Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn tư tưởng chính trị xã hội của lê quý đôn trong tác phẩm quân thư khảo...

Tài liệu Luận văn tư tưởng chính trị xã hội của lê quý đôn trong tác phẩm quân thư khảo biện

.PDF
110
517
99

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---------------- PHẠM THÚY HẰNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA LÊ QUÝ ĐÔN TRONG TÁC PHẨM "QUẦN THƯ KHẢO BIỆN" LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Thị Thọ. Nội dung và các trích dẫn nêu trong luận ăn có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, tháng năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thúy Hằng LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài “Tư tưởng chính trị xã hội của Lê Quý Đôn trong tác phẩm Quần thư khảo biện”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo và động viên của các quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn và kính trọng, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Trước tiên, cho tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Thọ về sự chỉ bảo, định hướng và đóng góp ý kiến quý báu về chuyên môn, trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã nhận được từ Cô những kiến thức mới và sự chỉ dẫn tận tình. Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Triết Học, Đại học Sư phạm Hà Nội đã cung cấp cho tôi những tri thức quý báu trong suốt quá trình học tập, cũng như đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, xin giử lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn đồng hành, động viên và giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thúy Hằng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................. 3 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 8 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................... 9 5. Giả thuyết khoa học ................................................................................. 9 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 9 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................. 9 8. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 10 9. Kết cấu luận văn .................................................................................... 10 10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn .................... 10 CHƯƠNG 1. LÊ QUÝ ĐÔN VÀ TÁC PHẨM QUẦN THƯ KHẢO BIỆN . 11 1.1. Lê Quý Đôn cuộc đời và sự nghiệp ....................................................... 11 1.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội, chính trị thời Lê - Trịnh ........................ 11 1.1.2. Cuộc đời Lê Quý Đôn ..................................................................... 21 1.1.3. Sự nghiệp của Lê Quý Đôn ............................................................. 24 1.1.4. Tiền đề tư tưởng hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn............................................................................................... 29 1.2. Tác phẩm “Quần thư khảo biện” ......................................................... 38 1.2.1. Sự ra đời của tác phẩm ................................................................... 38 1.2.2. Nội dung cơ bản của tác phẩm ....................................................... 40 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 44 Chương 2. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA LÊ QUÝ ĐÔN TRONG “QUẦN THƯ KHẢO BIỆN” .......... 45 2.1. Tư tưởng về đường lối trị nước............................................................. 45 2.1.1. Tư tưởng trị nước với sự kết giữa “Đức trị” và “Pháp trị” .......... 45 2.1.2 Quyền hành tập trung một mối, trọng dụng hiền tài ....................... 61 2.2 Tư tưởng thân dân và trách nhiệm của nhà vua đối với dân ............. 70 2.2.1. Coi trọng sức mạnh từ dân, lấy dân làm gốc ................................. 71 2.2.2 Đạo đức trách nhiệm của người cai trị ........................................... 77 2.3 Ý nghĩa tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn trong Quần thư khảo biện với Việt Nam hiện nay ................................................................. 86 2.3.1 Ý nghĩa về sự kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị ở Việt Nam hiện nay ..................................................................................................... 87 2.3.2 Ý nghĩa của tư tưởng thân dân với việc quán triệt bài học “lấy dân làm gốc” ................................................................................................... 93 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 99 KẾT LUẬN .................................................................................................. 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 102 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Con người có tổ, có tông Như cây có cội, như sông có nguồn” Những gì mà chúng ta có ngày hôm nay đều được bắt đầu từ ngày hôm qua. Một dân tộc có nền văn hóa lâu đời, không thể quên đi những giá trị truyền thống của dân tộc đó. Việt Nam, với bề dày lịch sử hàng ngàn năm văn hiến, có rất nhiều giá trị truyền thống được đúc kết, như tư tưởng yêu nước, thương dân, lòng nhân ái - nhân nghĩa, lòng tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn kết… Trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước, cùng sự phát triển của nền kinh tế thị trường từng ngày đem lại cho chúng ta những giá trị vật chất, giá trị tinh thần ngày càng tốt đẹp hơn, nhưng bên cạnh đó có một thực tế là không ít người đã và đang vô tình lãng quên những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy, để phát triển bền vững thì việc nghiên cứu những giá trị mang tính cuội nguồn, những tư tưởng của các bậc tiền nhân để làm nền tảng cho hiện tại là điều cần thiết và hữu ích. Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn đã nói: “Một dân tộc có nền văn hóa lâu đời bao giờ cũng trọng thị, gìn giữ, coi như thiêng liêng những di tích của nó, đặc biệt là dấu tích của những sự nghiệp anh hùng và quang vinh của ông cha, nòi giống, những gì nhắc lại những kỳ công của bậc tiền bối trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì đời sống ấm no, hạnh phúc của các thế hệ đã qua” [56; tr 7]. Việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam là việc làm cần thiết, không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc, mà còn góp phần giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới, để khẳng định bản sắc, tính chủ quyền, độc lập của dân tộc. Chế độ phong kiến Việt Nam ở thế kỷ XVIII lâm vào khủng hoảng, cho dù nhà nước phong kiến Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong thi hành nhiều chính sách cải cách nhưng đều không thành, không xây 1 dựng được bộ máy vững mạnh. Mặc dù trong bối cảnh như vậy vẫn xuất hiện nhiều tư tưởng sáng ngời về lòng yêu nước, thương dân, lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết… với mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn của nhiều nhà tư tưởng kiệt xuất như Lê Hữu Trác, Ngô Thì Nhậm, Hương Hải Thiền Sư ... và trong các nhà tư tưởng đó không thể không kể đến một “nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời kỳ phong kiến” - đó là Lê Quý Đôn. Ông là một học giả xuất sắc, một nhà tư tưởng lớn trong lịch sử Việt Nam dưới thời phong kiến, sinh trưởng trong bối cảnh xã hội loạn lạc, phức tạp, có nhiều thay đổi. Dù xã hội như vậy, nhưng nền kinh tế thời kỳ này lại đang trên đà khởi sắc, sự phát triển ngoại thương đã dẫn tới sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp, sự tiếp xúc với chủ nghĩa tư bản phương Tây làm cho thị trường nước ta có sự thay đổi, sự gia tăng thành thị, sự chuyển biến trong tư tưởng đã làm xuất hiện những tư tưởng lớn, tiến bộ. Với trí thông minh, vốn tri thức uyên bác, tinh thần học hỏi không ngừng, có cơ hội đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, nhiều luồng tư tưởng nên Lê Quý Đôn đã chắp bút và để lại cho hậu thế một kho tàng tri thức phong phú, quý báu cả về Lịch sử, Văn học, Địa lý và Triết học. Các tác phẩm của Lê Quý Đôn, như Kiến văn tiểu lục,Vân đài loại ngữ, Thánh mô hiền phạm lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Quần thư khảo biện… đến nay vẫn là những sử kiện quý giá mà hầu hết các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng, các nhà sử học, nhà văn học cả của Việt Nam và thế giới đều trân trọng, quan tâm nghiên cứu. Lê Quý Đôn đã đưa ra một số quan điểm chính trị - xã hội mà nhiều học giả quan tâm, song việc làm sáng tỏ những quan điểm đó cho đến nay vẫn chưa được thực hiện triệt để, chưa thấy hết những giá trị mà tư tưởng của ông để lại cho nhân loại. Cuộc đời Lê Quý Đôn là cuộc đời của một đại trí thức và của một người làm quan. Đánh giá về cuộc đời trí thức, ông được tôn vinh là nhà bác học lớn của Việt Nam dưới triều đại phong kiến. Nhưng về cuộc đời quan chức, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu sâu, thậm chí là bỏ ngỏ như tư tưởng 2 của ông về trọng pháp, thân dân, đổi mới quan trường, ý thức dân tộc... Các công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học và chính trị - xã hội qua các tác phẩm của Lê Quý Đôn còn ít dù những tư tưởng này được thể hiện một cách tương đối rõ ràng trong nhiều tác phẩm của ông, đặc biệt trong hai tác phẩm Vân đài loại ngữ và Quần thư khảo biện. Nghiên cứu Quần thư khảo biện, là chúng ta quay về với cuội nguồn, qua tìm hiểu tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn giúp chúng ta hiểu hơn về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đây chính là một trong những động lực tinh thần giúp dân tộc ta vượt qua khó khăn và phát triển đến nay. Mặt khác, đây là một trong những nguồn tư liệu khoa học để nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam. Vì những lý do trên việc nghiên cứu tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn trong Quần thư khảo biện là việc làm cần thiết nó không chỉ khẳng định lịch sử tư tưởng nước nhà, mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc, góp phần vào việc gìn giữ, giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới. Để góp phần nghiên cứu nhỏ bé của mình vào lĩnh vực lịch sử tư tưởng Việt Nam, để bồi dưỡng tốt hơn cho công tác chuyên môn, tôi chọn đề tài “Tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn trong tác phẩm Quần thư khảo biện” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành triết học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Lê Quý Đôn là một trong những tác giả có số lượng lớn tác phẩm còn lưu lại đến ngày nay và được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là những tư liệu bổ ích khi tìm hiểu về những giá trị tư tưởng tiến bộ của ông. Trong những năm qua, đã có các công trình nghiên cứu về Lê Quý Đôn nói chung và về tư tưởng triết học của ông nói riêng, trong đó có những tư tưởng về chính trị - xã hội, liên quan đến đề tài luận văn. Có những nghiên cứu tập trung về cuộc đời sự nghiệp của Lê Quý Đôn, có tài liệu nghiên cứu về tư tưởng văn học, lịch sử, triết học, đạo đức, có tài liệu 3 nghiên cứu về nội dung các tác phẩm của ông... Về tác phẩm Quần thư khảo biện cũng đã có các học giả nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích ở những khía cạnh và nội dung khác nhau như nghiên cứu về tác giả, một số nội dung chính của tác phẩm, tư tưởng dân tộc Việt Nam thế kỷ XVIII. Song trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi muốn chú trọng đến những công trình liên quan đến thân thế, sự nghiệp và những nội dung tư tưởng chính trị - xã hội quan trọng của Lê Quý Đôn trong Quần thư khảo biện. Có thể kể đến một số nhóm công trình tiêu biểu như sau: Nhóm thứ nhất, những nghiên cứu về lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội ở Việt Nam. Chính trị - xã hội là một trong những đề tài nghiên cứu được nhiều tác giả quan tâm dành nhiều công sức để tìm hiểu. Trong đó có “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, tập 1 của Viện Triết học, do GS, TS. Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1993. Đã đề cập đến nhiều nhà tư tưởng tiêu biểu trong lịch sử của dân tộc, trong đó có Lê Quý Đôn. Công trình nghiên cứu đã nêu những quan niệm về chính trị xã hội, triết học, ý thức dân tộc tự lực tự cường, mặc dù các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu kỹ về những nội dung về thế giới, chưa giải thích rõ nhiều quan điểm của Lê Quý Đôn, mà chỉ dừng lại ở chỗ, khẳng định Lê Quý Đôn có khuynh hướng trị nước bằng pháp trị và nhân trị, dùng cặp phạm trù “lý” và “khí” để lý giải bản chất của thế giới. Tuy nhiên, các tác giả chưa tìm hiểu sâu để phân tích nguồn gốc của những quan điểm đó. Khi trình bày quan điểm “Tam giáo đồng nguyên” qua tư tưởng của Lê Quý Đôn lúc bấy giờ ở nước ta, các tác giả cũng chưa lý giải kỹ vì sao khuynh hướng của Lê Quý Đôn lại phủ nhận sự độc tôn của Nho giáo cho dù ông là nhà Nho. Qua tác phẩm cho thấy Lê Quý Đôn là một trong những nhà tư tưởng tiêu biểu của dân tộc ta, là một nhà tư tưởng tiêu biểu trên mọi lĩnh vực, 4 không chỉ có triết học. Từ đó đã giúp chúng ta có được những định hướng khi nghiên cứu về Lê Quý Đôn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, những khẳng định trong khuynh hướng tư tưởng của ông chính là những đề tài mở, cho nhiều tác giả nghiên cứu kỹ hơn về ông. Công trình “Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX, PGS.TS. Doãn Chính (chủ biên) do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, ấn hành năm 2013. Tác phẩm đã đề cập đến tư tưởng chủ đạo về bản thể luận và nhận thức luận, đề cập đến một cách tổng quan nhất về tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn về tư tưởng lấy dân làm gốc, về lòng tự tôn tự hào dân tộc, sự dung hòa giữa đức trị - pháp trị - nhân trị, về đạo đức xã hội… qua việc dẫn chứng các tác phẩm của Lê Quý Đôn. Tuy nhiên, công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam, chứ mục đích nghiên cứu không đi sâu tìm hiểu về một tác giả nào cụ thể, đây chính là tài liệu bổ ích cho các bạn đọc làm cơ sở để tìm hiểu về sự hình thành lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nhóm thứ hai, những nghiên cứu về triết học của Lê Quý Đôn. Trong “Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu” của Cao Xuân Huy, do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1995, là một trong những công trình đã bàn khá sâu sắc về những quan điểm triết học tự nhiên của Lê Quý Đôn, thông qua bài viết Lê Quý Đôn và học thuyết lý, khí. Bài viết ngoài việc trình bày về tư tưởng của Lê Quý Đôn về bản thể của thế giới, vũ trụ, còn chỉ ra nguồn gốc hình thành tư tưởng của Lê Quý Đôn. Từ đó, có những đánh giá về những tiến bộ và hạn chế của ông so với các nhà Nho cùng thời. Trong công trình nghiên cứu, mặc dù các tác giả chưa đề cập đến các vấn đề triết học như vấn đề con người, chính trị - xã hội… Nhưng tác giả đã chĩ rõ nguồn gốc hình thành tư tưởng Lê Quý Đôn, chỉ ra những hạn chế, tiến bộ của Lê Quý Đôn so với các nhà Nho cùng thời. 5 Công trình dù đã trình bày khá cụ thể quan điểm về bản thể thế giới của Lê Quý Đôn, nhưng các bài viết chủ yếu vẫn mang tính giới thiệu, mang tính khái quát, chưa đánh giá, phân tích kỹ chưa giúp cho người đọc thấy được khuynh hướng Tam giáo đồng nguyên trong tư tưởng của ông. Các vấn đề về con người, chính trị - xã hội... các tác giả cũng chưa đề cập đến, chưa phân tích tới. Công trình Lê Quý Đôn - Nhà bác học Việt Nam thế kỷ XVIII, Sở Văn hóa và Thông tin Thái Bình, (Kỷ yếu Hội nghị chuyên đề về những cống hiến của Lê Quý Đôn). Trong đó, các tác giả đã bàn về các phạm trù bản thể luận của Lê Quý Đôn qua việc tìm hiểu phạm trù lý và khí trong Vân đài loại ngữ. Qua đó các tác giả đặt ra vấn đề và chứng minh các yếu tố trong vũ luận của Nho gia Trung Quốc như lý và khí được Lê Quý Đôn biến đổi, cấu trúc theo cách riêng, không đối nhau mà lý trở thành thuộc tính của khí. Song công trình giành số trang để nghiên cứu về bản thể luận chưa nhiều và sâu mà chủ yếu mới dừng ở việc nêu ra và có một số nhận xét, phần lớn công trình trên tìm hiểu Lê Quý Đôn ở mặt tổng quát chung chưa phân tích sâu, cụ thể. Nhóm thứ ba, những công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Quý Đôn. Công trình Lê Quý Đôn, nhà tư tưởng Việt Nam thế lỷ XVIII, của GS. Hà Thúc Minh do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1998, tái bản lần thứ nhất năm 1999. Đây là một trong những công trình nghiên cứu khái quát về Lê Quý Đôn trên mọi phương diện từ tư tưởng cho đến cuộc đời sự nghiệp, các tác phẩm tiêu biểu. GS. Hà Thúc Minh đã dày công tìm hiểu, nghiên cứu để trích dẫn đưa ra những minh chứng thông qua các tác phẩm lớn của Lê Quý Đôn như: Quần thư khảo biện, Thư kinh diễn nghĩa, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ… Để trình bày những tư tưởng về chính trị - xã hội, triết học của Lê Quý Đôn. Nhưng tác giả chỉ khái quát phần nào tư tưởng của Lê Quý Đôn trong khoảng 30 trang trên 151 trang công trình nghiên cứu, cho nên theo tôi công trình này chưa khai thác hết giá trị của các tác phẩm của Lê Quý Đôn đã được trích dẫn. 6 Theo GS. Hà Thúc Minh khi Lê Quý Đôn bàn về nguồn gốc thế giới đã dựa vào “lý bản thể”, từ đó khẳng định lý có trước khí. Tác giả nhận xét tuy quan niệm lý ở trong khí nhưng theo Lê Quý Đôn, thì lý vẫn là cái có trước, thực chất Lê Quý Đôn chỉ muốn nhấn mạnh sự tồn tại của lý trong khí, chứ không khẳng định lý có trước khí (trong Vân đài loại ngữ). Bài viết “Vài nét về Lê Quý Đôn nhà bác học lớn của Việt Nam dưới thời phong kiến” và “Lê Quý Đôn, cuộc đời và sự nghiệp” của GS. Văn Tân đăng trên Tạp chí nghiên cứu lịch sử năm 1976, cũng là nguồn tư liệu về triết học của Lê Quý Đôn đáng tham khảo. Bài viết chủ yếu tập trung đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp, khái quát hóa quan điểm triết học của Lê Quý Đôn qua việc giải quyết mối quan hệ giữa lý và khí và hoạt động chính trị của ông. Nhưng theo quan niệm của GS. Văn Tân thì tư tưởng triết học Lê Quý Đôn không thể vượt ra khỏi quan niệm triết học Tống Nho. Điều này không hoàn toàn chính xác. Mặc dù Lê Quý Đôn đã kế thừa và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Tống Nho song ông cũng có những quan điểm riêng của mình. Có thể nói, Lê Quý Đôn đã xuất phát từ triết học Tống Nho để giải quyết các vấn đề theo quan điểm riêng, nó được thể hiện khá rõ trong tác phẩm Vân đài loại ngữ. Các nhà Tống Nho đề cao những giá trị đạo đức truyền thống của Nho giáo như Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín… Còn tìm hiểu Vân đài loại ngữ, chúng ta nhận thấy Lê Quý Đôn muốn giải thích tính thống nhất của thế giới không phải là ở những giá trị đạo đức của Nho giáo, mà là ở khí. Điều này nói nên sự khác biệt giữa Lê Quý Đôn với phái Tống Nho. Tư tưởng của ông mang tính duy vật về bản chất của thế giới. Về chính trị - xã hội, các nhà Nho luôn coi trọng nhân trị, đức trị, còn Lê Quý Đôn lại cho rằng phải kết hợp giữa Nhân trị và Pháp trị. Tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau như Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại chí… Khi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Quý Đôn, đây là một trong những tư liệu có giá trị đối với các nhà nghiên cứu sau này. Ngoài những bài viết trên còn có bài “Vài nét về Lê Quý Đôn - Nhà bác học lớn của Việt Nam dưới thời phong kiến” của GS. Văn Tân ở Hội thảo 7 “Danh nhân Lê Quý Đôn - Cuộc đời và sự nghiệp”, tháng 8/2016 tại Thái Bình, trình bày khái quát về sự nghiệp của Lê Quý Đôn qua hàng loạt tác phẩm của ông, từ đó khẳng định ông là nhà bác học lớn của lịch sử Việt Nam dưới triều đại phong kiến, là nhà tư tưởng tiến bộ trong đó có những tư tưởng về triết học, chính trị - xã hội. Bài viết của Nguyễn Văn Tùng“Lê Quý Đôn với thời đại của ông” trong chương trình Hội thảo “Danh nhân Lê Quý Đôn - Cuộc đời và sự nghiệp”, diễn ra vào tháng 8/2016 tại Thái Bình. Bài viết đã trình bày tóm tắt về thân thế, sự nghiệp, cũng như những nét chính về thời đại của Lê Quý Đôn. Tác giả đưa ra nhận định của mình và khẳng định Lê Quý Đôn là một nhà bác học lớn, về tư tưởng yêu nước, thương dân qua tác phẩm Quần thư khảo biện. Song bài viết chưa thực sự bàn kỹ, nghiên cứu sâu đến tư tưởng chính trị - xã hội mà chỉ dừng lại ở việc đưa ra những luận điểm cơ bản của Lê Quý Đôn về mong muốn xây dựng một nhà nước dựa vào dân. Như vậy, chúng ta thấy có nhiều công trình nghiên cứu về Lê Quý Đôn liên quan đến đề tài của luận văn. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi vào nghiên cứu tư tưởng của Lê Quý Đôn một cách sâu sắc dưới góc độ triết học trong tác phẩm Quần thư khảo biện. Kế thừa những thành tựu từ các công trình đã nghiên cứu về Lê Quý Đôn nói chung và về tư tưởng chính trị - xã hội của ông nói riêng, tác giả luận văn cố gắng tìm hiểu, phân tích đánh giá những nội dung, giá trị về tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Quần thư khảo biện. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh kinh tế - xã hội và tiền đề văn hóa, tư tưởng cho sự ra đời tư tưởng triết học của Lê Quý Đôn và tác phẩm Quần thư khảo biện. Từ đó chỉ ra những nội dung cơ bản về tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn trong tác phẩm Quần thư khảo biện. 8 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn trong tác phẩm Quần thư khảo biện. 5. Giả thuyết khoa học Nếu phân tích, làm rõ các tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn trong Quần thư khảo biện sẽ giúp chúng ta thấy được nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị - xã hội của ông và thấy được vai trò lịch sử của Lê Quý Đôn ở thế kỷ XVIII, qua đó rút ra ý nghĩa tư tưởng chính trị - xã hội của ông đối với Việt Nam hiện nay. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, trình bày khái quát những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội thời Lê - Trịnh, và những tiền đề văn hóa, tư tưởng cho sự cho sự ra đời tác phẩm Quần thư khảo biện, cũng như những tư tưởng về chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn qua tác phẩm. Thứ hai, tìm hiểu, phân tích nội dung, chỉ ra những giá trị cơ bản về tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn trong tác phẩm Quần thư khảo biện. Từ đó trình bày ý nghĩa của tư tưởng chính trị - xã hội của ông đối với Việt Nam hiện nay. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn trong tác phẩm Quần thư khảo biện tương đối rộng, trong luận văn này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hai nội dung là: Tư tưởng về đường lối trị nước; Tư tưởng thân dân và trách nhiệm của nhà vua đối với dân. 9 8. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp logic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, khái quát hóa, chú giải tài liệu… 9. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm 2 chương, 5 tiết. 10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 10.1. Những luận điểm cơ bản - Lê Quý Đôn là một nhà bác học lớn của Việt Nam dưới triều đại phong kiến. - Lê Quý Đôn đã để lại cho hậu thế một kho tàng tri thức phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, qua các tác phẩm tiêu biểu của ông, trong đó có tác phẩm Quần thư khảo biện. - Quần thư khảo biện là tác phẩm chứa đựng nhiều tư tưởng chính trị xã hội sâu sắc của Lê Quý Đôn. Trong đó đặc biệt là tư tưởng về đường lối trị nước; tư tưởng thân dân và trách nhiệm của nhà vua đối với dân. 10.2. Đóng góp mới của luận văn Về lí luận, luận văn góp phần tìm hiểu thêm về lịch sử tư tưởng Việt Nam thông qua nghiên cứu các nhà tư tưởng, mà cụ thể là Lê Quý Đôn. Luận văn phần nào khái quát và phân tích một cách có hệ thống những nội dung chủ yếu trong tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Quần thư khảo biện. Từ đó nhấn mạnh những giá trị của những tư tưởng đó với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập các môn học như: Lịch sử; Lịch sử tư tưởng Việt Nam; Lịch sử triết học Việt Nam... 10 CHƯƠNG 1 LÊ QUÝ ĐÔN VÀ TÁC PHẨM QUẦN THƯ KHẢO BIỆN 1.1. Lê Quý Đôn cuộc đời và sự nghiệp Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định của bất cứ một dân tộc nào đều chịu ảnh hưởng bởi những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Việc lựa chọn tư tưởng, đường lối chính trị phù hợp với bối cảnh lịch sử sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của một quốc gia và ngược lại chính những điều kiện đó sẽ đánh giá sự phù hợp của các tư tưởng, các đường lối chính trị. Đây là một trong những nguyên lý mà chủ nghĩa Mác đã khẳng định là tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Cho nên khi tìm hiểu lịch sử nói chung hay lịch sử tư tưởng Việt Nam nói riêng, chúng ta cần tìm hiểu vấn đề trong bối cảnh lịch sử nhất định. Lê Quý Đôn là nhà bác học, nhà tư tưởng thế kỷ XVIII, ông đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng tri thức đồ sộ, những tư tưởng chính trị - xã hội của ông ra đời chịu sự ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội, chính trị lúc bấy giờ. 1.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội, chính trị thời Lê - Trịnh Bối cảnh chung của xã hội Việt Nam lúc này là, nước Đại Việt chia cắt thành Đàng Trong - Đàng Ngoài, các cuộc nội chiến diễn ra triền miên, Đàng Ngoài thuộc vua Lê chúa Trịnh và Đàng Trong thuộc các chúa Nguyễn. Chính sự khủng hoảng của bộ máy nhà nước phong kiến lúc đó, sự chia cắt hai miền đã ảnh hưởng đến bối cảnh kinh tế - xã hội, chính trị, thế kỷ XVIII. * Bối cảnh kinh tế - xã hội: Ở Đàng Ngoài, tình trạng tư hữu ruộng đất ngày càng gia tăng, diện tích ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp, trong khi nhiều địa chủ có hàng trăm, hàng nghìn mẫu ruộng thì nhiều nông dân không có ruộng để cày cấy. Cùng với đó các cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến như Mạc 11 - Trịnh, Trịnh - Nguyễn… dẫn đến sự lơ là trong sản xuất nông nghiệp. Mặc dù nhà nước Lê - Trịnh ở Đàng ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong không phát huy được vai trò của mình như thời Lý, Trần, Lê - Sơ, nhưng với truyền dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt, tinh thần yêu nước, cần cù lao động những người nông dân vẫn cố gắng lao động sản xuất để duy trì cuộc sống, phát triển nền sản xuất nông nghiệp truyền thống. Song, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, kinh tế hàng hóa không phát triển như trước, các khu đô thị như Phố Hiến sau một thời gian phát triển hưng thịnh lâm đã vào tình trạng suy tàn. “Chế độ tư hữu ruộng đất thuộc về tay địa chủ dẫn đến sự phân hóa giai cấp, giàu - nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc. Cùng với đó là tình trạng thiên tai, mất mùa, hạn hán… liên miên đã dẫn đến đời sống nông dân lâm vào khổ cực. Chỉ trong thế kỷ XVIII, riêng ở Đàng Ngoài có đến 16 năm xảy ra nạn lụt, vỡ đê và 10 năm bị hạn hán” [57; tr 258]. Đời sống khổ cực, khó khăn buộc người nông dân phải bỏ làng ra đi tìm kế sinh nhai - đó chính là công cuộc khai hoang lập xóm làng mới, mở rộng ruộng đất canh tác diễn ra ở nhiều nơi nhất là các khu vực đồng bằng, hay ven biển. Do đó, sản xuất nông nghiệp ở Đàng Ngoài về cơ bản vẫn duy trì sự phát triển nhất định thể hiện quan hệ sản xuất phong kiến. Lê Quý Đôn cũng là một trong những vị quan bị ảnh hưởng bởi công cuộc khai hoang lúc đó, như việc ông đã vạch ra những kế hoạch khai hoang ruộng đất, vào năm 1770 ông đã dâng sớ xin tổ chức đồn điền. Ở Đàng Trong, sản xuất nông nghiệp với công cuộc khai phá đất hoang được đẩy mạnh theo các hình thức và quy mô khác nhau. Những nông dân ở Đàng Trong được chúa Nguyễn khuyến khích khai hoang lập làng, những ruộng đất được khai hoang trở thành công điền cho những người khai phá và họ sản xuất trên mảnh đất đó nhưng phải nộp tô cho chính quyền, có một số bộ phận nhỏ được giao quyền tư điền, công cuộc khai hoang đó chủ yếu diễn 12 ra ở vùng Thuận Quảng. Ở vùng Thuận Quảng đất chủ yếu là công điền nhưng tiến càng vào phía Nam lại càng ít mà chủ yếu là ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân là chính, tức là ruộng đất thuộc quyền sở hữu của địa chủ, quan lại, chúa Nguyễn còn cho phép các quan lại trao đổi mua bán nô tỳ. Bọn địa chủ quan lại bóc lột nông dân bằng cách thu tô, quan hệ xã hội theo kiểu địa chủ - tá điền. Cùng thời gian này thì ở Đàng Ngoài các phong trào khởi nghĩa của nông dân diễn ra sôi nổi, về cơ bản chế độ nô tỳ không còn. Lúc này, ruộng đất ở Đàng Trong chia thành các loại cho quan đồn điền, quan điền trang và ruộng đất công ở làng xã. Quan lại hưởng bổng lộc từ ruộng đất, qua việc thu tô, thuế từ các điền trang, hay bắt nông nô cày cấy ở đồn điền, còn ruộng đất công ở làng xã được giao cho nông dân cày cấy và họ phải nộp tô. Trong công cuộc khai hoang ở Đàng Trong chúa Nguyễn có nhiều hình thức giao đất để khuyến khích khai hoang, lập ấp, như: Giao ruộng đất do những người giàu để khai hoang, một số người từ Thanh Hóa đã theo chúa Nguyễn vào Thuận Quảng, ở Nam bộ thì giao đất cho người có công đầu khai hoang… Chúa Nguyễn sử dụng cả tù binh, nông dân bị bắt trong chiến tranh Trịnh - Nguyễn ở Nghệ An để khai hoang ruộng đất, ở phía Nam chúa Nguyễn khuyến khích người Việt đã sinh sống lâu đời khai hoang, lập làng mới, khi số người khai hoang từ Thuận Quảng vào phía Nam ngày một đông, chúa Nguyễn khuyến khích quan lại, địa chủ, người phiêu tán đi khai khẩn tiếp để làm chủ vùng đất mới. Chính việc mở rộng cả quy mô, hình thức khai hoang đã giúp chúa Nguyễn xây dựng được hệ thống bộ máy quan lại địa chủ nhiều cả về quy mô, hình thức, làm cho tầng lớp này ngày một giàu hơn. Kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển tạo cơ sở vững chắc cho chúa Nguyễn, vì tất cả ruộng đất đều thuộc sở hữu của chúa Nguyễn và nó sẽ đảm bảo sự duy trì cho sinh hoạt của nội phủ chúa Nguyễn. Đồng thời càng làm trở ngại cho vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. 13 Bên cạnh sự phát triển sản xuất nông nghiệp, trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVI đến XVII diễn ra sự phát triển giao thương trao đổi, mua bán hàng hóa của các đô thị nhưng sang thế kỷ XVIII lại bị suy yếu. Vì tập trung phát triển nông nghiệp kiểu sản xuất khép kín, khai khẩn đất hoang nên không chú đến phát triển giao thương buôn bán với các thương gia nước ngoài, trong khi đó nghề thủ công được phát huy như nghề làm gốm, dệt chiếu, lụa hoa, đúc chum, làm giấy…, đã hình thành một số khu thành thị mới như Kẻ Chợ, Phố Hiến ở Đàng Ngoài hay Hội An ở Đàng Trong. * Bối cảnh chính trị: Bối cảnh chính trị khủng khoảng, cuộc nội chiến Nam - Bắc triều (1533 1592) kéo dài hơn nửa thế kỷ, tiếp theo đó lại là cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn, giữa triều đình Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong kéo dài 45 năm (từ năm1627 - 1672) đã làm cho đất nước ta bị tổn thất nghiêm trọng trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, làm ảnh hưởng đến truyền thống đoàn kết của dân tộc. Họ Trịnh ở Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng Trong đều tăng cường xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến quan liêu, nhằm củng cố quyền lực của dòng tộc dẫn đến nguy cơ bất ổn, khủng hoảng chính trị xã hội. Với thể chế chính trị cung Vua và phủ Chúa ở Đàng Ngoài, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam xuất hiện thể chế chính trị đặc biệt Vua Lê Chúa Trịnh (1545 - 1786), bên cạnh ngai vàng của nhà vua là phủ chúa, nhưng không phải là quyền lực được chia đôi cho vua Lê và chúa Trịnh. Trong thực tế, bắt đầu từ khi đất nước bị chia cắt làm hai miền thì họ Trịnh nắm toàn bộ chính quyền ở Đàng Ngoài chứ không phải vua Lê, sự tồn tại của vua Lê chỉ là hình thức, cái bóng; còn ở Đàng Trong thì quyền lực là của chúa Nguyễn. Đã có nhiều thắc mắc, nghi vấn được đặt ra tại sao quyền lực thuộc về chúa Trịnh, mà chúa Trịnh không chiếm luôn ngôi vua của họ Lê. Nhìn lại 14 lịch sử chúng ta thấy rằng sau đời Lê Thánh Tông (1460 -1497) triều đình đã không còn đủ sức mạnh để thực hiện quyền lực của mình như trước nữa, trong bối cảnh xã hội hỗn loạn lúc đó muốn duy trì sự tồn tại của mình vua Lê phải nhờ vào sức mạnh của chúa Trịnh. Còn đối với chúa Trịnh muốn khẳng định sức mạnh, cho sự tồn tại hợp lý của mình lại phải mượn cái bóng của vua Lê. Từ thế kỷ XVI đến XVIII, đã có đến bốn thế lực tham gia tranh giành quyền lực là Lê, Trịnh, Mạc, Nguyễn, nhưng theo quan điểm lúc đó thì vua Lê là tồn tại chính danh, vua Lê được Thiên triều ở Trung Quốc ban sắc phong. Chúa Trịnh là người tinh thông thời cuộc lúc đó, đã khôn khéo nghe theo sự khuyên bảo của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “giữ chùa thì ăn oản”, nếu tham vọng mà cướp ngôi vua Lê thì họ Trịnh sẽ bị coi là giặc phản nghịch, tất nhiên sẽ bị dư luận phản đối, mặt khác sẽ gặp sự phản đối từ Trung Quốc. Cho nên chúa Trịnh đã khéo léo hòa hợp với vua Lê, không lật ngôi như Mạc Đăng Dung đã làm năm 1527, mà chúa Trịnh âm thầm lấn át vua Lê, biến vua Lê thành “cái bóng” chỉ có danh, mà không có quyền. Quyền lực trong tay chúa Trịnh nhưng bản thân chúa Trịnh không tránh khỏi sự rình rập của các đối thủ khác như Thiên triều ở phương Bắc, hay sau năm 1592 ở Cao Bằng vẫn còn tàn dư của họ Mạc... Cả vua Lê và chúa Trịnh đều thấy được sự cần thiết dựa vào nhau để cùng tồn tại nên hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Lê đã bắt tay nhau, đây chính là lý do cơ bản mà chúa Trịnh dù đủ khả năng lật đổ vua Lê mà lại không làm. Nhà Mạc được thành lập khi Mạc Đăng Dung ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi vào năm 1527, ba năm sau Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh. Năm 1530 Lê Ý ở Thanh Hóa nổi dậy nhằm lật đổ họ Mạc, đến năm 1535 vua Ai Lao đã giúp đỡ Nguyễn Kim Tôn con của Lê Chiêu Tông lên làm vua đó là Lê Trang Tông, đóng đô ở Thanh Hóa và được sự ủng hộ của phò tá theo hầu, đã tạo nên một triều đình mới đối lập với triều 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan