Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Mối quan hệ giữa đảng và nhà nước ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Mối quan hệ giữa đảng và nhà nước ở việt nam hiện nay

.PDF
167
788
138

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ========= TRẦN VĂN ĐÔNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ========= TRẦN VĂN ĐÔNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS Mã số: 62 22 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS Dương Phú Hiệp HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Dương Phú Hiệp. Nội dung nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả Trần Văn Đông MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..........................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ……... 5 1.1. Các công trình nghiên cứu về đảng chính trị và vai trò của đảng chính trị đối với nhà nước…………………………………………………………………....5 1.2. Các công trình nghiên cứu về nhà nước và vai trò của nhà nước đối với đảng chính trị ở Việt Nam .......................................................................................15 1.3. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam hiện nay .......................................................................................18 1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu.. ............................................................................................24 Chương 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ………………………....28 2.1. Đảng, nhà nước và sự tác động qua lại lẫn nhau .. ...............................28 2.2. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin bàn về mối quan hệ giữa đảng và nhà nước . ..........................................................................................................36 2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa đảng và nhà nước .......................................................................44 2.4. Kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết mối quan hệ đảng và nhà nước...........................................................................................................52 2.5. Sự thống nhất giữa cái phổ biến và cái đặc thù trong mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam hiện nay...............................................................57 Kết luận chương 2.........................................................................................64 Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY……...65 3.1. Một số nội dung có tính nguyên tắc về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở Việt Nam hiện nay...........................................................................65 3.2. Thực trạng mối quan hệ trong việc cụ thể hóa đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước........................................................................70 3.3. Thực trạng mối quan hệ trong việc tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng và Nhà nước.......................................................................................................74 3.4. Thực trạng mối quan hệ giữa Đảng với Quốc hội, Chính phủ, cơ quan Tư pháp và chế định Chủ tịch Nước.......................................................................81 3.5. Thực trạng mối quan hệ trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Đảng và Nhà nước theo Hiến pháp và pháp luật.....................………..………...99 3.6. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam hiện nay............................................................................102 Kết luận chương 3.......................................................................................111 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY…………………………112 4.1 Đổi mới nhận thức và bổ sung lý luận về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam.........................................................................................113 4.2. Kiện toàn, sắp xếp, tinh giản bộ máy của Đảng và Nhà nước………..119 4.3. Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước và công tác đánh giá, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước..................125 4.4. Nghiên cứu cơ chế luật hoá mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước…..132 4.5. Xây dựng Ban chấp hành Trung ương Đảng trí tuệ, dân chủ và đoàn kết là nhân tố quan trọng trong mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước …………….138 4.6. Nghiên cứu cơ chế nhất thể hóa chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch Nước..........................................................................................................142 Kết luận chương 4.......................................................................................149 KẾT LUẬN.......................................................................................150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ.......................................................................................154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................155 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong cấu trúc của hệ thống chính trị thì đả ng và nhà nước là hai bộ phận quan trọng trong kiến trúc thượng tầng. Tuy bị quy định bởi cơ sở hạ tầng, song nó lại có vai trò tác động, định hướng trở lại đối với cơ sở hạ tầng, sự tác động trở lại đó chủ yếu là định hướng về bản chất, mục đích, chủ thể quyền lực trong xã hội. Mối quan hệ giữa đảng chính trị, cầm quyền và nhà nước (trong luận án này gọi tắt là “đảng và nhà nước”) là một quan hệ phổ biến trong xã hội có giai cấp, và có quan hệ biện chứng với sự phát triển của hệ thống chính trị, phản ánh trình độ dân chủ xã hội. Ở Việt Nam, mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước đang từng bước củng cố, hoàn thiện để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của Nhà nước. Trong quá trình lãnh đạo, chúng ta đang gặp những khó khăn như nhận thức một số vấn đề lý luận về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động của Đảng và Nhà nước vẫn chưa rõ ràng, đầy đủ. Mặt khác, ở thời kỳ trước đổi mới, trong “cơ chế tập trung quan liêu - bao cấp”, hầu hết lãnh đạo Đảng thường “lấn sân”, bao biện, làm thay, thậm chí choán quyền cán bộ, lãnh đạo Nhà nước. Song từ khi đổi mới, vai trò của các cơ quan đảng, các lãnh đạo của Đảng có biểu hiện ngày càng mờ nhạt, kém tác dụng thực tiễn so với vai trò các cấp cơ quan nhà nước, cán bộ, lãnh đạo nhà nước. Thực trạng này, vừa hạn chế, vừa gây phương hại đến vai trò, năng lực, uy tín lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa hạn chế vai trò, chức năng, hiệu lực, uy tín quản lý của cơ quan nhà nước; vừa có những vi phạm các quyền công dân, quyền dân chủ, quyền làm chủ và lợi ích chính đáng của nhân dân, ảnh hướng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nằm chung trong tính quy luật của mối quan hệ đó, song vấn đề quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam hiện nay trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, Đảng duy nhất lãnh đạo đã, đang là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn phức tạp trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và từng bước xây dựng hoàn thiện “nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam” nói riêng. 1 Ngoài ra, đất nước cũng phải đối mặt với không ít thách thức như: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí rất nghiêm trọng; những biểu hiện xa rời mục tiêu của Đảng, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có phức tạp…Điều đó cho thấy, để lãnh đạo được xã hội và Nhà nước, Đảng phải có đủ năng lực, trí tuệ và phẩm chất, bản lĩnh để hoạch định đường lối đúng cho toàn xã hội, có khả năng chỉ đạo Nhà nước để thể chế hóa đường lối và tổ chức thực hiện đường lối đó. Khi cầm quyền, Đảng phải thường xuyên và tích cực chống nguy cơ quan liêu, xa rời quần chúng, thoái hóa biến chất, rơi vào đặc quyền đặc lợi, cắt đứt mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân - nguồn sức mạnh của Đảng. Để có cơ sở cho việc khắc phục hạn chế trong thực tiễn về mối quan hệ đó, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc, toàn diện và đầy đủ cả về lý luận lẫn thực tiễn quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam hiện nay là một việc có ý nghĩa vừa cơ bản, vừa cấp thiết, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân tố có vai trò quyết định hàng đầu cho quá trình chỉnh đốn, xây dựng Đảng và cải cách Nhà nước theo hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cho quá trình đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Đồng thời, xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giữa Đảng và Nhà nước, thể chế hóa vai trò lãnh đạo và vị trí cầm quyền của Đảng, tránh chồng chéo giữa chức năng lãnh đạo của Đảng với chức năng quản lý của Nhà nước. Như vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, cả về lý luận và thực tiễn mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam trên cơ sở tổng kết những thành công, chỉ rõ những hạn chế, mâu thuẫn đang cản trở để rút ra những bài học và đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước là công việc hết sức cấp thiết. Từ những lý do trên, tác giả mong góp thêm chút công sức của mình cho quá trình tiếp tục phát huy những thành tựu, đồng thời hạn chế những sai sót, khó khăn, thách thức của nước ta trong quá trình tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm luận án Tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung làm rõ thêm một số vấn đề lý luận, thực tiễn về mối quan hệ giữa đảng và nhà nước; nghiên cứu thực trạng mối quan hệ Đảng và Nhà nước ở Việt Nam hiện nay; từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới, hoàn thiện mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Trình bày một cách có hệ thống các khái niệm công cụ tập trung trong việc giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. - Phân tích thực trạng về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam hiện nay và chỉ ra một số vấn đề đặt ra trong việc giải quyết tốt mối quan hệ này. - Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục khắc phục những hạn chế, sai lệch, trên cơ sở đó phát huy những thành tựu của mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là “mối quan hệ Đảng và Nhà nước ở Việt Nam” hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở cấp Trung ương. Thời gian nghiên cứu: Luận án giới hạn thời gian nghiên cứu bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006) đến nay. 4. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận án nghiên cứu lấy chủ nghĩa duy vật biệt chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở xuyên suốt cho toàn bộ những luận giải của luận án. Đồng thời, luận án chủ yếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam. 3 - Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa trên thực trạng mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam hiện nay để nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp đổi mới mối quan hệ. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp hệ thống để xác định vị trí và mối tương quan giữa các chủ thể trong mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở phương pháp luận chung đó, tác giả luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử - logic; phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp so sánh… 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, luận án khiêm tốn góp phần hoàn thiện các nội dung về những cái phổ biến và những cái đặc thù trong mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, gắn với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Hai là, góp phần làm rõ thêm thực trạng xử lý mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, góp phần luận cứ để chứng minh sự cần thiết phải thực hiện các giải pháp đổi mới, hoàn thiện mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề về triết học, chính trị học về Đảng, Nhà nước ở Việt Nam; là tài liệu tham khảo phục vụ cán bộ, công chức làm công tác tổ chức, xây dựng Đảng và cơ quan quản lý Nhà nước... 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương và 21 tiết. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Vấn đề về đảng và nhà nước, đặc biệt về mối quan hệ giữa đảng và nhà nước là đối tượng nghiên cứu của khá nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau như: chính trị học, triết học, luật học, hành chính học, xã hội học… Trong “tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án”, tác giả luận án khái quát cơ bản những công trình khoa học đã công bố có giá trị liên quan trực tiếp đến đề tài luận án theo mã số chuyên ngành, mà cụ thể là: 1.1. Các công trình nghiên cứu về đảng chính trị và vai trò của đảng chính trị đối với nhà nước 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, ở mỗi giai đoạn lại có những điều kiện và đặc điểm khác nhau, theo đó tình hình nghiên cứu cũng có những bước phát triển khác nhau. Trong số các công trình đó phải kể đến các công trình tiêu biểu sau: Trong cuốn: “Về Đảng Cộng sản Việt Nam” [108 và 109], các tác giả đã tập hợp tất cả các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng Đảng, trong đó có nói đến mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, Đảng với vai trò cầm quyền và Nhà nước (cụ thể là Chính phủ) trong vai trò điều hành trực tiếp đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Hồ Chí Minh đã đặc biệt nhấn mạnh lý luận về Đảng cầm quyền (Hồ Chí Minh hay dùng từ “cầm quyền” để nói về Đảng hơn là từ “lãnh đạo”). Hồ Chí Minh quan tâm đến công tác cán bộ, sự gương mẫu của các cán bộ, đảng viên sẽ là điều kiện quan trọng để tạo nên sự vững mạnh của Đảng và Nhà nước (Chính phủ). Trong cuốn: “Mấy vấn đề về Đảng cầm quyền” của Tổng Bí thư Lê Duẩn [16], tác giả cho rằng: nhiệm vụ của Đảng khi chưa có chính quyền là giác ngộ, tổ chức quần chúng đấu tranh lật đổ ách thống trị của giai cấp bóc lột để giành lấy chính quyền. Khi đã có chính quyền thì nhiệm vụ của Đảng là xây dựng và giữ vững chính quyền, triệt để sử dụng và phát huy quyền lực của chính quyền để cải 5 tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, trấn áp các lực lượng chống đối. Như vậy, trước và sau khi có chính quyền, Đảng luôn giữ vai trò lãnh đạo. Trong cuốn: “Hệ thống chính trị ở các nước tư bản phát triển hiện nay” của GS. Hồ Văn Thông [147], tác giả đã khái quát và phân tích một cách khá đầy đủ về hệ thống chính trị ở một số nước tư bản phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức,…nói chung và mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhà nước ở các quốc gia này nói riêng. Qua đó, tác giả cũng chỉ ra những điểm mạnh, yếu trong cơ chế thực hiện mối quan hệ giữa đảng chính trị, đảng cầm quyền đối với nhà nước ở các quốc gia này. Đây là những bài học và kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xử lý mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước. GS.TS. Nguyễn Văn Huyên với cuốn sách: “Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ (mô hình tổ chức và hoạt động)” [58], đã phân tích hệ thống chính trị được hợp thành từ ba tiểu hệ thống chính là đảng phái chính trị, nhà nước và các nhóm lợi ích của xã hội công dân. Song, đó không phải là ba bộ phận riêng rẽ, độc lập mà chúng có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên sự vận hành suôn sẻ của toàn bộ hệ thống chính trị. Tìm hiểu bản chất của hệ thống chính trị, các mối quan hệ chính trị trong trạng thái vận động, đan xen nhiều chiều, nhiều tầng ý nghĩa cũng chính là xuất phát điểm nghiên cứu của tác giả cuốn sách này. Từ năm 1986 đến nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, đã có một số báo cáo tổng kết về phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước, về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước: Nghị quyết TW3, khóa VII: “Về một số nhiệm vụ đổi mới và chính đốn Đảng” (1992); Nghị quyết TW8, khóa VII: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính” (1995); Nghị quyết TW6, khóa VIII: “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay” (1999); Nghị quyết TW5, khóa IX (2002) về: “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”; Nghị quyết TW5, khóa X (2007) về: “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị”; Nghị quyết TW4, khóa XI về: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết TW4, khóa XII về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, 6 đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ”...Tất cả các nghị quyết có chung một đặc điểm là đều xác định những phương hướng để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước (gắn với cả hệ thống chính trị) trong đó xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ quan trọng. Trong cuốn: “Một số vấn đề xây dựng Đảng trong văn kiện Đại hội X” do PGS.TS Lê Minh Thông chủ biên [145], các tác giả cuốn sách cho rằng, trong điều kiện chính trị, xã hội thế giới đầy biến động trước xu thế toàn cầu hóa về kinh tế hiện nay, Đảng ta vẫn đang kiên định con đường đã chọn, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, giành được nhiều thắng lợi trong công cuộc đổi mới, tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Với bản chất khoa học và cách mạng, qua mỗi kỳ đại hội, Đảng ta vẫn luôn tự trau dồi, rèn luyện đạo đức, phong cách, luôn đề ra nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang ngày một bảo đảm các điều kiện cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, đòi hỏi Đảng ta phải vững mạnh, đủ tầm, đủ bản lĩnh, trí tuệ để đưa đất nước phát triển bền vững cả về chính trị và kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa, phát huy được uy tín và ảnh hưởng của Đảng trong xã hội. Trong cuốn: “Đảng Cộng sản cầm quyền - Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng” do GS.TS.Nguyễn Văn Huyên chủ biên [56], các tác giả khẳng định: trong thế giới hiện đại, hoạt động của các đảng chính trị nói chung và các đảng cầm quyền nói riêng có một ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với đời sống chính trị của mỗi đảng và hiệu quả lãnh đạo chính trị của đảng đó. Các tác giả thẳng thắn thừa nhận rằng, chúng ta còn lúng túng về mặt lý luận, lúng túng trong nhận thức về vai trò lãnh đạo của Đảng, chưa xác định được một cách rõ ràng mối quan hệ giữa quyền lãnh đạo xã hội (cầm quyền lãnh đạo xã hội) của Đảng, quyền lực công của Nhà nước và quyền lực của nhân dân. Nội dung cầm quyền của Đảng là gì? Phương thức cầm quyền như thế nào? Phạm vi quyền lực đến đâu để không trái với nguyên tắc pháp quyền và không đi ngược lại với quyền tự do, dân chủ của nhân dân? Đây vẫn là những câu hỏi còn nhiều tranh luận giữa các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạt động chính trị. Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta hiện nay thì yêu cầu 7 đổi mới về nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng ngày càng trở nên cấp thiết. Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích, có giá trị cho các nhà nghiên cứu chính trị học, định hướng và gợi mở cho các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong việc đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện hiện nay. PGS.TS. Nguyễn Văn Hoà trong cuốn: “Nâng cao tầm tư tưởng và trí tuệ của Đảng đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong giai đoạn mới” [46], đã phân tích trí tuệ của Đảng qua các giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay; nêu lên những yêu cầu đối với sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới; đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tầm tư tưởng và trí tuệ của Đảng đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong giai đoạn hiện nay. Bài viết: “Để nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng trong điều kiện hiện nay” của TS. Nguyễn Đình Hòa [47], khẳng định ở Việt Nam, Đảng Cộng sản là đảng duy nhất cầm quyền, để hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, việc đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhiệm vụ nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng bao gồm nhiều nội dung, trong đó cần tập trung vào 3 nội dung cốt lõi: cầm quyền một cách khoa học, cầm quyền một cách dân chủ và cầm quyền theo pháp luật. Có thể nói, đó là những đặc trưng cần có, là yếu tố bảo đảm sự thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách Đảng cầm quyền. TS. Đặng Đình Tân trong cuốn: “Thể chế cầm quyền: một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [132], cho rằng: Đảng cầm quyền là vấn đề quan trọng của hệ thống chính trị của tất cả các quốc gia. Vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản với nhà nước là một nguyên tắc hoạt động cơ bản, là trụ cột của cơ chế vận hành của cả hệ thống chính trị. Hệ thống thể chế đảng lãnh đạo nhà nước đã đạt được những kết quả nhất định và nhờ đó đã góp phần quan trọng vào thành công của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, hệ thống các thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước còn chưa hoàn chỉnh, có tình trạng phân định chức năng lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước chưa rõ ràng, chồng chéo, làm ảnh hưởng nhất định đến vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như vai trò quản lý của Nhà nước. Từ những nội dung đó, tác giả cuốn sách đề xuất việc hoàn thiện thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước ở nước ta hiện nay là một nội 8 dung quan trọng trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới mối quan hệ Đảng với Nhà nước trong điều kiện mới. Trong “Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới 1986 - 2016” của Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận - thực tiễn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam [2], đã trình bày khái quát các quan điểm mới của Đảng về sự phát triển của đất nước và thực trạng thực hiện các quan điểm đó. Báo cáo cho rằng, cần phải tiếp tục đổi mới tư duy về sự phát triển đất nước; nâng cao trình độ trí tuệ và năng lực lãnh đạo chính trị, năng lực cầm quyền; cần đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng; phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, tăng cường đoàn kết thống nhất; làm trong sạch và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; khắc phục có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực, đặc biệt là tệ quan liêu, tham nhũng; khôi phục và nâng cao lòng tin của nhân dân đối với đảng; chấn chỉnh tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ. PGS.TS Phạm Văn Đức trong bài viết: “Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước” [34], đã luận giải để làm rõ tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của nhiệm vụ nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Theo tác giả, để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, cần chú ý một số yêu cầu trong nội dung lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước như sau: Đảng phải xây dựng được đường lối lãnh đạo đúng đắn, phù hợp; thường xuyên chăm lo công tác xây dựng và bồi dưỡng cán bộ; coi trọng những nguyên tắc tổ chức và phương thức hoạt động của Đảng; chú ý tổng kết kinh nghiệm và vận dụng kinh nghiệm đó để lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị, như xây dựng cương lĩnh mới trên cơ sở kế thừa và phát triển Cương lĩnh năm 1991, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội... nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. GS.TS.Phạm Ngọc Quang trong: “Đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” [118], cho rằng: Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành những thắng lợi vẻ vang, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc là kỷ nguyên độc lập và tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã lãnh đạo sự nghiệp đổi mới 9 đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thắng lợi đó khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới mà Đảng đã đưa ra. Tuy nhiên, không phải mọi vấn đề liên quan tới phương thức lãnh đạo của Đảng đã có bước tiến tương xứng với yêu cầu của quá trình đổi mới. Để góp phần khắc phục hạn chế đó và có nhận thức đúng đắn hơn về phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới, thì cần nghiên cứu sâu sắc hơn nữa vấn đề phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền trong điều kiện đổi mới hiện nay. Đây là công trình nghiên cứu bàn khá sâu về phương thức lãnh đạo, tác giả đã phân tích thực trạng mối quan hệ giữa Đảng với các chế định của Nhà nước, từ đó đề xuất một số giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, trong đó có Nhà nước. Cuốn sách: “Vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện mới” do GS.TS Đỗ Hoài Nam chủ biên [110], đây là sự chắt lọc những kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp nhà nước KX.10.04 “Vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và hội nhập kinh tế quốc tế”. Kế thừa nhiều luận điểm cơ bản về vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề cập ở nhiều công trình nghiên cứu trước đây, qua phân tích, đánh giá về đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị ở một số nước tư bản chủ nghĩa; sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong điều kiện cải cách, mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc; vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trước và đặc biệt là trong 20 năm đổi mới; các tác giả đưa ra một số quan điểm, nội dung và giải pháp cơ bản nhằm củng cố và nâng cao vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Lần đầu tiên, cuốn sách luận giải kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xã hội dân sự là “ba trụ cột cơ bản” và được đặt trong một thể thống nhất hữu cơ, tạo ra nhiều điều kiện mới chưa có tiền lệ trong lịch sử tác động đến sự cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; nhấn mạnh tính cạnh tranh của kinh tế thị trường, tính pháp quyền của Nhà nước và tính dân sự của xã hội. Tuy nhiên, đó mới là nhận thức và đề xuất riêng 10 của các tác giả công trình này (hiện nay chưa vận dụng vào thực tiễn Việt Nam vấn đề “xã hội dân sự”). PGS.TS.Trần Đình Huỳnh trong cuốn: “Phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước” [59], đã trình bày một cách khái lược quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, về đảng cầm quyền. Trên cơ sở đó, tác giả đã làm rõ khái niệm phương thức lãnh đạo và quá trình hình thành phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Tác giả đưa ra một số quan điểm chung về phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước trong tình hình hiện nay. Đây là công trình bàn sâu về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, tuy nhiên chỉ nhấn mạnh đến góc độ tác động của Đảng với Nhà nước chứ chưa đưa ra góc độ nhìn toàn diện về mối quan hệ đó. Cuốn sách: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” do Trần Đình Nghiêm chủ biên [112], được hình thành trên cơ sở đề tài khoa học cấp nhà nước: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội”, mã số KHXH 05.04. Trong cuốn sách, các tác giả trình bày cơ sở lý luận, nội dung, khái niệm phương thức lãnh đạo của Đảng, quá trình lịch sử hình thành phương thức lãnh đạo của Đảng, vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị và trên một số lĩnh vực như kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, tổ chức cán bộ…. GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn trong bài viết: “Đảng phải thường xuyên tự đổi mới để đưa đất nước tiến nhanh hơn” [13], trên cơ sở làm rõ thực trạng công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước, tác giả đã đi đến kết luận: tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh để đảm bảo cho sự thành công của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, Đảng cần phải quan tâm đặc biệt đến hai khâu then chốt nhưng lại đang khá bức xúc cần tự đổi mới và chỉnh đốn sớm để làm chỗ dựa cho các khâu khác là công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Trên nền tảng hai khâu then chốt đó cần thực hiện đồng bộ các mặt khác như công tác tư tưởng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, phòng chống tham nhũng, lãng phí, công tác tổ chức, bộ máy của Đảng và của hệ thống chính trị, công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, công tác quần chúng. Tất cả các nội dung này có 11 quan hệ chặt chẽ với nhau và đều cực kỳ quan trọng trong việc làm cho Đảng ngày một vững mạnh hơn. Trong cuốn: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng, củng cố nhà nước (1986 - 1996)” [55], TS. Đoàn Minh Huấn đã hệ thống quá trình đổi mới tư duy nhận thức của Đảng về vấn đề Nhà nước. Tác giả phân tích từ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, từ nguyên lý tổ chức và hoạt động, cơ chế vận hành, xây dựng các cơ sở kinh tế - xã hội của Nhà nước...cũng như quá trình tổ chức chỉ đạo thực tiễn với tính phong phú, sinh động. Đặc biệt, qua nghiên cứu lịch sử, tác giả đã bước đầu tổng kết những thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm cho hiện tại, trong đó, một trong những bài học quan trọng là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Trong cuốn “Đảng Cộng sản Việt Nam với việc cải cách nền hành chính nhà nước” của TS Trần Đình Thắng [143], tác giả phân tích, luận giải có căn cứ khoa học trên cả phương diện lý luận và thực tiễn để làm rõ yêu cầu tất yếu khách quan của Đảng lãnh đạo cải cách, xây dựng nền hành chính Nhà nước trong công cuộc đổi mới đất nước; phân tích, khái quát và hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương và quá trình lãnh đạo thực hiện chủ trương của Đảng về cải cách, xây dựng nền hành chính Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới đất nước; đánh giá khách quan, có cơ sở khoa học về kết quả lãnh đạo và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu. Qua đó, khẳng định sự phát triển về tư duy lý luận và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn của Đảng đối với việc xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, hiện đại trong công cuộc đổi mới đất nước là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà trong bài “Về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay” [40], cho rằng: trong hệ thống chính trị, các thành tố cơ bản đầu tiên là Đảng và Nhà nước. Đảng là tổ chức chính trị do các cá nhân tự nguyện gia nhập theo một điều lệ chung; còn Nhà nước là bộ máy quản lý xã hội bằng pháp luật. Tuỳ theo đặc điểm, pháp luật của mỗi nước mà một nước có thể có nhiều đảng hoặc chỉ có một đảng. Hình thức biểu hiện của mối quan hệ giữa đảng và nhà nước khá phong phú; nhưng nhà nước nào cũng đều do một đảng hoặc vài đảng lãnh đạo. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng cách thông 12 qua các đảng viên trong bộ máy Nhà nước để biến những quyết định áp dụng cho các đảng viên thành những quyết định áp dụng cho mọi công dân. Sự lãnh đạo đúng đắn hay không đúng đắn của Đảng đối với Nhà nước sẽ dẫn đến sự thành công hay không thành công trong hoạt động quản lý của Nhà nước. Trong cuốn sách: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ đổi mới” do GS.TS.Nguyễn Phú Trọng, PGS.TS.Tô Huy Rứa, PGS.TS.Trần Khắc Việt chủ biên [158], các tác giả đề cập những vấn đề cơ bản về Đảng cầm quyền, tình hình chỉnh đốn Đảng, giải pháp cấp bách để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến của Đảng trong tình hình mới. Cuốn sách “Một số vấn đề đổi mới tổ chức bộ máy Đảng Cộng sản Việt Nam” do PGS.TS.Nguyễn Hữu Tri, TS.Nguyễn Thị Phương Hồng chủ biên [133], đã phân tích những vấn đề hạn chế, yếu kém trong tổ chức bộ máy của Đảng hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới. Như vậy, các công trình nghiên cứu trong nước đã đi sâu nghiên cứu về Đảng, trong đó trọng tâm nhất là việc đổi mới phương thức và nội dung lãnh đạo của Đảng; khả năng tự đổi mới và chỉnh đốn Đảng; nghiên cứu mô hình tổ chức và bài học của mô hình chính trị các nước có thể tham khảo đối với chính trị Việt Nam; nghiên cứu sâu về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước…Đây là những công trình nghiên cứu khoa học quan trọng để tác giả tham khảo cho đề tài luận án của mình trong quá trình triển khai. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Hai công trình “Con người chính trị - căn bản xã hội của chính trị” (1960) của Seymour Martin Lipset và “Các nhân tố trong một hệ thống hai đảng và đa đảng” (1972) của Maurice Duverger, được coi là hai công trình khoa học đi tiên phong ở các nước phương Tây. Theo các ông, đảng chính trị là yếu tố quan trọng trong đời sống chính trị hiện đại, đảng chính trị cạnh tranh nhau thông qua các cuộc bầu cử để trở thành đảng cầm quyền. Các bài viết: “Khoa học chính trị - một sự giới thiệu” của Michaheal Roskin, Robert Cord, James Medeiroi, Walter Jones (1991) và “Chính trị” của Andrew Heywood (2002), các tác giả cho rằng, đảng chính trị khi trở thành đảng cầm quyền sẽ “luật hóa” các ưu tiên trong chính sách của mình nhờ kiểm soát quá trình lập pháp ở nghị viện. Nói cách khác, thể chế hóa 13 các mục tiêu của mình thành các đạo luật của nhà nước chính là cách thức căn bản để các đảng ở các nước phương Tây kiểm soát được quá trình chính trị. Hai cuốn sách “Chính trị so sánh ngày nay - một cách nhìn toàn cảnh” của Garbriel Almond và Bingham Powell (1988); “Các quốc gia và các chính phủ: chính trị so sánh trong viễn cảnh khu vực” của Thomas Magstadt (1994), đã nghiên cứu về các hệ thống đảng phái ở các nước khác nhau, ở các khu vực có các thế chế chính trị, hoặc trình độ kinh tế, văn hóa của mỗi nước khác nhau. Điểm thống nhất trong các tác phẩm này là quan điểm: dù nhiều quốc gia cùng tồn tại thể chế đa đảng, vai trò cầm quyền và lãnh đạo nhà nước ở mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng và không giống nhau. Còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác nữa, tuy nhiên nhìn chung, trong các nghiên cứu của các học giả phương Tây, dù tiếp cận từ góc độ nào, thì nội dung lãnh đạo của đảng cầm quyền cũng được thực hiện thông qua cơ chế cạnh tranh giữa các đảng phái trong các nền dân chủ đa nguyên thông qua các cuộc bầu cử. Mối quan hệ giữa đảng và nhà nước chủ yếu thông qua các đạo luật, trên cơ sở hình thành từ các cương lĩnh và chính sách ưu tiên của đảng cầm quyền. Điều này đã giúp cho chúng ta có được những cách tiếp cận mới trong quá trình nghiên cứu về đảng cầm quyền và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Đối với các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng quan tâm nhiều đến vấn đề cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong lãnh đạo Nhà nước xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, những tác phẩm tiêu biểu cần kể đến như: “Tổng thuật những nghiên cứu về tăng cường xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng” của Triệu Kim Bằng (2004); “Tăng cường xây dựng tác phong của Đảng cầm quyền” của Vương Mậu Lâm (2001); “Cầm quyền mang tính khoa học và dân chủ, cầm quyền theo pháp luật: yêu cầu thời đại về tính hợp pháp của Đảng cầm quyền” của Dương Tiểu Cường, Tào Tuyết Phong (2005)… Theo các tác giả, tác phong của Đảng trực tiếp quyết định và ảnh hưởng đến phong cách chính trị và tập tục xã hội. Đồng thời, các tác giả phân tính mối quan hệ giữa phương thức cầm quyền và tính hợp pháp của đảng cầm quyền và đặt ra những yêu cầu mới đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc là cầm quyền phải mang tính khoa học, tính dân chủ và cầm quyền phải theo pháp luật. Ngoài ra, tác giả còn phân tích mối quan hệ giữa Đảng và pháp luật. 14 Trong các tác phẩm: “Nghiên cứu quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc” của Lưu Tôn Hồng (2004), “Bàn về công tác xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng” của Lưu Chấn Hoa (2010), các tác giả đã có những nghiên cứu sâu sắc về vấn đề năng lực và phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo đó, Đảng phải hoạt động theo nguyên tắc dân chủ trong cạnh tranh chính trị, công khai trong vận hành chính trị để tránh lạm quyền, tuân theo một trình tự đã được thể chế hóa từ việc tuyển chọn, hiệp thương, thảo luận, giám sát, bãi miễn và pháp chế. Đây là những cuốn sách có giá trị về kinh nghiệm, lý luận và gợi ý quan trọng cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong cuốn “Quá trình hình thành và phát triển lý luận về sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc” của GS.TS Dương Phú Hiệp [51], tác giả đã đi sâu phân tích quan điểm của Mác - Ăngghen và Lênin về xây dựng đảng và về sự cầm quyền của đảng cộng sản. Đồng thời, tác giả đã khái quát quá trình hình thành và phát triển lý luận về sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trước và sau thời kỳ cải cách mở cửa đến nay. Cuốn sách đã chỉ ra được một số bài học về lý luận cầm quyền của Trung Quốc đối với Việt Nam. 1.2. Các công trình nghiên cứu về nhà nước và vai trò của nhà nước đối với đảng chính trị ở Việt Nam Cuốn sách: “Về quyền lực trong cơ quan Nhà nước hiện nay” của PGS. TS Lê Minh Quân và ThS. Bùi Việt Hương chủ biên [127], cho rằng, hiện nay thế giới đang thay đổi nhanh chóng do sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại, toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, v.v.. Những cách tiếp cận và quan niệm về quyền lực và tổ chức thực hiện quyền lực (quyền lực công, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước) trong phát triển kinh tế - xã hội cũng đang thay đổi và thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu và hoạt động thực tiễn ở trong và ngoài nước. Các cách tiếp cận và quan niệm về độc lập, chủ quyền và chiến lược phát triển quốc gia hay quyền lực quốc gia; về hệ thống thể chế, cơ chế và phương thức tổ chức, hoạt động của nhà nước; về các thể chế, cơ chế quyền lực phi nhà nước; về quản trị toàn cầu, v.v. do ảnh hưởng của sự phát triển khoa học - công nghệ, toàn cầu hóa và kinh tế tri thức... mang lại là những vấn đề đang được nghiên cứu và lý giải. Theo tập thể tác giả, việc nhận thức đúng nhiều vấn đề căn bản của chính trị như quyền lực, 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan