Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của doanh nghiệp tư nhân hưng ...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của doanh nghiệp tư nhân hưng hằng

.PDF
58
426
132

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------  --------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯNG HẰNG GVHD : ThS. ĐINH XUÂN HÙNG SVTH : ĐÀO MINH THỦY MSSV : 2111120332 LỚP : CCQ111205 TP.HCM, Thaùng 06 - 2014 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Xuân Hùng LỜI CÁM ƠN Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, quý thầy cô Trường Cao Đẳng Công Thương và các thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh đã dìu dắt, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt 3 năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn đến Thầy Đinh Xuân Hùng đã hướng dẫn tần tình trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân Hưng Hằng và các cô chú, anh chị các phòng ban trong doanh nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ rất nhiều cho tôi trong quá trình thực tập và thu thập số liệu trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người bạn đã nhiệt tình giúp đỡ và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và các ý kiến đóng góp rất chân thành để tôi hoàn thành bài báo cáo này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cha mẹ và gia đình tôi đã nuôi dưỡng, ủng hộ và giúp đỡ tôi để tôi có được thành quả như hôm nay. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! SVTH: Đào Minh Thủy Trang i Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Xuân Hùng NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 ( Giáo Viên Hướng Dẫn ) SVTH: Đào Minh Thủy Trang ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Xuân Hùng MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Lý do hình thành đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 2 1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 2 1.4.2.1. Phương pháp so sánh ..................................................................................... 2 1.4.2.2. Phương pháp biểu mẫu, sơ đồ ....................................................................... 2 1.5. Kết cấu của khóa luận .......................................................................................... 3 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU .................... 4 2.1 . Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu ........................................................... 4 2.1.1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu ................................................................... 4 2.1.2. Vai trò của xuất khẩu ........................................................................................ 4 2.1.2.1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với mỗi quốc gia ................................. 4 2.1.2.2. Đối với các doanh nghiệp .............................................................................. 6 2.1.3. Lợi ích của xuất khẩu đối với doanh nghiệp..................................................... 7 2.2. Các phương thức xuất khẩu ................................................................................. 7 2.2.1. Hình thức xuất khẩu tại chỗ .............................................................................. 7 2.2.2. Xuất khẩu ủy thác (Export commission house) ................................................ 8 2.2.3. Hình thức gia công hàng xuất khẩu (Processing Export) ................................. 9 2.2.4. Hình thức xuất khẩu tự doanh........................................................................... 9 2.2.5. Hình thức tạm nhập, tái xuất (Re-exportation) ............................................... 10 2.2.6. Hình thức chuyển khẩu (Switch – Trade) ....................................................... 10 2.3. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp .......................... 11 SVTH: Đào Minh Thủy Trang iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Xuân Hùng 2.3.1. Phân tích theo cơ cấu chủng loại sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp ...... 11 2.3.2. Phân tích tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu.......................... 12 2.3.3. Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường ................................................ 12 2.3.4. Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức thanh toán quốc tế sử dụng 13 2.3.5. Phân tích tình hình xuất khẩu theo điều kiện thương mại Incoterms ............. 14 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu .............................................. 15 2.4.1. Các nhân tố khách quan .................................................................................. 15 2.4.1.1. Nhân tố chính trị - pháp luật ........................................................................ 15 2.4.1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội ......................................................................... 15 2.4.2. Các nhân tố chủ quan thuộc phạm vi của doanh nghiệp................................. 16 2.4.2.1. Cơ chế tổ chức quản lý của doanh nghiệp ................................................... 16 2.4.2.2. Nhân tố con người ....................................................................................... 16 2.4.2.3. Nhân tố về vốn và trang bị vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.................. 17 2.4.2.4. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp ................................................................ 17 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯNG HẰNG ............................................ 19 3.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp tư nhân Hưng Hằng .................................... 19 3.1.1. Sơ lược về doanh nghiệp ................................................................................ 19 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................. 19 3.1.3. Lĩnh vực kinh doanh và nhiệm vụ của doanh nghiệp .................................. 19 3.1.3.1. Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp ...................................................... 19 3.1.3.2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp ........................................................................ 20 3.1.4. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ................................................................... 20 3.1.4.1. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 20 3.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và bộ phận ................................. 20 3.1.4.3. Tổng quan về tình hình nhân sự của doanh nghiệp ..................................... 22 3.1.5. Những định hướng trong tương lai của DNTN Hưng Hằng........................... 23 3.2. Giới thiệu chung về tình hình sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam ..................................................................................................................... 24 3.2.1. Quy mô năng lực sản xuất .............................................................................. 24 3.2.2. Thị trường xuất khẩu ...................................................................................... 24 3.2.3. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu ............................................................................ 24 3.3. Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm gỗ của DNTN Hưng Hằng ......... 25 3.3.2. Phân tích tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu.......................... 28 SVTH: Đào Minh Thủy Trang iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Xuân Hùng 3.3.3. Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường ................................................ 29 3.3.4. Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức thanh toán quốc tế.............. 33 3.3.5. Phân tích tình xuất khẩu theo điều kiện thương mại Incoterms ..................... 37 3.4. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của doanh nghiệp tư nhân Hưng Hằng ............................................................................................................... 38 3.4.1. Thành công và thuận lợi của doanh nghiệp .................................................... 38 3.4.2. Khó khăn của doanh nghiệp............................................................................ 39 3.4.2.1. Mặt hàng xuất khẩu ..................................................................................... 39 3.4.2.3. Phương thức thanh toán chưa linh hoạt ....................................................... 39 3.4.2.4. Những hạn chế khác ..................................................................................... 39 3.4.3. Điểm mạnh của doanh nghiệp ........................................................................ 40 3.4.4. Điểm yếu của doanh nghiệp ............................................................................. 40 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯNG HẰNG ..................................................................................................................... 41 4.1. Thực trạng sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của DNTN Hưng Hằng ................................................................................................... 41 4.1.1. Các nhân tố khách quan .................................................................................. 41 4.1.1.1. Các nhân tố chính trị - pháp luật ................................................................. 41 4.1.1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội ......................................................................... 41 4.1.2. Các nhân tố chủ quan thuộc phạm vi doanh nghiệp ....................................... 42 4.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý ................................................................................ 42 4.1.2.2. Nhân tố con người ....................................................................................... 43 4.1.2.3. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp ................................................................ 43 4.2. Giải pháp đối với các nhân tố ảnh hưởng .......................................................... 43 4.2.1. Nhóm giải pháp đối với các nhân tố khách quan tác động ............................. 43 4.2.1.1. Chính trị – pháp luật .................................................................................... 43 4.2.1.2. Giải pháp về kinh tế - xã hội ....................................................................... 43 4.2.2. Nhóm giải pháp tới các nhân tố chủ quan tác động ........................................ 44 4.2.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức ........................................................................... 44 4.2.2.1.1. Mục tiêu..................................................................................................... 44 4.2.2.1.2. Cách thức thực hiện................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 49 SVTH: Đào Minh Thủy Trang v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Xuân Hùng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt Nghĩa Tiếng Anh WTO Tổ chức Thương mại thế giới World Trade Organization AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN ASEAN Free Trade APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Asian- Pacific Economic Cooperation châu Á – Thái Bình Dương BTA Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ DNTN Doanh nghiệp tư nhân DN Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài CB-CNV Cán bộ, công nhân viên KDXNK Kinh doanh xuất nhập khẩu XK Xuất khẩu TCKT Tài chính – kế toán SLHĐ Số lượng, Hợp đồng SL, HĐ Số lượng, Hợp đồng SS, TH So sánh, Thực hiện TTQT Thanh toán quốc tế USD Đồng Đô la Mỹ GBP Đồng Bảng Anh VND Đồng Việt Nam ĐH Đại học CĐ Cao đẳng FOB(2000) Giao hàng dọc mạn tàu Free on board CIF Tiền hàng, bảo hiếm và phí vận tải Cost, Insurance & Freight FCA Giao hàng cho người chuyên chở Free carrier SVTH: Đào Minh Thủy Foreign Direct Investment Export Trang vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Xuân Hùng DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Cơ cấu các sản phẩm gỗ XK của DN trong giai đoạn 2011-2013 .......... 25 Bảng 3.2: Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng XK các sản phẩm gỗ của DNTN Hưng Hằng .................................................................................................... 28 Bảng 3.3: Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ theo các thị trường chính của DN ..... 29 Bảng 3.4: Tình hình XK sản phẩm gỗ theo phương thức TTQT của DN ................. 33 Bảng 3.5: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm gỗ của DN theo điều kiện thương mại Incoterms ........................................................................................................... 37 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện trình độ của nhân viên trong Doanh nghiệp ............ 22 Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện số năm kinh nghiệm của các nhân viên trong Doanh nghiệp ........................................................................................................... 23 Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện doanh thu và tỷ trọng của các sản phẩm gỗ XK của DNTN Hưng Hằng giai đoạn 2011-2013 ................................................................. 26 Biểu đồ 3.4: biểu đồ so sánh doanh thu của các sản phẩm gỗ XK của DNTN Hưng Hằng giai đoạn 2011-2013............................................................................. 26 Biểu đồ 3.5: Biểu đồ thể hiện giá trị theo thị trường giai đoạn 2011-2013............. 30 Biểu đồ 3.6: Thị phần xuất khẩu sản phẩm gỗ của DN năm 2013........................... 34 Biểu đồ 3.7: Biểu đồ thể hiện giá trị XK sản phẩm gỗ của DNTN Hưng Hằng theo PTTQ giai đoạn 2011-2013. ............................................................................. 34 Biểu đồ 3.8: Biểu đồ so sánh giá trị XK sản phẩm gỗ của DNTN Hưng Hằng theo PTTQ giai đoạn 2011-2013. ................................................................................. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp ..................................... 20 SVTH: Đào Minh Thủy Trang vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Xuân Hùng CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do hình thành đề tài Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, mỗi quốc gia tồn tại và phát triển ổn định không thể tách rời hoạt động thương mại quốc tế. Giữa các quốc gia, sự trao đổi của thương mại quốc tế thông qua hoạt động mua bán, hay hành vi kinh doanh xuất nhập khẩu, hành vi mua bán này phản ánh mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Thương mại quốc tế mang tính sống còn cho mỗi quốc gia vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, phát huy được lợi thế so sánh của một quốc gia so với các nước khác, tạo tiền đề cho quá trình phân công lao động một cách hợp lý và tạo nên sự chuyên môn hóa trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả của nhiều ngành. Trong hơn 10 năm trở lại đây, Việt Nam từ một nước xuất khẩu gỗ nguyện liệu là chủ yếu nay đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu sản phẩm gỗ có tên tuổi trên thế giới. Sản phẩm gỗ cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay. Cụ thể năm 2012 kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ đạt 4,6 tỷ USD, năm 2013 đạt 5,5 tỷ USD đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất Đông Nam Á. Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, sau khi Việt Nam gia nhập WTO thuế xuất khẩu hàng hóa qua các nước cũng được giảm. Bên cạnh đó, việc Hoa Kỳ đánh thuế chống bán phá giá khá cao đối với Trung Quốc cũng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.Vì vậy, hiện nay tiềm năng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam là rất lớn. Ngoài các số liệu khả quan trên còn có những thử thách nhất định đối với ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ như: tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh, nguyên liệu sản xuất, năng suất lao động cũng như mẫu mã, chất lượng sản phẩm để có thể phù hợp với từng thị trường xuất khẩu. Theo tính toán của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, nguyên liệu dùng cho ngành chế biến sản phẩm gỗ hiện chỉ mới đáp ứng được 20%, số còn lại phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Do đó, việc đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp để khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới trong lúc này mang tính cấp bách và cần thiết. Xuất phát từ những lý luận trên và thực tiễn tại doanh nghiệp, em đã chọn đề tài “nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của doanh nghiệp tư nhân Hưng Hằng” làm chuyên đề nghiên cứu của mình, nhằm đưa ra những phương hướng thiết thực giải quyết yếu kém, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của doanh nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của doanh nghiệp tư nhân Hưng Hằng. - Nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ tại doanh nghiệp. Qua đó, đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của doanh nghiệp. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ tại doanh nghiệp tư nhân Hưng Hằng. SVTH: Đào Minh Thủy Trang 1 Khóa luận tốt nghiệp 1.3. GVHD: ThS. Đinh Xuân Hùng Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp tư nhân Hưng Hằng. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: doanh nghiệp tư nhân Hưng Hằng - Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2013 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập những tài liệu có sẵn và có liên quan từ các phòng ban trong doanh nghiệp như: phong kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng kế toán tài chính,…, thu thập thêm thông tin có liên quan từ sách, báo, internet. - Thu thập số liệu thứ cấp: trao đổi thêm với các cán bộ - nhân viên trong doanh nghiệp, các ý kiến góp ý đánh giá từ những người có kinh nghiệm trong ngành về những vấn đề nghiên cứu. Dựa vào các nghiên cứu và số liệu thu thập được dùng phần mềm excel để tiến hành thống kê, xử lý số liệu sau đó mô tả bằng bảng biểu và biểu đồ…nhằm phân tích chúng theo mục đích nghiên cứu. 1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu 1.4.2.1. Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu, phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng hoặc 2 chỉ tiêu. Các chỉ tiêu hay đại lượng phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường. Tiêu thức so sánh, tùy thuộc vào mục tiêu phân tích nhưng sử dụng chủ yếu là các tiêu thức sau: - So sánh thực tế đạt được với kế hoạch, định mức để đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu ra sao, so sánh giữa số liệu thực tế kỳ này với một hoặc nhiều thực tế kỳ trước để xác định xu hướng hay tốc độ phát triển. - Kỹ thuật so sánh: so sánh tuyệt đối là việc xác định chênh lệch giữa trị số, giữa chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của đối tượng. So sánh tương đối là việc xác định phần trăm tăng giảm giữa kỳ thực tế so với kỳ gốc hoặc tỷ trọng của một hiện tượng trong tổng thể quy mô chung, cho thấy tốc độ phát triển hoặc kết cấu, mức độ phổ biến của hiện tượng. Phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối và tỷ trọng để phân tích, đánh giá các tiêu chí của doanh nghiệp qua các năm và trong cùng một năm. 1.4.2.2. Phương pháp biểu mẫu, sơ đồ Trong phân tích kinh tế người ta phải dùng biểu mẫu, sơ đồ phân tích để đánh giá một cách trực quan qua các số liệu phân tích. Biểu mẫu phân tích nhìn chung được thiết lập theo các dòng cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu để phân tích. Các SVTH: Đào Minh Thủy Trang 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Xuân Hùng dạng biểu để phân tích thường phản ảnh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có liên hệ với nhau: so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, so với số cùng kỳ năm trước hoặc so sánh giữa chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tổng thể. Số lượng các dòng cột tỳ thược vào mục đích phân tích. Tùy theo nội dung phân tích mà biểu phân tích có tên gọi khác nhau, đơn vị tính khác nhau. Còn sơ đồ, biểu đồ thì được sử dụng trong phân tích để phản ánh sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế trong những khoảng thời gian khác nhau. Khi tiến hành phân tích hiệu quả xuất khẩu thì ta đều phải lập bảng biểu để ghi các số liệu vào các dòng cột chính là ta đang áp dụng phương pháp biểu mẫu sơ đồ, tuy nhiên phương pháp này còn kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp so sánh, tỷ trọng. 1.5. Kết cấu của khóa luận - Chương 1. Mở đầu - Chương 2. Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu. - Chương 3. Thực trạng hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại doanh nghiệp tư nhân Hưng Hằng. - Chương 4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp tư nhân Hưng Hằng. - Chương 5. Kết luận và kiến nghị SVTH: Đào Minh Thủy Trang 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Xuân Hùng CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 2.1 . Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu 2.1.1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu “Xuất khẩu là việc đưa hàng hóa, dịch vụ ra ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. ( Khoản 1, Điều 28, Luật Thương Mại – 2005). Theo nghị định 57/1998/NĐ-CP ban hành ngày 31/7/1998 có hiệu lực ngày 10/8/1998 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu thì “hoạt động xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa”. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương. Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Hình thức sơ khai của chúng chỉ là hoạt động trao đổi hàng hóa nhưng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của các quốc gia trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hóa thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng. Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể diễn ra trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. 2.1.2. Vai trò của xuất khẩu Quốc gia cũng giống như con người không thể tồn tại một cách riêng rẽ mà không cần đến sự trao đổi thương mại hàng hóa. Chính vì thế có thể nói xuất khẩu là một trong những yếu tố tạo đà thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vai trò của nó được thể hiện qua các mặt sau: 2.1.2.1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với mỗi quốc gia - Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu chậm phát triển. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến. Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu một nước có thể sử dụng nguồn vốn huy động chính như: đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ, thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ thu ngoại tệ trong nước, thu từ hoạt động xuất khẩu. Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận được, song việc huy động chúng không phải dễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này, các nước đi SVTH: Đào Minh Thủy Trang 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Xuân Hùng vay phải chịu thiệt thòi, phải chịu một số điều kiện bất lợi và sẽ phải trả sau này. Chính vì thế, xuất khẩu là hoạt động tạo nguồn vốn rất quan trọng. Xuất khẩu thu về ngoại tệ tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến quy mô tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu. - Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thứ nhất, chỉ xuất khẩu sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự dư thừa của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển. Thứ hai, coi thị trường thế giới để tổ chức cơ hội phát triển. Điều này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy xuất khẩu. Thể hiện qua:  Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Điều này có thể thông qua ví dụ như phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như bông, kéo sợi, nhuộm, tẩy…sẽ có điều kiện phát triển.  Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất tạo lợi thế nhờ quy mô.  Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng thị trường tiêu dùng của một quốc gia. Nó cho phép một quốc gia có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia đó thậm chí cả những mặt hàng mà quốc gia đó không có khả năng sản xuất được.  Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Nó cho phép chuyên môn hóa sản xuất phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu. Trong nền kinh tế hiện đại mang tính toàn cầu hóa như ngày nay, mỗi loại sản phẩm người ta nghiên cứu thử nghiệm ở nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư và thanh toán thực hiện ở nước thứ năm. Như vậy, hàng hóa sản xuất ra ở mỗi quốc gia và tiêu thụ ở một quốc gia cho thấy sự tác động ngược trở lại của chuyên môn hóa tới xuất khẩu. Với đặc điểm quan trọng là tiền tệ sản xuất sử dụng làm phương tiện thanh toán, xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ ở một quốc gia. Đặc biệt, với các nước đang phát triển đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thì ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu. Có thể thấy xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa cung cấp ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. SVTH: Đào Minh Thủy Trang 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Xuân Hùng Đối với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc sản xuất xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của người dân. - Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế…ngược lại, sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển. Có thể nói xuất khẩu nói riêng và hoạt động thương mại nói chung sẽ dẫn tới những thay đổi trong sinh hoạt tiêu dùng hàng hóa của nền kinh tế bằng hai cách: + Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng nhiều hơn với số lượng hàng hóa được sản xuất ra. + Kéo theo sự thay đổi có lợi cho phù hợp với các đặc điểm của sản xuất + Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà tác động của xuất khẩu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau. 2.1.2.2. Đối với các doanh nghiệp Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch phát triển, mở rộng thị trường của mình. - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ có khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nước ngoài. - Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,…phục vụ cho quá trình phát triển. - Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống của một sản phẩm. - Xuất khẩu tất dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lẫn nhau giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Đây là một trong những nguyên nhân buộc các doanh nghiệp tham gia phải nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, chú ý đến giá thành sản phẩm để có thể phù hợp với khách hàng mà còn tiết kiệm được các nguồn lực của doanh nghiệp. - Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động và tăng thêm thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ công nhân viên đồng thời tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. SVTH: Đào Minh Thủy Trang 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Xuân Hùng - Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. 2.1.3. Lợi ích của xuất khẩu đối với doanh nghiệp Thâm nhập thị trường nước ngoài bằng xuất khẩu là một phương thức phổ biến vì nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau: - Tăng doanh số, phát triển thị phần, tạo ra mức lợi nhuận biên cao hơn so với kinh doanh trong thị trường nội địa. - Tăng quy mô kinh tế, do đó là giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. - Đa dạng hóa khách hàng, giảm sự phụ thuộc vào thị trường trong nước. - Ổn định sự biến động của doanh số do các chu kỳ kinh tế và do tính chất mùa vụ của cầu. Ví dụ: Một doanh nghiệp có thể bù đắp sự giảm sút trong doanh số - gây ra bởi sự giảm sút của cầu vì thị trường trong nước đang suy thoái – bằng cách tái tập trung các nguồn lực vào thị trường nước ngoài có mức tăng trưởng mạnh hơn. - Chi phí thâm nhập thị trường thấp bởi vì doanh nghiệp không cần phải thực hiện các dự án đầu tư hay phải duy trì một đại lý ở thị trường mục tiêu. Vì thế, doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức xuất khẩu để kiểm nghiệm thị trường mới trước khi tập trung nhiều nguồn lực hơn vào thị trường đó qua FDI. - Đặc điểm của xu thế toàn cầu hóa làm các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng chủ động hơn trong hoạt động xuất khẩu. Với đặc trưng là tốn ít chi phí và khả năng tăng thêm đối tác nước ngoài, thì xuất khẩu thực sự phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2.2. Các phương thức xuất khẩu Để tăng kim ngạch xuất khẩu, một doanh nghiệp thường áp dụng nhiều phương thức kinh doanh xuất khẩu khác nhau. Sau đây là các phương thức kinh doanh xuất khẩu phổ biến nhất: 2.2.1. Hình thức xuất khẩu tại chỗ Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu ngay tại đất nước của mình để thu ngoại tệ thông qua việc giao hàng bán cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo sự chỉ định của phía nước ngoài; hoặc bán hàng sang khu chế xuất hoặc các xí nghiệp chế xuất đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Các khái niệm cần biết trong hình thức xuất khẩu tại chỗ: “ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” là hàng hóa do thương nhân Việt Nam (bao gồm cả thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp chế xuất) xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa đó tại Việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác. “ Người xuất khẩu tại chỗ (doanh nghiệp xuất khẩu) là người được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam. SVTH: Đào Minh Thủy Trang 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Xuân Hùng “ Người nhập khẩu tại chỗ (doanh nghiệp nhập khẩu) là người mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ. Đặc điểm của hình thức xuất khẩu tại chỗ: - Hợp đồng ký kết là hợp đồng ngoại thương với đối tác nước ngoài. - Hàng hóa được đối tác nước ngoài chỉ định giao cho bên thứ ba tại Việt Nam. - Các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan về xuất nhập khẩu tại chỗ (mở tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ) và các thủ tục khác để được hoàn thuế. Ưu điểm của hình thức này - Tăng kim ngạch xuất khẩu. - Giảm rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu hóa. Giảm chi phí kinh doanh xuất khẩu; chi phí vận tải; chi phí bảo hiểm hàng Hạn chế của hình thức này Thủ tục xuất khẩu khá phức tạp 2.2.2. Xuất khẩu ủy thác (Export commission house) Đây là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh dịch vụ thương mại thông qua nhận xuất khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp khác và được hưởng phí khi thực hiện việc xuất khẩu đó. Những lưu ý khi thực hiện xuất khẩu ủy thác Các điều 17- 20 Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định về chi tiết thi hành Luật Thương Mại Việt Nam có nêu rõ: - Thương nhân được ủy thác cho thương nhân khác xuất khẩu các loại hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. - Đối với hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép xuất khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác. - Quyền lợi và nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác xuất khẩu do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu. Ưu điểm của hình thức xuất khẩu ủy thác - Tăng tiềm năng kinh doanh xuất khẩu cho công ty nhận ủy thác: duy trì khách hàng, thị trường,… - Phát triển hoạt động thương mại dịch vụ tăng thu nhập cho doanh nghiệp nhận ủy thác xuất khẩu. - Tạo việc làm cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Hạn chế của hình thức này SVTH: Đào Minh Thủy Trang 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Xuân Hùng - Có thể bị tham gia vào các tranh chấp thương mại do các bên tham gia không thực hiện đúng cam kết. - Bên đi ủy thác xuất khẩu không thực hiện tốt các nghĩa vị: thủ tục và thuế xuất khẩu…bên nhận ủy thác chịu trách nhiệm liên đới. Để giảm thiểu tranh chấp thương mại có liên quan đến hoạt động ủy thác, bên đi ủy thác và bên nhận ủy thác xuất khẩu nên ký một hợp đồng ủy thác xuất khẩu. 2.2.3. Hình thức gia công hàng xuất khẩu (Processing Export) Gia công xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó, người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước; người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công. Ưu điểm của hình thức gia công xuất khẩu - Đây là hình thức rất thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam vì các doanh nghiệp có vốn đầu tư hạn chế, chưa có thương hiệu, chưa am hiểu về luật lệ và thị trường thế giới, kiểu dáng công nghiệp nổi tiếng. Vì vậy, qua gia công xuất khẩu vẫn có thể thâm nhập ở mức độ nhất định vào thị trường thế giới. - Qua gia công xuất khẩu, doanh nghiệp có thể tích lũy kinh nghiệm tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu, kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu, tích lũy vốn. - Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh đều do bên phía đối tác đặt gia công nước ngoài lo. - Đây là hình thức giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ. Hạn chế của hình thức gia công xuất khẩu - Hiệu quả xuất khẩu thấp, ngoại tệ thu được chủ yếu là tiền gia công, mà đơn giá gia công ngày một giảm trong điều kiện cạnh tanh lớn giữa các đơn vị nhận gia công. - Tính phụ thuộc vào đối tác nước ngoài cao. Trường hợp áp dụng - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đầu tư ít - Các doanh nghiệp lớn thực hiện gia công xuất khẩu để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của mình song song với tiến hành xuất khẩu tự doanh. 2.2.4. Hình thức xuất khẩu tự doanh Là hình thức doanh nghiệp tự tạo ra sản phẩm, tự tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu. Ưu điểm của hình thức tự doanh Doanh nghiệp có khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao sản phẩm hoặc tinh chế sản phẩm để xuất khẩu với giá cao và tìm mọi cách để giảm chi phí kinh doanh hàng xuất khẩu để thu được nhiều lợi nhuận. Đối với những SVTH: Đào Minh Thủy Trang 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Xuân Hùng công ty lớn, chất lượng sản phẩm có uy tín với phương thức tự doanh giúp cho công ty đẩy mạnh xâm nhập thị trường thế giới để trở thành công ty xuyên quốc gia hoặc đa quốc gia, mang lại lợi nhuận và nhãn hiệu, biểu tượng của công ty ngày càng tăng cao. Hạn chế của phương thức tự doanh - Chi phí kinh doanh cao cho tiếp thị, tìm kiếm khách hàng. - Vốn kinh doanh lớn. - Đòi hỏi phải có thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp riêng. - Rủi ro trong xuất khẩu nhiều hơn so với phương thức gia công xuất khẩu vì mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh xuất khẩu đều do doanh nghiệp xuất khẩu tự lo. 2.2.5. Hình thức tạm nhập, tái xuất (Re-exportation) Là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mua hàng của một nước, nhập về Việt Nam, sau đó tái xuất khẩu sang một nước khác mà không qua chế biến tại Việt Nam. Cơ sở pháp lý của hình thức tạm nhập để tái xuất khẩu Là hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng (do doanh nghiệp Việt Nam ký với doanh nghiệp xuất khẩu) và hợp đồng bán hàng (do doanh nghiệp Việt Nam ký với doanh nghiệp nước nhập khẩu). Vai trò của hình thức tạm nhập tái xuất khẩu - Cho phép doanh nghiệp thực hiện đầu cơ hàng để hưởng chênh lệch giá quốc tế (mua rẻ bán đắt.) - Mua nhiều giá rẻ, sau đó phân nhỏ hàng để xuất bán cho người mua ở các nước khác với giá cao. - Tăng thu ngoại tệ cho doanh nghiệp. - Tạo sự cân bằng trong cán cân thương mại quốc tế giữa hai nước. - Giải quyết các trường hợp hàng của nước này không có nhu cầu tại nước kia. 2.2.6. Hình thức chuyển khẩu (Switch – Trade) Là việc mua hàng từ một nước bán sang một nước ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây: - Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam. - Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua của khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. SVTH: Đào Minh Thủy Trang 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Xuân Hùng Ưu điểm củ hình thức chuyển khẩu - Doanh nghiệp thực hiện vai trò nhà môi giới thương mại để kiếm lời. - Nếu biết cách phối hợp giữa người bán với người mua thì doanh nghiệp không cần phải bỏ vốn mà vẫn có thể kiếm lời. - Chi phí kinh doanh và thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động chyển khẩu thường thấp hơn so với hình thức tạm nhập tái xuất khẩu. Hạn chế của hình thức chuyển khẩu Chuyển khẩu trong thực tế là hình thức kinh doanh phức tạp, có nhiều rủi ro, đòi hỏi trình độ của nhà kinh doanh phải cao, phải rất am hiểu về thị trường, giá cả, các phương thức thanh toán quốc tế. Cùng với tiến trình hội nhập, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng phát triển, tích lũy được nhiều kinh nghiệm xuất khẩu và phương thức chuyển khẩu ngày càng được nhiều doanh nghiệp áp dụng: mua nguyên liệu gỗ, tái phân phối lại các nước trong khu vực; Nhận bán máy móc nông nghiệp cho Hòa Kỳ nhưng mua hàng từ các thương gia Trung Quốc và chuyển thẳng tới người mua mà không qua các cửa khẩu Việt Nam. 2.3. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Để đánh giá được hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trên cơ sở đó để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, đề xuất các giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu, thì tiến hành phân tích các nội dung sau: 2.3.1. Phân tích theo cơ cấu chủng loại sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Mục tiêu phân tích - Thu thập thông tin tình hình xuất khẩu ở từng mặt hàng xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp, và lập được bảng biểu và các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho việc phân tích. - Đưa ra các nhận xét, đánh giá để rút ra được những thành công, tồn tại những khó khăn của từng mặt hàng. - Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho từng mặt hàng xuất khẩu, từ đó gia tăng chung kim ngạch xuất khẩu. Bảng mẫu để phân tích theo cơ cấu chủng loại sản phẩm xuất khẩu Chủng loại sản phẩm Năm 2011 Doanh thu Tỷ trọng Năm 2012 Doanh thu Tỷ trọng Năm 2013 Doanh thu Tỷ trọng A B C D Tổng SVTH: Đào Minh Thủy Trang 11 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Xuân Hùng 2.3.2. Phân tích tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu Mục tiêu phân tích - Khi tiến hành phân tích phải thu thập được các số liệu phản ánh tình hình ký kết hợp đồng xuất khẩu đã kỹ qua các năm hoạt động. - Đánh giá phân tích riêng: những mặt được và những hạn chế của doanh nghiệp trong công tác ký kết và tổ chức hợp thực hiện hợp đồng. - Đề xuất các giải pháp gia tăng khả năng ký kết và tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng xuất khẩu đã ký. Bảng mẫu về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu Ký kết Năm Số lượng HĐ Tổng trị giá HĐ Thực hiện HĐ Số lượng HĐ Tổng trị giá HĐ So sánh thực hiện với ký kết Số lượng (%) Trị giá HĐ thực hiện (%) 2010 2011 2012 2013 2.3.3. Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường Các khái niệm cần biết - Thị trường trực tiếp là thị trường mà ở đó sản phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu được nhà nhập khẩu tổ chức tiêu thụ ngay tại thị trường của nhà nhập khẩu. Với thị trường này thường đòi hỏi sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mẫu mã, chủng loại, về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng bù lại giá xuất khẩu cao. - Thị trường trung gian là thị trường mua hàng xuất khẩu của Việt Nam ở dạng thô, ít qua chế biến hoặc là thành phẩm xuất khẩu được qua chế biến ở nước người mua, sau đó tái bán qua các nước khác. Giá bán qua các thị trường này thường thấp nhưng có khả năng tiêu thụ với khối lượng hàng xuất khẩu lớn, chất lượng và bao bì hàng hóa không đòi hỏi cao. Mục tiêu phân tích - Đánh giá được thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu trên thị trường mà doanh nghiệp triển khai xâm nhập. - Đề xuất những giải pháp duy trì và phát triển thị trường. Cách thức phân tích tình hình xuất khẩu qua các thị trường SVTH: Đào Minh Thủy Trang 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan