Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn triết lý nhân sinh trong tết cổ truyền của người khmer...

Tài liệu Luận văn triết lý nhân sinh trong tết cổ truyền của người khmer

.PDF
116
638
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI -------- NGUYỄN TRẦN THANH THUỶ TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG TẾT CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN NAM BỘ ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI -------- NGUYỄN TRẦN THANH THUỶ TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG TẾT CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI KHMER Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60.22.03.01 ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ HỒNG MINH HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn: “Triết lý nhân sinh trong Tết cổ truyền của người Khmer”, đây là công trình do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Hồng Minh, đồng thời, kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó. Các tài liệu tham khảo được sử dụng trong luận văn là trung thực, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng kỷ luật của trường và của Khoa Triết học – trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Tác giả Nguyễn Trần Thanh Thủy LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Trần Thị Hồng Minh,người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành tốt công trình luận văn khoa học của mình “Triết lý nhân sinh trong Tết cổ truyền của người Khmer”. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo trong khoa Triết học, Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học An Giang, Tỉnh ủy, Ủy Ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Dân tộc tỉnh An Giang, Ban Tôn giáo Tỉnh ủy An Giang, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, Phòng Văn hóa huyện Tri Tôn - Tịnh Biên, Thoại Sơn, Châu Thành và Châu Phú…và các ban ngành ấp, xã ở các huyện có đồng bào Khmer sinh sống đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn. Ngoài ra, tác giả xin chân thành cám ơn đến các vị sư sãi chùa Khmer, người dân Khmer tỉnh An Giang đã nhiệt tình cung cấp thông tin để tôi hoàn thành luận văn tốt. Tác giả Nguyễn Trần Thanh Thủy MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG TẾT CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI KHMER................................................. 14 1.1. Cơ sở lý luận của triết lý nhân sinh trong tết cổ truyền của người Khmer ...................................................................................................... 14 1.2. Cơ sở thực tiễn của triết lý nhân sinh trong tết cổ truyền của người Khmer ...................................................................................................... 20 Chƣơng 2: NỘI DUNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG TẾT CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI KHMER.................................................... 71 2.1.Những giá trị của lễ hội Chol Chnam Thmay ........................................... 71 2.2. Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị triết lý nhân sinh trong Tết cổ truyền đối với đời sống tinh thần của người Khmer........................... 77 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 87 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra ở mọi quốc gia. Tình hình đó đặt nền văn hóa của mỗi dân tộc trước những biến động lớn. Phải chăng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nền văn hóa dân tộc sẽ trở nên đồng nhất, mất hết bản sắc của mình? Không ít các nhà lý luận phương Tây đang cổ vũ cho xu hướng đó. Nhưng cuộc sống vẫn có quy luật của nó. Hội nhập kinh tế thế giới là một quá trình liên kết, thường xuyên diễn ra sự đồng hóa và dị hóa. Khả năng đồng hóa và dị hóa này không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế mỗi nước, mà chủ yếu còn tùy thuộc vào bản lĩnh văn hóa và sức sống của mỗi dân tộc. Vì vậy, văn hóa dân tộc có vai trò cực kỳ quan trọng trong hội nhập kinh tế thế giới. Trong bối cảnh quốc tế hiện thời, toàn cầu hóa không chỉ mang lại thời cơ lớn, mà còn tạo ra những thách thức không nhỏ đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là với các nước đang phát triển trong trào lưu hội nhập quốc tế trong đó có Việt Nam. Toàn cầu hóa đang đặt chúng ta trước những thách thức lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực văn hóa; văn hóa Việt Nam có cơ hội hội nhập và giao lưu với các nền văn hóa khác của thế giới để làm giàu và khẳng định bản sắc của mình. Song, hơn lúc nào hết, đây cũng là giai đoạn mà các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc phải đối diện với những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa. Vậy, để hòa nhập trên cơ sở kế thừa và chọn lọc, phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, có nhiều giải pháp, trong đó cần gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc là yếu tố quan trọng nhất. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bên cạnh việc tiếp thu những nền văn hóa đương đại chúng ta cần giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa của dân tộc, biết kết hợp hài hòa và phát triển những giá trị văn hóa cổ kim để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 2 Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng và phong phú nhưng thống nhất, bởi đó là nền văn hóa được hình thành từ 54 dân tộc anh em cùng chung sống xen kẽ trên khắp dải đất hình chữ S. Nền văn hóa ấy lấy văn hóa người Việt làm trung tâm. Do vậy, khi nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, bên cạnh tìm hiểu văn hóa người Việt thì việc chú trọng tìm hiểu nét văn hóa riêng của từng dân tộc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hiểu được điều nay, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách quan trọng trong nghiên cứu và bảo tồn văn hóa các dân tộc, trong đó có nền văn hóa tinh thần của người Khmer. Với tư cách là một trong những giá trị văn hóa tinh thần của người Việt nói chung và các dân tộc anh em nói riêng thì Tết cổ truyền thực sự có ảnh hưởng sâu rộng đến tâm thức của người Khmer, nó trở thành một phong tục, một nét sinh hoạt văn hóa vô cùng quan trọng và không thể thiếu của cộng đồng dân cư nơi đây. Tết không chỉ là phong tục đẹp, mang nhiều hoạt động, chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp và đậm đà bản sắc dân tộc mà nó còn là một bộ phận cấu thành văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Ở mỗi vùng miền khác nhau thì phong tục tết cũng khác nhau, tuy nhiên vẫn mang một ý nghĩa chung: Tết là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm sum họp, đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc cho nhau một năm mới bình an, hạnh phúc; là một hình thức sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống của con người. Triết lý nhân sinh là quan điểm, quan niệm của con người về chính con người và cuộc sống của họ, về mối quan hệ của bản thân con người với gắn liền với tín ngưỡng là phong tục. Đó là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ rất lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo. Phong tục có trong mọi mặt đời sống, trong đó Tết cổ truyền là một trong những nhóm chủ yếu của phong tục. Việc nghiên cứu, tìm hiểu triết lý nhân sinh trong Tết cổ truyền của người Khmer chính là góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của người Khmer nói riêng và của người Việt nói chung. Hơn 3 nữa, triết lý nhân sinh ấy cũng chính là công cụ hữu hiệu để nhận thức, cải tạo thiên nhiên, cải tạo con người, làm giàu đẹp và rạng ngời lên hệ giá trị nhân văn của Tết cổ truyền dân tộc. Đó chính là lý do thôi thúc tác giả đi sâu nghiên cứu và lựa chọn “Triết lý nhân sinh trong Tết cổ truyền của người Khmer” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian gần đây, việc nghiên cứu về văn hóa, văn hóa truyền thống, tết cổ truyền của dân tộc nói chung và của người Khmer nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và đã có nhiều công trình khoa học có giá trị như: 2.1. Những công trình nghiên cứu trước năm 1975 về người Khmer Nhiều nhà nghiên cứu người Pháp đã nghiên cứu văn hóa Khmer trên từng mặt như: các nhà sư và nghi lễ tôn giáo, mỹ thuật và kiến trúc các ngôi chùa, sinh hoạt dân gian, tục ngữ và thơ ca dân gian. Nghiên cứu được chú ý hơn cả thời bấy giờ là tác phẩm “Đế quốc Khmer” của Maspéro. Do cách nhìn chưa toàn diện về nguồn gốc, về những biến thiên lịch sử và môi trường địa lý tự nhiên nên các tác giả chỉ lý giải người Khmer và văn hóa Khmer trên những vấn đề chung mà không phân biệt người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và người Khmer ở Campuchia. Trước năm 1975, ở Sài Gòn, một số nhà nghiên cứu, chủ yếu là Lê Hương (1969), có những công trình biên soạn về người Khmer ở vùng đồng bằng song Cửu Long, chủ yếu là thiên về lịch sử, phong tục tập quán (Sử liệu Phù Nam, Sử Cao Miên, Người Việt gốc Miên). Trong tác phẩm Người Việt gốc Miên, tác giả đã nghiên cứu một cách tổng quát về người Khmer ở Nam Bộ, từ nguồn gốc, dân số, sinh hoạt xã hội về tính cách, phong tục tập quán, các ngày lễ trong năm, sự thờ cúng ông Tà, phụ nữ xưa và nay, cưới hỏi, tang lễ, tôn giáo và các mặt khác về văn hóa – giáo dục, kinh tế… Lê Hương còn 4 dịch tác phẩm Chân Lạp phong thổ ký của Châu Đạt Quan. Ông Châu Đạt Quan, hiệu là Thảo Đình Di Dân, quê ở Vĩnh Gia, Huyện Ôn Châu, tỉnh Triết Giang, Trung Hoa. Năm thứ 2 niên hiệu Nguyên Trinh (Bính Thân 1296), triều vua Thành Tông (1295-1308) nhà Nguyên (1277-1368) ông theo một phái đoàn sứ giả sang Cao Miên dưới triều vua Cindravarman (1295-1307), ông ở đất Cao Miên hơn một năm, ghi những điều mắt thấy, tai nghe về cuộc du hành xuyên qua miền Nam Việt Nam ngày nay, về mọi phương diện sinh hoạt của người bổn xứ - đây là quyển sách duy nhất mô tả vùng Angkol , đế đô nước Cao Miên ngày xưa giữa thời cực thịnh. Trong tác phẩm “Nếp cũ con người Việt Nam”, “Tín ngưỡng Việt Nam uyển thượng”, “Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam”, tác giả Toan Ánh đã viết về phong tục tập quán của người Việt Nam, ngoài ra tác giả còn nghiên cứu về lễ cưới, tang của các dân tộc thiểu số trong đó có người Khmer. 2.2. Những công trình nghiên cứu sau năm 1975 Sau năm 1975, việc nghiên cứu văn hóa Khmer được các nhà khoa học Việt Nam chú ý nhiều hơn. Các học giả đã đi sâu nghiên cứ về người Khmer trên nhiều bình diện như: tín gưỡng dân gian, tôn giáo, lễ hội, cưới xin, tang ma, văn học nghệ thuật, âm nhạc, kiến trúc, ngành nghề thủ công, nhà ở… Trong các công trình nghiên cứu đó phảo kể đến tập sách “Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long”, và tập sách “Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ”, là những công trình khảo sát dân tộc học có giá trị, đã đề cập khá đầy đủ về người Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long: tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, âm nhạc và biểu diễn nghệ thuật tạo hình, giao lưu văn hóa. Tác giả Trần Văn Bổn (1999) đã biên soạn tác phẩm “Một số lễ tục dân gian người Khmer đồng bằng sông Cửu Long” để nghiên cứu về lễ tục sinh hoạt, lễ tục tôn giáo người Khmer Nam Bộ nói chung. 5 Các tác giả Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao, Hoàng Văn Trụ (1997) với tập sách “Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam”, đã đế cập đến các lễ hội của người Khmer như: Chol Chnam Thmay, Đôn-ta và việc hôn nhân tang ma. Trong cuốn sách “Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam”, tác giả Nguyễn Đăng Duy (2004) đã nghiên cứu văn hóa Khmer trên các phương diện: văn hóa sản xuất, văn hóa tổ chức đời sống, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần. Cuốn sách “Người Khmer ở Kiên Giang”, tác giả Đoàn Thanh Nô (2002) đã tập trung nghiên cứu văn hóa truyền thống Khmer về văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Trong tác phẩm ”Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam” tác giả Đặng Nghiêm Vạn (2003) đã nêu một số vấn đề lý luận về cộng đồng quốc gia dân tộc và cộng đồng tộc người, những diễn biến và đặc điểm của chúng; đồng thời giới thiệu sự tiến triển và đặc điểm của cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam và của các tộc người cấu thành. Về nguồn gốc lịch sử và quá trình lịch sử của người Khmer, có các công trình như “Lịch sử Campuchia”, của tập thể tác giả Phạm Việt Trung, Nguyễn Xuân Kỳ, Đỗ Văn Nhung(1982) , “Lịch sử An Giang” của nhà văn Sơn Nam(1998); “Đồng bằng sông Cửu Long lịch sử và lũ lụt” của Phan Khánh (2001) đã đề cập đến tôn giáo và tín ngưỡng, văn hóa tâm linh Nam Bộ… Các tác giả đều đề cập đến cư dân Khmer trong quá trình định cư cùng người Việt, người Hoa, người Chăm đoàn kết xây dựng và phát triển vùng đất “mới” Nam Bộ hơn ba thế kỷ qua. Công trình nghiên cứu “Văn hóa dân tộc các Tây Nam Bộ - thực trạng và các vấn đề đặt ra” do Giáo sư Tiến sĩ Trần Xuân Bính chủ biên(2004), đã đánh giá, phân tích toàn diện, khách quan về thực trạng đời sống văn hóa của một số dân tộc thiểu số vùng Tây Nam Bộ trong công cuộc đổi mới; đồng thời 6 dự báo xu hướng, đề xuất các giải pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách nhằm tiếp tục phát triển đời sống văn hóa các dân tộc trên địa bàn dưới tác động của quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. “Tôn giáo tín ngưỡng của các cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc (2005) và “Vài nét về người Khmer Nam Bộ” đã phát họa về tôn giáo, tín ngưỡng dân gian của bốn tộc người Kinh, Chăm, Hoa, Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt đi sâu nghiên cứu những dấu ấn văn hóa tôn giáo của người Khmer theo hai mức: tín ngưỡng và văn hóa truyền thống, còn tôn giáo chính là Phật giáo Tiểu thừa (Theravada). Trong bài viết “Lễ hội và nguồn truyện dân giang của người Khmer Nam Bộ” tác giả Nguyễn Chí Bền (1992) đã đề cập đến ba dạng lễ hội của người Khmer: dạng gắn với sinh hoạt cộng đồng, dạng gắn với nghi lễ tôn giáo, dạng gắn bó với cá nhân đời người, trong đó lễ hội gắn với sinh hoạt cộng đồng và đời người thường gắn với nguồn truyện dân gian. Hồ Hiệp Việt (2001): “Tính cách Nam Bộ với quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật”. Bài viết phân tích yếu tố văn hóa địa phương và tác động của nó tới việc xây dựng ý thức pháp luật của cư dân Nam bộ. Những yếu tố chi phối đến sự hình thành thói quen, lối sống, phong tục tập quán, cách tư duy và ứng xử của người dân Nam bộ từ xưa đến nay. Dương Văn Chăm (2009): “Văn hóa pháp lý và đặc điểm truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam”.Theo tác giả, truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam có đặc điểm:(1) Tính nhân văn, kết hợp đức trị và pháp trị; (2) Luật nước và luật làng (hương ước) bảo đảm dân chủ làng xã trong nhà nước quân chủ; (3) Tính dân tộc, tính nhân loại phổ biến. Qua đó, giúp ta nắm vững những lý luận cơ bản về văn hóa pháp lý, vận dụng đúng đắn những lý luận 7 này vào công cuộc phát triển nền văn hóa pháp lý tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Trần Quốc Vượng (1986), Bài báo “Con người Việt Nam giữa luật và lề, giữa tình và lý”.Công trình nghiên cứu về những nét đặc trưng của ý thức pháp luật và đạo đức của con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện tại. Theo tác giả, “Việc xây dựng một nếp sống văn minh mới “sống và làm việc theo pháp luật” - một nội dung rất quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung và cách mạng văn hóa tư tưởng nói riêng ở nước ta - đứng trước một tiền đề xã hội duy tình như thế đó, rất đặc thù Việt Nam. Và do vậy, đó là một công cuộc đầy khó khăn và phức tạp, đòi hỏi mỗi cán bộ cách mạng phải thông thạo cả pháp luật (Lý) và tâm lý cộng đồng (Tình), xử lý công việc “có Lý có Tình””. Nền pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam phản ánh và thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa truyền thống và cách mạng, giữa phong tục và pháp luật, giữa tình và lý. Đó là một nền pháp chế Việt Nam mang đầy đủ bản sắc dân tộc và tinh thần hiện đại… Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục. Theo tác giả, trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc giai trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý. Những năm gần đây, văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhiều lần khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đồng thời đặt mục tiêu “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh. Trần Ngọc Thêm (2000), Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam. Nxb. 8 TPHCM. Tác giả cho rằng: nếu như văn hóa là tổng thể các hệ thống tín hiệu khổng lồ mang tính thiết chế xã hội bao trùm lên mọi hoạt động của cộng đồng người, thì ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu quan trọng bậc nhất được xây dựng dựa trên năng lực đặc biệt chỉ có ở hoạt động có ý thức của con người: năng lực biểu trưng hóa (symbolizing). Như vậy, ngôn ngữ vừa là công cụ của tư duy và công cụ giao tiếp chủ yếu, vừa là phương tiện của văn hóa làm tiền đề cho văn hóa phát triển. Mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và các khía cạnh khác của văn hóa gần gũi tới mức không một bộ phận nào thuộc về văn hóa của một cộng đồng người nhất định lại có thể nghiên cứu tách rời khỏi các biểu trưng ngôn ngữ trong hoạt động của chúng. Nhờ xác lập được cho mình một hệ phương pháp tiếp cận rất có hiệu quả, đặc biệt là phương pháp hệ thống - cấu trúc của loại hình học động, ngôn ngữ học đã trở thành một ngành mũi nhọn trong khoa học nhân văn. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội – khoa Triết (2016), Triết lý nhân sinh trong văn hóa Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị. Tài liệu nghiên cứu, phân tích Đạo làm người là triết lý nhân sinh, phương châm sống của con người, trả lời câu hỏi: “Con người phải sống thế nào cho phải (Đạo)?”. Để có Đạo làm người, trước hết mỗi người phải hoàn thành bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm của con người đối với gia đình là đạo Hiếu, người công dân đối với đất nước đó là đạo Trung. Yêu nước là tiêu chí hàng đầu của đạo làm người trong văn hóa Việt Nam. PGS.TS Trần Đăng Sinh (ĐH Sư phạm Hà Nội): đạo Hiếu có thể được hiểu là gốc của mọi giá trị đạo đức xã hội, là thước đo, xác định giá trị con người Việt Nam. Đó là tình cảm tự nhiên của con người, biểu hiện tập trung nhất là sự phụng dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ với lòng thành kính và tự hoàn thiện bản thân mình làm cho ông bà, cha mẹ vui lòng; là chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất, chi phối các quan hệ khác và các chuẩn mực đạo đức khác trong gia đình. Hiếu là giá trị đạo đức hàng đầu của người Việt Nam, trở 9 thành đạo Hiếu - Đạo Làm người trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Trong xã hội hiện đại, đạo Hiếu vẫn giữ vai trò là nền tảng đạo đức, là thước đo giá trị đạo đức của con người trong gia đình Việt Nam. Trong thời đại ngày nay, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải giáo dục, xây dựng con người mới. Con người mới phải có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi; sống có văn hóa và tình nghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính. Tiêu chí của Đạo làm người trong xã hội ngày nay đòi hỏi sự phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2008), Lược sử vùng đất Nam bộ Việt Nam, Nxb.Thế giới. Nhóm tác giả biên soạn trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học liên quan như sử học, khảo cổ học, dân tộc học, văn hóa học, luật học… ở trong nước và ngoài nước. Cuốn sách trình bày một cách khách quan, có hệ thống, đơn giản và cô đọng những tư liệu, chứng cứ cơ bản về lịch sử phát triển của vùng đất Nam Bộ. Quyển sách giới thiệu khái quát về thời tiền sử khi con người xuất hiện trên vùng đất Nam Bộ và chủ yếu bắt đầu từ văn hóa Óc Eo với nước Phù Nam, nghĩa là từ khi Nhà nước đầu tiên ra đời trên vùng đất này vào đầu Công nguyên. Trong thời cổ đại, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay, xuất hiện ba trung tâm văn hóa dẫn đến sự hình thành những nhà nước sơ khai vào loại sớm nhất ở Đông Nam Á là: trung tâm văn hóa Sa Huỳnh và nước Lâm Ấp (Chămpa) ở miền Trung, trung tâm văn hóa Óc Eo và nước Phù Nam ở miền Nam. Vi Hồng Nhân (2004), Văn hóa các dân tộc thiểu số thừ một góc nhìn, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội. tác giả giới thiệu tổng quan góc tiếp cận về 10 văn hóa các dân tộc thiểu số trong văn hóa Việt Nam “thống nhất mà đa dạng”, “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; công tác quản lý văn hóa – thông tin ở vùng dân tộc thiểu số và vùng núi. Viện Văn hóa (1988), Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ, Nxb. Tổng hợp Hậu Giang. Quyển sách khái quát, giới thiệu chung về nền văn hóa, văn nghệ của người Khmer đồng bằng song Cửu Long. Đồng thời, giới thiệu tộc người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long trên các mặt: dân số - địa bàn cư trú, tổ chức xã hội, sản xuất nông nghiệp, chữ nói – chữ viết, giao lưu văn hóa. Những giá trị tinh thần truyền thống mà người Khmer đồng bằng song Cửu Long đã sáng tạo và xây dựng đang được các ngành khoa học khai thác, đánh giá. Trung tâm nghiên cứu khoa học và xã hội (2003), Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa Khmer Nam bộ, Cần Thơ. Người Khmer sống rải rác ở hầu hết các tỉnh Tây Nam bộ. Về tổ chức xã hội chủ yếu hoạt động theo chế độ tự quản; chế độ mẫu hệ vẫn còn để lại nhiều ành hường rõ rệt; trình độ dân trí và kinh nghiệm sản xuất còn thấp; người dân Khmer sống thuần phác, nhân hậu, tuyệt đại bộ phận đi theo Phật giáo lấy ngôi chùa để thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Đồng bào Khmer đã bảo lưu và giữ gìn được nhiều nét sinh hoạt văn hóa dân gian, tạo nên bản sắc văn hóa riêng của mình. Năm 2007, phần II của Địa chí An Giang ra đời, trong đó có phần về dân tộc Khmer An Giang do Hoàn Minh Đạt, Phạm Thị Yến Tuyết, Võ Công Nguyên, Trần Hồng Liên, Phan Văn Dốp chịu trách nhiệm viết đã giới thiệu khái quát về các đặc điểm dân cư, kinh tế, đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người Khmer An Giang. Đây là thông tin quan trọng giúp tôi được hiểu biết về người Khmer An Giang trong quá trình nghiên cứu sâu về nét văn hóa của họ. Mai Ngọc Diệp với luận văn thạc sỹ: "Tang ma của người Khmer An Giang". Luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu sâu vào quy tắc, quan niệm và các lễ thức trong tang ma của người Khmer An Giang, văn hóa ứng 11 xử giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội và tâm linh và tác giả cũng đánh giá được nghi thức tang ma là một trong những giá trị văn hóa góp phần hình thành nên bản sắc độc đáo văn hóa truyền thống của tộc người của người Khmer An Giang dưới góc nhìn chủ thể văn hóa; Nguyễn Tấn Thời với luận văn thạc sỹ: “Đảng bộ tỉnh An Giang với việc thực hiện chính sách dân tộc đối với người Khmer An Giang (giai đoạn 1996-2004)”. Luận văn này đã khái quát về nguồn gốc của người Khmer An Giang và đi sâu phân tích làm rõ những chủ trương, chính sách và sự lãnh đạo của Đảng bộ An Giang đối với dân tộc Khmer trong phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo… Ngoài các đề tài trên, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về người Khmer qua hàng loạt các bài tham luận như: “Công tác xây dựng đời sống văn hóa của đồng bào người Khmer An Giang” (Tác giả Phạm Văn Thống - Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh An Giang), “Một số vấn đề xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào dân tộc Khmer ở miền Tây Nam Bộ” (PGS.TS Phạm Duy Đức), “Đời sống văn hóa đồng bào Khmer Trà Vinh và các giải pháp” (Tác giả Sơn Wênh - Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh), “Đời sống văn hóa và xu hướng phát triển văn hóa của dân tộc Khmer Tây Nam Bộ” (Nhà nghiên cứu Trịnh Thới Cang), “Tín ngưỡng, tôn giáo trong các dân tộc Khmer, Chăm và Hoa ở Việt Nam hiện nay” (TS. Ngô Hữu Thảo - Phó Giám đốc Trung tâm khoa học về tín ngưỡng, tôn giáo, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), “Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Khmer ở tỉnh An Giang trong sự nghiệp đổi mới hiện nay” (Ths. Phạm Văn Sơn – Giảng viên trường chính trị Tôn Đức Thắng). Tổng hợp các nghiên cứu như đã trình bày ở trên cho thấy đã có một vài công trình nghiên cứu về giá trị văn hóa của người Khmer, đặc biệt là nghiên cứu tổng quan về dân tộc và tôn giáo. Song song đó, các công trình khoa học được nghiên cứu bên trên đã cung cấp những tư liệu quý cho chúng 12 tôi khi nghiên cứu về những vấn đề đặt ra trong việc nghiên cứu giá trị của triết lí nhân sinh trong tết cổ truyền của người dân Khmer. Tuy nhiên, các công trình mới chỉ bàn luận đến những vấn đề liên quan tới đề tài, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, độc lập, hệ thống về triết lí nhân sinh trong Tết cổ truyền của người Khmer. Đây là một khoảng trống đòi hỏi tác giả đi sâu nghiên cứu, làm sáng rõ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Về mục đích nghiên cứu: Luận văn có mục đích nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về triết lý nhân sinh của người Khmer trong tết cổ truyền, từ đó đề ra một số giải pháp thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc. - Về nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của triết lý nhân sinh trong tết cổ truyền của người Khmer. - Phân tích, đánh giá các nội dung triết lý nhân sinh trong Tết cổ truyền của người Khmer. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy giá trị triết lý nhân sinh trong Tết cổ truyền đối với đời sống tinh thần của người Khmer. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Tết cổ truyền của người Khmer. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu Tết cổ truyền của người Khmer dưới góc độ triết học. Chủ yếu nghiên cứu nội dung triết lý nhân sinh tiêu biểu của tết cổ truyền của người Khmer ở vùng đất An Giang. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 13 - Về không gian: Luận văn nghiên cứu Tết cổ truyền của người Khmer ở vùng đất An Giang. - Về thời gian: Tết cổ truyền của người Khmer từ xưa đến nay. 6 . Phƣơng pháp nghiên cứu - Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin. - Sử dụng các phương pháp cụ thể: Phương pháp phân tích- tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa, phương pháp thu thập và xử lý thông tin. Đồng thời có sự kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. 7. Giả thuyết khoa học Những giải pháp của đề tài được vận dụng hiệu quả, thiết thực trong cuộc sống sẽ góp phần gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam nói chung và người Khmer nói riêng trong xã hội hiện đại. 8. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 8.1. Những luận điểm cơ bản Văn hóa Tết của người Khmer hàm chứa triết lý nhân sinh sâu sắc, thắm đượm tình người. Vì vậy, nó có một vị trí, vai trò và giá trị to lớn không thể thay thế trong đời sống tinh thần của người Khmer nói riêng và trong văn hóa của dân tộc ta nói chung. 8.2. Đóng góp mới của luận văn - Luận văn làm rõ những đặc điểm, tính chất riêng biệt của người Khmer và ảnh hưởng của nó đến tết cổ truyền. - Làm rõ một số khía cạnh nhân sinh trong Tết cổ truyền của người Khmer. 14 - Xác lập cơ sở khoa học làm luận chứng cho việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh đất nước ta đang ở trong xu thế toàn cầu hóa của thế giới. Góp phần nâng cao nhận thức của lớp trẻ về văn hóa truyền thống của mỗi vùng miền và góp phần giúp cho lãnh đạo địa phương trong việc quản lý, hoạch định chính sách để bảo tồn và phát triển văn hóa cổ truyền dân tộc. - Ở mức độ nhất định luận văn có thể giúp ích về mặt lý luận cho công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa cổ truyền của người Khmer nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được bố cục làm 2 chương và 4 tiết. Chƣơng 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG TẾT CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI KHMER 1.1. Cơ sở lý luận của triết lý nhân sinh trong tết cổ truyền của ngƣời Khmer 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Triết lý, triết lý nhân sinh Theo Giáo sư Hoàng Trinh: “Triết lý là những nguyên lý đầu tiên, những tư tưởng cơ bản được dung làm nền tảng cho sự tìm tòi và suy lý của con người về cội nguồn, bản chất và các hình thái tự nhiên, xã hội và bản thân, làm phương châm cho sự xử thế và xử sự của con người trong các hành động sống hàng ngày… có những dân tộc đã có những triết lý từ lâu mặc dầu chưa có triết học với hệ thống khái niệm của nó”. Trong Đại từ điển Tiếng Việt, triết lý được hiểu theo hai nghĩa: 1) 15 Lý luận triết học; 2) Quan niệm chung và sâu sắc của con người về vấn đề nhân sinh và xã hội. Hầu như, tất cả mọi quốc gia, dân tộc trong tiến trình lịch sử lâu dài của mình thường bao giờ cũng có ít hoặc nhiều những bộ óc thông thái thuộc các lĩnh vực khác nhau đó là nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, nhà hoạt động chính trị xã hội… và cả những tri thức bình dân thông tuệ. Ở những giai đoạn phát triển của lịch sử, triết lý là sự suy ngẫm, đúc kết, tổng kết những điều cơ bản nhất về các mối quan hệ trong đời sống thực tế, mọi mặt của cộng đồng, sự chiêm nghiệm rút ra những quy luật khách quan của tự nhiên, phục vụ cho thực tiễn của đời sống. Triết lý không chỉ là những kết luận được rút ra từ một triết thuyết, một hệ thống các nguyên lý triết học nhất định mà triết lý còn là những tư tưởng, quan điểm phản ánh bản chất của các mối quan hệ diễn ra trong đời sống sinh hoạt mọi mặt của cá nhân hay cộng đồng theo hướng khẳng định niềm tin, giá trị, đạo lý có tác dụng chỉ đạo cho cách ứng xử, phương châm sống, suy nghĩ hành động của con người trong những hoàn cảnh nhất định. Nói cách khác, triết lý là kết quả của sự suy ngẫm, chiêm nghiệm và đúc kết thành những quan điểm và luận điểm, phương châm cơ bản và cốt lõi nhất về cuộc sống cũng như những hoạt động thực tiễn rất đa dạng của con người trong xã hội. Chúng có vai trò định hướng trực tiếp ngược trở lại đối với cuộc sống cũng như trong hoạt động thực tiễn. Triết lý được thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, có triết lý nhân sinh, triết lý về vũ trụ, triết lý lịch sử, triết lý kinh tế, triết lý đạo đức, triết lý pháp luật… Theo Từ và ngữ Việt Nam, triết lý nhân sinh được hiểu như sau: Nhân sinh (Nhân: người; Sinh: sống) là cuộc sống của người ta. Nhân sinh quan (Quan: xem xét) là lập trường của một người trong việc nhân xét mọi mặt của cuộc sống, nhân sinh quan tức là quan niệm về sự sống con người. Từ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan