Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Mưu sinh của thanh niên dân tộc mường tỉnh hòa bình...

Tài liệu Mưu sinh của thanh niên dân tộc mường tỉnh hòa bình

.PDF
217
522
65

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN PHÚ TRƢỜNG MƢU SINH CỦA THANH NIÊN DÂN TỘC MƢỜNG TỈNH HÒA BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN PHÚ TRƢỜNG MƢU SINH CỦA THANH NIÊN DÂN TỘC MƢỜNG TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành : NHÂN HỌC Mã số : 62.31.03.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS ĐẶNG CẢNH KHANH 2. PGS. TSKH TRỊNH THỊ KIM NGỌC HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi; các số liệu nêu trong luận án tiến sĩ là trung thực. Những kết luận khoa học luận án tiến sĩ của tôi chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ Nguyễn Phú Trƣờng LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS.TS. Đặng Cảnh Khanh và PGS.TSKH Trịnh Thị Kim Ngọc đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện luận án này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, các cô là giảng viên của khoa Dân tộc học và Nhân học, Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; các lãnh đạo và đồng nghiệp trong cơ quan Trung ƣơng Đoàn, Ban Thƣờng vụ tỉnh Đoàn Hòa Bình; lãnh đạo, bà con nhân dân và các bạn thanh niên các huyện Kim Bôi, Lƣơng Sơn, Cao Phong của tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ, giúp đỡ cũng nhƣ tạo điều kiện và cung cấp các tƣ liệu quý giá để tôi thực hiện luận án này. Hà Nội , ngày tháng 5 năm 2017 TÁC GIẢ Nguyễn Phú Trƣờng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATK: An toàn khu CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DTTS: Dân tộc thiểu số LĐ-TB&XH: Lao động Thƣơng binh Xã hội KHĐT: Kế hoạch đầu tƣ NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn NXB: Nhà xuất bản GS.TS: Giáo sƣ tiến sĩ HND: Hội nông dân HPN: Hội phụ nữ HĐND: Hội đồng nhân dân PGS.TS: Phó giáo sƣ tiến sĩ PVS: Phỏng vấn sâu THCS: Trung học cơ sở THP: Trung học phổ thông TN: Thanh niên TNCS: Thanh niên cộng sản TSKH Tiến sĩ khoa học UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa VAC: Vƣờn ao chuồng DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 2.1: Dân số Hòa Bình từ 2011 – 2015 42 Bảng 2.2: Dân số tại các huyện thuộc địa bàn nghiên cứu 42 Bảng 2.3: Nguồn nhân lực trẻ từ 10 - 34 tuổi của một số dân tộc 43 Bảng 2.4: Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở nên 43 Bảng 2.5: Số lƣợng học sinh, sinh viên 46 Bảng 3.1: Số trang trại tại địa bàn nghiên cứu 95 Biểu đồ 2.1: Những lựa chọn quan trọng nhất của thanh niên 44 Biểu đồ 2.2: Trình độ học vấn của thanh niên 47 Biểu đồ 2.3: Tự đánh giá về sức khỏe của thanh niên 48 Biểu đồ 2.4: Mức độ tập thể dục thể thao của thanh niên 48 Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ hút thuốc của nam thanh niên 49 Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ uống bia rƣợu của thanh niên 50 Biểu đồ 2.7: Thực trạng nghề nghiệp thanh niên 50 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu nghề nghiệp của thanh niên 51 Biểu đồ 2.9: Thành phần chủ sở hữu lao động 54 Biểu đồ 2.10: Tình trạng hợp đồng lao động của thanh niên 55 Biểu đồ 2.11 Tình trạng đƣợc đào tạo nghề của thanh niên 55 Biểu đồ 2.12 Nghề đƣợc đào tạo của thanh niên 56 Biểu đồ 2.13 Thời gian đào tạo nghề của thanh niên 56 Biểu đồ 2.14 Nơi học nghề của thanh niên 57 Biểu đồ 2.15 Chi phí tham gia học nghề của thanh niên 58 Biểu đồ 2.16 Đánh giá của thanh niên về lợi ích của các lớp đào 58 tạo nghề Biểu đồ 2.17 Tỷ lệ thanh niên tìm đƣợc việc đúng theo nghề đƣợc đào tạo Biểu đồ 2.18 59 Nguyên nhân không tìm đƣợc việc làm theo nghề đƣợc đào tạo 60 Biểu đồ 2.19 Mức thu nhập của thanh niên 61 Biểu đồ 2.20 Ý định thay đổi việc làm chính của thanh niên 62 Biểu đồ 2.21 Lý do muốn đổi nghề của thanh niên 63 Biểu đồ 2.22 Sự hài lòng của thanh niên về công việc 64 Biểu đồ 2.23 Tỷ lệ vay vốn của thanh niên 65 Biểu đồ 2.24 Lý do vay vốn của thanh niên 66 Biểu đồ 2.25 Nguồn vay vốn của thanh niên 67 Biểu đồ 2.26 Nguồn thông tin về đào tạo, nghề nghiệp cho thanh niên 68 Biểu đồ 2.27 Nguồn trợ giúp thanh niên để học nghề, lập nghiệp 69 Biểu đồ 2.28 Các hoạt động hỗ trợ sản suất cho thanh niên 71 Biểu đồ 4.1 Tƣơng quan nhu cầu lao động và nghề nghiệp của thanh niên 129 Biểu đồ 4.2 Các hành vi sau khi uống rƣợu của thanh niên 129 Biểu đồ 4.3 Sự chấp nhận đi xa để mƣu sinh của thanh niên 131 MỤC LỤC Mở đầu Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.Cơ sở lý luận 1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu CHƢƠNG 2: KHẢ NĂNG MƢU SINH CỦA THANH NIÊN 2.1. Nhận thức và nhu cầu về mƣu sinh của thanh niên 2.2.Trình độ học học vấn của thanh niên 2.3. Điều kiện sức khỏe của thanh niên 2.4. Kỹ năng nghề nghiệp của thanh niên 2.5. Điều kiện vốn tài chính của thanh niên. 2.6. Điều kiện vốn thông tin của thanh niên 2.7. Điều kiện vốn xã hội của thanh niên Chƣơng 3: THỰC TRẠNG MƢU SINH CỦA THANH NIÊN 3.1. Mƣu sinh của thanh niên giai đoạn trƣớc Đổi mới 3.2. Mƣu sinh của thanh niên giai đoạn từ Đổi mới đến nay CHƢƠNG 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI MƢU SINH CỦA THANH NIÊN 4.1. Một số vấn đề đặt ra trong công tác hỗ trợ thanh niên tham gia mƣu sinh 4.2. Một số tác động của văn hóa, lối sống đối với mƣu sinh của thanh niên 4.3. Một số khuyến nghị, giải pháp về mƣu sinh của thanh niên trong giai đoạn hiện nay Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục 1 9 19 29 44 45 47 50 60 67 69 74 89 114 126 131 144 148 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong mỗi cộng đồng quốc gia, dân tộc, thanh niên luôn là nhóm xã hội đƣợc ƣu tiên và chiếm vai trò quan trọng. Thanh niên Việt Nam là lực lƣợng xã hội hùng hậu, có đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi viết về thanh niên đã chỉ rõ: “Thanh niên là ngƣời chủ tƣơng lai của nƣớc nhà,…nƣớc nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” [47]. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm chăm lo thanh niên và công tác thanh niên, Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X khẳng định: “Thanh niên là lực lƣợng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tƣơng lai, vận mệnh dân tộc; là lực lƣợng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo” [21]. Nhiều nghiên cứu gần đây tiếp tục khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của thanh niên Việt Nam nhƣ năng động, sáng tạo, yêu lao động… đồng thời cũng chỉ không ít hạn chế nhƣ: học vấn của một bộ phận thanh niên còn thấp, đa phần thanh niên thiếu kiến thức và kỹ năng hội nhập; năng lực thực hành, khởi nghiệp sau đào tạo của thanh niên còn yếu. Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện kinh tế còn khó khăn, với dân số khoảng gần 1 triệu và 13 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Mƣờng chiếm trên 60%. Với tiềm năng số lƣợng đông, giàu sức sống, ngày càng có tri thức và học vấn tốt hơn, thanh niên là động lực quan trọng đối với sự phát triển của Hòa Bình. Tuy nhiên do điều kiện phát triển kinh tế xã hội còn khó khăn, thanh niên dân tộc Mƣờng tỉnh Hòa Bình còn hạn chế trên nhiều mặt về trình độ học vấn, kỹ năng và các điều kiện tiếp cận việc mƣu sinh, lập nghiệp. 1 Mƣu sinh của thanh niên dân tộc Mƣờng đang có những biến đổi mạnh mẽ, có sự đan xen tác động giữa các yếu số kinh tế và văn hóa. Trong khi phần lớn thanh niên có khát vọng và ƣớc muốn vƣơn lên làm giàu, vẫn có một bộ phận đáng kể thanh niên mong ƣớc duy trì một cuộc sống bình yên với những công việc không cần đầu tƣ nhiều nỗ lực, có mức thu nhập vừa phải. Trong làn sóng thanh niên di cƣ ra các khu đô thị tìm kiếm việc làm hay xuất khẩu lao động ra nƣớc ngoài vẫn có bộ phận ngại ngần, mang tâm lý ở lại bám trụ quê hƣơng cho dù rất thiếu các cơ hội việc làm. Cùng với nhịp sống ngày càng trở nên năng động, mang tính công nghiệp vẫn tồn tại trong một bộ phận thanh niên những hạn chế của thói quen làm việc tùy tiện, thiếu kỷ luật, thiếu tính tổ chức. Mƣu sinh của thanh niên dân tộc Mƣờng có thể đƣợc nhìn theo chiều dọc nhƣ một sự kết nối tự nhiên giữa quá khứ, hiện tại và tƣơng lai nhƣng cũng có thể đƣợc nhìn ở những lát cắt ngang, nơi đó có sự đan xen ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ sức khỏe, tri thức, vốn, cơ chế chính sách... nhƣng cũng không thể thiếu các yếu tố tác động từ văn hóa nhƣ thói quen, tập tục, định hƣớng giá trị...Với ý nghĩa nhƣ vậy, luận án muốn tìm hiểu mƣu sinh của thanh niên dân tộc Mƣờng tỉnh Hòa Bình từ góc độ nhân học, trong mối liên hệ giữa các yếu tố phát triển kinh tế với văn hóa trong các điều kiện thay đổi về địa lý, giao thƣơng gắn với nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân Hòa Bình đang cố gắng xây dựng một tỉnh miền núi Tây Bắc phát triển tƣơng xứng tiềm năng. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ thực trạng mƣu sinh của thanh niên dân tộc Mƣờng ở tỉnh Hòa Bình đồng thời chỉ ra sự biến đổi trong phƣơng thức mƣu sinh của họ qua những giai đoạn từ trƣớc Đổi mới và từ Đổi mới đến nay. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm tạo điều kiện tốt hơn trong việc 2 mƣu sinh lập thân lập nghiệp cho thanh niên dân tộc Mƣờng ở tỉnh Hòa Bình, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng. 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu thì luận án có những nhiệm vụ nhƣ sau: - Khái quát những vấn đề lý luận về mƣu sinh của thanh niên nói chung và thanh niên dân tộc Mƣờng tỉnh Hòa Bình nói riêng. - Khảo sát thực trạng mƣu sinh của thanh niên dân tộc Mƣờng tỉnh Hòa Bình từ trƣớc và sau giai đoạn Đổi mới (1986) cho đến nay. - Đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm hỗ trợ thanh niên dân tộc Mƣờng tỉnh Hòa Bình mƣu sinh, tham gia phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các hoạt động mƣu sinh của thanh niên dân tộc Mƣờng tỉnh Hòa Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi không gian nghiên cứu: của luận án tập trung tại 3 huyện là Kim Bôi, Cao Phong và Lƣơng Sơn, đều là những vùng đất Mƣờng cổ, lƣu giữ nhiều giá trị văn hóa, tập tục, phƣơng thức mƣu sinh truyền thống của ngƣời Mƣờng tỉnh Hòa Bình. Các địa phƣơng trên đang có sự đổi mới về phƣơng thức sản xuất kinh tế, trong đó Kim Bôi tập trung vào nông nghiệp và du lịch, Cao Phong tập trung vào đổi mới cây, con, giống và mô hình sản xuất nông nghiệp còn Lƣơng Sơn, giáp ranh với đô thị Xuân Mai của Hà Nội đang có sự chuyển hƣớng mạnh sang du lịch, dịch vụ và công nghiệp. Những định hƣớng và thay đổi nhƣ vậy có tác động mạnh mẽ đến vấn đề mƣu sinh của thanh niên. 3.2.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các hoạt động mƣu sinh của thanh niên dân tộc Mƣờng qua hai giai đoạn trƣớc Đổi mới và từ Đổi mới (1986) trở lại đây. Tuy nhiên nghiên cứu sẽ tập trung sâu vào giai đoạn 3 từ sau Đổi mới đến nay để xem xét hoạt động mƣu sinh của thanh niên dân tộc Mƣờng trong bối cảnh Đổi mới, phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đáp ứng mục tiêu và căn cứ chuyên ngành đào tạo, luận án sử dụng đồng thời nhiều phƣơng pháp khác nhau của khoa học xã hội, lấy phƣơng pháp tiếp cận Dân tộc học/Nhân học làm trọng tâm. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc áp dụng trong quá trình hoàn thành luận án: 4.1. Phương pháp điền dã dân tộc học Phƣơng pháp điền dã dân tộc học đƣợc sử dụng nhằm thu thập các tài liệu thực địa với nhiều phƣơng pháp cụ thể. Đây là một hệ thống các phƣơng pháp bộ phận, triển khai trong quá trình ba cùng với ngƣời dân (cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc), bao gồm quan sát, quan sát tham dự, phỏng vấn hồi cố, phỏng vấn đƣơng đại, đo đạc, chụp ảnh… - Quan sát: Mục đích nhằm hình dung đƣợc cảnh quan, điều kiện tự nhiên, đặc điểm cƣ trú, hệ thống sản xuất, buôn bán, lối sống sinh hoạt nhằm thu thập những thông tin ban đầu về đối tƣợng nghiên cứu để xác định chính xác hơn những mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, đồng thời bao quát đƣợc các nội dung nghiên cứu cơ bản, trên cơ sở đó góp phần nhận biết và chọn lọc các thông tin khác nhau trong quá trình nghiên cứu thực địa. - Quan sát tham dự: Với mục đích trải nghiệm bối cảnh nghiên cứu thông qua các kinh nghiệm trực tiếp của cá nhân tại thực địa nhƣ quan sát tham dự vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mƣu sinh của thanh niên. Nghiên cứu sinh có thể chứng kiến đƣợc các hoạt động lao động, sản xuất một cách chân thực nhất, đồng thời thiết lập đƣợc mối quan hệ thân thiết với cộng đồng và đối tƣợng nghiên cứu giúp cho việc thu thập những thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động mƣu sinh của thanh niên. 4 - Phỏng vấn sâu: là kỹ thuật quan trọng đƣợc sử dụng để thu thập các thông tin cơ bản nhất của đề tài. Với đối tƣợng nghiên cứu là những hình thức mƣu sinh của thanh niên, đề tài lựa chọn đối tƣợng phỏng vấn là những thanh niên trong độ tuổi, giới tính và nghề nghiệp khác nhau, qua đó có thể tìm hiểu vấn đề mƣu sinh của thanh niên từ nhiều góc độ. Bên cạnh đó, tác giả luận án cũng tiến hành phỏng vấn sâu các đối tƣợng ngƣời dân có tác động đến vấn đề mƣu sinh của thanh niên nhƣ cha mẹ, thầy cô, chức sắc tôn giáo, lãnh đạo chính quyền tại địa phƣơng để làm rõ những định hƣớng, yếu tố tác động đến vấn đề mƣu sinh của thanh niên. Tác giả luận án đã lựa chọn phỏng vấn sâu 40 thanh niên và ngƣời dân trong các độ tuổi khác nhau ở các xã Đông Phong, huyện Cao Phong; xã Tân Vinh, Hòa Sơn, huyện Lƣơng Sơn; xã Thƣợng Bì, Hạ Bì, Kim Tiến huyện Kim Bôi. 4.2. Phương pháp kế thừa các loại lài liệu sẵn có Phƣơng pháp phân tích tài liệu, bao gồm đọc và kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình sách, tạp chí đã xuất bản; kết quả các chƣơng trình, dự án nghiên cứu do các cơ quan, tổ chức trong nƣớc và quốc tế thực hiện; tài liệu thống kê, các báo cáo của địa phƣơng. Khi áp dụng phƣơng pháp này, tác giả luận án cố gắng thận trọng trong việc phân tích và xử lý các tài liệu có sẵn, vì đây là tài liệu thứ cấp, chỉ có ý nghĩa tham khảo, nhất là các tài liệu thống kê ở vùng dân tộc, nhƣ các tài liệu về diện tích, năng suất, tài sản hộ gia đình, tỷ lệ nghèo đói… Vì vậy khi sử dụng phải đối chiếu, so sánh và kiểm tra chéo bằng các tài liệu cấp 1 thu đƣợc trên thực địa. 4.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi đƣợc sử dụng nhằm thu thập thông tin thực tế về thực trạng mƣu sinh hiện nay của thanh niên dân tộc Mƣờng. Địa bàn khảo sát đƣợc chọn là 3 xã Thƣợng Bì, Hạ Bì, Kim Tiến thuộc huyện Kim Bôi, xã Đông Phong thuộc huyện Cao Phong và các xã Tân Vinh, Hòa Sơn huyện Lƣơng Sơn. Các xã đƣợc chọn tiến hành nghiên cứu là những xã có đông ngƣời Mƣờng 5 nhất của huyện. Đối tƣợng đƣợc khảo sát bao gồm những thanh niên từ 16 đến 30 tuổi và một số ngƣời dân đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên. Số lƣợng bảng hỏi là 300 bảng trong đó 225 bảng dành cho thanh niên và 75 bảng dành cho ngƣời trƣởng thành. 4.4. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình thực hiện luận án, phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia cũng đƣợc sử dụng nhằm thẩm định các lập luận, giải thiết nghiên cứu và các nội dung nghiên cứu. Tác giả luận án đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học về công tác thanh niên, công tác dân tộc tại Trung ƣơng Đoàn, Ủy ban Dân tộc. Tại Hòa Bình, luận án đã có sự tham khảo ý kiến cán bộ, lãnh đạo địa phƣơng nhƣ lãnh đạo tỉnh Đoàn/huyện đoàn/xã đoàn, lãnh đạo Sở Nội vụ phụ trách Phòng Thanh niên; lãnh đạo UBND huyện/xã phụ trách kinh tế, cán bộ Trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm, đại biểu Quốc hội tỉnh. 5. Đóng góp mới của luận án. Đề tài “Mưu sinh của thanh niên dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” có những đóng góp mới sau: Đây là công trình nghiên cứu về mƣu sinh gắn với một nhóm đối tƣợng đặc thù là thanh niên dân tộc Mƣờng tại tỉnh Hòa Bình. Nếu nhƣ trƣớc đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về mƣu sinh, về thanh niên hay nhiều khía cạnh khác trong đời sống văn hóa, kinh tế xã hội của Hòa Bình, thì công trình này đi sâu nghiên cứu về mƣu sinh của thanh niên dân tộc Mƣờng dƣới góc độ nhân học, xem xét sự biến đổi mƣu sinh của thanh niên qua thời gian cũng nhƣ qua tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa địa phƣơng. Vì vậy luận án góp phần vào việc: - Cung cấp cho ngành nhân học và các ngành liên quan nguồn tƣ liệu mới về mƣu sinh của một nhóm dân số gắn với những đặc thù riêng về độ tuổi, dân tộc và khu vực sinh sống. Vẽ lên bức tranh về mƣu sinh của thanh niên dân tộc Mƣờng tỉnh Hòa Bình trong sự biến đổi từ trƣớc và sau Đổi mới cho đến nay. 6 - Góp thêm tƣ liệu vào các nghiên cứu về thanh niên, vai trò và những giải pháp phát huy thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Góp phần đánh giá mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế với văn hóa, sự biến đổi từ truyền thống đến hiện tại và định hƣớng tƣơng lai thể hiện qua sự lựa chọn, tham gia các hoạt động mƣu sinh của thanh niên. - Nhìn nhận đánh giá các đặc điểm văn hóa tộc ngƣời có ảnh hƣởng tích cực và chƣa tích cực đến quá trình biến đổi trong hoạt động mƣu sinh, tiếp nhận khoa học kỹ thuật trong mƣu sinh của thanh niên. - Vận dụng phƣơng pháp tiếp cận liên ngành giữa dân tộc học, xã hội học để làm nổi bật thực trạng, những biến đổi của thanh niên dân tộc Mƣờng tỉnh Hòa Bình trong tham gia các hoạt động mƣu sinh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Luận án đƣợc nghiên cứu dựa trên những cơ sở lý thuyết quan trọng của ngành nhân học là Lý thuyết về khung sinh kế bền vững, Lý thuyết Sinh thái văn hoá. Cùng với đó là những quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc và Hòa Bình về các vấn đề dân tộc, thanh niên, công tác dân tộc, công tác thanh niên, để phát huy thanh niên trong đó có thanh niên dân tộc thiểu số tham gia phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết quả luận án góp phần bổ sung cho các lý thuyết và chủ trƣơng, quan điểm trên. - Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp những luận cứ khoa học góp phần xây dựng và thực hiện những cơ chế, chính sách đối với thanh niên, đặc biệt là thanh niên dân tộc Mƣờng, cụ thể là của tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất một số kiến nghị khoa học nhằm thực hiện tốt hơn công tác chăm lo cho thanh niên, đặc biệt là là thanh niên dân tộc Mƣờng tỉnh Hòa Bình, giúp khơi dậy tiềm năng, phát huy vai trò và sự đóng góp của thanh niên trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng và phát triển đất nƣớc. 7 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 4 chƣơng sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và địa bàn nghiên cứu Chương 2: Khả năng mưu sinh của thanh niên Chương 3: Thực trạng mưu sinh của thanh niên Chương 4: Một số vấn đề đặt ra và những khuyến nghị, giải pháp về mưu sinh của thanh niên 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Liên quan đến lịch sử nghiên cứu của đề tài, có 2 vấn đề cần tập trung làm rõ, đó là tình hình nghiên cứu về hoạt động mƣu sinh nói chung và nghiên cứu về hoạt động mƣu sinh của thanh niên dân tộc Mƣờng nói riêng. 1.1.1.Tình hình nghiên cứu về hoạt động mưu sinh Khi nghiên cứu về kinh tế các tác giả A.Schultz và H.Lavenda đã sử dụng những khái niệm “Phương cách sinh tồn” và “Phương thức mưu sinh” [100], cho rằng con ngƣời tự tạo ra những phƣơng thức sử dụng các mối quan hệ giữa họ với nhau và với môi trƣờng tự nhiên để kiếm sống. Sinh tồn là một từ thƣờng dùng để chỉ việc thỏa mãn những nhu cầu vật chất thiết yếu nhất để tồn tại của con ngƣời, chủ yếu về thức ăn, quần áo và chỗ ở. Những cách khác nhau mà con ngƣời ở các xã hội khác nhau dùng để thỏa mãn những nhu cầu này đƣợc gọi là những “Phương cách sinh tồn”. Mƣu sinh hay còn gọi là sinh kế đã đƣợc giới thiệu trong các nghiên cứu của Robert Chambers vào giữa những năm 80 và sau đó đƣợc Chambers và Conway phát triển thêm vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Theo hai nhà khoa học này, sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (gồm cả nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết nhƣ phƣơng cách để sinh tồn. Sinh kế là bền vững khi nó có thể giúp con ngƣời đối mặt, vƣợt qua sự căng thẳng và những thƣơng tổn, bảo toàn hay tăng thêm các khả năng, các tài sản hiện tại và tƣơng lai mà không hủy hoại nguồn tài nguyên tự nhiên là nền tảng của sự phát triển bền vững, không gây biến đổi môi trƣờng sống. 9 Năm 2003, tác giả Koos Neefies đã cho ra mắt cuốn “Môi trường và sinh kế: các chiến lược phát triển bền vững”. Công trình này có những đề xuất thực tiễn dựa trên các nghiên cứu điển hình đƣợc rút ra từ những kinh nghiệm phong phú của tổ chức Oxfam về công tác phát triển và cứu trợ các cộng đồng bị lề hóa, cả ở nông thôn lẫn thành thị, ủng hộ các cuộc vận động của các tổ chức phát triển địa phƣơng và quốc tế, cải thiện việc soạn thảo và thực thi các chiến lƣợc phát triển và tăng cƣờng các dự án hoạch định, giám sát với sự tham gia, đánh giá tác động [102]. Ở Việt Nam, hoạt động mƣu sinh là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nhƣ kinh tế học, xã hội học, dân tộc học/nhân học…Trong dân tộc học/ nhân học, mƣu sinh đƣợc nhìn nhận dƣới khía cạnh là hoạt động kinh tế của tộc ngƣời, là một thành tố của văn hoá tộc ngƣời. Trong những năm 60 của thế kỷ XX, đã có một số lƣợng đáng kể bài viết của tác giả mang tính chuyên đề về các hoạt động kinh tế của các dân tộc, đăng trên tạp chí và thông báo khoa học chuyên ngành. Từ sau năm 1975, đất nƣớc đƣợc thống nhất đã tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu các lĩnh vực đời sống, trong đó có kinh tế của các dân tộc thiểu số trên địa bàn cả nƣớc. Những nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề nhƣ định canh định cƣ, sự chuyển đổi từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi... Từ đó, bƣớc đầu đƣa ra những xu hƣớng, quan điểm trong vấn đề cải tạo và phát triển trong sản xuất nông nghiệp vùng cao. Những năm cuối của thập niên 80 thế kỷ trƣớc, nghèo đói đƣợc Chính phủ Việt Nam chính thức đặt ra nhƣ một vấn đề mang tính quốc gia cần đƣợc đối mặt và giải quyết. Theo đó, xu hƣớng tìm hiểu về thực trạng sinh kế với mục tiêu xóa đói giảm nghèo ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà khoa học. Cùng với nghèo đói, vấn đề kế thừa tri thức địa phƣơng trong phát triển sinh kế cũng ngày càng đƣợc quan tâm trong những nghiên cứu về nông nghiệp và nông thôn. Đã có một thời gian dài, kiến thức bản địa không đƣợc coi trọng trong phát triển sinh kế, 10 bị coi là lạc hậu và đang dần bị xói mòn. Hiện nay, các tác giả đều chỉ ra rằng, sự tôn trọng tri thức tộc ngƣời mới có thể làm tăng tính hiệu quả cho các dự án phát triển nông thôn. Trong nghiên cứu ứng dụng hiện nay, qua tìm hiểu và đánh giá thực trạng sinh kế, các tác giả thƣờng đi tới tiếp cận và phân tích các vấn đề có liên quan tới phát triển bền vững tộc ngƣời. Không ít các chƣơng trình, dự án giảm nghèo của các tổ chức phi chính phủ quốc tế nhƣ Ngân hàng phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới... các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu lớn ở Việt Nam đã có những tài trợ hoặc nghiên cứu độc lập về các vấn đề nêu trên. Kết quả của những nghiên cứu này cho thấy, mặc dù đã nhận đƣợc rất nhiều sự hỗ trợ từ các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhƣng nền kinh tế ở các dân tộc thiểu số và miền núi nƣớc ta đang phát cần thực hiện các giải pháp nhƣ: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo thị trƣờng tiêu thụ nông sản ổn định, tăng cƣờng áp dụng khoa học kỹ thuật... Năm 2001, tác giả Trần Bình đã cho ra mắt cuốn sách “Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam” và đến năm 2005 xuất bản thêm cuốn “Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số ở Đông Bắc Việt Nam”. Từ cách tiếp cận dân tộc học, trên cơ sở kết quả điền dã thực địa, tác giả đã làm rõ các hoạt động kinh tế, mƣu sinh của ngƣời La Hủ, Si La, Xinh mun, Khơ mú, Thái ở vùng Tây Bắc và ngƣời Tày, Dao, Sán Chay, Hà Nhì, Cơ Lao… gắn với môi trƣờng tự nhiên và xã hội tộc ngƣời sinh sống. Từ đó, tác giả đã khẳng định hoạt động mƣu sinh là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các giá trị văn hóa tộc ngƣời. Đồng thời phân tích đƣợc sự khác biệt và thế mạnh, môi trƣờng tiềm năng giữa các vùng khác nhau, góp phần tìm hiểu đƣợc quá trình giao lƣu kinh tế - văn hóa của các tộc ngƣời, vai trò của tộc ngƣời với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội [8], [9]. Năm 2005, nhóm tác giả Trần Đức Viên, Nguyễn Vinh Quang trong công trình “Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân”, là kết quả 11 nghiên cứu giữa Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp, trƣờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội với Viện Tài nguyên thế giới (WRI) đã chỉ ra quá trình thực hiện phân quyền trong quản lý tài nguyên rừng tại các cộng đồng đƣợc nghiên cứu; chỉ ra tác động của chính sách phân quyền đến sự thay đổi tài nguyên rừng ở các vùng khác nhau; xác định ảnh hƣởng của chính sách phân quyền đến sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng và một số kiến nghị nhằm quản lý tốt hơn tài nguyên rừng [93]. Năm 2008, các nghiên cứu liên quan tới chính sách đất đai và vấn đề sinh kế của ngƣời dân nông thôn nhƣ: sự phát triển của nông thôn và môi trƣờng; các chính sách về đất đai cho ngƣời nghèo; ảnh hƣởng của đô thị hoá đối với đời sống nông thôn… còn đƣợc tập hợp trong công trình “Phát triển nông thôn bền vững - chính sách đất đai và sinh kế: Một số kết quả nghiên cứu 2004 – 2007” của các tác giả Võ Tòng Xuân, Trần Thị Phƣơng, Lê Cảnh Tùng [96]. Dự án nghiên cứu “Sinh kế của nhóm thanh niên vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” của tác giả Dƣơng Chí Thiện đã đề cập đến những biến đổi trong lựa chọn sinh kế của thanh niên ven đô Hà Nội khi chuyển rời từ chiến lƣợc sinh kế dựa trên nông nghiệp sang chiến lƣợc sinh kế dựa vào các hoạt động phi nông nghiệp tạo thu nhập cao hơn. Tác giả phân tích mối quan hệ của bối cảnh sinh kế chính là quá trình đô thị hóa với các yếu tố nhƣ thu hồi đất, xây dựng các khu thƣơng mại đã tác động đến các nguồn vốn sinh kế của thanh niên nhƣ vốn tự nhiên, vốn tài sản, vốn tài chính, vốn con ngƣời, vốn xã hội, vốn thông tin qua đó tác động đến chiến lƣợc và kết quả sinh kế của thanh niên [65]. Năm 2014, tác giả Nguyễn Văn Sửu trong công trình “Công nghiệp hoá, đô thị hoá và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội”, đã xác định rõ khái niệm sinh kế bền vững, khung phân tích sinh kế khi nghiên cứu vấn đề biến đổi sinh kế ở làng Phú Điền và làng Gia Minh. Tác giả chỉ rõ cơ hội thách thức và luận bàn gợi ý chính sách phát triển trong bối cảnh của công nghiệp hoá và đô thị hoá ở vùng ven đô Hà Nội [58]. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan