế kỷ XIX – XX... Điểm mấu chốt của văn học đại chúng là làm cho người ta được can dự vào văn hóa hiện đại dưới dạng lược gọn, nó đưa ra một thế phẩm cho sự thỏa thuận thẩm mĩ. Thi pháp của nó là rập khuôn nhất là cách tả chân dung và tâm lý nhân vật, ở vần thơ và cốt truyện...” [58, 607]. Cũng trong nghiên cứu của Nguyễn Nam Trân, “Từ điển Kôjien của Nhật định nghĩa văn học đại chúng như một hình thức đối lập với văn học thuần túy và nhắm quần chúng độc giả bình dân”. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã dùng khái niệm “văn học thông tục” hay “tục văn học” để chỉ bộ phận văn học có tính bình dân, đại chúng, đối lập với bộ phận văn học chính thống bác học. Với những nghiên cứu văn học châu Âu, châu Mỹ, có nhiều quan điểm khác nhau về văn học giải trí. Nhà phê bình người Mỹ Clemen Greenberg cho rằng văn học đại chúng là sản phẩm của xã hội đại chúng mới. Trong quá trình công nghiệp hóa, một lượng lớn người nông thôn nhập cư vào thành thị, hình thành lớp cư dân mới của đô thị với những đòi hỏi thị hiếu thích hợp. Loại văn học tinh hoa, bác học rõ ràng là không phù hợp với lớp công chúng này. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội đại chúng hóa, một loại hình sáng tác văn học mới hình thành, gọi là văn học thông tục. Người nghệ sĩ với sự nhạy cảm, đã sáng tạo ra loại hình văn học nghệ thuật đại chúng để thỏa mãn thị hiếu, nhằm thay thế loại hình văn học nghệ thuật tinh hoa, vốn xa lạ với họ. Wright Macdonald cho rằng đặc trưng rõ ràng nhất của văn học đại chúng là có một lượng lớn công chúng trực tiếp, sự thưởng thức của công chúng là mục đích sản sinh của các tác phẩm. Văn học đại chúng là một loại thương phẩm phi cá tính bởi mục đích chủ yếu của nó là nhằm đem lại lợi nhuận tối đa. Nếu văn 10 học dân gian là tinh thần của nhân dân lao động thì văn học đại chúng được hình thành thông qua các quy trình công đoạn. Người ta thường lấy các công đoạn làm phim của Hollyood để dẫn chứng cho tính phi cá tính của tác phẩm nghệ thuật đại chúng được làm bởi nhiều khâu đoạn, do các nhân viên kỹ thuật thực hiện. Nghệ thuật đại chúng nói chung, văn học đại chúng nói riêng vì thế phù hợp với thị hiếu, tình cảm, trình độ thẩm mỹ mức độ thấp của đa số công chúng. Văn học thị trường theo họ là cả một dòng văn học không chỉ có những cuốn sách bán chạy, mà còn gồm cả vô số những cuốn bán không chạy nhưng học theo lối viết đơn giản của những cuốn bán chạy, phục vụ thị hiếu của độc giả bình dân. Còn ở Việt Nam, PGS. TS Trần Đình Sử đã nhận định về văn học trung tâm và văn học ngoại biên như sau: “Mọi sáng tác văn học ở trung tâm đều bắt nguồn từ ngoại biên. Kinh Thi là một ví dụ. Ban đầu là dân ca của các nước trên lãnh thổ Trung Hoa cổ đại, qua sự san định, chỉnh lí, sắp xếp của Khổng Tử mà sau này trở thành Kinh. Khi đang đi du thuyết các nước, Nho gia vốn cũng chỉ là một trong mười học phái thuộc ngoại biên, phải đến đời Hán mới độc tôn nho thuật, trở thành trung tâm. Nhưng đến thời Ngụy Tấn thì huyền học nổi lên thành trung tâm, nho học ra ngoại biên. Đến đời Minh Thanh nho học lại vào trung tâm, nhưng đến thời Ngũ Tứ lại bị đẩy ra ngoại biên. Tiểu thuyết Trung Quốc ban đầu cũng là thể loại ngoại biên, không có vị trí nào trong hệ thống phân loại của văn học chính thống Trung Quốc. Mãi đến cuối thế kỉ XIX, với khẩu hiệu “Tiểu thuyết cứu nước” của Lương Khải Siêu do ảnh hưởng từ Nhật Bản, và đầu thế kỷ XX với cách mạng văn hóa thời Ngũ Tứ, được Hồ Thích, Lỗ Tấn, Trịnh Chấn Đạc nghiên cứu tiểu thuyết mới chuyển thành thể loại trung tâm. Như vậy văn học ngoại biên là nguyên sinh, văn học trung tâm là thứ sinh do điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa quy định. Văn học cách mạng Việt Nam trước 1945 chỉ là ngoại biên, sau cách 11 mạng tháng Tám liền trở thành chủ lưu, trung tâm. Trung tâm ngoại biên luôn đổi chỗ cho nhau trong thực tế” [50] . Văn học là một hình thái ý thức xã hội thẩm mỹ, nó phản ánh hiện thực và chịu tác động của sự thay đổi của xã hội. Văn học giải trí, hay văn học ngoại biên cần được nhìn nhận và đánh giá một cách đúng đắn, khách quan để nhận thấy được hết giá trị của nó. Còn theo PGS Nguyễn Đăng Điệp, khái niệm văn học thị trường “chưa phải là một thuật ngữ khoa học chặt chẽ. Nhưng chúng ta có thể sử dụng nó để định danh (một cách tương đối) về một khuynh hướng văn học, một bộ phận văn học đã và đang hình thành ngày càng mạnh mẽ trong đời sống văn học đương đại. Văn học thị trường, hiểu một cách ngắn gọn là văn học hướng đến những lợi ích thương mại, đặt lợi ích thương mại và chức năng giải trí làm tiêu chí hàng đầu”, “nó được hiểu như là văn học trong cơ chế thị trường, văn học giải trí, văn học thương mại hay có khi được hiểu là văn học đại chúng, văn học bình dân…” [39]. Có rất nhiều hội thảo đã được mở ra đề nghiên cứu về vấn đề văn học giải trí, văn học thị trường như hội thảo “Thị trường văn học và Văn học thị trường: Lí luận và thực tiễn”, “Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới - Thực trạng và triển vọng”… Tựu chung lại, văn học giải trí là khuynh hướng văn học đưa đặc trưng giải trí của văn học làm cái biểu đạt, lấy đại chúng bình dân làm đối tượng phục vụ, lấy tính giải trí, thư giãn làm mục tiêu hướng đến. Các tác phẩm văn học giải trí tương đối phụ thuộc vào số lượng tiêu thụ. Về quá trình phát triển của văn học giải trí trong thời hiện đại, ở Trung Quốc, vào những năm 80 của thế kỉ XX, văn học linglei bắt đầu bùng nổ và trở thành một trào lưu lớn cho đến nay. Linglei phiên âm Hán Việt là “lánh loại”, với nghĩa là “một loại khác, một dạng khác”. Văn học Linglei là dòng văn học khác biệt, phá phách, bỏ đi tất cả những khuôn mẫu của dòng văn học chính thống trước đây. Trong giai đoạn hiện nay, các tác giả trẻ sáng tác trong 12 dòng văn học linglei hầu hết đều là nữ, nên các khái niệm “văn học linglei”, “tiểu thuyết linglei” thường gắn với “văn chương mỹ nữ”, “mỹ nữ linglei”, các sáng tác từ đó cũng mang đậm sắc tình, tính nữ. Ở Việt Nam, đặc trưng giải trí của văn học cho tới cuối thế kỷ XIX bắt đầu phát triển trong thơ ca và văn xuôi, khi tính đại chúng và thế sự trở thành đề tài được quan tâm. Tới thế kỷ XX, “tiểu thuyết của Thế Lữ, Phạm Cao Củng vào loại trinh thám; tiểu thuyết Phú Đức vào loại võ hiệp; tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc, Lan Khai vào loại lịch sử; tiểu thuyết của Song An, Khái Hưng, Nhất Linh vào loại diễm tình; tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Lê Văn Trương vào loại xã hội” [45, 156]. Tựu chung lại, dưới sự phát triển của truyền thông và báo chí, từ lâu văn học đã trở thành một mặt hàng và sáng tác văn học trở thành một nghề. Sau những biến động của lịch sử (các cuộc chiến tranh vũ trang, đấu tranh chính trị…), văn học đòi lại cái quyền tự do của nó, không phải đeo trên mình một trọng trách nào khác ngoài mục đích tạo ra những giá trị thẩm mỹ. Khi cuộc sống ổn định và phát triển trong sự bùng nổ của công nghệ thông tin, con người sống trong nhịp sống nhanh, gấp gáp sẽ lựa chọn những yếu tố nghệ thuật giải trí để giải tỏa căng thẳng. Với tất cả sự thay đổi của xã hội, nhu cầu của bạn đọc và tư duy sáng tạo văn học của tác giả cũng thay đổi. Theo nghiên cứu của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Văn Nhơn và Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Thúy về sự phát triển của văn học giải trí đương đại tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung, trong vài năm gần đây, từ “văn học thị trường” – chỉ các tác phẩm nặng tính giải trí – xuất hiện thường xuyên. Các tác phẩm theo dòng này trở thành xu hướng và luôn nằm trong danh sách bán chạy. Ở Nhật Bản, bàn về sự phát triển của văn học giải trí trong thời hiện đại, “Kikuchi Kan (trích dẫn trong Taishuu bungakuron, Luận về văn học đại chúng của Ozaki Hotsuki, 1965) nhận định rằng trong khi văn học thuần túy 13 là cái mà nhà văn viết theo ý mình, văn học đại chúng viết theo thị hiếu của người đọc. Tada Michitarô (trong Taishuu bungaku no kanôsei, Khả năng của văn học đại chúng, 1971) cho rằng trong một thời đại mà khoa học, kỹ thuật hiện đại bước những bước dài khủng khiếp, nền văn học này là một hình thức biểu hiện cần thiết để truyền bá, luân lưu những huyền thoại của đại chúng”. Hiện nay, văn học giải trí phát triển mạnh ở tất cả các quốc gia. Môi trường văn học giải trí có ưu thế lan tỏa, dễ tạo nên sự nổi tiếng đã khuyến khích nhiều tác giả thuộc dòng văn chương bác học, văn chương thuần túy thử sức mình. Cũng có tác giả sáng tác văn học đơn thuần nhằm mục đích giải trí nhưng nhờ tài năng nghệ sĩ, giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm đã biến nó trở thành một tác phẩm giàu giá trị. Với tất cả những lợi thế của mình, chức năng giải trí của văn học và sự thể hiện của nó qua dòng văn học giải trí đã và đang được đông đảo độc giả Việt Nam nói riêng và độc giả Thế giới nói chung đón nhận. 1.1.2. Đặc trưng của “văn học giải trí” Văn học giải trí mang những đặc trưng riêng, do đối tượng, mục đích hướng tới khác biệt so với những khuynh hướng văn học khác. Mục đích sáng tác của dòng văn học giải trí hướng về độc giả, mang tính chất thị trường, câu khách. Nội dung của những sáng tác này thường gần gũi, đơn giản dễ hiểu, nhưng vẫn chứa đựng những thông điệp về cuộc sống, nhân tình thế thái. Văn học giải trí viết về cuộc sống đời thường, trình bày đơn giản, hướng đến người đọc rộng lớn và có tính chất giải trí. “Tiểu thuyết của đại chúng không thiên trọng về lối phô diễn cầu kỳ. Tánh chất, giá trị của nó là giản dị, đẹp và thật: dùng rất ít lời văn mà tả nên bức tranh linh hoạt đầy thi vị. Đó là yếu tố của đại chúng văn học… Tiểu thuyết đại chúng không vị nghệ thuật mà vị nhân sinh. Vị nghệ thuật là chú trọng ở lời văn. Vị nhân sinh là chú trọng ở hứng thú. Đại chúng là hạng người lao khổ, cả ngày vất vả với 14 sống còn. Một khi được thảnh thơi mó đến quyển tiểu thuyết họ không cần gì hơn được tìm trong ấy một vài hứng thú, để qua những giờ nhàn rỗi vô vị” [45, 156]. Đề tài thường thấy trong văn học giải trí là tình yêu, những câu chuyện trinh thám, kinh dị, bí ẩn… Đó đều là những đề tài có tính giải trí cao, gay cấn, hấp dẫn, phù hợp với mọi độ tuổi và trình độ của độc giả. Sự tiếp cận các bình diện thẩm mĩ khác nhau sẽ hình thành nên mục đích sáng tác khác nhau của các chức năng văn học. Một cách tương đối có thể thấy các chức năng giáo dục, nhận thức thiên về cái cao cả, cái anh hùng, cái trác tuyệt, chức năng thẩm mĩ thiên về cái đẹp... Trong khi đó, quan sát thực tiễn đời sống văn nghệ đương đại, sự lựa chọn của các tác giả khi thực hiện chức năng giải trí là cái hài, cái bình dị, cái đời thường hàng ngày tưởng như rất nhỏ nhặt trong cuộc sống. Chính vì vậy mà văn học giải trí cũng có tính lan tỏa cao hơn văn học hàn lâm, bác học. Văn học giải trí phát triển mạnh ở thành thị và liên quan mật thiết đến sự phát triển của báo chí, truyền thông, mạng internet. Khi báo chí, truyền thông phát triển, văn học dễ dàng đến với độc giả hơn, nó trở thành một loại hàng hóa, người đọc có quyền tác động vào nó. Vì thế, văn học giải trí có tính thời sự, nắm bắt nhanh nhạy với những vấn đề cuộc sống, nhu cầu của bạn đọc. Bên cạnh những đề tài quen thuộc như tình yêu, cuộc sống hôn nhân, gia đình… văn học giải trí đa dạng đề tài trước những vấn đề đang được tranh luận, quan tâm nhiều trong xã hội. Khi cuộc sống đơn điệu, con người thấy nhàm chán và cần cảm giác mạnh, văn học giải trí lập tức đánh vào tính tò mò, thích phiêu lưu tưởng tượng, thích đắm mình vào những tình huống li kì, rùng rợn, thích trải nghiệm những cảm giác hồi hộp, sợ hãi của người đọc và cho ra đời các dạng truyện trinh thám, hình sự, truyện phiêu lưu mạo hiểm. Khi tình yêu bị chi phối bởi quá nhiều lo lắng cơm áo gạo tiền, người đọc thèm khát những câu chuyện tình yêu như cổ tích, và tiểu thuyết “ngôn tình” 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan