Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nam cao...

Tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nam cao

.PDF
200
1499
109

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Lương NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi sớm hoàn thành luận văn từ PGS.TS. Phùng Quý Nhâm. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy. Trong quá trình học tập chúng tôi cũng nhận được sự chỉ bảo tận tình của các quí thầy cô trong việc giảng dạy và định hướng nghiên cứu đề tài. Một lần nữa chúng tôi xin gửi tới quí thầy cô lời cảm ơn chân thành. Đồng thời chúng tôi xin cảm ơn các bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011 Phạm Thị Lương 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 2 T 0 T 0 MỤC LỤC.................................................................................................................... 3 T 0 T 0 DẪN NHẬP ................................................................................................................. 7 T 0 T 0 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................. 7 T 0 T 0 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................... 8 T 0 T 0 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ................................................................................................... 9 T 0 T 0 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 28 T 0 T 0 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN .............................................................. 30 T 0 T 0 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ................................................................................ 30 T 0 T 0 CHƯƠNG 1: CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO ... 31 T 0 T 0 1.1.CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ ................................... 31 T 0 T 0 1.1.1.Chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung ......................................... 31 T 0 T 0 1.1.2.Các yếu tố nhận diện chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự ......................... 37 T 0 T 0 1.1.2.1. Ngôi trần thuật trong loại hình tác phẩm tự sự ....................................... 37 T 0 T 0 1.1.2.2. Điểm nhìn trần thuật .............................................................................. 41 T 0 T 0 1.2. CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO .................... 45 T 0 T 0 1.2.1. Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm ............... 45 T 0 T 0 nhìn bên ngoài, điểm nhìn tập trung bên trong và điểm nhìn phức hợp ................... 45 T 0 T 0 1.2.1.1.Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn T 0 bên ngoài ........................................................................................................... 45 T 0 4 1.2.1.2. Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn T 0 tập trung bên trong ............................................................................................. 52 T 0 1.2.1.3. Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn T 0 phức hợp ............................................................................................................ 60 T 0 1.2.2.Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn T 0 tuyến và điểm nhìn đa tuyến ................................................................................... 65 T 0 1.2.2.1.Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm T 0 nhìn đơn tuyến ................................................................................................... 65 T 0 1.2.2.2.Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm nhìn T 0 đa tuyến ............................................................................................................. 73 T 0 CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN GẮN NAM CAO .... 84 T 0 T 0 2.1. KẾT CẤU TRẦN THUẬT .................................................................................. 84 T 0 T 0 2.1.1. Kết cấu trần thuật trong văn bản tự sự nói chung .......................................... 84 T 0 T 0 2.1.2. Kết cấu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao ............................................. 86 T 0 T 0 2.1.2.1. Kết cấu tuyến tính trong truyện ngắn Nam Cao ..................................... 87 T 0 T 0 2.1.2.2. Truyện ngắn Nam Cao với kết cấu tâm lý .............................................. 90 T 0 T 0 2.1.2.3. Truyện ngắn Nam Cao với kiểu kết cấu trần thuật đa tuyến, đơn tuyến .. 95 T 0 T 0 2.1.2.4. Truyện ngắn Nam Cao với kết cấu truyện lồng truyện ......................... 100 T 0 T 0 2.2. CỐT TRUYỆN NGHỆ THUẬT ........................................................................ 102 T 0 T 0 2.2.1. Lý thuyết về cốt truyện trong loại hình tự sự............................................... 102 T 0 T 0 2.2.2. Những đặc sắc về cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao ........................... 105 T 0 T 0 2.2.2.1. Truyện ngắn Nam Cao với loại hình cốt truyện sự kiện, hành động. .... 105 T 0 T 0 2.2.2.2. Truyện ngắn Nam Cao với kiểu cốt truyện tâm lý. ............................... 111 T 0 T 0 5 2.3. TÌNH HUỐNG TRUYỆN ................................................................................. 116 T 0 T 0 2.3.1. Tình huống truyện trong lý thuyết tự sự học ............................................... 116 T 0 T 0 2.3.2. Tình huống trong truyện ngắn Nam Cao ..................................................... 118 T 0 T 0 2.4. CHI TIẾT NGHỆ THUẬT ................................................................................ 128 T 0 T 0 2.4.1 Chi tiết nghệ thuật trong tự sự học ............................................................... 128 T 0 T 0 2.4.2. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Cao. ......................................... 129 T 0 T 0 CHƯƠNG 3: LỜI VĂN VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN T 0 NGẮN NAM CAO ...................................................................................................... 135 T 0 3.1. LỜI VĂN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO ................... 135 T 0 T 0 3.1.1. Lời văn trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung ...................................... 135 T 0 T 0 3.1.2. Các dạng lời văn trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao ............................. 138 T 0 T 0 3.1.2.1. Truyện ngắn Nam Cao với dạng lời văn trực tiếp................................. 138 T 0 T 0 3.1.2.2. Lời văn gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao ..................................... 147 T 0 T 0 3.2. GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO ............ 156 T 0 T 0 3.2.1. Giọng điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung ................................. 156 T 0 T 0 3.2.2. Khái quát chung về giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao ........ 158 T 0 T 0 3.2.3. Sự phức hợp giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao .................. 160 T 0 T 0 3.2.3.1. Truyện ngắn Nam Cao với giọng văn tự sự triết lý, suy ngẫm, phẩm bình T 0 ......................................................................................................................... 161 3.2.3.2. Truyện ngắn Nam Cao với giọng văn tự sự lạnh lùng, dửng dưng ....... 165 T 0 T 0 3.2.3.4. Truyện ngắn Nam Cao với giọng văn giễu nhại, châm biếm, hài hước . 169 T 0 T 0 T 0 6 3.2.3.4. Truyện ngắn Nam Cao với giọng văn chua chát, ngậm ngùi, chan T 0 chứa yêu thương............................................................................................... 172 T 0 3.2.3.4. Truyện ngắn Nam Cao với giọng trữ tình, thiết tha, sôi nổi................. 175 T 0 T 0 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 182 T 0 T 0 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 187 T 0 T 0 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 196 T 0 T 0 7 DẪN NHẬP 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Gần đây vấn đề tự sự học đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu sâu rộng ở rất nhiều bình diện. Từ góc độ lý thuyết về tự sự học, nhiều người nghiên cứu đã vận dụng để tìm hiểu trên các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn,… và người ta thấy rằng khi soi chiếu tác phẩm dưới góc độ tự sự học thì những vấn đề trong tác phẩm được nhìn nhận một cách toàn diện và có cơ sở lý luận vững chắc hơn khi đánh giá nội dung, tư tưởng và giá trị thẩm mỹ của một chỉnh thể tác phẩm văn học. Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc, người “kết thúc vẻ vang cho trào lưu của chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam” (Phong Lê) đã để lại không ít tác phẩm vinh danh cho tên tuổi của nhà văn này. Tác phẩm của Nam Cao đã được rất nhiều người nghiên cứu quan tâm. Có những người nghiên cứu rất tỉ mỉ về quê hương, gia đình, về quan niệm nghệ thuật, về phong cách nghệ thuật, về thi pháp nghệ thuật của tác phẩm Nam Cao mà đặc biệt là những tác phẩm truyện ngắn trước năm 1945. Ở phương diện nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Nam Cao, cũng không phải là chưa có người cày xới tới. Trái lại những tác phẩm của Nam Cao đã từng được cày xới rất nhiều trong đó có phương diện nghệ thuật tự sự. Nhưng những vấn đề được bàn kỹ nhất lại hầu như tập trung vào vấn đề Ngôn ngữ nghệ thuật; Nhân vật; Phương thức trần thuật. Và có nhiều bài nghiên cứu những vấn đề đó khá thành công. Vấn đề về cốt truyện hay giọng điệu trần thuật, điểm nhìn trần thuật cũng đã được những người nghiên cứu trước đó bàn tới. Song còn nhiều vấn đề có thể tiếp cận tác phẩm Nam Cao. Vì thế, chúng tôi cố gắng đi vào nghiên cứu “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao”. Trên tinh thần kế thừa những nhận xét của những người nghiên cứu đi trước về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra những nhận định của mình thông qua luận văn này. 8 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài Nam Cao có một khối lượng tác phẩm khá lớn kể từ trước và sau năm 1945. Nhưng những sáng tác truyện ngắn của ông trước năm 1945 là khẳng định được phong cách của nhà văn hơn cả và chiếm một số lượng lớn. Trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, do Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên thì có 55 truyện ngắn Nam Cao sáng tác trước năm 1945. Trong Tuyển tập Nam Cao, do Hà Minh Đức sưu tầm tuyển chọn và giới thiệu (NXB Văn học, tái bản, 2002) thì có 41 truyện ngắn. Đó là những truyện ngắn đã được khẳng định rõ những đặc trưng văn phong và giá trị thẩm mỹ của ngòi bút Nam Cao. Bên cạnh việc khảo sát hệ thống truyện ngắn của Nam Cao trước và sau năm 1945, chúng tôi còn khảo sát thêm những truyện ngắn tiêu biểu của những tác giả khác như truyện ngắn của Thạch Lam, của Nguyễn Công Hoan, của Vũ Trọng Phụng…để trên tinh thần đó có cơ sở đối sánh những đặc điểm chung cũng như những đặc điểm riêng về chủ thể, kết cấu, lời văn và giọng điệu của truyện ngắn Nam Cao so với các tác giả hiện thực cùng thời. Cùng với việc khảo sát tác phẩm, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát những công trình khoa học nghiên cứu về tác phẩm Nam Cao để tiếp thu một số thành tựu của các công trình khoa học trước đó. Từ đó tạo đà cho việc triển khai và đề xuất ra những hướng nghiên cứu mới cho đề tài. 2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu về tác phẩm của Nam Cao đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu khá thành công trên nhiều phương diện từ phong cách nghệ thuật, đến thi pháp của tác phẩm Nam Cao. Một số công trình luận án tiến sĩ, hay những công trình của các nhà nghiên cứu chuyên sâu đã từng bàn đến rất nhiều xoay quanh tác giả, tác phẩm Nam Cao. Với đề tài khoa học này, luận văn tập trung làm sáng rõ hơn những vấn đề cơ bản xoay quanh Chủ thể trần thuật; Kết cấu trần thuật; Lời văn và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao. Trong mỗi vấn đề lớn đó người viết cố gắng bóc tách nghiên 9 cứu những khía cạnh nhỏ hơn nhằm làm nổi bật lên mối liên hệ tác động qua lại của chúng với nhau để tạo nên một chỉnh thể tác phẩm truyện ngắn hấp dẫn của Nam Cao. Mặc dù nghiên cứu riêng biệt, cụ thể song cần chỉ ra sợi dây liên kết giữa các yếu tố với nhau để thấy rằng mỗi một tác phẩm nghệ thuật là sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố nghệ thuật mang lại chứ không phải là “đặc quyền” của bất kỳ một yếu tố nghệ thuật riêng lẻ nào. Cũng vậy, giữa chủ thể trần thuật; Kết cấu trần thuật; Lời văn và giọng điệu trần thuật có một mối liên hệ khăng khít với nhau trong truyện ngắn Nam Cao, cũng như trong bất kỳ một tiểu thuyết hay truyện ngắn nào. 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3.1. Khái quát vấn đề lịch sử nghiên cứu Tác phẩm của nhà văn Nam Cao bắt đầu được chú ý kể từ năm 1941 khi Lê Văn Trương viết lời giới thiệu cho tập “Đôi lứa xứng đôi” cho NXB Đời Mới. Nhưng mãi đến những năm thập niên 60 thì tác phẩm của Nam Cao mới được giới nghiên cứu phê bình thực sự quan tâm. Có thể kể Hà Minh Đức là người đầu tiên chấp bút nghiên cứu phê bình về Nam Cao qua công trình Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc xuất bản năm 1961. Mạch nước như được khai thông, kể từ sau Hà Minh Đức có hàng loạt những chuyên luận nghiên cứu về Nam Cao, chưa kể những bài báo, bài viết phê bình lẻ tẻ khác. Những cuốn nổi bật có thể kể Nam Cao đời văn và tác phẩm (Hà Minh Đức, 1977); Nam Cao, phác thảo sự nghiệp và chân dung (Phong Lê, 1997); Nam Cao, người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực (Phong Lê, 2001) Bên cạnh đó hàng loạt các hội thảo về Nam Cao được tổ chức. Có thể kể những cuộc hội thảo khoa học tiêu biểu nhân 40 năm ngày mất của Nam Cao 1951 – 1991 (tháng 11/ 1991) và nhân 80 năm ngày sinh của Nam Cao 1917 – 1997 (tháng 10/ 1997)…Những buổi hội thảo khoa học tôn vinh nhà văn Nam Cao càng chứng tỏ vị trí và vai trò của ông trong làng văn học Việt Nam hiện đại và trong lòng tất cả những người yêu mến tác phẩm của ông. 10 Cho đến ngày nay thì số lượng các công trình, các bài nghiên cứu về tác phẩm Nam Cao quả là không nhỏ, tưởng chừng như mảnh đất màu mỡ có quá nhiều người khai thác thì mảnh đất ấy cũng sớm cạn kiệt phù sa. Nhưng với tác phẩm Nam Cao dù đã có nhiều người nghiên cứu, cày xới nhưng tác phẩm của ông vẫn như một nguồn nước giếng trong khơi mãi vẫn không hết cái ngọt ngào, cái ý vị sâu xa. Tác phẩm của Nam Cao được nghiên cứu trên nhiều phương diện với các mức độ đậm nhạt khác nhau, được tiếp cận trên nhiều khuynh hướng: xã hội học, phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật. Đáng chú ý gần đây người ta lại chú ý tiếp cận tác phẩm Nam Cao nhiều ở góc độ thi pháp học. Vấn đề tiếp cận ở góc độ tự sự học cũng ngày càng được chú ý nhiều hơn, nhất là trong những năm gần đây khi người ta chú trọng nhiều đến chủ nghĩa cấu trúc trong văn học, đến nghệ thuật tự sự... Trên tình thần nghiên cứu những đối tượng mà đề tài khoa học đặt ra, chúng tôi sẽ trình bày những ý kiến nổi bật, tiêu biểu trong những công trình nghiên cứu phê bình quan trọng có liên quan đến đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao trước năm 1945. Ngoài ra, những bài viết nào có giá trị định hướng nội dung đề tài có thể giúp người nghiên cứu triển khai đề tài tốt hơn thì chúng tôi cũng sẽ tiếp thu, vận dụng và viện dẫn trong Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 3.2. Vấn đề Chủ thể trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao Để có một cái nhìn cụ thể về những bài viết, những công trình nghiên cứu có liên quan chúng tôi phân ra các loại ý kiến, nhận xét trước đó về từng vấn đề 3.2.1. Những nhận xét về ngôi trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao Có thể thấy so với các vấn đề khác thì vấn đề ngôi trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao chưa được nhiều người nghiên cứu chú ý. Qua việc tìm hiểu, khảo sát các tư liệu trước đây mà người viết sưu tầm được nhận thấy vấn đề ngôi kể - ngôi trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao vẫn còn là một vấn đề cần được bàn luận thêm. Người viết đã cố gắng tìm hiểu trong các tài liệu nghiên cứu về tác phẩm Nam Cao, song cũng chỉ tìm thấy rất ít các ý kiến đánh giá về vấn đề còn được xem là khá mới mẻ 11 này. Quả là nghiên cứu về tác phẩm của Nam Cao chiếm một số lượng đáng kể, nhưng hầu hết là tìm hiểu trên phương diện nội dung và phong cách nghệ thuật. Vấn đề thi pháp học ngày nay cũng được vận dụng rộng rãi vào nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao. Bên cạnh đó nghiên cứu từ góc độ tự sự học cũng đem đến cho người đọc một cách tiếp cận mới . Do việc vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu tác phẩm còn khá mới mẻ nên có những vấn đề chưa thực sự được đi sâu bàn tới cũng là điều đương nhiên. Đề cập đến vai trò của nhà văn với tư cách là người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao, nhà nghiên cứu Phong Lê đã phát hiện ra được những sự khác nhau trong tư cách xuất hiện trong mỗi truyện ngắn của nhà văn. Với bài viết: “Người trí thức kiểu Nam Cao và chiến thắng của chủ nghĩa hiện thực” (1968), tác giả Phong Lê khái quát rằng: “Đọc hầu hết sáng tác của Nam Cao, thấy hình ảnh nhà văn gần như có mặt khắp mọi nơi. Lúc ở vị trí nhân vật chính như Thứ, Điền, Hộ, Ngạn, Du…lúc ở vị trí một nhân vật phụ để quan sát, nhìn ngắm, cảm thông, chia sẻ với cảnh ngộ những người lao động” [61; 117] Phần đông những người nghiên cứu thường chỉ đưa ra các nhận định mà chưa đi chứng minh một cách cặn kẽ, phần vì do khung khổ nội dung nghiên cứu, phần vì đó chưa phải là đối tượng nghiên cứu chính của họ. Song cũng đã có những ý kiến xác đáng. Nguyễn Ngọc Thiện với “Bút pháp tự sự đặc sắc trong “Sống mòn”, Nghĩ tiếp về Nam Cao” (1992), đã viết: “Không phải lúc nào ông cũng để nhân vật nói về mình ở ngôi thứ nhất mà nhiều khi ông sử dụng một thứ ngôn ngữ của người khác trong ngôn ngữ nhân vật, như cách giải thích M.Bakhtin ngôn ngữ song thanh” [106; 503]. Cùng với việc xác định vị trí của nhà văn trong truyện vị trí của nhân vật cũng xuất hiện khá nhiều ở ngôi thức nhất và cả ở những ngôi khác. Phạm Xuân Nguyên với “Nam Cao và sự lựa chọn chủ nghĩa hiện thực (Nghĩ tiếp về Nam Cao) (1998) khi đi sâu phân tích đặc điểm tâm lý nhân vật cũng đã chú ý đến vị trí của ngôi kể trong truyện khi miêu tả tâm lý nhân vật. Ông cho rằng: “Nam Cao đã lấy sự phân tích tâm lý làm chính để dựng truyện, dựng nhân vật. Cái cách Nam Cao làm ở đây là đứng ở ngôi thứ ba để miêu tả trạng thái tâm lý con người” [81; 147]. Cũng trong 12 công trình nghiên cứu này, Phạm Xuân Nguyên còn lý giải sự phân tích tâm lý của hai tầng lớp chính trong truyện ngắn Nam Cao đó là nông dân và trí thức. qua đó tác giả ít nhiều đề cập đến ngôi kể: “Đối với các nhân vật trí thức thì cách phân tích tâm lý của Nam Cao có khác. Dẫu vẫn có thể ở ngôi thứ ba nhưng dường như tác giả nhập hẳn vào nhân vật để nó tự suy nghĩ, phân tích ở ngôi thứ nhất” [81; 147] Cụ thể hơn trong vấn đề ngôi kể trong truyện ngắn Nam Cao, Vũ Thăng với Một vài đặc điểm thi pháp truyện Nam Cao (2000) đã đề cập tới vấn đề ngôi kể trong truyện ngắn của Nam Cao thông qua xét điểm nhìn từ hình tượng người kể chuyện, từ nhân vật trong tác phẩm. Tác giả thấy rằng: “hình tượng người kể chuyện trong sáng tác của Nam Cao khi ở ngôi thứ nhất, lúc ở ngôi thứ ba, đôi khi nó lại đứng ở vị trí của ngôi thứ hai” [103; 55]. Tác giả mới chỉ đưa ra những nhận xét khái quát như thế chứ chưa thực sự đi vào nghiên cứu cụ thể vấn đề này. Dẫu sao chính nhờ sự gợi mở quan trọng từ các nhận định trên đây sẽ giúp người đọc bắt đầu một hướng tiếp cận mới nghiên cứu một cách bài bản, hệ thống hơn về ngôi kể trong truyện ngắn của Nam Cao. 3.2.2. Những nhận xét về điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao Thông thường chủ thể trần thuật được xác định nhờ ngôi trần thuật và điểm nhìn trần thuật. Chính vì vậy ngôi kể và điểm nhìn có một mối quan hệ chặt chẽ biện chứng với nhau. Vấn đề điểm nhìn trần thuật cũng như vấn đề ngôi trần thuật nhìn chung chưa được quan tâm nhiều, có khi chỉ nhận xét thoáng qua, song vẫn có thể nhận thấy rải rác những bài nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể đến những bài viết tiêu biểu: Phong Lê trong “Nam Cao – văn và đời” đã chú ý đến sự di chuyển điểm nhìn, lúc thì ở tác giả, khi thì ở nhân vật trong tác phẩm Nam Cao. Nhưng tác giả cũng chưa quan tâm việc chứng minh nhận định này. Tương tự, tác giả Nguyễn Ngọc Thiện trong “Bút pháp tự sự đặc sắc trong Sống mòn (1998) (Nghĩ tiếp về Nam Cao) cũng chú ý đến sự di chuyển điểm nhìn khi ông đánh giá trong Sống mòn: “Trong Sống mòn, tác giả thể hiện lối kể chuyện với nhiều điểm 13 nhìn: lúc thì điểm nhìn của người kể chuyện, lúc thì truyện được kể và nhìn theo nhân vật” [106 ; 499] Vũ Thăng với Một vài đặc điểm thi pháp truyện Nam Cao (2000), đã khẳng định rằng: “Đọc tác phẩm Nam Cao càng lúc càng thấy xuất hiện nhiều điểm nhìn. Tác giả, người kể chuyện và nhân vật cùng kể, cùng giãi bày lòng mình trước độc giả” [103; 56]. Tác giả đã lấy một vài truyện ngắn tiêu biểu để chứng minh cho quan điểm của mình. Tác giả cũng cho thấy trong truyện ngắn của Nam Cao có sự chuyển đổi điểm nhìn “từ người kể chuyện sang nhân vật, đẩy lên một bước nữa để nhân vật phân thân vào các nhân vật khác…Nhân vật được soi rọi từ nhiều chiều, nhiều phía, cứ hiện dần lên, cũng đi lại, hoạt động, nói năng như chính con người trong cuộc sống” [103; 65]. Có thể thấy những đóng góp của tác giả trong phần nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm hiểu nghệ thuật tự sự của tác phẩm Nam Cao. Song tác giả chưa chú ý đi sâu vào phân tích điểm nhìn từ phía tác giả và điểm nhìn từ phía người đọc mà chỉ xoáy sâu vào điểm nhìn của nhân vật và tô đậm điểm nhìn của người kể chuyện. Trên tinh thần đó chúng tôi sẽ tiếp tục khơi dòng và triển khai những vấn đề mà chúng tôi nhận thấy cần được quan tâm hơn nữa. Vũ Khắc Chương, với Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm của Nam Cao (2000), có đề cập đến vấn đề điểm nhìn trần thuật từ phía người kể chuyện, và nhân vật. Tác giả khẳng định: “Trong nhiều truyện ngắn của mình, Nam Cao còn trao cái nhìn khi thì cho nhân vật này, lúc thì cho nhân vật khác chứ không chỉ cho một nhân vật” [13; 49]. Chứng minh bằng một vài truyện ngắn, tác giả cũng chưa chú ý đến điểm nhìn của tác giả và điểm nhìn từ phía người đọc. Sự di chuyển điểm nhìn nhân vật tác giả cũng mới chỉ lướt qua, chưa thực sự làm bật nổi được cái điểm đặc sắc này trong truyện ngắn của Nam Cao về phương diện nghệ thuật tự sự. Trần Ngọc Dung với Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam những năm 1930 – 1945 có đề cập đến vấn đề nghệ thuật trần thuật. Song với tác giả truyện ngắn Nam Cao “trần thuật chủ yếu theo quan điểm nhân vật”. Tác giả lấy một đoạn trong Chí Phèo để minh họa cho quan điểm của mình. Dựa trên quan điểm của Sê-khôp về 14 những ưu điểm của việc trần thuật theo loại này tác giả khẳng định đó là điểm mạnh của Nam Cao so với nhiều cây bút cùng thời. Chúng tôi thiết nghĩ rằng đó cũng là một ý gợi mở hay, song để nghiên cứu một cách kỹ càng hơn thì cần phải soi chiếu tác phẩm Nam Cao ở nhiều góc độ lý thuyết tự sự mới thấy hết được cái đặc sắc trong việc thể hiện điểm nhìn trần thuật của tác phẩm. 3.3. Vấn đề cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao 3.3.1. Những nhận xét, về kết cấu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết Nhớ Nam Cao, nghĩ tiếp về mấy bài học sáng tác của anh (1990) có viết : “Lối kết cấu theo quan điểm nhân vật như vậy, tạo ra ở nhiều tác phẩm của Nam Cao một thứ kết cấu bề ngoài rất phóng túng tùy tiện mà thực ra thì hết sức chặt chẽ không thể nào phá vỡ nổi” [74; 78]. Như vậy tác giả khẳng định truyện ngắn Nam Cao có một kết cấu chặt chẽ theo điểm nhìn của nhân vật. Đó là một nhận xét đáng chú ý tuy rằng tác giả chưa thực sự đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Trần Ngọc Dung trong cuốn Ba phong cách truyện ngắn văn học Việt Nam những năm 1930 - 1945 lại xét truyện ngắn Nam Cao có “kết cấu hai tuyến cốt truyện”. “Đó là tuyến quan hệ đời tư và tuyến quan hệ xã hội thường thấy ở những truyện viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo” [16; 176]. Bên cạnh đó còn có kiểu kết cấu vòng tròn, tác giả nhận thấy: “Về mặt tổ chức cốt truyện, một số truyện ngắn Nam Cao có lối kết cấu vòng tròn hay còn gọi là đầu cuối tương ứng”. Chính nhờ lối kết cấu như vậy mà tác giả phản ánh được “sự quẩn quanh không lối thoát của cuộc sống, đồng thời diễn tả được sự bất lực của con người trước hoàn cảnh”. Trong cuốn Để phân tích một truyện ngắn (1996) của Lê Tư Chỉ. Tác giả đã chỉ ra những cách thức để phân tích một truyện ngắn. Trong đó có cách phân tích theo kết cấu của cốt truyện. Tác giả đã lấy một thí dụ điển hình là Chí Phèo để phân tích tác phẩm này dựa trên cơ sở kết cấu của cốt truyện. Theo tác giả “Thông thường truyện có hai hướng kết cấu: Kết cấu của những tác phẩm có cốt truyện và kết cấu của những tác phẩm không có cốt truyện. “Chí phèo” của Nam Cao là một truyện ngắn có cốt truyện; cốt truyện này 15 được tác giả xây dựng theo diễn tiến của quá trình hoạt động của nhân vật Chí Phèo” [12; 42]. Qua việc phân tích các thành phần của cốt truyện Chí Phèo, tác giả đã khẳng định: “Nam Cao đã sử dụng một kết cấu độc đáo,…góp phần vào việc khắc họa nhân vật cả hai mặt bên ngoài và nội tâm”. Có thể thấy, việc phân tích cốt truyện là một việc làm rất quan trọng để tìm hiểu tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tuy tác giả chỉ chọn một tác phẩm làm ví dụ minh họa song Lê Tư Chỉ đã cho thấy được một khả năng tiếp cận hữu hiệu tác phẩm từ góc độ cốt truyện. Bùi Việt Thắng với chuyện luận “Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại” (2000) đã có một sự kiến giải về lý thuyết kết cấu một cách rõ ràng, dễ hiểu. Tác giả cũng vận dụng một số tác phẩm của Nam Cao để luận giải cho những vấn đề lý thuyết. Tác giả chọn tác phẩm Chí Phèo vì đây là một truyện ngắn rất tiêu biểu của Nam Cao thể hiện cho một loại kết cấu nào đó. Với Chí Phèo ông cho rằng: “truyện được kết cấu theo lối ngay cao trào,…chủ đề về sự tha hóa của con người được biểu hiện sâu sắc qua thân phận của Chí Phèo nhờ vào sự phát hiện tâm lý của nhân vật, và do đó đặc trưng kết cấu của tác phẩm của Nam Cao nói chung là kết cấu tâm lý” [102; 102]. Tuy không đi sâu nghiên cứu về Nam Cao, nhưng những gợi mở trên góc độ lý thuyết của tác giả sẽ trợ giúp rất nhiều cho người nghiên cứu đi vào tìm hiểu các loại kết cấu trong truyện ngắn Nam Cao. Tác giả Vũ Thăng với Một vài đặc điểm thi pháp truyện Nam Cao (2000) có đề cập đến vấn đề kết cấu trong truyện ngắn Nam Cao. Tuy chưa thực sự đi chứng minh rốt ráo vấn đề này nhưng tác giả cũng đã có những khái quát khá xác đáng. Tác giả cho rằng: “Đa số truyện Nam Cao có kết cấu mở, truyện không có cốt truyện, từng quãng đời nhân vật với bao thăng trầm được chêm vào tác phẩm, đẩy tình huống truyện vận động theo một xu thế mà mỗi một lần có thay đổi lại là một điểm nhấn, một bước ngoặt quyết định xu hướng tác phẩm và tính cách nhân vật” [103; 99]. Tác giả đã lấy một số tác phẩm để chứng minh cho nhận định của mình như Dì Hảo, Ở hiền, Chí Phèo, Mua danh, Tư cách mõ, Sống mòn. Tác giả cũng nói đến một số kiểu kết cấu trong truyện ngắn Nam Cao. 16 Trên tinh thần đó, người viết sẽ tiếp tục triển khai mở rộng tìm hiểu vấn đề kết cấu trong truyện ngắn Nam Cao một cách kỹ hơn. Trần Ngọc Dung với Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam những năm 1930 - 1945 lại chỉ ra ba kiểu loại kết cấu chính. Trong đó đáng lưu ý là kiểu loại thứ ba: xét kết cấu như là phương thức tổ chức cốt truyện. Ở khía cạnh này tác giả cho rằng “nhiều truyện của Nam Cao có hai loại kết cấu. Đó là: 1 kết cấu đa tuyến, hay nói đúng P hơn, kết cấu hai tuyến cốt truyện; 2 P P P kết cấu vòng tròn (hay còn gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng)”. Trong mỗi kiểu kết cấu tác giả cũng đều đưa ra những ví dụ cụ thể để chứng minh. Với phần nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Dung, chúng tôi sẽ có thêm được định hướng mới cho việc nghiên cứu của mình. 3.3.2. Những nhận xét về cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao Cho đến nay thì vấn đề cốt truyện nghệ thuật trong tác phẩm Nam Cao cũng đã được chú ý nghiên cứu hơn. Song nghiên cứu nhiều rồi cũng không có nghĩa là đã khai thác cạn kiệt tầng sâu văn bản của truyện ngắn Nam Cao. Những công trình nghiên cứu trước đó là một điều kiện thuận lợi để người viết tiếp thu học hỏi và triển khai thêm, có thể là sẽ tìm ra được những hướng tiếp cận khác. Cuốn Nhà văn Việt Nam tập 2 (1983), Phần nói về tác giả Nam Cao, Hà Minh Đức đã sớm phát hiện ra một trong những đặc điểm quan trọng trong cốt truyện của Nam Cao hình thành là nhờ đường dây tâm lý. “Ở loại truyện này Nam Cao không chú ý xây dựng một cốt truyện hoàn chỉnh, có đầu có cuối, sự kiện và hành động phát triển theo một mạch khép kín. Nam Cao chú ý đến những trạng thái tâm lý do mọi cảnh ngộ tạo nên, trạng thái tâm lý mang ý nghĩa tiêu biểu điển hình cho một loại tính cách và hoàn cảnh xã hội. Từ trạng thái tâm lý ấy một đường dây cốt truyện được hình thành phù hợp. Cười, nước mắt, Đời thừa, Giăng sáng, Mua nhà, Quên điều độ, Cái mặt không chơi được…được xây dựng theo hướng đó” [25; 158]. Có thể nói, những phát hiện này là những đóng góp mới trong hành trình phám phá truyện ngắn Nam Cao. Chúng tôi có cơ 17 sở đi vào khai thác chứng minh nhận định này rõ hơn ở trong bài nghiên cứu khoa học này Nhiều ý kiến cho rằng truyện ngắn của Nam Cao rất ít sự kiện. Trong đó có ý kiến của Nguyễn Đăng Mạnh – Nhớ Nam Cao, nghĩ tiếp về mấy bài học sáng tác của anh (1990). Ông nhận định: “Một trong những đặc sắc của ngòi bút Nam Cao là đã mạnh dạn đưa cái hàng ngày vào văn học, nghĩa là chẳng cần sự kiện gì quan trọng, chẳng cần gì kịch tính lớn lao”. Điều này lý giải việc cốt truyện của Nam Cao tuy không có nhiều truyện giàu sự kiện nhưng nó vẫn tạo được sự hấp dẫn đặc biệt, nhờ nó được tạo dựng bởi các yếu tố chặt chẽ nơi kết cấu của tác phẩm Trong bài viết Phong cách truyện ngắn Nam Cao (in trong Nam Cao con người và tác phẩm) (2000), Vũ Tuấn Anh có đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó tác giả cũng chú ý đến vấn đề cấu trúc truyện ngắn của Nam Cao. Tác giả cho rằng: “Cấu trúc truyện Nam Cao thường nương theo trục thời gian, dõi theo cuộc đời nhân vật hoặc một chặng dài của đời. Ông cũng là người xây dựng thành công loại truyện không có cốt truyện” [1;196]. Tác giả cũng mới dừng lại ở mức độ khái quát chứ chưa thực sự đi sâu vào nghiên cứu cụ thể vấn đề cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao Tác giả Vũ Khắc Chương trong cuốn Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao (2000) có đưa ra cách phân chia của mình về cốt truyện của truyện ngắn Nam Cao. Tác giả cho rằng “nếu đứng ở góc độ sự kiện thì có thể chia tác phẩm Nam Cao thành hai mảng lớn: mảng tác phẩm có sự kiện và mảng tác phẩm ít sự kiện” [13;61]. Thực ra đây mới chỉ là một cách phân chia cốt truyện của Nam Cao trong rất nhiều cách phân chia khác. 3.3.3. Những nhận xét về tình huống trong truyện ngắn Nam Cao Với những truyện ngắn trước năm 1945 của Nam Cao đã có một vài người nghiên cứu về tình huống, nhưng những truyện sau năm 1945 chưa được chú ý nhiều về vấn đề này. Cũng dễ hiểu vì những tác phẩm trước năm 1945 của Nam Cao là những tác phẩm nổi bật thể hiện rõ tài năng trong việc xây dựng những biến cố tình huống. 18 Trong bài viết Một đặc điểm của thi pháp truyện Nam Cao (1998), Phạm Quang Long cho rằng: “Một trong những đặc điểm nổi bật của truyện Nam Cao là ông đã sử dụng rất tài tình cả một hệ thống các tình huống truyện dưới dạng tình huống nhận thức – lựa chọn gắn chặt với những tình huống tâm lý và trên cơ sở miêu tả, lý giải mọi khía cạnh phong phú, phức tạp của quá trình này mà đi sâu vào thế giới tâm lý của con người, vào những đối thoại tư tưởng giữa nhà văn với người đọc không phải dưới dạng triết lý trừu tượng mà những tư tưởng triết lý, những quan niệm đạo đức, nhân sinh ấy được cảm nhận từ hệ thống hình tượng, từ những rung động thẩm mỹ” [69; 216]. Từ đó tác giả có chỉ ra những loại tình huống tiêu biểu của truyện ngắn Nam Cao Đồng quan điểm với Phạm Quang Long, Vũ Thăng chú ý đến tình huống truyện của Nam Cao chủ yếu ở góc độ tình huống - lựa chọn. Do vậy tác giả đã phân chia truyện Nam Cao thành một số nhóm chính như: nhóm tình huống nhận thức - lựa chọn theo kiểu thắt nút. Nhóm tình huống nhận thức - lựa chọn theo kiểu luận đề. Nhóm tình huống nhận thức - lựa chọn theo kiểu tương phản. Nhóm tình huống nhận thức - lựa chọn theo dòng tâm lý. Cách phân chia này của tác giả có thể thấy là khá công phu, song cũng như tác giả nói nó chỉ mang tính chất tương đối. Trong Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam những năm 1930 1945, Trần Ngọc Dung có đề cập đến những tình huống truyện tiêu biểu của Nam Cao như: tình huống con người bị lăng nhục, tình huống “áo cơm ghì sát đất” khiến nhân tính bị xói mòn; tình huống đói khát cùng đường, miếng ăn trở thành miếng nhục; tình huống ở hiền không bao giờ gặp lành. Song đó cũng chỉ là cách phân chia có tính chất tương đối. Dẫu sao thì tác giả cũng cho thấy một sự phong phú đa dạng trong tình huống truyện của Nam Cao. 3.3.4. Những nhận xét về chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Cao Thông thường tất cả các tác phẩm tự sự đều được tạo nên nhờ những chi tiết nghệ thuật. Chi tiết có đạt hiệu quả nghệ thuật hay không thì còn phụ thuộc rất lớn vào tài năng của mỗi nhà văn. Chi tiết có một vai trò rất quan trọng đối với thể truyện ngắn. 19 So với các vấn đề khác thì vấn đề về chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Cao ít có một bài viết nào chuyên nghiên cứu về vấn đề này. Rất có thể nhiều người cho chi tiết chỉ là một khía cạnh nhỏ nên chưa thực sự quan tâm tới. Chúng tôi cho rằng vấn đề chi tiết nghệ thuật là một vấn đề không nhỏ chút nào. Vì vậy, chúng tôi sẽ cố gắng nghiên cứu khai thác vấn đề chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Cao. 3.4. Vấn đề Lời văn và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao 3.4.1. Những nhận xét đánh giá về lời văn trong truyện ngắn Nam Cao Trước năm 1961, vấn đề lời văn đã bắt đầu được manh nha nói tới qua lời tựa viết cho Đôi lứa xứng đôi của Lê Văn Trương (1941), rồi ý kiến đánh giá nhận xét của Nguyễn Đình Thi sau khi Nam Cao đã hi sinh. Năm 1961 Hà Minh Đức đánh dấu bước nghiên cứu công phu, hệ thống đầu tiên về Nam Cao qua công trình: “Nam Cao – Nhà văn hiện thực xuất sắc” (in lại trong Nam Cao, đời văn và tác phẩm - 1997). Trong đó tác giả đã chú ý đến ngôn ngữ trong truyện ngắn Nam Cao. Ông viết: “Ngôn ngữ trong tác phẩm Nam Cao giản dị như nội dung các truyện mà tác giả miêu tả. Nam Cao ưa lối đặt câu ngắn, gọn, phô diễn tư tưởng, biểu đạt ý tình một cách chính xác, bình dị. Tác giả tránh được sự cầu kỳ, phô trương khi vận dụng ngôn ngữ” [28; 178]. Đó là sự đánh giá rất xác đáng của tác giả đối với đặc điểm chính trong ngôn ngữ của Nam Cao. Tác giả đã nhận thấy sự biến hóa, linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ trong truyện ngắn Nam Cao. Xét ở khía cạnh nội dung, Lê Đình Kỵ trong bài viết Nam Cao - con người và xã hội cũ (1964) đã cho rằng “văn Nam Cao lạnh lùng và sôi nổi, tàn nhẫn mà độ lượng, chua chát mà thông cảm… không ru mà lay tỉnh, không ve vuốt mà quất vào người” [58; 61]. Một phần đặc điểm của văn Nam Cao như thế là có sự tác động của thực tế cuộc sống đầy bất công, ngang trái lúc bấy giờ. Tuy nhận định trên còn mang tính chất chung chung nhưng rõ ràng tác giả đã có một sự đánh giá rất xác đáng. Trong Lời giới thiệu Nam Cao – Tác phẩm (1975) (in lại trong Nam Cao – đời văn và tác phẩm - 1997), Hà Minh Đức lại tiếp tục phát hiện ra những điều mới mẻ trong ngôn 20 ngữ Nam Cao khi cho rằng: “Văn Nam Cao thường có cấu trúc câu gọn, đanh và khỏe. Nhiều lúc hơi văn gấp dồn dập trong những tâm trạng mâu thuẫn của nhân vật” [29; 246]. Bên cạnh đó tác giả còn phát hiện ra chất hiện đại trong văn Nam Cao: “không tả ước lệ và công thức mòn sáo”, “sử dụng nhiều từ mới, nhiều so sánh liên tưởng”. Không những thế “hình thức đối thoại bên trong kết hợp với đối thoại” là một phát hiện khá tinh tế của tác giả. Ông đã tiến dần đến một vấn đề lớn của lời văn trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao. Tiếp tục trên hành trình khám phá ngôn ngữ trong truyện ngắn Nam Cao, Nguyễn Hoành Khung trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945 (1976) khi đánh giá đặc điểm phong cách nghệ thuật tác phẩm Nam Cao có nhận xét rằng: “lời ăn tiếng nói quần chúng, giản dị mà phong phú, chắc chắn mà uyển chuyển, tinh tế, có khi xù xì, dài dòng nhưng vẫn trong sáng đậm đà, thường xen lẫn tục ngữ, thành ngữ, ca dao và những lối nói đưa đẩy duyên dáng rất độc đáo” [57; 310]. Đó cũng là một đặc điểm ngôn ngữ rất riêng của Nam Cao mà tác giả đã nhận ra. Dù mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát nhưng những phát hiện của tác giả rất quan trọng. Cùng quan điểm với Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Khải luận của tổng tập văn học Việt Nam 30A (1983), cho rằng: “Văn kể chuyện của Nam Cao biến hóa linh hoạt, thường chuyển qua chuyển lại quan điểm tác giả và quan điểm nhân vật với những độc thoại nội tâm hết sức chân thực, hấp dẫn như vẽ ra cụ thể, sinh động vẻ mặt tinh thần của nhân vật (Chí Phèo, Một đám cưới, Từ ngày mẹ chết,…)”. Cũng cùng quan điểm với Nguyễn Hoành Khung khi tác giả cho rằng ngôn ngữ trong văn xuôi Nam Cao là: “Một thứ ngôn ngữ đi sát với đời sống, nhiều khi cứ như là buông thả theo lối khẩu ngữ dân gian có vẻ dài dòng, luộm thuộm, kỳ thực đã vận dụng tiếng nói của đời sống một cách chủ động với một trình độ nghệ thuật cao”. [73; 51]. Tác giả còn chỉ ra được những đặc điểm trong ngôn ngữ nhân vật. Đó là những phát hiện đáng lưu ý của tác giả. Một đặc điểm mới thể hiện sự hiện đại trong ngôn ngữ văn xuôi của Nam Cao là sự xuất hiện của một ngôn ngữ tác giả. Phong Lê đã sớm phát hiện ra điều này trong bài Cấu trúc và ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao (1987), tác giả cho rằng: “Có một ngôn ngữ tác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan