Hiện nay các trường THCS đã và đang trú trọng tới vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng toàn diện của học sinh, đổi mới
công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng, tăng cường nề nếp kỷ cương nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, góp phần vào công cuộc đổi mới
đất nước - đổi mới về yêu cầu con người trong giai đoạn hiện nay đó là việc
hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” kiên quyết ngăn chặn, khắc phục
các hiện tượng tiêu cực trong thi cử và tình trạng chạy theo thành tích.
Vì vậy, để đáp ứng được mục đích chung của giáo dục, để dạy học có
chất lượng tốt không thể không đổi mới công tác quản lý trường học.
Quản lý chỉ đạo dạy học ở trường THCS chính là việc quản lý việc
dạy của thầy, việc học của trò. Nếu người quản lý xác định được vai trò trách
nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của mình đối với sự nghiệp giáo dục, từ đó,
luôn tìm tòi sáng tạo, lựa chọn các phương pháp phù hợp để quản lý quá
trình dạy học thì sẽ đạt kết quả cao.
Quản lý như thế nào để thực hiện được các yêu cầu đặt ra, đó là một
vấn đề đã làm cho nhiều nhà giáo dục, nhiều nhà quản lý trường học quan
tâm nghiên cứu nhưng chưa đưa ra một giải pháp quản lý nào có tính khuôn
mẫu, chuẩn mực cho các cấp học, ngành học để cho các đơn vị trường THCS
thực hiện. Các nhà quản lý chỉ dựa vào mục tiêu của từng cấp học để hoạch
định kế hoạch.
Là người trực tiếp quản lý tại trường THCS ở vùng đồng bằng nông
thôn – khu vực vùng xa của huyện Hoằng Hoá, đời sống nhân dân khó khăn,
kinh tế còn nghèo, gần như 100% dân số làm nghề nông nghiệp với kĩ thuật
và công nghệ còn lạc hậu, tiềm năng thiên nhiên không có, là xã thuộc địa
bàn khó khăn trong Huyện Hoằng Hoá, vì vậy bản thân tôi xác định:
Mặc dù, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước nền giáo dục
cả nước nói chung và giáo dục xã Hoằng Lưu nói riêng đã và đang từng
bước thay đổi căn bản về chất nhưng so với yêu cầu chung của đất nước thì
chất lượng dạy học ở cấp THCS, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu