Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn triết lý nhân sinh trong truyện thơ thích ca mâu ni phật của thái bá tâ...

Tài liệu Luận văn triết lý nhân sinh trong truyện thơ thích ca mâu ni phật của thái bá tân

.PDF
121
646
63

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG “TRUYỆN THƠ THÍCH CA MÂU NI PHẬT” CỦA THÁI BÁ TÂN Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Thu Hường HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Thu Hường, luận văn được hoàn thiện trên sự kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố. Các tài liệu, trích dẫn trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về luận văn của mình. Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Phương LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Triết học trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin bày tỏ tình cảm trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Thu Hường - cô giáo hướng dẫn, người đã định hướng cho em nghiên cứu đề tài, cung cấp cho em những kiến thức lý luận, thực tiễn cùng những kinh nghiệm quý báu, yêu cầu nghiêm khắc và nhiệt tình hướng dẫn, động viên khích lệ em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận văn. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, phòng Sau đại học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các bạn cùng lớp Cao học Triết học K25 đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình em học tập nâng cao trình độ. Xin gửi lời cảm ơn gia đình, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, giúp đỡ và động viên tác giả luận văn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin trân trọng cám ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Phương MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 9 5. Giả thuyết khoa học ..................................................................................... 9 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 10 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 10 8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 10 9. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 10 10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn ......................... 10 Chương 1: TRUYỆN THƠ PHẬT GIÁO - MỘT HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CHUYỂN TẢI QUAN NIỆM VỀ NHÂN SINH ............................... 12 1.1. Triết lý nhân sinh, nhân sinh quan Phật giáo .................................... 12 1.1.1. Triết lý, triết lý nhân sinh ................................................................. 12 1.1.2. Triết lý nhân sinh Phật giáo ............................................................. 17 1.1.2.1. Khái giáo quát về Phật giáo ..................................................... 17 1.1.2.2. Nội dung triết lý nhân sinh Phật giáo ....................................... 21 1.2. Truyện thơ Phật giáo của Thái Bá Tân - cuộc đời và sự nghiệp ....... 32 1.2.1. Truyện thơ, truyện thơ Phật giáo ..................................................... 32 1.2.1.1. Khái quát truyện thơ ................................................................. 32 1.2.1.2. Truyện thơ Phật giáo ................................................................ 39 1.2.2. Truyện thơ Thích Ca Mâu Ni Phật của Thái Bá Tân ...................... 43 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 48 Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG “TRUYỆN THƠ THÍCH CA MÂU NI PHẬT” ............. 50 2.1. Quan niệm về con người trong “Truyện Thơ Thích Ca Mâu Ni Phật” .... 50 2.1.1. Con người trong “vô thường” ......................................................... 50 2.1.2 Con người trong luật nhân quả ........................................................ 59 2.1.3. Con người trong nghiệp báo luân hồi .............................................. 67 2.2. Quan niệm về cuộc đời con người trong “Truyện Thơ Thích Ca Mâu Ni Phật” ................................................................................................ 77 2.2.1. Cuộc đời con người là bể khổ .......................................................... 77 2.2.2. Con đường giải thoát con người khỏi bể khổ cuộc đời ................... 85 2.2.2.1. Diệt khổ bằng con đường tuệ giác ............................................ 86 2.2.2.2. Diệt khổ bằng con đường đạo đức ............................................ 91 2.3. Giá trị trong Truyện Thơ Thích Ca Mâu Ni Phật của Thái Bá Tân ...... 97 2.3.1. Giá trị định hướng nhân sinh quan .................................................. 97 2.3.2. Giá trị giáo dục đạo đức ................................................................ 103 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 108 KẾT LUẬN ................................................................................................. 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 114 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nếu gọi Phương Đông là chiếc nôi của văn minh nhân loại thì Ấn Độ là một trong những trung tâm văn hóa và triết học cổ xưa, rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh ấy - nó có một vị trí quan trọng trong lịch sử tư tưởng của Châu Á nói riêng, lịch sử văn minh nhân loại nói chung. Trong nền văn minh ấy tồn tài rất nhiều tôn giáo khác nhau nhưng chỉ có Phật Giáo nhanh chóng phát triển, trở thành quốc giáo của Ấn Độ. Với hạt nhân là triết lý nhân sinh - mang đậm tính nhân văn, bình đẳng, hướng thiện, Phật giáo có sức lôi cuốn, hấp dẫn mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân sinh quan là những quan niệm về con người, về cuộc sống, tâm tư tình cảm, ước mơ, khát vọng, lý tưởng sống… của con người. Nhân sinh quan Phật giáo tập trung luận giải về cuộc đời con người, chỉ ra nguyên nhân khổ đau và con đường thoát khổ bằng cách tu thân, tích đức, gột rửa tâm hồn trong sạch, hướng thiện. Nhiều khi, những quan niệm sống đó không được bày tỏ trực tiếp mà thông qua một số hình thức để bộc lộ, phản ánh tồn tại xã hội. Truyện thơ về Phật giáo là một trong số những hình thức đó - chuyển thể những áng truyện, điển tích về cuộc đời Đức Phật, về những lời thuyết pháp, răn dạy của Phật thành thơ, một thể thơ năm chữ với ngôn từ hết sức đơn giản, dễ hiểu khiến từ trẻ tới già ai ai cũng có thể đọc, ai ai cũng có thể hiểu. Tác giả luận văn rất yêu thích những truyện thơ Phật giáo của Thái Bá Tân, bởi những câu truyện thơ như viết về chính cuộc sống xung quanh mình, những câu chuyện nhỏ nhưng chứa đựng trong đó những giá trị nhân văn sâu sắc và đặc biệt sau mỗi câu chuyện lại gửi gắm một kinh nghiệm sống, một bài học làm người, thông qua quan niệm nhân sinh Phật giáo giúp định hướng đúng trong cuộc đời và tìm được hạnh phúc, bình an cho con người trong cuộc đời của họ. 1 Tìm hiểu về nhân sinh quan Phật giáo, qua đó hiểu rõ hơn về Phật giáo, một tôn giáo đang tồn tại và có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó có thể khai thác những giá trị tích cực trong giáo lý của Phật giáo vì một cuộc sống tốt đời, đẹp đạo đang rất cần những nghiên cứu cơ bản và hệ thống. Nghiên cứu truyện thơ Phật giáo dưới góc độ triết học là một dịp để tác giả luận văn bộc lộ niềm say mê đồng thời cũng là dịp để đào sâu hơn, nghiền ngẫm kỹ hơn và vận dụng những kiến thức triết học vào hoạt động thực tiễn. Trước hết là nhằm nâng cao nhận thức của chính mình sau đó đi sâu khám phá và tìm ra điểm cốt lõi làm nên sức sống, sự hấp dẫn ẩn trong những câu truyện thơ của Phật Giáo. Với sự cấp thiết và tâm huyết trên nên tác giả luận văn quyết định chọn đề tài Triết lý nhân sinh trong Truyện Thơ Thích Ca Mâu Ni Phật của Thái Bá Tân làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Đã có nhiều tài liệu đề cập tới vấn đề nhân sinh quan nói chung và nhân sinh quan Phật Giáo nói riêng, đó là những tài liệu cung cấp nguồn tri thức cơ bản để tác giả đi sâu nghiên cứu và thực hiện luận văn: Triết lý nhân sinh trong Truyện Thơ Thích Ca Mâu Ni Phật của Thái Bá Tân.. Nhóm vấn đề về nhân sinh, nhân sinh quan Phật Giáo Cuốn Nhân sinh quan mới của tác giả Du Minh Hoàng (Trần Quang dịch) đã đề cập đến vấn đề nhân sinh quan của con người, nhà nghiên cứu cho rằng: Nhân sinh quan tức là đạo làm người. Tác giả có so sánh sự khác nhau giữa nhân sinh quan trước kia và ngày nay, giữa nhân sinh quan cách mạng với nhân sinh quan của giai cấp khác. Trên cơ sở đó, tác giả cung cấp cái nhìn tổng quát về vấn đề nhân sinh quan để chúng tôi có điều kiện nhìn nhận vấn đề trong những câu truyện thơ của Phật giáo. 2 Tác giả Nguyễn Lang với Việt Nam Phật giáo sử luận, nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, năm 1994 đã phần nào làm sáng tỏ nguồn gốc nguyên thủy từ Ấn Độ của Phật giáo Việt Nam: “Các tu sĩ đi theo thuyền buôn Ấn Độ là những người đầu tiên truyền đạo Phật vào nước ta với tín ngưỡng đơn sơ như thờ Phật, đốt trầm, tụng kinh, chữa bệnh, trừ tà và bày phép cúng dường, bố thí cho dân bản địa cùng truyền pháp Tam quy Ngũ giới cho cư dân ở đây chứ chưa có sự truyền giảng kinh điển”. [26, tr.24] Những vấn đề về nhân sinh quan Phật giáo với tư cách là một nội dung tư tưởng triết học cũng được đề cập rải rác trong từng nội dung cụ thể hoặc toàn bộ giáo lý qua một số công trình tiêu biểu như Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập một: từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV của GS. TS Nguyễn Hùng Hậu, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2002. Trong công trình này, tác giả Nguyễn Hùng Hậu đã dành chương cuối của cuốn sách để trình bày về nhân sinh quan Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam. Những lý giải của tác giả từ góc độ triết học đã giúp người đọc hình dung một cách có hệ thống những tư tưởng cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo từ quan niệm về con người đến quan niệm về cuộc đời con người để từ đó khảo sát các quan niệm khác nhau về nhân sinh quan của Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Luận án tiến sĩ của tác giả PGS. TS Nguyễn Thị Toan Quan niệm về giải thoát trong Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người Việt Nam hiện nay, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2006 lại bàn đến một trong những nội dung cơ bản nhất của nhân sinh quan Phật giáo: vấn đề giải thoát, từ đó làm rõ ảnh hưởng của quan niệm này của Phật giáo đến đời sống người Việt Nam hiện nay trên những bình diện cơ bản của đời sống như: kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức… 3 Cuốn: Tứ diệu đế của Đức Đạt - Lai Lạt Ma XIV, nhà xuất bản Tôn giáo, năm 2012, là cuốn sách có tính chất kinh điển ghi lại những bài giảng của Đức Đạt - Lai Lạt Ma XIV với ngôn ngữ hiện đại để dẫn dắt người đọc đến với nội dung cơ bản nhất trong giáo lý của Phật giáo: Tứ diệu đế, giúp người đọc hình dung phần nào những giáo pháp cơ bản của Phật giáo được áp dụng để giải thích và quán chiếu, nhằm khai mở con đường nhận thức ra đau khổ, để đi đến hạnh phúc viên mãn. Trong cuốn: Đạo đức Phật giáo với đạo đức người Việt Nam của tác giả Đặng Thị Lan, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2006, trên cơ sở phân tích mối liên hệ giữa đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống dân tộc đã phân tích một cách thuyết phục ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức người Việt Nam hiện nay. Chính sự hòa quyện này đã tạo nên sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Cuốn Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo của hòa thượng Thích Tâm Thiện, là công trình chuyên bàn về nhân sinh quan Phật giáo. Trong công trình này, tác giả đã lấy Duyên sinh - Vô ngã làm điểm trung tâm để nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo. Những công trình trên tiếp cận Phật giáo ở các mức độ và khía cạnh khác nhau, đã thể hiện được tư tưởng triết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam. Thông qua các công trình này, tác giả đã bước đầu nhận diện nội dung của triết lý nhân sinh trong giáo lý Phật giáo, các khái niệm cơ bản như vô thường, nhân quả, nghiệp báo, luân hồi, khổ, giải thoát… đã được tiếp cận. Đó chính là cơ sở để tác giả khai thác và triển khai khi trình bày các vấn đề lý luận trong đề tài của mình. Nhóm vấn đề về truyện thơ Những công trình nghiên cứu về truyện thơ theo thập niên Truyện thơ các dân tộc thiểu số là một thể loại độc đáo trong bộ phận văn học dân gian Việt Nam. Thể loại truyện thơ từ khi ra đời đã thu hút sự quan 4 tâm của nhiều nhà khoa học và giới nghiên cứu trong nước. Trong những năm 1960, nghiên cứu truyện thơ chỉ dừng lại là những bài giới thiệu phần mở đầu các cuốn sách sưu tầm, hợp tuyển, các bài tạp chí… Đến những năm 1980, truyện thơ được khẳng định như một thể loại riêng với các công trình nghiên cứu như: Lịch sử văn học Việt Nam (tập 1, năm 1980) của tác giả Nông Quốc Chấn và Phan Đăng Nhật, Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (1981) của tác giả Phan Đăng Nhật, Văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam (1983) của PGS.TS Võ Quang Nhơn… Đến những năm 1990, qua công trình Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số (luận án TS năm 1997) của tác giả Lê Trường Phát đã xác lập các yếu tố thi pháp của thể loại độc đáo này. Công trình nghiên cứu Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (trước cách mạng tháng tám) của GS.TSKH Phan Đăng Nhật xuất bản năm 1981, ông đã dành chương IV để bàn về thể loại truyện thơ. Bằng việc phân tích một số truyện thơ theo từng nhóm, tác giả đã kết luận truyện thơ bắt nguồn từ dân ca và truyện kể, đã phát huy những đặc điểm sáng tác về nghệ thuật của loại hình này, do đó nó có khả năng diễn tả mọi tình cảm tinh vi, phức tạp, lại vừa hấp dẫn người nghe bằng phương pháp kể chuyện lý thú. Nhân dân đã tiếp thu được giá trị tự sự và giá trị trữ tình của các loại hình văn học dân gian kết hợp lại trong loại hình mới là truyện thơ. Năm 1983, trong công trình Văn học các dân tộc ít người PGS. Võ Quang Nhơn đã bàn về truyện thơ các dân tộc thiểu số một cách toàn diện, tổng thể. Trong công trình này, căn cứ theo theo phương thức diễn xướng, lưu truyền và nguồn gốc kế thừa của truyện thơ các dân tộc, tác giả chia thể loại truyện thơ thành bốn nhóm lớn sau đây: + Nhóm truyện thơ gắn liền với sinh hoạt nghi lễ dân gian + Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian 5 + Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống trữ tình của thơ ca + Nhóm truyện thơ thiên về khuynh hướng thuyết giáo đạo đức của truyện Nôm Kinh. Như vậy, với công trình nghiên cứu này, truyện thơ đã xem xét một cách toàn diện, tổng thể về mặt nội dung và cả phương diện thi pháp. Việc nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số với tư cách là thể loại độc đáo được đánh dấu bằng công trình nghiên cứu của PGS. TS Lê Trường Phát qua Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số (1997). Trong công trình nghiên cứu của mình, sau khi xem xét truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam trong bối cảnh truyện thơ các dân tộc Đông Nam Á, tác giả đi sâu tìm hiểu đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số qua việc khảo sát chủ yếu trên 6 truyện thơ Thái và 14 truyện thơ Tày. Luận án cũng đi sâu vào tìm hiểu một số đặc điểm của ngôn ngữ truyện thơ các dân tộc thiểu số như công thức mở đầu, kết thúc và chuyển đoạn, hiện tượng đan xen ngôn ngữ trong một truyện thơ, truyện thơ và việc sử dụng dân ca. Mặc dù phạm vi nghiên cứu ở số lượng 20 tác phẩm, công trình nghiên cứu chủ yếu ở truyện thơ của dân tộc Thái và dân Tày nhưng những đóng góp của tác giả Lê Trường Phát trong luận án có vai trò quan trọng trong việc mở ra con đường nghiên cứu thi pháp văn học văn học dân gian nói chung và thi pháp thể loại truyện thơ nói riêng. Những công trình nghiên cứu về truyện thơ theo vùng dân tộc thiểu số Vấn đề bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm chú ý. Tác giả Hà Văn Thư đã nhận định: “Các truyện thơ dài từ năm bảy trăm cho tới trên dưới hai nghìn câu cũng có khá nhiều và phần lớn đều ca ngợi những mối tình chung thủy. Yêu nhau phải mong đến cái chết mới được gần nhau, cái kết cục bi thảm của đôi nhân vật trong truyện đã làm rơi không biết bao nhiêu nước mắt. Những 6 truyện thơ trữ tình này đã tố cáo một xã hội ngột ngạt đầy rẫy những phong tục tập quán lạc hậu” [18, tr.31]. Tác giả Phan Đăng Nhật cũng có những ý kiến tương tự. Ông cho rằng: “về mặt nội dung, vấn đề trung tâm của các truyện tình yêu là cuộc sống đau khổ của những trai gái bị thất bại trong tình yêu do xã hội cũ gây nên. Đại diện cho xã hội bất công thường là bố mẹ, là những người trực tiếp chịu trách nhiệm gả bán [35, tr.84]. Ông nhấn mạnh thêm vai trò của nhân vật nữ với kết cục của những mối tình ấy đôi trai gái trong truyện thơ tình yêu của các dân tộc thiểu số một mực kiên tâm chờ đợi, theo đuổi, bảo vệ và còn đấu tranh để giành lại hạnh phúc đã bị cướp mất. Trong đó vai trò của người phụ nữ rất quan trọng. Tác giả Tô Ngọc Thanh trong Vùng văn hoá Tây Bắc (1996) còn có một phát hiện tinh tế về tính cách tộc người thông qua những cái chết của nhân vật chính. Ông nhận thấy, nhiều dân tộc Tây Bắc có một cốt truyện tình bi đát. Cốt truyện đó là: Một đôi trai gái yêu nhau, vì lí do nào đó họ không lấy được nhau và cùng tự tử. Đối với người Thái, người con gái treo cổ lên một thân cây thẳng cao hàng chục mét. Xác nàng toả mùi, hương thơm cả cánh rừng. Người con trai nghe tin dữ, liền đi vào rừng và cũng treo cổ. Khi ấy, trời nổi gió đưa thân thể hai người chạm vào nhau, toé lửa, biến thành ngôi sao Hôm và sao Mai mãi mãi theo nhau trên nền trời. Còn người H’mông thì để cho người con gái nằm chết giữa đỉnh đồi, mặt ngửa nhìn trời xanh, chết không thèm nhắm mắt. Ông phân tích: “Liệu có thể gọi cái chết thứ nhất là “chết trữ tình, đầy chất thơ” và cái chết thứ hai là “chết quyết liệt, đầy phẫn nộ” không? với hai “kiểu cách chết”, liệu có cần nói thêm gì về tính riêng trong tâm hồn và nhân cách văn hoá mỗi dân tộc không. Truyện thơ Phật giáo Qua 45 năm thuyết pháp độ sinh, Đức Phật đã để lại cho nhân loại một kho tàng giáo lý vô tận, những quy luật đạo đức cao siêu, để hướng dẫn con 7 người hướng thiện và giải thoát. Nguồn ánh sáng vô lượng ấy đã soi sáng cho hành động, cho tư duy và soi sáng trên lộ trình giác ngộ và giải thoát của con người. Trong tác phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện thuộc Kinh Hoa Nghiêm, có dạy rằng: Nhất giả lễ kính chư Phật, tức là lễ lạy và cung kính chư Phật là công hạnh tu tập trước tiên của mọi hành giả. Muốn lễ bái và tôn kính Phật, hành giả phải hiểu Phật một cách tường tận. Chúng ta không thể tôn kính Phật nếu chưa hiểu được Phật. Muốn hiểu Phật chúng ta phải: Biết rõ cuộc đời Đức Phật, hiểu những lời dạy vàng ngọc cao quý của Ngài, phải thông hiểu hành trình giáo hóa kỳ vĩ của Như Lai và nhất là phải tinh tấn tu tập để thực nghiệm và cảm nhận được những giá trị vô biên mầu nhiệm trong kho tàng giáo lý giải thoát của Như Lai. Trên tinh thần đó, Đạo hữu Tâm Minh Ngô Tầng Giao ấn hành tập truyện thơ Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca, cuốn truyện thơ kể lại cuộc đời của Đức Phật từ khi giáng sinh cho đến khi lập gia đình vào năm 16 tuổi, năm 29 tuổi quyết chí xuất gia tu hành tìm đạo, năm 35 tuổi giác ngộ ra chân lý, thành đạo và trở thành Phật. Trong suốt 45 năm sau đó Ngài đi thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh rồi cuối cùng nhập niết bàn vào năm 80 tuổi. Cuốn truyện thơ với 1.634 câu lục bát chỉ diễn tả được ngắn gọn về cuộc đời Đức Phật, cuộc đời của một người đã được tôn xưng là bậc đại hùng đại lực, đại từ đại bi, đại hỷ đại xả. Tác giả cuốn truyện thơ đã dựa vào một số tài liệu và nhất là phỏng theo các chi tiết trong cuốn sách bằng Anh ngữ có tựa đề là "The Story Of Buddha" của Jonathan Landaw mà viết lại cuộc đời Đức Phật bằng một ngôn từ bình dị dưới hình thức thơ lục bát, một thể loại thơ thuần túy dân tộc, để người đọc, người nghe dễ hiểu và dễ nhớ. Qua những công trình trên, có thể thấy rằng những vấn đề về nhân sinh quan Phật giáo hay truyện thơ đã được nghiên cứu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đó là những đóng góp quan trọng, bổ ích trong công tác tìm hiểu, 8 đánh giá, nghiên cứu trong quá trình làm luận văn của tôi. Nhưng vận dụng triết học vào nghiên cứu những câu truyện thơ của Phật giáo thì đây là một cửa ngõ mới và chưa có công trình nào đề cập đến nội dung này. Từ việc nghiên cứu lịch sử vấn đề trên đã thôi thúc tác giả luận văn lựa chọn và nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn Triết lý nhân sinh trong Truyện Thơ Thích Ca Mâu Ni Phật của Thái Bá Tân là chỉ ra quan niệm về con người và cuộc sống con người thông qua nội dung của truyện thơ, từ đó rút ra ý nghĩa của bài học triết lí sâu sắc và giá trị trong truyện thơ Phật giáo của Thái Bá Tân. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của luận văn Triết lý nhân sinh trong Truyện Thơ Phật giáo của Thái Bá Tân là các bài truyện thơ về Phật giáo trong cuốn “Truyện Thơ Thích Ca Mâu Ni Phật” của tác giả Thái Bá Tân. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn Triết lý nhân sinh trong “Truyện Thơ Thích Ca Mâu Ni Phật” của Thái Bá Tân là các bài truyện thơ trong cuốn “Truyện Thơ Thích Ca Mâu Ni Phật” thể hiện quan niệm nhân sinh của Phật giáo, chứa đựng những nội dung nói về con người và cuộc sống của con người, những lời răn dạy và thuyết pháp của Phật Thích Ca. 5. Giả thuyết khoa học Nếu làm rõ được nhân sinh quan Phật giáo thể hiện trong tác phẩm “Truyện Thơ Thích Ca Mâu Ni Phật” sẽ cung cấp cho những người nghiên cứu Phật giáo nói chung, nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo nói riêng một 9 góc độ tiếp cận mới - góc độ truyện thơ, gợi ý và mở ra nhiều hướng nghiên cứu về triết học, Phật giáo thông qua các tác phẩm truyện thơ. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, đề tài cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Một là, làm rõ những vấn đề về triết lý nhân sinh của Phật giáo và truyện thơ Phật giáo. Hai là, làm rõ nhân sinh quan trong tác phẩm Truyện Thơ Thích Ca Mâu Ni Phật từ đó rút ra bài học mang tính chất khuyên răn, giáo dục đạo đức, lối sống mà đạo Phật gửi gắm trong mỗi bài thơ. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Tác giả luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các bài truyện thơ thể hiện triết lý nhân sinh quan Phật giáo trong cuốn “Truyện Thơ Thích Ca Mâu Ni Phật” của tác giả Thái Bá Tân. 8. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại - Phương pháp phân tích, chứng minh - Phương pháp so sánh, tổng hợp - Phương pháp quan sát, tìm hiểu thông tin thư viện 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai thành: 2 chương, 5 tiết. 10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 10.1. Những luận điểm cơ bản - Quan niệm về triết lý nhân sinh, nội dung của nhân sinh quan Phật Giáo. - Đặc điểm của truyện thơ và truyện thơ Phật Giáo. 10 - Nội dung triết lý nhân sinh Phật giáo trong tác phẩm truyện thơ Thích Ca Mâu Ni Phật. - Giá trị của tác phẩm Truyện Thơ Thích Ca Mâu Ni Phật . 10.2. Đóng góp mới của luận văn Về mặt lý luận, luận văn nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo với đối tượng nghiên cứu các bài truyện thơ - một hướng nghiên cứu mới, khơi gợi cho các nhà nghiên cứu nhiều cách tiếp cận trong nhiều lĩnh vực như Triết học, Tôn giáo, Văn học… Về mặt thực tiễn, luận văn nghiên cứu truyện thơ Phật giáo dưới góc độ triết học là một cửa ngõ mới, có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy triết học, lịch sử triết học, triết học Phật giáo… 11 Chương 1 TRUYỆN THƠ PHẬT GIÁO - MỘT HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CHUYỂN TẢI QUAN NIỆM VỀ NHÂN SINH 1.1. Triết lý nhân sinh, nhân sinh quan Phật giáo 1.1.1. Triết lý, triết lý nhân sinh Triết lý là thuật ngữ thường được đề cập đến trong triết học phương Đông, thể hiện nét đặc thù của văn hóa phương Đông. Trong từ điển và từ ngữ Việt Nam (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1998) có giải nghĩa triết lý là sáng suốt, lý lẽ. Về vấn đề này, ý kiến của các nhà khoa học Việt Nam là khá phong phú. Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng: “Trong tiếng Pháp chỉ có một từ philosophie, không có từ thứ hai. Còn dân Việt Nam mình thì vừa nói triết lý vừa nói triết học. Tôi nghĩ triết lý và triết học không hoàn toàn giống nhau. Triết học chủ yếu là lý luận về nhận thức (théorie de la connaissance), tức nhận thức luận, hay nói một cách cụ thể hơn, đó là phương pháp luận tổng quát của các khoa học. Có người ngày xưa gọi triết học là khoa học của các khoa học. Nói một cách nôm na, triết học đặt vấn đề đúng hay sai, phải hay không phải. Còn triết lý chủ yếu hướng về đạo lý (éthique). Nó chủ yếu đặt vấn đề tốt hay xấu, nên hay chăng, chứ không đặt vấn đề đúng hay sai, phải hay không phải. Hai loại vấn đề ấy tuy có quan hệ với nhau, những có khác nhau.” [30, tr.21] Giáo sư Vũ Khiêu thì quan niệm “Triết lý là triết học khiêm tốn nói về mình. Triết lý không thể hiện tầm khái quát vũ trụ và nhân sinh quan mà thể hiện ý nghĩ và hành vi có ý nghĩa chỉ đạo cuộc sống con người.” [30, tr.21] Giáo sư Hoàng Trinh lại đưa ra định nghĩa: “Triết lý là những nguyên lý đầu tiên, những ý tưởng cơ bản được dùng làm nền tảng cho sự tìm tòi và 12 suy lý của con người về cội nguồn, bản chất và các hình thái tự nhiên xã hội và bản thân, làm phương châm cho sự xử thế và xử sự của con người trong các hành động sống hàng ngày… Có những dân tộc có những triết lý từ rất lâu mặc dầu chưa có triết học với hệ thống các khái niệm của nó.” [30, tr.8] Khác với triết học, triết lý không phải là môn khoa học đề cập đến những vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nhưng triết lý có quan hệ khá mật thiết với triết học. Bởi từ hệ thống những nguyên lý, những luận điểm của một triết thuyết nhất định, người ta có thể rút ra những triết lý về cách ứng xử, phương châm sống và hành động của những cá nhân và cộng đồng đó tin theo. Trong cuốn Triết lý phát triển ở Việt Nam mấy vấn đề cốt yếu, tác giả Phạm Xuân Nam định nghĩa: “Triết lý là kết quả của sự suy ngẫm, chiêm nghiệm và đúc kết thành những công thức, những phương châm, những tư tưởng cơ bản và cốt lõi nhất về cuộc sống cũng như về những hoạt động thực tiễn rất đa dạng của con người trong xã hội. Chúng có vai trò định hướng trực tiếp ngược trở lại đối với cuộc sống và những hoạt động thực tiễn rất đa dạng ấy. Do đó, ta thấy không chỉ những triết lý của các triết thuyết khác nhau mà còn có triết lý nhân sinh, triết lý lịch sử, triết lý kinh tế, triết lý chính trị, triết lý đạo đức, triết lý pháp luật, triết lý ngoại giao… và cả những triết lý đời thường nữa.” [30, tr.32] Trên cái nền chung ấy về nội hàm của khái niệm triết lý, cũng còn phải hình dung, nhận diện cho hết các hình thức thể hiện khác nhau của nó. Chúng ta nói đến những hình thức thể hiện phổ biến của triết lý là những mệnh đề, những câu ngắn gọn, hàm súc. Nhưng không phải tất cả mọi triết lý đều được thể hiện như vậy. Thực tế là có những triết lý không được trình bày trực tiếp bằng ngôn từ dưới dạng những mệnh đề cô đúc nào đó mà lại toát ra từ ý nghĩa tiềm ẩn của một số truyện cổ tích, một số áng văn thơ, một số công trình kiến trúc, một số pho tượng, một số bức chạm khắc, vv… 13 Về khái niệm nhân sinh, theo nghĩa gốc của tiếng Hán: Nhân nghĩa là người, Sinh là sự sống, theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam: Nhân sinh là sự sống của con người. Từ cách lí giải trên, ta có thể thấy rằng, nhân sinh là sự xem xét, suy nghĩ về sự sống của con người. Nhân sinh là bộ phận của thế giới quan. Nhân sinh thường trả lời cho những câu hỏi như: Lẽ sống của con người là gì? Ý nghĩa, mục đích sống của con người ra sao? Con người phải sống như thế nào cho xứng đáng? Vai trò và vị trí của con người cũng như tương lai của con người sẽ ra sao?. Nhân sinh trong thời đại mới được đưa ra nhằm mục đích bóc tách và vạch trần những sai lầm của quan niệm cũ, quan niệm phản tiến bộ và xây dựng một quan niệm mới về cuộc sống và cách mạng. Quan niệm cũ nói ở đây gồm có những tư tưởng phong kiến của các học thuyết Khổng Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Chu Hy… nó gồm cả những tư tưởng an phận, thiếu chí tiến thủ, hoài nghi là những tư tưởng độc hại của giai cấp tư sản gieo rắc xung quanh trong thời kì mới. Nhân sinh quan cũ ở Trung Quốc có nhiều điểm tương tự nhân sinh quan trong xã hội nước ta trước kia, kể cả trong thời kì thực dân Pháp đang thống trị. Nọc độc và những tác hại của nó đọng lại trong nhiều người chịu tác động của Nho học hoặc lớn lên trong những trường học tư sản mà ngày nay những quan điểm đó vẫn còn tồn tại. Mỗi người có một nhân sinh quan khác nhau, tùy thuộc vào thời đại, giai cấp, hoàn cảnh sống của họ. Trong đời thường bất kì người nào cũng có quan niệm của mình về cuộc sống, nhân sinh quan của con người thường tự phát, “ngây thơ” nhưng khi được các nhà tư tưởng nhìn nhận đánh giá thì vấn đề đó được nâng lên thành lí luận mang tính triết học Nhân sinh quan tức là đạo làm người, phản ánh tồn tại xã hội của con người. Nội dung của nó biểu hiện những nhu cầu lợi ích, khát vọng và hoài 14 bão của con người trong mỗi chế độ xã hội cụ thể. Trong xã hội có giai cấp, nhân sinh quan cũng mang tính giai cấp. Giai cấp đang lên trong lịch sử có nhân sinh quan lạc quan, tích cực, cách mạng, nhân sinh quan của giai cấp đang đi xuống thường mang tính bi quan, yếm thế. Nhân sinh quan có tác dụng to lớn đến hoạt động của con người: tạo niềm tin, lối sống, tạo ra phương hướng mục tiêu cho hoạt động (lí tưởng sống). Nếu như phản ánh đúng khuynh hướng khách quan của lịch sử thì nó là nhân tố mạnh mẽ để cải tạo xã hội một cách hợp lí, nhưng nếu phản ánh không đúng thì nó có tác dụng ngược lại, cản trở xã hội tiến lên. Chủ nghĩa Mác - Lênin là khoa học về các quy luật vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, chỉ rõ hoạt động của con người có tác dụng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, đó là nhân tố quyết định sự tiến bộ xã hội. Vì vậy, sứ mệnh của mỗi người là thúc đẩy những quá trình phát triển xã hội đã chín muồi, lao động sáng tạo và cải tạo xã hội, đem lại một xã hội tốt đẹp tự do, ấm no, hạnh phúc, trên cơ sở đó hoàn thiện năng lực trí tuệ, tình cảm của bản thân mình. Nhân sinh quan cách mạng mang tính chất của giai cấp vô sản và của con người mới trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Để làm cho nhân sinh quan cách mạng chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống xã hội, phải cố gắng về nhiều mặt, trong đó giáo dục chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Có kẻ thấy người chết thì than vãn: Ôi! Người ta sinh ra ở đời thật là tối tăm, không được bằng loài cây cỏ. Những người già cho rằng: Người ta sinh ra sướng hay khổ, vui hay buồn đều do tám chữ nhà Phật mà ra “Họa phúc sinh tử, bách bất thất nhân” và cho rằng sự sống hay cái chết đều phụ thuộc vào số mệnh con người đã được an bàn định sẵn [40, tr.5]. Như vậy, nhân sinh quan là gì? Nói vắn tắt, đó là cách người ta nhìn nhận cuộc đời, hay là cái đạo làm người. Xã hội có bao nhiêu loại người ta lại thấy có bấy nhiêu kiểu nhân sinh quan, cùng với đó nảy sinh ra nhiều thứ đạo làm người khác nhau. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan