Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nam dược bài thạch của công...

Tài liệu Luận văn xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nam dược bài thạch của công ty cpdp thiên nam

.PDF
95
678
96

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ********** PHẠM THỊ XUYÊN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM NAM DƯỢC BÀI THẠCH CỦA CÔNG TY CPDP THIÊN NAM Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Thị Kim Ngọc Hà Nội – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ********** PHẠM THỊ XUYÊN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM NAM DƯỢC BÀI THẠCH CỦA CÔNG TY CPDP THIÊN NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Quản trị Kinh doanh Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Để thực hiện luận văn “Xây dựng thương hiệu Nam Dược Bài Thạch của công ty CPDP Thiên Nam” tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, thu thập và phân tích thông tin, tài liệu liên quan đến xây dựng thương hiệu nói chung và thương hiệu sản phẩm Nam Dược Bài Thạch nói riêng, đồng thời được sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Kim Ngọc đã giúp tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Nếu có gì sai xót tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Phạm Thị Xuyên 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. ADR: Aderse Drug Reaction – Phản ứng có hại của thuốc 2. ASEAN: Association of Southeast Asian Nations- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 3. BM: Brand Manager - Giám đốc Thương hiệu 4. CEO: Chief Executive Officer – Giám đốc điều hành 5. CMO: Chief Marketing Officer – Giám đốc Marketing 6. CP: Cổ phần 7. GCP: Good Clinical Practices – Thực hành nghiên cứu lâm sàng tốt 8. GDP: Good Distribution Practices – Thực hành tốt phân phối thuốc 9. GMP: Good Manufacturing Practices – Thực hành sản xuất tốt 10. GLP: Good Laboratory Practices – Hệ thống an toàn chất lượng phòng thí nghiệm 11. GPP: Good Pharmacy Practices – Thực hành tốt quản lý nhà thuốc 12. GSP: Good Storage Practices – Thực hành tốt bảo quản thuốc 13. HACCP: Hazard Analysis and Critical Control Point System - Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn 14. NDTH: Nhận diện Thương hiệu 15. PR: Public Relations - Quan hệ công chúng 16. SA800: Social Accountability 8000 17. TVC: Television Commerical 18. WHO: World Health Organization – tổ chức y tế thế giới 2 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh nhãn hiệu và Thương hiệu ........................................................ 20 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh công ty CP Dược phẩm Thiên Nam 2011 2013 ...................................................................................................................... 59 Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh sản phẩm Nam Dược Bài Thạch 2011 – 2013.......... 61 Bảng 2.3 Đánh giá về chất lượng cảm nhận Thương hiệu Nam Dược Bài Thạch ... 64 3 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 Qui trình xây dựng và phát triển Thương hiệu ......................................... 21 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần dược phẩm Thiên Nam ............... 53 Hình 2.2 Biểu đồ doanh thu của công ty 2011 - 2013............................................. 60 Hình 2.3 Biểu đồ cơ cấu Doanh thu từ 2011 đến 2013 ........................................... 61 Hình 2.4 Thị phần của sản phẩm Nam Dược Bài Thạch năm 2013 ........................ 62 Hình 2.5 Mức độ nhận biết Thương hiệu Nam Dược ............................................. 63 Hình 2.6 Mức độ nhận biết Thương hiệu sản phẩm Nam Dược Bài Thạch ............ 63 Hình 2.7 Các kênh tiếp cận Thương hiệu Nam Dược Bài Thạch của Khách hàng. ..... 64 Hình 2.8 Phân bổ ngân sách truyền thông của Nam Dược Bài Thạch .................... 67 Hình 3.1 Sơ đồ kênh ETC………………………………………………………....84 4 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Kim Ngọc, người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo cho tác giả trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Đồng thời tác giả xin cảm ơn các thầy cô giáo Viện Kinh tế và quản lý đã truyền đạt vốn kiến thức quí báu trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả xin Kính chúc các thầy cô giáo trường Đại học Bách khoa Hà Nội luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả là truyền đạt laị kiến thức cho các thế hệ mai sau. Tác giả xin chân thành cảm ơn! 5 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... 2 DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................... 4 LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 5 MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 10 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU .............................................................................................................. 13 1.1 Khái niệm Thương hiệu ................................................................................... 13 1.2 Phân loại Thương hiệu ..................................................................................... 13 1.2.1 Thương hiệu công ty ..................................................................................... 13 1.2.2 Thương hiệu sản phẩm .................................................................................. 14 1.2.3 Thương hiệu cá nhân .................................................................................... 14 1.2.4 Thương hiệu chứng nhận .............................................................................. 14 1.2.5 Thương hiệu riêng ........................................................................................ 14 1.3 Chức năng và vai trò của Thương hiệu............................................................. 15 1.3.1. Chức năng của Thương hiệu ........................................................................ 15 1.3.1.1. Nhận biết và phân đoạn thị trường ............................................................ 15 1.3.1.2. Thông tin và chỉ dẫn ................................................................................. 15 1.3.1.3. Tạo sự cảm nhận và tin cậy ....................................................................... 16 1.3.1.4. Chức năng kinh tế ..................................................................................... 16 1.3.2 Vai trò của Thương hiệu ............................................................................... 17 1.3.2.1. Vai trò của Thương hiệu đối với doanh nghiệp ......................................... 17 1.3.2.2. Vai trò của Thương hiệu đối với khách hàng............................................. 18 1.3.2.3. Vai trò của Thương hiệu đối với nền kinh tế trong xu thế hội nhập ........... 19 1.4 Phân biệt Thương hiệu và Nhãn hiệu ............................................................... 19 1.5 Qui trình Xây dựng và phát triển Thương hiệu ................................................ 20 1.5.1. Thiết lập hệ thống thông tin marketing......................................................... 21 1.5.2 Xây dựng chiến lược Thương hiệu tổng thể .................................................. 22 6 1.5.2.1 Tầm nhìn Thương hiệu............................................................................... 22 1.5.2.2 Sứ mạng Thương hiệu ................................................................................ 23 1.5.2.3 Cá tính Thương hiệu .................................................................................. 24 1.5.2.4 Hoạch định chiến lược phát triển Thương hiệu........................................... 24 1.5.2.5 Định vị Thương hiệu .................................................................................. 27 1.5.3 Xây dựng hệ thống nhận diện Thương hiệu................................................... 28 1.5.3.1 Khái niệm Hệ thống nhận diện Thương hiệu .............................................. 28 1.5.3.2 Quy trình xây dựng hệ thống nhận diện Thương hiệu................................. 28 1.5.4 Thiết lập hệ thống phân phối phù hợp ........................................................... 32 1.5.5 Truyền thông Thương hiệu ........................................................................... 33 1.5.5.1 Truyền thông với người lao động ............................................................... 33 1.5.5.2 Truyền thông với khách hàng..................................................................... 34 1.5.5.3 Truyền thông với nhà đầu tư ...................................................................... 36 1.5.5.4 Truyền thông với đối tác ............................................................................ 37 1.5.5.5 Truyền thông với các nhóm cộng đồng xã hội ............................................ 37 1.5.6 Đo lường hiệu quả Thương hiệu ................................................................... 38 1.5.7 Bảo vệ và phát triển Thương hiệu ................................................................. 38 1.5.7.1 Bảo vệ Thương hiệu ................................................................................... 38 1.5.7.2 Các chiến lược phát triển Thương hiệu....................................................... 39 1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển Thương hiệu ............... 40 1.6.1 Các ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài ....................................................... 40 1.6.2 Các yếu tố bên trong Doanh nghiệp .............................................................. 45 1.7. Các công cụ sử dụng cho việc xây dựng Thương hiệu..................................... 47 1.8 Kinh nghiệm xây dựng Thương hiệu thành công.............................................. 49 1.8.1 Dầu cù là TIGER BALM – Hiệu quả với mọi cơn đau .................................. 49 1.8.2 Bảo Xuân – Gìn giữ nét xuân ........................................................................ 49 1.9 Tóm tắt chương một ....................................................................................... 51 Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢNPHẨM NAM DƯỢC BÀI THẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NAM........................................................................................... 52 2.1. Giới thiệu công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Nam ....................................... 52 7 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển ................................................................. 52 2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ..................................................................................... 53 2.1.3 Sản phẩm phân phối...................................................................................... 54 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh....................................................................... 58 2.2 Thực trạng công tác xây dựng và phát triển Thương hiệu sản phẩm Nam Dược Bài Thạch tại công ty Cổ phần dược phẩm Thiên Nam .......................................... 62 2.2.1 Thương hiệu sản phẩm Nam Dược Bài Thạch từ kết quả nghiên cứu thị trường .............................................................................................................................. 62 2.2.2 Thực trạng công tác xây dựng và phát triển Thương hiệu sản phẩm Nam Dược Bài Thạch .............................................................................................................. 65 2.2.3 Những mặt được và những mặt hạn chế trong việc xây dựng Thương hiệu Nam Dược Bài Thạch ............................................................................................ 68 2.3 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................ 69 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM NAM DƯỢC BÀI THẠCH ..... 70 3.1 Mục tiêu chiến lược của công ty trong thời gian tới ......................................... 70 3.1.1 Chiến lược sản phẩm .................................................................................... 70 3.1.2 Chiến lược nhân sự ....................................................................................... 70 3.1.3 Mang lại lợi ích thực sự cho sức khỏe cộng đồng và xã hội........................... 70 3.2 Các định hướng xây dựng Thương hiệu sản phẩm Nam Dược Bài Thạch ....... 71 3.2.1 Thị trường tiềm năng .................................................................................... 71 3.2.2 Sản phẩm chất lượng cao .............................................................................. 71 3.3 Đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển Thương hiệu sản phẩm Nam Dược Bài Thạch. ................................................................................................... 72 3.3.1 Hoàn thiện hệ thống nhân sự ......................................................................... 72 3.3.2 Xây dựng Chiến lược Thương hiệu tổng thể ................................................. 75 3.3.3 Mở rộng hệ thống phân phối ........................................................................ 76 3.3.4 Đề xuất Chiến lược Truyền thông Thương hiệu giai đoạn 2014 – 2015 ......... 76 3.3.4.1 Đại sứ Thương hiệu: MC Quyền Linh ........................................................ 76 3.3.4.2 Thiết kế tờ rơi, poster:................................................................................ 77 3.3.4.3 Đào tạo Thương hiệu cho nhân viên công ty .............................................. 79 8 3.3.4.4 Truyền thông Thương hiệu......................................................................... 79 3.3.5 Đề xuất Chiến lược phát triển Thương hiệu giai đoạn 2015 - 2017................ 83 3.3.5.1 Phát triển trà Nam Dược Bài Thạch Plus .................................................... 83 3.3.5.2 Mở rộng mạng lưới phân phối ra nước ngoài ............................................. 83 3.3.5.3 Nam Dược Bài Thạch chuyển sang dạng thuốc giai đoạn 2016-2017. ........ 83 3.4 Một số kiến nghị với các cấp quản lý ............................................................... 86 3.4.1 Về quản lý Nhà nước .................................................................................... 86 3.4.2 Về đảm bảo chất lượng thuốc........................................................................ 87 3.4.3 Cục quản lý dược - Công tác đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn ........... 87 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 90 PHỤ LỤC 9 MỞ ĐẦU Xây dựng Thương hiệu ngày ngay đã trở thành một yếu tố quan trọng để thành công trong kinh doanh. Từ các tổ chức ở mọi qui mô cho đến các cá nhân đều coi xây dựng Thương hiệu là một trong những chiến lược quan trọng hàng đầu. Các quốc gia xây dựng Thương hiệu. Các tập đoàn lớn xây dựng Thương hiệu. Các công ty nhỏ ngay từ khi bắt đầu thành lập cũng đã ý thức việc xây dựng Thương hiệu. Một Thương hiệu mạnh ẩn chứa trong nó nhiều sức mạnh: nó có thể khiến một doanh nghiệp trở nên khác biệt và nổi trội so với đối thủ cạnh tranh, ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp, xây dựng lực lượng khách hàng trung thành và kích thích doanh nghiệp phát triển cả về qui mô lẫn lợi nhuận. Lĩnh vực dược phẩm của Việt Nam được đánh giá là thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư, kể cả đầu tư nước ngoài bởi nhu cầu khám chữa bệnh cũng như chi phí bình quân tiền thuốc/đầu người/năm ngày càng tăng cao. Trong những năm qua, bất chấp kinh tế khủng hoảng, ngành dược vẫn có mức tăng trưởng cao, mức tăng trưởng bình quân hàng năm 10%. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn dược phẩm quốc tế có uy tín đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Số lượng các công ty gia nhập ngành ngày càng đông đảo, dẫn đến sự canh tranh trong ngành dược ngày càng trở nên khốc liệt. Miếng bánh ngày càng chia nhỏ, vậy các doanh nghiệp dược Việt Nam cần phải làm gì để có thể cạnh tranh bảo vệ phần bánh của mình? Đồng thời có thể phát triển vươn xa hơn nữa? Câu trả lời cho các doanh nghiệp đó là con đường xây dựng Thương hiệu. Bản thân tác giả là người đang làm việc trong ngành dược phẩm, phụ trách nhãn hàng, việc làm thế nào để có thể xây dựng cho Thương hiệu sản phẩm công ty luôn là điều trăn trở lớn. Đó cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình: “Xây dựng và phát triển Thương hiệu sản phẩm Nam Dược Bài Thạch của công ty CPDP Thiên Nam”. 1. Mục đích nghiên cứu 10 Trong luận văn này, tác giả giới thiệu về Thương hiệu sản phẩm Nam Dược Bài Thạch, thực trang xây dựng Thương hiệu, đề xuất một số giải pháp xây dựng Thương hiệu, góp một phần chung vào sự phát triển của công ty. 2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài xoanh quanh các lý thuyết cơ bản về xây dựng Thương hiệu, đồng thời mô tả thực tế việc xây dựng Thương hiệu sản phẩm Nam Dược Bài Thạch, sử dụng các số liệu điều tra thực tế của công ty và các số liệu của công ty. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng: Trong luận văn này, với quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học, tác giả đã dùng lý luận của vấn đề nghiên cứu Thương hiệu định hướng cho việc xem xét, đánh giá thực tiễn đồng thời dùng thực tiễn làm thước đo kiểm nghiệm sự phát triển của các lý luận. Thực tiễn liên quan đến các vấn đề nghiên cứu bao gồm các hoạt động điều tra về sự nhân biết Thương hiệu sản phẩm Nam Dược Bài Thạch, các định hướng phát triển, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các dạng văn bản, công văn, tài liệu, thông qua mạng internet, nghiên cứu và hệ thống các tài liệu có liên quan đến đề tài để hoàn thành luận văn. 4. Nội dung đề tài Ngoài phần mở đầu, luận văn bao gồm 3 chương với bản tóm tắt nội dung chính cuả từng chương như sau: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU. Trong chương này mô tả một cách khái quát về Thương hiệu, xây dựng Thương hiệu. Đưa ra cái nhìn tổng quát về Thương hiệu cũng như lợi ích, vai trò của Thương hiệu, tạo tiền đề cho việc triển khai và ứng dụng ở các chương sau. Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM NAM DƯỢC BÀI THẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NAM. 11 Trong chương hai, giới thiệu Thương hiệu sản phẩm Nam Dược Bài Thạch, thực trạng Thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng , từ đó rút ra những nguyên nhân tồn tại đúc kết thành các định hướng xây dựng Thương hiệu. Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM NAM DƯỢC BÀI THẠCH Từ cơ sở lý thuyết của chương 1 và thực trạng xây dựng Thương hiệu trong chương 2, chương 3 tác giả đã đề xuất những giải pháp xây dựng Thương hiệu sản phẩm Nam Dược Bài Thạch cho phù hợp với ngân sách thực tiễn của công ty. 12 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 1.1 Khái niệm Thương hiệu Từ Thương hiệu (Brand) có nguồn gốc từ chữ Brand, theo tiếng Aixơlen cổ nghĩa là đóng dấu. Xuất phát từ thời xa xưa khi những chủ trại muốn phân biệt đàn cừu của mình với những đàn cừu khác, họ đã dùng một con dấu bằng sắt nung đỏ đóng lên lưng từng con một, thông qua đó khẳng định giá trị hàng hoá và quyền sở hữu của mình. Như thế, Thương hiệu xuất hiện từ nhu cầu tạo sự khác biệt cho sản phẩm của nhà sản xuất. [10] Theo hiệp hội Marketing Hoa Kì, một Thương hiệu là ''một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định các sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh. Từ góc độ khách hàng, Thương hiệu chính là một biểu tượng của chất lượng và tạo dựng sự cam kết về long tin với các nhà sản xuất đứng sau nó. [7, 43] 1.2 Phân loại Thương hiệu Thương hiệu có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo tiêu chí và góc nhìn khác nhau. Mặc dù có rất nhiều loại hình Thương hiệu khác nhau nhưng có 5 loại Thương hiệu là phổ biến nhất, đó là: Thương hiệu công ty, Thương hiệu sản phẩm, Thương hiệu cá nhân, thương Thương hiệu chứng nhận và Thương hiệu riêng. 1.2.1 Thương hiệu công ty Thương hiệu công ty có thể còn được gọi là Thương hiệu doanh nghiệp hay Thương hiệu tập đoàn, là Thương hiệu chung cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp. Mọi hàng hóa thuộc các chủng loại khác nhau của doanh nghiệp đều mang Thương hiệu như nhau. Một số ví dụ điển hình cho Thương hiệu công ty như Vinamilk, Trung Nguyên, TH true MILK… 13 1.2.2 Thương hiệu sản phẩm Với Thương hiệu cá biệt, mỗi loại hàng hóa lại mang một Thương hiệu riêng và như thế một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều loại hàng hóa khác nhau có thể có nhiều Thương hiệu khác nhau. Ví dụ như Vinamilk có các Thương hiệu sản phẩm khác nhau như Sữa Ông Thọ, Ngôi Sao Phương Nam, Sữa bột Dialac hay sản phẩm nước uống Vfresh… Hay Apple có các Thương hiệu sản phẩm khác nhau như Iphone cho di động, Ipod cho máy nghe nhạc, iPad cho máy tính bảng và Mac cho máy tính… 1.2.3 Thương hiệu cá nhân Thương hiệu cá nhân có thể tồn tại bằng hai hình thức. Một là Thương hiệu cá nhân là tên một người cụ thể hay là một hình tượng nhân vật hư cấu. Tạo dựng được Thương hiệu cá nhân là một việc quan trọng và cần thiết cho mỗi người. Cho dù với mục tiêu khác nhau như giúp bạn tìm kiếm một công việc tốt hơn hay có thêm những khách hàng mới, Thương hiệu sẽ là một nhân tố quan trọng trong sự thành công của bạn. [9] 1.2.4 Thương hiệu chứng nhận Thương hiệu chứng nhận chuyên làm công việc chứng nhận cho các Thương hiệu khác. Chẳng hạn chứng chỉ chất lượng ISO 9001, chương trình Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, hay chương trình Thương hiệu quốc gia Vietnam Value Inside là nhãn hiệu của nhãn hiệu hay còn gọi là Thương hiệu chứng nhận. Các Thương hiệu chứng nhận này mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp như tạo niềm tin về chất lượng sản phẩm, tạo sự chú ý của người tiêu dùng. Điều này lý giải vì sao hầu hết mọi doanh nghiệp có quy mô tại Việt Nam đều cố gắng lấy chứng chỉ ISO hay tham gia vào chương trình Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao hay tham gia chương trình bầu chọn Thương hiệu Mạnh. 1.2.5 Thương hiệu riêng Thương hiệu riêng là Thương hiệu sản phẩm của nhà phân phối. Với xu hướng chuyên môn hóa trong sản xuất và phân phối sản phẩm nên có một số doanh nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất mà không tham gia vào việc tạo dựng Thương hiệu hay 14 phân phối sản phẩm. Các nhà sản xuất này sẽ cho phép các nhà phân phối gắn nhãn mác của mình lên các sản phẩm. Điển hình như hệ thống siêu thị Big C từ năm 2007 đến nay cũng liên tục tung ra các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của mình. Như năm 2007, hãng tung ra nhãn hàng “Wow! Giá hấp dẫn”. Đầu năm 2009, hãng cho ra mắt nhãn hiệu bánh mì, bánh ngọt “Bakery Big C”. Tuy nhiên, từ trước nhãn hiệu “Wow! Giá hấp dẫn”, doanh nghiệp này cũng đã tung ra khoảng 250 mặt hàng riêng, do trung tâm sản xuất thực phẩm tươi sống Big C chế biến. Và gần đây nhất, tháng 5/2011, hãng cũng bắt đầu triển khai thêm một nhãn hàng riêng mới mang chính tên Big C. [8] 1.3 Chức năng và vai trò của Thương hiệu 1.3.1. Chức năng của Thương hiệu 1.3.1.1. Nhận biết và phân đoạn thị trường Đây là chức năng rất đặc trưng và quan trọng của Thương hiệu, khả năng nhận biết được của Thương hiệu là yếu tố không chỉ quan trọng cho người tiêu dùng mà còn cho cả doanh nghiệp trong quản trị và điều hành hoạt động của mình. Thông qua Thương hiệu người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể dễ dàng phân biệt hàng hóa của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Thương hiệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân đoạn thị trường của doanh nghiệp. Mỗi hàng hóa mang Thương hiệu khác nhau sẽ đưa ra những thông điệp khác nhau dựa trên những dấu hiệu nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng và thu hút sự chú ý của những tập hợp khách hàng khác nhau. Khi hàng hóa càng phong phú, đa dạng thì chức năng phân biệt càng trở nên quan trọng. Mọi dấu hiệu gây khó khăn khi phân biệt sẽ làm giảm uy tín và cản trở sự phát triển của Thương hiệu, trong thực tế lợi dụng sự dễ nhầm lẫn của các dấu hiệu tạo nên Thương hiệu, nhiều doanh nghiệp có ý đồ xấu đã tạo ra những dấu hiệu gần giống với Thương hiệu nổi tiếng để cố tạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng. [11] 1.3.1.2. Thông tin và chỉ dẫn Chức năng thông tin và chỉ dẫn của Thương hiệu thể hiện ở chỗ: thông qua những hình ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác, người tiêu dùng có thể nhận biết 15 được phần nào về giá trị sử dụng và công dụng của hàng hóa. Những thông tin về nơi sản xuất, đẳng cấp của hàng hóa cũng như điều kiện tiêu dùng …cũng phần nào được thể hiện qua Thương hiệu. Nói chung thông tin mà Thương hiệu mang đến luôn rất phong phú và đa dạng. Vì vậy các Thương hiệu cần phải thể hiện rõ ràng, cụ thể và có thể nhận biết, phân biệt nhằm tạo ra sự thành công cho một Thương hiệu. 1.3.1.3. Tạo sự cảm nhận và tin cậy Chức năng này là sự cảm nhận của người tiêu dùng về sự khác biệt, về sự ưu việt hay an tâm, thoải mái, tin tưởng khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ khi lựa chọn mà Thương hiệu đó mang lại (Ví dụ xe máy Nhật, dàn âm thanh Sony, bia Heineken…) Nói đến sự cảm nhận là người ta nói đến ấn tượng nào đó về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng. Sự cảm nhận của người tiêu dùng không phải tự nhiên mà có, nó được hình thành tổng hợp từ các yếu tố của Thương hiệu như màu sắc, tên gọi, biểu trưng, âm thanh, khẩu hiệu, và sự trải nghiệm của người tiêu dùng. Cùng một hàng hóa, dịch vụ nhưng cảm nhận của người tiêu dùng có thể khác nhau, phụ thuộc vào thông điệp hoặc hoàn cảnh tiếp nhận thông tin, hoặc phụ thuộc vào sự trải nghiệm của người sử dụng. Một Thương hiệu có đẳng cấp, đã được chấp nhận sẽ tạo ra một sự tin cậy đối với khách hàng và khách hàng sẽ trung thành với Thương hiệu và dịch vụ đó. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ là yếu tố quyết định lòng trung thành của khách hàng, nhưng Thương hiệu là động lực cực kỳ quan trọng đế giữ chân khách hàng ở lại với hàng hóa, dịch vụ đó và là địa chỉ dể người tiêu dùng đặt lòng tin. Chức năng này chỉ được thể hiện khi Thương hiệu đã được chấp nhận trên thị trường.[11] 1.3.1.4. Chức năng kinh tế Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm năng. Giá trị đó được thể hiện rõ nhất khi sang nhượng Thương hiệu. Thương hiệu được coi là tài sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp. Giá trị của Thương hiệu rất khó định đoạt, nhưng nhờ những lợi thế mà Thương hiệu mang lại, hàng hóa, dịch vụ sẽ bán được nhiều hơn, thậm chí với giá cao hơn, dễ thâm nhập vào thị trường hơn. Thương hiệu 16 không tự nhiên mà có, nó được tạo ra với nhiều khoản đầu tư và chi phí khác nhau, những chi phí đó tạo nên giá trị của Thương hiệu. Lợi nhuận và tiềm năng mà doanh nghiệp có được nhờ sự nổi tiếng của Thương hiệu sẽ quy định giá trị tài chính của Thương hiệu.[11] 1.3.2 Vai trò của Thương hiệu 1.3.2.1. Vai trò của Thương hiệu đối với doanh nghiệp Trước hết, khi hình thành Thương hiệu doanh nghiệp thiết lập được chỗ đứng của mình, đồng thời là cơ sở để phát triển doanh nghiệp. Thương hiệu là công cụ để nhận diện và khác biệt hóa sản phẩm, là phương tiện bảo vệ hợp pháp cấc lợi thế và các đặc điểm riệng của sản phẩm, tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Đồng thời Thương hiệu khẳng định đẳng cấp chất lượng trước khách hàng, đưa sản phẩm ăn sâu vào tâm trí khách hàng, nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh, nguồn gốc của lợi nhuận. Thương hiệu thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trước khách hàng, là cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng. Người tiêu dùng thường bị lôi kéo, chinh phục bởi những hàng hóa có Thương hiệu nổi tiếng, được ưa chuộng và ổn định. Những doanh nghiệp có Thương hiệu nổi tiếng lâu đời sẽ tạo ra và củng cố được lòng trung thành của khách hàng truyền thống và thu hút thêm được những khách hàng chưa sử dụng, thậm chí khách hàng của đối thủ cạnh tranh. [11] Thương hiệu giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động marketing. Bản thân Thương hiệu cũng chính là công cụ marketing, xúc tiến thương mại hữu hiệu của doanh nghiệp nhằm tấn công vào thị trường mục tiêu, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chính sách mở rộng thị trường. Nhờ Thương hiệu nổi tiếng mà quá trình phân phối sản phẩm của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi hơn, hiệu quả hơn.[11] Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị và có thể trở thành động lực chính thúc đẩy giá trị cổ đông. Một nghiên cứu về giá trị vốn hóa thị trường của các công ty trên các sở giao dịch chứng khoán phương tây cho thấy một tỷ lệ lớn giá trị của công ty bắt nguồn từ các Thương hiệu mạnh và các dòng lợi 17 nhuận mà chúng mang lại. Trên sở giao dịch chứng khoán New York và NASDAQ, các tài sản vô hình chiếm tới 50-70% giá trị vốn hóa thị trường của các công ty được liệt kê, mà đa số là Thương hiệu. Trong bảng xếp hạng năm 2013 mà Interbrand (Interbrand là một tổ chức có uy tín hàng đầu thế giới về định giá các Thương hiệu) công bố, Apple trở thành thượng hiệu giá trị nhất thế giới với giá trị Thương hiệu của Apple đạt 98.316 tỷ USD; xếp hạng ở vị trí thứ hai là Google: 93.291 tỉ; Coca-cola đứng thứ ba với giá trị Thương hiệu: 79.213 tỉ… Các giá trị Thương hiệu được Interbrand bình chọn chiếm từ 37% đến 50% giá trị vốn hóa thị trường của các công ty. Nói cách khác, đòn bẩy của các doanh nghiệp chính là phần tài sản vô hình được tính dưới dạng các Thương hiệu. [7,55] 1.3.2.2. Vai trò của Thương hiệu đối với khách hàng Thương hiệu xác định nguồn gốc sản phẩm hoặc nhà sản xuất, giúp khách hàng xác định nhà sản xuất hoặc nhà phân phối cụ thể phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm được giao dịch trên thị trường. khi tiêu dùng sản phẩm, nhờ những kinh nghiệm trong quá trình sử dụng kết hợp với các chương trình marketing của sản phẩm đó qua nhiều năm, khách hàng biết đến và duy trì sử dụng Thương hiệu. Họ nhận biết được Thương hiệu nào thỏa mãn nhu cầu của họ, Thương hiệu nào thì không. Nhờ đó, Thương hiệu trở thành công cụ nhanh chóng và là cách đơn giản hóa quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Điều này cho phép khách hàng giảm bớt chi phí thời gian, công sức tìm kiếm sản phẩm. Đây chính là điều quan trọng nhất mà một thương hiêu và doanh nghiệp gắn với Thương hiệu đó cần hướng tới. một số Thương hiệu gắn liền với con người hoặc mẫu người nào đó để phản ánh những giá trị khác nhau hoặc những nét cá tính khác nhau. Do đó, Thương hiệu xem như một công cụ biểu tượng để khách hàng tự khẳng định giá trị bản thân. Khách hàng trẻ tuổi cảm thấy trở nên sành điệu, hợp mốt hơn trong các sản phẩm của Nike, khách hàng khác lại mong muốn hình ảnh thương nhân năng động, thành đạt với chiếc Mercedes.[11] Thương hiệu giữ vài trò đặc biệt quan trọng trong việc báo hiệu những đặc điểm, thuộc tính sản phẩm tới người tiêu dùng, với những sản phẩm hàng hóa đáng tin cậy 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan