Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn xây dựng mô hình hỗ trợ tâm lí dựa vào cộng đồng cho học sinh tại trung...

Tài liệu Luận văn xây dựng mô hình hỗ trợ tâm lí dựa vào cộng đồng cho học sinh tại trung tâm gdnn gdtx móng cái, tỉnh quảng ninh

.PDF
163
619
116

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HOÀN XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỖ TRỢ TÂM LÍ HỌC ĐƢỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HOÀN XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỖ TRỢ TÂM LÍ HỌC ĐƢỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng Mã số: Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Thị Nhân Ái HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Nhân Ái đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Tâm lý – Giáo dục học, trƣờng ĐHSP Hà Nội; Ban giám đốc, các thầy cô giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh của trung tâm GDNN-GDTX TP. Móng Cái đã tạo điều kiện, cung cấp số liệu, tƣ liệu khách quan giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời thân trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Tôi đã nỗ lực và cố gắng hết mình để hoàn thành luận văn thạc sĩ. Tuy nhiên, do thời gian và năng lực của bản thân có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo và các bạn đƣa ra những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 06 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoàn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Nghĩa là Chữ viết tắt CM Cha mẹ CĐ Cộng đồng ĐH Đại học GD Giáo dục GDNN-GDTX Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm HS Học sinh HTHS Hỗ trợ học sinh KH HTHS Kế hoạch hỗ trợ học sinh KKTL Khó khăn tâm lý KNS Kỹ năng sống NC Nhu cầu PH Phụ huynh TL Tâm lý THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TLH Tâm lý học TLHĐ Tâm lý học đƣờng TLHTH Tâm lý học trƣờng học TV Tƣ vấn TVTL Tƣ vấn tâm lý TB Trung bình SKTT Sức khỏe tâm thần MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 2 4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4 8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH HỖ TRỢ TÂM LÝ HỌC ĐƢỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM .. 5 GDNN - GDTX ................................................................................................. 5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 5 1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 5 1.1.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 9 1.2. Khái niệm công cụ ................................................................................... 12 1.2.1. Hỗ trợ tâm lý học đường ....................................................................... 12 1.2.2. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường của học sinh THPT ......................... 19 1.2.3. Mô hình hỗ trợ tâm lý học đường dựa vào cộng đồng cho học sinh tại các TTGDNN - GDTX ..................................................................................... 30 Tiểu kết chƣơng I ............................................................................................ 39 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU VÀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ HỌC ĐƢỜNG CỦA HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GDNNGDTX THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH .......................... 40 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ............................................ 40 2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ............................................................... 40 2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu ........................................................... 41 2.2. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 42 2.2.1. Giai đoạn 1 ............................................................................................ 42 2.2.2. Giai đoạn 2 ............................................................................................ 42 2.2.3. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................... 42 2.3. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý và thực trạng đáp ứng nhu cầu HTTL của học sinh tại trung tâm GDNN - GDTX thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ....................... 46 2.3.1. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của học sinh tại trung tâm GDNN - GDTX thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ..................................................................... 46 2.3.2. Thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường của học sinh tại trung tâm GDNN - GDTX thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh .............................. 67 2.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của học sinh tại trung tâm GDNN-GDTX thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................. 84 2.3.4. Mong đợi về mô hình hỗ trợ TLHĐ của học sinh tại trung tâm GDNNGDTX thành phố Móng Cái. ........................................................................... 89 3.4.7. Đề xuất mô hình hỗ trợ TLHĐ dựa vào cộng đồng cho học sinh tại trung tâm GDNN-GDTX thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh .................. 97 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƢỜNG VỚI CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỖ TRỢ TÂM LÝ HỌC ĐƢỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM ............. 101 GDNN - GDTX THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH ......... 101 3.1. Định hƣớng và nguyên tắc đề xuất các biện pháp ................................. 101 3.1.1. Định hướng đề xuất ............................................................................. 101 3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................. 102 3.2. Các biện pháp đề xuất ............................................................................ 103 3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác hỗ trợ TLHĐ cho học sinh .................................... 103 3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao năng lực hỗ trợ TLHĐ cho học sinh của đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên của trung tâm GDNN - GDTX....... 105 3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường sự phối hợp giữa trung tâm GDNN - GDTX với cộng đồng trong việc tổ chức hoạt động hỗ trợ TLHĐ cho học sinh................... 107 3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở vật chất phục vụ công tác hỗ trợ TLHĐ cho học sinh .............................................................. 110 3.2.5. Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, phát huy các tiềm năng từ xã hội hoá giáo dục cho công tác hỗ trợ TLHĐ ...................... 113 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................ 116 3.4. Khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp đề xuất ............ 118 3.4.1. Quy trình khảo nghiệm ........................................................................ 118 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................... 119 Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................................................................... 124 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 125 1. Kết luận ..................................................................................................... 125 2. Khuyến nghị .............................................................................................. 127 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 129 PHẦN PHỤ LỤC......................................................................................... 131 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1: Khách thể nghiên cứu là học sinh................................................... 41 Bảng 2.2. Các lĩnh vực học sinh có nhu cầu hỗ trợ TLHĐ ............................. 46 Bảng 2.3. Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của học sinh trong lĩnh vực học tập ........... 51 Bảng 2.4. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của học sinh ở sự phát triển tâm sinh lý của bản thân ........................................................................................................... 54 Bảng 2.5. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của học sinh trong quan hệ với bạn bè ....... 56 Bảng 2.6. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của học sinh trong mối quan hệ .................. 60 với cha mẹ, ngƣời thân .................................................................................... 60 Bảng 2.7. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý trong quan hệ với thầy, cô. ......................... 63 Bảng 2.8. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của học sinh trong lĩnh vực Hƣớng nghiệp 65 Bảng 2.9. Thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lý của học sinh ................ 67 Bảng 2.10. Thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của học sinh .............. 70 trong lĩnh vực học tập...................................................................................... 70 Bảng 2.11. Thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ về sự phát triển ......... 73 tâm sinh lý của bản thân học sinh ................................................................... 73 Bảng 2.12. Thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ TLHD trong quan hệ ............ 75 với bạn bè ........................................................................................................ 75 Bảng 2.13. Thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ trong quan hệ ............ 77 với cha mẹ và ngƣời thân ................................................................................ 77 Bảng 2.14. Thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ trong quan hệ ............ 80 với thầy/cô ....................................................................................................... 80 Bảng 2.15. Thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ trong lĩnh vực Hƣớng nghiệp ................................................................................................. 82 Bảng 2.16. Yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến nhu cầu và thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lý của học sinh ................................................................. 84 Bảng 2.17. Yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến nhu cầu và thực trạng ........... 86 đáp ứng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của học sinh ................................................... 86 Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp .............................. 120 Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp ................................. 121 Bảng 3.3. Tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ..... 122 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nƣớc ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tình trạng nghèo nàn, lạc hậu dần dần đƣợc khắc phục. Đời sống vật chất, tinh thần của mọi ngƣời, mọi nhà đang từng bƣớc đƣợc cải thiện. Tuy nhiên bên cạnh đó, trong xã hội cũng tồn tại không ít những mặt tiêu cực đã và đang chi phối đến đời sống tinh thần của mỗi cá nhân. Các tệ nạn xã hội, những thói hƣ, tật xấu, lối sống vị kỷ cá nhân… cũng dần len lỏi vào môi trƣờng học đƣờng gây ra những khó khăn cho tiến trình phát triển của học sinh nói chung, học sinh ở các trung tâm GDNN-GDTX nói riêng. Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của tự ý thức, định hƣớng giá trị và cuộc sống tƣơng lai. Vì thế, các em thƣờng có xu hƣớng lý tƣởng hóa những vấn đề trong đời sống. Trƣớc xu hƣớng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trƣờng, tốc độ phát triển của công nghệ thông tin,… cùng với mong đợi và kỳ vọng từ nhà trƣờng, gia đình và xã hội khiến học sinh gặp không ít những khó khăn trong cuộc sống, trong khi sự hiểu biết về bản thân cũng nhƣ kỹ năng sống của các em còn nhiều hạn chế. Nếu những khó khăn này không đƣợc định hƣớng và giúp đỡ một cách kịp thời sẽ đƣa đến những hậu quả đáng tiếc: Chán học, bỏ học, trầm cảm, bạo lực học đƣờng, thậm chí tự tử.... Trung tâm GDNN-GDTX Móng Cái đóng trên địa bàn thành phố Móng Cái. Với vị thế của một thành phố vùng biên giới có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, song nơi đây cũng là một vùng vô cùng nhạy cảm về an ninh - quốc phòng, rất nhiều các tệ nạn xã hội nhƣ buôn lậu, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ , trẻ em.... điều đó đã tác động rất lớn tới thế hệ trẻ, đặc biệt là các em ở lứa tuổi học sinh THPT. Học sinh trung tâm, nhiều em (khoảng trên 30%) có lực học yếu, ý thức đạo đức chƣa tốt, điều kiện, hoàn cảnh gia 1 đình khó khăn, éo le (mồ côi cha mẹ, cha mẹ li hôn...); cha mẹ mải làm ăn không quan tâm đến việc học hành cũng nhƣ sự phát triển của các con. Những khó khăn thƣờng thấy của học sinh tại trung tâm bao gồm: Các kỹ năng nhà trƣờng nhƣ đọc, viết, tính toán…; vấn đề cảm xúc nhƣ lo âu, trầm cảm…; vấn đề về hành vi nhƣ vi phạm kỷ luật, bỏ học, trốn học, trộm cắp, bạo lực…. Một trong những nhiệm vụ đặt ra cho những ngƣời làm công tác giáo dục và các bậc cha mẹ học sinh là làm thế nào để giúp các em vƣợt qua những khó khăn và thách thức này để phát triển và trở thành những ngƣời công dân tốt, có ích cho xã hội. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng mô hình hỗ trợ tâm lí học đường dựa vào cộng đồng cho học sinh tại trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh”. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát và phân tích thực trạng nhu cầu hỗ trợ tâm lí học đƣờng của học sinh tại trung tâm GDNN - GDTX thành phố Móng Cái. Từ đó đề xuất mô hình hỗ trợ tâm lí học đƣờng dựa vào cộng đồng cho học sinh tại trung tâm GDNN -GDTX thành phố Móng Cái nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Mô hình hỗ trợ tâm lí học đƣờng dựa vào cộng đồng cho học sinh tại trung tâm GDNN-GDTX thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Khách thể nghiên cứu Biện pháp phối hợp giữa nhà trƣờng và cộng đồng trong xây dựng mô hình hỗ trợ tâm lí học đƣờng dựa vào cộng đồng cho học sinh tại trung tâm GDNN-GDTX thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 2 4. Giả thuyết nghiên cứu Nhu cầu đƣợc hỗ trợ tâm lý học đƣờng của học sinh trung tâm GDNN GDTX thành phố Móng Cái rất lớn, đa dạng và phong phú. Tuy nhiên hiện nay, số học sinh trung tâm đƣợc tiếp cận với các hoạt động trợ giúp tâm lý học đƣờng chƣa nhiều. Vì vậy, nếu chỉ ra đƣợc biện pháp phối hợp giữa nhà trƣờng và cộng đồng trong xây dựng mô hình hỗ trợ tâm lý học đƣờng dựa vào cộng đồng cho học sinh một cách phù hợp và khả thi sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh tại trung tâm GDNN - GDTX thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài: Hỗ trợ tâm lí học đƣờng; Nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đƣờng của học sinh THPT; Mô hình hỗ trợ tâm lí học đƣờng dựa vào cộng đồng cho học sinh tại trung tâm GDNN-GDTX. 5.2. Tìm hiểu thực trạng nhu cầu và đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lí học đƣờng của học sinh trung tâm GDNN - GDTX thành phố Móng Cái và các yếu tố ảnh hƣởng; 5.3. Đề xuất mô hình hỗ trợ tâm lí học đƣờng dựa vào cộng đồng cho học sinh tại trung tâm GDNN-GDTX thành phố Móng Cái. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Biện pháp phối hợp giữa nhà trƣờng với cộng đồng trong xây dựng mô hình hỗ trợ tâm lí học đƣờng dựa vào cộng đồng cho học sinh tại trung tâm GDNN-GDTX thành phố Móng Cái. 6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu 3 Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên các nhóm khách thể (học sinh - giáo viên - cán bộ quản lý) thuộc Trung tâm GDNN - GDTX thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh. 6.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu Đề tài đƣợc tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 06/2016 đến 05/2017. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.3. Phƣơng pháp chuyên gia 7.4. Phƣơng pháp phỏng vấn 7.5. Phƣơng pháp thống kê toán học 7.6. Phƣơng pháp khảo nghiệm 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 03 chƣơng: Chương 1. Cơ sở lí luận về mô hình hỗ trợ tâm lí học đƣờng cho học sinh dựa vào cộng đồng tại trung tâm GDNN-GDTX Chương 2. Thực trạng nhu cầu và đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lí học đƣờng của học sinh tại trung tâm GDNN-GDTX thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Chương 3. Biện pháp phối hợp giữa nhà trƣờng với cộng đồng trong xây dựng mô hình hỗ trợ tâm lí học đƣờng dựa vào cộng đồng cho học sinh tại trung tâm GDNN-GDTX thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH HỖ TRỢ TÂM LÝ HỌC ĐƢỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GDNN - GDTX 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Tâm lý học học đƣờng là thuật ngữ quen thuộc xuất phát từ thuật ngữ tâm lý học trƣờng học (TLHTH) (chuyển dịch từ thuật ngữ tiếng Anh là school psychology) đã manh nha xuất hiện và chính thức ra đời từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX tại Hoa Kỳ. Giai đoạn từ 1890 - 1969 là giai đoạn TLHTH gắn liền với công việc và hoạt động của các chuyên gia đánh giá tâm lý - giáo dục với mục đích xếp lớp giáo dục đặc biệt cho học sinh. Năm 1910, nhu cầu cần có chuyên gia tâm lý (đánh giá, tuyển chọn và phân lớp) phục vụ trong hệ thống dịch vụ giáo dục đặc biệt ngày càng cấp thiết. Hai nhà tâm lý học ngƣời Mỹ Lighter Witmer (1867 - 1956) và G. Stanley Hall (1844 - 1924) là những ngƣời sớm đƣa ra mô hình TLHTH đầu tiên. Năm 1925, chƣơng trình đào tạo chuyên ngành TLHTH trình độ cử nhân và sau ĐH đầu tiên đƣợc xây dựng và thực hiện tại trƣờng ĐH New York. Trong những năm 1930, chƣơng trình đào tạo tiến sĩ TLHTH đầu tiên đƣợc thực hiện; đồng thời vào khoảng giữa những năm 1930 tại New York và Pennsylvania đã bắt đầu cấp chứng nhận cho các nhà TLHTH. Năm 1945, TLHTH đƣợc Hiệp hội TLH Hoa Kỳ công nhận chính thức là chuyên ngành 16. Năm 1969, Hiệp hội TLHTH Liên bang (NASP) đƣợc thành lập. Hiệp hội đã tập hợp đƣợc các nhà TLHTH trên toàn Liên bang và kể từ đó tới nay TLHTH ngày càng phát triển và đƣợc biết đến nhiều hơn [10]. 5 Tại Hoa Kỳ, mô hình chăm sóc sức khỏe tinh thần nhà trƣờng (mô hình TLHĐ) có 3 mức độ: (1) Mức độ đầu tiên là dựa vào cơ sở khoa học, thiết kế các chƣơng trình phòng ngừa các vấn đề SKTT thông qua lồng ghép vào các môn học, xây dựng bầu không khí học tập lành mạnh và chƣơng trình cụ thể trong lớp học. Các hoạt động của chƣơng trình này phải có tính phổ biến, đan xen diện rộng để tất cả các học sinh đều có thể tham gia vào. Mục tiêu của chƣơng trình phòng ngừa là giảm bớt các yếu tố nguy cơ, hình thành khả năng đƣơng đầu với khó khăn ở học sinh và đảm bảo học sinh có sự phát triển tâm lý lành mạnh. (2) Mức độ thứ 2 là xác định những học sinh cần đƣợc chăm sóc. Hai cách xác định là đánh giá tâm lý toàn trƣờng qua bảng hỏi tâm lý cho học sinh, thầy cô giáo, phụ huynh, hoặc sự giới thiệu của giáo viên, nhân viên trong trƣờng hoặc phụ huynh và sau đó triển khai trị liệu can thiệp cho các em này. (3) Mức độ thứ 3 là các hoạt động can thiệp, có thể là trị liệu cá nhân; trị liệu nhóm; thay đổi môi trƣờng lớp học để giảm bớt các vấn đề về hành vi. Một số mô hình TLHĐ ở một số trƣờng tại New York, Hoa Kỳ cho thấy: Thứ nhất là tại trƣờng North Shore, mô hình TLHĐ đƣợc ứng dụng ở đây là theo nhánh dọc xuyên suốt quá trình học tập và phát triển của mỗi học sinh. Mỗi nhà tâm lý sẽ duy trì sự tìm hiểu, giúp đỡ, hỗ trợ, can thiệp cho học sinh theo khối/lớp từ khi các em mới vào trƣờng tới khi các em kết thúc bậc học phổ thông. Thứ hai là trƣờng Trung học ở quận Harborfields, nét nổi bật trong mô hình TLHĐ cho học sinh là tạo ra sự kết nối đồng tâm giữa nhà tâm lý và các giáo viên trong việc tìm hiểu, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ học sinh. Ở Pháp, nghề TLHĐ ra đời từ năm1944 - 1947 từ nhu cầu cải cách học đƣờng mang tính dân chủ hơn. Các nhà TLHĐ cùng những đồng nghiệp khác trong mạng lƣới hỗ trợ đặc biệt thuộc biên chế của Bộ Giáo dục Pháp, chịu sự quản lý trực tiếp của Thanh tra Giáo dục Quốc gia của Phòng Giáo dục tại khu vực. Nhiệm vụ nhà tâm lý học đƣờng tại Pháp đó là: (1) Phòng ngừa các 6 khó khăn học đƣờng, (2) Triển khai và đánh giá công tác hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh, (3) Cùng nhà trƣờng xây dựng các kế hoạch sƣ phạm và hỗ trợ thực hiện, (4) Hỗ trợ hòa nhập cho trẻ em tàn tật. Ở Pháp các nhà tâm lý trong trƣờng học đƣợc chia ra làm hai, một là nhà tâm lý học đƣờng làm việc tại các trƣờng mẫu giáo đến tiểu học, chịu sự quản lý trực tiếp của Thanh tra giáo dục Quốc gia của Phòng giáo dục tại từng khu vực và sẽ làm việc với 2-3 trƣờng trong khu vực mình đảm nhiệm; hai là nhà tâm lý tƣ vấn định hƣớng làm việc tại các trƣờng cấp 2 và cấp 3, họ hỗ trợ học sinh và cả ngƣời lớn tự hiểu mình, tự định hƣớng, tự nhận biết các thông tin hữu ích, tự tổ chức các lựa chọn cho bản thân. Họ trợ giúp các học sinh ở trƣờng cấp 2, cấp 3, đại học và nhiều đối tƣợng khác ở các trung tâm định hƣớng. Họ không chỉ cung cấp các dịch vụ tƣ vấn về đinh hƣớng, dự định công việc hoặc cuộc đời mà còn tất cả các vấn đề khác cần đến tham vấn, tƣ vấn. Các nhà tâm lý học đƣờng hay những nhà tham vấn/tƣ vấn định hƣớng sẽ can thiệp đến các vấn đề SKTT khi vấn đề đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra những khó khăn trong học tập hoặc định hƣớng/hƣớng nghiệp. Ở Pháp, hệ thống các Trung tâm Y tế - Tâm lý - Giáo dục phối hợp với công tác tâm lý học đƣờng, các trƣờng học luôn có những liên hệ chặt chẽ đối với các trung tâm này để gửi đến đó những học sinh gặp khó khăn của trƣờng. Tại Singapore, công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần trong trƣờng học đƣợc thực hiện thông qua TVHĐ. Trƣớc cuối những năm 60, TVHĐ chƣa đƣợc hình thành và chỉ có các chƣơng trình phúc lợi tồn tại. Tuy nhiên, khoảng 20 năm gần đây, công tác này đã đạt đƣợc những bƣớc tiến rõ rệt và đƣợc thực hiện một cách đồng bộ, chính thức, hệ thống. Dấu mốc là năm 1988, khi Bộ Giáo dục Singapore mời 17 trƣờng cấp 2 tham gia vào một dự án thí điểm xây dựng và triển khai chƣơng trình chăm sóc tinh thần và tƣ vấn sự nghiệp. Đến năm 1998, tất cả các trƣờng học đều có chƣơng trình tƣ vấn và hƣớng dẫn. Từ đó, TVHĐ đã có vị trí chính thức và hợp pháp trong 7 chƣơng trình giáo dục [8; 127]. Trung tâm tƣ vấn học đƣờng ở Singapore có đối tƣợng chính là các em học sinh có độ tuổi từ 5 đến 18 với mục tiêu là giải tỏa những chƣớng ngại, khó khăn của học sinh xuất hiện trong quá trình học tập tại trƣờng học. Nhiệm vụ của trung tâm đƣợc cụ thể hóa đó là: (1) Giúp các em học sinh phát huy tối đa tiềm năng của mình; (2) Cộng tác với phụ huynh, trƣờng học và những ngƣời khác trong cộng đồng để giúp đỡ học sinh trong học tập; (3) Sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp phòng ngừa và điều trị để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của mình; (4) Nâng cao tiêu chuẩn chuyên môn trong mọi công tác chăm sóc học sinh; (5) Sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên có sẵn có để đáp ứng nhu cầu của học sinh; (6) Dùng cả nhân viên chính thức có trả lƣơng lẫn những nhân viên tình nguyện để hoàn thành nhiệm vụ; (7) Huấn luyện, phát triển và đánh giá sự đóng nguồn nhân lực của trung tâm. Trung tâm tham gia vào các lĩnh vực hoạt động là: (1) Chăm sóc tình huống và tƣ vấn gia đình; (2) Dịch vụ tâm lý giáo dục; (3) Chƣơng trình chăm sóc thiếu niên phạm pháp; (4) Chƣơng trình cố vấn cho sinh viên; (5) Các dịch vụ khác gồm chăm sóc nhóm, tổ chức các chƣơng trình tại trƣờng học, giáo dục đời sống gia đình, phát triển mạng lƣới tình nguyện viên. Ở Trung Quốc, đầu những năm 80, ngƣời Trung Quốc bắt đầu đặt vấn đề về áp lực học tập mà họ tạo ra cho trẻ em. Do đó, trẻ luôn cảm thấy quá tải về bài tập và không có thời gian cho sở thích, hứng thú, giải trí, từ đó luôn căng thẳng, rơi vào trạng thái trầm cảm, có nhiều vấn đề vê sức khỏe tinh thần. Chính thời điểm này, Chính phủ đã nhận thấy vai trò quan trọng của việc chăm sóc không chỉ về thể chất mà còn phải cả tinh thần cho các em. Năm 1995, có hơn 30% trong tổng số 1800 trƣờng ĐH thực hiện công tác TVTL cho sinh viên. Năm 2007, Chỉnh phủ Trung Quốc triển khai một nghiên cứu trên diện rộng đầu tiên về phát triển TL của trẻ em và thanh thiếu niên để từ đó đánh giá sức khỏe tinh thần trẻ em, đánh giá chất lƣợng chƣơng trình giáo dục bắt buộc và cải thiện sức khỏe tinh thần trong trƣờng học [8; 127]. 8 Nhƣ vậy, TLHTH chính thức ra đời và phát triển đầu tiên tại Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Cho đến nay, TLHTH đã và đang đƣợc nhân rộng, triển khai ở nhiều nƣớc. Mô hình đầu tiên của TLHTH là gắn với hoạt động hỗ trợ trẻ em có nhu cầu đặc biệt. Mô hình dần đƣợc hoàn thiện theo hƣớng tiếp cận tới mọi đối tƣợng học sinh ở hầu hết các bậc học. 1.1.2. Ở Việt Nam Mặc dù TLHĐ chƣa hình thành nhƣ một phân ngành chính thức song việc giảng dạy những môn học liên quan đến TLHĐ thì đã đƣợc thực hiện từ những năm 60 - 70 của thế kỷ XX. Các môn học nhƣ TLH lứa tuổi, TLH sƣ phạm, TLH nhân cách, TLH giới tính,… đã trở thành môn học chính thức trong chƣơng trình đào tạo TLH ở một số trƣờng ĐH và cao đẳng ở nƣớc ta. Những thập kỷ cuối của thế kỷ XX và thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, trƣớc bối cảnh của sự gia tăng về vấn đề bạo lực học đƣờng, lạm dụng tình dục trẻ em, vấn đề trầm cảm, rối nhiễu tâm lý của thanh thiếu niên…, vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh thực sự trở thành yêu cầu bức thiết của xã hội. Nhiệm vụ đặt ra là cần phải xây dựng một đội ngũ các nhà tâm lý có đủ năng lực góp phần giải quyết những vấn đề TL nảy sinh ở HS, sinh viên. Trƣớc bối cảnh đó, một số trƣờng ĐH nhƣ ĐH Sƣ phạm Hà Nội (Khoa Tâm lý - Giáo dục), ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội (Khoa Tâm lý học), ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (Khoa Tâm lý học), Đại học Mở, Đại học Văn Hiến (TP Hồ Chí Minh)… bắt đầu triển khai đào tạo sinh viên chuyên ngành TLH trị liệu, TLHTH, công tác xã hội…. Chƣơng trình đào tạo này sẽ cung cấp cho các trƣờng học và xã hội những nhà TLH thực hành, có khả năng giải quyết những vấn đề TL của HS, sinh viên trong phạm vi gia đình, nhà trƣờng và xã hội [4]. Mặc dù TLHĐ là một chuyên ngành còn khá mới mẻ ở nƣớc ta, chƣa trở thành một chuyên ngành đào tạo chính thống, chƣa có mã nghề chính thức nhƣng trong những năm gần đây, 9 lĩnh vực này đang thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà TL - giáo dục Việt Nam. Tại Việt Nam, nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo đã thực hiện các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng lĩnh vực TLHTH (TLHĐ). Tại thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2000, Văn phòng Tƣ vấn tâm lý trẻ em Ủy ban Dân số - Gia đình - Trẻ em TP.HCM (UBDSGĐTE) phối hợp với các UBDSGĐTE và phòng GD-ĐT quận để thành lập các phòng tƣ vấn tâm lý học đƣờng (TVTLHĐ) ở một số trƣờng THCS. Tới năm 2005, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có 19 phòng tham vấn học đƣờng. Hoạt động của các phòng tham vấn học đƣờng khá đa dạng, hƣớng tới mọi đối tƣợng học sinh nhƣ tham vấn cá nhân & nhóm, các chƣơng trình hƣớng dẫn, tham vấn- tƣ vấn hƣớng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống…. Năm 2008, ở các trƣờng phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 89 trƣờng có phòng tƣ vấn học đƣờng và 41 giáo viên chuyên trách. Từ năm học 2009 - 2010, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt cho trƣờng THCS, THPT hạng I đƣợc 01 biên chế giáo viên làm công tác tƣ vấn tâm lý học đƣờng. Cho đến nay nhiều trƣờng phổ thông công lập trên thành phố đã có phòng tâm lý học đƣờng hoặc bộ phận tƣ vấn học đƣờng. Hƣởng ứng tinh thần công văn 2564/HSSV ngày 5/4/2005 và công văn 9971/BGD&ĐT, ngày 28/10/2005) của Bộ GDĐT, các tỉnh thành Tây Ninh, Hậu Giang, Tiền Giang …phối hợp với Trung tâm ứng dụng TL - GD Phía Nam đã triển khai đẩy mạnh việc phổ biến rộng rãi tri thức khoa học TL - GD trong nhà trƣờng, tạo điều kiện cho các trƣờng học thành lập phòng tƣ vấn tâm lý. Ở Tiền Giang, tất cả các trƣờng THPT công lập đều có tổ chức Ban tƣ vấn, Tổ tƣ vấn (35/35 trƣờng). Các trƣờng tiểu học và THCS có Hội đồng tƣ vấn, Ban tƣ vấn, Tổ tƣ vấn hoặc tƣ vấn kiêm nhiệm, độc lập có từ 3 10 ngƣời, trong đó tƣ vấn viên, giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò nòng cốt. 10 Ở Hà Nội, mô hình TLHĐ đầu tiên ra đời năm 1999 tại trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng với hoạt động đánh giá, tham vấn- tƣ vấn hƣớng nghiệp; nghiên cứu, đào tạo và giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho học sinh. Năm 2001 Đại học Nông nghiệp Hà Nội triển khai mô hình sinh viên tham gia hoạt động tƣ vấn- tham vấn hƣớng nghiệp cho học sinh thiệt thòi bậc THPT ( dự án PHE, những nẻo đƣờng tới trƣờng đại học do quỹ Ford của Hoa Kỳ tài trợ). Trong hai năm 2004 và 2006, 02 mô hình phòng tham vấn học đƣờng đƣợc thành lập tại THPT Trần Hƣng Đạo (1/11/2004) và THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (13/3/2006) do khoa Tâm lý - Giáo dục trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội (ĐHSPHN) chủ trì. Hoạt động TLHĐ ở hai trƣờng này rất đa dạng, hƣớng đến mọi đối tƣợng từ học sinh (HS), phụ huynh (PH), giáo viên (GV) nhƣ tham vấn cá nhân & nhóm, phòng ngừa, tham vấn- tƣ vấn hƣớng nghiệp, đào tạo, nghiên cứu. Cũng trong năm 2006, trƣờng THPT Trần Nhân Tông Hà Nội thành lập Văn phòng hỗ trợ tâm lý và tham vấn hƣớng nghiệp (14/12/2006) với sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý (TL) từ khoa Tâm lý học của Đại học Khoa học Xã hội Nhân Văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Mô hình TLHĐ dành cho học sinh mầm non đƣợc thành lập năm 2007 ở trƣờng Mầm non Hoàng Gia hƣớng vào đánh giá sự phát triển của học sinh, tham vấn cá nhân, tƣ vấn giáo viên/phụ huynh, đặc biệt là tổ chức các hoạt động đào tạo KN dành cho phụ huynh. Phòng Tƣ vấn tâm lý tuổi hồng (THCS Ngô Sĩ Liên, 2013) thành lập với các hoạt động nhƣ phòng ngừa, can thiệp, tƣ vấn phụ huynh, toạ đàm, v.v. Mô hình phòng tâm lý học đƣờng tại hệ thống giáo dục chất lƣợng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (1/1/2013) hoạt động theo tiêu chuẩn hƣớng dẫn của Hiệp hội TLHĐ quốc tế (ISPA) và Hiệp hội các nhà TLHĐ Hoa Kỳ (NASP). Mô hình hoạt động khá toàn diện, bao phủ khắp hệ thống: Đánh giá toàn trƣờng theo định kỳ; tƣ vấn Ban giám hiệu (BGH); can thiệp dành cho HS; tƣ vấn/đào tạo/tập huấn phụ huynh, giáo viên, CBNV trong trƣờng; tổ chức các hoạt động giá trị sống- kỹ năng sống (GTS- KNS); Hƣớng dẫn/giám sát sinh viên thực tập TLHĐ; Nghiên cứu khoa học.. Từ tháng 11 năm 2014 đến nay tại 11 Hà Nội có thêm 20 phòng TLHĐ (phòng tham vấn TLHĐ) đƣợc thành lập và chính thức hoạt động tại 20 trƣờng phổ thông (THCS & THPT) trong tổng thể các hoạt động của dự án Trƣờng học An toàn- Thân thiện- Bình đẳng do tổ chức Plan, Sở Giáo dục Hà Nội và Khoa Tâm lý- Giáo dục thuộc Trƣờng ĐHSPHN thực hiện. Đối với đa số các cơ sở giáo dục đặc biệt tại Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh… trong 10 năm trở lại đây cũng phát triển rất mạnh mẽ dịch vụ TLHĐ trong quá trình can thiệp và giáo dục học sinh khuyết tật. Một số cơ sở sử dụng chuyên gia TLHĐ bán thời gian, một số cơ sở thành lập tổ đánh giá hoặc can thiệp tâm lý ngay tại trung tâm. Dịch vụ TLHĐ tại các cơ sở này tập trung đánh giá- hỗ trợ chẩn đoán, phân loại khuyết tật & mức độ khuyết tật, tƣ vấn phụ huynh/GV và tham gia lập kế hoạch tƣ vấn/can thiệp/giáo dục cá nhân cho PH & HS. Nhƣ vậy mô hình TLHĐ đƣợc thành lập và chính thức vận hành trong trƣờng phổ thông tại Việt Nam (chủ yếu ở Hà Nội, thành Phố Hồ Chí Minh) đã đƣợc gần 2 thập kỷ. TLHĐ đƣợc đƣa vào ứng dụng trong tất cả các hệ thống giáo dục ( tƣ thục và công lập); các hoạt động đều nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho học sinh. Dù vận hành theo những hƣớng tiếp cận khác nhau nhƣng điểm chung của các mô hình TLHĐ là trú trọng công tác phát hiện, phòng ngừa và can thiệp. 1.2. Khái niệm công cụ 1.2.1. Hỗ trợ tâm lý học đƣờng 1.2.1.1. Khái niệm tâm lý học đường TLHĐ là một khái niệm đã khá quen thuộc với nhiều ngƣời ở các nƣớc phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đây là khái niệm tƣơng đối mới lạ với nhiều ngƣời. Trong cuốn “Tƣ vấn tâm lý học đƣờng” (Nguyễn Thị Oanh, 2006, Nhà xuất bản trẻ & Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh ), mặc dù không đƣa ra một đinh nghĩa chính thức, song, từ nội dung cuốn sách, khái niệm “TLHĐ 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan