Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghệ thuật sử dụng từ láy trong văn tế, thơ điếu của nguyễn đình chiểu...

Tài liệu Nghệ thuật sử dụng từ láy trong văn tế, thơ điếu của nguyễn đình chiểu

.PDF
76
922
124

Mô tả:

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ - có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên các tác phẩm văn học nghệ thuật, bởi nó là đơn vị chất liệu cơ bản của ngôn ngữ dùng để nêu lên các thông điệp. Khi sáng tác, các nhà văn, nhà thơ đều hết sức chú trọng đến việc lựa chọn, thậm chí đắn đo cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định dùng một từ nào đó. Và từ láy được xem là một trong những lựa chọn khá phổ biến của các tác giả, bởi đối với sáng tác văn chương thì sự tồn tại của từ láy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì giá trị tượng thanh, tượng hình và giá trị biểu cảm rõ rệt mà nó tạo ra. Có thể nói, từ láy là một công cụ đặc biệt của các tác giả trong quá trình sáng tác. Và trong văn học viết Việt Nam đã có nhiều tác phẩm lớn được tìm hiểu về giá trị của lớp từ láy như: Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi; Truyện Kiều của Nguyễn Du; các tác phẩm thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Nguyễn Khuyến, thơ Tú Xương, thơ Xuân Diệu, thơ Tố Hữu,… và không phải ngẫu nhiên mà người viết chọn tác gia Nguyễn Đình Chiểu làm đối tượng nghiên cứu. Nguyễn Đình Chiểu là một trong những tác giả lớn của nền văn học trung đại Việt Nam, một tấm gương đạo đức cao cả trong quan hệ đời sống hằng ngày cũng như trong quan hệ với dân với nước. Nói đến ông là nói đến một cây bút có sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa văn và người, giữa sống và viết. Tiếp cận với Nguyễn Đình Chiểu là tiếp cận với lá cờ đầu của văn thơ yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX, một cây bút Nam bộ tiêu biểu và một sự nghiệp thơ văn chở đạo cứu đời, một thứ văn trữ tình đạo đức có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống tinh thần dân tộc, đặc biệt là nhân dân Nam bộ. Đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói “Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng văn học, nghệ thuật, nêu cao sức mạnh của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng”[19;176]. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ trong các bài văn tế, thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu, đặc biệt là lớp từ láy giàu sức gợi tả sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong nghiên cứu văn học. Vì những lẽ đó, người viết chọn đề tài “Nghệ thuật sử dụng từ láy trong văn tế, thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu” để tìm hiểu, với hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ giúp chúng ta nhìn nhận một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn về sự phong phú, đa dạng 1 cũng như khả năng biểu đạt tinh tế, chính xác, linh hoạt của lớp từ láy tiếng Việt, đồng thời qua việc nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp cho người viết hiểu rõ hơn về nội dung văn tế, thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu qua cách sử dụng từ láy của ông và có thể vận dụng trong việc học văn, viết văn sau này. 2. Lịch sử vấn đề Tính từ khi tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Đình Chiểu ra đời cho đến nay, thời gian đã ngoài một thế kỷ. Đấy cũng là khoảng thời gian mà các nhà nghiên cứu dốc nhiều công sức nhằm khám phá các giá trị của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, phạm vi quan tâm thật rộng lớn. Phần lớn là cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn, tư tưởng nghệ thuật, ý nghĩa triết lý, ảnh hưởng của cá nhân nhà văn đối với văn hóa dân tộc, những quan niệm về tri thức y học hay những giá trị về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm… Con số thống kê của các bài báo, các tập sách về Nguyễn Đình Chiểu đã lên đến hàng trăm và chắc hẳn còn tiếp tục được nối dài thêm nữa qua thời gian. Cụ thể có một số bài viết của các nhà nghiên cứu như: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng), Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn, một tấm gương chói ngời tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam (Hoài Thanh), Đọc lại thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Xuân Diệu), Đồ Chiểu với sự chuyển mình của văn hóa dân tộc (Cao Huy Đỉnh), Nguyễn Đình Chiểu, lá cờ đầu của nền thơ văn yêu nước thời kỳ cận đại (Trần Thanh Mại), Từ lý tưởng nhân nghĩa đến chủ nghĩa yêu nước (Nguyễn Đình Chú),… Riêng về các bài văn tế và thơ điếu cũng đã có một số lượng khá lớn các bài viết nghiên cứu như: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc một trong những bài văn hay nhất của chúng ta (Hoài Thanh), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc qua ý thơ của Miên Thẩm và Mai Am (Đỗ Văn Hỷ), Nguyễn Đình Chiểu và các bài văn tế (Nguyễn Q. Thắng), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Lê Trí Viễn), Tìm hiểu hai bài thơ Nguyễn Đình Chiểu điếu Phan Thanh Giản (Trần Khuê), Điếu Trương Công Định (Hà Như Chi), Tìm hiểu nhân vật lịch sử Phan Tòng để hiểu thêm về “10 bài thơ điếu” của Nguyễn Đình Chiểu (Nguyễn Phương Thảo), Văn tế Trương Định (Nguyễn Khoa),… Các bài viết trên chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu, phân tích nội dung của các bài văn tế, thơ điếu. Tuy nhiên về nghệ thuật của văn tế, thơ điếu, phần lớn các bài viết đều phân tích ở góc độ ngôn ngữ, phương thức thể hiện nhằm đánh giá đóng góp của thể loại này vào sự phát triển của 2 văn học dân tộc. Cụ thể có các bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình như: Quyển “Từ ngữ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu”[7], Nguyễn Thạch Giang có bài viết Mấy nhận xét tổng quát về ngôn ngữ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, ông viết: “Những hình tượng ông khắc họa nên cũng là những hình tượng văn học có khuynh hướng đạo lý. Hình tượng ấy được xây dựng từ những chất liệu dân gian – đặc biệt quan trọng là chất liệu ngôn ngữ. Từ ngữ ở đây chỉ được xét trên bình diện ngữ nghĩa là chủ yếu. Còn các mặt khác như từ pháp, cú pháp không được xét tới. Vì suy ra, đối với một ngôn ngữ, hai mặt này như là ổn định, không có mấy biến động. Lại nữa, xét về một nhà văn, thì từ pháp, cú pháp không phải là quan trọng, cái đáng nói hơn là hình tượng của từ ngữ được tạo nên từ nghĩa bao hàm sắc thái tu từ riêng.”[7;22] Tác giả khẳng định: “Ngôn ngữ tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu có một ý nghĩa hình tượng khá độc đáo. Độc đáo trước hết vì bất cứ một tác giả nào trước ông, từ ngữ Nguyễn Đình Chiểu mang một ý nghĩa luân lý đạo đức sâu sắc. Chính khía cạnh này đã làm cho người đọc có một liên tưởng tất thời đến tác giả - người thực thi những đạo lý của mình.”[7;22]. Qua nhận định của tác giả cho chúng ta thấy việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Đình Chiểu có sự đóng góp đáng kể trong xây dựng hình tượng văn học cũng như về đạo lý đời sống. Quyển “Phê bình và tranh luận văn học”[12], Mai Quốc Liên có bài viết Thế giới nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu, ông viết: “Thơ văn yêu nước chống Pháp của ông là một bức bích họa có tính chất hoành tráng về một thời kỳ “khổ nhục nhưng vĩ đại” của lịch sử Việt Nam, được biểu hiện bằng chính chất liệu của đời sống chiến đấu dũng cảm, trần trụi, gân guốc... Điều này chi phối cả ngôn ngữ của đời sống hàng ngày, ở đây là dấu hiệu của một thi pháp nghệ thuật mới sẽ được tiếp tục phát triển sau này.”[12;191]. Ở đây, tác giả nói lên chính hoàn cảnh hiện thực xã hội đã chi phối cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Đình Chiểu và chính phong cách ngôn ngữ đó đã tạo nên những nét mới trong thi pháp nghệ thuật của cụ Đồ. Quyển “Nguyễn Đình Chiểu - tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật”[23] đã tập hợp nhiều bài viết như của Hà Huy Giáp với bài viết Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn yêu nước, chống xâm lăng, một tâm hồn vằng vặc nhân nghĩa, một tấm gương kiên trung và bất khuất, ông viết: “Nghiên cứu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, còn nhiều vấn đề khác mà ở đây chưa có điều kiện đề cập đến. Chẳng hạn như 3 vấn đề ngôn ngữ, Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng ngôn ngữ dân gian rất mạnh dạn, tài tình, nhiều từ ngữ rất bạo làm cho các câu thơ có tính chất quần chúng cao, vừa mang đặc điểm tâm lý dân tộc sâu sắc. Cái “nôm na” của Nguyễn Đình Chiểu không phải là sự cẩu thả trong ngôn từ, mà chính là sử dụng ý có tính chất thẩm mỹ cao, một nguyên nhân làm cho thơ ông được mọi người ưa thích, dễ thuộc, dễ truyền tụng.”[23;81] Bài viết Nguyễn Đình Chiểu, lá cờ đầu của nền thơ văn yêu nước thời kỳ cận đại, ông Trần Thanh Mại viết: “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu khi thì hùng hồn, cảm khái, khi thì tha thiết lâm ly, nhiều đoạn uyển chuyển du dương, nhiều đoạn lại sôi nổi, mạnh mẽ. So với giai đoạn trước xâm lăng, rõ ràng Nguyễn Đình Chiểu có một bước tiến mới về nghệ thuật, điều này thể hiện bước tiến mới của nhà thơ về tư tưởng.”[23;379] Quyển “Đến với thơ Nguyễn Đình Chiểu”[5], Nguyễn Công Thắng viết về Đặc điểm nghệ thuật của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong “Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc”, ở bài viết này ông nói khái quát hơn về hình tượng người nghĩa sĩ nông dân thông qua đặc điểm nghệ thuật, tác giả viết: “Nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu là con người của một tình thế lịch sử đầy biến động, là con người của sự chuyển biến nhảy vọt từ bóng tối của vùi dập, lãng quên ra ánh sáng rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng thời đại. Do vậy, nó phải trải qua những mâu thuẫn, dằng co nhất định, mà tập trung nhất là diễn biến tâm trạng trước sự việc thực dân Pháp xâm lược nước ta. Tác giả đã sử dụng biện pháp đặc tả để tái hiện những chuyển biến, phát triển trong tâm lý nhân vật, như đã dùng để vẽ lại bức tranh công đồn của họ.”[5;814] Đã có nhiều bài viết nghiên cứu về nội dung cũng như nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong văn tế, thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu nhưng chưa có bài viết nào tiêu biểu khám phá thế giới ngôn từ một cách cụ thể nhất đã được nhà thơ sử dụng, nhất là từ láy. Vì thế người viết sẽ dựa vào những lời bình, những bài viết có liên quan về cuộc đời, tác phẩm của nhà thơ để làm tư liệu cho đề tài thêm phong phú. Việc tìm hiểu sâu về thơ văn và đặc biệt là các tác phẩm văn tế, thơ điếu sẽ giúp ích rất nhiều cho người viết trong việc phân tích giá trị nghệ thuật sử dụng từ láy trong các bài văn tế, thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu. 3. Mục đích nghiên cứu Người viết hoàn thành luận văn theo những đề mục được định hướng trong đề 4 cương tổng quát nhằm. Hoàn thành cơ sở lí luận để hiểu một cách khái quát về các khái niệm, phân loại cũng như đặc điểm của từ láy. Giới thiệu vài nét chính về đặc điểm văn tế, thơ điếu của nền văn học trung đại Việt Nam nói chung và của Nguyễn Đình Chiểu nói riêng. Phần nội dung sẽ khảo sát từ láy trong văn tế, thơ điếu góp phần làm nổi bật hình tượng nhân vật trung tâm và hình tượng tác giả. Song song đó, từ láy cũng góp phần phản ánh hoàn cảnh lịch sử - xã hội Nam bộ cuối thế kỷ XIX, với việc miêu tả không gian, thời gian lịch sử hay tình hình xã hội Nam bộ trong việc miêu tả cảnh vật, đất trời, sự việc, hiện tượng và cuộc sống của nhân dân nơi đây. Khi nghiên cứu đề tài này, với mong muốn được tìm hiểu và nghiên cứu nhiều hơn về nghệ thuật sử dụng từ láy trong văn tế, thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu. Từ đó nhằm giúp người viết có cơ hội học tập và nghiên cứu sâu hơn về đề tài luận văn của mình. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát các bài văn tế, thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu ở những câu thơ có xuất hiện từ láy để phân tích hiệu quả sử dụng và đóng góp của ông qua cách dùng từ láy. Từ kết quả thống kê, làm cơ sở đánh giá khả năng sử dụng từ láy trong văn tế, thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu. Tài liệu được dẫn liên quan đến văn tế, thơ điếu Nguyễn Đình Chiểu, chủ yếu dựa vào quyển Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (tập 2) [21]. Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi có sử dụng một số tài liệu khác có liên quan đến đề tài: quyển Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và lời bình [19], Đến với thơ Nguyễn Đình Chiểu [5], Từ ngữ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu [7],… 5. Phương pháp nghiên cứu Những phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận văn là. Dựa vào cơ sở lí luận để xác định từ láy và đặc điểm về văn tế, thơ điếu. Sử dụng phương pháp thống kê để tập hợp, thống kê số lượng từ láy xuất hiện trong văn tế và thơ điếu để làm cứ liệu phân tích, đánh giá về giá trị và hiệu quả sử dụng của từ láy trong việc làm nổi bật chủ đề tác phẩm. Phương pháp phân tích để làm nổi bật những đặc điểm và giá trị của từ láy 5 trong các bài văn tế, thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu. Nhìn chung, cơ sở lí luận văn học là tiền đề quan trọng đầu tiên làm nền tảng lí thuyết cho việc triển khai luận văn. Tùy theo yêu cầu về nội dung và hình thức, các phương pháp được vận dụng phù hợp trong việc tìm hiểu đề tài. 6 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái quát về từ láy 1.1.1. Khái niệm về từ láy Trong các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, từ láy có một vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra tiết tấu, ngữ điệu của câu. Một câu văn xuôi sử dụng nhiều từ láy, khi đọc lên ta thấy ngay có sự nhịp nhàng, uyển chuyển. Một câu thơ chứa nhiều từ láy thường là những câu thơ nghiêng về chất trữ tình lấy nội tâm, tâm lý làm đối tượng miêu tả. Thông thường, từ láy là từ gây ấn tượng mạnh mẽ về tâm lý hoặc là theo chiều dương hoặc là theo chiều âm. So với từ đơn thì từ láy mang nét nghĩa tăng tiến hay giảm nhẹ và có sức biểu cảm cao hơn. Tuy nhiên, nhiều vấn đề của từ láy còn để ngỏ. Mặc dù, từ láy đã được nhiều nhà nghiên cứu xem xét về các mặt như: đặc điểm cấu tạo, đặc trưng ngữ nghĩa, giá trị gợi tả âm thanh, thiên nhiên cảnh vật, hình ảnh hay giá trị biểu cảm... nhưng song song đó, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được thống nhất. Ta có thể thấy vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm bất đồng về từ láy. Nhìn chung về từ láy có hai quan niệm lớn là: quan niệm coi láy là ghép và quan niệm coi láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa. Từ những quan niệm khác nhau này, đã dẫn đến nhiều định nghĩa khác nhau về từ láy. Cụ thể như sau: Theo Nguyễn Hữu Quỳnh: “Từ láy (hay còn gọi là từ lắp láy) là những từ ghép gồm hai hình vị kết hợp với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm. Các thành tố của từ láy có mối quan hệ tương quan với nhau về thanh điệu hoặc về các bộ phận ngữ âm tạo nên các thành tố đó, đồng thời chúng tạo nên một nội dung ngữ nghĩa nhất định” [16;93] Theo Nguyễn Tài Cẩn: “Từ láy âm là loại từ ghép, trong đó theo con mắt nhìn của người Việt Nam hiện nay các thành tố trực tiếp kết hợp lại với nhau theo quan hệ ngữ âm. Quan hệ ngữ âm được thể hiện ra ở chỗ là các thành tố phải có sự tương ứng với nhau về cả hai mặt. Mặt yếu tố siêu âm đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa vần và âm vần cuối)” [4;109] 7 Theo Diệp Quang Ban: “Từ láy là từ phức được tạo ra bằng phương thức láy âm có tác dụng tạo nghĩa. Và để tạo ra nhạc tính cho sự hòa phối âm thanh đối với một ngôn ngữ vốn giàu nhạc tính như tiếng Việt, sự láy không đơn thuần là sự lặp lại âm, thanh nhất định, dù là ít nhất, để tạo ra cái thế vừa giống nhau lại vừa khác nhau. Cái thế ấy được gọi là cái thế “vừa đẹp vừa đối”.” [10;103] Còn theo Hà Quang Năng: “Từ láy là từ đa âm tiết (thường gồm hai âm tiết) được tạo ra bằng phương thức hòa phối ngữ âm giữa các âm tiết để tạo ra một tổng thể ngữ nghĩa có giá trị biểu trưng và sắc thái hóa.” [22;20] Qua các ý kiến nhận định trên, mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về từ láy nhưng ta có thể hiểu một cách khái quát như sau: Từ láy là từ đa âm tiết có quan hệ ngữ âm. Đó là mối quan hệ cơ bản của từ láy. Quan hệ này thể hiện ở sự hòa phối (tức là sự biến đổi thanh điệu theo quy tắc cùng nhóm thanh) và sự lặp lại (hoàn toàn hay bộ phận) về âm giữa các thành tố trong từ. Chính sự lặp lại và hòa phối này đem lại tính biểu trưng về nghĩa cũng như sắc thái biểu cảm của từ láy. 1.1.2. Phân loại từ láy Vấn đề phân loại từ láy có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng có thể thống nhất là từ láy được phân loại trên hai cơ sở về số lượng âm tiết trong từ láy và sự đồng nhất hay dị biệt trong thành phần cấu tạo của các thành tố trong từ láy do cách phối hợp ngữ âm tạo nên. Hai cơ sở này thường liên quan với nhau. Căn cứ vào số lượng tiếng trong từ láy, có thể thấy trong tiếng Việt có các kiểu từ láy hai tiếng, từ láy ba tiếng, từ láy bốn tiếng mà trong truyền thống nghiên cứu từ láy thường gọi là từ láy đôi, từ láy ba, từ láy tư. Trong cách phân loại này, từ láy đôi chiếm vị trí hàng đầu không chỉ vì nó chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số các từ tiếng Việt, mà còn vì ở từ láy đôi, tất cả các đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất của hiện tượng láy cả ở bình diện ngữ âm và ngữ nghĩa đều được bộc lộ đầy đủ. Từ láy đôi là từ gồm hai âm tiết (tiếng), có sự hòa phối ngữ âm với nhau. Căn cứ vào yếu tố ngôn ngữ được lặp lại có thể phân biệt láy đôi thành hai kiểu láy là từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận. Trong từ láy bộ phận lại chia ra thành hai kiểu nhỏ: láy phụ âm đầu và láy vần. Từ láy hoàn toàn là từ láy mà trong đó tiếng độc lập được lặp lại toàn bộ ở tiếng không độc lập với sự khác biệt về trọng âm. Song song đó, láy không phải là sự lặp lại âm thanh một cách nguyên vẹn, mà là sự lặp lại âm thanh có 8 biến đổi và có tác dụng tạo nghĩa biểu trưng. Sự biến đổi âm thanh của tiếng không độc lập so với tiếng độc lập của từ láy toàn bộ nằm trong ba mức độ khác biệt sau: Từ láy toàn bộ giống nhau về thành phần cấu tạo, ngữ nghĩa nhưng chỉ khác nhau về trọng âm thể hiện ở độ nhấn mạnh và độ kéo dài trong khi phát âm. Trọng âm thường rơi vào tiếng thứ hai của từ láy. Hay còn gọi là từ láy điệp vần, điệp âm, điệp thanh. Từ láy toàn bộ giống nhau giữa hai tiếng nhưng có sự thay đổi thanh điệu. Hay còn gọi là từ láy điệp vần, điệp âm, khác thanh. Từ láy toàn bộ giữa hai tiếng có thêm sự khác biệt ở phụ âm cuối và thanh điệu do sự chi phối của quy luật dị hóa. Dạng biến đổi này xảy ra trong các trường hợp, tiếng độc lập có phụ âm cuối là - p,-t,-k (được thể hiện trên chữ viết là c và ch). Ở đây, thanh điệu cũng biến đổi theo quy tắc vừa nêu. Phụ âm cuối thì biến đổi theo quy tắc là tiếng độc lập tận cùng bằng các phụ âm tắc vô thanh sẽ được chuyển thành các phụ âm mũi hữu thanh ở tiếng không độc lập. Từ láy bộ phận là từ láy có một hoặc hai bộ phận giống nhau, còn một bộ phận thì đổi khác đi. Căn cứ vào sự phối hợp của các bộ phận khác nhau của âm tiết, ta có thể chia từ láy bộ phận thành hai loại nhỏ sau: Từ láy âm là từ láy có phụ âm đầu trùng lặp và có phần vần khác biệt ở tiếng độc lập và không độc lập. Từ láy vần là từ láy có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt giữa các tiếng. Từ láy ba trong tiếng Việt không nhiều lắm. Từ láy ba là từ láy gồm ba âm tiết có sự hòa phối ngữ âm với nhau. Phần lớn từ láy ba chủ yếu dựa trên cơ chế láy toàn bộ có sự biến đổi thanh điệu nhất định. Từ láy tư là từ láy thường có chứa bốn âm tiết, nó dựa trên cơ sở là từ láy đôi. Một số ít có phần gốc là từ ghép. So với từ láy ba thì từ láy tư rất đa dạng về kiểu cấu tạo. Sau đây là một số kiểu láy cơ bản trong láy tư: Lặp lại hai lần từ láy đôi cơ sở, kết hợp đổi vần của yếu tố thứ hai cho phù hợp với thanh điệu và âm vực vần bị thay thế. Láy toàn bộ với biến thanh, hay có thể hiểu là sự lặp lại toàn bộ từ láy đôi cơ sở, kết hợp biến đổi thanh điệu sao cho hai âm tiết đầu thuộc về âm vực cao, hai âm tiết sau 9 thuộc về âm vực thấp. Láy bộ phận kết hợp với tách xen nghĩa là hai tiếng cơ sở và hai tiếng của phần láy tách xen nhau theo thể cặp đôi cài răng lược. Láy toàn bộ kết hợp với tách xen hay láy trực tiếp từng tiếng một của từ láy đôi cơ sở theo đúng thứ tự trong tiếng cơ sở. 1.1.3. Đặc điểm từ láy Đặc điểm của từ láy được khảo sát trên bốn phương diện chính, về đặc điểm cấu tạo, ta có thể phân loại từ láy theo ba đặc điểm chính. Theo số lượng âm tiết thì từ láy có cả ba loại lớn là láy đôi, láy ba và láy tư. Theo quy tắc điệp và đối, dựa trên sự đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cấu tạo của các thành tố trong từ láy do cách phối hợp ngữ âm tạo nên (quy tắc điệp và đối). Điệp và đối ở đây được hiểu với nghĩa rộng: điệp là sự lặp lại, sự thống nhất về âm, nghĩa; đối là sự khai thác, sự dị biệt về âm và nghĩa. Đồng nhất và dị biệt có quy tắc chứ không phải tùy tiện, là ngẫu nhiên. Và chia thành hai loại lớn là từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận. Theo cách sử dụng thanh điệu thì các thanh điệu trong từ láy tiếng Việt bao giờ cũng kết hợp với nhau theo nguyên tắc cùng âm vực. Theo đó thuộc âm vực thấp là những thanh: huyền, ngã, nặng; còn thuộc âm vực cao là những thanh: ngang, hỏi, sắc. Nguyên tắc thanh điệu cùng âm vực trong từ láy tiếng Việt được thể hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ đến mức nếu sự phân bố thanh điệu không tuân theo quy luật này thì các từ láy như vậy được xem không phải là từ láy chân chính. Về đặc điểm ngữ nghĩa, nếu như ta so sánh việc nhận diện từ láy thông qua một số đặc điểm về cấu tạo thì việc xác định những thuộc tính chung của từ láy về mặt ngữ nghĩa có phần phức tạp hơn. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu một cách khái quát như sau: Từ láy xác định được thành tố gốc, đây là loại từ láy đôi có một thành tố có nghĩa và một thành tố không có nghĩa. Thành tố có nghĩa là thành tố làm nòng cốt, dựa vào nó thành tố được tạo thành bằng cách láy lại toàn bộ hay bộ phận các yếu tố của thành tố gốc. Và có thể chia làm hai loại: từ láy có thành tố gốc đứng trước, thành tố láy đứng sau và từ láy có thành tố láy đứng trước, thành tố gốc đứng sau. 10 Từ láy không xác định được thành tố gốc là những từ láy mà các thành tố tạo nên nó hoàn toàn không có nghĩa, nghĩa của từ láy không thể giải thích nhờ vào từng thành tố trong cấu trúc của bản thân nó. Những từ láy mà cả hai thành tố đều có nghĩa, chúng bao gồm từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận. Những từ láy có sự biến đổi về nghĩa: khi từ láy xuất hiện vào ngữ cảnh cụ thể thì ý nghĩa của nó đã có sự biến đổi, không còn mang ý nghĩa ban đầu nữa. Về đặc điểm ngữ pháp, do đặc điểm không biến hình của từ tiếng Việt nên giữa các từ loại không có sự đối lập về hình thái (sự đối lập về hình thức ngữ pháp theo nghĩa hẹp). Đây chính là cơ sở cho phép có sự chuyển loại dễ dàng giữa các từ loại. Về đặc điểm này, ta xét về từ loại của từ láy trên ba loại từ: động từ, tính từ và danh từ. Với mỗi một chức năng như thế đã tạo nên một lượng từ láy khá phong phú và thể hiện nội dung một cách rất linh hoạt. Về đặc điểm phong cách, được thể hiện trên hai phương diện chính là mang đậm phong cách khẩu ngữ và phong cách văn học dân gian. Sự ảnh hưởng của hai phong cách này làm cho nội dung của một tác phẩm văn học mang nét gần gũi hơn và người đọc có thể cảm nhận một cách dễ dàng hơn. 1.2. Khái quát về văn tế và thơ điếu 1.2.1. Vài nét về văn tế, thơ điếu của văn học trung đại Việt Nam Văn học nửa cuối thế kỷ XIX là thời kỳ kết thúc nền văn học cổ trung đại Việt Nam. Đây là một thời kỳ văn học có bản sắc riêng. Cuộc xâm lăng của thực dân Pháp năm 1858 và quá trình bình định của chúng trên đất Việt, cùng sự thất bại thảm hại của triều đình phong kiến cũng như sự bất lực của nhân dân, đã làm toàn bộ đời sống xã hội trở nên rối ren. Bên cạnh đó, đời sống xã hội có sự phân hóa sâu sắc. Đây chính là cơ sở của sự phân hóa thành các khuynh hướng tư tưởng khác nhau trong văn học thời kì này: văn học yêu nước, văn học phê phán, tố cáo xã hội, văn học nhàn tản, thoát ly, văn học yếm thế, bất lực, văn học xu nịnh bọn xâm lược và bán nước. Đáng chú ý nhất là bộ phận văn học yêu nước chống Pháp mang tư tưởng nho giáo chính thống, đề cao chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu chống ngoại xâm. Nó đem đến cho văn học một luồng sinh khí mới. Nhìn chung, xét về hình thức nghệ thuật ở giai đoạn này có đã có sự tiếp bước 11 rất thành công và đạt được nhiều thành tựu ở nhiều thể loại. Đó là Truyện thơ Nôm, Kịch bản tuồng, Thơ Nôm trữ tình và trào phúng, và nhất là Văn tế. Ở nước ta thịnh hành khái niệm văn tế và đã có tuyển tập Văn tế cổ và kim (1960). Tuy vậy về khái niệm thể loại văn học tưởng cũng nên tìm rõ ngọn nguồn. Ở Trung Quốc từng có sự phân biệt điếu văn, tế văn, ai từ, lỗi. Lỗi là bài văn chuyên kể công đức người chết, tỏ lòng xót thương. Trịnh Huyền chú thích Chu Lễ nói: “Lỗi” nguyên là lũy, chồng chất các hành vi, mỹ đức của người chết lúc còn sống, đọc để làm thụy, nhưng chỉ có lời mà không có thụy (tức danh hiệu sau khi chết). Hán Vũ Đế có Công tôn Hoằng lũy, Văn tuyển có chép bài Lũy Vương Trung huyền của Tào Tử Kiến (Tào Thực). Lũy là thể văn người trên xót thương người dưới. Người tiện không được lũy người quý, người ấu không được lũy người trưởng, đó là quy định của lễ nghi phong kiến. Ai từ là văn ai điếu người chết. Theo Lưu Hiệp với lời lẽ đau thương, buồn thảm, tiếc nuối, văn càng đau xót càng quý. Đời Hán Ban Cố có Lương Thị ai từ, đời sau soạn theo lối ấy, ví dụ Hàn Dũ có Âu Dương sinh ai từ. Điếu văn là văn viếng người đã chết, cũng gọi là “điếu từ”, “điếu thư”, nếu làm thơ thì gọi là “điếu thi”. Lưu Hiệp giải thích “Điếu là vấn chung”, tức hỏi thăm người chết. Điếu là đến (chí), nói thần linh đến. Khách đến an ủi chủ (là người đã mất) lấy lời để tỏ ra mình đã đến, cho nên nói là lời điếu. Điếu Khuất Nguyên của Giả Nghị là đầu tiên, sau đó mới có Điếu chiến trường, Điếu bác chung (chuông lớn). Theo Ngô Tăng Kỳ thì điếu còn có ý tự gởi lời thương xót cho nên nặng về hoài cổ. Văn tế thời cổ xưa dùng để tế trời đất núi sông, còn gọi là kỳ văn hay chúc văn. Về sau Văn tế là bài văn dùng để tế người chết. Theo Từ Sư Tăng đời Minh thì văn tế là lời văn để tế thân hữu. Thời cổ xưa khi tế người chết chỉ mời về hưởng, thời sau mới có thêm lời ca tụng đức hạnh để ngụ ý tiếc thương. Xem thế thì văn tế ở ta là một thể loại tổng hợp bày tỏ niềm thương tiếc đối với người mất mà không phân biệt trên dưới xa gần, thân hữu. Nó kiêm cả lỗi, điếu, ai, tế. Ngô Tăng Kỳ đời Thanh còn cho biết có văn tế sông núi của Vũ Thành Vân, văn tế cá sấu của Hàn Dũ, văn tế nghĩa trũng thời cổ xưa... Về mặt văn thể, văn tế có thể là văn xuôi, văn vần, tứ ngôn, ngũ ngôn, lục ngôn, tạp ngôn, tao thể điều được. Về văn phong, Lưu Hiệp nói văn tế lời nên cung 12 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi kính và đau buồn, nếu lời hoa mỹ thì không thích hợp, tình chất chứa mà không bộc lộ được ra thì cũng không phải là hay. Văn tế Việt Nam có đủ loại - văn tế chị, tế vợ, tế trung thần, tế vua, tế nghĩa sĩ trận vong, tế thập loại chúng sinh, tế sống, đồ vật, tế búi tóc hay tế chế độ như tế bảo hộ (của Tú Mỡ). Về thể văn cũng đủ loại, có văn tế chữ Hán, văn tế chữ Nôm, văn tế thể phú (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Phan Châu Trinh), thể tứ tự (Văn tế Tôn Thất Thuyết), song thất lục bát (Văn tế thập loại chúng sinh), thể lục ngôn, thất ngôn, ngũ ngôn (Văn tế một công chúa của Mạc Đỉnh Chi). Tuy nhiên, phần nhiều là theo thể phú, vì thể đó đàng hoàng, trân trọng, còn song thất lục bát thì dọc theo điệu thầy cúng (theo Bùi Kỷ, Quốc văn cụ thể). Ngoài văn tế nghiêm trang còn văn tế trào phúng rất độc đáo (như Văn tế Rivie của Nguyễn Khuyến). Về bố cục của bài văn tế, sau lời cảm thán tiếc thương thường bao gồm phần ngợi ca đức hạnh, công lao khi sống, bày tỏ sự mất mát, thương tiếc của người tế, cuối cùng an ủi người chết và bản thân mình. Trong các thể loại văn học không có thể loại nào viết về người chết thuần túy như văn tế. Tuy vẫn tin người chết có hồn, song thực tế chết là hết, đối diện với cái chết là cái hư vô. Văn tế chị của Nguyễn Hữu Chỉnh mở đầu viết: Than ôi! Dòng nước chảy về đâu, biết có về Đông Hải vậy chăng? Hồn phách chị ở đâu, biết có về Đông Hải vậy chăng? Nhưng rốt cuộc chỉ còn một cảm giác hư vô: Bui còn một chút hình hài đưa về đất cố hương muôn nước nghìn non xa khơi cách trở Ôi! Kiếp nhân sinh là thế, như bóng đèn, như mây nổi, như lửa đá, như chim bao, giây phút nên không, dù nhẫn trăm năm cũng chẳng mấy… Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du đầy những tan vỡ vô thường nơi dương thế và số phận thê thảm nơi cõi âm: 13 - Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc Quỷ không đầu đón khóc đêm mưa - Cô hồn thất thểu dọc ngang, Nặng oan khôn nhẽ tìm đường hóa sinh. Văn tế là thể loại tìm lại hình bóng người đã khuất để vĩnh viễn hóa những gì không còn nữa. Còn đây là tình cảnh của Nguyễn Hữu Chỉnh khi mất chị: Bên trời góc bể than cố có ai, đất khách quê người, bui một chị một em đã hình đơn bong chếch. Bát ngát thay! Cành hoa trôi nước, chiếc nhạn về Nam Vậy thì chén đất vàng từ đây, nấm cỏ xanh từ đây. Muôn nghìn kiếp cũng từ đây, thăm thẳm biết bao giờ lại thấy vậy chăng? Văn tế là thể văn nói lời an ủi, vỗ về, tự động viên mình. Văn tế là thể văn thể hiện phương diện bi kịch của kiếp người. Dù lời an ủi thiết tha, đôn hậu, thì văn tế mãi mãi lưu giữ nỗi đau, niềm hận khôn nguôi của đủ loại kiếp người trong thiên hạ. 1.2.2. Giới thiệu văn tế, thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu Trước Nguyễn Đình Chiểu, văn chương Việt Nam đã từng là một loại khí giới tinh thần sắc bén chống xâm lăng, với thơ Lý Thường Kiệt, phú Trương Hán Siêu, hịch Trần Quốc Tuấn, Quân Trung từ mệnh, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi,... cùng các nhân vật cận kề. Nguyễn Đình Chiểu đã kế thừa được cái vốn sống tinh thần quý báu ấy của tiền nhân bằng những bài sử ca hàm chứa tinh thần kháng chiến chống xâm lăng rất anh dũng. Lòng yêu nước thiết tha, nồng nàn ấy không phải là những tình cảm thông thường của một người có nhiều tình cảm. Mà nó xuất phát từ lòng yêu nước mến tổ, dòng giống; tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc. Cảm tình ấy được thoát ra từ thực tại đau thương trước thảm họa của nước nhà. Bằng những tác phẩm dài hơi (Lục Vân 14 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Tiên, Ngư Tiều vấn đáp) đến những bài văn tế lâm ly, thống thiết, nhưng rất hùng dũng, Nguyễn Đình Chiểu đã nói lên đầy đủ tiếng nói của mình. Với các bài văn tế đó, chúng ta bắt gặp nơi người chiến sĩ mù lòa trong nhiều trường hợp, những tình cảm đặc thù của người chiến sĩ văn hóa. Văn tế có nhiều lối, ví dụ: lối văn xuôi, lối tán, lối phú cổ thể hoặc lưu thủy, lối song thất lúc bát, lối phú Đường luật... Các bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu đều được làm theo lối phú Đường luật. Văn tế là một trong những thể văn xưa, thường dùng để đọc lúc người chết. Nội dung của bài văn tế thường khái quát tính nết và công đức của người chết, đồng thời bày tỏ tình cảm của người sống đối với người chết. Và mỗi một bài văn tế ra đời đều gắn liền với hoàn cảnh xã hội cũng như sự kiện lịch sử nhất định của nó. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết trong hoàn cảnh đầy cảnh đau thương và mất mát. Đầu năm 1859 giặc Pháp chiếm thành Gia Định, Nguyễn Tri Phương xây công sự Đại đồn bao vây. Đầu năm 1861, chúng tấn công Đại Đồn và tháng tư tỏa ra chiếm Tân An, Cần Giuộc, Gò Công… Đêm 16 tháng 12 năm 1861, đúng rằm tháng mười một năm Tân Dậu, nghĩa quân tập kích đồn giặc ở Cần Giuộc. Quân ta tiêu diệt một số quan quân của giặc và một tên tri huyện tay sai. Đỗ Quang, tuần vũ Gia Định, cho biết bên ta có 27 người hy sinh. Ông ra lệnh tổ chức lễ truy điệu và Nguyễn Đình Chiểu, bấy giờ đang ở quê vợ, xã Thanh Ba thuộc Cần Giuộc, được giao làm bài văn tế này. Bài viết này có tiếng vang rất lớn trong nhân dân và lan truyền ra đến Huế. Nhiều nhà thơ xúc động đã làm thơ ca ngợi như Tùng Thiện Vương Miên Thẩm và em gái, nữ sĩ Mai Am. Triều đình phải sai Bộ Lễ truyền đi khắp cả nước. Văn tế Trương Định được ra đời trong hoàn cảnh khi Pháp Việt giao binh, Trương Định là vị tướng lãnh thiện chiến và háo chiến nhất. Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp thay mặt triều đình, ký Hòa ước năm Nhâm Tuất (5/6/1862) với đại diện của Pháp là tướng Bonard, đại diện của Y-pha-Nho là đại tá Palanca. Trong lúc triều thần chảy nước mắt mà nhận hiệp định bất công này thì lãnh binh Trương Định – Pháp gọi là Quản Định tung hoành khắp miền Trung Nam Việt vùng Cần Giuộc, Tây An, Mỹ Tho rồi Biên Hòa, Gia Định. Trước kia binh lính của Trương Định đã từng có dịp thử với binh Pháp trong trận đánh đồn Chí Hoà. Khi Pháp chiếm Đồng Sơn, Bá hộ Huy ra đầu hàng được làm cai tổng. Huy gửi thư cho trung úy Paulin Vial chỉ chỗ ẩn mặt của Trương. Trương dụ tên đem thơ, bắt được bá hộ Huy chặt đầu. Thế rồi, noi gương bất 15 tuân của huyện Toại, Trương Định phất cờ kháng Pháp mặc dù hòa ước đã được ký kết. Trương Định vốn ngay thẳng, cương trực, nóng nảy nên cũng lắm phen lầm lẫn khi trừng trị những người theo Pháp. Trương đã từng xua binh chiếm đóng Gò Công. Ngày 26-2-1863, đề đốc Jaures chỉ huy đoàn tàu và các pháo thuyền công phá Gò Công, quyết bắt cho kỳ được Trương Định. Nhưng Trương Định thoát vòng vây, ra lệnh: “Hễ ai giết được Tây đem nạp đầu thì được lãnh thưởng.” Dưới lời truyền thị có đóng dấu ấn Bình Tây Đại Nguyên soái. Thất thủ Gò Công, Trương Định rút về Biên Hòa. Suốt mấy năm trường, Trương cầm cự với lính viễn chinh. Đến ngày 19-8-1864, Huỳnh Công Tấn, đầu Pháp được làm đội, tục danh là đội Tấn, hay tin Trương về làng Kiển Phước nên đem binh đến bao vây. Phục kích cả đêm đến chúng rạng đông thì Tấn ra lệnh tấn công. Trương cầm gươm chiếm được vài tên nhưng không thoát nạn được vì đội Tấn rút súng bắn và ra lệnh cho lính bắt tiếp. Trương Định bị giết tại trận. Với Trương, cụ Đồ Chiểu đã có thâm tình rất tốt và khi Trương tướng quân chết, Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế lâm ly, não nùng. Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh được viết từ năm Đinh Mão (1867) tại Ba Tri, bảy năm sau Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861) và ba năm sau Văn tế Trương Định (1864). Hình thức của bài văn tế cũng làm theo lối Đường phú, có vần, có điệu có các phần mạch rõ ràng. Lời lẽ giản dị, dễ hiểu. Câu văn trôi chảy. Hán tự chỉ có một ít, không làm nặng nề các vế. Giọng văn như cố gợi hình và diễn tình các vong hồn thể. Về bố cục đảm bảo được năm nội dung chính, đoạn mở bài, đoạn kể lai lịch, công đức, đoạn than tiếc, đoạn thương xót và đoạn kết. Về bố cục chung của một bài văn tế là mỗi bài văn tế thường có mấy phần chính sau: Phần thứ nhất là mở bài, bắt đầu bằng chữ Hỡi ôi! Tiếp đến là một câu tứ tự và sau đó là câu gối hạc (Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã làm theo đúng trật tự này). Phần kể về cá tính, công lao và đức hạnh của người chết, thường bắt đầu bằng mấy chữ Nhớ linh xưa! Tiếp theo là một câu tứ tự rồi đến các câu bát tự, cách cú, song quan, gối hạc... nhiều ít tùy ý. Phần bày tỏ tình cảm đối với người chết, thường mở đầu bằng mấy chữ Khá thương thay! Và sau đó là các loại câu nhiều ít tùy ý. Kết thúc bài văn tế thường là mấy chữ Có linh xin hướng. Về cách hiệp vần, lối này thường có hai cách hiệp vần, hoặc là độc vần (cả bài chỉ có một vần), hoặc là liên vận (cả bài có nhiều vần hiệp với nhau). Các bài văn tế 16 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi của Nguyễn Đình Chiểu đều được viết theo cách độc vận. Ví dụ: câu đầu gieo vần tỏ thì các câu sau đều được gieo vần hiệp với chữ tỏ, đó là: mõ, ngó, cỏ, cổ, chó, họ, mộ, bố, nọ, có... Về cách đặt câu, văn tế làm theo lối Đường phú có mấy cách đặt câu như sau: 1- Câu tứ tự: Câu mỗi vế có bốn chữ. 2- Câu bát tự: mỗi câu vế có tám chữ. 3- Câu song quan: câu có hai vế đối nhau như cánh cửa lớn. Loại câu này, mỗi vế thường có năm chữ trở lên và chín chữ trở xuống. 4- Câu cách cú: câu bị ngăn ra, mỗi vế có hai đoạn, một đoạn dài, một đoạn ngắn. 5- Câu gối hạc: câu mỗi vế có từ ba đoạn trở lên, đoạn ở giữa thường ngắn và xen vào hai đoạn kia dài hơn, giống như cái đầu gối của hai ống chân con hạc. Về luật bằng trắc, luật này chỉ áp dụng đối với những chữ ở cuối mỗi vế hoặc chữ đầu câu. Nếu mỗi vế chỉ có một đoạn (như trong câu thứ tự hoặc câu song quan), hễ chữ cuối của vế trên là vần bằng thì chữ cuối của vế dưới phải là vần trắc và ngược lại. Nếu mỗi vế có nhiều đoạn (như trong câu bát tự, câu cách cú, câu gối hạc) thì hễ ở vế trên mà chữ cuối vế là vần bằng thì chữ đầu câu phải là vần trắc. Đến vế dưới, chữ cuối vế đổi làm vần trắc mà chữ đầu câu lại vần bằng. Song song với thể loại văn tế thì thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu cũng có những nét riêng, các bài thơ điếu của ông viếng người chết, là sự thương xót của nhà thơ đối với các nhân vật lịch sử, Phan Tòng, Phan Thanh Giản, Trương Định. Thông thường, các bài thơ điếu được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Bố cục rất rõ ràng tự nhiên, đúng phép. Hai câu đầu là nhập đề, nói tổng quát về giá trị người đã mất. Tiếp theo là bốn câu thực và luận vạch lại những chiến công của các chí sĩ ấy. Hai câu cuối là cảm tình của tác giả đối với người đã mất, lời nghiêm trang bình dị mà tình ý rất thiết tha. Điếu Trương Định ra đời cùng thời gian và hoàn cảnh với bài Văn tế Trương Định (1864). Điếu Phan Thanh Giản được viết năm 1867, khi giặc Pháp vây tỉnh Vĩnh Long bắt buộc Phan Thanh Giản phải hàng. Vì khí giới kém, quân số rất ít nếu tiếp tục chiến 17 đấu với Pháp chỉ gây thêm cảnh chết chóc cho dân lành, ông truyền mở cửa thành cho Pháp vào, nhịn đói 10 ngày rồi uống độc dược chết. Thương tiếc vị lão thần đã “vị quốc vong thân”, Nguyễn Đình Chiểu đã làm 2 bài thơ điếu. Và nhìn chung bố cục của bài thơ điếu chia thành 4 phần cụ thể, câu 1-2, câu 3-4, câu 5-6, câu 6-8. Điếu Phan Tòng, hoàn cảnh ra đời của 10 bài thơ này chưa được xác định một cách rõ ràng và hiện cũng có rất nhiều ý kiến về vấn đề này. Về năm tháng Phan Tòng tử trận, có sách ghi là năm 1867, có sách ghi 1868. Cá biệt có những người nhầm lẫn với mức chênh lệch khá xa về năm tháng. Ông Lê Thọ Xuân trong Nam Kỳ tuần báo, số đặc biệt 26-6-1943 viết: “Năm 1862 lại chạy về Ba Tri dạy học, soạn Ngư Tiều vấn đáp. Vài tháng sau đó, Nguyễn Đình Chiểu làm 10 bài liên hoàn ai điếu Phan Tòng.”[5;659]. Nhưng khi qua bài thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta có thể phác họa vài nét về Phan Tòng như sau: Phan Tòng tử trận năm 1868, lúc chết ông được 50 tuổi (Sinh năm mươi tuổi ăn chơi mấy). Do vậy có thể tính được, Phan Tòng sinh năm 1818. Nhìn chung, hầu hết các bài văn tế, thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu có sự đóng góp đáng kể cho nền văn học trung đại Việt Nam về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, các bài văn tế, thơ điếu ra đời hầu như đã phản ánh lên một cách chân thật nhất về hoàn cảnh đất nước ta khi bị thực dân Pháp xâm lược, phác họa hình ảnh người nông dân, các vị lãnh binh rất rõ nét và đầy cảm động với một tấm lòng yêu nước, thương dân vô cùng thống thiết của tác giả. Riêng về hình thức nghệ thuật, tác giả đã thể hiện bố cục của một bài văn tế cũng như thơ điếu như hình thức của văn học trung đại, bên cạnh đó tác giả cũng có sự đổi mới trong cách viết và đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú ở thể loại này. 1.3. Thống kê, nhận xét hệ thống từ láy trong văn tế, thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu 1.3.1. Thống kê (xem phụ lục) Trong quá trình thống kê số lượng từ láy ở 3 bài văn tế và 24 bài thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu, người viết thu nhận được kết quả như sau: gồm 58 từ láy/ 64 lần xuất hiện, chiếm 100% các tác phẩm đều có sử dụng từ láy. Về văn tế, ta có bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có số lượng từ láy là 12, chiếm 18,8%, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh có số lượng từ láy là 18, chiếm 28,1%, Văn tế Trương Định có số lượng từ láy 18 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi là 12, chiếm 18,8%. Riêng về thơ điếu, 12 bài thơ Điếu Trương Định, số lượng từ láy là 14, chiếm 21,8%, 2 bài Điếu Phan Thanh Giản, số lượng từ láy là 4, chiếm 6,25%, 10 bài Điếu Phan Tòng, số lượng từ láy là 4, chiếm 6,25%. 1.3.2. Nhận xét chung Sau khi có kết quả thống kê về số lượng từ láy trong văn tế, thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu, ta có một số nhận xét sau: Về số lượng từ láy có 58 từ, trong đó các bài văn tế có 41 từ và các bài thơ điếu có 17 từ, số lượng từ láy trong văn tế xuất hiện nhiều hơn trong thơ điếu và nhìn chung, số lượng từ láy trong hai thể loại trên tương đối không nhiều. Về đặc điểm cấu tạo, theo số lượng âm tiết, hầu hết tác giả đều sử dụng từ láy đôi, không có láy ba và láy tư, theo quy tắc điệp và đối, trong các tác phẩm sử dụng từ láy hoàn toàn tương đối ít chỉ có 2 từ láy, chiếm 3,1% còn đa phần là từ láy bộ phận, trong đó số lượng từ láy âm là 38 từ, chiếm 59,4% nhiều hơn so với từ láy vần có 24 từ, chiếm 37,5%. Về mức độ thể hiện của từ láy, tuy số lượng từ láy xuất hiện không nhiều nhưng mỗi một từ láy lại gắn với một nội dung và một hình thức biểu đạt riêng của nó. Và hơn hết chính lớp từ láy ấy đã trở thành công cụ đắc lực cho Nguyễn Đình Chiểu diễn đạt nội dung thơ văn của mình hay hơn và độc đáo hơn, đặc biệt nó lại rất thích hợp cho những dòng văn dòng thơ yêu nước viết về hình tượng người nông dân, vị lãnh binh cũng như tâm trạng, thái độ của tác giả trước hiện thực mang đầy ý nghĩa xúc cảm và một phong cách rất riêng của cụ Đồ. Song song đó, từ láy được xem là một lớp từ độc đáo của ngôn ngữ dân tộc, có cấu tạo đặc biệt, được hình thành từ sự hòa phối ngữ âm, vừa mang lại nhạc tính vừa có giá trị gợi tả, biểu cảm cao. Và cũng chính đặc điểm ấy đã góp phần tạo nên dòng thơ văn yêu nước của tác giả trong các bài văn tế, thơ điếu đặc sắc hơn và cảm động hơn. 19 CHƯƠNG 2 TỪ LÁY VỚI VIỆC KHẮC HỌA HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG VĂN TẾ, THƠ ĐIẾU CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 2.1. Từ láy với việc khắc họa hình tượng nhân vật trung tâm 2.1.1. Từ láy với việc miêu tả hình tượng người nông dân Trong một tác phẩm văn học, song song với việc tìm hiểu vấn đề tính cách, phẩm chất của nhân vật thì loại hình nhân vật sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về nội dung cũng như về giá trị nghệ thuật của một tác phẩm. Loại hình nhân vật văn học gồm: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Mỗi một loại hình nhân vật có một chức năng, vai trò khác nhau. Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Trong các nhân vật chính của tác phẩm lại có thể nhận thấy nổi lên những nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa. Đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm. Đó là Thúy Kiều trong Truyện Kiều, là Hămlet trong kịch Hămlet, là Raxconnicop trong Tội ác và trừng phạt. Ở các tác phẩm lớn có nhiều tuyến có thể có một số nhân vật trung tâm ngang hàng nhau. Chẳng hạn Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Quan Công, Trương Phi, Tào Tháo, Tôn Quyền trong Tam quốc chí diễn nghĩa. Có thể nói đến các nhóm nhân vật trung tâm trong các tác phẩm như thế. Nhận ra nhân vật trung tâm rất quan trọng. Có nhận biết đúng nhân vật trung tâm thì mới có thể hiểu vấn đề cơ bản của tác phẩm. Và khi đến với các nhân vật trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, ta có thể tìm ra được nhân vật trung tâm. Đặc biệt trong văn tế, thơ điếu, ta xác định được nhân vật trung tâm là hình tượng nhân vật người nông dân và người lãnh binh, bởi những hình tượng nhân vật ấy là xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa, ở họ có những tính cách, phẩm chất rất dễ dàng nhận ra bởi những nét rất riêng. Và nhìn lại chặng đường sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, mảng thơ văn yêu nước được xem là đỉnh cao trong sáng tác của ông. Ở những tác phẩm phục vụ kịp thời trong thời kì này nổi bật lên một cách xuất sắc quan điểm nhân dân và quan điểm dân tộc của tác giả. Về quan điểm nhân dân, trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đáng chú ý trước hết là hình tượng nhân dân trong những ngày chiến đấu của cuộc chiến chống thực dân 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan