Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn triết lý nhân sinh trong văn hoá ứng xử của người dân nam bộ...

Tài liệu Luận văn triết lý nhân sinh trong văn hoá ứng xử của người dân nam bộ

.PDF
124
627
68

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- LÊ PHƯƠNG THANH TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- LÊ PHƯƠNG THANH TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN NAM BỘ Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM VĂN CHÍN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình làm việc, nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Văn Chín. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước được tiếp thu chân thực, cẩn trọng, tư liệu trích dẫn có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Lê Phương Thanh LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học An Giang, nhất là Khoa Triết học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc học tập, nghiên cứu của tác giả suốt thời gian tham gia chương trình đào tạo vừa qua; Đặc biệt bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc đến PGS.TS Phạm Văn Chín đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo tận tâm, hỗ trợ tận tình giúp tác giả hoàn thành luận văn này; Cuối cùng, cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, anh chị em học viên Cao học Triết học K25 - An Giang đã luôn động viên, khích lệ trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Lê Phương Thanh DANH MỤC CHỮ TỪ VIẾT TẮT GS : Giáo sư NQ : Nghị quyết Nxb : Nhà xuất bản PGS : Phó Giáo sư TS : Tiến sĩ TW : Trung ương UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc) MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 5 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................... 5 5. Giả thuyết khoa học................................................................................ 5 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 5 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6 8. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 6 9. Luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn ................................. 6 10. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỰ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN NAM BỘ ........................................................................................... 8 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa ứng xử ............................................ 8 1.1.2. Khái niệm triết lý nhân sinh và nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh ....................................................................................... 16 1.2. Cơ sở thực tiễn - những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ..... 23 1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội ................................ 23 1.2.2. Lối sống của người dân Nam Bộ ................................................... 32 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 42 Chương 2: BIỂU HIỆN TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN NAM BỘ ............................................................ 43 2.1. Triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng của người dân Nam Bộ với tự nhiên .................................................................................................. 43 2.1.1. Triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ với tài nguyên thiên nhiên ..................................................... 43 2.1.2. Triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ với bảo vệ môi trường thiên nhiên ........................................ 51 2.2. Triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ với môi trường xã hội............................................................................ 59 2.2.1. Triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ giữa con người với con người ............................................... 59 2.2.2. Triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ giữa con người với cộng đồng xã hội ................................... 74 2.3. Những giá trị và hạn chế triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ ......................................................................... 86 2.3.1. Những giá trị ................................................................................. 86 2.3.2. Những hạn chế .............................................................................. 90 2.3.3. Những giải pháp nhằm phát huy giá trị tốt đẹp về triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ giai đoạn hiện nay ....................................................................................... 93 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 104 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 109 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Triết lý sống không chỉ phản ánh tư duy và lối sống, mà còn thể hiện tư tưởng, tình cảm, niềm tin, truyền thống, tập quán và cả chiều sâu tâm lý của cộng đồng người sống trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Vì vậy, nó ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động sống của con người, cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của cả cộng đồng người. Nam Bộ có lịch sử phát triển hơn 300 năm, là vùng đất mở, năng động, nơi tụ cư, giao lưu của cư dân nhiều vùng miền, nhiều dân tộc và nhiều luồng văn hóa khác nhau. Trong đó, cộng đồng người Việt đã trải qua quá trình khai phá, mở mang bờ cõi và khẳng định chủ quyền dân tộc ở Nam Bộ; quá trình tổ chức đời sống, hình thành xóm ấp; quá trình sản xuất, kinh doanh; quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giữ gìn chủ quyền lãnh thổ và tham gia phát triển đất nước. Chính trong thực tiễn xã hội đó đã hình thành nên triết lý sống biểu hiện qua văn hóa ứng xử, phản ánh phong cách tư duy và lối sống trọng nghĩa, phóng khoáng, tự do, táo bạo, năng động sáng tạo, dễ tiếp thu cái mới, trọng thực tế và hiệu quả của cộng đồng người Việt ở Nam Bộ. Trải qua 30 năm đổi mới và hội nhập, vùng đất Nam Bộ đã có nhiều đổi thay và phát triển vượt bậc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Điều này có sự tác động nhất định từ những ưu điểm tích cực trong triết lý sống của người dân Nam Bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình phát triển của vùng đất Nam Bộ bộc lộ những hạn chế, nghịch lý và cả tiêu cực. Đó là phát triển kinh tế chưa thật sự gắn với phát triển văn hóa - xã hội và con người, chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực vốn có của vùng; tăng trưởng kinh tế chưa đi đôi với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, chưa gắn với bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống của người dân; nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân 2 lực chất lượng cao thiếu về số lượng, thấp về chất lượng, chưa đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa;… Tình trạng nói trên cũng có nguyên nhân từ triết lý sống, phản ánh trong thực tế rằng tư duy và lối sống của một bộ phận người Việt ở Nam Bộ có những điểm hạn chế, thậm chí có cả yếu tố tiêu cực như: tản mạn, cục bộ, thiếu căn bản lý luận và tri thức khoa học, kinh nghiệm chủ nghĩa, lối sống thực dụng, cá nhân,… Những hạn chế này là vật cản đối với yêu cầu đổi mới, hội nhập phát triển của vùng đất Nam Bộ và cả nước. Để phát huy những ưu điểm tích cực, khắc phục những hạn chế như đã nói trên, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình đổi mới và hội nhập ở Nam Bộ, cần thiết phải nghiên cứu cộng đồng người Việt ở Nam Bộ về biểu hiện triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử, phản ánh tư duy và lối sống truyền thống, những giá trị tích cực và hạn chế của nó trước yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay. Đó cũng là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài “Triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ” làm luận văn thạc sĩ triết học. 2. Lịch sử nghiên cứu Chủ đề “Triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ” chưa được nghiên cứu một cách trực tiếp, có hệ thống và toàn diện. Vấn đề triết lý nhân sinh của người dân Nam Bộ mới được nhận diện, đề cập qua một số bài viết của: Đặng Trường Sơn, Nguyễn Thị Mỹ Hòa (2014), “Triết lý nhân sinh trong đờn ca tài tử Nam Bộ”, Tạp chí khoa học Cần Thơ, (4), tr. 35-36. Trong bài viết này, ngoài việc đề cập sơ lược nguồn gốc hình thành và phát triển của đờn ca tài tử Nam Bộ, tác giả tập trung phân tích những triết lý nhân sinh tiêu biểu qua việc khảo cứu lời của một số bài bản đờn ca tài tử, từ đó chỉ ra những giá trị triết lý trong đời sống hiện thực của người dân Nam Bộ. Những 3 triết lý nhân sinh tiêu biểu mà tác giả đã nhận diện và đề cập trong bài viết là: triết lý nhân sinh trong tình cảm bạn bè; triết lý nhân sinh thể hiện qua tình cảm vợ chồng, tình yêu đôi lứa; triết lý nhân sinh trong tính cách của người dân Nam Bộ; và triết lý nhân sinh trong tình yêu quê hương đất nước. Lê Văn Tùng, Nguyễn Thị Kim Ngân (2014), “Triết lý nhân sinh của cư dân Nam Bộ qua một số công trình khảo cứu của Sơn Nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, (2), tr. 109-114. Trong bài viết này, tác giả phân tích những tư tưởng của Sơn Nam về triết lý nhân sinh của cư dân Nam Bộ được thể hiện trong một số công trình khảo cứu của ông. Bên cạnh việc làm rõ những nét sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của Sơn Nam, tác giả đã phác thảo một số nét cơ bản trong tính cách cư dân Nam Bộ như: thẳng thắn, bộc trực, dám nghĩ dám làm, trọng nghĩa, thực tế, năng động, bao dung, hài hòa và tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm. Đồng thời đưa ra quan điểm về sự chi phối của điều kiện tự nhiên - xã hội đặc thù đối với đời sống và tập quán của cư dân Nam Bộ, cũng như nêu lên giá trị nhân sinh tích cực của cư dân Nam Bộ cần được giữ gìn và phát huy trong giai đoạn hiện nay. Võ Văn Thắng, Nguyễn Khánh Hoàng (2016), “Triết lý nhân sinh của người dân Nam Bộ”, Triết lý nhân sinh trong văn hóa Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr. 356-364. Trong bài viết này, tác giả đã đi vào phân tích nội dung triết lý nhân sinh của cư dân Nam Bộ một cách tương đối có hệ thống. Cụ thể, tác giả trình bày khái quát cơ sở hình thành triết lý nhân sinh của cư dân Nam Bộ; tập trung phân tích, làm rõ ba đặc trưng cơ bản triết lý nhân sinh của cư dân Nam Bộ, gồm: quan điểm sống hòa hợp, bình dị với tự nhiên; quan điểm sống chan hòa, hào phóng, trọng nghĩa và yêu quê hương, đất nước; tính mở trong triết lý nhân sinh của người dân Nam Bộ. Đồng thời rút ra kết luận về giá trị cốt lõi trong triết lý nhân sinh của người dân Nam Bộ là tính mở, sống hòa hợp với tự nhiên và quan niệm đối nhân xử thế. 4 Trên thực tế, có không nhiều những tài liệu nghiên cứu trực tiếp về triết lý nhân sinh của người dân Nam Bộ một cách hệ thống và tương đối hoàn chỉnh. Những tài liệu trên đây bước đầu nhận diện những đặc trưng cơ bản về triết lý nhân sinh của người dân Nam Bộ, phản ánh tư duy và lối sống mang nét văn hóa đặc thù thể hiện trên một số lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa có tính nhất quán cao, do đó cũng chưa có hệ thống giải pháp đồng bộ để phát huy, phát triển các mặt ưu điểm trong triết lý nhân sinh của người dân Nam Bộ, nhất là ảnh hưởng của nó đối với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Từ những kết quả nghiên cứu bước đầu nêu trên, chúng tôi kế thừa và tiếp thu có chọn lọc để tiếp cận nghiên cứu về “Triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ”. Thực ra, đề cập về triết lý nhân sinh của người dân Nam Bộ, ngoài các bài nghiên cứu đã nêu ở trên, chúng tôi còn tìm thấy bài viết của Lê Quang Hiền (2014), “Vài suy nghĩ về triết lý sống của người dân Nam Bộ”, Tập san Nghiên cứu văn hóa Đồng Nai và Cửu Long, (9). Trong đó, người viết đưa ra một số nét đặc thù của con người Nam Bộ gồm: vì lợi ích con người; thực tiễn, thực dụng; coi trọng tương quan; năng động, sáng tạo; đoàn kết, đùm bọc nhau; dung hợp, hài hòa; yêu nước. Để minh chứng cho tư duy, cách ứng xử mang nét đặc thù của người Nam Bộ, người viết đã lấy trường hợp của Nguyễn Đình Chiểu, Petrus Trương Vĩnh Ký, Phan Thanh Giản làm tiêu biểu. Tuy nhiên, theo chúng tôi, giá trị học thuật của bài viết này không cao và chúng tôi cũng bác bỏ hoàn toàn những quan điểm cá nhân mà người viết đưa ra. Bởi vì, những quan điểm cá nhân của tác giả bày viết này mang yếu tố xuyên tạc hiện thực một cách có chủ ý. Do đó, chúng tôi xác định loại bỏ bài viết này ngay từ đầu, đồng thời cảnh báo những ai tiếp cận với bài viết này, dù với mục đích gì, cần hết sức tỉnh táo. 5 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ biểu hiện triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử giúp hiểu rõ hơn đặc điểm tư duy và lối sống của người dân Nam Bộ, phần nào giải thích các vấn đề khúc mắc nảy sinh trong các mặt đời sống văn hóa xã hội hiện tại, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập ở khu vực Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ. 5. Giả thuyết khoa học Hiểu đặc điểm tư duy và lối sống của người dân Nam Bộ được phản ánh qua triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử, xác định được những mặt ưu điểm để tiếp tục phát huy, những hạn chế để khắc phục sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng con người và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển ở vùng đất Nam Bộ hiện nay. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn sự hình thành triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ; Trình bày và phân tích các biểu hiện triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ; Đánh giá những giá trị, hạn chế và đưa ra các giải pháp khuyến nghị để phát huy giá trị tích cực về triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay. 6 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong vùng văn hóa Nam Bộ giai đoạn hiện nay; với chủ thể chính được đề cập là tộc người Việt. 8. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp phân tích và tổng hợp, khái quát hóa, đối chiếu, so sánh… kết hợp sử dụng thêm tư liệu lịch sử, văn hóa học, văn học (thơ, truyện ngắn, ca dao,…) để làm rõ các luận giải đề cập trong nội dung nghiên cứu. 9. Luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 9.1. Các luận điểm chính của luận văn Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội đặc thù có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ. Triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ với môi trường tự nhiên, tính chất hòa hợp và thích nghi có phần nổi trội hơn so với tính chất chế ngự và thống trị. Triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử giữa người với người của người dân Nam Bộ thể hiện đậm nét tinh thần trọng nghĩa, chân thành, giản dị, thực tế và phóng khoáng. Trong quan hệ ứng xử với cộng đồng xã hội của người dân Nam Bộ nổi bật lên triết lý sống dung hòa và tinh thần yêu nước sâu sắc. Với giá trị nhân bản đậm nét, những ưu điểm triết lý nhân sinh trong văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ cần thiết được phát huy trong giai đoạn hiện nay nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 9.2. Đóng góp mới của luận văn 9.2.1. Về mặt lý luận Cung cấp căn cứ lý luận, góp phần nâng cao nhận thức về lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt ở Nam Bộ, từ đó có cái nhìn 7 tổng quát, toàn diện hơn về vùng đất Nam Bộ trên các lĩnh vực: lịch sử, tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là triết lý nhân sinh phản ánh tư duy và lối sống của người dân Nam Bộ. 9.2.2. Về mặt thực tiễn Góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa trên vùng đất Nam Bộ. Đặc biệt là góp phần cung cấp cơ sở khoa học về đặc điểm tư duy, lối sống, tâm lý, tính cách con người Nam Bộ cho việc đổi mới nhận thức, nội dung và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỰ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN NAM BỘ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa ứng xử 1.1.1.1. Văn hóa Văn hóa vốn có nguồn gốc từ ý thức. Ý thức là sản phẩm gắn liền với hoạt động não bộ của con người, có chức năng cơ bản vừa phản ánh thế giới chung quanh, vừa là nhân tố sáng tạo ra toàn bộ những gì làm cho đời sống con người và xã hội loài người ngày càng trở nên hoàn thiện và tốt đẹp hơn. Trong đó, có điều kiện sống, có những thế ứng xử phù hợp. Thông qua những phương thức hoạt động khác nhau của ý thức, bao gồm lý trí, tình cảm, tâm linh mà khoa học, kĩ thuật, công nghệ, nghệ thuật, tín ngưỡng, tôn giáo, đạo đức, lối sống… ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, văn hóa được hình thành và phát triển. Văn hóa là sản phẩm của ý thức, xuất hiện và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người, làm cho con người trở thành người và ngày càng người hơn. Do đó, văn hóa trở thành một hiện tượng phổ biến gắn liền với mọi mặt của đời sống, tạo nên sự phát triển toàn diện trong bản thân từng con người, bao gồm: thể lực, trí lực, tâm lực, mọi mối quan hệ với gia đình, xã hội, tự nhiên, ước mơ, lý tưởng, niềm tin… Như vậy, khẳng định ý thức là nguồn gốc của sự hình thành, phát triển văn hóa, là nguồn gốc cơ bản của sự hình thành, phát triển yếu tố người trong con người thì cũng có nghĩa là, nơi nào và lúc nào đang tồn tại sự vô ý thức thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất văn hóa. Rõ ràng, ở đâu có sự 9 tác động có ý thức của con người thì ở đó có văn hóa. Vì vậy, quanh chúng ta đâu đâu cũng có thể thấy sự tồn tại của văn hóa. Tuy nhiên, văn hóa không phải bản thân sự vật, hiện tượng cụ thể, mà là cái nằm bên trong sự vật, hiện tượng mang tính trừu tượng. Do đó, muốn nói rõ cái nằm bên trong mang tính trừu tượng như vậy là không đơn giản. Thực tế, văn hóa là một khái niệm rộng, được xem xét dưới nhiều góc độ, rất khó để định nghĩa một cách nhất nghĩa. Có vô số cách định nghĩa khác nhau về văn hóa, với nhiều cách lý giải khác nhau. Mỗi định nghĩa được hình thành trên cơ sở xem xét văn hóa thuộc một lĩnh vực cụ thể nhất định, mỗi định nghĩa vạch ra các phương diện riêng biệt của hiện tượng đa chiều đa khía cạnh này. Nguyễn Nghĩa Trọng, khi phân tích khái niệm văn hóa đã dẫn lại định nghĩa đã được nêu trong Từ điển Triết học, Nxb Chính trị, Matxcơva, 1972, như sau: “Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần, được nhân loại sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội; các giá trị ấy nói lên trình độ phát triển của lịch sử loài ngoài” [91, tr.8]. Đồng thời trích dẫn thêm quan điểm của Fedefico Maygor Zaragoza, nguyên Tổng giám đốc UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại - Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [91, tr.8]. Phạm Xuân Nam, trong công trình nghiên cứu Sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa - Một góc nhìn từ Việt Nam có nêu lại định nghĩa văn hóa trong Tuyên bố chung được thông qua tại Hội nghị thế giới về chính sách văn hóa của UNESCO vào tháng 8-1982: “Theo nghĩa rộng nhất của nó, ngày nay văn hóa có thể được xem là toàn bộ phức thể những nét nổi bật về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay 10 một nhóm xã hội. Nó không chỉ gồm nghệ thuật, văn học mà còn cả lối sống, các quyền cơ bản của con người, các hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng” [48, tr.20]. Đào Duy Anh cho rằng: “Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hóa tức là sinh hoạt” [1, tr.13]. Phan Ngọc đưa ra quan điểm: “Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người khác” [60, tr.17]. Trần Ngọc Thêm cho biết: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [77, tr.27]. Giáo sư Trần Quốc Vượng, trong công trình Cơ sở văn hóa Việt Nam đã nhắc lại quan điểm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về văn hóa như sau: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” [99, tr.21-22]. 11 Có thể thấy, tùy vào quan điểm và góc độ tiếp cận mà mỗi định nghĩa nhấn mạnh một khía cạnh nào đó của văn hóa. Song, các định nghĩa đều cho thấy bản chất của văn hóa chính là làm cho hành vi, cuộc sống của con người đẹp hơn lên. Và với ý nghĩa đó, có thể nói văn hóa, hiểu một cách bao quát chính là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, qua mối quan hệ giữa con người với con người, con người với môi trường tự nhiên và xã hội bằng ý thức và sự tự giác cao nhất của mình. Từ những phân tích trên đây, chúng tôi chọn cách hiểu về văn hóa theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp ở mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [45, tr.431]. Quan điểm này có phần cụ thể hơn, cho thấy nét nổi bật một trong những đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa là tính nhân sinh. Hơn nữa, quan niệm này cũng khá gần gũi với cách hiểu về văn hóa trong đời thường. Theo đó, văn hóa được hiểu đơn giản là cách chúng ta sống, sinh hoạt, ứng xử nói chung. Và vì thế, sử dụng quan điểm này sẽ thuận tiện trong việc nghiên cứu của luận văn. Bản thân văn hóa là một vấn đề phức tạp, vừa có tính bảo thủ, lại vừa liên tục thay đổi. Sự chọn lựa khái niệm văn hóa như trên là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu và phân tích những vấn đề tiếp theo của luận văn. 1.1.1.2. Văn hóa ứng xử Ứng xử là từ ghép của hai từ ứng và xử. Ứng là sự phản ứng, ứng phó, đáp ứng, ứng biến. Xử là xử sự, đối xử, xử thế, xử lý. Như vậy, ứng xử trong 12 các mối quan hệ của con người với tự nhiên, xã hội, với người khác và với chính bản thân mình là phản ứng của người đó trước mọi tác động trong tình huống cụ thể. Thế nên ông cha ta mới có câu đối nhân xử thế. Trong truyền thống văn hóa Việt, ông cha ta rất chú ý đến vấn đề giao tiếp ứng xử. Những lời dạy được truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ khác như: lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau; học ăn, học nói, học gói, học mở; ăn coi nồi, ngồi coi hướng;… cho thấy nét đẹp trong ứng xử luôn được ông cha ta coi trọng giữ gìn. Văn hóa ứng xử theo quan niệm của Triệu Thùy Dương là “hệ thống tinh tuyển những nếp ứng xử, khuôn mẫu ứng xử, chuẩn mực ứng xử, trong mối quan hệ ứng xử giữa con người và các đối tượng khác nhau, thể hiện qua ngôn ngữ, hành vi, nếp sống, tâm sinh lý… trong quá trình phát triển và hoàn thiện đời sống, đã được tiêu chuẩn hóa, xã hội hóa, trở thành chuẩn mực của cá nhân, nhóm xã hội, toàn xã hội; phù hợp với đời sống xã hội, với đặc trưng, bản sắc của văn hóa một dân tộc, một quốc gia… được cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng, toàn xã hội, thừa nhận và làm theo” [24, tr.34]. Ta thấy, ứng xử văn hóa của cá nhân phụ thuộc vào sự hiểu biết, kinh nghiệm và yếu tố văn hóa của xã hội mà cá nhân đó đang sống. Đó là tập hợp thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên; là phản ứng của con người trước sự tác động của người khác hay môi trường tự nhiên trong tình huống cụ thể; là biểu hiện bản chất nhân cách của mỗi cá nhân thông qua ngôn từ, cử chỉ, thái độ, hành vi trước sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Thế ứng xử của con người không diễn ra một cách tùy tiện, ngẫu hứng ở mỗi cá nhân mà được lặp lại thường xuyên bởi nhiều người trong cả không gian lẫn thời gian, tạo thành những khuôn mẫu nhất định, thường gọi là khuôn mẫu ứng xử. Khuôn mẫu ứng xử là sự thống nhất về hành động và cảm nghĩ được 13 thực hiện ở đa số người, là thế ứng xử được tổng quát hóa, tiêu chuẩn hóa, hợp thức hóa làm chuẩn mực phân biệt hành vi (ứng xử) chấp nhận được và hành vi không chấp nhận được trong cộng đồng. Như vậy, ứng xử theo khuôn mẫu có thể xem là ứng xử có văn hóa. Vì, khuôn mẫu ứng xử là sự khách thể hóa những kiến thức, tư tưởng, tình cảm đã được đạt, mong muốn đạt được và đã được tiêu chuẩn hóa, hợp thức hóa trong một nền văn hóa nhất định. Nói cách khác, khuôn mẫu ứng xử là yếu tố then chốt để làm căn cứ cho sự xếp loại, đánh giá cách ứng xử, và là những tiêu chuẩn trong các mối quan hệ để đảm bảo sự hiện tồn và phát triển của xã hội. Vì thực tế, trong đời sống hằng ngày, trên cơ sở các quan hệ vật chất, các cá nhân và các nhóm xã hội phải ứng xử với nhau và ứng xử với tự nhiên theo những quy tắc nào đó để tồn tại và phát triển. Và trong vô số thế ứng xử đó, con người sẽ tổng quát hóa, tuyển chọn, điều chỉnh, bổ sung thành những khuôn mẫu, tức tiêu chuẩn hóa thế ứng xử phù hợp để trở thành mô hình chung cho toàn xã hội. Như vậy, thế ứng xử của con người chứa đựng và phản ánh trí tuệ, tư duy và lối sống, yếu tố nhân văn được kết tinh trong đó. Nó không phải là sự phản xạ tâm sinh lý đơn thuần mà nó có tính xã hội, vì thông qua ứng xử, bản chất văn hóa được bộc lộ. Hay nói cách khác, tính chất và ý nghĩa văn hóa xã hội trong hành vi ứng xử của con người được hình thành khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên, xã hội và đối với chính mình. Từ các phân tích nói trên có thể thấy văn hóa ứng xử là một bộ phận cấu thành của văn hóa, là một thành tố của văn hóa tinh thần, thể hiện khía cạnh trí tuệ, triết lý sống và yếu tố nhân văn, phản ánh đời sống tình cảm của cá nhân và cộng đồng trong hoạt động thực tiễn. Đó là hệ thống các hành vi nhằm thực hiện những khuôn mẫu kết tinh những giá trị và chuẩn mực mà cá nhân và cộng đồng hướng tới; là phương diện thể hiện nhân cách và bản chất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan