Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại thanh tra bộ tài chính ...

Tài liệu Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại thanh tra bộ tài chính

.PDF
94
312
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- LÊ HẢI VIỆT NÂNG CAO NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ THANH TRA TẠI THANH TRA BỘ TÀI CHÍNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- LÊ HẢI VIỆT NÂNG CAO NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ THANH TRA TẠI THANH TRA BỘ TÀI CHÍNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. PHAN HUY ĐƢỜNG XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện, các số liệu đƣợc khai thác từ các nguồn báo cáo chính thức, không sao chép dƣới bất cứ hình thức nào, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS.TS. Phan Huy Đƣờng. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS. Phan Huy Đƣờng đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi trong thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, các thầy cô khoa Kinh tế chính trị, Bộ môn Quản lý Kinh tế - Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, các Quý thầy cô đã giúp tôi trang bị tri thức, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hƣớng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các đồng nghiệp của tôi tại cơ quan Thanh tra Bộ Tài chính đã chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ iii DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ iii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ THANH TRA...................4 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .............................4 1.1.1. Các công trình đã nghiên cứu .......................................................................4 1.1.2. Đánh giá và chỉ ra khoảng trống các công trình đã công bố........................6 1.2. Cơ sở lý luận về thanh tra, năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra 1.2.1. Tổng quan về thanh tra ...............................................................................................8 - Thanh tra (động từ trong tiếng Anh là Inspect) xuất phát từ gốc Latinh (Inspectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một đối tượng nhất định. ....................................8 1.2.2. Quan điểm về năng lực chuyên môn: ..........................................................10 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra ...13 1.3. Kinh nghiệm về thanh tra và bài học với Thanh tra Bộ Tài chính ...........................16 1.3.1. Kinh nghiệm của thanh tra tài chính tại một số quốc gia ...........................16 * Thanh tra Tài chính Pháp ...................................................................................17 * Tại Bộ Tài chính Australia .................................................................................18 1.3.2. Kinh nghiệm của Thanh tra Chính phủ .......................................................19 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................22 2.1. Nguồn tài liệu .....................................................................................................22 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................22 2.2.1. Phương pháp phân tích................................................................................22 2.2.2. Phương pháp tổng hợp ................................................................................23 2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu ...................................23 2.2.4. Sử dụng mô hình phân tích SWOT ...............................................................24 2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ......................................................24 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ THANH TRA TẠI THANH TRA BỘ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 .....25 3.1. Giới thiệu khái quát về Thanh tra Bộ Tài chính.................................................25 3.2. Kết quả chuyên môn của Thanh tra Bộ Tài chính giai đoạn 2011 – 2015:........31 3.2.1. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra ...........................................................31 3.2.2. Về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo .........................................39 3.2.3. Kết quả công tác thanh tra phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ..............................................................................................40 3.2.4. Về đào tạo bồi dưỡng chuyên môn ..............................................................41 3.2.5. Về tham gia xây dựng văn bản pháp luật, phối hợp xử lý tài chính với các cơ quan khác ..........................................................................................................42 3.3. Thực trạng năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Tài chính ..........................................................................................................................44 3.3.1. Yêu cầu về năng lực chuyên môn ....................................................................44 3.3.2. Đánh giá chung về thực trạng năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Tài chính.....................................................................................45 3.3.3. Những tồn tại ảnh hưởng tới chất lượng năng lực chuyên môn của cán bộ Thanh tra Bộ Tài chính ..........................................................................................48 3.3.4. Nguyên nhân của những tồn tại ...................................................................54 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ THANH TRA TẠI THANH TRA BỘ TÀI CHÍNH.......................56 4.1. Quan điểm, mục tiêu hoạt động .........................................................................56 4.1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................56 4.1.2. Mục tiêu nâng cao năng lực chuyên môn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 . .....................................................................................................................58 4.2.1. Các giải pháp: .............................................................................................61 4.2.2. Đề xuất với cấp trên.....................................................................................69 KẾT LUẬN ...............................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................74 Phụ lục DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc 2 NSNN Ngân sách Nhà nƣớc 3 PCTN Phòng, chống tham nhũng 4 THTKCLP Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 5 UBND Ủy ban nhân dân i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng 1 Bảng 3.1 Nội dung Bảng tổng hợp số đoàn thanh tra, kiểm tra Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện trong giai đoạn 2010 - 2014 Trang 33 Bảng tổng hợp số kiến nghị xử lý về tài chính qua công 2 Bảng 3.2 tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính giai đoạn 2011 - 34 2015 Bảng tổng hợp kết quả kiến nghị về cơ chế, chính sách, 3 Bảng 3.4 chấn chỉnh công tác quản lý tài chính của đơn vị và công tác điều hành của cơ quan quản lý cấp trên giai đoạn 2011 37 - 2015 Bảng tổng hợp tình hình tiếp công dân và giải quyết khiếu 4 Bảng 3.5 nại, tố cáo giai đoạn 2011 - 2015 của Thanh tra Bộ Tài 39 chính Tổng hợp tình hình tham gia xây dựng văn bản quy phạm 5 Bảng 3.6 pháp luật, phối hợp xử lý tài chính với cơ quan khác (số 43 lƣợt) 6 Bảng 3.7 Thống kê số lƣợng công chức Thanh tra Bộ Tài chính tại thời điểm 31/12/2015 ii 48 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Nội dung Trang Biểu đồ thể hiện số thực hiện kiến nghị xử lý tài 1 Biểu đồ 3.3 chính qua thanh tra, kiểm tra các năm giai đoạn 36 2011 - 2015 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ 1 Sơ đồ 1.1 Nội dung Mô hình tổ chức Thanh tra ngành Tài chính iii Trang 30 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thanh tra Bộ Tài chính là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý thống nhất, toàn diện công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ Tài chính. Thanh tra Bộ Tài chính chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và chịu sự chỉ đạo về công tác, hƣớng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ. Thanh tra tài chính, một công cụ thiết yếu trong quản lý, điều hành tài chính nhà nƣớc, luôn đổi mới, phát triển vì mục tiêu chung của ngành tài chính. Hoạt động thanh tra tài chính đã có những đóng góp rất lớn vào hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý tài chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phát hiện sai phạm về kinh tế, kiến nghị tăng thu, giảm chi cho ngân sách nhà nƣớc, tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật trong quản lý tài chính. Lịch sử phát triển từ năm 1945 đến nay đã khẳng định, chứng minh vị trí, sự lớn mạnh, bền vững của thanh tra tài chính, là công cụ quan trọng, thiết yếu của Nhà nƣớc trong quản lý kinh tế - tài chính. Cùng với sự phát triển của kinh tế trong nƣớc, hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với chủ trƣơng đổi mới về định hƣớng, cơ chế quản lý tài chính đối với các ngành, lĩnh vực và đòi hỏi tất yếu phải nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động thanh tra tài chính. Nhân tố trọng yếu thành công là phải nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ công chức thanh tra,vì không ai hết, chính họ là ngƣời quyết định sự thành bại của tổ chức. Thực tế, năng lực chuyên môn của Thanh tra Bộ Tài chính hiện nay còn hạn chế, chƣa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Số lƣợng cán bộ trình độ cao còn ít, chƣa đủ để kiểm soát những vị trí thiết yếu với vai trò là nhà quản lý và chuyên gia đầu ngành về tài chính. Trình độ, năng lực chuyên môn cán 1 bộ thanh tra chƣa đƣợc đào tạo bài bản, còn hạn chế cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Vì vậy, việc nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ công chức thanh tra hoạt động hiệu quả là rất cấp thiết, khách quan. Ngày 08/12/2015, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2213/QĐ-TTg về việc ban hành Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó một trong những nội dung quan trọng, cốt lõi là xây dựng ngành Thanh tra, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng cũng nhƣ tính cấp thiết của nhiệm vụ, tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Tài chính” làm luận văn thạc sỹ của mình. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Cần có những giải pháp thiết thực nào để nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Tài chính? 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cƣ́u 2.1. Mục tiêu Mục tiêu của luận văn là đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Tài chính. Đây đồng thời cũng là những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động của Thanh tra Bộ Tài chính. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về chuyên môn trong lĩnh vực thanh tra tài chính, nhất là của Thanh tra Bộ Tài chính (vừa với vai trò là cơ quan tham mƣu, vừa với vai trò là cơ quan quản lý nhà nƣớc). - Phân tích, đánh giá về thực trạng chuyên môn của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Tài chính giai đoạn 2011 - 2015; chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Tài chính. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là năng l ực chuyên môn của cán bộ thanh tra tài chính theo cách tiếp cận khoa học quản lý kinh tế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Tài chính. *Phạm vi thời gian: Xác định thời gian ngắn thì khó thực hiện, không khả thi, với thời gian khoảng 5 năm là vừa, nhƣng để phù hợp với chiến lƣợc của Nhà nƣớc, tôi xác định nghiên cứu nhằm đề ra những giải pháp cho giai đoạn 2016 – 2020, định hƣớng 2025. 4. Đóng góp mới của luận văn - Làm rõ cơ sở lý luận về thanh tra tài chính và năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tài chính. - Đánh giá, phân tích thực trạng chuyên môn của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Tài chính. - Gợi mở, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Tài chính. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và lý luận cơ bản về năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Tài chính giai đoạn 2011 - 2015 Chƣơng 4. Giải pháp, đề xuất nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Tài chính 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ THANH TRA 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1.1. Các công trình đã nghiên cứu Tính đến nay, đã có nhiều đề tài, luận văn, luận án nghiên cứu về công tác thanh tra, kiểm tra tài chính nói chung và công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính nói riêng, cụ thể: - Luận văn thạc sỹ “Đổi mới cơ chế thanh tra tài chính trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Vũ Hồng Hải, năm 2005, đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và phân tích thực tiễn về cơ chế thanh tra tài chính, luận văn đã đƣa ra những quan điểm và đề xuất hệ thống các giải pháp đổi mới cơ chế thanh tra tài chính ở nƣớc ta trong thời gian 2016-2020. - Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thanh tra tài chính đến năm 2012” của tác giả Nguyễn Kim Liên, năm 2007, đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ thanh tra ngành tài chính (gồm Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra các Tổng cục, Cục thuộc Bộ và Thanh tra các Sở Tài chính), những kết quả đạt đƣợc, những bất cập, hạn chế và nguyên nhân; đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thanh tra tài chính đến năm 2012. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra tài chính đối với các cơ quan khoán chi hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính” của Thanh tra Bộ Tài chính, năm 2005, đã nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra tài chính đối với các cơ quan hành chính khoán chi, đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính; tập trung phân tích về công tác quản lý tài chính ở một số đơn vị thuộc lĩnh vực sự nghiệp khoa học, sự nghiệp kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá; đƣa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra tài chính đối với các cơ quan hành chính khoán chi và các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính. 4 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Thanh tra, kiểm tra tài chính đối với công ty cổ phần ở Việt Nam”, Thanh tra Bộ Tài chính, năm 2007, đã đƣa ra những đánh giá về thực trạng thanh tra, kiểm tra tài chính đối với công ty cổ phần đƣợc chuyển đổi từ công ty nhà nƣớc, phân tích những thuận lợi, khó khăn và đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính đối với công ty cổ phần. - Luận án tiến sỹ “Nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam”của tác giả Nguyễn Văn Bình, năm 2010, đã làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan đến hoạt động thanh tra tài chính đối với dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng vốn nhà nƣớc cả về phƣơng diện lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng vốn nhà nƣớc, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ, phòng chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tƣ trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. - Luận văn thạc sỹ “Hoạt động thanh tra tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước của Thanh tra Bộ Tài chính” của tác giả Lại Thị Thúy Hằng, năm 2015, đã đƣa ra những nghiên cứu, đánh giá về hoạt động thanh tra tài chính đối với doanh nghiệp nhà nƣớc và đƣa ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng hoạt động thanh tra tài chính đối với doanh nghiệp nhà nƣớc để đi vào chiều sâu, kiến nghị sửa đổi chính sách pháp luật về tài chính doanh nghiệp và tăng thu ngân sách, giảm chi cho doanh nghiệp. - Văn kiện Dự án “Tăng cường năng lực tổng thể Thanh tra Tài chính đến năm 2014” của Thanh tra Bộ Tài chính, năm 2009, trên cơ sở phân tích thực trạng, hệ thống các vấn đề đã đƣa ra các giải pháp nhằm mục tiêu xây dựng cơ bản thể chế hoạt động cho thanh tra tài chính đảm bảo đồng bộ, đủ mạnh, tiếp thu các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; tăng cƣờng năng lực đội ngũ cán bộ; kiện toàn tổ chức; hiện đại hoá hệ thống thông tin đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của ngành thanh tra tài chính, góp phần quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nƣớc và phòng, chống tham nhũng. Các đề tài, đề án đã đƣa ra những nghiên cứu, đánh giá về thực trạng công tác thanh tra tài chính, thực trạng về đội ngũ cán bộ thanh tra nói chung và trong 5 một số lĩnh vực cụ thể, đồng thời đã đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực nói chung (về cơ cấu tổ chức, chuyên môn, cơ chế chính sách, ...), hiệu quả hoạt động thanh tra tài chính. Các đề tài, đề án đã góp phần vào những thay đổi trong tổ chức, chuyên môn và hoạt động thanh tra của ngành Tài chính nói chung và Thanh tra Bộ Tài chính nói riêng, đã thiết thực tăng cƣờng năng lực thanh tra tài chính trong phát hiện và xử lý các sai phạm về quản lý tài chính ngân sách, kiến nghị sửa đổi, bổ sung có hiệu quả chính sách chế độ quản lý tài chính. 1.1.2. Đánh giá và chỉ ra khoảng trống các công trình đã công bố Các đề tài, đề án đã đƣa ra những nghiên cứu, đánh giá về thực trạng chuyên môn của cán bộ thanh tra, công tác thanh tra tài chính nói chung và hoạt động thanh tra tài chính một số lĩnh vực cụ thể, đồng thời đã đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động thanh tra tài chính đối với một số nội dung cụ thể. Các đề tài, đề án đã góp phần vào những thay đổi trong tổ chức và hoạt động thanh tra của ngành Tài chính nói chung và Thanh tra Bộ Tài chính nói riêng trong thời gian qua, đã thiết thực tăng cƣờng năng lực thanh tra tài chính trong phát hiện và xử lý các sai phạm về quản lý tài chính ngân sách, kiến nghị sửa đổi, bổ sung có hiệu quả chính sách chế độ quản lý tài chính. Với một số đề tài nghiên cứu về công tác thanh tra tài chính, nhƣng cho đến nay, chƣa có một nghiên cứu mới, cụ thể nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Tài chính trong giai đoạn 2016 – 2020 đảm bảo nâng cao giá trị cốt lõi để có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu phải đổi mới, giải quyết đƣợc các vấn đề lớn, hệ thống theo yêu cầu của quản lý nhà nƣớc về tài chính, phù hợp với xu hƣớng đổi mới và yêu cầu cao trong công tác quản lý tài chính, cải cách hành chính trong các lĩnh vực (ngân sách nhà nƣớc, vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, tài chính hành chính sự nghiệp, tài chính doanh nghiệp, lĩnh vực giá, các quỹ ngoài ngân sách, quản lý tài chính nội bộ ngành tài chính). Do vậy, việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, mang tính thời sự, nhằm đƣa ra các đánh giá, đề xuất nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tài chính tại Thanh tra Bộ Tài chính trong giai đoạn sắp tới. 6 Năm 2015 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015, nền kinh tế đất nƣớc đã có những bƣớc chuyển biến tích cực trên nhiều khía cạnh, nền pháp chế đã đƣợc chuẩn hóa hơn nhƣng dự báo tình hình kinh tế thế giới trong giai đoạn 2016 – 2020 tiếp tục vẫn còn những diễn biến phức tạp, khó lƣờng; kinh tế trong nƣớc còn nhiều khó khăn, đặt ra nhiều thách thức, bài toán khó cho cơ quan tài chính nói chung và thanh tra tài chính nói riêng. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, mang tính thời sự, nhằm đƣa ra các đánh giá, đề xuất nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Tài chính trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể luận văn nhấn mạnh một số nội dung mới sau: + Nghiên cứu trên nhiều mặt để có cái nhìn toàn diện, khách quan về mặt bằng chuyên môn của cán bộ thanh tra (về cơ cấu ngạch thanh tra; về trình độ, kiến thức; về kỹ năng nghiệp vụ; về trang bị công nghệ; về phối hợp công tác giữa các phòng, bộ phận, đơn vị trong và ngoài cơ quan), những hoạt động mà Thanh tra Bộ Tài chính đã thực hiện nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ thanh tra. + Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung phù hợp với chủ trƣơng tin học hóa, hiện đại hóa hành chính hiện nay. + Đƣa ra một số chỉ số KPIs về năng lực chuyên môn gắn với quy trình công việc và từng hoạt động của Thanh tra Bộ Tài chính để lãnh đạo có công cụ đánh giá, giám sát kết quả xử lý công việc chuyên môn của các phòng, bộ phận, đoàn thanh tra, kiểm tra. + Đƣa ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực chuyên môn trong thời gian tới, cụ thể giai đoạn 2016 – 2020, định hƣớng tới năm 2025 là có tính khả thi, thực tế. Luận văn này mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác thanh tra ngành Tài chính nói chung và của Thanh tra Bộ Tài chính nói riêng. Luận văn xin kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã công bố có liên quan để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình. 7 1.2. Cơ sở lý luận về thanh tra, năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra 1.2.1. Tổng quan về thanh tra - Thanh tra (động từ trong tiếng Anh là Inspect) xuất phát từ gốc Latinh (Inspectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một đối tƣợng nhất định. Theo Từ điển pháp luật Anh - Việt, thanh tra “là sự kiểm soát, kiểm kê đối tượng bị thanh tra”. Từ điển Luật học (tiếng Đức) giải thích thanh tra “là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định - sự tác động có tính trực thuộc”. Theo từ điển tiếng Việt phổ thông “thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”. Nhƣ vậy, có thể hiểu: Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nƣớc, là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan nhà nƣớc đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hoạt động thanh tra đƣợc thực hiện bởi cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục luật định, nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với Nhà nƣớc biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nƣớc, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra gắn liền với quản lý nhà nƣớc, với tƣ cách là một chức năng, là một giai đoạn của chu trình quản lý nhà nƣớc. Thanh tra là hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc và có tính độc lập tƣơng đối. Tại Việt Nam, hoạt động thanh tra đƣợc quy định tại các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chung, chuyên ngành và đƣợc quy định thống nhất tại Luật Thanh tra năm 2010. Hoạt động thanh tra đƣợc chia thành “thanh tra nhà nƣớc” là hoạt động của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành) và “thanh tra nhân dân” là hình thức giám sát của nhân dân: 8 + “Thanh tra nhà nƣớc” là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nƣớc bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. “Thanh tra hành chính” là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao. “Thanh tra chuyên ngành” là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. + “Thanh tra nhân dân” là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phƣờng, thị trấn, cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nƣớc. Thanh tra tài chính là hoạt động kiểm soát, xem xét, đánh giá của cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ về quản lý tài chính, sử dụng vốn và tài sản nhà nƣớc của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền đƣợc quy định, nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các sai phạm về tài chính; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Hoạt động thanh tra tài chính đƣợc quy định tại hệ thống các luật nhƣ Luật Ngân sách Nhà nƣớc, Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Luật Quản lý Thuế, ... 9 1.2.2. Quan điểm về năng lực chuyên môn: Năng lực của con ngƣời nói chung đƣợc sử dụng ở nhiều phƣơng diện nhƣ: năng lực công tác, năng lực sản xuất, năng lực thực thi công vụ, năng lực quản lý điều hành, năng lực kiểm soát, .... - Về năng lực chuyên môn nói chung: có nhiều quan điểm về năng lực và năng lực chuyên môn: + Về năng lực: Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về năng lực: Khả năng làm việc tốt, nhờ có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn. Chắc không thiếu những người có năng lực. Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nhà xuất bản giáo dục phát hành thì năng lực được hiểu là khả năng làm việc tốt. Theo đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin thì năng lực được hiểu theo hai nghĩa: một là, năng lực là những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc gì (ví dụ: năng lực tƣ duy của con ngƣời); hai là, năng lực là khả năng để thực hiện tốt một công việc (ví dụ: có năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức, ...). Tóm lại, năng lực là khả năng của con người để thực hiện tốt công việc hay làm việc có hiệu quả cao. + Về năng lực chuyên môn: chuyên môn bao gồm các kỹ năng, kiến thức cần thiết cho từng công việc, vị trí công tác. Năng lực chuyên môn là khả năng của con ngƣời về kỹ năng, kiến thức cần thiết cho từng công việc, từng vị trí công tác để thực hiện đƣợc công việc có hiệu quả cao. - Về năng lực chuyên môn của thanh tra viên: Theo quy định về tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên tại Điều 32 Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra viên phải có các tiêu chuẩn sau đây: ʺa) Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; b) Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan