Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Lực lượng tăng thiết giáp trong tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975...

Tài liệu Lực lượng tăng thiết giáp trong tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

.PDF
206
709
124

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUỐC BẢO LỰC LƯỢNG TĂNG THIẾT GIÁP TRONG TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN NĂM 1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC Hà Nội, 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUỐC BẢO LỰC LƯỢNG TĂNG THIẾT GIÁP TRONG TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN NĂM 1975 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62.22.03.13 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Trần Ngọc Long LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC Hà Nội, 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đại tá, PGS.TS. Trần Ngọc Long đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên vô cùng quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện nghiên cứu, chỉnh sửa và hoàn thiện luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, khoa Sử học, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Thư viện Quân đội, các cơ quan Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tầm tư liệu và thực hiện luận án. NCS. NGUYỄN QUỐC BẢO LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin đảm bảo những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là khách quan trung thực; các tài liệu, trích dẫn trong luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. NCS. NGUYỄN QUỐC BẢO DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT 1 Ban Chấp hành Trung ương Đảng BCHTWĐ 2 Bộ Chính trị BCT 3 Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước KCCMCN 4 Lực lượng bảo đảm kỹ thuật LLBĐKT 5 Nhà xuất bản Nxb 6 Quân đội nhân dân Việt Nam QĐNDVN 7 Quân ủy Trung ương QUTW 8 Việt Nam cộng hòa VNCH MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU……………………………………………………………………… 01 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI… 07 1.1. Tình hình nghiên cứu……………………………………………………….. 07 1.2. Nhận xét về kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung giải 27 quyết...................................................................................................................... CHƯƠNG 2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA 29 LỰC LƯỢNG TĂNG THIẾT GIÁP CHO TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN 1975……………………………………………………… 2.1. Bối cảnh lịch sử từ sau khi Hiệp định Pari được ký kết cho đến trước cuộc 29 Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 ………………......................... 2.2. Sự chuẩn bị của lực lượng Tăng thiết giáp cho cuộc Tổng tiến công và nổi 42 dậy mùa Xuân năm 1975 ……………………………………………………… CHƯƠNG 3. QUÁ TRÌNH THAM GIA CHIẾN ĐẤU CỦA LỰC LƯỢNG 60 TĂNG THIẾT GIÁP TRONG TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN 1975…………………………………………………………………….. 3.1. Lực lượng Tăng thiết giáp trong chiến dịch Tây Nguyên………………….. 60 3.2. Lực lượng Tăng thiết giáp trong chiến dịch Trị Thiên - Huế, chiến dịch 80 Nam - Ngãi, chiến dịch Đà Nẵng và phá vỡ các tuyến phòng thủ, mở đường áp sát Sài Gòn……………………………………………………………………… 3.3. Lực lượng Tăng Thiết giáp trong chiến dịch Hồ Chí Minh………………… 91 CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM………………….. 113 4.1. Nhận xét…………………………………………………………………….. 113 4.2. Một số kinh nghiệm…………………………………………………………. 129 KẾT LUẬN…………………………………………………………………….. 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ……………. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………… 152 PHỤ LỤC………………………………………………………………………. 169 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tăng thiết giáp là phương tiện chiến đấu xuất hiện lần đầu tiên trong tác chiến của chiến tranh hiện đại vào ngày 15/9/1916 trong trận Somme giữa Quân đội Anh (Phe Hiệp ước) với Quân đội Đức, một trong những trận đánh lớn nhất của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Lần đầu tiên xuất trận, các chiến xa bằng thép của Quân đội Anh vừa có khả năng phòng vệ trước hỏa lực của đối phương vừa có thể vượt qua những địa hình phức tạp đã làm cho quân Đức bất ngờ, rối loạn và thất bại. Sự xuất hiện của xe tăng trong trận đánh đó đã cho thấy triển vọng về một loại phương tiện chiến đấu đầy uy lực trong tác chiến của chiến tranh hiện đại. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Tăng thiết giáp phát triển với tốc độ rất nhanh cả về số lượng và chất lượng, trở thành lực lượng chiến đấu chủ lực có vai trò cơ giới hóa lực lượng tác chiến, có uy lực lớn trong đột phá tiến công với nhịp độ cao đối với tất cả các bên tham chiến. Nếu như “ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất mới chỉ có 9000 xe tham chiến, nhưng đến Chiến tranh thế giới thứ 2, số lượng xe tăng, thiết giáp của hai bên tham chiến đã lên tới 290.000 xe” [147, tr.12]. Sự ra đời và phát triển của Tăng thiết giáp đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của lịch sử chiến tranh, dần trở thành lực lượng đóng vai trò quan trọng trong tác chiến của chiến tranh hiện đại, đặc biệt là trong các chiến dịch lớn đòi hỏi có sự tác chiến của binh chủng hợp thành. Trong chiến tranh Việt Nam “ Quân Pháp đã đưa vào 1.250 xe tăng, xe thiết giáp (trong đó có 250 xe tăng); Quân Mỹ đã đưa vào lúc cao nhất lên tới 4.219 xe tăng, xe thiết giáp (trong đó có 1.672 xe tăng)” [175, tr.8]. Cho đến trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) còn “ 2.074 xe tăng, xe thiết giáp (trong đó có 402 xe tăng)” [175, tr.8]. Đối với Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), trước yêu cầu cấp thiết phải từng bước hiện đại hóa quân đội chống lại những kẻ thù được trang bị vũ khí, kỹ thuật và phương tiện chiến tranh hiện đại, nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh giải 1 phóng, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị (BCT), Ban Chấp hành Trung ương Đảng (BCHTWĐ), Quân ủy Trung ương (QUTW) các lực lượng Quân binh chủng kỹ thuật hiện đại đã lần lượt được hình thành, trong đó có lực lượng Tăng thiết giáp. Ngày 5/10/1959, Bộ Quốc Phòng ra quyết định thành lập trung đoàn xe tăng đầu tiên mang phiên hiệu Trung đoàn 202(1), bước đầu đặt nền móng xây dựng lực lượng Tăng thiết giáp. Kể từ trận đầu ra quân giành thắng lợi năm 1968 cho đến ngày toàn thắng, lực lượng Tăng thiết giáp đã có mặt tham gia hầu hết trong các chiến dịch, từng bước trưởng thành, lập nhiều chiến công, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (KCCMCN). Trong quá trình xây dựng và chiến đấu, lực lượng Tăng thiết giáp đã quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm tư tưởng quân sự của Đảng, nghệ thuật quân sự Việt Nam, tình hình, nhiệm vụ cách mạng, tích cực chuẩn bị mọi mặt về chính trị tư tưởng, tổ chức biên chế, trang thiết bị, huấn luyện, nghệ thuật tác chiến, từng bước phát triển về số lượng và chất lượng; đảm bảo sẵn sàng chiến đấu và tham gia chiến đấu đạt hiệu quả cao. Được xác định là Binh chủng kỹ thuật chiến đấu có sức đột kích mạnh và cơ động cao, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, lực lượng Tăng thiết giáp đã đảm nhiệm trọng trách dẫn đầu các hướng, mũi tiến công, đột phá chiến dịch và thọc sâu táo bạo. Lần đầu tiên, trong cuộc Tổng tiến công này, lực lượng Tăng thiết giáp được sử dụng trong đội hình tác chiến hiệp đồng binh chủng với quy mô lớn nhất, hành quân cơ động chiến lược, có mặt và tham gia hầu hết trên các hướng tiến công của các chiến dịch, từ chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Trị Thiên - Huế, chiến dịch Nam - Ngãi, chiến dịch Đà Nẵng, chiến dịch Xuân Lộc…cho đến chiến dịch Hồ Chí Minh với vai trò là lực lượng đột phá thọc sâu, mở đường cho các binh đoàn chủ lực tiến công, đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu, quan trọng. Lâu nay, đã có rất nhiều công trình khoa học cả ở trong và ngoài nước nghiên cứu về cuộc KCCMCN (cuộc chiến tranh Việt Nam 1954 - 1975), về cuộc Trung đoàn xe tăng 202 được thành lập ngày 5/10/1959 theo Quyết định số 449/NĐ, là đơn vị xe tăng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. (1) 2 Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, trong đó có đề cập đến lực lượng Tăng thiết giáp. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có tính hệ thống về lực lượng Tăng thiết giáp với tư cách là lực lượng đột kích mạnh của đội hình tác chiến binh chủng hợp thành trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chính vì vậy mà chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Lực lượng Tăng thiết giáp trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975” làm đề tài luận án Tiến sĩ Sử học, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam nhằm góp phần phản ánh một cách toàn diện, sâu sắc và mang tính hệ thống về hoạt động của lực lượng Tăng thiết giáp trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, qua đó khẳng định vị trí, vai trò và những đóng góp quan trọng của lực lượng Tăng thiết giáp trong thắng lợi vĩ đại của lịch sử dân tộc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nhằm phục dựng một cách có hệ thống về hoạt động của lực lượng Tăng thiết giáp trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, qua đó khẳng định vai trò, vị trí và những đóng góp quan trọng của lực lượng Tăng thiết giáp trong đội hình tác chiến binh chủng hợp thành trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975; đồng thời tổng kết, đúc rút một số kinh nghiệm lịch sử có giá trị thực tiễn vận dụng vào công tác xây dựng, huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Tăng thiết giáp trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích nêu trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Khái quát bối cảnh tình hình và sự chuẩn bị tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 của lực lượng Tăng thiết giáp; - Tái hiện quá trình tham gia chiến đấu của lực lượng Tăng thiết giáp; - Phân tích làm rõ những sáng tạo độc đáo về tổ chức, sử dụng lực lượng và nghệ thuật tác chiến từ đó làm rõ vai trò, vị trí của lực lượng Tăng thiết giáp trong 3 đội hình tác chiến binh chủng hợp thành. Nhận xét về những thành công, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm đối với lực lượng Tăng thiết giáp trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Lực lượng Tăng thiết giáp trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: từ tháng 1/1975 đến 30/4/1975 (tức là từ khi BCT quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam đến khi kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh). Ngoài ra để nghiên cứu làm rõ lo gich vấn đề, phạm vi về thời gian có thể sẽ nghiên cứu với độ lùi trước năm 1975. - Phạm vi không gian: tập trung chủ yếu trên chiến trường miền Nam Việt Nam. - Phạm vi nội dung: luận án tập trung đi sâu vào một số nội dung cụ thể như bối cảnh lịch sử, quá trình chuẩn bị, quá trình tham gia chiến đấu, một số nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự; vai trò, vị trí của lực lượng Tăng thiết giáp QĐNDVN (bao gồm các Lữ đoàn, Trung đoàn Tăng thiết giáp có trong biên chế của Bộ Tư lệnh Thiết giáp, các Quân khu, Quân đoàn, Lực lượng chủ lực Miền…với tư cách là lực lượng nòng cốt đi đầu, đột kích, thọc sâu, mở đường cho các binh đoàn chủ lực tiến công, đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu, quan trọng trong các chiến dịch của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975). 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về chiến tranh cách mạng và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận án này, luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu nhằm phục dựng lịch sử và luận giải, phân tích vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, còn sử dụng một số phương pháp khác như thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh để có số liệu chính xác, từ đó giúp luận án có một số nhận xét, đánh giá khách quan và trung thực hơn. 4.3. Nguồn tài liệu của luận án Luận án chủ yếu dựa vào các nguồn tài liệu chính sau: - Các văn kiện của BCT, BCHTWĐ, QUTW; các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp có liên quan. - Các công trình nghiên cứu về cuộc KCCMCN, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. - Nguồn tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp. - Các công trình tổng kết về các mặt hoạt động của lực lượng Tăng thiết giáp của các cơ quan tổng kết Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp; một số công trình khoa học đã công bố trên các tạp chí, một số luận án có liên quan đến đề tài; lịch sử truyền thống của các đơn vị thuộc lực lượng Tăng thiết giáp; lịch sử truyền thống của các quân đoàn. - Các công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam của các nhà nghiên cứu, học giả nước ngoài. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về hoạt động của Lực lượng Tăng thiết giáp trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. - Làm rõ vai trò, vị trí và những đóng góp quan trọng của lực lượng Tăng thiết giáp trong đội hình tác chiến binh chủng hợp thành của QĐNDVN trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. 5 - Bước đầu đưa ra một số nhận xét, đánh giá tương đối khách quan về những thành công nổi bật và hạn chế của lực lượng Tăng thiết giáp trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. - Đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị thực tiễn và khoa học góp phần trong công tác xây dựng phát triển lực lượng và huấn luyện chiến đấu đối với lực lượng Tăng thiết giáp trong giai đoạn hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án cung cấp một cái nhìn tổng quát và chuyên sâu về lực lượng Tăng thiết giáp trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, góp phần bổ sung lý luận về nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng, nghệ thuật tác chiến của lực lượng Tăng thiết giáp. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án đóng góp thêm tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử của bộ đội Tăng thiết giáp nói riêng; lịch sử chiến tranh cách mạng, lịch sử KCCMCN nói chung; đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị thực tiễn, đề xuất một số luận cứ khoa học, góp phần phục vụ công tác xây dựng, phát triển, huấn luyện lực lượng Tăng thiết giáp và làm tài liệu tham khảo, giảng dạy cho công tác giáo dục lịch sử truyền thống. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, Danh mục các công trình đã công bố, nội dung chính của luận án được chia làm bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài. Chương 2: Bối cảnh lịch sử và công tác chuẩn bị của lực lượng Tăng thiết giáp cho Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Chương 3: Quá trình tham gia chiến đấu của lực lượng Tăng thiết giáp trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Chương 4: Nhận xét và một số kinh nghiệm. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Cuộc chiến tranh Việt Nam 1954 - 1975, từ lâu nay đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước; các học giả, tướng lĩnh của Mỹ; các nước từng dính líu và liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Đặc biệt là cuộc KCCMCN của nhân dân Việt Nam nói chung và hoạt động của lực lượng Tăng thiết giáp trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là một vấn đề được các nhà nghiên cứu lịch sử, lịch sử quân sự, các cơ quan tổng kết của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp quan tâm tìm hiểu nghiên cứu, tổng kết, đánh giá dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Liên quan đến đề tài luận án, có thể chia các công trình nghiên cứu thành hai nhóm sau: - Nhóm thứ nhất là những công trình nghiên cứu về cuộc KCCMCN (cuộc chiến tranh Việt Nam 1954 - 1975) và cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975, trong đó gián tiếp đề cập đến lực lượng Tăng thiết giáp. - Nhóm thứ hai là những công trình nghiên cứu trực tiếp về lực lượng Tăng thiết giáp trong cuộc KCCMCN nói chung và trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Các công trình nghiên cứu trên được thể hiện dưới nhiều hình thức như: các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, tổng kết; lịch sử truyền thống, các bài viết trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, kỷ yếu các hội thảo khoa học… 1.1. Tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (cuộc chiến tranh Việt Nam 1954 - 1975) và cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975, trong đó gián tiếp đề cập đến lực lượng Tăng thiết giáp 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Cuộc chiến tranh Việt Nam 1954 - 1975, được coi là sự kiện đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử nhất đối với các học giả nước ngoài và được khai thác nghiên cứu, nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. 7 Cuốn sách Cuộc tháo chạy tán loạn (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1985) do Frank Snepp, một chuyên viên phân tích chiến lược của cơ quan tình báo Mỹ (CIA), viết về những ngày cuối cùng của chế độ VNCH và sự phản ứng của Mỹ trước cuộc Tổng tiến công nổi dậy của quân và dân Việt Nam năm 1975, đã ghi lại và đưa ra trước công luận những sự thật của lịch sử về kết cục bi thảm trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam. Tuy cuốn sách có những hạn chế nhất định trong việc lý giải những nguyên nhân thắng lợi của nhân dân Việt Nam song cũng đã giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ và khách quan hơn về “cái kết” đầy bi thảm trong thời khắc “tận thế” của chế độ VNCH. Cuốn sách Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudơven đến Níchxơn. (Nxb Thông tin lý luận, 1986) của tác giả Peter A. Poole đã sưu tầm, chọn lọc những tư liệu có giá trị lịch sử nhằm tìm ra nguồn gốc của sự dính líu ngày càng tăng của Mỹ đối với Việt Nam và Đông Dương qua các đời Tổng thống Mỹ. Mặc dù còn có những hạn chế do cách nhìn của tác giả song cuốn sách vẫn có giá trị về mặt tư liệu, giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình can thiệp và xâm lược của Mỹ tại Việt Nam. Tác giả Michael Maclear với tác phẩm Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày (Nxb Sự Thật, 1990), đã cố gắng bổ sung, sưu tầm những bằng chứng về những gì mà giới chức Mỹ đã từng vận dụng trong dự tính và điều hành cuộc chiến tranh. Cuốn sách tập trung đi sâu phân tích các chính sách của Mỹ đối với vấn đề Việt Nam, cũng như hậu quả của chính sách ấy còn di hại đến ngày nay. Cuốn sách Lời phán quyết về Việt Nam - tiếng nói của một công dân của tác giả Giôdep A. Amtơ (Nxb Quân đội nhân dân, 1995) đã tập trung phân tích, lý giải về thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam đồng thời vạch trần trách nhiệm của các đời Tổng thống Mỹ đối với thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đây là một công trình nghiên cứu bổ ích cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan hơn về cuộc chiến tranh Việt Nam, góp phần làm rõ hơn thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam và thất bại nặng nề của đế quốc Mỹ. Cuốn sách Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, 1995) của Philip B. Davistsson vốn là một sĩ quan tình báo cao cấp trong Quân 8 đội Mỹ, đã từng trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam và đã nắm được khá nhiều bí mật, nhất là các kế hoạch tác chiến của Quân đội Mỹ, đã đề cập rất nhiều vấn đề xoay quanh cuộc chiến tranh Việt Nam, từ chiến lược chiến tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam; các chiến lược chiến tranh của Mỹ cũng như sức mạnh của Quân đội Mỹ… đến lý giải vấn đề tại sao Mỹ lại thua ở Việt Nam. Trong cuốn sách có nhiều nhận định, đánh giá của tác giả chưa khách quan, thậm chí là sai lầm, một số cứ liệu chưa chính xác và không đúng sự thật. Tuy vậy, cuốn sách cũng giúp giới nghiên cứu và bạn đọc một số tư liệu bổ ích và cho thấy sự đánh giá, cách nhìn nhận của người Mỹ về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Tháng 4/1995, hai mươi năm sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, Nhà xuất bản Random đã cho ra mắt cuốn sách Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam của cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert S. Mc Namara (Nxb Chính trị Quốc Gia, 1995). Cuốn sách là một sự thú nhận về những sai lầm của Mỹ khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và còn nêu cụ thể những nguyên nhân dẫn tới thất bại trong cuộc chiến tranh với những bài học mà nước Mỹ cần rút ra. Xuất phát từ vị trí và lập trường riêng của tác giả, cho nên có những đánh giá, nhận định của Robert S. Mc Namara còn phải trao đổi; song cuốn sách vẫn có giá trị thạm khảo trong công tác nghiên cứu, tìm hiểu sâu về cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Đáng chú ý, phải kể đến tác phẩm Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của Henry. Kissinger (Nxb Công an nhân dân, 2001), một chính khách từng giữ những vị trí quan trọng trong chính phủ và Quân đội Mỹ. Tác phẩm này tập trung thanh minh cho những sai lầm và thất bại của Mỹ trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam. Tuy vậy, đây cũng là cuốn sách có giá trị tham khảo nhất định khi tìm hiểu về quá trình dính líu và trực tiếp tham chiến của Mỹ ở Việt Nam. Cuốn Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Việt Nam, Mỹ và kinh nghiệm lịch sử hiện đại của Giáo Sư Sử học người Mỹ Gabriel Kolko (Nguyễn Tấn Cưu biên dịch Nxb Quân đội nhân dân, 2003), đã phân tích chi tiết các đối tượng trong cuộc chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975); đồng thời trình bày triển vọng của chiến lược chiến 9 tranh hạn chế của Mỹ và lập luận rằng mọi sự can thiệp của Mỹ trong tương lai chắc chắn sẽ phải chịu kết quả tai hại như ở Việt Nam. Nhà báo Neil Sheehan đã giành một quãng thời gian dài 16 năm để viết tác phẩm Sự lừa dối hào nhoáng - một người Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam (Nxb Công an nhân dân, 2003), đây là một tập hợp tài liệu khổng lồ và rất chi tiết về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam đồng thời là một công trình khoa học nghiên cứu và phân tích sống động và lôi cuốn về những tham vọng cũng như sự sa lầy của Hoa Kỳ trong cuộc chiến. Nghiên cứu và viết về cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Cuốn sách Tháng 4 ác liệt (Nxb Công an nhân dân, 2005) của Olivier Todd, một phóng viên phương Tây đã ghi chép và phản ánh chân thực, khách quan những gì diễn ra trong ba tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam. Cuốn sách là câu chuyện lịch sử đầy đủ về những khoảnh khắc lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam, mở ra một tương lai mới cho người Việt Nam. Có thể thấy, tình hình nghiên cứu ngoài nước về cuộc chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975) và cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là rất phong phú, đa dạng với nhiều góc độ cách nhìn của các học giả cho đến những người một thời từng đứng phía bên kia chiến tuyến. Về ưu điểm, các tác phẩm và công trình nghiên cứu đó đã góp phần làm rõ hơn những thất bại, sai lầm của Mỹ tại miền Nam Việt Nam; phục dựng lại một cách tương đối khách quan những diễn biến lịch sử của cuộc chiến tranh Việt Nam; đồng thời cung cấp một nguồn tư liệu quý giá, có giá trị cho công tác nghiên cứu và tham khảo. Trong các công trình này, vấn đề nghiên cứu của luận án không được phản ánh nhiều và đề cập đến một cách riêng rẽ, song cũng được gián tiếp điểm qua với tư cách là một lực lượng đột kích “đáng gờm” trong đội hình tác chiến hiệp đồng binh chủng của QĐNDVN, đặc biệt là trong một số chiến dịch quan trọng. Tuy vậy, các nghiên cứu ngoài nước về vấn đề này cũng còn nhiều hạn chế đó là tính khách quan trong cách đánh giá nhìn nhận về cuộc chiến tranh có điểm còn phiến diện; chưa đề cập trực tiếp cũng như có sự lý 10 giải một cách sâu sắc, thuyết phục về vai trò, vị trí của lực lượng Tăng thiết giáp quả đấm chủ lực của QĐNDVN trong cuộc KCCMCN. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước Cuộc KCCMCN đã có rất nhiều các tác phẩm, công trình khoa học trong nước của giới sử học, các chính khách, tướng lĩnh nghiên cứu, đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau. Cuốn sách Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) - Những sự kiện quân sự do Ban tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, Học viện quân sự cao cấp nghiên cứu và biên soạn (Nxb Quân đội nhân dân, 1980) đã hệ thống hóa những sự kiện chính của cuộc KCCMCN với những sự kiện quân sự lớn và một số sự kiện quan trọng thuộc các lĩnh vực khác có liên quan, trong đó có lực lượng Tăng thiết giáp. Cuốn Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Viện Sử học biên soạn (Nxb Khoa học xã hội, 1985), từ nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã đề cập một cách tương đối có hệ thống và toàn diện về sức mạnh của cuộc KCCMCN. Cuốn sách làm rõ chiến thắng đó là thành quả tổng hợp của một loạt các nhân tố tạo nên, mà nguồn gốc của mọi nhân tố ấy là sự lãnh đạo sáng tạo, đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam với đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng tài tình. Trong cuốn sách này cũng đã đề cập đến vai trò của lực lượng Tăng thiết giáp - lực lượng đột kích chủ lực của QĐNDVN. Cuốn Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 2 (Nxb Quân đội nhân dân, 1994) do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn là một công trình nghiên cứu có giá trị đối với khoa học lịch sử nói chung và lịch sử quân sự nói riêng, được sử dụng làm tài liệu học tập, giáo dục lịch sử, truyền thống cho các lực lượng vũ trang nhân dân và là một trong những công trình nghiên cứu bổ ích cho các cơ quan, cán bộ nghiên cứu, đặc biệt là giới sử học trong và ngoài quân đội. Cuốn sách đã giới thiệu đầy đủ và toàn diện quá trình phát triển của QĐNDVN trong cuộc KCCMCN, trong đó đề cập đến sự hình thành, phát triển và tham gia chiến đấu của lực lượng Tăng 11 thiết giáp trong cuộc KCCMCN nói chung và trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 nói riêng. Năm 1994, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cho ra mắt bạn đọc cuốn Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong 30 năm chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ (1945 - 1975) gồm 2 tập (Nxb Quân đội nhân dân, 1994), trong đó, tập 2 viết về giai đoạn kháng chiến chống Mỹ từ 1954 đến 1975. Cuốn sách tập trung nghiên cứu và tổng kết về nghệ thuật chiến dịch trong cuộc KCCMCN rất chi tiết, tỉ mỉ với những cứ liệu lịch sử phong phú, đa dạng và chân xác. Trong công trình này, lực lượng Tăng thiết giáp cũng đã được đề cập trong quá trình tham gia các chiến dịch với tư cách là một trong những nhân tố chủ chốt trong đội hình tác chiến binh chủng hợp thành của Lục quân cách mạng. Nhằm đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện thắng lợi to lớn của cuộc KCCMCN, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia và Ban chỉ đạo tổng kết cuộc KCCMCN trực thuộc Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho ra mắt cuốn Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước:thắng lợi và bài học (Nxb Chính trị Quốc gia, 1996) để góp phần luận giải nhiều vấn đề quan trọng về chiến lược chiến tranh; xây dựng hậu phương; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại…Đồng thời cũng phân tích làm rõ tính chất, đặc điểm, ý nghĩa thời đại của cuộc KCCMCN; khái quát một số bài học kinh nghiệm trong đó có bài học về xây dựng lực lượng vũ trang làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Có thể nói, cuốn sách là một công trình khoa học lớn có giá trị đối với công tác tổng kết sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với cuộc KCCMCN. Năm 1998, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã hoàn thành công trình nghiên cứu Lịch sử công tác Đảng công tác Chính trị chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ 1945 - 1975 (Nxb Quân đội nhân dân, 1998). Nội dung cuốn sách thể hiện những vấn đề cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển công tác Đảng, công tác Chính trị qua các chiến dịch tiêu biểu, rút ra được những kết luận có giá trị khoa học cao đối với sự phát triển nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong hai 12 cuộc chiến tranh giải phóng. Trong cuốn sách, hoạt động của lực lượng Tăng thiết giáp cũng đã được đề cập đến trong đội hình tác chiến binh chủng hợp thành. Cuốn Tổng kết chiến dịch trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ ( 1945 - 1975) do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Bộ Quốc Phòng biên soạn (Nxb Quân đội nhân dân, 2003), đã tập trung nghiên cứu tổng kết một số chiến dịch tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Từ thực tiễn sôi động phong phú của các chiến dịch, công trình làm rõ những những nội dung cốt lõi, những quy luật, tư tưởng chỉ đạo, phương pháp tổ chức chuẩn bị và điều hành chiến dịch. Trong công trình này, lực lượng Tăng thiết giáp được phản ánh khá đậm nét với tư cách là lực lượng đột kích, thọc sâu trong các chiến dịch. Cuốn sách Lịch sử Bộ chỉ huy Miền (1961 - 1976) do Bộ Tư lệnh Quân khu 7 biên soạn (Nxb Chính trị Quốc gia, 2004), đã phục dựng lại quá trình hình thành, phát triển và hoạt động nhiều mặt của Bộ chỉ huy Miền qua các giai đoạn lịch sử của cuộc KCCMCN, phản ánh được diễn biến thực tế của cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam trên các chiến trường. Cuốn sách cũng đã có đề cập đến hoạt động của lực lượng Tăng thiết giáp nằm trong đội hình tác chiến binh chủng hợp thành của lực lượng vũ trang Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Cuốn sách Lịch sử Quân đoàn 2 (1974 - 2004) do Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 tổ chức biên soạn nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (Nxb Quân đội nhân dân, 2004), đã khái quát quá trình hình thành, chiến đấu và trưởng thành của Quân đoàn 2, quân đoàn chủ lực cơ động đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh chiếm Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ nội các chính quyền VNCH, góp phần giải phóng Sài Gòn Gia Định, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong cuốn sách, bộ đội Tăng thiết giáp đã được đề cập đến với vai trò là lực lượng đột kích mạnh, dẫn đầu các hướng tiến công trong thắng lợi chiến đấu chung của Quân đoàn. Cuốn sách Lịch sử Quân đoàn 4 (1974 - 2004) do Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 tổ chức biên soạn (Nxb Quân đội nhân dân, 2004), đã tái hiện quá trình hình thành, chiến đấu và trưởng thành của Quân đoàn 4, quân đoàn chủ lực cơ động. Lực lượng 13 Tăng thiết giáp đã được đề cập đến trong cuốn sách này với vai trò là một trong những nhân tố chủ chốt trong đội hình tác chiến binh chủng hợp thành của Quân đoàn. Cuốn Lịch sử Bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên, Quân đoàn 3 (1964 2005) do Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 chỉ đạo tổ chức biên soạn (Nxb Quân đội nhân dân, 2005) đã tái hiện lại một cách có hệ thống, tương đối toàn diện lịch sử bộ đội Mặt trận Tây Nguyên trong đó có đề cập đến lực lượng Tăng thiết giáp nằm trong đội hình chiến đấu của Quân đoàn 3. Cuốn Lịch sử Kỹ thuật quân sự Việt Nam trong Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn (Nxb Quân đội nhân dân, 2006), đã tập trung trình bày những chủ trương chiến lược của Đảng trong xây dựng và phát huy vai trò của kỹ thuật quân sự, bảo đảm vũ khí, trang bị cho các lực lượng vũ trang xây dựng và chiến đấu thắng lợi, trong đó có đề cập đến các vũ khí, trang bị, công tác đảm bảo kỹ thuật của lực lượng Tăng thiết giáp. Trên cơ sở tuyển chọn một số công trình, bài viết của các tướng lĩnh, sĩ quan, các nhà khoa học về những sự kiện tiêu biểu trong cuộc KCCMCN, bằng các cứ liệu có độ xác thực cao, tác phẩm Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Những mốc son lịch sử (Nxb Chính trị Quốc gia, 2010), đã tái hiện và phục dựng các bước phát triển của cuộc KCCMCN qua việc khái quát bối cảnh lịch sử, đánh giá tương quan lực lượng hai bên, đường lối kháng chiến, công tác tổ chức điều hành, động viên tối đa sức mạnh dân tộc vào cuộc kháng chiến, tinh thần chiến đấu ngoan cường, thông minh sáng tạo của quân và dân Việt Nam, ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến. Vai trò của lực lượng Tăng thiết giáp cũng đã xuất hiện trong các sự kiện lịch sử mà bộ sách đề cập đến. Cuốn Lịch sử quân sự Việt Nam - Cuộc kháng chiến chống Mỹ , cứu nước (1954 - 1975), tập 11 (Nxb Chính trị Quốc Gia, 2005) và “Lịch sử quân sự Việt Nam - Những nhân tố hợp thành sức mạnh Việt Nam thắng Mỹ”, tập 12 (Nxb Chính trị Quốc Gia, 2011) do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn đã tái hiện các sự kiện lịch sử chính yếu của cuộc KCCMCN, đồng thời đúc kết, lý giải, làm rõ một số 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan