Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao ý thức học tập môn ngữ văn cho học sinh khối 11...

Tài liệu Nâng cao ý thức học tập môn ngữ văn cho học sinh khối 11

.PDF
24
1591
134

Mô tả:

MỤC LỤC Nội dung I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI II. GIỚI THIỆU Trang 2 3 5 III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu 5 2. Thiết kế nghiên cứu 3. Quy trình nghiên cứu 6 6 4. Đo lường và thu thập dữ liệu 7 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 7 V. KẾT LUẬN VÀ khuyẾn NGHỊ 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 PHỤ LỤC 11 Phụ lục 1. Nội dung tác động ở các bài 11, 12 Phụ lục 2. Thiết kế tiết dạy “Chí Phèo” (Tiết 1) 13,14,15 Phụ lục 3. Tranh minh họa do học sinh chuẩn bị 16,17 Phụ lục 4. Đề kiểm tra sau tác động 18,19 Phụ lục 5. Bảng điểm các bài kiểm tra 20,21 Phụ lục 6. Kết quả thăm dò ý kiến nhóm thực nghiệm Phụ lục 7. Bài viết về kinh nghiệm học văn 1 22 23,24 ĐỀ TÀI NÂNG CAO Ý THỨC HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH KHỐI 11 BẰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHƠI GỢI HỨNG THÚ Người nghiên cứu: Lương Thanh Hưởng, Giáo viên, Trường THPT Phan Bội Châu, Sở GD&ĐT Khánh Hòa. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Hiện nay, ý thức học tập, lòng say mê đối với môn Ngữ văn của học sinh khối 11 nói riêng và học sinh THPT nói chung ngày càng có chiều hướng giảm sút. Nhiều học sinh, nhất là những em lựa chọn cho mình khối thi đại học không có môn học này trở nên không quan tâm, thậm chí bỏ bê việc học Văn. Tuy nhiên, môn Ngữ văn lại đóng một vai trò không nhỏ trong việc bồi dưỡng, giáo dục tình cảm, nhân cách; đồng thời cung cấp những kiến thức và kĩ năng cần thiết cho học sinh khi bước vào đời. Nếu không nâng cao được ý thức học tập và chất lượng dạy học bộ môn thì sau này hành trang của những chủ nhân đất nước sẽ khiếm khuyết một phần rất quan trọng. Một trong những yếu tố của phương pháp có khả năng nâng cao ý thức học tập Ngữ văn cho học sinh là việc sử dụng một số biện pháp thu hút sự quan tâm, tò mò, khơi gợi hứng thú học tập cho các em. Chính vì thế, nghiên cứu và triển khai ứng dụng các biện pháp này là một việc làm cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Thực tế giảng dạy cho thấy: vì không hứng thú nhiều với môn học nên học sinh thực hiện khâu chuẩn bị bài chưa kĩ, học bài cũ một cách máy móc và dẫn đến kết quả học tập không được như mong đợi. Trong khi đó, Ngữ văn lại là một môn học mang tính nghệ thuật đòi hỏi người học phải có cảm hứng nên các thầy cô giáo luôn trăn trở để có thể tìm ra giải pháp nhằm cải thiện tình hình trên. Xuất phát từ thực tế, trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, tôi đưa ra giải pháp yêu cầu học sinh thực hiện khâu chuẩn bị bài ở nhà và hoạt động xây dựng bài mới bằng một số hình thức như vẽ tranh, hát múa, diễn kịch, trả lời câu hỏi kích thích sự tò mò… nhằm mục đích khơi gợi hứng thú học tập để từ đó nâng cao ý thức và chất lượng học Ngữ văn. Tuy nhiên, trên thực tế, bằng lòng yêu nghề và nghệ thuật đứng lớp, giáo viên cần kết hợp giải pháp trên với rất nhiều hình thức khác: tổ chức ngoại khóa, chia sẻ kinh nghiệm học tập (tham khảo phụ lục 7 – trang 21, 22), khích lệ, động viên học sinh... Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 11A, Trường THPT Phan Bội Châu. Lớp 11A1 là lớp thực nghiệm và 11A2 là lớp đối chứng. Lớp thực 2 nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy học các bài: “Hai đứa trẻ”, “Chữ người tử tù”, “Hạnh phúc của một tang gia”, “Chí Phèo”, “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, “Tình yêu và thù hận” ở học kì I. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng tích cực rõ rệt đến việc khơi gợi hứng thú, nâng cao ý thức và kết quả học tập Ngữ văn của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau khi tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,2; điểm bài kiểm tra sau khi tác động của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 6,3. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 0,0001 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng các biện pháp khơi gợi hứng thú trong dạy học Ngữ văn làm nâng cao ý thức và chất lượng học bộ môn của học sinh khối 11 tại trường THPT Phan Bội Châu. GIỚI THIỆU Những năm gần đây, dù giáo viên đã có cố gắng nhưng thực sự chưa khơi gợi được hứng thú học tập. Hứng thú, ý thức cũng như kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh THPT chưa thỏa mãn được sự kì vọng của xã hội. Học sinh học văn đa số là thực hiện cho xong nhiệm vụ, cốt đủ điểm để đạt được kết quả cho một mục đích khác mà không phải vì sự đam mê, hiếu học: học bài cũ qua loa, chuẩn bị bài mới ở nhà sơ sài (chỉ một số học sinh đọc tác phẩm và tự mình trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài, số còn lại thường soạn bài bằng cách chép câu trả lời từ tài liệu tham khảo) và khi lên lớp các em chưa có khí thế xây dựng bài, tiếp thu bài còn ít nhiều thụ động, máy móc. Qua khảo sát thực trạng về kiến thức và kĩ năng làm bài của hai lớp 11A1 và 11A2 Trường THPT Phan Bội Châu bằng bài viết số 2, kết quả thu được cho thấy học sinh chưa nỗ lực làm bài, nắm kiến thức và kĩ năng làm văn ở mức độ trung bình (xem đề, đáp án và điểm kiểm tra trước tác động phần phụ lục). Thực tế cụ thể trên nói riêng và thực trạng dạy học văn nói chung bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân này có liên quan mật thiết với nhau: - Do sự tác động của nền kinh tế thị trường khiến nhiều giá trị nhân văn truyền thống bị xem nhẹ, con người bị cuốn hút vào những điều thực tế hơn những giá trị văn hóa tinh thần trừu tượng. Hơn nữa, cuộc sống hiện đại diễn ra hối hả, xô bồ, chúng ta ít có thời gian và điều kiện nhìn nhận và suy ngẫm về những giá trị tinh thần ấy. Đối với học sinh, lứa tuổi nhạy bén với cái mới, thích nghi nhanh chóng với cuộc sống hiện đại, ngay cả những trò giải trí, tiêu khiển cũng là sản phẩm của công nghệ mới thì việc văn hóa nghe nhìn đang dần thay thế cho văn hóa đọc ở lứa tuổi này cũng là một điều không 3 khó giải thích. Càng ngày, học sinh đọc sách càng ít, điều đó kéo theo thực tế học sinh không đọc tác phẩm để chuẩn bị bài trước khi lên lớp và khó có hứng thú khi nghe giáo viên diễn giảng về những điều trong các tác phẩm cách đây hàng chục, thậm chí hàng trăm năm. Đây là một thực tế gây rất nhiều khó khăn cho người dạy, vì cái gốc, cái cốt lõi của việc học Văn là tiếp cận được văn bản đã không được chú ý. - Học sinh đến trường tiếp thu kiến thức và trang bị kĩ năng nhằm có được một nghề nghiệp trong tương lai để có thể tồn tại và phục vụ cho nhu cầu xã hội. Trong khi đó, môn Văn hiện nay có mặt trong các khối thi và các ngành nghề không nhiều, vì thế không được gia đình và bản thân học sinh quan tâm. - Một nguyên nhân khác là không phải tất cả các giáo viên dạy Văn đều có điều kiện và khả năng thu hút sự quan tâm, khơi gợi được hứng thú của học sinh. Đây là một môn học đòi hỏi người dạy phải có cả một nghệ thuật mới mang lại được kết quả hoàn thiện. William A. Ward đã từng nói “Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích. Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”. Quả thật, cảm hứng đóng một vai trò không nhỏ trong hoạt động học tập của học sinh. Hơn nữa, với thực trạng nói trên, người giáo viên dạy Văn lại càng phải cố gắng nhiều hơn để khiến học sinh trở lại với môn “Nhân học” này. Vì vậy, trong các nguyên nhân đã đề cập, đề tài chỉ lựa chọn, tập trung vào một nguyên nhân gây nên tình trạng học sinh chưa có ý thức học Văn và kết quả học tập còn thấp, đó là nguyên nhân trực tiếp: học sinh không có hứng thú nên không chuẩn bị bài tốt (không tiếp cận văn bản) và chưa có tinh thần xây dựng bài sôi nổi trong giờ học. Giải pháp thay thế: Giải pháp của tôi là bằng nghệ thuật của người giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện khâu chuẩn bị bài ở nhà và hoạt động xây dựng bài mới bằng một số hình thức như vẽ tranh, hát múa, diễn kịch, trả lời câu hỏi kích thích sự tò mò… nhằm mục đích khơi gợi hứng thú học tập để từ đó nâng cao ý thức và chất lượng học Ngữ văn. Về vấn đề khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh, đã có những bài viết trình bày hoặc đề cập đến. Ví dụ: - “Đặc điểm hứng thú đối với các môn học của học sinh THPT” – Nhóm tác giả Đinh Thị Sao, Phùng Thị Sơn, Trịnh Thị Hồng Thúy, Trường ĐHSP Hà Nội. - “Tạo hứng thú trong giờ dạy học văn bằng cách tổ chức thảo luận nhóm và trò chơi” – Tác giả Phạm văn Hiếu, Trường THCS Ngô Quyền, Tuy Đức, Đăk Nông. - “Hứng thú học tập môn văn” – Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Lánh, Trường THCS Phú Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình. 4 Vấn đề nghiên cứu: Việc yêu cầu học sinh thực hiện khâu chuẩn bị bài ở nhà và hoạt động xây dựng bài mới bằng một số hình thức như vẽ tranh, hát múa, diễn kịch, trả lời câu hỏi kích thích sự tò mò… có khơi gợi hứng thú học tập để từ đó nâng cao ý thức và chất lượng học Ngữ văn của học sinh khối 11 THPT hay không? Giả thuyết nghiên cứu: Việc yêu cầu học sinh thực hiện khâu chuẩn bị bài ở nhà và hoạt động xây dựng bài mới bằng một số hình thức như vẽ tranh, hát múa, diễn kịch, trả lời câu hỏi kích thích sự tò mò… sẽ khơi gợi hứng thú học tập để từ đó nâng cao ý thức và chất lượng học Ngữ văn của học sinh khối 11 THPT. PHƯƠNG PHÁP a) Khách thể nghiên cứu Để có kết quả nghiên cứu chính xác và khách quan, tôi lựa chọn hai lớp 11A1 và 11A2 của trường THPT Phan Bội Châu làm đối tượng khảo sát: lớp 11A1 là lớp thực nghiệm, lớp 11A2 là lớp đối chứng. Hai lớp được lựa chọn tham gia nghiên cứu trên có sự tương đương về các mặt: - Tổng số lượng học sinh, số học sinh nam, số học sinh nữ - Độ tuổi, môi trường học tập - Ý thức học tập: các em ở hai lớp này đều có ý thức học tập tốt - Chất lượng học tập nói chung, kết quả môn Văn nói riêng: hai lớp có điểm số các môn học tương đương nhau. Bảng 1. Đặc điểm giới tính và kết quả học tập năm học trước của học sinh hai lớp được chọn Lớp TN Lớp ĐC Tổng số 38 41 Giỏi 68,4% 63,4% Giỏi 13,2% 12,2% Nam 13 11 Khá 29% 31,1% Khá 81,5% 80,5% Nữ 25 30 Trung bình 2,6% 2,5% Trung bình 5,3% Giới tính Học lực (ĐTB cả năm) 5 Lớp TN Lớp ĐC Học lực môn Văn Lớp TN Lớp ĐC 7,3% b) Thiết kế Chọn lớp 11A1 là nhóm thực nghiệm, lớp 11A2 là nhóm đối chứng và tiến hành kiểm tra các kiến thức cơ bản để đánh giá và so sánh mức độ của hai lớp trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau. Do đó, tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai lớp trước khi tác động. Kết quả: Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng (ĐC) 6,0 Thực nghiệm (TN) 6,1 TBC p 0,244 p = 0,244 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Ở nghiên cứu này, tôi sử dụng thiết kế thứ hai làm thiết kế nghiên cứu cho đề tài: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương. Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước TĐ Thực nghiệm O1 Tác động (TĐ) Yêu cầu học sinh thực hiện khâu chuẩn bị bài ở nhà và hoạt động xây dựng bài mới bằng một số hình thức như vẽ tranh, hát múa, diễn kịch, trả lời câu hỏi kích thích sự tò mò… Đối chứng O2 Không tác động. Học sinh chuẩn bị bài mới theo câu hỏi hướng dẫn học bài và lên lớp hoạt động theo tiến trình tổ chức các hoạt động. Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập KT sau TĐ O3 O4 c) Quy trình nghiên cứu * Khảo sát thực trạng (xem phụ lục 5 – trang 18, 19 và phụ lục 6 – trang 20). * Chuẩn bị bài của giáo viên Thiết kế bài dạy lớp thực nghiệm có yêu cầu học sinh thực hiện khâu chuẩn bị bài ở nhà bằng một số hình thức như vẽ tranh, tập hát múa, tập diễn kịch, và hoạt động xây dựng bài mới trong tiết dạy thực nghiệm có phần cho học sinh thể hiện những gì đã 6 chuẩn bị và trả lời câu hỏi kích thích sự tò mò…(phụ lục 1 – trang 11, 12 và phụ lục 2 – trang 13,14). Thiết kế bài dạy lớp đối chứng ở tiết trước yêu cầu học sinh chuẩn bị bài mới theo câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa và lên lớp hoạt động theo tiến trình tổ chức các hoạt động. * Tiến hành dạy thực nghiệm Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. d. Đo lường và thu thập dữ liệu Bài kiểm tra trước tác động là bài viết số 2 ở học kì I. Bài kiểm tra sau tác động là bài viết số 5 ở học kì II, sau khi học sinh đã được học các tiết dạy thực nghiệm (xem phụ lục 4 – trang 17 và phụ lục 5 – trang 18,19). Đánh giá học sinh sau tác động bằng cách dùng phép kiểm chứng T-test độc lập và tính mức độ ảnh hưởng đối với nhóm thực nghiệm. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ Bảng 4. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động ĐTB Đối chứng Thực nghiệm 6,3 7,2 1 1 Độ lệch chuẩn Giá trị p của T-test 0,0001 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0,9 Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-test cho kết quả p = 0,0001, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = (7,2 – 6,3)/1 = 0,9. Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,9 cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động đến nhóm thực nghiệm là lớn. Giả thuyết của đề tài “Nâng cao ý thức học tập môn Ngữ văn cho học sinh khối 11 bằng một số biện pháp khơi gợi hứng thú” đã được kiểm chứng. 7 8 7 6 5 Trước TĐ (NTN) Trước TĐ (NĐC) Sau TĐ (NTN) Sau TĐ (NĐC) 4 3 2 1 0 1 Trước TĐ Trước TĐ (NTN) (NĐC) Sau TĐ (NTN) Sau TĐ (NĐC) Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng BÀN LUẬN Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình = 7,2; kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình = 6,3. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,9. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,9. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p = 0,0001 < 0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm. * Hạn chế: Nghiên cứu này sử dụng các biện pháp khơi gợi sự hứng thú của học sinh là một giải pháp tốt. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả, người giáo viên dạy Văn cần kết hợp các biện pháp ấy với nghệ thuật dạy học của bản thân, không ngừng sáng tạo, đổi mới, đặc biệt cần làm chủ về thời gian trong tiết dạy và xem học sinh là những người bạn đồng hành trên con đường chinh phục các tác phẩm văn chương. 8 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ * Kết luận Việc sử dụng các biện pháp khơi gợi hứng thú giúp học sinh nâng cao ý thức và chất lượng học tập bộ môn Văn. * Khuyến nghị Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm, phân công thời gian lao động hợp lí để khuyến khích giáo viên luôn yêu nghề, tìm tòi, sáng tạo những ý tưởng mới mẻ phục vụ cho chất lượng dạy học. Đối với giáo viên: Với nội dung của đề tài này, tôi mong rằng các thầy cô, các bạn đồng nghiệp luôn trau dồi vốn kiến thức, không ngừng học tập và thường xuyên trao đổi, sẻ chia kinh nghiệm trong việc giảng dạy để có thể nâng cao hơn nữa hứng thú, ý thức và chất lượng học tập bộ môn của học sinh. 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS –TS Đặng Thành Hưng, Thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá. 2. Nhóm biên soạn: Lê Trung Chính, Đoàn Văn Điều, Võ Văn Nam, Ngô Đình Qua, Lý Minh Tiên, Bài giảng học phần “Đo lường và đánh giá kết quả học tập – Phương pháp thực hành”, Khoa Tâm lý giáo dục, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Trần Liên Nguyễn, Đố vui về văn học nghệ thuật, NXB Thanh niên. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án đào tạo giáo viên trung học cơ sở. Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên trung học cơ sở. Hà Nội tháng 9/2003. 5. Carl Rogers, Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB trẻ, 2001. 6. Luật giáo dục. NXB QG, Hà Nội , 1998. 7. N. M. Iacoplep, Phương pháp và kỹ thuật lên lớp ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, 1975 - 1978. 8. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10, 11, NXB Giáo dục. 9. GS. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (2004), Lịch sử văn học Việt Nam, Tập 3, NXB ĐH Sư Phạm, Hà Nội. 10 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Một số nội dung tác động nhằm khơi gợi hứng thú cho học sinh trong từng bài cụ thể Bài “Hai đứa trẻ” * Câu hỏi kích thích trí tò mò trong phần dặn dò học sinh chuẩn bị bài ở nhà (ngoài những câu hỏi hướng dẫn học bài trong Sgk): - “Tự lực văn đoàn” là gì? - Nhân vật An trong tác phẩm là một cô bé hay cậu bé? Vì sao em (anh/chị) lại nghĩ đó là một cậu bé (hoặc cô bé)? - Em (anh/chị) biết gì về gia đình và con người Thạch Lam? * Câu hỏi kích thích tư duy trong phần đọc – hiểu: - Trong tác phẩm, chị em Liên và An hướng về ánh sáng bao nhiêu lần? Đó là những ánh sáng nào và ý nghĩa của nó? * Hoạt động phát huy tính tích cực, năng lực hoạt động của học sinh: GV chia bảng làm hai phần, một phần để ghi các chi tiết miêu tả ánh sáng và phần kia để ghi các chi tiết miêu tả bóng tối, hai nhóm học sinh trong lớp (thi đua) cùng lên bảng hoàn thành chỗ trống. Cuối cùng, GV đàm thoại với học sinh so sánh hai yếu tố ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm để rút ra ý nghĩa chi tiết, nghệ thuật miêu tả của Thạch Lam. Bài “Chữ người tử tù” * Câu hỏi kích thích trí tò mò trong phần dặn dò học sinh chuẩn bị bài ở nhà (ngoài những câu hỏi hướng dẫn học bài trong Sgk): - Kể tên các nhân vật trong tác phẩm. Em (anh/chị) có thể phân chia các nhân vật này thành hai tuyến nhân vật không? Phân chia như thế nào? Lý giải sự phân chia đó? - Cuối tác phẩm nhân vật viên quản ngục có một hành động rất đặc biệt? Đó là hành động nào? Em (anh/chị) suy nghĩ gì về hành động đó? * Câu hỏi kích thích tư duy trong phần đọc – hiểu: Có người cho rằng cái cúi lạy tử tù Huấn Cao của viên quản ngục chứng tỏ nhân vật này là một con người hèn hạ, thấp kém. Em (anh/chị) có đồng ý với ý kiến đó không? * Hoạt động phát huy tính tích cực, năng lực hoạt động của học sinh: GV cho học sinh diễn kịch đoạn cuối của tác phẩm (cảnh cho chữ). Bài “Hạnh phúc của một tang gia” * Câu hỏi kích thích trí tò mò trong phần dặn dò học sinh chuẩn bị bài ở nhà (ngoài những câu hỏi hướng dẫn học bài trong Sgk): 11 - Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” có gì đặc biệt? Em (anh/chị) lý giải tại sao đoạn trích lại có nhan đề ấy? - Kể tên các nhân vật trong tác phẩm và nói rõ quan hệ giữa họ? Thử lập sơ đồ thể hiện hệ thống nhân vật. - Câu nói nào của Xuân tóc đỏ gây nên cái chết của cụ cố tổ? * Câu hỏi kích thích tư duy trong phần đọc – hiểu: Qua đoạn trích, rút ra nghệ thuật trào phúng của tác giả? * Hoạt động phát huy tính tích cực, năng lực hoạt động của học sinh: GV cho học sinh hóa trang làm nhân vật Xuân tóc đỏ, thử sáng tạo và thể hiện một số lời thoại của hắn. Bài “Chí Phèo” * Câu hỏi kích thích trí tò mò trong phần dặn dò học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Tên thật của “Chí Phèo” là gì? Tại sao mọi người lại gọi hắn là Chí Phèo? * Câu hỏi kích thích tư duy trong phần đọc – hiểu: Xem phụ lục 2 – trang 13, 14. * Hoạt động phát huy tính tích cực, năng lực hoạt động của học sinh: Phân lớp thành bốn tổ, chia truyện ngắn “Chí Phèo” thành bốn đoạn. Mỗi tổ vẽ một bức tranh khắc họa lại một cảnh tiêu biểu cho đoạn truyện mà mình được phân công. Yêu cầu tranh vẽ trên khổ giấy A3 theo chiều ngang (xem phụ lục 3 – trang 15, 16). GV sử dụng bốn bức tranh học sinh chuẩn bị để minh họa cho phần tóm tắt tác phẩm và đọc – hiểu văn bản. Bài “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” * Câu hỏi kích thích trí tò mò trong phần dặn dò học sinh chuẩn bị bài ở nhà: - Vũ Như Tô trong đoạn trích có ước vọng gì? Tại sao ước vọng ấy không thể thực hiện được? * Câu hỏi kích thích tư duy trong phần đọc – hiểu: - Trình bày những mâu thuẫn trong đoạn trích kịch? Em (anh/chị) có đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn của tác giả không? * Hoạt động phát huy tính tích cực, năng lực hoạt động của học sinh: GV hướng dẫn HS đọc phân vai, cố gắng thể hiện đúng giọng điệu nhân vật. Bài “Tình yêu và thù hận” * Câu hỏi kích thích tư duy trong phần đọc – hiểu: Nhận xét mối quan hệ giữa tình yêu và thù hận trong đoạn trích? * Hoạt động phát huy tính tích cực, năng lực hoạt động của học sinh: HS đọc phân vai, diễn kịch phần trích. GV cho HS xem phim trong buổi sinh hoạt. 12 Phụ lục 2. Thiết kế bài dạy “Chí Phèo” – Phần 2: Tác phẩm, tiết 1 Tuần 14 Tiết: 53, 54. Đọc văn Ngày soạn: 15/11/2012 CHÍ PHÈO - Nam Cao - I. Mục tiêu: Giúp HS: - Kiến thức: Hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua việc phân tích các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. - Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Thái độ: Có lòng thương cảm trước những con người bần cùng, tha hóa về nhân hình nhưng khát vọng được làm người lương thiện và trân trọng những hạnh phúc đang có. - Tích hợp: Kĩ năng sống. II. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày quan điểm nghệ thuật của Nam Cao, chú ý lấy những câu nói của nhà văn để chứng minh làm rõ. - Vài nét về phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Tác phẩm “Chí Phèo” thể hiện những nét phong cách nào trong phong cách nghệ thuật nhà văn? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Các em vừa được tìm hiểu rất đầy đủ về Nam Cao – một cây bút nổi tiếng của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Tất cả các nội dung: từ quan điểm nghệ thuật đến đề tài và phong cách tác giả đều được thể hiện rõ trong một tác phẩm tiêu biểu của ông: đó là tác phẩm “Chí Phèo”. Qua thiên truyện, chúng ta hiểu thêm văn chương nghệ thuật bám sát cuộc đời như thế nào, giá trị nhân đạo và hiện thực được thể hiện ra sao… Đồng thời, “Chí Phèo” cũng là một tác phẩm mang những đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực: tái hiện xung đột xã hội, xây dựng nhân vật điển hình bằng những thể loại tiêu biểu như tiểu thuyết, phóng sự, truyện ngắn. Người nông dân bị xã hội và hoàn cảnh dồn đuổi vào bước đường cùng sẽ có phản ứng theo những cách khác nhau: cam chịu, nhẫn nhục cho đến chết (Dì Hảo); thà chọn cái chết mà giữ được nhân phẩm, tự trọng (Lão Hạc); bế tắc, mất phương hướng, vùng lên phá phách, thành lưu manh, quỷ dữ (Chí Phèo). Anh Chí thành Chí Phèo thuộc trường hợp thứ ba. Nhưng Chí Phèo có hoàn toàn là quỷ dữ làng Vũ Đại không? Cuộc đời y có kết cục ra sao? Tiết học này sẽ cho chúng ta câu trả lời. * Phương tiện: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Thiết kế bài giảng, Tuyển tập Nam Cao, tranh ảnh học sinh chuẩn bị. * Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức đọc diễn cảm, nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HĐ1: HD HS tìm hiểu chung về tác phẩm *Tích hợp kĩ năng sống: giao tiếp ? Truyện ngắn “Chí Phèo” có mấy lần đổi tên ? Vì sao nhan đề tác phẩm thay đổi như vậy? Mỗi nhan đề mang một ý nghĩa khác nhau? Em hãy lí giải và phân tích ý nghĩa của từng nhan đề? - HS thảo luận, phát biểu - GV chốt: “Cái lò gạch cũ”: hình ảnh “cái lò gạch cũ bỏ không xa nhả cửa và vắng người qua lại” xuất hiện ở phần mở đầu cũng là hình ảnh kết thúc trong tác phẩm → Kết cấu vòng tròn: số phận người nông dân rơi vào cái vòng lẩn quẩn không lối thoát, chừng nào còn tồn tại xã hội thực dân nửa phong kiến ấy thì vẫn còn hiện tượng Chí Phèo → Gía trị hiện thực sâu sắc. Tuy nhiên, nhan đề đó ít nhiều bộc lộ cái 13 KIẾN THỨC CẦN ĐẠT I. Tìm hiểu chung: 1. Nhan đề: - Nguyên là “Cái lò gạch cũ”. - Năm 1941, nhà xuất bản tự ý đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi”. - Năm 1946, tác giả đổi lại là: “Chí Phèo”.  Nhan đề góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm: qua nhan đề “Chí Phèo”, Nam Cao lên án mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kến tàn bạo đã cướp đi nhìn bi quan của tác giả. “Đôi lứa xứng đôi”: nhà xuất bản sửa căn cứ vào mối tình Chí Phèo – Thị Nở trong tác phẩm. Thời đó, người ta cho rằng đó là tình yêu của hạng “người – ngợm” (thấp kém trong xã hội). Vì thế, nhan đề này có thể có tác dụng khơi gợi trí tò mò của người đọc → tác dụng quảng cáo. Tuy nhiên, nhan đề đó không đủ sức thâu tóm, bao quát ý nghĩa trọn vẹn của tác phẩm và có khi dễ tạo một định hướng tiếp nhận sai lệch về tác phẩm mặc dù nhan đề ấy thể hiện được giá trị nhân đạo là ca ngợi tình cảm con người. “Chí Phèo”: trong một số trường hợp, chúng ta thấy Nam Cao lấy tên nhân vật để đặt cho tên tác phẩm: “Lão Hạc”, “Lang Rận”, “Dì Hảo”…Ở trường hợp này cũng vậy, khi đặt lại tên cho tác phẩm trên, Nam Cao đã chọn “Chí Phèo”. Từ đầu đến cuối tác phẩm, tác giả tập trung miêu tả số phận của Chí Phèo thật bất hạnh, xót xa…Và đến khi chết, linh hồn ấy vẫn mang khao khát muốn làm người lương thiện và dường như vẫn muốn đầu thai vào một kiếp người khác trên cõi đời. Chí Phèo là linh hồn của tác phẩm, nhan đề “Chí Phèo” thể hiện trọn vẹn ý nghĩa tác phẩm. Qua nhân vật, người đọc khám phá được sâu sắc hơn giá trị hiện thực và nhân đạo mới mẻ của tác phẩm. Đó là nhan đề thỏa đáng nhất cho tác phẩm - một nhan đề “rất Nam Cao”. - GV cho HS đem tranh đã chuẩn bị lên gắn trên bảng. ? Dựa vào thứ tự và nội dung các bức tranh, em hãy tóm tắt tác phẩm.. - HS tóm tắt. GV giảng và chốt: Có nhiều cách tóm tắt tuy nhiên không nên đảo ngược trình tự mà tác giả đã xây dựng và cần đảm bảo sáu ý chính. HĐ2: HD HS đọc hiểu văn bản - GV: qua việc chuẩn bị bài, các em đã biết: nhân vật trung tâm của tác phẩm là Chí Phèo. Trong các truyện của bộ phận VHDG hay tác phẩm VHTĐ, đặc điểm tính cách của các nhân vật thường được thể hiện nhất quán từ đầu đến cuối truyện (hai tuyến Thiện - Ác) ngay cả ở tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao các em đã được học cũng vậy, nhưng ở trong truyện ngắn Chí Phèo, con người Chí Phèo có những sự thay đổi rõ rệt tùy thuộc vào từng giai đoạn trong cuộc đời. Em hãy làm rõ điều đó qua nhân vật Chí Phèo: nguồn gốc xuất thân, hoàn cảnh sống, tính cách của nhân vật Chí Phèo. ? Chứng minh, Chí Phèo có một hoàn cảnh đặc biệt? 14 nhân hình và nhân tính của người nhân dân lương thiện. Đồng thời, nhà văn cũng trân trọng phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của họ ngay cả khi họ tưởng chừng như biến thành quỷ dữ. 2. Tóm tắt: Nội dung cần đảm bảo sáu sự việc: - Chí Phèo say rượu “vừa đi vừa chửi”. - Chí Phèo ở tù về, đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ. - Chí Phèo thức tỉnh, sống trong tình yêu và sự chăm sóc của Thị Nở. - Thị Nở từ chối Chí Phèo. - Chí Phèo tuyệt vọng, uất ức đi đòi lương thiện, giết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. - Cả làng Vũ Đại bàn tán xôn xao, Thị Nở thoáng nghĩ đến “cái lò gạch cũ”. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo a. Chí Phèo - người nông dân lương thiện * Hoàn cảnh riêng đặc biệt: - Là đứa con hoang bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ, được người làng chuyền tay nuôi. - Tuổi thơ, đi ở đợ, làm mướn “hết nhà này sang nhà nọ”. ? Chí Phèo có những đặc điểm chung nào của người nông dân? ? Chí Phèo đã thay đổi như thế nào? (So sánh với Chị Dậu, Lão Hạc) * Câu hỏi trao đổi thảo luận nhóm * Tích hợp kĩ năng sống: tư duy sáng tạo ? Hãy lí giải nguyên nhân của sự bần cùng cùng hóa, tha hóa và lưu manh hóa ở nhân vật Chí Phèo? - GV nói qua: Làng Vũ Đại: xa phủ, xa tỉnh, bọn cường hào là một đám quần ngư tranh thực, nông dân è cổ ra làm lụng… XH thực dân nửa phong kiến với mâu thuẫn xung đột gay gắt → Nhân vật Bá Kiến nham hiểm, độc ác… ? Chi tiết tố cáo mạnh mẽ XH ấy là chi tiết nào? Phát biểu ý nghĩa? - Tiếng chửi được đặt ở đầu truyện→ tác dụng nhấn mạnh. Chí Phèo là nạn nhân, đồng thời bị bọn thống trị lợi dụng, mua chuộc biến thành tay sai trở thành tội nhân gây bao đau thương cho dân làng (quy luật). - Lớn lên, Chí Phèo là một thanh niên khỏe mạnh, lương thiện và làm canh điền cho nhà Lý Kiến * Những nét chung của người nông dân lương thiện: - Chăm chỉ, hiền lành - Trong sáng, giàu lòng tự trọng - Có ước mơ giản dị “một gia đình nho nhỏ” b. Chí Phèo - một thằng lưu manh, một con quỷ dữ: - Vì ghen tuông vô cớ Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. - Nhà tù thực dân tiếp tay cho bọn địa chủ phong kiến biến một người nông dân lương thiện thành một thằng lưu manh, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại: + Hình hài: “cái đầu thì trọc lốc” + Tính cách: hung hãn, ngang ngược, liều mạng → Chí Phèo bị tước đoạt cả nhân hình và nhân tính, bị gạt ra khỏi xã hội loài người. * Ý nghĩa tiếng chửi: Tố cáo XH đương thời tàn phá con người về thể xác, hủy diệt về tâm hồn và cự tuyệt không cho làm người. → Chí Phèo là nhân vật điển hình cho người nông dân lương thiện bị lưu manh hóa. (HẾT TIẾT 1) 4. Củng cố: Chúng ta chưa tìm hiểu hết các đặc điểm cũng như bi kịch của Chí Phèo nhưng qua hai đặc điểm trên, em đã biết gì về giá trị tác phẩm? Tác phẩm thể hiện được giá trị hiện thực, có giá trị nhân đạo không? Chứng minh? (Nhân đạo: nhà văn thấu hiểu nhân vật, cũng đau đớn, vật vã cùng nhân vật bằng nghệ thuật sử dụng lời văn nửa trực tiếp…). Hai đặc điểm cũng chính là hai bi kịch của nhân vật. 5. Dặn dò: a) Bài cũ: - Tìm đọc trọn vẹn truyện ngắn Chí Phèo - Ý nghĩa nhan đề - Hai đặc điểm đầu tiên của nhân vật Chí Phèo b) Bài mới: - Phân tích trọn vẹn nhân vật Chí Phèo - Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự sát 6. Rút kinh nghiệm: 15 Phụ lục 3. Tranh học sinh chuẩn bị để học tác phẩm “Chí Phèo” Tranh 1. Chí Phèo vừa đi vừa chửi Tranh 2. Chí Phèo làm canh điền cho nhà Lý Kiến 16 Tranh 3. Chí Phèo sống trong sự chăm sóc của Thị Nở Tranh 4. Chí Phèo gặp Bá Kiến để đòi lương thiện 17 Phụ lục 4. Đề và đáp án bài kiểm tra sau tác động Đề 1 KIỂM TRA 15 PHÚT – LẦN 1 HKII Trường THPT Phan Bội Châu Tổ Ngữ văn NGỮ VĂN 11 Ấn tượng của anh/chị về đoạn mở đầu tryện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao? Trong đó, chi tiết nào có tác dụng tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời? Phát biểu ý nghĩa chi tiết ấy. Đáp án: HS có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính: 1. Đoạn mở đầu độc đáo: cách dùng đại từ “hắn” ngay từ đầu, cách miêu tả ngoại hình của Chí Phèo (dẫn chứng), lối viết tự nhiên, lạnh lùng… (6đ) 2. Chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo là chi tiết có tác dụng tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. (2đ) 3. Ý nghĩa tiếng chửi: Tố cáo XH đương thời tàn phá con người về thể xác, hủy diệt về tâm hồn và cự tuyệt không cho làm người. (3đ) Đề 2 ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 5 – NLVH Trường THPT Phan Bội Châu Tổ Ngữ văn Giá trị nhân đạo của truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) qua bi kịch của nhân vật chính. Đáp án: A. Yêu cầu: 1. Về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn NLVH. HS có thể lựa chọn sử dụng các phương thức biều đạt, trong đó phương thức biều đạt chủ yếu là phương thức nghị luận, có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận. Hành văn chặt chẽ, có dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Đặc biệt cần có ý kiến nhận định của cá nhân. 2. Về kiến thức: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý chính sau: 2.1. Nêu dược vấn đề cần nghị luận 2.2. Giải thích “Giá trị nhân đạo” là gì? Những biểu hiện của giá trị nhân đạo. 18 2.3. Phân tích, chứng minh bi kịch của Chí Phèo: 2.3.1. Một tuổi thơ bị bỏ rơi, một thanh niên hiền lành vô cớ bị đẩy vào tù rồi biến chất. 2.3.2. Một nạn nhân bị tước đoạt nhân hình và nhân tính, muốn trả thù, muốn đòi lại nhưng không được, bị chính kẻ thù mua chuộc và biến thành tay sai. 2.3.3. Chí Phèo, kẻ lưu manh, tội lỗi, mang khát vọng trở lại làm người lương thiện, nhưng bị từ chối, dẫn đến bế tắc và chết thảm. Đó là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của kẻ sinh ra là người nhưng không được làm người. 2.4. Phân tích ngắn gọn giá trị nhân đạo của tác phẩm: 2.4.1. Cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông dân cố cùng bị lăng nhục. 2.4.2. Phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay khi tưởng như họ bị biến thành thú dữ. 2.4.3. Niềm tin vào bản chất lương thiện của con người. 2.5. Bình luận: 2.5.1. Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch điển hình của người nông dân Việt Nam trước cách mạng. 2.5.2. Bi kịch làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm và tấm lòng nhân đạo của nhà văn. 2.6. Đặc sắc nghệ thuật. 2.7. Đánh giá chung về bi kịch của nhân vật và giá trị nhân đạo tác phẩm. B. Biểu điểm Ý 2. 1. 1đ. Ý 2. 2. 1đ. Ý 2. 3. 3đ. Ý 2. 4. 2đ. Ý 2. 5. 1đ. Ý 2. 6. 1đ. Ý 2. 7. 1đ 19 Phụ lục 5. Bảng điểm kiểm tra trước và sau tác động LỚP THỰC NGHIỆM STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 Họ lót Tên Giới tính Lương Quốc Lương Quốc Nguyễn Sĩ Phan Thái Trần Thị Thùy Nguyễn Thanh Nguyễn Quốc Nguyễn Đình Đỗ Thùy Hồ Thị Thu Tạ Đinh Hoàng Trương Đặng Thu Đỗ Đăng Trần Cao Hoàng Trương Công Nguyễn Thị Thùy Trần Thị Mỹ Trần Mỹ Trương Vũ Phương Nguyễn Thị Quang Nguyễn Minh Nguyễn Thị Quỳnh Phạm Nguyễn Quỳnh Nguyễn Thị Hạnh Nguyễn Đoàn Uyên Nguyễn Thiện Nguyễn Vũ Minh Mai Thị Ngọc Nguyễn Thị Thu Nguyễn Thị Xuân Nguyễn Hoàng Trương Thị Nguyễn Hồng Ngô Trọng Bùi Thùy Huyền Nguyễn Ngọc Bảo Nguyễn Nữ Phương Hà Thị Bích Nam An Nam Anh Nam Ben Nam Duy Dương Nữ Nam Đài Nam Đạt Nam Đăng Nữ Giang Nữ Giang Nữ Giang Nữ Hằng Nam Khoa Nữ Lan Nam Lên Nữ Linh Nữ Linh Nữ Lợi Nữ Nga Nữ Ngọc Nam Nhật Nữ Như Nữ Như Nữ Phúc Phương Nữ Phương Nữ Nam Quang Nữ Quyền Nữ Thanh Nữ Thảo Nam Thiện Nữ Thiện Nữ Thoa Nam Tín Nữ Trang Nữ Trinh Nữ Uyên Nữ Vân 20 Điểm KT trước TĐ Điểm KT sau TĐ 7.5 6.5 7.0 6.5 7.5 4.0 5.0 8.0 6.0 5.5 4.0 6.0 6.5 6.5 6.0 6.5 4.0 6.0 7.0 4.0 6.0 6.0 6.0 6.5 6.0 6.5 6.5 6.0 6.5 7.0 6.5 6.0 5.5 6.5 6.5 5.5 7.0 6.0 8.0 7.0 7.0 8.0 7.5 7.5 7.0 9.0 7.5 5.5 6.5 8.0 8.5 6.0 5.5 7.0 5.5 6.0 8.0 6.5 8.0 7.5 6.0 8.5 7.0 7.0 6.5 7.0 8.0 8.0 7.0 8.0 6.0 5.5 8.0 7.5 9.0 7.0
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng