Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn xây dựng hướng dẫn triển khai hệ thống quản lý năng lượng cho các doanh...

Tài liệu Luận văn xây dựng hướng dẫn triển khai hệ thống quản lý năng lượng cho các doanh nghiệp công nghiệp và hướng dẫn thí điểm cho một đơn vị ngành xi măng

.PDF
103
614
140

Mô tả:

CÙ HUY QUANG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------------------- CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH CÙ HUY QUANG XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VÀ HƯỚNG DẪN THÍ ĐIỂM CHO MỘT ĐƠN VỊ NGÀNH XI MĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ 2011 - 2013 HÀ NỘI - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------------------- CÙ HUY QUANG XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VÀ HƯỚNG DẪN THÍ ĐIỂM CHO MỘT ĐƠN VỊ NGÀNH XI MĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM CẢNH HUY HÀ NỘI - 2014 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội LỜI CAM ĐOAN Luận văn của tôi được thực hiện dựa trên quá trình hiểu biết, tìm tòi, cố gắng, thực hiện của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Cảnh Huy. Các số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu do Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Tổng cục Năng lượng cung cấp, và do bản thân tôi tự thực hiện điều tra, phân tích và tổng kết, chưa công bố tại bất kỳ một tài liệu nào. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi./. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn: Cù Huy Quang Viện Kinh tế và Quản lý 1 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các cá nhân và cơ quan nơi tác giả công tác. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tiến sỹ Phạm Cảnh Huy đã hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình tới tất cả các thầy cô giáo tham gia giảng dạy lớp 11AQTKD2, Viện Kinh Tế và Quản Lý, Viện Đào Tạo Sau Đại Học, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các CBCNV của Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Tổng cục Năng lượng, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, góp ý cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này. Dù đã có nhiều cố gắng trong học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành bài luận văn, song chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy các cô để có thể hoàn thiện hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn! Viện Kinh tế và Quản lý 2 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội MỤC LỤC 1. Đặt vấn đề: ......................................................................................................... 9 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 10 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 10 5. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 10 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP ........................... 12 1.1 Khái niệm quản lý năng lượng ....................................................................... 12 1.2 Một số đặc thù của doanh nghiệp công nghiệp trong quản lý năng lượng .... 13 1.3 Quản lý năng lượng bền vững ........................................................................ 14 1.4 Tiêu chí đánh giá hệ thống quản lý năng lượng của doanh nghiệp công nghiệp ...................................................................................................... 16 1.4.1. Phát triển ma trận quản lý năng lượng .................................................. 17 1.4.2. Phân tích ma trận quản lý năng lượng ................................................... 19 1.5 Một số hệ thống quản lý năng lượng trên thế giới ......................................... 20 1.5.1 Hệ thống quản lý năng lượng MSE 2000:2008 ........................................ 20 1.5.2 Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn EN 16001 ........................ 27 1.5.3 Mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001......................... 28 1.6 Kết luận........................................................................................................... 30 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM.............. 32 2.1 Tổng quan chung về tình hình sử dụng và quản lý năng lượng trên thế giới 32 2.1.1 Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng trên thế giới ........................ 32 2.1.2 Chiến lược chung về phát triển năng lượng của thế giới ......................... 36 2.2 Tổng quan chung về tình hình sử dụng năng lượng tại Việt Nam ................ 39 2.2.1 Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng tại Việt Nam ........................ 39 2.2.2 Đường lối phát triển năng lượng tại Việt Nam ....................................... 42 2.2.3 Chiến lược phát triển năng lượng .......................................................... 43 2.2.4 Một số chỉ tiêu năng lượng .................................................................... 44 2.3 Thực trạng quản lý năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp tại Việt Nam ......................................................................................................... 47 2.3.1 Thực trạng sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp .... 47 2.3.2 Thực trạng quản lý năng lượng tại các doanh nghiệp công nghiệp ......... 50 2.3.3 Đánh giá chung ....................................................................................... 56 2.4 Kết luận........................................................................................................... 57 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VÀ HƯỚNG DẪN THÍ ĐIỂM CHO MỘT ĐƠN VỊ NGÀNH XI MĂNG ............. 58 Viện Kinh tế và Quản lý 3 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 3.1 Quan điểm và định hướng xây dựng hệ thống quản lý năng lượng .............. 58 3.2 Xây dựng hướng dẫn triển khai hệ thống quản lý năng lượng cho các doanh nghiệp công nghiệp ................................................................................. 59 3.2.1 Cam kết triển khai thực hiện quản lý năng lượng .................................... 60 3.2.1.1 Bổ nhiệm một cán bộ quản lý cấp cao để lãnh đạo các hoạt động quản lý năng lượng ...................................................................................................... 60 3.2.1.2 Thành lập ban quản lý năng lượng....................................................... 60 3.2.1.3 Bổ nhiệm cán bộ quản lý năng lượng ................................................... 61 3.2.1.4 Thiết lập chính sách năng lượng .......................................................... 61 3.2.1.5 Xây dựng quy trình làm công tác quản lý năng lượng .......................... 63 3.2.2 Xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng và chi phí ............................... 64 3.2.2.1 Hiểu về chi phí năng lượng .................................................................. 64 3.2.2.2 Phân tích tổng tiêu thụ năng lượng và chi phí ...................................... 65 3.2.2.3 Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến năng lượng tiêu thụ............. 66 3.2.2.4 Tổ chức thực hiện kiểm toán năng lượng .............................................. 66 3.2.2.5 Xác định cơ hội tiết kiệm năng lượng ................................................... 67 3.1.2.6 Lập dự án đầu tư về tiết kiệm năng lượng ............................................ 67 3.2.3 Lập kế hoạch hành động quản lý năng lượng .......................................... 68 3.2.3.1 Đặt mục tiêu và mục đích ..................................................................... 68 3.2.3.2 Xây dựng Kế hoạch hành động của quản lý năng lượng ...................... 68 3.2.3.3 Phân bổ nguồn lực phù hợp ................................................................. 69 3.2.3.4 Sổ tay và công cụ quản lý năng lượng .................................................. 70 3.2.4 Thực hiện hoạt động quản lý năng lượng ................................................ 70 3.2.4.2 Đào tạo nhân sự chủ chốt trong thực thi hiệu quả năng lượng ............. 72 3.2.4.4 Mua sắm các dịch vụ năng lượng, thiết bị, vận hành và bảo trì của các bộ phận sử dụng năng lượng chính .................................................................. 75 3.2.5 Giám sát hành động quản lý năng lượng ................................................. 76 3.2.5.1 Phát triển và giám sát chỉ số hiệu suất năng lượng (EPIs) ................... 76 3.2.5.2 Thiết lập một hệ thống đo lường và giám sát........................................ 76 3.2.6 Xem xét, đánh giá lại các hoạt động quản lý năng lượng ........................ 77 3.2.6.1 Xem xét các hành động hàng năm và xác định những cải tiến .............. 77 3.2.2.2 Quản lý xem xét lại kế hoạch hành ðộng quản lý nãng lượng ............... 77 3.3 Hướng dẫn thí điểm cho Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp .... 78 3.3.1 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp .............. 78 3.3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: .................................. 78 3.3.1.2 Định hướng phát triển của công ty ....................................................... 81 3.3.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ năng lượng tại Công ty ......................... 81 3.3.1.4 Thực trạng quản lý năng lượng tại Công ty.......................................... 83 3.3.2 Hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý năng lượng ................................. 86 3.3.2.1 Bước 1: Cam kết với kế hoạch hành động quản lý năng lượng ............. 87 3.2.2.2 Bước 2: Xác định cơ hội tiết kiệm năng lượng và chi phí .................... 88 3.3.2.3 Bước 3: Lập kế hoạch hành động quản lý năng lượng.......................... 93 3.2.2.4 Bước 4: Thực hiện hoạt động quản lý năng lượng ................................ 93 Viện Kinh tế và Quản lý 4 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 3.2.2.5 Bước 5: Giám sát hành động quản lý năng lượng ................................ 93 3.2.2.6 Bước 6: Xem xét đánh giá lại các hoạt động quản lý năng lượng. ........ 93 Kết luận chung ..................................................................................................... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 96 Viện Kinh tế và Quản lý 5 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Thước đo quản lý năng lượng ................................................................. 17 Bảng 1.2 Phân tích ma trận quản lý năng lượng ..................................................... 19 Bảng1.3 Danh mục các tiêu chuẩn quốc gia/khu vực về hệ thống quản lý năng lượng ..................................................................................................................... 21 Bảng 1.4. Các yêu cầu của hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn MSE 2000 .............................................................................................................................. 23 Bảng 1.5 Các nội dung của cẩm nang quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn MSE 2000:2008 ............................................................................................................. 24 Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu năng lượng Việt Nam .................................................... 45 Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu năng lượng Việt Nam ..................................................... 45 Bảng 2.3 Cung cấp năng lượng sơ cấp trong nước ................................................. 46 Bảng 3.1 Bảng câu hỏi và kết quả điều tra đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý năng lượng tại Công ty TNHH MTV Xi Măng Vicem Tam Điệp .......................... 83 Bảng 3.2 Danh sách các giải pháp tiết kiệm năng lượng ........................................ 92 Viện Kinh tế và Quản lý 6 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Tích hợp các hệ thống quản lý trong doanh nghiệp ................................. 13 Hình 1.2 Chi phí năng lượng chu kỳ của một chương trình tiết kiệm năng lượng không có hệ thống quản lý năng lượng bền vững ................................................... 15 Hình 1.3 Chi phí năng lượng chu kỳ của một chương trình tiết kiệm năng lượng với hệ thống quản lý năng lượng bền vững .................................................................. 16 Hình 1.4 Chu kỳ PDCA trong hệ thống QLNL theo MSE...................................... 22 Hình 1.5 Chu trình quản lý năng lượng hướng tới liên tục nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.................................................................................................... 25 Hình 1.6 Vai trò của quản lý và kỹ thuật trong hệ thống MSE 2000: 2008 ............. 25 Hình 1.7 Mô hình liên tục cải tiến của hệ thống MSE 2000 ................................... 26 Hình 1.8 Hệ thống thứ bậc trong lập kế hoạch với MSE 2000 ............................... 26 Hình 2.1. Tổng mức cung cấp năng lượng sơ cấp toàn cầu 1971-2020................... 33 Hình 2.2 Dự báo tổng mức cung cấp năng lượng toàn cầu đến 2030 ...................... 33 Hình 2.3 Địa điểm của nguồn dự trữ nhiên liệu hoá thách trong năm 2006 ............ 34 Hình 2.4 Tiêu thụ năng lượng trên thế giới ............................................................ 35 Hình 2.5 Biểu đồ giảm lượng phát thái khí nhà kính CO2 ...................................... 36 Hình 2.6 Phát triển năng lượng theo nguyên tắc hài hoà 3E.................................. 36 Hình 2.7. Thay đổi tỷ trọng trong tổng mức sử dụng năng lượng của thế giới ........ 37 Hình 2.9. So sánh cường độ năng lượng các nước trên thế giới.............................. 39 Hình 2.10 Bùng nổ tổng thể năng lượng tiêu thụ (bao gồm sinh khối) cho các ngành khác nhau ở Việt Nam ........................................................................................... 39 Hình 2.11 Bùng nổ sản xuất năng lượng tại Việt Nam từ 2004 – 2008 .................. 40 Hình 2.12 Sự bùng nổ của nguồn cầu điện từ 2001 - 2009 ..................................... 41 Hình 2.13 Dự báo nhu cầu năng lượng cuối cùng của từng ngành.......................... 41 Hình 2.14 Sản xuất năng lượng trong nước............................................................ 42 Hình 2.15 Biểu đồ cung cấp năng lượng sơ cấp trong nước (Đơn vị: TOE)........ 47 Hình 2.15 Triển vọng tiêu thụ năng lượng theo ngành ........................................... 48 Hình 2.16 Xu hướng tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong những năm gần đây ............................................................................................... 48 Hình 2.17 Dự báo nhu cầu năng lượng .................................................................. 49 Hình 2.18 Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng theo dạng nhiên liệu ................................ 49 Hình 2.19 Tỷ lệ các doanh nghiệp theo trình độ quản lý năng lượng...................... 51 Hình 2.20 Tỷ lệ các doanh nghiệp đã xây dựng được chính sách năng lượng ......... 52 Hình 2.21 Điểm đánh giá về chính sách năng lượng .............................................. 52 Hình 2.22 Tỷ lệ các doanh nghiệp có cán bộ quán lý năng lượng ........................... 53 Hình 2.23 Tỷ lệ các doanh nghiệp có hội đồng quán lý năng lượng ....................... 53 Hình 2.24 Tỷ lệ điểm đánh giá về cơ cấu tổ chức hệ thống QLNL ......................... 53 Hình 2.25 Tỷ lệ các doanh nghiệp cơ chế thưởng phạt trong sử dụng năng lượng .. 54 Hình 2.26 Tỷ lệ các doanh nghiệp chính sách thưởng cho sáng kiến TKNL........... 54 Hình 2.27 Tỷ lệ điểm đánh giá về cơ cấu tổ chức hệ thống QLNL ......................... 54 Hình 2.28 Tỷ lệ các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng bá về QLNL..... 55 Hình 2.29 Tỷ lệ các doanh nghiệp thực hiện đào tạo về QLNL .............................. 55 Viện Kinh tế và Quản lý 7 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Hình 2.30 Tỷ lệ điểm đánh giá về hoạt động marketing QLNL .............................. 55 Hình 2.31 Tỷ lệ đầu tư của các doanh nghiệp cho dự án TKNL ............................. 56 Hình 2.32 Điểm đánh giá mức độ đầu tư dự án TKNL........................................... 56 Hình 3.2 Năm thành phần chính trong một chính sách năng lượng ........................ 62 Hình 3.3 Quy trình về tiêu thụ năng lượng và xác định các cơ hội tiết kiệm........... 64 Hình 3.5 Bốn bước để triển khai chương trình nâng cao nhận thức ........................ 71 Hình 3.6 Biểu đồ sản lượng sản phẩm của Công ty trong năm 2010 ÷ 2012........... 82 Hình 3.7 – Biểu đồ sản lượng clinker của Công ty trong năm 2010 ÷ 2012............ 82 Hình 3.8 Biểu đồ sản lượng xi măng của Công ty trong năm 2010 ÷ 2012 ............. 83 Hình 3.9 Biểu đồ kết quả điều tra .......................................................................... 86 Hình 3.10 Đề xuất mô hình quản lý năng lượng ..................................................... 86 Hình 3.11 Biểu đồ tiêu thụ điện năng trong các năm 2010, 2011, 2012 .................. 88 Hình 3.12 Biểu đồ tiêu thụ than trong các năm 2010, 2011, 2012 .......................... 89 Hình 3.13 Biểu đồ tiêu thụ dầu FO trong các năm 2010, 2011, 2012 ..................... 89 Hình 3.14 Biểu đồ tiêu thụ dầu ADO trong các năm 2010, 2011, 2012 .................. 90 Hình 3.15 Biểu đồ tiêu thụ nước trong các năm 2011, 2012 ................................... 90 Hình 3.16 Biểu đồ tỷ lệ các loại chi phí năng lượng trong các năm 2010 ÷ 2012 ... 91 Viện Kinh tế và Quản lý 8 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Theo số liệu của Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Tổng cục Năng lượng, tốc độ tăng trưởng bình quân tiêu thụ năng lượng thương mại cuối cùng trong cả giai đoạn 2000-2007 là 11,5%/năm, trong khi đó tốc độ tăng bình quân của GDP là 7,75%. Hệ số đàn hồi về năng lượng (tốc độ tăng trưởng của năng lượng/tốc độ tăng của GDP) là 1,48. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, ngoài việc chủ động đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất năng lượng truyền thống và huy động các nguồn năng lượng mới thì một trong số các biện pháp giúp giảm căng thẳng giữa cung và cầu là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Thực tế cho thấy trong sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng, giao thông vận tải, chiếu sáng và sinh hoạt ở nước ta, tình trạng lãng phí năng lượng rất lớn và hiệu quả sử dụng năng lượng còn rất thấp. Cụ thể, trong khâu sản xuất năng lượng, hiệu suất sử dụng năng lượng tại các nhà máy nhiệt điện chỉ đạt 28 - 32% (thấp hơn mức thế giới 10%), hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt chừng 60% (thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 20%). Trong khâu tiêu thụ năng lượng, tình hình sử dụng năng lượng kém hiệu quả càng trầm trọng. Trong sản xuất công nghiệp (hộ tiêu thụ lớn nhất, chiếm hơn 50% số năng lượng phát ra), tỷ suất năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm cao hơn nhiều không chỉ so với các nước tiên tiến, mà so cả với những nước trong khu vực. Theo tính toán cường độ năng lượng trong công nghiệp của nước ta cao hơn Thái-lan và Malaysia khoảng 1,5 đến 1,7 lần (nghĩa là để làm ra một giá trị sản phẩm như nhau, nước ta phải dùng nhiều hơn họ gấp 1,5 đến 1,7 lần năng lượng). Như vậy, để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm, Việt Nam phải tiêu tốn năng lượng nhiều hơn các nước trong khu vực 1,5 đến 1,7 lần.. Việc sử dụng năng lượng thiếu hiệu quả và lãng phí chính là tiềm năng tiết kiệm năng lượng khi được đưa vào nề nếp. Theo những điều tra tính toán của Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công thương, ở các ngành công nghiệp nặng (xi măng, sắt thép, hóa chất, sành sứ...), công nghiệp nhẹ (sản xuất hàng tiêu dùng), công nghiệp thực phẩm (đông lạnh, chế biến)... tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể lên tới trên 20%, các lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải có thể lên tới trên 30%. Khu vực sinh hoạt và dịch vụ có tiềm năng tiết kiệm cũng không nhỏ do tình hình lãng phí năng lượng đang rất phổ biến. Việc sử dụng năng lượng không hiệu quả có nhiều nguyên nhân như công nghệ lạc hậu, các thiết bị sản xuất cũ kỹ và chậm đổi mới, tỷ lệ hao hụt quá nhiều trong khâu chuyển tải. Công tác quản lý việc sử dụng năng lượng trong doanh nghiệp chưa được chú ý đúng mức và một điều rất quan trọng là sự thiếu hiểu biết, chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng ở mỗi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Để giúp doanh nghiệp quản lý và sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn năng lượng đầu vào, giảm thiểu những tổn thất năng lượng, nâng cao được ý thức sử dụng năng lượng của cán bộ công nghiên viên trong doanh nghiệp, một trong Viện Kinh tế và Quản lý 9 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội những biện pháp hữu hiệu đó là xây dựng và triển khai hệ thống quản lý năng lượng tại doanh nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm mục đích xây dựng được một hệ thống quản lý năng lượng tại doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp: - Quản lý giá năng lượng có hệ thống nhằm tiết kiệm chi phí năng lượng. - Giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng. - Nâng cao nhận thức của nhân viên về tiết kiệm năng lượng, giảm tổn hao năng lượng. - Xây dựng được kế hoạch và mục tiêu sử dụng năng lượng. - Xây dựng được quy trình kiểm soát, xác nhận việc sử dụng năng lượng tại đơn vị - Có hồ sơ ghi chép lại mức tiết kiệm để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp - Tạo hình ảnh doanh nghiệp sản xuất xanh và sạch đối với công chúng, các đối tác kinh doanh, khách hàng và các nhà nhập khẩu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp công nghiệp tiêu thụ nhiêu năng lượng. Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tình hình tiêu thụ năng lượng và tình hình quản lý năng lượng tại các doanh nghiệp để xây dựng một hệ thống quản lý năng lượng tại doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả hơn năng lượng đầu vào. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu và khảo sát là hai phương pháp chính được tác giả sử dụng khi viết đề tài luận văn này. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát, phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi. Bảng câu hỏi sẽ được sử dụng để làm công cụ thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho phân tích định lượng nói trên. Bảng câu hỏi được gửi đến các doanh nghiệp bằng đường công văn và được các doanh nghiệp trả lwoif qua đường công văn. Bảng câu hỏi chính thức có thể tìm thấy ở phần Phụ lục của luận văn này 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý thuyết chung về sử dụng và quản lý năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp Chương 2: Thực trạng sử dụng và quản lý năng lượng trong các doanh Viện Kinh tế và Quản lý 10 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nghiệp công nghiệp tại Việt Nam. Chương 3: Xây dựng hướng dẫn triển khai hệ thống quản lý năng lượng cho các doanh nghiệp công nghiệp và hướng dẫn thí điểm cho một đơn vị ngành xi măng. Viện Kinh tế và Quản lý 11 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP 1.1 Khái niệm quản lý năng lượng Quản lý năng lượng chính là hoạt động quản lý tất cả các dạng năng lượng sử dụng trong công ty bằng cách xác lập một chương trình mua, tạo ra và tiêu thụ các dạng năng lượng khác nhau dựa trên chương trình quản lý năng lượng ngắn hạn và dài hạn của công ty, lưu ý đến các yếu tố chi phí, sự sẵn sàng và các yếu tố kinh tế ... Sự sử dụng hợp lý và hiệu quả năng lượng để tối đa hoá lợi ích (giảm thiểu chi phí) và gia tăng vị thế cạnh tranh. Trên thực tế, quản lý năng lượng có thể được xem như là một sự kết hợp của kỹ thuật quản lý áp dụng trong một doanh nghiệp với các giải pháp kỹ thuật có liên quan để giảm tiêu thụ năng lượng trong nền kinh tế. Quản lý năng lượng dẫn đến các hoạt động như phân tích của nhà máy hoặc công ty cấp năng lượng hiệu quả lựa chọn và đặt mục tiêu giảm khí carbon như là một phần của một cải tiến liên tục. Quản lý năng lượng thúc đẩy sử dụng năng lượng đúng đắn của người sử dụng năng lượng khác nhau. Trong quan điểm về tiết kiệm năng lượng thì “Quản lý năng lượng là việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất (chi phí nhỏ nhất) và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” (theo Barney L. Capehart, Wayne C. Turner, William J. Kennedy - Guide to Energy Management – fifth edition by The Fairmont Press – 2008) có thể xem như một định nghĩa chung nhất về khái niệm quản lý năng lượng ở cơ sở. Như một hệ quả, quản lý năng lượng còn đưa lại các cơ hội để giảm thiểu và loại bỏ chất thải, đóng góp vào nhiệm vụ bảo vệ môi trường của doanh nghiệp Vào những năm cuối của thế kỷ trước, tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế đã soạn thảo và giới thiệu hai bộ tiêu chuẩn và được nhiều nước đón nhận, áp dụng trong nhiều lĩnh vực; đó là Tiêu chuẩn quản lý lý chất lượng ISO 9000 và Tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14000. Việc đưa Tiêu chuẩn quản lý năng lượng vào áp dụng, không làm phức tạp hoá các quá trình quản lý của cơ sở. Nhiều doanh nghiệp đã tích hợp áp dụng nhuần nhuyễn ISO 9000, ISO 14000, cùng với các quy trình về quản lý Sản xuất sạch hơn v.v… Việc đưa ISO 50000 áp dụng vào hệ thống quản lý sẽ là một tích hợp hoàn chỉnh các quy trình quản lý, bổ trợ cho nhau và không làm ảnh hưởng đến nhau. Một ví dụ về tích hợp các hệ thống quản lý trong một doanh nghiệp sản xuất được trình bày trên hình 1.1. Viện Kinh tế và Quản lý 12 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Hình 1.1 Tích hợp các hệ thống quản lý trong doanh nghiệp Ba nguyên tắc chính của quản lý năng lượng là:  Mua năng lượng ở mức giá hợp lý với ưu tiên cho các dạng năng lượng sạch  Quản lý sử dụng năng lượng tiêu thụ hiệu quả nhất  Sử dụng công nghệ phù hợp nhất với trình độ kỹ thuật và khả năng tài chính của doanh nghiệp Những nguyên tắc này phụ thuộc chặt chẽ vào kiến thức và các yêu cầu kỹ năng. Quản lý tiêu thụ năng lượng hiệu quả cao nhất có thể liên quan đến các hoạt động khác nhau, từ kiểm toán, việc xác định biện pháp lắp đặt hệ thống và phân tích kết quả trả về đầu tư. 1.2 Một số đặc thù của doanh nghiệp công nghiệp trong quản lý năng lượng Hiện nay, Hệ thống quản lý năng lượng trong các Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở nước ta vẫn chưa được hình thành một cách rõ rệt. Những công việc cụ thể của một cán bộ quản lý năng lượng trong doanh nghiệp chưa được tiến hành một cách có bài bản, mới chỉ dừng lại ở những ghi chép sơ bộ về những chi phí điện năng hay nhiệt năng, trong khi yêu cầu phải là việc ghi chép cụ thể, chi tiết những trạng thái làm việc của các trang thiết bị, hay vấn đề phân công người chịu trách nhiệm tại các khu vực sản xuất. Một số nguyên dân dẫn đến việc chưa hình thành hệ thống quản lý năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp tại Việt Nam: - Doanh nghiệp mới chỉ tập trung quản lý lĩnh vực sản xuất và thị trường, chưa quan tâm đến hiệu quả năng lượng. - Thông tin, dữ liệu thống kê, phân tích về năng lượng còn thiếu. Viện Kinh tế và Quản lý 13 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Thiếu sự hiểu biết về lợi ích tài chính, kinh tế và cải thiện chất lượng sản phẩm do hệ thống quản lý năng lượng mang lại. - Thiếu kỹ năng chuyên môn để áp dụng các biện pháp và dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Thường coi trọng về công nghệ và thiết bị hơn là quản lý. - Coi trọng chi phí ban đầu hơn là chi phí thường xuyên, thiếu sự xem xét mối liên kết giữa vốn đầu tư và chi phí vận hành. - Kiến thức và hiểu biết liên quan đến hiệu quả năng lượng chỉ tập trung ở cấp độ cá nhân, không phải cấp toàn tổ chức => nguy cơ phát triển không bền vững. - Hạn chế về tài chính. 1.3 Quản lý năng lượng bền vững Trong nhiều tổ chức công nghiệp, quản lý năng lượng thường có ưu tiên thấp so với các lĩnh vực quản lý khác. Trong tổ chức đó quản lý năng lượng là hoạt động một lần, chủ yếu thực hiện khi các chi phí năng lượng đến một mức độ đáng báo động. Quản lý năng lượng được thực hiện bởi nhân viên không có nền tảng chuyên nghiệp trong quản lý năng lượng và công ty cũng không dành nguồn lực về nhân lực, cơ sở hạ tầng và tài chính cho công việc này. Lãnh đạo cao nhất trong các tổ chức này không quan tâm lắm đến các hoạt động quản lý năng lượng do đó dẫn tới việc quản lý không tốt và lãng phí năng lượng và các nguồn lực. Do vậy, cần thiết phải có một hệ thống quản lý năng lượng bền vững để có được những lợi ích trên quy mô lớn hơn. Nó phải là một hoạt động thường xuyên và hoạt động với các cơ sở hạ tầng và nguồn lực dành riêng. Lãnh đạo cao cấp trong một tổ chức phải nhận thấy tầm quan trọng và hình thành một nhóm các chuyên gia để đảm bảo sử dụng thích hợp năng lượng và đảm bảo tiết kiệm năng lượng. Hệ thống quản lý năng lượng là một hệ thống giúp duy trì và liên tục nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý năng lượng bền vững tại các doanh nghiệp. Hệ thống quản lý năng lượng liên quan đến phần lớn các hoạt động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ tập trung vào các quá trình và hoạt động tác động trực tiếp lên năng lượng tiêu thụ trong các doanh nghiệp. Một hệ thống quản lý năng lượng bền vững có thể tạo ra nhiều lợi thế. Dưới đây là một số lợi ích mà hệ thống QLNL có thể mang lại cho tổ chức: - Tiết kiệm chi phí năng lượng - Giảm chi phí vận hành và bảo trì - Nâng cao nhận thức nhân viên về tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu chất thải - Phát triển tổ chức và kiến thức cán bộ quản lý năng lượng - Thiết lập mục tiêu kế hoạch năng lượng Viện Kinh tế và Quản lý 14 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Giám sát và thiết lập các biện pháp xác minh - Chuẩn bị hệ thống báo cáo năng lượng - Hỗ trợ các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và môi trường (ISO 9001, ISO 14001, TQM ...) Hình 1.2 cho thấy xu hướng phổ biến trong hầu hết các quan sát của các tổ chức, nơi quản lý năng lượng đã không được xem như là một hoạt động quan trọng. Hoạt động kiểm toán thực hiện do vấn đề tăng năng lượng sử dụng, và cần thực hiện một số biện pháp ngay lập tức được đưa ra nhằm hạn chế chi phí. Khi chi phí giảm, sự tập trung từ hoạt động này được chuyển sang chương trình khác. Như một kết quả của sự thiếu hiểu biết này, các hoá đơn năng lượng lại có xu hướng tăng sau một khoảng thời gian. Hình 1.2 Chi phí năng lượng chu kỳ của một chương trình tiết kiệm năng lượng không có hệ thống quản lý năng lượng bền vững Trái lại, trong một hệ thống quản lý năng lượng chuyên dụng quản lý tìm kiếm tiết kiệm năng lượng liên tục và công tác kiểm toán năng lượng được thực hiện định kỳ để giữ cho chi phí năng lượng được kiểm soát. Đó là một quá trình liên tục làm việc hướng tới cải thiện hiệu quả. Mục tiêu tiết kiệm năng lượng được thiết lập, đạt được bằng một chiến lược và các mục tiêu được nâng cao hơn và chung trình tiếp tục diễn ra. Hình 1.3 mô tả làm việc, lợi ích của một hệ thống quản lý năng lượng bền vững. Viện Kinh tế và Quản lý 15 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Hình 1.3 Chi phí năng lượng chu kỳ của một chương trình tiết kiệm năng lượng với hệ thống quản lý năng lượng bền vững 1.4 Tiêu chí đánh giá hệ thống quản lý năng lượng của doanh nghiệp công nghiệp Để giúp các doanh nghiệp trong việc xây dựng hệ thống quản lý năng lượng bền vững, ta cần đánh giá được hiện trạng quản lý năng lượng của doanh nghiệp. Vấn đề đối với các doanh nghiệp không có hệ thống QLNL bền vững là nhiều khi các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được tìm ra được thông qua kiểm toán năng lượng thường không được triển khai tại nhiều doanh nghiệp. Mục tiêu chính của đánh giá hiện trạng quản lý năng lượng là để thấy rõ hiện trạng quản lý năng lượng của doanh nghiệp và xác định các lĩnh vực cần củng cố thêm để đảm bảo việc triển khai hệ thống quản lý năng lượng bền vững. Đề thực hiện việc đánh giá này, ma trận quản lý năng lượng được sử dụng như một công cụ hữu hiệu. Ma trận quản lý năng lượng có 6 cột và 5 hàng. Mỗi cột được tượng trưng cho một trong 6 khía cạnh quản lý năng lượng sau:  Chính sách năng lượng của doanh nghiệp  Cơ cấu tổ chức quản lý năng lượng  Cơ chế thúc đẩy để đạt được hiệu quả năng lượng cao hơn  Hệ thống thông tin quản lý năng lượng  Tiếp thị tiết kiệm năng lượng / hiệu quả các thành tựu  Đầu tư tiêu chuẩn bảo tồn năng lượng / hiệu quả Các hàng tăng dần (0-4) đại diện cho mức độ chấp nhận của từng khía cạnh Viện Kinh tế và Quản lý 16 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội quản lý năng lượng (0 là thấp nhất và 4 là cao nhất). Các ô được hoàn thành theo ý kiến các lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp. Việc quản lý năng lượng thông tin về doanh nghiệp thu được bằng cách vẽ đường thông qua từng ô tốt nhất đại diện cho tình trạng năng lượng quản lý hiện hành. Bảng 1.1 Thước đo quản lý năng lượng Chính sách Động Mức năng lượng Tổ chức lực Hệ thống Marketing Đầu tư thông tin 4 3 2 1 0 1.4.1. Phát triển ma trận quản lý năng lượng Phân tích bảng quản lý năng lượng của doanh nghiệp sẽ cho biết những điểm mạnh và điểm yếu trong quản lý năng lượng. Các hình dạng khác nhau của bảng quản lý năng lượng bao hàm các vấn đề khác nhau và đề nghị các cách khác nhau của khóa học tiếp tục hoạt động doanh nghiệp. Các bảng có thể được điền vào với các giá trị sau đây dựa trên những phản hồi nhận được trong các cuộc phỏng vấn của người dân là. 1. Chính sách Năng lượng Mức Chính sách năng lượng 4 Chính sách năng lượng, kế hoạch hành động và xem xét thường xuyên, có cam kết của cấp quản lý như một phần của chiến lược 3 Có chính sách năng lượng , nhưng không có sự cam kết tích cực từ lãnh đạo cao nhất 2 Chính sách năng lượng không không chính thức được thiết lập bởi người quản lý năng lượng hoặc người quản lý cấp cao của các bộ phận 1 Một bộ nguyên tắc bất thành văn 0 Không có chính sách rõ ràng 2. Tổ chức Mức Tổ chức 4 Quản lý năng lượng đã được tích hợp đầy đủ vào cơ cấu quản lý.Phân cấp trách nhiệm rõ ràng về tiêu thụ năng lượng và chi phí năng lượng. 3 Người quản lý năng lượng chịu trách nhiệm trước ban quản lý năng lượng đại diện cho tất cả người sử dụng, được lãnh đạo bởi một thành Viện Kinh tế và Quản lý 17 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội viên của ban lãnh đạo cap cấp 2 Liên hệ với người sử dụng chủ yếu thông qua banquản lý không thường xuyên (ad-hoc committee), được lãnh đạo bởi một lãnh đạo cao cấp của phòng ban 1 Liên lạc không chính thức giữa các kỹ sư và một vài người sử dụng 0 Không có liên hệ với người sử dụng 3. Động lực Mức Động lực 4 Các kênh truyền thống chính thức và không chính thức được sử dụng thường xuyên bởi người quản lý năng lượng và các nhân viên quản lý năng lượng các cấp 3 Ban quản lý năng lượng được sử dụng như là một kênh chính cùng với tiếp xúc trực tiếp với người sử dụng lớn 2 Liên hệ với người sử dụng chủ yếu thông qua hội đồng quản lý không thường xuyên lãnh đạo bởi quản lý cao cấp của bộ phận 1 Liên lạc không chính thức giữa các kỹ sư và một vài người sử dụng 0 Không có liên hệ với người sử dụng 4. Hệ thống Thông tin Quản lý năng lượng Mức Hệ thống Thông tin Quản lý năng lượng 4 Hệ thống toàn diện có các mục tiêu, giám sát tiêu thụ, xác định lỗi, lượng hóa tiết kiệm và cung cấp ngân sách, theo dõi 3 Các báo cáo giám sát mục tiêu dựa trên các đồng hồ NL đo tại từng hộ tiêu thụ, nhưng mức tiết kiệm không được thông báo cho hộ tiêu thụ 2 Các báo cáo giám sát mục tiêu dựa trên các đồng hồ NL đo tại nguồn. Chi phí Năng lượng có đề cập không chính thức trong ngân sách 1 Chi phí NL chỉ được báo cáo dựa vào hóa đơn. Các kỹ sư chỉ soạn báo cáo để dùng nội bộ trong bộ phận kỹ thuật 0 Không có hệ thống thông tin. Không tính toán năng lượng tiêu thụ. 5. Tiếp thị của thành tích bảo tồn năng lượng Mức Tiếp thị của thành tích bảo tồn năng lượng 4 Marketing để quảng bá hiệu quả năng lượng và quản lý năng lượng ở trong cũng như bên ngoài Doanh nghiệp 3 Chương trình nâng cao nhận thức của nhân viên và chiến dịch quảng cáo thường xuyên Viện Kinh tế và Quản lý 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan