Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam...

Tài liệu Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam

.PDF
27
721
52

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ------------------------------ Bùi Quang Tiến NGHỆ THUẬT CHỮ TRONG THIẾT KẾ BÌA SÁCH GIAI ĐOẠN 2005-2015 Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 62 21 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2017 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học: PGS. Lê Anh Vân Phản biện 1: GS.TS. Trương Quốc Bình Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia Phản biện 2: PGS.TS. Lê Văn Tạo Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Phản biện 3: PGS.TS. Ngô Văn Doanh Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Số 32, Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Vào lúc…..giờ, ngày…..tháng…..năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sách là sản phẩm văn hóa. Đối với xã hội nó có vai trò quan trọng như một công cụ tuyên truyền, giáo dục, giúp con người thay đổi nhận thức và tri thức. Công chúng tìm đến sách bởi giá trị tự thân của nó, nhưng với cùng một nội dung thì bìa sách nào có thiết kế ấn tuợng hơn, đẹp hơn sẽ được người đọc chọn mua. Bản thân bìa sách phải thể hiện được tinh thần của tác phẩm thông qua sự cảm nhận tinh tế của người thiết kế. Phải trở thành cặp phạm trù hài hòa giữa hình thức và nội dung. Cùng với hình ảnh và màu sắc thì NTC cũng là một thành tố mỹ thuật quan trọng cần được quan tâm. Hiện nay trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, kỹ thuật in ấn và sự lấn át của các ngôn ngữ, chữ viết quốc tế khác trong thị trường xuất bản Việt Nam. Việc đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh để trước mắt tránh hậu quả mất thị phần ngay ở sân chơi trong nước. Sau đó hướng tới xuất khẩu sách nhằm giới thiệu quảng bá nền văn hóa, văn học cùng các giá trị thẩm mỹ đặc sắc của Việt Nam ra thế giới là một vấn đề cấp thiết. Từ những đòi hỏi về lý luận và thực tiễn cho thấy: Tìm hiểu về Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam là việc làm thiết thực và có ý nghĩa. Kết quả vấn đề luận án nghiên cứu sẽ là một cố gắng cá nhân trong nỗ lực chung nhằm đưa NTC trên bìa sách nước ta phát triển ngang bằng với các nước trên thế giới mà vẫn giữ gìn, phát huy được bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích tổng quát Xây dựng luận cứ khoa học, bổ sung làm đa dạng thêm về mặt lý luận cũng như thực tiễn đối với lĩnh vực NTC trong thiết kế bìa sách. Hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến NTC và ứng dụng 2 NTC trong lĩnh vực thiết kế bìa sách ở Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể Luận án nghiên cứu để làm rõ: Đặc điểm nhận diện của NTC trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam. Phân tích, so sánh những biến đổi NTC trong thiết kế bìa sách giai đoa ̣n 2005-2015 dưới tác động của kỹ thuật công nghệ với các thời kỳ trước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam. Cụ thể luận án nghiên cứu cấu trúc, cách điệu hình, màu sắc... của NTC trên những tác phẩm tiêu biể u nằm trong và ngoài hệ thống giải thưởng Sách đẹp, Bìa đẹp do Hội Xuất bản tổ chức. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Được giới hạn ở trang bìa 1 các sách đoạt giải thưởng Sách hay, Sách đẹp của Hội Xuất bản và một số sách khác. Phạm vi về thời gian: Từ 2005 đến 2015. Tuy nhiên nhằm làm nổi bật đặc điểm của giai đoạn nghiên cứu, thông tin ở một số thời điểm khác có liên quan cũng được đề cập và sử dụng. 4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài NTC và các vấn đề về lịch sử, văn hóa có các cuốn: Kнижный шрифт [100]; Abstract the history of book jacket design & its cultural significance [93]. Liên quan đến NTC và các ứng dụng của nó có cuốn: Type & Typography [89]; The Elements of Typography Style [90]; What is typography [92]; Classic book jackets [98]… 4.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 4.2.1. Tài liê ̣u nghiên cứu về li ̣ch sử NTC, kỹ thuật in và một số vấ n đề có liên quan Tìm hiểu dáng chữ in gốc La-tinh, Tập 1, Chữ nét trơn [8] và Tìm 3 hiểu dáng chữ in gốc La-tinh, Tập 2, Chữ có nét chân [9]. Nghiên cứu chữ ở góc độ lich sử, kỹ thuâ ̣t ngành in… có thể kể tới cuốn Kỹ thuật chữ ̣ [65]; Đại cương về kỹ thuật in [49]… 4.2.2. Tài liê ̣u nghiên cứu về li ̣ch sử, in ấ n chữ Hán Nôm Liên quan đế n hướng nghiên cứu này có: “Nghề in và đồ họa sách thời Nguyễn” trên tạp chí Thông báo Hán Nôm học [84]; Đồ họa cổ Việt Nam [74]; Nghề sách Trung Quốc [32]… 4.2.3. Tài liê ̣u nghiên cứu về các ứng dụng của Nghệ thuật chữ Có các cuốn Thiết kế logo, nhãn hiệu, bảng hiệu theo tập quán Việt Nam và phương Đông [73]; Nghệ thuật Đồ họa bao bì [37]… 4.2.4. Tài liê ̣u về Giải thưởng sách Viê ̣t Nam Những tác phẩm tiêu biểu được Giải thưởng sách Việt Nam [34], Các tác phẩm đoạt Giải thưởng sách Việt Nam 2014 [35], Các tác phẩm đoạt Giải thưởng sách Việt Nam 2015 [36]… Qua nội dung các tài liệu, tổng quan tình hình nghiên cứu mà NCS có thể tiếp cận cho thấy: Tuy chủ đề về “chữ” khá phong phú, nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu về NTC trong thiết kế bìa sách Việt Nam giai đoạn 2005-2015. Khoảng trố ng này chính là nguồn cảm hứng để NCS khai thác và theo đuổ i dựa trên cơ sở kế thừa dữ liệu những công trình có liên quan được công bố trước đây. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp Nghệ thuật học thông qua phương pháp tiếp cận liên ngành: Xã hội học, văn hóa học, mỹ thuật học, sử học. Phương pháp Nghiên cứu trường hơ ̣p. Một số thao tác như: Phân tích, tổng hợp; Phỏng vấ n, điề u tra xã hội học… cũng được sử dụng trong luận án. 6. Câu hỏi nghiên cưu và giả thuyết khoa học của đề tài luận án ́ 6.1. Câu hỏi nghiên cưu của đề tài luận án ́ Các yếu tố cấ u trúc, cách điê ̣u hinh, màu sắ c... của NTC tác động ̀ 4 đế n thẩ m mỹ bìa sách như thế nào? NTC trên bìa sách có gì đă ̣c thù khi chịu chi phối bởi những quy luật, nguyên tắc của nghệ thuật tạo hình thị giác và kỹ thuật công nghệ? Phong cách NTC có bi ̣ chi phố i bởi các yế u tố , trào lưu mới xuấ t hiê ̣n trong xã hô ̣i? 6.2. Giả thuyết khoa học của đề tài luận án Các giả thuyết được xây dựng dựa trên các câu hỏi nghiên cứu sau: NTC là một thành tố mỹ thuật quan trọng không thể thiế u trong thiết kế bìa sách. Ngoài chức năng chuyển tải về mặt ngữ nghĩa nó còn được sử dụng như là một đối tượng độc lập của nghệ thuật. NTC có quan hệ mật thiết, chịu ảnh hưởng tác động mạnh mẽ của kỹ thuật và công nghệ. Phong cách NTC bi ̣ chi phố i bởi những trào lưu, yế u tố mới xuấ t hiê ̣n trong xã hội, đặc biệt rõ nét ở giai đoạn 2005-2015. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận án trong mức độ nào đó sẽ có giá trị gợi ý, làm cơ sở so sánh cho những nghiên cứu tương tự về chữ ở các thể loại đồ họa khác. Làm phong phú thêm nguồn thông tin tư liệu có thể dùng để tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu, biên soạn giáo án, bài giảng, chuyên đề của các cơ sở đào tạo có ngành Thiết kế minh họa sách. 8. Cấu trúc của luận án Mở đầu (15 trang), Kết luận (5 trang), Tài liệu tham khảo (10 trang), Phụ lục (75 trang). nội dung luận án được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luâ ̣n và những vấ n đề chung của Nghê ̣ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách (32 trang). Chương 2: Nhâ ̣n diê ̣n Nghê ̣ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 (39 trang). Chương 3: Những bàn luâ ̣n rút ra từ kế t quả nghiên cứu (32 trang). 5 Chương 1 ́ ̉ ́ CƠ SƠ LY LUẬN VÀ NHỮ NG VÂN ĐỀ CHUNG CỦA NGHỆ THUẬT CHỮ TRONG THIẾT KẾ BÌA SÁCH 1.1. Cơ sở lý luâ ̣n và một số thuâ ̣t ngữ được sử dụng trong luận án 1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài luận án Thuyết Truyền bá văn hóa Thuyết Truyền bá văn hoá nghiên cứu một hiện tượng văn hóa nghệ thuật ra đời ở một dân tộc, quốc gia này có ảnh hưởng đến một hay nhiều dân tộc hay quốc gia khác. Áp dụng các luận điểm của thuyết Truyền bá văn hóa vào luận án sẽ bổ sung thêm cơ sở lý luận cho việc lý giải những biểu hiện phong cách bìa bị ảnh hưởng của Trung Quốc và phương Tây trong thời kỳ đầu. Nghệ thuật chữ trên bìa sách và mối quan hệ sáng tạo giữa họa sỹ thiết kế, tác giả, đơn vị xuất bản. Trong quá trình thiết kế bìa sách, họa sỹ toàn quyền sáng tạo theo ý đồ của mình. Nhưng sáng tác phải bám vào nội dung sách hay gợi ý của Nxb, tác giả, nhà văn... Đây chính là điểm đặc thù. Vì vậy có thể gọi quá trình nói trên là quá trình sáng tạo có điều kiện hay là sáng tạo bị “phụ thuộc”. Khi phát hành trên thị trường, bìa sách chuyển hóa trở thành một phần của sản phẩm trong đó bao gồm bản quyền của họa sỹ, người viết, cơ sở in ấn và Nxb… Lúc này cả cuốn sách được coi là một tác phẩm phản ánh nhiều giá trị sáng tạo hợp thành và có thể coi tác giả, họa sỹ, Nxb… là các chủ thể đồng sáng tạo. Bìa sách cùng Nghệ thuật chữ trên nó là đối tượng của ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật. NTC và bìa sách từ lâu đã được giới chuyên môn công nhận là một sản phẩm thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác và là đối tượng của Lịch sử Mỹ thuật. 6 1.1.2. Một số khái niệm sử dụng trong luận án Nghệ thuật chữ NTC bao hàm hai yếu tố chính: Một là hệ thống quy định về cấu trúc ngữ pháp, hình ảnh các ký tự, cùng các nguyên tắ c sử du ̣ng. Hai là yếu tố mỹ thuật trong đó bao gồm các thành tố như bố cục, cấu trúc, nhịp điệu, đường nét, mảng, khối, khoảng cách, biểu tượng, hình ảnh, màu sắc… NTC chính là một loại hình nghệ thuật kết hợp giữa thẩm mỹ thị giác và ngữ nghĩa. Thông qua hình thức chữ để diễn đạt nội dung. Khái niệm thiết kế, minh họa, trang trí bìa sách Cả ba khái niệm nêu trên đều được dùng trong những trường hợp cụ thể gắn với nghệ thuật trình bày sách và bìa. Khái niệm thiết kế và minh họa tùy thói quen ngôn ngữ có thể dùng riêng hoặc được ghép chung. Trên thế giới thường sử dụng từ book design (thiết kế sách), book cover design (thiết kế bìa sách) hay decorative book cover (trang trí bìa sách)… Theo cách hiểu được đa số chấp nhận thì từ design hay đi cùng với các công cụ trợ giúp như máy tính, phần mềm. Còn từ decorative thường gắn liền với các thao tác thủ công hoặc bán thủ công. Bìa sách và nghệ thuật thiết kế sách Bìa thường được làm từ chất liệu hoặc loại giấy dầy hơn so với trang sách. Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nay, song hành cùng bìa luôn là nghệ thuật thiết kế, trang trí, minh họa dưới nhiều hình thức. Trong đó có NTC với mục đích làm đẹp và chuyển tải một phần nội dung ấn phẩm. 1.2. Khái lược lịch sử Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách 1.2.1. Khái lược lịch sử Nghệ thuật chữ trên bìa sách châu Âu Những điều chỉnh về tỷ lệ nét và thêm cấu trúc cho bộ chữ Romain đã khiến người La Mã trở thành dân tộc khởi nguồn cho bộ môn NTC còn gọi là (Calligraphy - Nghệ thuật chữ viết bằng lông ngỗng hay ngòi sắt). Về sau vào thời Phục Hưng, với việc phát minh, cải tiến kỹ thuật làm 7 giấy và công nghệ in chữ rời bằng kim loại (1448) đã làm xuất hiện, hình thành thêm một môn nghệ thuật mới: Typography - Nghệ thuật sắp xếp chữ in. Tuy xuất hiện sớm nhưng NTC lại không được xuất hiện trên bìa suốt một thời gian dài do quan niệm bìa chỉ là chiếc áo ngoài bảo vệ cho cuốn sách. Tới mãi nửa đầu thế kỷ XIX, để đáp ứng nhu cầu tiện lợi của đời sống xã hội công nghiệp, một số Nxb đã chủ động đưa NTC và minh họa lên bìa ấn phẩm. Lúc này nghề thiết kế minh họa sách xuất hiện được công nhận, coi tro ̣ng và trở nên chuyên nghiệp. 1.2.2. Khái lược lịch sử Nghệ thuật chữ trên bìa sách Trung Quốc NTC trên bìa sách Trung Quốc chỉ thực sự xuất hiện ở loại hình sách có tên gọi là Kinh chiết trang. Kiểu chữ thì tùy cảm hứng của “nhà thiết kế” nhưng từ khi chữ Khải thư xuất hiện thì đa phần những bản in chính thống đều dùng kiểu chữ Khải thư. Vào thế kỷ XIX kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của phương Tây đã làm thay đổi hẳn diện mạo NTC trên bìa sách Trung Quốc. NTC chuyển từ viết thành cột từ trên xuống dưới, từ phải sang trái (thụ tả) sang lối viết như chữ Latinh (Hoành tả). Sách cũng chuyển từ in một mặt (đơn diện) sang in hai mặt (song diện). Việc đóng sách, thiết kế bìa cũng bắt chước hoàn toàn theo kết cấu của phương Tây. 1.2.3. Khái lược lịch sử Nghê ̣ thuật chữ trên bìa sách Việt Nam 1.2.3.1. Phân kỳ lịch sử NTC trên thiết kế bìa sách Việt Nam Giai đoạn 1: NTC trên bìa sách Việt Nam từ thế kỷ XI đến 1882. Giai đoạn 2: NTC trên bìa sách Việt Nam từ 1882 đến 1986. Giai đoạn 3: NTC trên bìa sách Việt nam từ 1986 đến 2015. 1.2.3.2. Nghệ thuật chữ trên bìa sách Việt Nam từ thế kỷ XI đến 1882 Chữ Hán vào nước ta khoảng năm 111 TCN. Các sách Hán tự gốc đều đến từ Trung Quốc. Vì vậy NTC và cách trang trí trên bìa 8 sách tính từ thời điểm này đến thế kỷ XI kể cả có sao chép lại hoặc sáng tác thêm thì đa phần cũng đều tham khảo hoặc bắt chước theo kiểu thức của họ. Từ thế kỷ XI, tuy chủ động trong việc chép, in khắc nhưng NTC trên bìa sách có thể nói cũng không thoát khỏi khuôn mẫu của những thời kỳ trước. Giai đoạn 1407-1427 chính sách đồng hóa triệt để của nhà Minh đã khiến cho “nghề sách” của Việt Nam bị triệt tiêu, thất truyền và làm cho mai một. Đến thời nhà Lê “nghề sách” nước ta gần như làm lại từ đầu và chuyện bắt buộc phải tham khảo kỹ thuật in khắc và lấy mẫu theo Trung Quốc là điều không tránh được. Tuy nhiên bìa sách Hán Nôm Việt Nam có một số đặc điểm khác biệt với Trung Quốc như sau: Chữ được bố trí trên nền bìa chủ yếu là nền màu của chất liệu giấy tự nhiên. Bìa thường để giấy trơn nhưng cũng có trường hợp in thêm hoa văn họa tiết trang trí (mây, rồng…) Bìa có thể chia làm hai loại. Loại thứ nhất là bìa trơn. Tên sách được điền trực tiếp hoặc viết mẫu rồi mang đi khắc gỗ và in ra trên một tờ giấy nhỏ, sau đó dán lên bìa. Loại thứ hai là loại bìa in. Thường có khung in viền. Chữ tên sách đa phần là kiểu chữ Khải, Nôm. Sách trong dân gian tự làm thì khá thoải mái và tùy tiện. Phần lớn tên sách được viết bằng tay tùy theo sở thích của người làm ra nó hoặc bắt chước theo kiểu trang trí trên các bìa sách chính thống. So với Trung Quốc thì các hình thức khung bìa sách của ta linh động và đa dạng hơn. Cách bồi giấy làm bìa cũng có phần khác lạ. Tính từ thế kỷ XI đến năm 1882, dù trải qua nhiều thăng trầm, biến động lịch sử và có những hạn chế nhất định về sáng tạo nhưng không thể phủ nhận đây chính là giai đoạn quan trọng, có tính chất cơ bản Khởi đầu cho NTC trên bìa sách nói riêng và “nghề sách” Việt Nam. 9 1.2.3.3. Nghệ thuật chữ trên bìa sách Việt Nam từ năm 1882 đến 1986 Những cuốn sách bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên được in và xuất bản tại Việt Nam đều do người Pháp chỉ đạo phát hành. Vì thế bìa những ấn phẩm này đều phỏng theo hình thức của phương Tây. Tuy nhiên bìa những ấn phẩm xuất bản trong thời kỳ này và về sau chỉ giống về mặt bố cục. Còn kiểu chữ, dấu… đã được người Việt chủ động thay đổi, sáng tạo. Minh họa trên bìa sách chữ Quốc ngữ cũng chuyển từ các họa tiết, hoa văn mây rồng… trước kia sang các chủ đề khác như thiên nhiên, con người, đồ vật... với bút pháp, bố cục phong cách mới gần với lối tạo hình của mỹ thuật phương Tây. Trong khoảng thời gian từ 1882 đến thập kỷ 60, 70 của thế kỷ XX, tại Việt Nam thường có ba loại bìa chính: Loại thứ nhất, bìa được các họa sỹ vẽ bằng tay kể cả chữ, sau đó mang đi khắc bản gỗ, in ra rồi đóng vào sách. Loại thứ hai, minh họa trên bìa thì in khắc gỗ còn chữ thì hoàn toàn sử du ̣ng các mẫu chữ typo. Loại thứ ba, bìa sách hoàn toàn chỉ sử dụng các chữ in typo và hầ u như không có hình minh họa. Tính từ năm 1882 đến năm 1986, hoàn cảnh lịch sử Việt Nam có nhiều biến động ảnh hưởng đến mọi mặt của xã hội trong đó có ngành Xuất bản và lĩnh vực minh họa sách. Tuy nhiên bên ca ̣nh những ha ̣n chế và la ̣c hâ ̣u các ho ̣a si ̃ Việt Nam cũng đã tự tìm cho mình một con đường phù hợp, khẳ ng đinh được nét riêng. Nhìn nhận một cách khách ̣ quan thì đây chính là giai đoạn bản lề góp phần định hình phong cách NTC trên bìa sách Việt Nam. 1.2.3.4. Nghệ thuật chữ trên bìa sách Việt nam từ năm 1986 đến 2015 Cuố i thâ ̣p niên 80 của thế kỷ XX sự xuấ t hiê ̣n của máy vi tinh ́ cùng các phần mềm đồ họa như Adobe Illustrator, Corel Draw… đã 10 mở đầu cho thời kỳ thiết kế với công cu ̣ mới. Tuy vâ ̣y chỉ từ năm 2000 trở đi xu hướng thiết kế trên máy mới thực sự đa ̣i trà. Viê ̣c chuyể n sang làm viê ̣c trên máy tính đã khiế n NTC trên bia sách nước ̀ ta bước sang mô ̣t thời kỳ mới, đoa ̣n tuyê ̣t hoàn toàn với lố i thiế t kế thủ công. Giai đoạn này có thể được coi là giai đoạn khẳng định, hội nhập và phát triển của NTC trên bìa sách Viê ̣t Nam. 1.3. Khái quát về Giải thưởng Sách đẹp, Bìa đẹp giai đoạn 2005-2015 của Hội Xuất bản Việt Nam Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của ngành Xuất bản trong thời kỳ đổi mới, Giải thưởng sách Việt Nam ra đời (2005). Đây là sân chơi uy tín hàng năm quy tụ các tác phẩm nội trội của giới họa sỹ thiết kế và những đơn vị có liên quan đến lĩnh vực xuất bản. 1.3.1. Tiêu chí chấm giải Giải thưởng Sách đẹp, Bìa đẹp nằm trong cơ cấu của Giải thưởng sách Việt Nam. Tiêu chí giải Sách đẹp, Bìa đẹp nhằm tôn vinh, khen thưởng, đánh giá các sách, bia sách trình bày đẹp, kỹ thuật in đạt chất ̀ lượng cao và họa sỹ thiết kế đã đóng góp làm ra những tác phẩm đẹp có giá trị thẩm mỹ phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của xã hội. 1.3.2. Khái quát về các tác phẩm đoạt giải Tác phẩm đoạt giải là những tác phẩm nổi trội, là bộ mặt đại diện của các Nxb trong nước giai đoạn 2005-2015. Về hinh thức, giải có ý nghia ̃ ̀ chính thố ng và tính pháp lý chuyên môn cao nhấ t về sách ta ̣i Viê ̣t Nam. Tiểu kết NTC trên bìa sách ở châu Âu, Trung Quốc, Việt Nam là môn nghệ thuật đặc thù có bề dầy lịch sử gần 2000 năm và gắn liền với sự phát triển của công nghệ in. Bìa sách từ rất lâu đã được xem là một tác phẩm nghệ thuật thuộc lĩnh vực mỹ thuật tạo hình như hội họa và điêu khắc... NTC trên bìa sách Việt Nam tuy chịu ảnh hưởng của phong cách trình bày và kỹ thuật từ các nền văn hóa khác như Trung Quốc, Pháp 11 trong thời kỳ đầu nhưng cũng đã có ít nhiều những sáng tạo riêng mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc. Nếu trước những năm 80 của thế kỷ XX trình độ thiết kế, thông tin và kỹ thuật in ấn của ta tụt hậu so với các nước tiên tiến thì giai đoạn 2005-2015 khoảng cách ấy đã được rút ngắn lại rất nhiều. Chương 2 NHẬN DIỆN NGHỆ THUẬT CHỮ TRONG THIẾT KẾ BÌA SÁCH GIAI ĐOẠN 2005-2015 2.1. Cấu trúc của Nghê ̣ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 2.1.1 Cấu trúc nét của Nghê ̣ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 Trước đây do hạn chế về kỹ thuật in và thể hiện nên độ mỏng của các nét chữ là có giới hạn. Chữ thường chỉ có hai cỡ nét, chênh nhau không nhiều. Các nét cong nhỏ chồng đè lên nhau hoặc uốn lượn tinh vi hầu như không xuất hiện. Giai đoa ̣n 2005-2015 hầu hết chữ được vẽ và xử lý bằng phần mềm đồ họa thể hiện sự vượt trội ở các đặc điểm nhận dạng sau: Chữ được thiết kế với nét trang trí, nét mỏng, nhỏ nhưng rất rõ, tinh vi và chi tiết. Sử dụng nét đứt, nét ảo, nét liên tưởng… kết hợp với các quy luật thị giác của nghệ thuật tạo hình để bổ sung thêm thông điệp cho nội dung chữ. 2.1.2. Cấu trúc mảng của Nghê ̣ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoa ̣n 2005-2015 ̉ Ơ những bìa sách trước năm 2005 chữ chỉ được thiết kế là mảng phẳng đơn giản, thường là một màu. Nếu có từ hai đến ba màu thì ranh giới các mảng bi ̣ chia khá rõ ràng và không thể chuyển đổi sắc độ trên bề mặt. Với kỹ thuật Monophoto, Linophoto có thể in chữ hai 12 màu và viền ở các chữ nhỏ nhưng nhìn bi ̣nhòe và không rõ nét. Trong thiết kế NTC trên bìa sách giai đoạn 2005-2015, bề mặt mảng chữ trên ấn phẩm đươ ̣c thể hiê ̣n khá đa dạng và phong phú thể hiện rõ nét ở các đặc điểm sau: Có thể chồng những mảng chữ có độ đậm nhạt khác biệt lên nhau hay được bẻ cong, uốn lượn theo nhiều hướng (hiệu ứng 3D) Chữ được thiết kế tạo không gian theo phối cảnh của châu Âu. Các mảng chữ được viền một cách dễ dàng, sắc nét, đa dạng. 2.1.3. Cấu trúc “khối” của Nghê ̣ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoa ̣n 2005-2015 NTC trên bìa sách sau 2005 có đặc điểm vận dụng nguyên lý không gian trong nghệ thuật tạo hình để gây cảm giác chữ “nổi khối” trên mặt phẳng. Sử dụng thiết kế NTC nổi khối thường gây ấn tượng về không gian ba chiều trên mặt phẳng làm thay đổi thói quen thị giác nhìn bẹt của người xem. 2.1.4. Đường của Nghê ̣ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoa ̣n 2005-2015 Trong công nghệ in typo, chân các con chữ thường được xếp cùng một hàng tương ứng. Vì vậy nếu muốn có chữ nào lệch hàng thì rất khó xử lý về kỹ thuật. Trong kỹ thuật in khắc gỗ và chế bản phim có thể làm được điều này nhưng lại mất thời gian làm khuôn, ghép ảnh. Giai đoạn 2005-2015 phần mềm đã khắc phục được những hạn chế trên. Điều này làm nên phong cách thiết kế đường chữ mới đó là: Tạo ra sự chồng lấn, xen kẽ trong sắp xếp đường chữ khiến bố cục bìa sách đột phá hơn, góp phầ n thể hiê ̣n được nội dung ấ n phẩm. 2.1.5. Hướng, nhịp điệu của Nghê ̣ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoa ̣n 2005-2015 Trước đây với công nghệ in cũ dù cho kiểu thẳng hay nghiêng thì 13 mỗi chữ cái đều được đúc trong một ô. Vì vậy trong một hàng chữ thẳng mà chèn vào một chữ nghiêng là rất khó. Trong in khắc bản gỗ hay công nghệ Monophoto, Linophoto có thể làm được nhưng rất mất thời gian khắc ghép, chụp ảnh, rửa phim. Chưa kể nhiều khi mẫu chữ lại không ăn khớp với nhau về mặt thẩm mỹ. Ngược lại trên bìa sách giai đoạn 2005-2015 việc thay đổi hướng chữ được các họa sỹ thực hiện khá bài bản. Có thể nhận biết qua cách: Đảo hướng, nhịp điệu của chữ nhằm gây hiệu ứng thu hút tạo điểm nhấn cho thị giác. Đảo hướng, nhịp điệu của dòng chữ nhằm tạo sự phá cách trong bố cục, mang lại cảm thụ mới cho người xem. 2.1.6. Khoảng cách, tỷ lệ giữa các chữ, từ và dấu, mũ của Nghê ̣ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoa ̣n 2005-2015 Giai đoạn trước 2005 NTC có những hạn chế như: Cách bỏ dấu tiếng Việt không đúng quy định, thiếu thống nhất; Hướng các dấu chưa hợp lý; Tỷ lệ, kiểu dáng dấu chưa phù hợp với bộ chữ; Khoảng cách giữa các chữ, từ và dấu còn tùy tiện... Từ năm 2005 trở đi bìa sách không còn những lỗi cơ bản về dấu mũ như trước nữa. Thậm chí còn xuất hiện xu hướng chủ động: Khai thác khoảng cách giữa các từ, chữ, hàng, dấu kết hợp với quy luật thị giác của nghệ thuật tạo hình. 2.2. Cách điệu hình chữ của Nghê ̣ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 Đưa hình ảnh vào NTC có thể gọi ngắn gọn là “cách điệu hình chữ”. Có nghĩa các họa sỹ se ̃ Vẽ, ghép những chi tiết, hình ảnh, biểu tượng… vào các bộ phận của chữ nhằm tăng độ hấp dẫn và tín hiệu của thông tin. Đây là một trong các hướng thiết kế mớ i được sử dụng và thể hiện khá hiệu quả tạo nên khác biệt so với các giai đoạn trước. 14 2.3. Màu sắc của Nghê ̣ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoa ̣n 2005-2015 Trước đây do hạn chế về công nghệ nên đa phần chữ chỉ có một màu và ở dạng mảng bẹt. Nếu có từ 2 đến 3 màu thì những màu này bắt buộc phải nằm riêng rẽ trên từng mảng chứ không ăn nhập, hòa chuyển vào nhau do phải chia khuôn ra để in. Màu sắc của NTC trong thiết kế bìa sách từ 2005 đế n 2015 so với các giai đoa ̣n trước đã có nhiề u thay đổ i khiến Chữ được xử lý trên bề mặt, có nhiều màu, được chuyển đậm nhạt hay thể hiện các chất liệu. 2.4. Bố cục của Nghê ̣ thuâ ̣t chữ và các thành phần khác trong thiết kế bìa sách giai đoa ̣n 2005-2015 2.4.1. Vị trí của Nghê ̣ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 Trước năm 2005 thiết kế truyền thống chia cuốn sách từ trên xuống dưới làm 6 phần bằng nhau. Nếu đánh số thứ tự từ 1 đến 6 thì tên tác giả thường nằm ở vùng số 1 trên cùng với chữ cỡ vừa. Phần chữ tên tác giả chủ yếu là kiểu chữ đơn giản, ít được thiết kế riêng biệt. Tên sách chiếm vị trí trung tâm từ vùng số 2 đến số 5 và luôn có khổ chữ to nhất. Đây là bộ phận chiếm nhiều thời gian thiết kế của họa sỹ từ ý tưởng, cách điệu, sắp xếp, phối hợp các kiểu chữ với hình ảnh minh họa... Logo và tên Nxb hay đi cùng nhau và nằm ở vị trí vùng 6 phía dưới cùng của bìa. Kiể u thiết kế trên hầu như trở thành mặc định trong ký ức thị giác độc giả từ trước đến nay. NTC ở các tác phẩm đoạt giải củ a Hô ̣i Xuấ t bả n Viê ̣t Nam và các sách ra đờ i trong giai đoạn 2005-2015 đã có một số thiết kế phá cách, thay đổi khá táo bạo các vị trí quen thuộc ta ̣o ra những cảm nhận thẩm mỹ thú vị, bất ngờ. 2.4.2. Quan hệ giữa Nghê ̣ thuật chữ và nền trong thiết kế bìa sách NTC trên bìa sách giai đoạn 2005-2015 được đặt chủ yếu trên 3 15 dạng nền sau: Thứ nhất, NTC trên nền là mảng màu trắng phẳng đơn giản. Thứ hai, NTC đặt trên nền là hình minh họa, có thể là ảnh thật hoặc tranh. Ngoài ra việc dùng phần mềm đồ họa để vẽ cũng được áp dụng. Thứ ba, NTC trên nề n là ảnh cắt dán từ những ảnh thật của một cảnh vật nào đó hoặc vẽ hình thêm vào rồi đặt trên nền màu hay ảnh khác. 2.4.3. Nghệ thuật chữ và các hình thức thiết kế bìa sách mới giai đoạn 2005-2015 Xu thế toàn cầ u hóa với sự câ ̣p nhâ ̣t nhanh chóng của công nghê ̣ thông tin, và các thành tựu khoa ho ̣c làm thay đổi cuộc sống của chúng ta. Dẫn tới biến đổi môi trường và thói quen thị giác của nhân loại. Công nghệ in và phần mềm đồ họa đã cung cấp thêm hiệu ứng để thể hiện ý tưởng cho người thiết kế, dẫn đến thay đổi tư duy tạo hình của họ. Chính vì vậy mà hình thức NTC và bìa ấn phẩm giai đoạn 2005-2015 đã có những thay đổi táo bạo, tạo nên diện mạo mới mẻ, cái mà thời kỳ trước đây thiếu vắng. 2.5. Đối sánh Nghê ̣ thuâ ̣t chữ trên bìa sách Viêṭ Nam giai đoạn 2005-2015 trong tương quan với mô ̣t số ấn phẩm nước ngoài Để thực hiê ̣n chính xác, khoa ho ̣c, khách quan 3 tiêu chí sau được đề ra: Thứ nhất, tách riêng NTC trên bìa sách như là một đối tượng độc lập để nghiên cứu. Sau đó đă ̣t vào trong tổ ng thể thiế t kế để có đánh giá chung. Thứ hai, chỉ lấy mẫu là những bìa sách có nguồn gốc từ hệ thống chữ Latinh. Thứ ba, ấ n phẩ m đươ ̣c đối chiếu so sánh phải cùng quy trình thiết kế và công nghệ in. Thứ tư, luôn đă ̣t đối tượng trong bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể để có cái nhìn khách quan, khoa học và chính xác. Mẫu được chọn là những ấn phẩm có cùng một nội dung được 16 thiết kế bởi các họa sỹ Việt Nam và nước ngoài. Qua phân tich bia ấ n ́ ̀ phẩ m Truyê ̣n Kiề u, Nỗi buồn chiến tranh, Bố già, Truyện ngắn Chekhov có thể nhâ ̣n thấ y: Thứ nhấ t: Tuy chiếm đa số nhưng không phải lúc nào bìa sách có nguồn gốc bản địa cũng là thiết kế tốt nhất. Điều này phụ thuộc vào sự cảm nhận văn hóa, thẩm mỹ của từng cá nhân họa sỹ và nó cũng chính là động lực cho họ khi thiết kế. Thứ hai: Chất lượng bản in giai đoạn 2005-2015 của Việt Nam so với nước ngoài không hề thua kém. Thứ ba: Với ấn phẩm có nội dung cần thể hiện tính dân tộc thì bìa do họa sỹ Việt Nam thiế t kế tốt hơn. Có lẽ do thói quen, môi trường thị giác… cũng như tinh thần văn hóa phương Đông đã từ lâu ngấm trong tiềm thức họ nên nó cứ bộc lộ một cách tự nhiên và dung dị. Những ấn phẩm có nội dung hiện đại hoặc có nguồ n gố c nước ngoài thì thiế t kế chữ của ta tuy được xử lý nhiều, bài bản nhưng xét trên tổ ng thể thì còn ít ấn tượng do ha ̣n chế về màu sắc, bố cục và hình ảnh. Nguyên nhân có thể là do tính cách thận trọng, khép kín hướng nội thiếu bứt phá, phiêu lưu của người Việt ta chăng?! Thứ tư: Môi trường và điểu kiện tác nghiệp. Khi làm bìa, các họa sỹ nước ngoài luôn tỏ ra chuyên nghiệp trong việc tìm kiếm, sử dụng các bản quyền hình ảnh phù hợp với thời điểm, không gian, trang phu ̣c, bối cảnh của nội dung. Còn ở Viê ̣t Nam do nhiề u nguyên nhân như: khách quan lẫn chủ quan dẫn đế n chất lượng NTC trên bìa nói riêng và thiế t kế minh ho ̣a sách nói chung của nước ta còn có khoảng cách so với nước ngoài. Tiểu kết NTC trên các tác phẩm trong và ngoài hệ thống giải Sách đẹp, Bìa đẹp của Hội Xuất bản Việt Nam giai đoạn 2005-2015 được phát triển dựa trên cơ sở kế thừa các phong cách trước đây nhưng được làm 17 mới bằng kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Sự hỗ trợ của các phần mềm thiết kế đã đưa NTC trên bìa sách giai đoạn này lên một tầm cao mới. Thoát ly hẳn với lối thiết kế thủ công theo phong cách đồ họa in khắc cũ. Ngoài ra NTC và các hình thức bìa sách độc đáo của giai đoạn 2005-2015 đã cho thấy sự thống nhất, đồng bộ giữa thiế t kế và marketing sản phẩm. Đa phần bìa sách giai đoạn này đều có tính sưu tầm và trưng bày cao, điều mà ở các giai đoa ̣n trước thường không được chú ý đến nhiều. Tất cả những chỉ dấu nhận diện trên đã mở đầu cho một giai đoạn NTC trên bìa sách mới. Giai đoạn Khẳng định, hội nhập và phát triển phong cách NTC trong thiết kế bìa sách Việt Nam. Chương 3 ́ ̉ ́ ̀ ́ NHỮ NG BÀN LUẬN RUT RA TƯ KÊT QUA NGHIÊN CƯU 3.1. Bàn luâ ̣n về vai trò của Nghê ̣ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 NTC trong bìa sách nói chung và các tác phẩm đoạt giải thưởng Sách đẹp, Bìa đẹp của Hội Xuất bản Việt Nam nói riêng luôn đóng vai trò quan tro ̣ng không thể thiế u trong thiế t kế ấ n phẩ m. Bằ ng chứng là ở giai đoạn 2005-2015 dù ý tưởng có táo ba ̣o, cách tân đế n đâu thì NTC luôn luôn xuấ t hiê ̣n trên bia sách và được các họa sỹ thường ̀ xuyên quan tâm khai thác. Qua phỏng vấ n khảo sát, 100% các ho ̣a si ̃ thiế t kế đề u đánh giá cao yế u tố ta ̣o hinh thẩ m mỹ của NTC. Hầ u hế t ̀ đề u xác nhâ ̣n có tác đô ̣ng vào cấ u trúc, cách điê ̣u hình và màu sắ c của chữ nhằ m khai thác triê ̣t để tinh ta ̣o hinh của nó. ́ ̀ NTC trên bìa sách giai đoạn 2005-2015 có hai xu hướng chinh ́ trong sáng ta ̣o đó là: Sử du ̣ng các mẫu có sẵn rồ i chinh sửa; Tác đô ̣ng ̉ thêm và thiết kế mới hoàn toàn. Giai đoạn trước năm 2005, chính nguyên nhân các bộ chữ được đúc hoặc có sẵn rất hạn chế về mẫu mã, kiểu dáng đã tạo môi trường 18 cho hướng thiết kế kiểu chữ thủ công phát triển đa dạng và phong phú. Phần lớn sáng tạo của NTC thời kỳ này tập trung vào kiểu chữ, các nét, nhịp điệu và dấu mũ. Vì được sáng tác thủ công nên dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ in đậm rõ nét trên kiểu chữ và bìa ấn phẩm. Ngược lại, hiện nay các kiểu dáng chữ có sẵn rất nhiều, đa phần các họa sỹ đều dựa vào một mẫu có sẵn, sau đó phát triển lên. Với sự trợ giúp của máy tính và phần mềm đồ họa dấu ấn của thủ pháp cá nhân bị làm mờ, hòa lẫn vào dòng chảy của kỹ thuật công nghệ. Bù lại NTC trong thiết kế bìa sách hiện nay có nhiều điể m ma ̣nh so với trước kia. Các quy luật thị giác trong nghệ thuật tạo hình được chú trọng áp dụng và khai thác triệt để hơn trong môi trường NTC. Đồng thời việc xử lý khoảng cách, tách dòng, dùng chung chữ, sử dụng nét ảo, các nét cong, trang trí phức tạp, cách điệu hình ảnh… khá phổ biến khiến cho bố cục, cách biểu đạt chữ có nhiều sáng tạo. Ngoài ra màu sắc của chữ cũng rất phong phú và đa dạng với các hiệu ứng bóng đổ, chuyển mờ, tạo chất liệu trên bề mặt... 3.2. Bàn luâ ̣n về vai trò của kỹ thuật công nghệ đối với Nghê ̣ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoa ̣n 2005-2015 Từ năm 2005 đến nay, 100% chữ cùng các bộ phận khác trên bìa đều được thiết kế bằng máy tính hoặc có vài trường hợp được vẽ tay sau đó chụp ảnh lại và vẫn dùng phần mềm xử lý ở những công đoạn cuối. Trước kia người họa sỹ vẽ bìa không chủ động hoàn toàn về công việc của mình. Từ lúc phác thảo đến khi ấn phẩm ra đời là cả một hành trình dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lên khuôn, chế bản, in ấn. Sau những khâu này chất lượng ấn phẩm cuối cùng nhiều khi không được như mong muốn ban đầu về màu sắc, đậm nhạt, độ sắc xảo và đường nét. Với sự ưu việt của công nghệ, phần mềm, ngày nay người họa sỹ thiết kế có trong tay một công cụ tích cực. Chủ động thể hiện được hoàn toàn mọi ý tưởng và thấy được ngay kết quả một cách chính xác nhất. Thậm chí, họ có thể triển khai một lúc nhiều phương án để có thêm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan