Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn xác định tiêu chuẩn chức danh cán bộ viên chức phục vụ cho công tác tuy...

Tài liệu Luận văn xác định tiêu chuẩn chức danh cán bộ viên chức phục vụ cho công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng và đánh giá cán bộ viên chức tại trường đại học sao đỏ

.PDF
126
681
82

Mô tả:

NGUYỄN THANH TÚ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ==================== NGUYỄN THANH TÚ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ VIÊN CHỨC PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG, ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ VIÊN CHỨC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA: 2010 HÀ NỘI - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ==================== NGUYỄN THANH TÚ XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ VIÊN CHỨC PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG, ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ VIÊN CHỨC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN THỊ THUẬN HÀ NỘI - 2013 ii Xaùc ñònh tieâu chuaån chöùc danh vieân chöùc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được thể hiện trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả của luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Tú Nguyeãn Thanh Tuù Luaän vaên thaïc syõ Xaùc ñònh tieâu chuaån chöùc danh vieân chöùc LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong suốt khóa học cũng như thời gian nghiên cứu đề tài luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Phan Thị Thuận, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Viện Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội về những bài giảng hữu ích và thú vị, cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình về sự cổ vũ tinh thần và trợ giúp mọi mặt. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không thế tránh khỏi thiếu sót và hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý đóng góp của mọi cá nhân, tổ chức quan tâm đến đề tài để đề tài được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2013 Nguyeãn Thanh Tuù Luaän vaên thaïc syõ Xaùc ñònh tieâu chuaån chöùc danh vieân chöùc MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ..................................................... 4 1.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ....................................................................... 5 1.1.1.Khái niệm cán bộ viên chức: ..................................................................... 5 1.1.2.Khái niệm chức danh nghề nghiệp:............................................................ 5 1.1.3. Khái niệm tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp: .......................................... 6 1.2.NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT VIÊN CHỨC ............................................. 7 1.2.1 Quyền và nghĩa vụ của viên chức: ............................................................. 7 1.2.2 Những việc cán bộ viên chức không được làm: ......................................... 8 1.2.3. Hợp đồng làm viêc: .................................................................................. 9 1.2.4. Đánh giá viên chức: ................................................................................ 11 1.3.ỨNG DỤNG CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỨC DANH VIÊN CHỨC: 12 1.3.1. Xác định tiêu chuẩn chức danh viên chức phục vụ công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ viên chức: ................................................................... 12 1.3.2. Xác định tiêu chuẩn chức danh viên chức phục vụ cho công tác lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức: ................................................................ 13 1.3.3. Xác định tiêu chuẩn chức danh viên chức phục vụ cho đánh giá viên chức hàng năm làm cơ sở đề bạt, nâng lương. ........................................................... 14 1.4. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC: ............................................................................ 15 1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP TUYỂN DỤNG ......................................................... 18 1.6.ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG NHÂN SỰ: ............................................................. 23 1.7.CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN: ......................................... 26 1.7.1.Nội dung công tác đánh giá: .................................................................... 26 1.7.2. Một số phương pháp đánh giá thành tích công tác hiện nay trong các tổ chức ................................................................................................................ 27 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC MỘT SỐ CHỨC DANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ ........................................................................... 29 2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ ........................................... 30 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Sao Đỏ ....................... 30 2.1.2. Chức năngnhiệm vụ của trường Đại học Sao Đỏ .................................... 32 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trường đại học Sao Đỏ ................... 34 2.2. PHÂN LOẠI CHỨC DANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ ................. 39 2.2.1. Phân loại chức danh của Ban giám hiệu .................................................. 39 2.2.2. Phân loại chức danh phòng đào tạo......................................................... 39 2.2.3. Phân loại chức danh phòng Kế hoạch – kỹ thuật ..................................... 40 2.2.4. Phân loại chức danh phòng Nghiên cứu khoa học................................... 41 2.2.5. Phân loại chức danh phòng Tuyển sinh và xúc tiến việc làm .................. 41 Nguyeãn Thanh Tuù Luaän vaên thaïc syõ Xaùc ñònh tieâu chuaån chöùc danh vieân chöùc 2.2.6. Phân loại chức danh phòng tài chính- kế toán ......................................... 42 2.2.7. Phân loại chức danh phòng Công tác HSSV .......................................... 43 2.2.8. Phân loại chức danh phòng Quản lý dự án và hợp tác quốc tế................. 43 2.2.9. Phân loại chức danh phòng Quản trị đời sống ......................................... 44 2.2.10. Phân loại chức danh phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng ................. 44 2.2.11. Phân loại chức danh thuộc khoa............................................................ 45 2.3. MÔ TẢ CÔNG VIỆC TỪNG CHỨC DANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ ........................................................................................................................ 46 2.3.1.Phân tích công việc của chức danh trưởng phòng .................................... 46 2.3.2. Mô tả công việc chức danh trưởng khoa tại trường Đại học Sao Đỏ ....... 51 2.3.3.Mô tả công việc của chức danh Phó trưởng khoa tại trường Đại học Sao Đỏ .................................................................................................................... 53 2.3.4. Mô tả công việc của chức danh giảng viên tại trường Đại học Sao Đỏ .... 55 2.3.5.Mô tả công việc của chức danh thư ký giáo vụ khoa tại trường Đại học Sao Đỏ57 2.3.6. Đề xuất bản mô tả tóm tắt một số chức danh cán bộ viên chức trường đại học Sao Đỏ: ..................................................................................................... 61 2.4. XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỨC DANH VÀ ĐỀ XUẤT BẢN MÔ TẢ TÓM TẮT CÔNG VIỆC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ ........................................ 64 2.4.1. Ý nghĩa việc xác định tiêu chuẩn chức danh tại trường Đại học Sao Đỏ . 64 2.4.2. Xác định tiêu chuẩn chức danh công việc cho từng chức danh tại trường Đại học Sao Đỏ. ............................................................................................... 66 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC ........ 71 3.1. ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CỦA PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC ............................ 72 3.2. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC VÀO CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG73 3.2.1 Quy trình tuyển dụng viên chức hiện tại của trường Đại học Sao Đỏ ....... 73 3.2.2. Đề xuất quy trình tuyển dụng mới .......................................................... 77 3.3. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC VÀO QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CBVC HÀNG NĂM: ............................................................................. 90 3.3.1. Quy trình ứng dụng: ............................................................................... 92 3.3.2.Ứng dụng PTCV để thiết kế quá trình đào tạo bồi dưỡng cho các chức danh viên chức tại Trường đại học Sao Đỏ ..................................................... 100 3.4. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC VÀO ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN HÀNG NĂM: ...................................................................................................... 104 3.4.1. Đề xuất quy trình nội dung đánh giá nhân viên và tiên hành đánh giá: .. 104 3.4.2. Xếp loại viên chức:.............................................................................. 107 3.4.3. Một số ứng dụng của đánh giá nhân viên .............................................. 108 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 111 PHỤ LỤC Nguyeãn Thanh Tuù Luaän vaên thaïc syõ Xaùc ñònh tieâu chuaån chöùc danh vieân chöùc DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBVC Cán bộ viên chức BGH Ban giám hiệu HSSV Học sinh sinh viên CT HSSV Công tác học sinh sinh viên QTĐS Quản trị đời sống QLDA & HTQT Quản lý dự án & hợp tác quốc tế KHKT Kế hoạch kỹ thuật TC - HC Tổ chức - hành chính TC – KT Tài chính – Kế toán CT TS Công tác tuyển sinh ĐT Đào tạo NCKH Nghiên cứu khoa học ĐBCL Đảm bảo chất lượng CNKT Công nghệ kỹ thuật KCKL Kết cấu kim loại ĐT - TH Điện tử tin học KHCB Khoa học cơ bản CNM - GD Công nghệ may – giầy da DL NN Du lịch – ngoại ngữ GDTC & CT Giáo dục thể chất & chính trị CNHH & TP Công nghệ hóa học & thực phẩm Nguyeãn Thanh Tuù Luaän vaên thaïc syõ Xaùc ñònh tieâu chuaån chöùc danh vieân chöùc DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Phân loại các chức danh của Ban giám hiệu .......................................... 39 Bảng 2.2. Phân loại các chức danh của phòng đào tạo ........................................... 40 Bảng 2.3. Phân loại các chức danh của phòng Kế hoạch – kỹ thuật ....................... 40 Bảng 2.4. Phân loại các chức danh của phòng Nghiên cứu khoa học ..................... 41 Bảng 2.5. Phân loại các chức danh của phòng Tuyển sinh và xúc tiến việc làm ..... 41 Bảng 2.6. Phân loại các chức danh của phòng tài chính- kế toán ........................... 42 Bảng 2.7. Phân loại các chức danh của phòng Công tác HSSV ............................. 43 Bảng 2.8. Phân loại các chức danh của phòng Quản lý dự án và hợp tác quốc tế ... 43 Bảng 2.9. Phân loại các chức danh của Phòng Quản trị đời sống ........................... 44 Bảng 2.10. Phân loại các chức danh của phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng ... 44 Bảng 2.11. Phân loại các chức danh của Khoa ...................................................... 45 Bảng 3.1. Xác định nhu cầu bồi dưỡng cho chức danh Trưởng phòng CT HSSV .. 93 Bảng 3.2.Xác định nhu cầu bồi dưỡng cho chức danh Trưởng phòng KH - KT ..... 94 Bảng 3.3. Xác định nhu cầu bồi dưỡng cho chức danh Trưởng khoa ..................... 96 Bảng 3.4.Nhu cầu bồi dưỡng cho chức danh Giảng viên chuyên ngành kế toán .... 97 Bảng3.5 Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo đề xuất ................................................ 98 Bảng 3.6 Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ viên chức trường Đại học Sao Đỏ đến năm 2015 .................................................................................................................... 103 Bảng 3.7. Bảng xác định điểm chuẩn cho các công việc của chức danh giảng viên105 Nguyeãn Thanh Tuù Luaän vaên thaïc syõ Xaùc ñònh tieâu chuaån chöùc danh vieân chöùc DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Quy trình phổ biến của tuyển dụng nhân sự ........................................... 20 Hình 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Trường đại học Sao Đỏ............................. 38 Hình 3.1. Quy trình tuyển dụng cán bộ viên chức trường Đại học Sao Đỏ............. 74 Hình 3.2. Quy trình tuyển dụng cán bộ viên chức ................................................. 78 Hình 3.3. Qui trình đánh giá viên chức................................................................ 106 Nguyeãn Thanh Tuù Luaän vaên thaïc syõ Xaùc ñònh tieâu chuaån chöùc danh vieân chöùc LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay vai trò, tầm quan trọng của con người trong tổ chức đã được mọi người, mọi tổ chức thừa nhận. Điều này được khẳng định qua công tác quản lý nhân sự đang ngày càng được đặc biệt quan tâm, coi trọng. Con người là yếu tố mang tính quyết định, có tính sáng tạo, có thể nói: “con người là nguồn lực của mọi nguồn lực”. Tổ chức hình thành nên bởi con người, vận hành bởi con người, nguồn nhân lực quản lý mọi nguồn lực khác trong tổ chức, con người là yếu tố quyết định sự tồn tại và đi lên, sự thành bại của tổ chức. Tổ chức muốn đạt các mục tiêu đề ra thì phải gây dựng cho mình một đội ngũ người lao động phù hợp về số lượng, chất lượng và phải tổ chức quản lý người lao động một cách hợp lý, hiệu quả; công tác quản lý nhân sự phải được thực hiện sao cho có thể khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của nguồn nhân lực. Phân tích công việc là công việc đầu tiên cần phải biết và cần phải thực hiện cho tốt của mọi nhà quản trị nhân sự, nó là hoạt động mang tính nền tảng của quản lý nhân sự. Phân tích công việc là công cụ để làm tốt những công tác khác của quản lý nhân sự như: thiết kế công việc, kế hoạch hoá nguồn nhân lực, tuyển dụng lao động, bố trí lao động, đánh giá thực hiện công việc, thù lao lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, an toàn lao động… Chính vì vậy phân tích công việc được coi là công cụ của quản trị nhân sự. Trường Đại học Sao Đỏ - một trong những trường Đại học thuộc Bộ Công Thương trong thời gian gần đây có số lượng đội ngũ cán bộ viên chức tăng nhanh. Đội ngũ cán bộ viên chức của trường là bộ phận quyết định sự tồn tại, góp phần to lớn vào việc duy trì hoạt động, đào tạo và bồi dưỡng các lớp HSSV của trường đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp đổi mới đất nước.Do đó đòi hỏi cán bộ viên chức trong trường Đại học Sao Đỏ phải có những tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh mà vấn đề này, hiện nay chưa có một công trình, luận văn nào được nghiên cứu. Nguyeãn Thanh Tuù 1 Luaän vaên thaïc syõ Xaùc ñònh tieâu chuaån chöùc danh vieân chöùc Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Xác định tiêu chuẩn chức danh cán bộ viên chức phục vụ cho công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng và đánh giá cán bộ viên chức tại trường Đại Học Sao Đỏ” là một yêu cầu cấp thiết. 2. Mục đích nghiên cứu: Xác định tiêu chuẩn chức danh cán bộ viên chức phục vụ cho công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng và đánh giá cán bộ viên chức tại trường Đại Học Sao Đỏ. 3. Nội dung của đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn bao gồm các nội dung sau đây: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Phân tích công việc một số chức danh tại trường Đại học Sao Đỏ Chương 3: Ứng dụng thực tế của phân tích công việc 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn: - Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ viên chức của trường Đại học Sao Đỏ bao gồm các chức danh : Trưởng phòng, Trưởng khoa, Phó trưởng khoa, giảng viên, thư ký giáo vụ. - Phạm vi: Các phòng, khoa chức năng thuộc Trường đại học Sao Đỏ. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết: Các tài liệu liên quan đến cán bộ viên chức. - Nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát, ghi chép, phân tích, tổng hợp từ điều tra thực tế một số chức danh cán bộ, viên chức tại trường đại học Sao Đỏ + Tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học để có căn cứ làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn: - Kết quả nghiên cứu trong luận văn đã làm sáng tỏ, phát triển và nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn về việc xác định một số tiêu chuẩn chức danh cán bộ viên chức trong Trường đại học Sao Đỏ. Nguyeãn Thanh Tuù 2 Luaän vaên thaïc syõ Xaùc ñònh tieâu chuaån chöùc danh vieân chöùc - Luận văn đã tổng hợp có hệ thống, phân tích và khái quát tiêu chuẩn một số chức danh và công việc của từng chức danh ứng dụng thực tiễn vào công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng va đánh giá cán bộ viên chức hàng năm. - Căn cứ vào kết quả nghiên cứu tiêu chuẩn chức danh cán bộ viên chức, đề tài đã tạo ra một cách nhìn khoa học cho các nhà quản lý trong việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá cán bộ viên chức tại Trường đại học Sao Đỏ, đáp ứng nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ cao cho xã hội. Nguyeãn Thanh Tuù 3 Luaän vaên thaïc syõ Xaùc ñònh tieâu chuaån chöùc danh vieân chöùc CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Nguyeãn Thanh Tuù 4 Luaän vaên thaïc syõ Xaùc ñònh tieâu chuaån chöùc danh vieân chöùc Trong đề tài này, tôi nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cán bộ viên chức trong trường đại học, vì vậy ta cần làm rõ một số khái niệm liên quan đến cán bộ viên chức. 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Khái niệm cán bộ viên chức: Trên thực tế hiện nay có một số người không phân biệt được như thế nào là viên chức, công chức.Để phân biệt "cán bộ, công chức" làm việc trong các cơ quan nhà nước và "cán bộ, công chức" làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, Pháp lệnh cán bộ, công chức sử dụng thuật ngữ "viên chức" để chỉ "cán bộ, công chức" trong các đơn vị sự nghiệp nhưng chưa giải thích rõ các khái niệm này. Đến năm 2008, Luật Cán bộ Cán bộ công chức đã phân định được thế nào là cán bộ và công chức. Riêng khái niệm "viên chức" phải đến Luật Viên chức năm 2010 mới được định nghĩa một cách rõ ràng, làm cơ sở để phân biệt với cán bộ và công chức. Theo Luật Viên chức, khái niệm viên chức: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. - Phân loại theo vị trí công tác: + Viên chức lãnh đạo + Viên chức chuyên môn nghiệp vụ 1.1.2. Khái niệm chức danh nghề nghiệp: Trên thực tế theo Luật công chức - viên chức, viên chức làm việc trong các lĩnh vực cung cấp các dịch vụ công thiết yếu cho cộng đồng như y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, thể dục, thể thao, giao thông công cộng,….đều có các chức danh nghề nghiệp như bác sĩ, giáo viên, giảng viên, vận động viên, đạo diễn,…. Những cụm từ chỉ chức danh tương ứng với nghề nghiệp của các viên chức này trong một Nguyeãn Thanh Tuù 5 Luaän vaên thaïc syõ Xaùc ñònh tieâu chuaån chöùc danh vieân chöùc thời gian dài lại được quy thành các “ngạch” như đối với công chức. Quy định như vậy là không phù hợp với tính chất và đặc điểm lao động của viên chức, điều này cũng tạo nên sự hạn chế trong quản lý viên chức. Việc quy định vị trí làm việc gắn với chức danh nghề nghiệp theo quy định của Luật viên chức năm 2010 đã khắc phục được hạn chế này. Cụ thể trong Luật viên chức năm 2010 nêu rõ: Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong từng lĩnh vực ngành nghề hoạt động của viên chức. Việc sử dụng khái niệm “chức danh nghề nghiệp” thay cho khái niệm “ngạch” đã thể hiện rõ nét đặc thù của viên chức là hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ chứ không phải là thi hành công vụ như công chức. 1.1.3. Khái niệm tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp: Tiêu chuẩn chức danh là tập hợp các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần phải có để thực hiện thành công nhiệm vụ được giao.Hay nói cách khác là các điều kiện tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được mà một người cần phải có để hoàn thành một công việc riêng biệt nào đó. Kiến thức về một chuyên ngành là sự hiểu biết, nắm bắt, lĩnh hội nội dung, đối tượng nghiên cứu, phạm vi áp dụng … của chuyên ngành đó. Kiến thức có được thông qua đào tạo, học hỏi, nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm. Kỹ năng là khả năng áp dụng kiến thức để thực hiện công việc. Tùy theo từng chức danh mà các yêu cầu về mức độ của kiến thức và kỹ năng sẽ khác nhau. Chức danh càng cao thì mức độ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng càng cao Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của mỗi chức danh được trình bày trong bảng tiêu chuẩn chức danh.Bảng tiêu chuẩn chức danh của một chức danh xác định quy định rõ chức danh đó cần có những kiến thức, kỹ năng nào, làm được những công việc gì, tới mức độ nào.Các chức danh rất đa dạng nên yêu cầu của mỗi chức danh cũng không giống nhau.Nhưng nội dung các yếu tố chung nhất thường được đề cập trong bản tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là: Nguyeãn Thanh Tuù 6 Luaän vaên thaïc syõ Xaùc ñònh tieâu chuaån chöùc danh vieân chöùc - Trình độ học vấn - Trình độ chuyên môn - Các kỹ năng cần thiết cho công việc - Kinh nghiệm cần có để thực hiện công việc: thâm niên trong nghề, các thành tích kỷ lục đã đạt được. - Trình độ ngoại ngữ: cần biết ngoại ngữ nào và mức độ. - Các phẩm chất về cá nhân: tuổi đời, sức khỏe, ngoại hình, tham vọng cầu tiến, hoàn cảnh gia đình, nghị lực, mức độ thích nghi với hoàn cảnh, khả năng chịu được sự căng thẳng hay áp lực công việc … - Một số các yêu cầu đặc biệt khác cần thiết cho hoàn thành công việc 1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT VIÊN CHỨC Cán bộ, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.. 1.2.1 Quyền và nghĩa vụ của viên chức: Theo Luật viên chức, viên chức có những nghĩa vụ sau đây: - Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập; bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản được giao. -Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ; Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ; Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền để hoàn thành tốt công việc hoặc nhiệm vụ được giao. - Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt Nguyeãn Thanh Tuù 7 Luaän vaên thaïc syõ Xaùc ñònh tieâu chuaån chöùc danh vieân chöùc động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách. - Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao đảm bảo yêu cầu về thời gian và chất lượng; phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ. Bên cạnh nghĩa vụ, cán bộ viên chức có các quyền lợi sau đây: - Có quyền được tạo điều kiện để học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật; được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội, hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở. - Có quyền được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc; được ký hợp đồng vụ, việc với các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. - Có quyền được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. 1.2.2 Những việc cán bộ viên chức không được làm: - Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công. - Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật. - Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức. - Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội. - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp. Nguyeãn Thanh Tuù 8 Luaän vaên thaïc syõ Xaùc ñònh tieâu chuaån chöùc danh vieân chöùc - Tham ô tài sản, nhận hối lộ.Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.Giả mạo trong công tác vì vụ lợi. 1.2.3. Hợp đồng làm viêc: - Khái niệm: Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. - Các loại hợp đồng làm việc + Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức. + Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định - Nội dung và hình thức của hợp đồng: + Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành ba bản, trong đó một bản giao cho viên chức. + Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do cấp trên của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm thì trước khi ký kết hợp đồng làm việc phải được sự đồng ý của cấp đó. - Thay đổi nội dung, ký tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc: Nguyeãn Thanh Tuù 9 Luaän vaên thaïc syõ Xaùc ñònh tieâu chuaån chöùc danh vieân chöùc + Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên có yêu cầu thayđổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc. Trong thời gian tiến hành thoả thuận, các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Trường hợp không thoả thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng làm việc. + Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào nhu cầu của đơn vị, trên cơ sở đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ của viên chức, quyết định ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức. + Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động. Viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong các trường hợp: không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc; không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc; không đủ sức khỏe hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc; được bẩu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hoặc được cấp có thẩm quyền điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ được quy định là công chức theo quy định của pháp luật; viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ quan y tế có thẩm quyền. + Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. + Khi viên chức được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ được pháp luật quy định là công chức tại đơn vị sự nghiệp công lập hoặc có quyết định nghỉ Nguyeãn Thanh Tuù 10 Luaän vaên thaïc syõ Xaùc ñònh tieâu chuaån chöùc danh vieân chöùc hưu thì hợp đồng làm việc đương nhiên chấm dứt. - Giải quyết tranh chấp về hợp đồng làm việc: Tranh chấp liên quan đến việc ký kết, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động. 1.2.4. Đánh giá viên chức: Việc đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc. - Đối với viên chức quản lý: +Viên chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao và tự nhận xét ưu, nhược điểm trong công tác; + Tập thể nơi viên chức quản lý làm việc tổ chức họp và đóng góp ý kiến. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp; + Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá, quyết định xếp loại và thông báo đến viên chức quản lý sau khi tham khảo biên bản góp ý của tập thể nơi viên chức quản lý làm việc. - Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý: + Viên chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao; + Tập thể đơn vị sử dụng viên chức tổ chức họp và đóng góp ý kiến. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp; + Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức nhận xét về kết quả tự đánh giá của viên chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của viên chức trong công tác và quyết định phân loại viên chức. - Việc thông báo kết quả đánh giá, phân loại viên chức: + Nội dung đánh giá viên chức phải được thông báo cho viên chức. + Kết quả phân loại viên chức được công khai trong đơn vị. + Nếu không nhất trí với kết quả đánh giá và phân loại thì viên chức được Nguyeãn Thanh Tuù 11 Luaän vaên thaïc syõ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan