Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghề may ở xã vân từ, huyện phú xuyên, thành phố hà nội...

Tài liệu Nghề may ở xã vân từ, huyện phú xuyên, thành phố hà nội

.PDF
90
659
75

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ HUẾ NGHỀ MAY Ở XÃ VÂN TỪ, HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI, năm 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ HUẾ NGHỀ MAY Ở XÃ VÂN TỪ, HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN XUÂN KÍNH HÀ NỘI, năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: Nghề may ở xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Xuân Kính. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, chưa được ai công bố. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Lê Thị Huế LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn tới cơ sở đào tạo Học viện Khoa học Xã hội và thầy cô giáo Khoa Văn hóa, đã trang bị những kiến thức chuyên ngành trong suốt thời gian học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Xuân Kính, thầy đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn nhân dân và cán bộ xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội; đặc biệt là những người am hiểu về nghề may com lê ở Vân Từ đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát thực địa tại địa phương. Mặc dù đã cố gắng trong quá trình học tập và nghiên cứu, nhưng do kiến thức của tôi trong việc nghiên cứu đề tài còn hạn chế, không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Hội đồng khoa học và thầy cô giúp đỡ, đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Lê Thị Huế MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu ................................................................ 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 6 7. Cơ cấu của luận văn ...................................................................................... 7 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ TỔNG QUAN VỀ XÃ VÂN TỪ..................................................................................................... 8 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 8 1.2. Tổng quan về xã Vân Từ .........................................................................11 Chƣơng 2: DIỄN TRÌNH NGHỀ MAY COM LÊ Ở XÃ VÂN TỪ ......... 23 2.1. Nghề may Vân Từ trong bức tranh làng nghề Phú Xuyên ...................... 23 2.2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển nghề may com lê Vân Từ ..................... 31 2.3. Nghệ nhân nghề may ................................................................................ 33 2.4. Tổ chức hoạt động sản xuất ..................................................................... 36 2.5. Kỹ thuật nghề may ................................................................................... 40 2.6. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ ............................................................... 47 2.7. Phương thức truyền nghề ......................................................................... 48 Chƣơng 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI VÂN TỪ KHI NGHỀ MAY PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 52 3.1. Những biến đổi trong đời sống của người Vân Từ khi nghề may phát triển ......................................................................................................... 52 3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với nghề may hiện nay ..................................... 61 KẾT LUẬN .................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71 PHỤ LỤC .......................................................................................................75 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HĐND: Hội đồng nhân dân HTX: Hợp tác xã Nxb: Nhà xuất bản TNHH: Trách nhiệm hữu hạn Tr.: Trang UBND: Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phú Xuyên là một vùng đất được mệnh danh là “đất trăm nghề” của tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc thành phố Hà Nội. Trong những năm gần đây, việc khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống là một trong những chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa của huyện. Các làng nghề truyền thống không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn góp phần làm nên bản sắc văn hóa cho mảnh đất Phú Xuyên. Từ năm 2011 huyện Phú Xuyên đã lấy ngày 26 tháng 10 hằng năm là ngày tổ chức lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống, nhằm tôn vinh các nghệ nhân làng nghề, quảng bá sản phẩm của các làng nghề với bạn bè trong và ngoài khu vực. Ngoài những làng nghề truyền thống nổi tiếng có lịch sử lâu đời như khảm trai (Chuyên Mỹ), đan cỏ tế (Phú Túc), nặn tò he (Phượng Dực)… trên địa bàn huyện còn phát triển một số nghề mới mang lại thu nhập cao cho người dân đó là nghề may com lê (Vân Từ), nghề giày da (Phú Yên). Trong đó nghề may com lê ở Vân Từ đã và đang góp phần tích cực làm nên bức tranh tươi sáng văn hóa các làng nghề ở Phú Xuyên. Hiện nay cả xã Vân Từ có khoảng hơn 1000 hộ làm nghề may, trong đó có thôn Từ Thuận, thôn Chung và thôn Dịch Vụ là ba thôn mà số hộ làm nghề may chiếm tới hơn hơn 90% số dân trong thôn. Năm 2002 thôn Từ Thuận và thôn Chung đã được UBND tỉnh Hà Tây cũ công nhận là làng nghề may truyền thống. Vân Từ trước kia vốn là một xã thuần nông quanh năm bám vào đồng ruộng là chính thì hiện nay đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, nhà tầng mọc lên san sát, chủ yếu là nhờ vào nghề may. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tiêu thụ và đa dạng các mẫu mã sản phẩm, những người thợ Vân Từ đã mạnh dạn đầu tư nhiều 1 trang thiết bị hiện đại. Bằng sự cần cù chịu khó, sự mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, đôi tay tài hoa của người thợ Vân Từ đã tạo nên các sản phẩm com lê rất được khách hàng ưa chuộng. Hiện nay, có nhiều làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một dần trong khi nghề may Vân Từ lại coi hội nhập kinh tế chính là sự thuận lợi để làng nghề ngày càng phát triển. Bởi lẽ, nhu cầu của người dân không chỉ còn là “đủ ăn, đủ mặc” mà phải là “ăn ngon, mặc đẹp”. Com lê không còn là trang phục chỉ dành cho giới thượng lưu, quan chức mà một bác nông dân cũng có thể sắm cho mình một vài bộ để diện trong những dịp quan trọng. Bằng những bàn tay khéo léo của mình những người thợ may Vân Từ đang từng ngày sáng tạo nên những giá trị văn hóa góp phần làm đẹp cho đời và cũng chính là đang lưu giữ nghề truyền thống mà ông cha để lại, bên cạnh đó cũng góp phần làm thay đổi bộ mặt quê hương Vân Từ . Nghiên cứu về nghề may ở Vân Từ chúng ta không chỉ thấy được diễn trình của nghề may từ xưa đến nay mà còn thấy được vai trò, vị trí và những tác động của nó đến đời sống kinh tế - văn hóa của người dân Vân Từ nói riêng và người Phú Xuyên nói chung. Việc phát triển thành công nghề trong đó có nghề may là một hướng đi đúng trong chủ trương ly nông bất ly hương ở Vân Từ hiện nay. Đây là một “bài toán khó” mà nhiều địa phương khác chưa có hướng giải quyết. Chính vì thế, đối với chúng tôi nghề may ở Vân Từ có một sức hấp dẫn riêng và cần phải được nghiên cứu cụ thể góp phần nhận diện bức tranh văn hóa làng nghề ở Vân Từ nói riêng và ở huyện Phú Xuyên nói chung một cách đầy đủ hơn. Chính điều này đã thôi thúc tác giả chọn đề tài “Nghề may ở xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2 Nghề và làng nghề truyền thống là một đề tài hấp dẫn và đã có nhiều công trình nghiên cứu. Chúng tôi có thể nêu một vài công trình tiêu biểu như: Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo với công trình Nghề thủ công truyền thống và các vị tổ nghề đã giới thiệu một số nghành nghề, làng nghề, phố nghề truyền thống Việt Nam. Các vị Tổ nghề và các nghề thủ công truyền thông Việt Nam như: Nghề đúc đồng, nghề rèn, nghề kim hoàn, nghề làm lược, nghề ván in, nghề tạc tượng…[26]. Tác giả Bùi Văn Vượng với công trình Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam đã đề cập đến làng nghề thủ công truyền thống trong lịch sử và yêu cầu bảo tồn và phát triển, đưa ra khái niệm nghề và làng nghề truyền thống, đặc điểm của hàng thủ công truyền thống và đề cập cụ thể đến một số nghề thủ công như đúc đồng, kim hoàn, rèn, gốm, dệt chiếu, mây tre đan….[25]. Năm 2012 tác giả Trương Minh Hằng (chủ biên) Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam. Có thể nói đây là một công trình có quy mô về nghiên cứu nghề và làng nghề. Trong đó cuốn Tổng quan về nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam đã cho chúng tôi một cái nhìn tổng thể về nghề và làng nghề từ cơ sở lý luận, các vị tổ nghề, địa danh làng nghề, thực trạng phát triển và vấn đề bảo tồn, vấn đề biến đổi của các làng nghề trong giai đoạn hiện nay [11]. Nghiên cứu về sự biến đổi của làng nghề nói riêng và ở các làng quê hiện nay có một số công trình như: Trần Minh Yến (2004) với Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong cuốn sách tác giả đã đánh giá thực trạng cũng như xu hướng vận động của làng nghề truyền thống, trên cơ sở đó tác giả đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [28]. Nguyễn Thị Phương Châm (2009) Sự biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay. Trong công trình này tác giả đã nghiên cứu sâu sự biến đổi về mặt 3 kinh tế, xã hội, văn hóa ở làng Đồng Kỵ, Trung Liệt và Đình Bảng. Đồng thời tác giả chỉ rõ những vấn đề đặt ra trong quá trình biến đổi của các làng này trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [2]. Hầu hết các công trình này đều đề cập đến những nghề thủ công truyền thống ở nước ta mà nhiều nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ với một số nghề lâu đời như nghề đúc đồng, nghề gốm, nghề mộc, nghề thêu, nghề đan lát…. Cùng với đó là hướng nghiên cứu về sự biến đổi của nghề và làng nghề hiện nay. Từ những nhận xét, kết luận của các tác giả đã cho chúng tôi cơ sở lý luận về nghề và làng nghề truyền thống, để từ đó triển khai và thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Trong phạm vi hẹp, viết về nghề và làng nghề ở Phú Xuyên nói chung và nghề may Vân Từ nói riêng có một số công trình đề cập đến như: Trong cuốn sách Hà Tây làng nghề làng văn (tập 1: Làng nghề) do Sở Văn hóa Thông tin – Thể thao Hà Tây xuất bản năm 1992 cũng đã giới thiệu một số làng nghề ở Phú Xuyên trong đó có nghề khảm trai, nghề nặn tò he [17]. Năm 2005, Huyện ủy – HĐND – UBND huyện Phú Xuyên chỉ đạo biên soạn cuốn Đất Phú Xuyên người Phú Xuyên đã khái quát về các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện. Trong đó khảo tả sâu hai làng nghề chính đó là nghề khảm trai ở Chuyên Mỹ và đan có tế ở Phú Túc. Ngoài ra còn đề cập nói sự phát triển của nghề may Vân Từ [12]. Năm 2011 Đảng ủy, HĐND, UBND xã Vân Từ đã tổ chức biên soạn cuốn Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vân Từ. Trong đó có đề cập tới nghề may và sự phát triển kinh tế xã hội của xã Vân Từ [7]. Ngoài ra một số bài báo trên mạng, tạp chí cũng viết về nghề may Vân Từ như: Tác giả Bạch Thanh (2012), “Về làng may lừng danh đất Hà thành”, Website báo Hà Nội mới [23]. Tác giả Hoàng Mẫn (2015), “Chàng thanh niên 4 làng Vân Từ giữ nghề may truyền thống”, Website báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam [16]. Tác giả Nguyễn Văn Công (2016), “Độc đáo làng nghề com lê Vân Từ”, Website Tạp chí Người làm báo [4]. Như vậy những tài liệu viết về nghề may xã Vân Từ còn khá ít ỏi và mới chỉ mang tính chất giới thiệu về nghề may chứ chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống về may và tác động của nó tới đời sống kinh tế văn hóa của người dân. Chính vì vậy, trên cơ sở những tài liệu đã đọc, chúng tôi có điều kiện nghiên cứu sâu hơn và đầy đủ hơn về nghề may ở Vân Từ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu về nghề may Vân Từ để thấy được những tác động của nghề đến đời sống kinh tế, văn hóa của người dân. Góp phần tìm hiểu một địa phương thành công trong hướng ly nông bất ly hương với việc phát triển mạnh mẽ nghề may trên toàn xã. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Giới thuyết một số khái niệm như nghề và làng nghề; + Giới thiệu tổng quan xã Vân Từ; + Trình bày diễn trình nghề may com lê ở xã Vân Từ; + Trình bày một số nét biến đổi về kinh tế và văn hóa ở Vân Từ khi nghề may phát triển; + Suy nghĩ về những vấn đề đang đặt ra như nghệ nhân làng nghề, xây dựng thương hiệu, phát triển làng nghề kết hợp với du lịch. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Nghề may ở xã Vân Từ từ sau khi đất nước thống nhất đến nay. 5 - Phạm vi nghiên cứu: Nghề may diễn ra ở Vân Từ từ sau khi đất nước thống nhất đến nay. Ngoài ra luận văn cũng tìm hiểu những người thợ Vân Từ đã làm nghề may ở Hà Nội trước 1975. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp luận: Chúng tôi quan niệm nghề may Vân Từ gắn với bối cảnh tức là gắn với làng nghề Vân Từ nói riêng, đặt nghề và làng nghề trong bối cảnh nghề và làng nghề huyện Phú Xuyên nói chung. - Phƣơng pháp nghiên cứu: Để hoàn thành luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp phân tích, tổng hợp các nguồn tư liệu thành văn đã viết về làng nghề để có cơ sở hiểu biết trước khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài. + Phương pháp điền dã dân tộc học với nhiều thao tác như: Quan sát, tham dự, phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm. Khi điền dã chúng tôi đã: * Trực tiếp quan sát quy trình sản xuất nghề may tại Vân Từ. * Phỏng vấn sâu các nghệ nhân lâu năm trong nghề như cụ Nguyễn Văn Hòa, cụ Đào Văn Dự để có tư liệu viết về nguồn gốc hình thành nghề may ở Vân Từ. Phỏng vấn một số thợ lành nghề quy trình, kỹ thuật của nghề may… * Phỏng vấn chính quyền địa phương để có tư liệu định hướng phát triển làng nghề trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Phác thảo diện mạo nghề may Vân Từ trong bối cảnh nghề và làng nghề ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. - Nhận diện một địa phương thành công trong mô hình ly nông bất ly hương. 6 - Kết quả của luận văn sẽ là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý, hoạch định và thực thi chính sách phát triển nông thôn nói chung và trong việc bảo tổn và phát triển làng nghề ở các vùng nông thôn nói riêng. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về làng nghề và tổng quan về xã Vân Từ Chương 2: Diễn trình nghề may com lê ở xã Vân Từ Chương 3: Những biến đổi trong đời sống của người Vân Từ khi nghề may phát triển và một số vấn đề đặt ra 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ TỔNG QUAN VỀ XÃ VÂN TỪ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm nghề Theo Từ điển tiếng Việt: “ Nghề là công việc làm theo sự phân công lao động của xã hội hay nghề khái niệm chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh” [ 19, tr.676]. Từ khái niệm này có thể hiểu, nghề chính là sự chuyên môn hóa về một lĩnh vực nhất định, hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường được nhiều người biết đến. Theo thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn để được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí sau: Thứ nhất, nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; thứ hai, nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; thứ ba, nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề [1]. 1.1.2. Khái niệm làng nghề và làng nghề truyền thống Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề, chúng ta có thể tìm hiểu một số quan niệm như: Về mặt pháp lý, theo thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì làng nghề được giải thích là: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” [1]. Theo thông tư này thì làng được công nhận là làng nghề phải đạt 3 tiêu chí sau: Một là, có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt 8 động ngành nghề nông thôn; hai là, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; ba là, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khái niệm này nhìn làng nghề dưới góc độ quản lý nhà nước chứ chưa nhấn mạnh tới những đặc điểm văn hóa của làng nghề. Tác giả Trần Minh Yến cho rằng: “Làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn được cấu thành yếu tố làng nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế - xã hội và văn hóa” [28, tr. 11]. Theo tác giả Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam” thì làng nghề được định nghĩa như sau: “Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn có tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương” [20, tr.9]. Trong cuốn Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam, làng nghề được định nghĩa như sau: “Làng nghề là những làng trước đây sống dựa vào nông nghiệp do điều kiện khách quan nào đó (vị trí địa lý thuận lợi, nghề phụ có thị trường tiêu thụ trên bình diện vùng, miền…) nên đã chuyển sang sản xuất hàng thủ công mang tính chuyên biệt những vẫn không tách khỏi nông nghiệp, có quy trình, bí quyết làm nghề nhất định. Những mặt hàng do thợ thủ công sản xuất có tính thẩm mỹ và có thị trường tiêu thụ rộng lớn [11, tr.202]. Về làng nghề truyền thống có một số quan điểm như sau: 9 Theo cố GS. Trần Quốc Vượng: Làng nghề (như làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Phù Dực, Đa Hội…), là làng ấy tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ (lợn, gà…), cũng có một nghề phụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu phụ…), song đã nổi lên một số nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó cả…cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những hàng thủ công, những mặt hàng đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh với thị trường đô thị, thủ đô (kẻ Chợ, Huế, Sài Gòn) và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài. Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu (có một quá khứ trăm ngàn năm) “Dân biết mặt, nước biết tên, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao, tục ngữ…trở thành di sản văn hóa dân gian” [26, tr.372]. Tác giả Dương Bá Phượng cho rằng, làng nghề là một thiết chế gồm hai bộ phận cấu thành là “làng” và “nghề”….Là làng ở nông thôn có một (hoặc một số) nghề thủ công nghiệp tách hẳn ra khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập. Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện lâu đời trong lịch sử và còn tồn tại cho đến ngày nay, là những làng nghề tồn tại hàng trăm năm, hàng nghìn năm [18, tr.10-15]. Trong khái niệm này, tác giả đã phân biệt rõ sự khác nhau giữa làng nghề và làng nghề truyền thống. Tác giả Bùi Văn Vượng cho rằng: “Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông (nông dân). Nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo thành 10 những thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng của mình” [25, tr.13]. Như vậy từ những quan điểm của các tác giả đi trước về nghề và làng nghề, tác giả luận văn sử dụng thuật ngữ nghề may Vân Từ chứ không phải làng nghề may Vân Từ. Chúng tôi không tìm hiểu riêng lẽ một làng nào ở Vân Từ mà tìm hiều trên phạm vi toàn xã, bởi lẽ hiện nay nghề may đã xuất hiện trên cả 10 thôn. Nghiên cứu trên phạm vi toàn xã để thấy hết được sự biến đổi và những tác động của nghề may đến đời sống của người dân. 1.2. Tổng quan về xã Vân Từ 1.2.1. Vị trí địa lý, dân cƣ và lịch sử hình thành xã Vân Từ 1.2.1.1. Vị trí địa lý Xã Vân Từ nằm bên tả ngạn sông Nhuệ, phía Tây Nam huyện Phú Xuyên, cách trung tâm Hà Nội khoảng gần 40 km. Phía Bắc giáp thị trấn Phú Xuyên, xã Sơn Hà, xã Tân Dân; phía Đông giáp xã Phúc Tiến; phía Nam giáp xã Phú Yên; phía Tây giáp xã Chuyên Mỹ và xã Minh Đức (huyện Ứng Hòa). Xã có 10 đơn vị dân cư gồm: làng Chản (gọi là Vân Hoàng Chản, có 2 xóm: Xóm Trên và Xóm Bè, làng Chính (gọi là Vân Hoàng Chính, có tên tục là Chiều), làng Chung (còn gọi là Vân Hoàng Chung), làng Cựu (còn gọi là Vân Hoàng Cựu, làng Thượng (còn gọi là Vân Hoàng Thượng, có 3 xóm là Đồng Khoai, làng Nghèo, làng Nguộn), làng Trãi (có 3 xóm: Trãi 1, Trãi 2 và Thủy Long), làng Từ Thuận (vốn thuộc xã Từ Điều trước đây, nay có 2 xóm là xóm Trong và xóm Ngoài), làng Ứng Cử (còn gọi là Vân Hoàng Ứng Cử, có 6 xóm là Cầu, Đá, Đình Đông, Mới và Trong), làng Vực (còn gọi là Vân Hoàng Vực), làng Dịch Vụ [12]. Vân Từ có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông đi lại, để đến Vân Từ chúng ta có thể đi bằng đường bộ, đường thủy. 11 Đường bộ: Từ Hà Nội xuôi xuống Nam khoảng 40 km là tới xã Vân Từ, ở đây vốn nổi tiếng với nghề may com lê. Xã Vân Từ thuộc trục đường có tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ và đầu của tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình. Đường thủy: Trên địa bàn huyện Phú Xuyên có trên 30km sông chảy qua đó là sông Hồng, sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Lương, sông Vân Đình. Tuyến đường thủy sông Hồng dài 17 km thuận lợi cho đi lại bằng đường thủy. 1.2.1.2. Dân cƣ Huyện Phú Xuyên cũng là một vùng đất lâu đời và là nơi sinh sống của những người Việt cổ “ Những phát hiện khảo cổ học – cổ nhân trên vùng đất Phú Xuyên như các khu mộ cổ ở “ao hồn ma” xã Châu Can, ở làng Xuân La xã Phượng Dực hay ở xã Sơn Hà đã minh chứng rằng từ hơn hai nghìn năm trước đây, Phú Xuyên đã có người sinh sống và khai thác vùng đồng đất ngập nước này” [12, tr.34]. Ở Vân Từ hiện nay còn lưu giữ một số chuyện kể liên quan tới nguồn gốc cư dân ở đây. “ Tương truyền, làng Ứng Cử ngày nay vốn là dân làng Cổ Bông, thuộc khu vực Tây Hồ, thành Thăng Long xưa. Dưới thời vua Lý Thái Tổ, do nhu cầu giãn dân để mở mang Kinh đô, nhà vua cho phép dân vùng Tây Hồ (trong đó có cả dân Cổ Bông) đi tìm đất lập làng mới, nếu ưng nơi nào thì vua cấp cho nơi ấy. Cổ Bông vốn là dân chài, họ xuôi dòng sông Nhuệ tới xã Vân Hoàng thấy thế đất nơi đây rất đẹp, đời sống dân làng phong lưu, sung túc, bèn xin được cấp đất lập làng. Cái tên Ứng Cử xuất hiện từ đó. Xưa kia, người ta gọi Ứng Cử là Vân Hoàng Ứng Cử để ghi nhớ nơi đất mới chuyển đến” [12, tr.51]. Còn theo gia phả họ Trần làng Cựu ghi lại: Đầu thế kỉ 13, trước kia làng là khu vực vùng chiêm trũng, hoang vu chỉ toàn là cây cỏ. Cụ tổ của làng là Trần Ninh Thuận làm nghề chài lưới, khi tới vùng đất này thấy có vài gò đồi nên đã quyết định ở lại sinh sống. 12 Như vậy có thể nói rằng các làng ở Vân Từ có lịch sử lâu đời, trong quá trình phát triển người dân đã tìm nhiều phương thức sinh kế như nghề đánh bắt cá, nghề nông nghiệp, thủ công nghiệp… để từ đó hình thành một miền quê Vân Từ như ngày hôm nay. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 tổng dân số xã Vân Từ là 2.844 người đến năm 1995 tổng số dân là 4.442 người, năm 2000 là 4.635 người. Hiện nay tổng dân số toàn xã là 5.790 người với 1.706 hộ, trong đó đều là người kinh. Cũng như các địa phương khác con em Vân Từ dựng vợ gả chồng ở nhiều nơi về đây sinh sống. Chính điều này đã làm trong đời sống văn hóa của người Vân Từ có sự giao thoa giữa các vùng miền. Trong xã có nhiều dòng họ cùng sinh sống như dòng họ Trần (chủ yếu ở thôn Cựu), dòng họ Nguyễn (chủ yếu ở thôn Từ Thuận), dòng họ Phạm, Kiều…. 1.2.1.3. Lịch sử hình thành xã Vân Từ So với nhiều huyện khác trong vùng thì huyện Phú Xuyên ít được ghi chép trong sử sách. Vì vậy quá trình nhận biết về huyện Phú Xuyên về mặt hành chính cũng khá đơn giản. Cho đến nay huyện Phú Xuyên đã trải qua 4 lần thay đổi tên gọi: Phù Lưu, Phù Vân, Phú Nguyên, Phú Xuyên. Có người lý giải cái tên Phú Xuyên đó là sự trù phú của sông ngòi (Phú = Trù phú, Xuyên = Sông). Sự lý giải này cũng khá hợp lý vì trên địa bàn huyện có nhiều sông ngòi chảy qua. Theo tư liệu trong cuốn Đất Phú Xuyên – người Phú Xuyên đến đầu thế kỷ XX huyện Phú Xuyên có 10 tổng với 72 xã. Cụ thể như sau: “- Tổng Già Cầu có 5 xã: Già Cầu, Ngải Khê, Hà Thao, Sơn Thanh, Lễ Nhuế. - Tổng Hoàng Trung có 5 xã: Cổ Hoàng, Hoàng Trung, Hoàng Đông, Viên Hoàng, Hoàng Hạ. 13 - Tổng Khai Thái có 5 xã: Cổ Liêu, Tầm khê, Khai Thái, Vĩnh Xuân, Lật Dương. - Tổng Lương Xá có 5 xã: Bất Nạo, Phú Đôi, Đồng Phố, Văn Trai, Lương Xá. - Tổng Mỹ Lâm có 10 xã: An Khoái, Cổ Châu, Đại Đồng, Mỹ Lâm, Thao Chính, Nam Phú, Ứng Hòa, Phú Mỹ, Phong Triều, Nam Quất. - Tổng Thịnh Đức Hạ có 8 xã: Giới Đức, Thịnh Đức Hạ, Nam Chính, Quan Châm, Thịnh Đức Cầu, Thịnh Đức Phùng, Thịnh Đức Thuần, Thịnh Đức Thượng. - Tổng Thịnh Đức Thượng có 7 xã: Bối Khê, Chuyên Mỹ Ngọ, Chuyên Mỹ Hạ, Chuyên Mỹ Trung, Đồng Vinh, Kim Lũ, Nhị Khê. - Tổng Thường Xuyên có 10 xã: Ba Lai, Cầu Đoài, Cầu Đông, Cổ Trai, Đa Chất, Thượng An, Thượng Xuyên Thái, Thượng Xuyên Thượng, Từ Thuận, Vân Hoàng. - Tổng Tri Chỉ có 4 xã: Hoàng Lưu, Tri Chỉ, Trung Lập, Tư Sản. - Tổng Tri Thủy có 13 xã: Bái Đô, Bái Xuyên, Đạo Nguyên, Đồng Lạc, Khả Liễu, Kim Quy, Nhân Sơn, Thành Lập, Thần Quy, Tri Thủy, Vĩnh Ninh, Mai Trang Mũ” 1 [12, tr. 28]. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 xã Vân Từ vốn từ hai xã Từ Thuận và Vân Hoàng thuộc tổng Thường Xuyên. Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công là mốc lịch sử trọng đại khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tất cả các mặt của xã hội đều có sự chuyển biến lớn, trong đó hệ thống hành chính cũng thay đổi so với trước đó. Xã Từ Thuận được đổi thành xã Từ Điều. Đến tháng 1 năm 1946 hai xã Vân Hoàng và Từ Điều hợp nhất lấy tên là xã Vân Từ. Năm 1950 xã Vân Từ sáp nhập với xã Phú Yên thành xã Trần Phú. Năm 1957 lại tách xã Trần Phú làm 2 xã như cũ là Phú Yên và Vân Từ như ngày nay. (1) Trong tài liệu ghi thiếu tên một xã 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan