Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp tạo tam bội đến tỷ lệ tạo tam bội, tỷ l...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp tạo tam bội đến tỷ lệ tạo tam bội, tỷ lệ nở, sinh trưởng và tỷ lệ sống của các giai đoạn ấu trùng loài hàu bồ đào nha crassostrea angulata (lamarck, 1819) (1)

.PDF
70
591
91

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ----- ĐOÀN TRẦN TẤN ĐÀO NGHIEÂN CÖÙU AÛNH HÖÔÛNG CUÛA CAÙC PHÖÔNG PHAÙP TAÏO TAM BOÄI ÑEÁN TYÛ LEÄ TAÏO TAM BOÄI, TYÛ LEÄ NÔÛ, SINH TRÖÔÛNG VAØ TYÛ LEÄ SOÁNG CUÛA CAÙC GIAI ÑOAÏN AÁU TRUØNG LOAØI HAØU BOÀ ÑAØO NHA Crassostrea angulata (Lamarck, 1819) LUẬN VĂN THẠC SĨ Nha Trang – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ----- ĐOÀN TRẦN TẤN ĐÀO NGHIEÂN CÖÙU AÛNH HÖÔÛNG CUÛA CAÙC PHÖÔNG PHAÙP TAÏO TAM BOÄI ÑEÁN TYÛ LEÄ TAÏO TAM BOÄI, TYÛ LEÄ NÔÛ, SINH TRÖÔÛNG VAØ TYÛ LEÄ SOÁNG CUÛA CAÙC GIAI ÑOAÏN AÁU TRUØNG LOAØI HAØU BOÀ ÑAØO NHA Crassostrea angulata (Lamarck, 1819) CHUYÊN NGÀNH: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 60 62 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ ANH TUẤN TS. HỨA NGỌC PHÚC Nha Trang – 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đoàn Trần Tấn Đào ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Sau Đại học Trường đại học Nha Trang, Phòng Sinh học thực nghiệm Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thời gian qua. Tôi chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Anh Tuấn, TS. Hứa Ngọc Phúc, ThS. Phùng Bảy đã trực tiếp hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình định hướng nghiên , thực hiện đề tài và viết luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trong Khoa Nuôi trồng Thủy sản đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi quá trình hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Tường Anh, ThS. Trần Văn Dũng đã giúp đỡ, góp ý kiến hữu ích trong quá trình tôi thực hiện và viết luận văn. Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ và nhân viên thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, đã giúp đỡ tôi nhiệt tình về cơ sở vật chất trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các cá nhân, tập thể đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, tháng 6 năm 2013 Học viên thực hiện Đoàn Trần Tấn Đào iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ........................................... vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii CHƯƠNG 1: TỔNG LUẬN .......................................................................................4 1.1. Đặc điểm sinh học của hàu Bồ Đào Nha (Crassostrea angulate Lamarck, 1819) và của loài hàu nói chung ..............................................................................4 1.1.1. Hình thái phân loại....................................................................................4 1.1.1.1. Đặc điểm hình thái...............................................................................4 1.1.1.2. Phân loại ..............................................................................................5 1.1.2. Tập tính phân bố .......................................................................................6 1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng ...............................................................................6 1.1.4. Chu kỳ sống của hàu.................................................................................8 1.1.2.1. Vòng đời ...............................................................................................8 1.1.2.2. Quá trình phát triển phôi và ấu trùng..................................................9 1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng .............................................................................10 1.1.6. Đặc điểm sinh sản...................................................................................12 1.1.6.1. Thành thục và phát triển buồng trứng ...............................................12 1.1.6.2. Mùa vụ, phương thức và sức sinh sản của hàu..................................13 1.1.6.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của hàu ...................13 1.2. Vai trò của hàu................................................................................................15 1.3. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống, nuôi thương phẩm hàu trên thế giới và ở Việt Nam.............................................................................................................16 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...........................................................16 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam............................................................18 1.3.2.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống.................................................18 1.3.2.2. Tình hình nuôi thương phẩm .............................................................21 iv 1.4. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu tạo tam bội thể loài hàu .......................23 1.4.1. Ưu điểm của hàu tam bội .........................................................................23 1.4.2. Cơ sở khoa học của việc tạo tam bội .......................................................24 1.4.3. Các phương pháp tạo tam bội, ưu và nhược điểm ...................................26 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................29 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................29 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................29 2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ...............................................................29 2.2.2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị ........................................................................30 2.2.5. Phương pháp ấp trứng và ương nuôi ấu trùng ........................................31 2.2.6. Phương pháp chuẩn bị mẫu để xác định tỷ lệ tạo tam bội bằng máy dòng chảy nhiễm sắc thể (Flow Cytometry)................................................................33 2.2.7. Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................................34 2.2.7.1. Nghiên cứu tạo tam bội thể loài hàu BĐN.........................................34 2.2.7.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp tạo tam bội đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của các giai đoạn ấu trùng hàu BĐN .............................34 2.2.3. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu ..............................................36 2.2.3.1. Các công thức tính toán .....................................................................36 2.2.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liêu.............................................37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................38 3.1. Nghiên cứu các phương pháp tạo tam bội thể hàu Bồ Đào Nha (C. angulata) ..38 3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ hóa chất CB đến tỷ lệ tạo tam bội và tỷ lệ nở của hàu Bồ Đào Nha (C. angulata) .........................................................................38 3.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ tạo tam bội và tỷ lệ nở của hàu Bồ Đào Nha (C. angulata)..............................................................................................41 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp tạo tam bội đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của các giai đoạn ấu trùng.....................................................................43 3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ hóa chất CB đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hàu BĐN (C. angulata)........................................................................43 v 3.2.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ hóa chất CB đến sinh trưởng chiều cao của ấu trùng hàu BĐN. ..........................................................................................43 3.2.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ hóa chất CB đến tỷ lệ sống của ấu trùng hàu BĐN. ...............................................................................................................45 3.3.2. Ảnh hưởng của các thang nhiệt độ tạo tam bội đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hàu BĐN (C. angulata). .......................................................46 3.3.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ tạo tam bội đến sinh trưởng chiều cao của ấu trùng hàu .........................................................................................................46 3.3.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ tạo tam bội đến tỷ lệ sống của ấu trùng hàu .........................................................................................................................48 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN.................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................51 PHỤ LỤC..................................................................................................................59 vi DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ĐVTM Động vật thân mềm BĐN Bồ Đào Nha CB C29H37NO5 Cytochalasin Binduced DMSO (CH3)2SO Dimethyl sulfoxide SD (Standard deviation) Độ lệch chuẩn SE (Standard error) Sai số chuẩn vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình thái bên ngoài của hàu Bồ Đào Nha (C. angulata Lamarck, 1819)...4 Hình 1.2. Hình thái bên trong hàu Bồ Đào Nha (C. angulata Lamarck, 1819)..........5 Hình 1.3: Chu kỳ sống của hàu ...................................................................................9 Hình 1.4. Sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng và chất lượng thịt giữa ....................23 Hình 1.5. Mô tả quá trình hình thành của a) hợp tử lưỡng bội; b) hợp tử tam bội do xử lý bằng các tác nhân hóa học, vật lý và c) hợp tử tam bội từ việc lai con đực tứ bội với con cái lưỡng bội ..........................................................................................26 Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ...............................................................29 Hình 2.2. Hệ thống bể dùng để ấp và ương nuôi ấu trùng ........................................32 Hình 2.3. Toàn bộ máy dòng chảy tế bào Flow Cytometry ......................................33 Hình 3.1. Tỷ lệ tạo tam bội ở hàu C. angulata ở thí nghiệm nồng độ hóa chất CB ......38 Hình 3.2. Tỷ lệ nở của trứng hàu C. angulata ở thí nghiệm nồng độ hóa chất CB ...40 Hình 3.3a. Tỷ lệ tạo tam bội ở hàu C. angulata ở thí nghiệm sốc lạnh ....................41 Hình 3.3b. Tỷ lệ tạo tam bội ở hàu C. angulata ở thí nghiệm sốc nóng...................41 Hình 3.4a. Tỷ lệ nở của trứng hàu C. angulata ở thí nghiệm sốc lạnh .....................42 Hình 3.4b. Tỷ lệ nở của trứng hàu C. angulata ở thí nghiệm sốc nóng....................42 Hình 3.5. Kích thước về chiều cao của ấu trùng hàu BĐN ở thí nghiệm hóa chất CB ...................................................................................................................................43 Hình 3.6. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về chiều cao AGR (µm/con/ngày)..............44 của ấu trùng ...............................................................................................................44 Hình 3.7. Tỷ lệ sống của ấu trùng hàu BĐN ở thí nghiệm hóa chất CB...................45 Hình 3.9a. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về chiều cao AGR (µm/con/ngày) của ấu trùng ở nghiệm thức sốc lạnh ....................................................................................47 Hình 3.9b. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về chiều cao AGR (µm/con/ngày) của ấu trùng ở nghiệm thức sốc nóng...................................................................................47 Hình 3.10a. Tỷ lệ sống của ấu trùng hàu BĐN ở thí nghiệm sốc lạnh .....................48 Hình 3.10b. Tỷ lệ sống của ấu trùng hàu BĐN ở thí nghiệm sốc nóng ....................48 viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thời gian phát triển phôi và các giai đoạn ấu trùng hàu ..........................10 Bảng 2.2. Xác định các yếu tố môi trường................................................................37 1 MỞ ĐẦU Nuôi trồng thủy sản là một ngành có lịch sử phát triển từ rất lâu đời trên thế giới và kể cả ở Việt Nam. Trong những năm gần, phong trào nuôi trồng thủy sản đã phát triển một cách nhanh chóng và có nhiều bước nhảy đáng kể. Theo thống kể của FAO, năm 2008, tổng sản lượng sản lượng thủy sản của cả thế giới sản xuất được là 142 triệu tấn, tăng gần 6 % so với năm 2004. Trung bình thủy sản đáp ứng khoảng 15,7 % nhu cầu protein có nguồn gốc từ động vật và 6,1 % tổng nhu cầu protein cho con người. Đồng thời, sản xuất thủy sản tạo số việc làm, bảo đảm đời sống cho ngày càng nhiều người với tốc độ tăng lao động nghề cá bình quân 3,6 %/năm (riêng năm 2008 có tới 85,5 % số lao động nghề cá tập trung ở Châu Á) [65]. Như vậy, nghề nuôi trồng thủy sản giữ một vị trí hết sức quan trọng và là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất trong mọi ngành sản xuất thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Ngày nay, nuôi trồng thủy sản vẫn đang là một trong những ngành được ưu tiên phát triển hàng đầu trên thế giới và Việt Nam. Đối tượng được đưa vào nuôi cũng rất phong phú từ giáp xác (tôm, cua, ghẹ;...), cá nước ngọt (tra, basa;...), nước mặn (chẽm, mú, bớp;...) và động vật thân mềm. Tuy nhiên, hiện nay, nuôi trồng thủy sản đứng trước những thách thức, khó khăn rất lớn do tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và mất cân bằng sinh thái. Để giải quyết vấn đề trên đòi hỏi phải có thời gian, cần phải chọn đối tượng nuôi phù hợp đề phát triển bền vững ngành thủy sản. Động vật thân mềm là ngành có số lượng loài lớn (105.000 loài) [4] có vị trí quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người. Chúng góp phần làm cân bằng hệ sinh thái, làm sạch và chống ô nhiễm môi trường. Trong ngành ĐVTM, lớp Hai mảnh vỏ có trên 10.000 loài, đây là nhà máy lọc sinh học khổng lồ của đại dương nhờ cơ chế lấy thức ăn bằng cách lọc chất hữu cơ trong nước [10]. Lớp này có thành phần loài rất phong phú, có những đối tượng nuôi có giá trị dinh dưỡng cao như tu hài (Lutraria rhynchaena) với 11,63% protein; 0,42% Lipid, sò huyết (Anadara granosa) chứa 11,7% Protein; 1,1% Lipid, nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) chứa 10,0% Protein; 0,5% Lipid, vẹm xanh (Perna viridis) chứa 2 9,3% Protein; 0,9% Lipid,....[5], [10]. Trong đó, hàu là một trong những đối tượng đang được chú ý nhất hiện nay, thành phần loài trong tự nhiên rất đa dạng và phân bố khắp các vùng biển trên thế giới chẳng hạn như hàu Crassostrea gigas phân bố vùng biển Thái Bình Dương, hàu đá Ấn Độ (Saccostrea cucullata) ở vùng Tây châu Phi, Ấn Độ và Philipine, hàu C. belcheri và C. iredalei phân bố nhiều ở các nước khu vực Đông Nam Á như: Ma-lai-xi-a, Thái Lan,…[37]. Ở Việt Nam, cũng tồn tại hơn 20 loài hàu khác nhau, tuy nhiên phân bố chủ yếu là hàu của sông (Crassostrea rivularis), ... và hiện tại đang du nhập loài hàu BĐN (C. angulata) vì những ưu thế nổi bật như tốc độ sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt cao,... Thịt hàu có giá trị dinh dưỡng cao bao gồm 45 – 75% protein, 7 – 11% lipid chủ yếu là các axit béo không no, 19 – 38% glucid, giàu vitamin A, B, C, D, E và các nguyên tố vi lượng (hàm lượng kẽm cao nhất, phân tích dịch thủy phân thành phần hóa học của hàu có 146,19 mg/g) [6]. Do đó, hàu được sử dụng như là một loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho người cao tuổi, chống béo phì, giúp phát triển chiều cao, tăng cường sinh lực cho nam giới,... [2]. Ngoài ra, nuôi hàu còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường nước nhờ khả năng ăn lọc các chất hữu cơ trong môi trường [4], [59]. Với những đặc điểm có lợi như vậy nên ngày nay, hàu đang là thực phẩm được sự quan tâm của rất nhiều người. Nhưng sản lượng hàu từ khai thác tự nhiên không đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ. Do đó, nghề nuôi hàu đã và đang lan rộng, với kỹ thuật nuôi đơn giản lại đem lại hiệu quả kinh tế cao nên việc nghiên cứu trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, nuôi hàu lưỡng bội lại gặp phải khó khăn là tỷ lệ thịt trên vỏ thấp, chất lượng thịt giảm đáng kể sau khi sinh sản, thời gian nuôi dài, tốc độ sinh trưởng chậm. Để khắc phục những nhược điểm đó, người ta bắt đầu nghiên cứu tạo ra giống hàu tam bội đem lại kết quả ban đầu rất tốt như tỷ lệ sống cao hơn, duy trì độ béo quanh năm do tập trung vào phát triển tuyến sinh dục nhưng không sinh sản, tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, tỷ lệ thịt trên vỏ cao, chất lượng thịt cao,... [43]. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp tạo tam bội thể như phương pháp hóa học (hóa chất Cytochalasin B), vật lý (sốc nhiệt, sốc áp suất), sinh học (lai tứ bội với lưỡng bội),... Nhưng, tất cả 3 những phương pháp đó đều dựa trên cơ sở khoa học là làm gián đoạn sự hình thành kỳ giữa, ngăn chặn bộ nhiễm sắc thể phân chia ở giai đoạn giảm phân hoặc 1 hoặc 2 làm tạo thành trứng 2n. Kết quả khi thụ tinh với tinh trùng mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội 1n sẽ cho ra hợp tử tam bội 3n. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp tạo tam bội đến tỷ lệ tạo tam bội, tỷ lệ nở, sinh trưởng và tỷ lệ sống của các giai đoạn ấu trùng loài hàu Bồ Đào Nha (Crassostrea angulata Lamarck, 1819)” nhằm tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất để tạo tam bội, góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất giống tam bội loài hàu này ở Việt Nam. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: (1) Kết quả đề tài sẽ cung cấp thông tin mới và rất hữu ích về phương pháp tạo tam bội và ảnh hưởng của nó đến các yếu tố sinh trưởng, tỷ lệ sống loài hàu BĐN ở nước ta. (2) Góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất giống tam bội loài hàu BĐN nói riêng và các loài hàu nói chung. Qua đó cũng góp phần bảo tồn nguồn lợi tự nhiên đang dần cạn kiệt, làm cơ sở cho việc nuôi thương phẩm hàu tam bội BĐN, góp phần phát triển nghề nuôi hàu xuất khẩu ở Việt Nam Mục tiêu đề tài: Xác định được phương pháp tạo tam bội hiệu quả trên loài hàu BĐN có thể áp dụng vào sản xuất giống hàu Nội dung nghiên cứu 1. Nghiên cứu phương pháp tạo tam bội thể loài hàu BĐN (Crassostrea angulata Lamarck, 1819). - Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ hóa chất Cytochalasin B (CB) đến tỷ lệ tạo tam bội và tỷ lệ nở. - Nghiên cứu ảnh hưởng của sốc nhiệt đến tỷ lệ tạo tam bội và tỷ lệ nở. Nội dung nghiên cứu 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp tạo tam bội đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của các giai đoạn ấu trùng loài hàu BĐN (Crassostrea angulata Lamarck, 1819). - Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ hóa chất Cytochalasin B (CB) đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của các giai đoạn ấu trùng. - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ thụ tinh đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống các giai đoạn ấu trùng. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG LUẬN 1.1. Đặc điểm sinh học của hàu Bồ Đào Nha (Crassostrea angulate Lamarck, 1819) và của loài hàu nói chung 1.1.1. Hình thái phân loại 1.1.1.1. Đặc điểm hình thái Hình thái bên ngoài: Giống như tất cả các loài thuộc lớp Bivalvia, cơ thể hàu được chia làm hai phần chính phần vỏ cứng bao bọc bên ngoài và phần cơ thịt, nội tạng bên trong… Vỏ hàu có 3 lớp: lớp sừng ngoài mỏng, dễ bóc và cấu trúc hoàn toàn bằng protein. Lớp giữa dày nhất là tầng đá vôi với cấu trúc gồm Canxi carbonate kết tinh gắn chắc trên thể protein. Lớp trong cùng mỏng, bóng sáng và rất cứng là tầng xà cừ. Hình dạng của vỏ rất khác nhau phụ thuộc vào môi trường sinh sống. Nếu hàu sống riêng rẽ trên nền đáy mềm thì vỏ nhẵn và kéo dài, phân bố tập trung, vỏ có hình dạng méo mó. Nếu phân bố trên nền đáy cứng thì vỏ có hình ống, nhăn, vỏ trái tròn hơn và lõm sâu. Thông qua hình dạng vỏ hàu có thể xác định được trạng thái của chất đáy. Hàu sống ở độ mặn cao có vỏ cứng hơn ở vùng có độ mặn thấp [9], [37]. Mặt lưng Mặt bụng Hình 1.1. Hình thái bên ngoài của hàu Bồ Đào Nha (C. angulata Lamarck, 1819) Hình thái bên trong: Những nếp gấp trong xúc tu của màng áo có dạng hình nón và gấp 4 lần chiều rộng, những nếp gấp giữa thì có 2 lớp trong và ngoài. Lớp trong hình nón và chiều dài bằng 3 – 5 lần chiều rộng, lớp ngoài có dạng hình chuỷ. 5 Toàn bộ xúc tu có màu ngà hoặc hơi vàng với những chấm nâu hoặc đen. Mang có màu ngà và số lượng sợi ít (13  2). Tim có màu ngà. Hình 1.2. Hình thái bên trong hàu Bồ Đào Nha (C. angulata Lamarck, 1819) 1. Tim 4. Bản lề 7. Màng áo 10. Tuyến sinh dục 2. Cơ khép vỏ 5. Xoang nước ra 8. Ruột 3. Hậu môn 6. Mang 9. Dạ dày 1.1.1.2. Phân loại Hàu Bồ Đào Nha (C. angulata) được Lamarck phân loại vào năm 1819 và được sắp xếp cụ thể như sau [34]: Ngành Mollusca (Động vật thân mềm) Lớp Bivalvia Linnaeus, 1758 (Hai mảnh vỏ) Bộ Ostreoida Họ Ostreidae Rafinesque, 1825 Giống Crassotrea Sacco, 1897 Loài Crassostrea angulata Lamarck, 1819 C. angulata còn có tên khác là hàu Bồ Đào Nha hay tên tiếng Anh Portuguese oyster, là một loài hàu được tìm thấy ở phía tây Nam bán đảo Iberia. Chúng có liên quan chặt chẽ với hàu Thái Bình Dương (C. gigas) nhưng khác nhau về mặt di truyền. Hàu Bồ Đào Nha có nguồn gốc từ bờ biển Thái Bình Dương của châu Á và được di dời tới châu Âu do những tàu buôn Bồ Đào Nha vào thế kỷ XVI. Loài hàu này thường được tìm thấy ở các cửa sông ven biển [34]. 6 1.1.2. Tập tính phân bố Cũng giống như các loài khác trong ngành Mollusca, các loài thuộc lớp Bivalvia có sự thích nghi sinh thái và phân bố rộng. theo địa lý, chúng có thể phân bố từ vùng ôn đới tới vùng nhiệt đới và kể cả vùng cận nhiệt đới (15 – 40 vĩ độ Bắc đến 107 – 124 kinh độ Đông). Theo độ sâu, hàu phân bố từ vùng triều cho tới độ sâu 10 mét nước (hàu sú Ostrea cucullata sống vùng bãi triều; loài hàu cửa sông C. rivularis sống từ vùng trung triều tới độ sâu 10 m). Chúng sống chủ yếu trong vùng cửa sông, eo, vịnh, đầm phá nơi nước lưu thông, trên nền đáy cứng là rạng đá san hô hay đáy mềm là cát bùn, cát bùn có lẫn vỏ thân mềm, san hô,… Hàu sống được trong môi trường rộng lớn và khả năng thích nghi được các biến động của môi trường lớn như vậy vì chúng là loài rộng nhiệt và muối. Cụ thể loài hàu BĐN C. angulata có ngưỡng chịu đựng về nhiệt độ (2 – 36oC) và độ mặn (5 – 40‰) [3], [10], [36]. Việt Nam là nước cận nhiệt đới với điều kiện tự nhiên thuận lợi (nhiệt độ ấm quanh năm, ít sống gió, có nhiều cửa sông đổ ra biển mang theo nguồn thức ăn rất lớn). Do đó, thành phần loài ĐVTM rất phong phú và đa dạng: lớp Gastropoda (bào ngư, ốc hương, ốc nhảy,…), lớp Scaphopoda, lớp Cephalopoda (Mực nang, mực ống, mực cơm,…), nhất là lớp hai mảnh vỏ Bivalvia thành phần loài tương đối lớn như vẹm xanh (Perna viridis Linnaeus, 1758), điệp (Mimachlamys nobilis Reeve, 1852), sò huyết (Anadara granosa), nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata),… Hàu phân bố chủ yếu ở vùng triều từ Bắc vào Nam với nhiều chủng loại như hàu cửa sông (C. rivularis), hàu C. belcheri, C. iredalei, hàu sú (Saccostrea cuculata), S. echinata, hàu đá (Ostrea glomerata), O. denselamellosa,… [37]. 1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng Hầu hết các loài trong lớp Bivalvia có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi theo giai đoạn biến thái của vòng đời. Thức ăn của hàu cũng có sự thay đổi và bổ sung cho phù hợp với đặc điểm cơ thể. Ở giai đoạn sống trôi nổi, ấu trùng hàu chủ yếu ăn các loài thực vật phù du (Phytoplankton) có kích thước nhỏ bé (2 – 8 µm) như các loài tảo đơn bào Nanochloropsis, Isochrysis, Chaetoceros, Chlorella, Platymonas,... [9]. Ở ngoài tự nhiên, nếu môi trường nước có thành phần thức ăn phong phú thì ấu trùng sẽ chọn lựa loại thức ăn phù hợp nhất cho sự phát triển, giúp ấu trùng khỏe 7 mạnh hơn. Ngược lại, ấu trùng hàu không có sự lựa chọn thức ăn khi môi trường có thành phần thức ăn hạn chế, từ đó có thể dẫn tới việc thiếu chất dinh dưỡng và kéo dài giai đoạn biến thái hơn. Trong điều kiện nuôi nhân tạo, cần phải có sự phối hợp thành phần thức ăn hợp lý nhất để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho ấu trùng hàu. Đây là vấn đề cần phải nghiên cứu sâu hơn và kỹ hơn nữa. Thành phần thức ăn của hàu ở giai đoạn trưởng thành cũng đa dạng hơn rất nhiều so với giai đoạn sống phù du. Ngoài những loại thức ăn ở giai đoạn ấu trùng thì lúc này hàu cũng ăn chủ yếu là sinh vật phù du (bao gồm cả thực vật phù du và động vật phù du) và cả chất hữu cơ có trong môi trường nước như các amino acid, muối khoáng,... Thực vật phù du (Phytoplankton) chủ yếu là các loài tảo đa bào như Melosira, Navicula, Nitszchia, Chaetoceros,… Động vật phù du (Zooplankton) bao gồm ấu trùng giun nhiều tơ, Copepoda, Polychaeta, Rotifer,…[9]. Phương thức bắt mồi: Cũng như các loài sống bám cố định khác, hàu cũng bắt mồi thụ động, không có khả năng lựa chọn thức ăn về chất mà phụ thuộc hoàn toàn vào dòng nước chảy qua cơ thể. Tuy vậy, hàu vẫn có cơ chế lựa chợn thức ăn rất kỹ theo kích thước hạt nhờ cấu tạo đặc biệt của mang (mang tấm). Cấu tạo của mang gồm những tơ mang sắp xếp hai bên trục mang, trong đó có 3 loại tơ mang là tơ mang chính, tơ mang phụ bên và tơ mang. Trên mỗi tơ mang có các loại tiêm mao (tiêm mao trước, tiêm mao bên trước, tiêm mao bên). Với cấu tạo như vậy, khi hàu hô hấp những dòng nước có mang theo thức ăn sẽ vào trong mang, nhờ sự vận động của tiêm mao những hạt thức ăn có kích thước nhỏ, nhẹ, mịn được chuyển đến mương vận chuyển thức ăn đến xúc biện để vào miệng. Những hạt thức ăn có kích thước lớn, thô, nặng sẽ nước cuốn ra khỏi mang đến mép màng áo và được đưa ra ngoài [9]. Do đó, cường độ bắt mồi của hàu chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố của môi trường sống. Trong đó, yếu tố đó thì nhiệt độ, thủy triều và lượng thức ăn có trong môi trường là ảnh hưởng lớn nhất và quan trọng nhất. Cường độ bắt mồi tăng khi nhiệt độ môi trường thuận lợi trong khoảng 15 – 20 oC; pH 6,75 – 7,00; triều cường; lượng thức ăn trong môi trường ít và giảm khi nhiệt độ nước, pH quá cao hoặc quá thấp, thức ăn trong môi tường dồi dào và triều thấp [4]. 8 1.1.4. Chu kỳ sống của hàu 1.1.2.1. Vòng đời Cũng giống như các loài động vật thân mềm khác, phương thức sống của hàu cũng thay đổi theo giai đoạn biến thái của cơ thể. Giai đoạn sống trôi nổi: Đây là giai đoạn bắt đầu từ lúc trứng thụ tinh đến khi chuẩn bị chuyển sang ấu trùng bò lê (ấu trùng Spat). Ấu trùng hàu có khả năng bơi lội nhờ vào hoạt động của vành tiêm mao hay đĩa bơi. Thời gian của giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố môi trường sống như độ mặn, thức ăn, chất lượng ấu trùng,… Nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất và quan trọng nhất mang tính chất quyết định đó là nhiệt độ nước. Trong ngưỡng cho phép, thời gian biến thái giai đoạn ấu trùng tỷ lệ thuận với nhiệt độ nước (khi nhiệt độ tăng thì hoạt động trao đổi chất tăng, do đó sự sinh trưởng cũng tăng lên). Giai đoạn trưởng thành: bắt đầu từ sau khi ấu trùng bò lê bám vào vào vật bám cố định (đá, san hô chết,...). Do đó, hàu sống một chỗ cố đinh suốt đời mà không di chuyển hay thay đổi chỗ ở. Vòng đời của hàu nói chung trải qua 3 giai đoạn chính bao gồm trứng, giai đoạn ấu trùng và giai đoạn trưởng thành. Hàu trưởng thành phân bố chủ yếu ở các khu vực cửa sông, eo vịnh, đầm phá nơi nước lưu thông, ít sóng gió, điều kiện nhiệt độ ((-2) – 36 oC), độ mặn (5 – 40 ‰) [7]. Khi thành thục và gặp điều kiện thuận lợi về môi trường và thức ăn thì con trưởng thành sẽ sinh sản bằng phương pháp phóng tinh và trứng vào môi trường nước. Sau khi trứng thụ tinh khoảng 24 giờ thì trứng nở và thành ấu trùng. Ấu trùng chuyển qua các thời kỳ biến thái khoảng sau 2 tuần thì trở thành ấu trùng Spat, sau đó đứt tơ chân bám vào vật bám và sống suốt đời ở khu vực đó, đây là điểm hết sức đặc biệt ở loài hàu. Ở ngoài tự nhiên, hàu thường bị chết do địch hại và các thảm họa môi trường. Trải qua quá trình tiến hóa và chọn lọc lâu dài, hàu có những biến đổi nhằm thích nghi với điều kiện môi trường sống để tồn tại và duy trì nòi giống. Chính đặc điểm này đã tạo nên sự phong phú về môi trường sống, thành phần loài của hàu. 9 2 tuần Trứng thụ tinh Trứn g Tinh trùn g Ấu trùng trôi nổi 1 – 2 ngày VÒNG ĐỜI CỦA HÀU 1 – 3 năm Hàu trưởng thành Ấu trùng Spat bám vào giá thể Hình 1.3: Chu kỳ sống của hàu 1.1.2.2. Quá trình phát triển phôi và ấu trùng Ở các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ, quá trình phát triển phôi và ấu trùng thường bao gồm các giai đoạn chính: trứng sau khi thụ tinh, quá trình phân cắt phôi, trứng nở và các giai đoạn ấu trùng. Quá trình phát triển phôi: Ở hàu BĐN cũng như các loài hàu khác, trứng sau thụ tinh và bắt đầu phân cắt cực cầu thứ nhất sau khoảng 20 phút và hoàn thành quá trình này sau 4 giờ. Phôi phân cắt lần hai và hình thành phôi tang xảy ra sau khoảng 2,25 – 2,5 giờ. Tiếp theo đó là sự xuất hiện của phôi nang rồi phôi vị và cuối cùng là trứng nở, toàn bộ quá trình này mất khoảng 7 – 10 giờ. Trong quá trình phát triển phôi, màu sắc của trứng có sự thay đổi từ àu vàng cam rồi chuyển dần sang màu xám tương ứng với quá trình tiêu hết noãn hoàng và hình thành các bộ phận của phôi [9]. Quá trình phát triển ấu trùng: Sau quá trình ấp khoảng 7 – 10 giờ, ấu trùng bánh xe sẽ thoát ra khỏi màng phôi và sống trôi nổi trong môi trường nước. Giống như các loài ĐVTM khác, ấu trùng hàu cũng trải qua các quá trình biến thái từ ấu trùng bánh xe; ấu trùng diện bàn (xuất hiện khoảng 14 – 16 giờ sau khi thụ tinh); ấu trùng chữ D; ấu trùng Umbo (sau khoảng 10 – 12 ngày) trải qua 3 giai đoạn phụ là 10 tiền Umbo, trung Umbo và hậu Umbo; cuối cùng là sự xuất hiện của ấu trùng Spat (ấu trùng bò lê) và kết thúc giai đoạn giai đoạn là hiện tượng đứt tơ chân và bám vào vật bám trở thành hàu con xảy ra khoảng 1 – 2 ngày sau đó. Toàn bộ quá trình biến thái của ấu trùng hàu diễn ra trong khoảng thời gian từ 12 – 14 ngày. Bảng 1.1: Thời gian phát triển phôi và các giai đoạn ấu trùng hàu Giai đoạn Kích thước (µm) Thời gian trải qua (ngày) Phôi 40 – 60 Ấu trùng chữ D 70 – 100 <4 Ấu trùng tiền Umbo 100 – 150 4–6 Ấu trùng trung Umbo 150 – 200 6–8 Ấu trùng hậu Umbo 200 – 250 8 – 10 Ấu trùng Spat 250 – 300 10 – 12 >300 12 – 14 Hàu giống mới bám Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi và ấu trùng: Suốt quá trình phát triển phôi và ấu trùng của hàu chịu ảnh hưởng lớn nhất từ các yếu tố môi trường, đặc biệt là nhiệt độ, độ mặn và thức ăn. Trong thời gian phát triển phôi, nhiệt độ và độ mặn là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến thời gian cũng như chất lượng của phôi. Nếu nhiệt độ (cao hơn 35oC và thấp hơn 15oC) và độ mặn (thấp hơn 5‰ và cao hơn 35‰) sẽ gây ra hiện tượng phôi bị dị hình, phát triển chậm hoặc không phát triển và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng ấu trùng. Với giai đoạn phát triển ấu trùng, ngoài hai yếu tố trên có yếu tố quyết định thì còn có yếu tố thức ăn cũng đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến thời gian biến thái và chất lượng của ấu trùng. Thức ăn cung cấp đầy đủ về chất lượng và số lượng sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ sống, rút ngắn thời gian nuôi ấu trùng. Chính vì thế, trong ương nuôi ấu trùng hàu, thức ăn cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ở giai đoạn này. 1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan