Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong dạy học bài thơ đàn...

Tài liệu Luận văn xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong dạy học bài thơ đàn ghi ta của lor ca của thanh thảo

.PDF
135
804
77

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Bùi Hồng Linh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn thạc sĩ, ngoài những cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu, nhiệt tình từ Thầy cô và bạn bè. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo hướng dẫn của tôi TS. Nguyễn Ái Học. Trong suốt quá trình làm luận văn của tôi, Thầy đã luôn động viên, tận tình chỉ bảo, giúp tôi nhận thức đúng được vấn đề để có thể hoàn thành tốt luận văn của mình. Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả Bùi Hồng Linh DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. CH Câu hỏi 2. HTCH Hệ thống câu hỏi 3. TPVC Tác phẩm văn chương 4. GV Giáo viên 5. HS Học sinh 6. SGK Sách giáo khoa 7. SGV Sách giáo viên 8. THPT Trung học phổ thông MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 9 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................. 9 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 10 6. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 10 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 11 CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....11 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 11 1.1.1. Khái niệm câu hỏi .......................................................................... 11 1.1.2. Khái niệm câu hỏi đọc hiểu ........................................................... 12 1.1.2.1. Khái niệm về đọc hiểu văn bản................................................. 12 1.1.2.2. Quan niệm về câu hỏi đọc hiểu TPVC...................................... 16 1.1.3. Đặc điểm của câu hỏi đọc hiểu TPVC .......................................... 17 1.1.4. Câu hỏi đọc hiểu trong dạy TPVC ................................................ 18 1.1.4.1. Đặc điểm của CH đọc hiểu trong dạy học TPVC..................... 18 1.1.4.2. Yêu cầu của CH đọc hiểu trong dạy học TPVC ....................... 18 1.1.4.3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong dạy học TPVC ...................... 20 1.1.5. Vai trò của câu hỏi đọc hiểu ......................................................... 21 1.2. Thực trạng dạy học bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” ở nhà trường THPT ........................................................................................................... 23 1.2.1. Về phía giáo viên ............................................................................ 23 1.2.2. Về phía học sinh............................................................................. 29 1.2.3. Về phía sách giáo khoa .................................................................. 30 1.2.3.1. Ưu điểm..................................................................................... 30 1.2.3.2. Hạn chế ..................................................................................... 31 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 33 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỌC HIỂU TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN THƠ “ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA” ................. 34 2.1. Vị trí của bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” trong chương trình Ngữ văn THPT.................................................................................................... 34 2.2. Khảo sát, đánh giá HTCH được sử dụng hướng dẫn học bài của văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca và những phương án dạy học tiêu biểu với HTCH đọc hiểu tương ứng ................................................................. 34 2.2.1. Mục đích khảo sát .......................................................................... 34 2.2.2. Đối tượng, địa bàn khảo sát .......................................................... 35 2.2.3. Khảo sát, đánh giá hệ thống câu hỏi được sử dụng trong quá trình dạy học văn bản thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” .............................. 35 2.2.4. Khảo sát, đánh giá những phương án dạy học tiêu biểu với HTCH đọc hiểu tương ứng ..................................................................... 38 2.3. Một số biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong dạy học bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” ........................................................ 49 2.3.1. Câu hỏi so sánh hướng dẫn học sinh khai thác tri thức phần tiểu dẫn ............................................................................................................ 49 2.3.1.1. Câu hỏi về tác giả Thanh Thảo ................................................ 49 2.3.1.2. Câu hỏi về nhà thơ Lor-ca ........................................................ 50 2.3.1.3. Câu hỏi về đặc điểm loại thể .................................................... 54 2.3.2. Định hướng đọc hiểu – một biện pháp hiệu quả tạo tâm thế, tạo cảm xúc ban đầu cho học sinh ................................................................ 54 2.3.3. Câu hỏi đọc hiểu hướng dẫn học sinh tìm hiểu những hình ảnh biểu tượng trong bài thơ bằng biện pháp cắt nghĩa ............................... 60 2.3.4. Sử dụng câu hỏi đọc hiểu để hướng dẫn học sinh tìm hiểu kết cấu bài thơ ....................................................................................................... 72 2.3.5. Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khai thác các biện pháp nghệ thuật của bài thơ ........................... 75 2.3.6. Sử dụng hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh khái quát, tranh luận ................................................................................................. 76 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 80 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................ 81 3.1. Mục đích – yêu cầu thực nghiệm ....................................................... 81 3.1.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................... 81 3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm ..................................................................... 82 3.2. Đối tượng – địa bàn thực nghiệm ...................................................... 82 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm .................................................................. 82 3.2.1.1. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh in trong SGK Ngữ văn 12 Cơ bản – (Tập 1) – NXB Giáo dục. ........................... 82 3.2.1.2. Học sinh: ..................................................................................... 82 3.2.1.3. Giáo viên: .................................................................................. 82 3.2.2. Địa bàn thực nghiệm ..................................................................... 82 3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm............................................................. 82 3.4. Kết quả thực nghiệm......................................................................... 119 3.4.1. Kết quả thực nghiệm .................................................................... 119 3.4.2. Đánh giá chung............................................................................ 121 3.4.2.1. Về giáo án thực nghiệm .......................................................... 121 3.4.2.2. Về tiết dạy học thực nghiệm ................................................... 121 3.4.2.3. Về kết quả thực nghiệm .......................................................... 121 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................. 122 KẾT LUẬN .................................................................................................. 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 126 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học trong trường THPT Sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật hiện đại làm cho con người trong thế kỉ XXI chịu nhiều áp lực hữu hình và vô hình. Việc dạy học cũng không nằm ngoài những áp lực đó. Đổi mới PPDH là một khâu rất quan trọng trong việc hiện đại nền giáo dục. Bởi lẽ PPDH có hợp lý thì hiệu quả mới cao, phương pháp có phù hợp thì mới có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của người học. Đây là công việc phải được tiến hành đồng bộ. Nhất là chúng ta đang chủ trương phát triển năng lực sáng tạo của người học là trọng tâm của công việc này. Đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (1996), được thể chế hóa trong luật giáo dục (2005). Điều 28.2 trong Luật giáo dục đã ghi : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường PT là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “PPDH tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui hứng thú trong học tập. Tuy nhiên đối với mỗi môn học trong nhà trường tùy theo đặc trưng bộ môn mà việc vận dụng đổi mới PPDH cần được tiến hành sao cho thích hợp, linh hoạt phù hợp để đạt được mục tiêu cần đạt. Môn Văn trong nhà trường là môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa 1 học. Nó có tác dụng sâu sắc và lâu bền đến đời sống tâm hồn và trí tuệ của học sinh. Văn học là “một thứ khí giới thanh cao và đắc lực” tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm cảm xúc của con người. Vì vậy, nó đòi hỏi phải có những phương pháp đặc thù, đa dạng để học sinh lĩnh hội tri thức một cách vững chắc, đáp ứng sự phát triển về thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ. Trước đây, mục đích của giờ dạy học văn theo phương pháp truyền thống chỉ là giáo viên giảng bình, thuyết giảng còn học sinh có nhiệm vụ tiếp thu, lĩnh hội. Mục đích của giờ dạy học văn theo quan điểm, phương pháp mới thì lại khác, giáo viên không phải là người “độc quyền” kiến thức, “độc quyền” đánh giá một cách chủ quan mà mục đích cao nhất là làm sao để chủ thể học sinh dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên chủ động khám phá, tìm tòi, tiếp nhận tác phẩm và đồng thời bộc lộ được quan điểm, tình cảm của bản thân. Có thể thấy, vấn đề phát huy tính tích cực chủ động của HS được đặc biệt đề cao. Tự học có định hướng của GV theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu là con đường có thể giúp cho mỗi con người trước mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh ngặt nghèo của cuộc sống cá nhân, là sự khắc phục nghịch lí “học vấn thì vô hạn mà tuổi đời thì có hạn”, là “chìa khóa vàng” để đi đến thành công. “Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong dạy học bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo” chính là cung cấp cho các em phương pháp tự học, tìm hiểu đi sâu khám phá những tầng ý nghĩa sâu xa của bài thơ. 1.2. Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của câu hỏi đọc hiểu trong dạy học tác phẩm văn chương Trong quá trình dạy học, câu hỏi đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Câu hỏi tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau phục vụ cho quá trình dạy học. Theo quan niệm dạy học hiện đại, học sinh đóng vai trò trung tâm còn người thầy đóng vai trò tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Đặc biệt, trong 2 quá trình giảng dạy TPVC, loại câu hỏi đọc hiểu là một dạng câu hỏi có thể giúp phát huy tối đa vai trò sáng tạo, tính chủ động, tích cực của chủ thể học sinh. Do đó, HTCH đọc hiểu có một ý nghĩa phương pháp nhằm thực thi vai trò tổ chức, hướng dẫn, điều khiển trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương của GV. Trong giảng dạy TPVC ở nhà trường phổ thông, vấn đề người học với tư cách là chủ thể của giờ học ngày càng được quan tâm. TPVC là những văn bản nghệ thuật đa nghĩa, là một hệ thống mở, hệ thống động. Vòng đời của tác phẩm đan kết thành nhiều quá trình và nhiều quan hệ: cuộc sống – nhà văn – TPVC – bạn đọc – cuộc sống. Chính vì tính phức tạp của một TPVC và nhiệm vụ của một giờ giảng dạy TPVC trong nhà trường nên việc thiết lập một HTCH đọc hiểu để GV dẫn dắt HS đi sâu khám phá những tầng ý nghĩa sâu xa của văn bản là điều hết sức quan trọng. 1.3. Xuất phát từ những khó khăn trong quá trình giảng dạy bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” Năm học 2008 – 2009, lần đầu tiên được đưa vào chương trình Ngữ văn 12 tập 1, Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía các nhà nghiên cứu, GV và HS. Đây là một tác phẩm mới, được đánh giá là một trong những văn bản “hai khó”: khó học và khó dạy. Các nhà nghiên cứu đã tốn rất nhiều giấy mực để tranh luận, nghiên cứu, cắt nghĩa, lí giải thi phẩm độc đáo này, tuy nhiên họ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Có chăng là đều có chung nhận định: Đàn ghi ta của Lor-ca là một bài thơ hay nhưng khó. Có lẽ đó là lí do chính khiến thi phẩm này thu hút được sự chú ý của bạn đọc. Cắt nghĩa, lí giải, hiểu được tác phẩm này đã khó nhưng làm thế nào để giúp cho HS khám phá được cái hay, cái đẹp của bài thơ còn khó hơn. Để khắc phục tình trạng này, GV cần xây dựng một HTCH đọc hiểu phù hợp với đối tượng, phương pháp và tiến trình lên lớp, có khả năng kích thích sự chủ 3 động, tích cực, sáng tạo của HS đồng thời giúp GV thực hiện tốt vai trò cố vấn, điều khiển, dẫn dắt HS tiếp nhận TPVC. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong dạy học bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo” Tác giả luận văn không dám kì vọng nhiều mà chỉ thông qua công việc nghiên cứu, hi vọng có được một đóng góp nhỏ vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng đổi mới chương trình, SGK và nhằm phát huy vai trò của chủ thể học sinh, cũng là cách nâng cao chất lượng của việc dạy học văn trong nhà trường. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” được Thanh Thảo viết rất nhanh trong một ngày năm 1979 tại trại sáng tác Quân khu 5 – Đà Nẵng, và được xuất hiện lần đầu tiên trong tập thơ “Khối vuông Rubich” của ông in năm 1985. Đến năm 2008-2009, khi được chọn vào SGK môn Ngữ văn lớp 12, bài thơ đã gây sự chú ý lớn của dư luận. Đã có rất nhiều những phân tích, cảm nhận và nghiên cứu dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. 2.1.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan Theo thống kê của chúng tôi, một số Luận văn Thạc sỹ Khoa học Giáo dục thuộc khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng đã chọn đối tượng nghiên cứu là “Thơ và trường ca của Thanh Thảo” như: “Những đóng góp của thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước” – Hoàng Kim Ngọc/1997; “Trường ca của những nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ” – Đào Thị Bình/1999; “Một số trường ca tiêu biểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” – Nguyễn Thị Thu Hương/2002; “Trường ca của Thanh Thảo” – Trần Thị Thu Hường/2002; “Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo” – Đặng Thị Hương Lý/2006. 4 Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu phương pháp dạy học bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” theo hướng xây dựng hệ thống câu hỏi đọc-hiểu. Vì vậy, đề tài tôi chọn nghiên cứu là hướng khai thác bài thơ được coi là khó trong chương trình Ngữ văn THPT đối với học sinh toàn quốc. 2.2. Những cảm nhận và định hướng khai thác giảng dạy Chương trình và SGK Ngữ văn THPT có rất nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại văn chương mới được lựa chọn đưa vào giảng dạy. Đàn ghi ta của Lorca cũng là một tác phẩm như thế. Bài thơ được đưa vào SGK Ngữ văn 12, tập 1. Vì đây là tác phẩm mới nên việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nay chưa nhiều. Nhìn chung, các tác giả chủ yếu nghiên cứu cách giảng dạy hay cách cảm nhận, phân tích, bình giảng bài thơ. Trong tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 3/2009 Thanh Thảo chia sẻ: “Tôi viết bài thơ trong trạng thái không nghĩ ngợi gì, một trạng thái mà vô thức chiếm lĩnh tôi trọn vẹn. Bài thơ của tôi chỉ là một gợi ý nhỏ, một chút men gây cảm hứng nào đó… Tôi muốn mọi người tiếp nhận nó như một bài thơ. Những gì bài thơ muốn nói, nó đã nói bằng ngôn ngữ, bằng nhịp điệu, bằng nhạc tính trong toàn bộ bài thơ. Có thể thấy phần nào số phận Lorca, số phận của thơ ông qua bài thơ ấy”. Trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 8/2008, TS. Nguyễn Phượng đã bộc lộ “Vài suy nghĩ về việc đọc hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lorca”. Tác giả lưu ý người đọc trước khi tiếp cận bài thơ, cần phải nắm vài nét khái lược về thơ hiện đại dòng tượng trưng siêu thực. Phần bàn về đọc hiểu, tác giả quan tâm tới phong cách thơ Thanh Thảo, nội dung, nghệ thuật chính của bài thơ, cách chia bố cục, sức gợi của hệ thống hình ảnh, yếu tố âm nhạc của bài thơ. Cũng trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 6/2009, tác giả Lê Thị Tú Anh đã khai thác “Lời đề từ trong Đàn ghi ta của Lorca” trên góc độ tình yêu quê hương xứ sở và lời đề từ là khát vọng cách tân nghê thuật, cũng như sự hy sinh chân chính của người nghệ sỹ hết mình vì nghệ thuật – F.G.Lorca. Bài 5 viết ca ngợi nhân cách cao đẹp của người nghệ sỹ Tây Ban Nha như một hiện thân của khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật. Trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 10/2010, tác giả Cát Văn – GV THPT Hà Nội – Amsterdam có bài viết Đàn ghi ta của Lor-ca, một khúc tri âm. Tác giả chỉ ra nguồn cảm hứng và cũng là động lực để Thanh Thảo viết bài thơ: Khúc tri âm Lor-ca đã được Thanh Thảo thể hiện bằng một hình thức độc đáo. Đọc bài thơ ta có cảm xúc như được nghe một bản giao hưởng thơ với hai bè: bè cao thánh thót và bè trầm bi tráng, cuối cùng là sự giao thoa giữa hai bè… Tạp chí Giáo chức Việt Nam số 57/2012, trong bài viết Định hướng học sinh cảm nhận hình tượng Lor-ca trong Đàn ghi ta của Lor-ca ( Thanh Thảo ), TS.Bùi Minh Đức ( Trường ĐHSP Hà Nội II ) có đóng góp đáng kể khi đưa ra nhiều ý kiến phân tích và bình giá thích đáng về hình tượng trung tâm của bài thơ – hình tượng Lor-ca. Theo TS.Bùi Minh Đức, hình tượng Lor-ca trong bài thơ này là nơi gửi gắm tâm hồn và tư duy cách tân trong thơ Thanh Thảo. Trong một hình tượng Lor-ca ta có thể nhận ra: chân dung một người nghệ sĩ có số phận mong manh, một dũng sĩ giàu khát vọng đấu tranh và cách tân nghệ thuật, một kĩ sĩ văn chương đơn độc, một ca sĩ dân gian tự do và Lor-ca – một tử sĩ đau thương. Trong bài “Đàn ghi ta của Lorca và nỗ lực đổi mới thơ của Thanh Thảo” – Thẩm bình tác phẩm Ngữ văn 12, NXB Giáo dục/2008, tác giả Nguyễn Văn Bính nhận xét: “Đây là bài thơ giàu nhạc tính và nhạc tính được tạo nên bởi thể thơ, cấu trúc trùng điệp, âm hưởng tiếng đàn… Bên cạnh đó, đặc sắc của bài thơ còn là sự sáng tạo hình ảnh, những hình ảnh tượng trưng gợi nhiều suy tưởng. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” nằm trong mạch cảm xúc của nhà thơ Thanh Thảo về cuộc đời và số phận ngang trái của những con người sống có nhân cách và nghĩa khí…”. 6 Lời bàn của nhà nghiên cứu văn học Chu Văn Sơn ở bài “Một tìm tòi thú vị của Thanh Thảo” in trong cuốn “Thơ – điệu hồn và cấu trúc” – NXB Giáo dục/2006, cũng là một phát hiện độc đáo về bài thơ. Tác giả nghiên cứu chất nhạc trong bài thơ, thế giới thi liệu trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” gần gũi với những hình ảnh trong thế giới nghệ thuật của Lor-ca, mạch triển khai trong thi phẩm là hợp lưu của hai dòng tự sự và âm nhạc. Tác giả phát hiện ra Thanh Thảo vay mượn không ít vốn liếng âm nhạc để đầu tư cho thơ của mình. Trong sách Hướng dẫn thực hiện chương trình Sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ Văn – NXB Giáo dục/2008, tác giả Lê Nguyên Cẩn có bài viết “Để hiểu thêm một số hình tượng thơ trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca” với mục đích giúp giáo viên THPT nắm được đôi chút về các quan niệm mĩ học của chủ nghĩa siêu thực và tượng trưng để có thể cảm nhận bài thơ của Thanh Thảo dễ dàng hơn. Đây là một gợi mở mang tính định hướng cơ bản trong quá trình soạn giảng “Đàn ghi ta của Lor-ca” của giáo viên THPT. Trong cuốn Ngữ văn 12 – Những vấn đề thể loại và lịch sử văn học, TS. Phan Huy Dũng đã khám phá bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca từ góc độ thể loại và cái nhìn liên văn bản. Tác giả cho rằng: Mỗi văn bản cụ thể đều có rất nhiều văn bản khác làm nền cho nó, muốn giải mã được văn bản chính thì không thể không tìm đến những văn bản nền như một sự chỉ dẫn của các từ ngữ, hình ảnh, câu thơ trong tác phẩm văn chương. Qua đó, tác giả khẳng định muốn giải mã bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca một cách chính xác cần vận dụng lý thuyết liên văn bản. Trong Chuyên đề dạy học Ngữ văn 12, TS.Lê Hường đã nghiên cứu khá chi tiết về tác phẩm, từ những hiểu biết về tác giả đến việc chú thích câc hình ảnh, cách giảng dạy tác phẩm, hướng dẫn học sinh học bài. Trong cuốn Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn NXB Giáo dục/2010, TS. Nguyễn Ái Học đã có bài Định hướng thiết kế nội dung 7 dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo, tác giả đã cho thấy: Muốn cho giờ dạy học Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo có hiệu quả, chúng ta phải tiến hành tổ chức dạy học bài thơ này một cách khoa học chặt chẽ, xây dựng một quy trình dạy học hợp lí gắn với phương pháp tư duy hệ thống trong tiếp nhận bài thơ. Nghĩa là phải xác lập một cách hiểu dựa trên một logic hợp lí nhất định, ở đây chúng ta lựa chọn cách tiếp cận hệ thống theo hướng gắn với loại thể, loại hình có sự hỗ trợ của việc khai thác phong cách tác giả. Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục của Phạm Thị Hoàn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội trường Đại học Giáo dục đã nghiên cứu về cách dạy học bài thơ này theo hướng phân tích và bình giá chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm để bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục của Nguyễn Thị Hà thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội trường Đại học Giáo dục đã nghiên cách dạy tác phẩm này từ đặc trưng thi pháp của chủ nghĩa tượng trưng để học sinh từ đó giải mã được ngôn từ, chi tiết, hình ảnh, hình tượng trong bài thơ… Một số bài viết của các giáo viên THPT trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ như của Lê Thị Minh Duyên bàn về bài thơ ở góc độ Tiếng đàn gọi tiếng tri âm ( số 10/2008 ), của Hoàng Lan Anh bàn về Sự biến ảo ánh sáng hay cấu trúc hình ảnh trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca ( số 11/2009 )… Bên cạnh đó là sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo các nhà nghiên cứu trong ngành, các giáo viên tâm huyết trên hành trình tìm hiểu và khám phá ra những hướng khai thác bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. Có thể kể đến những gợi ý hướng dẫn và thiết kế bài giảng của Sách giáo viên Ngữ văn 12 (T1) – Ban Cơ bản và Nâng cao – NXB giáo dục/2008; của Nguyễn Khắc Đàm – Nguyễn Lê Huân trong cuốn Thiết kế bài dạy Ngữ văn THPT – NXB Giáo dục/2008; Do Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo tuyển chọn trong cuốn Văn bản Ngữ văn 12 – Gợi ý đọc-hiểu và lời bình – NXB Giáo dục/2008; do Lê Huy 8 Bắc chủ biên trong cuốn Trọng tâm kiến thức Ngữ văn 12 (T1) – NXB ĐHQG Hà Nội/2008; do Phạm Minh Diệu chủ biên trong cuốn Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 (T1) – NXB ĐHQG Hà Nội/2008; do Nguyễn Hải Châu chủ biên trong cuốn Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 (T1) – NXB Hà Nội/2008… Và một hệ thống giáo án đăng tải trên các trang web: http://www.thuvienbaigiang.com, http://wwwgiaoandientu.com, … 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích - Xây dựng được hệ thống câu hỏi đọc-hiểu theo đặc trưng thể loại trong dạy học văn bản thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” một cách logic, hệ thống để giúp học sinh có thể tiếp cận, tự khám phá và chiếm lĩnh tác phẩm. - Xây dựng một giáo án thể nghiệm. 3.2. Nhiệm vụ - Khảo sát hệ thống câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài của văn bản “Đàn ghi ta của Lor-ca” - Khảo sát hệ thống câu hỏi trong một số giáo án bài “Đàn ghi ta của Lor-ca” của giáo viên THPT. - Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc-hiểu hướng dẫn dạy học văn bản thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của hệ thống câu hỏi đọc-hiểu. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng - Cơ sở lý luận về câu hỏi đọc-hiểu trong dạy học văn. - Chọn việc dạy học bài “Đàn ghi ta của Lor-ca” – Sách giáo khoa Ngữ văn 12 làm đối tượng nghiên cứu. 9 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Tập trung nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi đọc-hiểu trong dạy học văn bản thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu - Phương pháp khảo sát, nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp thống kê, so sánh - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Những cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc-hiểu trong dạy học văn bản thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 10 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm câu hỏi Câu hỏi có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động nhận thức của con người và trong dạy học. Hỏi là “nói ra điều mình muốn người ta cho mình biết với yêu cầu được trả lời” hay “nói ra điều mình đòi hỏi hoặc mong muốn ở người ta với yêu cầu được đáp ứng”. Trong dạy học CH là một dạng cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh lệnh mà người học cần phải giải quyết. Theo Arixtot: “Câu hỏi là một mệnh đề trong đó chứa đựng cả cái đã biết và cái chưa biết”. Câu hỏi = Cái đã biết + Cái chưa biết. Thật vậy, con người chỉ nêu ra CH, nêu ra những thắc mắc khi đã biết nhưng chưa đầy đủ, cần biết thêm. Do đó, sự tương quan giữa cái đã biết và cái chưa biết thúc đẩy việc mở rộng hiểu biết của con người. Để hiểu biết thêm về vấn đề nào đó, con người phải xác định rõ cái mình đã biết và cái mình chưa biết, từ đó đặt ra những CH: Cái gì đây? Vì sao? Làm thế nào?... Lúc này, CH thực sự trở thành sản phẩm của quá trình nhận thức. Trong dạy học, việc xác định những điều đã biết, chưa biết hoặc còn đang nghi ngờ để đặt ra CH phù hợp là điều không thể thiếu. Như vậy, CH là một hình thức biểu hiện logic từ chưa biết đến biết, là giai đoạn của kiến thức đang hình thành và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học. Đối với giáo viên, CH là phương tiện hữu hiệu để GV truyền đạt tri thức. Giáo viên có thể có nhiều cách khác nhau để giúp HS tiếp thu tri thức mới nhưng chỉ bằng cách sử dụng CH, HS mới có cơ hội vừa lĩnh hội tri thức, vừa phát triển tư duy. CH là công cụ chủ yếu để kiểm tra tri thức, đánh giá năng lực HS. Thông qua câu trả lời của HS, GV có thể biết được vốn kiến 11 thức, khả năng, mức độ tiếp thu bài của HS. Nhờ đó GV có thể đề ra phương án dạy học phù hợp. CH còn được dùng để khắc sâu, củng cố kiến thức trong quá trình truyền đạt kiến thức mới đồng thời, dạy học bằng CH khắc phục được tình trạng ghi nhớ máy móc, HS được tham gia với vai trò như những nhà khoa học phát hiện. Do đó, giờ học không nặng nề đối với HS. Dạy học bằng CH giúp GV tạo không khí gần gũi, rút ngắn khoảng cách tiếp nhận, HS lĩnh hội nhanh hơn và sâu hơn. Đối với học sinh, CH giúp HS khám phá tri thức, định hướng nhận thức tri thức mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS. Đồng thời, CH còn giúp Giúp HS phát triển tư duy, tạo điều kiện cho HS tự học và rèn luyện phương pháp học. HS biết cách lắng nghe và học hỏi người khác, biết cách làm việc tập thể để phát huy sức mạnh tập thể kết hợp với làm việc độc lập. Rèn luyện cho HS kĩ năng diễn đạt bằng lời nói. HS thông qua việc phát biểu tại lớp sẽ phát triển kĩ năng diễn đạt, lập luận logic, xử lí thông tin một cách nhanh nhạy. 1.1.2. Khái niệm câu hỏi đọc hiểu 1.1.2.1. Khái niệm về đọc hiểu văn bản Khái niệm đọc hiểu đã trở nên quen thuộc đối với giáo viên dạy Ngữ văn ở nhà trường phổ thông trong vài ba năm trở lại đây. Hiện nay, hầu như mọi người đều thay từ “giảng văn”, “phân tích” bằng từ “đọc - hiểu”. Phân môn giảng văn trước kia giờ được gọi là phân môn đọc văn. Tuy vậy, không phải giáo viên nào cũng hiểu một cách thấu đáo về khái niệm “đọc - hiểu”, nhất là khi sử dụng khái niệm này trong lĩnh vực dạy học. Vì vậy, đó đây còn có những trường hợp triển khai dạy theo lối đọc - hiểu một cách lúng túng, giáo viên vẫn mơ hồ về sự khác biệt giữa dạy học văn theo cách đọc - hiểu và dạy theo lối phân tích truyền thống. Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu lịch sử tiếp cận khái niệm “đọc – hiểu”: 12 - “Ðọc hiểu là năng lực nhận thức phức tạp yêu cầu khả năng tích hợp thông tin trong văn bản với tri thức người đọc” [55, tr.62]. - “Đọc hiểu là một quá trình tương tác giữa một người đọc với một văn bản” [55, tr.79]. - “Đọc hiểu là một quá trình tư duy có chủ tâm, trong quá trình này, ý nghĩa được kiến tạo thông qua sự tương tác giữa văn bản và người đọc” [55, tr.89]. - “Đọc hiểu là sự hiểu biết, sử dụng, phản hồi và chiếm lĩnh các văn bản viết nhằm đạt được những mục đích, phát triển tri thức và tiềm năng cũng như tham gia vào đời sống xã hội của mỗi cá nhân” [54, tr.292]. Ở Việt Nam, GS.TS Nguyễn Thanh Hùng trong “Kỹ năng đọc hiểu Văn” đã đưa ra khái niệm đọc như sau: “Đọc là sự thu nhận thông tin có nội dung ý nghĩa nào đó. Vì thế, đọc liên quan đến khả năng nhận thức, đến nhu cầu sống và giao tiếp của con người với sự sáng tạo cuộc sống ngày càng cao”. Cũng từ đây, GS đã xác lập khái niệm về đọc hiểu: “ Bản chất của đọc hiểu là quá trình diễn ra những hành động đọc để hình thành nhận thức thực tại liên quan đến sự phát triển của con người và xã hội bởi sự tổng hợp đa năng của văn hóa”. Bài báo của PGS.TS. Nguyễn Thái Hòa, người sớm quan tâm đến vấn đề đọc hiểu cho rằng đọc – hiểu là một kĩ năng tích hợp không chỉ riêng trong học Tiếng Việt, Văn mà còn quan trọng trong học tập và nhận thức nói chung. “Một cách khái quát, đọc – hiểu dù đơn giản hay phức tạp đều là hành vi ngôn ngữ, sử dụng một loạt thủ pháp và thao tác cơ bản bằng cơ quan thị giác, thính giác để tiếp nhận, phân tích, giải mã và ghi nhớ nội dung thông tin, cấu trúc văn bản”… [..] Tóm lại, khái niệm đọc – hiểu của các nhà nghiên cứu dù xuất phát từ các khuynh hướng khác nhau, cách diễn đạt khác nhau, trung tâm của đối tượng có khác nhau đi chăng nữa thì vẫn gặp nhau ở một số điểm. Đó là chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của đọc hiểu văn bản. Bản chất của 13 đọc chính là một quá trình phức tạp, tổng hợp, đòi hỏi cần sở hữu một hệ thống các kĩ năng. Hiểu là mục đích quan trọng của việc đọc. Nhưng hiểu không tự nhiên mà đến. Hiểu không phải là một sự may rủi, tình cờ. Hiểu cũng không thể là một kết quả bấp bênh được chăng hay chớ. Nói cách khác, đọc hiểu là toàn bộ quá trình tiếp xúc trực tiếp với văn bản (gồm quá trình cảm thụ kí hiệu vật chất và nhận ra ý nghĩa của những kí hiệu đó); là quá trình nhận thức, quá trình tư duy (tiếp nhận và phân tích lí giải ý nghĩa của văn bản, phát hiện ra ý nghĩa không có sẵn giữa các dòng văn, đọc ra những biểu tượng, ẩn ý của văn bản và diễn đạt lại bằng lời của người đọc, kiến tạo ý nghĩa văn bản); là quá trình phản hồi, sử dụng văn bản (sự thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm của người đọc, người đọc tìm ra ý nghĩa lịch sử, giá trị của văn bản trong các thời đại khác nhau). Vì vậy, đọc hiểu cần được hiểu là phương thức đọc văn nhằm mục đích cảm thụ và hiểu biết chính xác, khám phá và chiếm lĩnh những giá trị văn chương, văn hóa xã hội. Hiểu như vậy, đọc văn thực chất là một quá trình trực cảm thẩm mĩ đồng thời phân tích, giải mã văn bản để tiếp nhận, chiếm lĩnh những giá trị tư tưởng, nghệ thuật và định hướng hiệu quả tác động về nhận thức và thẩm mĩ nơi người đọc. Vì vậy, đọc hiểu tác phẩm văn chương phải chú ý đến phương diện quan hệ thẩm mĩ giữa chủ thể đọc văn và đối tượng. Đọc hiểu văn chương thực chất là quá trình lao động sáng tạo mang bản chất thẩm mĩ nhằm phát hiện ra tất cả các giá trị thẩm mĩ trên cơ sở phân tích đặc trưng văn bản. Hoạt động đọc văn đòi hỏi người đọc trước hết phải huy động khả năng tri giác ngôn ngữ để tìm kiếm không chỉ các tầng bậc ý nghĩa của các lớp từ và câu. Xuất phát từ bản chất này, nếu học sinh thực sự tham gia tích cực vào quá trình đọc hiểu sẽ là cơ hội để các em hình thành và phát triển nhiều năng lực cần thiết. Như vậy, dạy học đọc hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới PPDH Ngữ văn trong việc tiếp nhận văn bản. Nếu như trước đây, chúng 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan