Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thươngviệt na...

Tài liệu Nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thươngviệt nam chi nhánh hải dương trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

.PDF
84
290
72

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TRANG ANH NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƢƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kinh tế học Mã số: 60.31.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Tô Thị Ánh Dƣơng HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Trang Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........... 7 1.1.Khái niệm ..............................................................................................................7 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động của ngân hàng thƣơng mại .....................23 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. ........... 30 1.4. Năng lực hoạt động của ngân hàng thƣơng mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quôc tế ...................................................................................................................... 33 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA .................................. 33 NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƢƠNG.......................................................................................................... 33 2.1. Các hoạt động nghiệp vụ của Vietcombank Hải Dƣơng....................................33 2.2. Thực trạng năng lực hoạt động của Vietcombank Hải Dƣơng. .............................43 2.3. Năng lực hoạt động của Vietcombank Hải Dƣơng trong điều kiện hội nhập. ................................................................................................................ 58 2.4. Đánh giá chung về năng lực hoạt động của Vietcombank Hải Dƣơng ..............58 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG CHI NHÁNH HẢI DƢƠNG 64 3.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hải Dƣơng. ...................64 3.2. Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của Vietcombank Hải Dƣơng .............66 KẾT LUẬN............................................................................................................. ..74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 76 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Các nƣớc Đông Nam Á AFTA Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN ARGB Hải Dƣơng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hải Dƣơng CAR Tỷ lệ an toàn vốn CU Liên minh Thuế quan DN Doanh nghiệp EFTA Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Âu EU Liên minh Châu Âu HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHTM CP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NHTƢ Ngân hàng Trung ƣơng NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam PTA Thỏa thuận Thƣơng mại ƣu đãi ROA Tỷ suất lợi nhuận / Tài sản có ROE Tỷ suất lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thƣơng mại cổ phần TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng Vietcombank (VCB) Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam VCB Hải Dƣơng Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam chi nhánh Hải Dƣơng VTB Hải Dƣơng Vietinbank- Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam chi nhánh Hải Dƣơng WB Ngân hàng Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Số hiệu Bảng 2.1 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Bảng 2.4 Bảng 2.5 Bảng 2.6 Bảng 2.7 Bảng 2.8 Bảng 2.9 Bảng 2.10 Tên bảng Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB Hải Dƣơng, 2011-2015 Cơ cấu tiền gửi của khách hàng theo kỳ hạn của VCB Hải Dƣơng, 2011- 2015 Cơ cấu tiền gửi theo đối tƣợng khách hàng của VCB Hải Dƣơng, 2011- 2015 Quy mô và tốc độ tăng trƣởng tín dụng của VCB Hải Dƣơng, 2011- 2015 Dƣ nợ tín dụng theo kỳ hạn của VCB Hải Dƣơng, 2011- 2015 Dƣ nợ tín dụng theo khách hàng của VCB Hải Dƣơng, 2011- 2015 Thu nhập từ hoạt động dịch của VCB Hải Dƣơng từ năm 2011- 2015 Hệ số an toàn vốn (CAR) giai đoạn 2011-2015 của một số NHTM trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng Một số chỉ tiêu đánh giá quy mô, chất lƣợng tài sản của VCB Hải Dƣơng, 2011- 2015 ROA và ROE của VCB Việt Nam vàVCB Hải Dƣơng, 2011- 2015 Trang 35 37 38 39 40 41 43 44 45 51 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Số hiệu Sơ đồ 2.1 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ 2.3 Tên biểu đồ, sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Hải Dƣơng Tiền gửi khách hàng của VCB Hải Dƣơng, 2011-2015 Tăng trƣởng tín dụng của VCB Hải Dƣơng, 2011-2015 Thị phần dƣ nợ của một số NHTM trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng năm 2015 Trang 34 36 40 46 Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ nợ quá hạn của VCB Hải Dƣơng, 2011-2015 46 Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ nợ xấu của VCB Hải Dƣơng, 2011-2015 47 Biểu đồ 2.6 Biểu đồ 2.7 Biểu đồ 2.8 Dƣ nợ tín dụng so với tổng tiền gửi của VCB Hải Dƣơng, 2011-2015 Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn, 2011-2015 của VCB Hải Dƣơng Thị phần huy động nguồn tiền gửi của một số NHTM trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng năm 2015 48 49 50 Biểu đồ 2.9 ROA của một số NHTM, 2011- 2015 51 Biểu đồ 2.10 ROE của một số NHTM, 2011- 2015 51 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu hƣớng tất yếu, khách quan với mọi quốc gia. Việt Nam đã chủ động tham gia vào qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ gia nhập khối ASEAN; tham gia vào khu vực tự do ASEAN (AFTA), ký kết hiệp định song phƣơng Việt Nam - Hoa kỳ, gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO); Ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế. Ngân hàng là một trong những lĩnh vực đƣợc mở cửa mạnh mẽ nhất sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thách thức lớn nhất của hệ thống ngân hàng thƣơng mại là đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, mạnh mẽ hơn. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cần phải tái cấu trúc một cách mạnh mẽ để trở thành hệ thống ngân hàng đa dạng về hình thức, có khả năng cạnh tranh cao, hoạt động an toàn và hiệu quả, huy động tốt các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tƣ đáp ứng nhu cầu phát triển đất nƣớc. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam (VCB) là một trong bốn ngân hàng thƣơng mại (NHTM) quốc doanh lớn nhất Việt Nam, thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan theo Luật các Tổ chức tín dụng của Việt Nam trên phạm vi toàn quốc. VCB chiếm thị phần đáng kể đối với nhiều sản phẩm chủ chốt nhƣng cũng phải cạnh tranh gay gắt và đứng trƣớc nguy cơ sụt giảm thị phần. Chính vì vậy, nâng cao năng lực hoạt động là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với VCB nói chung, các chi nhánh VCB nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam không chỉ cạnh tranh với các NHTM trong nƣớc mà còn với các ngân hàng nƣớc ngoài; không chỉ cạnh tranh với hệ thống ngân hàng trên toàn quốc mà còn trên từng địa bàn và ở các chi nhánh cụ thể. Các chi nhánh ở các địa phƣơng, trong đó có chi nhánh VCB Hải Dƣơng vừa thực hiện chiến lƣợc hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam vừa phải tự nâng cao năng lực hoạt động để chiến thắng trong cạnh tranh trên địa bàn qua đó góp phần nâng cao năng lực hoạt động của cả 1 hệ thống. Xuất phát từ lý do trên tác giả lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thươngViệt Nam chi nhánh Hải Dương trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước - Đặng Văn Dân (2012), “Hội nhập quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã hệ thống những lý luận cơ bản liên quan đến hội nhập quốc tế trong ngân hàng. Đánh giá thực trạng của tiến trình hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng thƣơng mại trong thời gian qua và đề xuất những giải pháp cho quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam. - Nguyễn Quỳnh Hoa (2014), “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tái cấu trúc hệ thống NHTM là chƣơng trình mang tầm cỡ quốc gia. Phân tích và đánh giá thực trạng tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2012, qua đó tổng hợp những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam; - Phạm Thị Bích Lƣơng (2007), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, tác giả đã nghiên cứu hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt nam trong giai đoạn 2000-2005, tập trung nghiên cứu bốn ngân hàng Thƣơng mại quốc doanh, qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho các NHTM này. - Nguyễn Việt Hùng (2008), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, tác giả đã phân tích thực trạng hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam dựa trên phƣơng pháp phân tích định tính và định 2 lƣợng để chỉ ra đƣợc những khiếm khuyết trong điều hành, quản lý và quản trị ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, qua đó cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM ở Việt Nam mang tính khả thi cao. 2.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài - Xiaoqing (Maggie) Fu, Shelagh Heffernan (2007), “The effects of reform on China‟s bank structure and performance - Tác động của cải cách tới cơ cấu và hoạt động ngân hàng ở Trung Quốc”, Journal of Banking & Finance 31. Nghiên cứu về chất lƣợng quản lý của các tổ chức tín dụng Trung Quốc giai đoạn 19922002, kết quả nghiên cứu cho thấy chất lƣợng quản lý của ngân hàng sẽ ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động của các ngân hàng, chất lƣợng quản lý thông qua chính sách, kế hoạch, chiến lƣợc phát triển ngân hàng.; - Asli Demirguc và Harr Huizinga (1999), “Determinants of commercial bank interest margins and profitability: some international evidence- Các yếu tố tác động tới lợi suất và lợi nhuận ngân hàng: một số bằng chứng quốc tế”, The World Bank, EconomicReview Vol. 13, No. 2, pp. 379-408: http://www.jstor.org/stable/3990103. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, tác giả sử dụng dữ liệu của 80 quốc gia trong giai đoạn 1988-1995, nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh doanh của ngân hàng bị tác động bởi nhiều yếu tố nhƣ: đặc điểm kinh doanh của ngân hàng, điều kiện kinh tế vĩ mô, quy mô tài sản của ngân hàng, đặc biệt quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn sẽ cho thấy sức mạnh của ngân hàng, đồng thời đa dạng hóa đƣợc hoạt động của các ngân hàng và có điều kiện để làm tăng lợi nhuận cho các ngân hàng. Tóm lại, vấn đề năng lực hoạt động của các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đề cập dƣới các góc độ cụ thể khác nhau. Những công trình nghiên cứu trong nƣớc chủ yếu bàn về xu hƣớng phát triển và vấn đề tái cấu trúc của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài chủ yếu tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. Đây sẽ là những tƣ liệu quý để tác giả học hỏi và kế thừa có chọn lọc. Tuy nhiên, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu đề cập sâu và có hệ thống 3 về lý luận và thực tiễn về việc nâng cao năng lực hoạt độngcủa VCB nói chung, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng chi nhánh Hải Dƣơng (VCB Hải Dƣơng) nói riêng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.Nội dung, phạm vi và thời gian, không gian nghiên cứu triển khai luận văn của tác giả có sự khác biệt so với các công trình nghiên cứu trƣớc. Cụ thể, Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu thực tiễn năng lực hoạt động của VCB Hải Dƣơng từ năm 2011 đến năm 2015 và đƣa ra các giải pháp đến năm 2020 cho VCB Hải Dƣơng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Hải Dương trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” sẽ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích tổng quát: Luận văn đánh giá thực trạng năng lực hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam chi nhánh Hải Dƣơng từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của VCB Hải Dƣơng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Các nhiệm vụ cụ thể + Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và hoạt động của các NHTM. + Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực hoạt động của VCB Hải Dƣơng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) từ đó chỉ rõ nhƣng hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó. + Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động của VCB Hải Dƣơng trong điều kiện HNKTQT. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: thực trạng năng lực hoạt động của VCB Hải Dƣơng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về năng lực hoạt động của VCB Hải Dƣơng 4 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Về không gian: Đề tài nghiên cứu VCB Hải Dƣơng Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng năng lực hoạt động của VCB Hải Dƣơng giai đoạn 2011-2015, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của VCB Hải Dƣơng giai đoạn 2016-2020 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích nghiên cứu định tính, phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh, tổng hợp để tiến hành đánh giá thực trạng năng lực hoạt động của VCB Hải Dƣơng. Chẳng hạn, luận văn so sánh hệ số an toàn vốn (CAR) của VCB Hải Dƣơng với CAR của cả hệ thống VCB Việt Nam, cũng nhƣ CAR của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Hải Dƣơng, CAR của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (AGRIBANK) chi nhánh Hải Dƣơng, qua đó đƣa ra kết luận là CAR của VCB Hải Dƣơng vƣợt xa so với quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, điều này thể hiện sức mạnh tài chính của VCB Hải Dƣơng. - Phương pháp thu thập số liệu: dữ liệu thứ cấp về thực trạng năng lực hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng chi nhánh Hải Dƣơng đƣợc thu thập trong giai đoạn 2011-2015. Nguồn gốc của các tài liệu này đều đƣợc chú thích rõ ràng sau mỗi bảng số liệu. - Phương pháp xử lý số liệu: thông tin và các dữ liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc tác giả cập nhật và tính toán tùy theo mục đích và nội dung nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chƣơng trình Excel 2007 của Microsoft. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về hội nhập KTQT trong lĩnh vực ngân hàng và khái quát các chức năng hoạt động của ngân hàng thƣơng mại trong điều kiện hội nhập quốc tế. Chỉ rõ những cơ hội và thách thức trong lĩnh vực ngân hàng tại các nƣớc đang phát triển trong bối cảnh HNQT. Đề tài cũng làm rõ những nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực hoạt động của NHTM. Đặc biệt, để đánh giá năng lực 5 hoạt động của NHTM, đề tài đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu năng lực tài chính, mức độ đa dạng về sản phẩm, dịch vụ cung cấp và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý và hệ thống chi nhánh phân phối sản phẩm dịch vụ, nguồn nhân lực, công nghệ ngân hàng, thị phần. - Về mặt thực tiễn: Vận dụng lý luận đã tổng kết, luận văn đánh giá thực trạng năng lực hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng chi nhánh Hải Dƣơng qua nhiều góc độ theo các tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động NHTM đã đƣợc xây dựng ở phần lý luận. Trên cơ sở phân tích các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế về năng lực hoạt động của VCB Hải Dƣơng, luận văn đƣa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng chi nhánh Hải Dƣơng. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc cơ cấu gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng vàhoạt động của ngân hàng thƣơng mại. Chương 2: Thực trạng năng lực hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng chi nhánh Hải Dƣơng. Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng chi nhánh Hải Dƣơng trong điều kiện Hội nhập kinh tế quốc tế. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Khái niệm a. Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng  Hội nhập kinh tế quốc tế Thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng nƣớc ngoài (tiếng Anh là “ international economic integration ”). Trên thực tế cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về khái niệm “ hội nhập quốc tế ”. Nhìn chung, hội nhập kinh tế quốc tế đƣợc hiểu là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nƣớc với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau, từ đơn phƣơngđến song phƣơng, tiểu khu vực/vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Ở Việt Nam, thuật ngữ „hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu đƣợc sử dụng từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác. Trƣớc khi thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” đƣợc đƣa vào sử dụng, trong tiếng Việt đã xuất hiện các cụm từ “liên kết kinh tế quốc tế” và “nhất thể hóa kinh tế quốc tế”. Cả ba thuật ngữ này thực ra đƣợc sử dụng để chỉ cùng một khái niệm mà tiếng Anh gọi là “international economic integration”. Trong thực tiễn sử dụng ở Việt Nam hiện nay, các thuật ngữ “liên kết quốc tế” và “hội nhập quốc tế” có thể thay thế nhau và hầu nhƣ không có sự khác biệt về ý nghĩa [22] Theo một số nhà kinh tế, tiến trình hội nhập kinh tế đƣợc chia thành năm mô hình cơ bản từ thấp đến cao nhƣ sau [22]: Thứ nhất, Thỏa thuận thƣơng mại ƣu đãi (PTA): Các nƣớc thành viên dành cho nhau các ƣu đãi thƣơng mại trên cơ sở cắt giảm thuế quan, nhƣng còn hạn chế về phạm vi và mức độ cắt giảm, nhƣ: Hiệp định PTA của ASEAN (1977), Hiệp định Thƣơng mại Việt-Mỹ (2001), Hiệp định GATT (1947 và 1994). Thứ hai, Khu vực mậu dịch tự do (FTA): trong thƣơng mại hàng hóa nội 7 khối. Các thành viên phải thực hiện việc cắt giảm và loại bỏ các hàng rào thuế quan và các hạn chế về định lƣợng (có thể bao gồm cả việc giảm và bỏ một số hàng rào phi thuế quan), nhƣng vẫn duy trì chính sách thuế quan độc lập đối với các nƣớc ngoài khối, nhƣ: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Âu (EFTA), Khu vực mậu dịch tự do bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Thứ ba,Liên minh Thuế quan (CU): Các thành viên ngoài việc cắt giảm và loại bỏ thuế quan trong thƣơng mại nội khối còn thống nhất thực hiện chính sách thuế quan chung đối với các nƣớc bên ngoài khối. Thứ tư, Thị trƣờng chung : Ngoài việc loại bỏ thuế quan và hàng rào phi quan thuế trong thƣơng mại nội khối và có chính sách thuế quan chung đối với ngoài khối, các thành viên còn phải xóa bỏ các hạn chế đối với việc lƣu chuyển của các yếu tố sản xuất khác (vốn, lao động…) để tạo thành một nền sản xuất chung của cả khối, nhƣ: Liên minh Châu Âu đã trải qua giai đoạn xây dựng Thị trƣờng chung châu Âu trƣớc khi trở thành một liên minh kinh tế. Thứ năm,Liên minh kinh tế-tiền tệ: Là mô hình hội nhập kinh tế ở giai đoạn cao nhất dựa trên cơ sở một thị trƣờng chung cộng thêm việc thực hiện chính sách kinh tế và tiền tệ chung (một đồng tiền chung, ngân hàng trung ƣơng thống nhất của khối) nhƣ: Liên minh Châu Âu (EU) hiện nay. Một nƣớc có thể đồng thời tham gia vào nhiều tiến trình hội nhập với tính chất, phạm vi và hình thức khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, mỗi nƣớc phải trải qua các bƣớc hội nhập từ thấp đến cao, việc đốt cháy giai đoạn chỉ có thể diễn ra trong những điều kiện đặc thù nhất định. Tóm lại: Hội nhập kinh tế là quá trình thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa trên các cấp độ đơn phƣơng, song phƣơng và đa phƣơng chủ động gắn kết nền kinh tế thị trƣờng của từng nƣớc với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế có nghĩa là tham gia vào cuộc cạnh tranh kinh tế ở cả trong và ngoài nƣớc vì quá trình hội nhập làm cho nền kinh tế mỗi nƣớc ngày càng liên kết chặt chẽ với các nền kinh tế thành viên khác, từ đó làm cho nền kinh tế thế giới phát triển theo hƣớng tạo ra một thị trƣờng chung thống nhất trong đó những cản trở đối với sự giao lƣu và hợp tác quốc tế dần dần giảm và mất đi, tuy nhiên sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. 8  Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng Hội nhập kinh tế quốc tế về tài chính - tiền tệ là việc thực hiện quá trình tự do hóa tài chính (xóa bỏ các định hƣớng, các hạn chế, hay ràng buộc trong việc phân bổ nguồn lực tài chính). Tự do hóa tài chính bao gồm tự do hóa tỷ giá hối đoái, tự do hóa lãi suất, xóa bỏ bao cấp vốn thông qua chỉ định tín dụng, giảm thiểu tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tự do hóa các hoạt động của các tổ chức tài chính trong nƣớc và quốc tế trên nền tảng của tự do hóa các tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Tự do hóa tài chính cũng đồng nghĩa với việc mở rộng cạnh tranh của các định chế tài chính, cùng với việc chấm dứt phân biệt đối xử về pháp lý giữa các loại hoạt động khác nhau [23, tr13] Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng là quá trình chủ động gắn kết hoạt động ngân hàng của mỗi nƣớc với hoạt động của hệ thống ngân hàng trong khu vực và thế giới, thông qua những nỗ lực mở cửa và tự do hóa hoạt động ngân hàng trong nƣớc với điều kiện các hoạt động đó phải phù hợp với thông lệ, với luật pháp quốc tế. Hoạt động ngân hàng phải tuân thủ theo quy luật thị trƣờng và các nguyên tắc kinh doanh quốc tế, hoạt động ngân hàng đƣợc thực hiện theo tín hiệuthị trƣờng, do thị trƣờng quyết định mà không bị ngăn chặn bởi các biện pháp quản lý hành chính, lãi suất, tỷ giá, hoạt động tín dụng [23, tr13] Mức độ hội nhập về ngân hàng đƣợc đo bằng mức độ mở cửa cho hoạt động ngân hàng của nƣớc ngoài trên thị trƣờng nội địa, cụ thể hơn là mức độ dỡ bỏ các giới hạn, rào cản ngăn cách hoạt động của các ngân hàng trong nƣớc với hoạt động của ngân hàng trong khu vực và thế giới, mức độ xâm nhập hoạt động ngân hàng của quốc gia đó trên thị trƣờng nƣớc ngoài. Thực hiện hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đòi hỏi Chính phủ và NHTƢ phải xóa bỏ những ƣu đãi, tiến tới cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng trong và ngoài nƣớc. Do đó, mức độ hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với mức độ tự do hóa tài chính-tiền tệ. Việc thực hiện tự do hóa tài chính-tiền tệ càng sâu rộng có hiệu quả thì việc hội nhập ngân hàng càng thuận lợi và nhanh chóng. Hội nhập kinh tế quốc tế về ngân hàng giúp các NHTM trong nƣớc thông qua môi trƣờng cạnh tranh ngày càng tự do hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời giúp ngânhàng trong nƣớc nhận thức đƣợc tình hình mới để tự nâng cao, 9 hoàn thiện nhằm đƣơng đầu với cạnh tranh và duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới. Nhƣ vậy, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm các nội dung sau: +)Tự do hoá lãi suất Tự do hoá lãi suất là cơ chế lãi suất trong đó có rất ít hoặc không có sự can thiệp của các cơ quan chức năng vào việc hình thành lãi suất mà lãi suất đƣợc hình thành trên cơ sở thị trƣờng, vận động theo qui luật cung cầu [2, tr36] Tự do hóa lãi suất đƣợc hiểu là lãi suất hoàn toàn đƣợc điều chỉnh theo yêu cầu của thị trƣờng. Sự can thiệp của Ngân hàng Trung ƣơng (NHTƢ) đối với lãi suất thị trƣờng đƣợc điều hành thông qua các công cụ gián tiếp nhƣ lãi suất tái chiết khấu hay tái cấp vốn để tác động lên cung cầu vốn trên thị trƣờng tiền tệ nhằm xác lập mức lãi suất cân bằng. Nhƣ vậy tự do hoá lãi suất có thể đƣợc hiểu là việc tháo bỏ hoàn toàn các ràng buộc về lãi suất trong nền kinh tế, cho phép lãi suất trong nền kinh tế đạt tới điểm cân bằng của nó. Để tự do hóa lãi suất, cần có những điều kiện sau: Một là, hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế tài chính đã tƣơng đối đồng bộ và hoàn chỉnh. Hai là, thị trƣờng tài chính gồm thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng chứng khoán đã ra đời và vận hành hiệu quả. Ba là, các tổ chức kinh tế đều đảm bảo khả năng sử dụng vốn triệt để và có hiệu quả. Bốn là, môi trƣờng kinh tế vĩ mô đã ổn định và tƣơng đối chắc chắn. Năm là, hệ thống ngân hàng ổn định và hoạt động hữu hiệu. Sáu là, các ngƣồn lực trong nƣớc nhƣ vốn, tài nguyên, lao động…đã đƣợc phân phối và sử dụng tƣơng đối hợp lý. +) Tự do hoá cơ chế tín dụng Tự do hoá cơ chế tín dụng là tôn trọng các điều kiện khách quan trong hoạt động tín dụng. Tự do hóa tín dụng đòi hỏi phải xóa bỏ các hạn chế, định hƣớng hay ràng buộc về số lƣợng trong quá trình cung cấp cũng nhƣ phân phối tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng cho mọi thành phần kinh tế [2, tr38] Nội dung tự do hóa hoạt động tín dụng không có nghĩa là hoàn toàn hạ thấp vai trò của Chính phủ. Ở các nƣớc đang phát triển, để duy trì tỉ lệ cần thiết quan trọng trong tín dụng cho nền kinh tế theo sự chỉ định của Chính phủ, Chính phủ có 10 thể can thiệp vào cơ cấu đầu tƣ cũng nhƣ bảo đảm sự lành mạnh của các trung gian tài chính. Tuy nhiên tự do hóa tín dụng, thừa nhận vai trò chính, song không đồng nhất với sự can thiệp quá sâu của Chính phủ vì hậu quả của nó có thể dẫn đến thị trƣờng tài chính bị bóp méo, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính không cao, thậm chí lãng phí. Nội dung của tự do hoá cơ chế tín dụng bao gồm: Một là, bãi bỏ hoàn toàn việc ấn định hạn mức tín dụng và các tỷ lệ có liên quan. Hai là, xoá bỏ bao cấp trong hoạt động tín dụng. Ba là, mở rộng tín dụng cho mọi thành phần kinh tế để tận dụng các nguồn lực đang có và tiềm ẩn trong nền kinh tế. Bốn là, xoá bỏ những ràng buộc của hệ thống ngân hàng trong hoạt động tín dụng, nâng cao tính tự chịu trách nhiệm và tính tự chủ, tạo môi trƣờng thông thoáng cho việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. +) Tự do hoá tỷ giá hối đoái Tự do hoá tỷ giá hối đoái là để cho diễn biến tỷ giá hối đoái trên thị trƣờng biến động dƣới tác động của quan hệ cung cầu là chủ yếu, cơ quan quản lý Nhà nƣớc tránh sự can thiệp trực tiếp và thái quá. Xu hƣớng toàn cầu hoá đang diễn ra rất nhanh chóng. Việc giao lƣu, thông thƣơng hàng hoá giữa các nƣớc ngày một gia tăng. Tỷ giá hối đoái là một trong những nhân tố ảnh hƣởng mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động đó. Vì vậy, yêu cầu các quốc gia dần phải từ bỏ cách kiểm soát quá chặt chẽ tỷ giá, đƣa đồng bản tệ có khả năng chuyển đổi cao. Khi Chính phủ và NHTƢ từ bỏ việc can thiệp của mình và để cho tỷ giá đƣợc tự do xác định trên thị trƣờng thì nƣớc đó đang theo đuổi chính sách tỷ giá tự do. Vì vậy, tự do hoá tỷ giá là một quá trình tiến tới cho phép tỷ giá đƣợc tự xác định trên thị trƣờng [2, tr39-40] Tự do hoá tỷ giá hối đoái bao gồm những nội dung chính sau: Thứ nhất, bãi bỏ tỷ giá cố định với việc công bố tỷ giá chính thức. Thứ hai, nới lỏng biên độ giao dịch và tiến tới xoá bỏ biên độ giao dịch tỷ giá trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Thứ ba, để cho tỷ giá biến động theo tƣơng quan cung cầu trên thị trƣờng và chỉ can thiệp có giới hạn khi xét thấy cần thiết. Để thực hiện tự do hoá tỷ giá hối đoái phải có một số điều kiện nhất định: Một là, thị trƣờng hối đoái phải đƣợc hình thành trƣớc và hoạt động trôi chảy. Hai là, lƣu thông tiền tệ trong nƣớc tƣơng đối ổn định và đƣợc kiểm soát tốt. Ba là, hoạt 11 động kinh tế tài chính đối ngoại phải tƣơng đối ổn định. Bốn là, dự trữ ngoại hối phải đủ lớn, cán cân vãng lai thặng dƣ và tƣơng đối ổn định. Năm là, hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế hoạt động hiệu quả và ổn định. +) Tự do hóa các luồng vốn quốc tế Tự do hóa các luồng vốn quốc tế là làm cho các nguồn vốn nƣớc ngoài và trong nƣớc tự do luân chuyển, tạo sự hấp thụ có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài để phát triển kinh tế, bên cạnh đó mở rộng giao lƣu kinh tế thƣơng mại với các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng [2, tr41]. Với vị trí quan trọng của các nguồn lực tài chính, lĩnh vực ngân hàng giữ vai trò huyết mạch của nền kinh tế, thông qua các chính sách và công cụ để điều hành nền kinh tế. Để hội nhập thành công, chúng ta cần tạo ra hành lang pháp lý trên cơ sở tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan của thị trƣờng, tạo điều kiện cho các chủ thể trên thị trƣờng có thể tự do quyết định việc hình thành và sử dụng các nguồn lực tài chính theo tín hiệu thị trƣờng.  Cơ hội và thách thức trong lĩnh vực ngân hàng tại các nƣớc đang phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế +) Những cơ hội Một là, việc mở cửa và hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng ngoài việc các NHTM trong và ngoài nƣớc hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong một sân chơi công bằng và bình đẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong nƣớc thâm nhập thị trƣờng quốc tế và mở rộng hoạt động kinh doanh. Hội nhập còn đem lại cho hệ thống NHTM các nƣớc đang phát triển những cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạch định chính sách tài chính, tiền tệ, quản lý ngoại hối, thanh tra, giám sát phòng ngừa rủi ro và thanh toán, từ đó nâng cao vị thế và uy tín của các NHTM của các nƣớc đang phát triển trong các giao dịch tài chính ngân hàng quốc tế, vốn là hạn chế của hệ thống NHTM các nƣớc đang phát triển hiện nay. Hai là, sự tham gia thị trƣờng của các NHTM nƣớc ngoài không chỉ làm tăng mức độ cạnh tranh mà còn gia tăng sự lành mạnh và an toàn của toàn bộ hệ thống NHTM. Mặt khác, thông qua hội nhập, các NHTM các nƣớc đang phát triển có cơ hội tiếp cận với vốn, công nghệ, kinh nghiệm và trình độ quản lý của các NHTM 12 phát triển trên thế giới. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh và theo kịp yêu cầu phát triển của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, các NHTM trong nƣớc phải chủ động thực hiện cơ cấu lại tổ chức theo hƣớng hợp lý và chuyên nghiệp hơn, tăng năng lực tài chính, thực hiện chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Đó là những điều kiện quan trọng để các NHTM các nƣớc đang phát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả và đứng vững trong cạnh tranh. Ba là, hội nhập sẽ tạo ra động lực thúc đẩy đổi mới và nâng cao tính minh bạch, tính tự chịu trách nhiệm của hệ thống NHTM trong nƣớc để đáp ứng yêu cầu của hội nhập và thực hiện các cam kết, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng Bốn là, hội nhập sẽ thúc đẩy sự phát triển và trao đổi các dịch vụ tài chính, ngân hàng giữa các nƣớc. Các nƣớc đang phát triển, nơi mà các ngân hàng trong nƣớc thƣờng có chi phí hoạt động cao và lợi nhận thấp hơn các đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài thì sự xuất hiện của ngân hàng nƣớc ngoài trên thị trƣờng nội địa sẽ có ảnh hƣởng tích cực. Do sức ép cạnh tranh tăng lên đã thúc đẩy các NHTM nội địa hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao chất lƣợngdịch vụ để giữ vững và phát triển thị phần, quản lý chặt chẽ chi phí để có lợi nhuận. Năm là, việc hình thành các tập đoàn ngân hàng lớn cùng với quá trình mở rộng hoạt động của chúng trên thế giới sẽ tạo cho ngân hàng này có nhiều lợi thế trong cạnh tranh cũng nhƣ khả năng đối phó với những biến động thị trƣờng. Sự tham gia của các ngân hàng nƣớc ngoài có tên tuổi trên thị trƣờng nội địa sẽ có ảnh hƣởng tích cực trong việc cải thiện các quy định giám sát và phòng ngừa rủi ro, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về kế toán, công bố công khai. Mặt khác, những ngân hàng ở các nƣớc đang phát triển muốn thâm nhập vào thị trƣờng các nƣớc cần phải đảm bảo đáp ứng đƣợc các yêu cầu và tiêu chuẩn của những thị trƣờng này mới nhận đƣợc giấy phép hoạt động. +) Những thách thức Thứ nhất, hệ thống NHTM các nƣớc đang phát triển có tiềm lực tài chính nhỏ bé, chất lƣợng tài sản thấp, danh mục sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, chất lƣợng sản phẩm dịch vụ chƣa cao, cơ cấu tổ chức chƣa thực sự hợp lý và chƣa 13 chuyên nghiệp, trình độ quản lý điều hành còn thấp, công nghệ ngân hàng còn có khoảng cách đáng kể so với trình độ của các nƣớc phát triển. Hệ thống NHTM các nƣớc đang phát triển chỉ có lợi thế về mạng lƣới chi nhánh phân phối sản phẩm dịch vụ và khách hàng rộng rãi, am hiểu về tập quán địa phƣơng và môi trƣờng kinh doanh. Tuy nhiên, đây không phải là những lợi thế lâu dài, mang tính quyết định và sẽ mất dần khi lĩnh vực ngân hàng thực sự tự do hóa hoàn toàn. Thứ hai, hoạt động của NHTM nƣớc ngoài trên thị trƣờng nội địa với những sản phẩm mới cùng với các giao dịch trên một phạm vi rộng lớn và với tốc độ rất nhanh sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát của các cơ quan quản lý, giám sát của từng quốc gia. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại làm cho nhiều hoạt động ngân hàng thoát khỏi sự kiểm soát của các cơ chế giám sát đã đặt ra. Thứ ba, các NHTM nƣớc ngoài hoạt động trên thị trƣờng nội địa tạo ra áp lực cạnhtranh gay gắt, có thể gây ra những xung đột về lợi ích giữa các nhóm khác nhau, ảnh hƣởng đến đặc quyền kinh doanh của các ngân hàng trong nƣớc. Thứ tư, trong môi trƣờng vốn luân chuyển tự do giữa các nƣớc, kích thích các tổ chức trong nƣớc nhận vốn vay nƣớc ngoài một cách thiếu thận trọng. Nếu những tổ chức kinh tế có hệ số nợ nƣớc ngoài cao bị mất khả năng trả nợ sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng. Thứ năm, hội nhập quốc tế đòi hỏi các NHTM trong nƣớc phải có một nguồn nhân lực không chỉ có chuyên môn cao về nghiệp vụ ngân hàng mà còn phải am hiểu Luật thƣơng mại quốc tế và đƣợc trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự báo theo mô hình và chuẩn mực quốc tế, trong khi nguồn nhân lực của các NHTM các nƣớc đang phát triển còn rất yếu kém về các kiến thức và kỹ năng. Đây là một khó khăn lớn cho các NHTM các nƣớc đang phát triển. b. Hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại trong điều kiện hội nhập KTQT  Khái niệm ngân hàng thương mại Nhà kinh tế học ngƣời Mỹ Peter Rose đă đƣa ra một định nghĩa tƣơng đối đầy đủ về NHTM. Theo ông: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan