Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng ga3 và phân bón lá đến sinh...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng ga3 và phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của hoa đồng tiền lùn trồng chậu vụ thu năm 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên

.PDF
50
840
116

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯƠNG THANH TÙNG “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA HOA ĐỒNG TIỀN LÙN TRỒNG CHẬU VỤ HÈ THU NĂM 2014 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂMTHÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Trồng trọt Khoa : Nông học Khóa học : 2013 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Tố Nga Thái Nguyên, năm 2014 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CT1 : Công thức 1 CT2 : Công thức 2 CT3 : Công thức 3 CT4 : Công thức 4 ĐC : Đối chứng * : Sai khác có ý nghĩa ns : không có sự sai khác MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU........................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề............................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................... 1 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 1 1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 3 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH HOA TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI .................................................................................... 4 2.2.1. Tình hình sản xuất và kinh doanh hoa trên thế giới ............................... 4 2.2.2. Tình hình sản xuất và kinh doanh hoa trong nước................................. 6 2.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ CÂY HOA ĐỒNG TIỀN ........... 9 2.3.1. Nguồn gốc và phân loại ........................................................................ 9 2.3.2. Đặc điểm thực vật học và giá trị sử dụng của hoa đồng tiền ............... 10 2.3.3. Yêu cầu sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng của hoa đồng tiền ............... 12 2.3.4. Các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa đồng tiền .......................... 13 2.3.5. Phòng trừ sâu bệnh hại ....................................................................... 19 2.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ PHÂN BÓN LÁ ........................................................................................... 21 2.4.1.những nghiên cứu về chất điều hòa sinh trưởng ................................... 21 2.4.2. những nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá, sử dụng phân bón lá ............ 24 PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 26 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 26 3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH ........................................... 27 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 27 3.4. PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ............................................. 27 3.5. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI............................... 27 3.5.1 Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu và tỷ lệ sống của cây hoa đồng tiền lùn trồng chậu .............. 27 3.5.2 Theo dõi khả năng sinh trưởng phát triển của cây hoa đồng tiền thí nghiệm: (theo dõi 10 ngày 1 lần) .................................................................. 28 3.5.3. Theo dõi năng xuất chất lượng hoa ..................................................... 28 3.4.5. Theo dõi thành phần sâu bệnh hại, tỷ lệ hại ........................................ 28 3.6. ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ...... Error! Bookmark not defined. 3.6.1. Đặc điểm của giống hoa đồng tiền ........ Error! Bookmark not defined. 3.6.2. Đặc điểm của các chế phẩm điều hòa sinh trưởng và phân bón lá sử dụng trong thí nghiệm .................................... Error! Bookmark not defined. 3.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................... 29 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 30 4.1. ĐẶC ĐIỂM THỜI TIẾT, KHÍ HẬU TẠI THÁI NGUYÊN TRONG THỜI GIAN THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU .................................................. 30 4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA ĐỒNG TIỀN LÙN TRỒNG CHẬU ......................................................................... 31 4.2.1 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá đến tỉ lệ sống và các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của hoa đồng tiền. .............................. 31 4.2.2 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến tỉ lệ sống và các giai đoạn sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây hoa đồng tiền .................... 33 4.2.2 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng đẻ nhánh của cây hoa đồng tiền ......................................................................................... 37 4.2.3 Đánh giá ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng của hoa đồng tiền ................................................... 38 4.2.4 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại trong thời gian thực hiện thí nghiệm . 40 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 43 5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................... 43 5.2. ĐỀ NGHỊ .............................................................................................. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng các giai đoạn phát triển của cây hoa ....... 13 Bảng 2.2. Chỉ tiêu phân cấp hoa đồng tiền.................................................... 18 Bảng 4.1 Diễn biến thời tiết khí hậu của Thái Nguyên ................................. 30 Bảng 4.2 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá đến tỉ lệ sống và các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của hoa đồng tiền ....................... 31 Bảng 4.3 ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến động thái ra lá của cây hoa đồng tiền ................................................................................................ 33 Bảng 4.4 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến tốc độ ra lá của cây hoa đồng tiền ................................................................................................ 35 Bảng 4.5 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến động thái đẻ nhánh của cây hoa đồng tiền. .................................................................................. 37 Bảng 4.6 Các chỉ tiêu về năng suất,chất lượng của hoa đồng tiền ................. 38 Bảng 4.7 Thành phần sâu bệnh hại trên giống hoa đồng tiền thí nghiệm ...... 41 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Thị trường hoa Việt Nam hiện nay rất đa dạng về chủng loại và màu sắc, hoa đồng tiền cũng không nằm ngoài quy luật đó, có thể thấy nhiều dạng hoa đồng tiền được bày bán, phong phú về màu sắc, nguồn gốc và giá cả. Những bông hoa nhập khẩu dĩ nhiên đẹp và chất lượng cao hơn, song giá cả cũng khó thỏa mãn cho hầu hết đại bộ phận khách hàng, vì vậy nếu nâng cao được chất lượng của hoa trong nước thì đảm bảo được sự cạnh tranh và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho người trồng hoa. Lịch sử nghề trồng hoa đã ghi nhận rất nhiều phương pháp cũng như biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chất lượng hoa, như: bón phân cân đối hợp lý, đúng giai đoạn, phòng trừ sâu bệnh kịp thời…,tuy vậy cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các biện pháp cổ truyền đó dần dần mất đi tính ưu việt vốn có. Đặc biệt ngày nay càng có nhiều giống hoa được nhập vào Việt Nam càng đòi hỏi các nhà khoa học và người trồng hoa, nỗ lực nghiên cứu tìm ra các biện pháp thích hợp nhất khả thi nhất và mang lại hiệu quả tốt nhất. Trên cơ sở đó chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 và phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của hoa đồng tiền lùn trồng chậu vụ thu năm 2014 tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên ” 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Xác định được loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng thích hợp đối với hoa đồng tiền lùn trồng chậu để đạt được năng suất, chất lượng cao nhất. 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 Theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của hoa đồng tiền lùn trồng chậu khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá khác nhau. - Theo dõi khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại. - Theo dõi các chỉ tiêu năng suất, chất lượng hoa khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá khác nhau. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: giúp sinh viên có được những kinh nghiệm, kiến thức thực tế trong quá trình trồng và chăm sóc hoa, từ đó góp phần củng cố lý thuyết đã học. - Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: từ những nghiên cứu về chất điều hòa sinh trưởng, phân bón lá ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của hoa tìm được loại chất và phân thích hợp để đưa vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất, giúp cho nông dân nâng cao được năng suất, chất lượng hoa từ đó tăng thêm thu nhập. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Ở Việt Nam, với khí hậu thổ nhưỡng thích hợp, hoa đồng tiền được trồng phổ biến và có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Hoa đồng tiền có những ưu điểm như màu sắc phong phú, hoa tươi lâu, nhân giống dễ dàng và có thể cho thu hái quanh năm nên được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy vậy để có hoa đẹp – cho năng suất chất lượng cao, phải áp dụng rất nhiều các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa, từ nhân giống, chăm sóc đến thu hái, vận chuyển và bảo quản hoa. Sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá kết hợp với kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng là biện pháp quan trọng đã và đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất hoa. Trong những năm gần đây việc nghiên cứu sản xuất phân bón lá và chế phẩm tăng năng suất cây trồng đang phát triển mạnh. Các loại chế phẩm này bản chất giống như các chất có sẵn trong cây giúp cây tăng trưởng song ở nồng độ thấp, chưa đáp ứng cho cây sinh trưởng phát triển tốt được. Với nghề trồng hoa, việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng có nhiều thuận lợi, đó là: - Hoa không phải là thực phẩm cho người và vật nuôi, do đó các ảnh hưởng độc hại (nếu có) của chất điều tiết sinh trưởng không ảnh hưởng đến con người và vật nuôi. - Ở nồng độ thấp các chất điều tiết sinh trưởng đã phát huy tác dụng đối với cây trồng nói chung và với hoa nói riêng nên dư lượng của nó trong đất, nước là không đáng kể. - Tác dụng của chất điều tiết sinh trưởng đối với hoa nhanh, rõ rệt. 4 - Các chất điều tiết sinh trưởng có thể thay đổi một số đặc điểm thực vật học của cây hoa như: chiều cao cây, màu sắc lá, thời gian sinh trưởng, sự ra hoa, chất lượng và tuổi thọ của hoa… - Chất điều tiết sinh trưởng thực vật là chất dinh dưỡng nên không thể thay thế cho phân bón. Vì vậy muốn đạt hiệu quả cao khi sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng phải phối hợp hợp lý chúng với phân bón, đặc biệt trong các trường hợp muốn làm tăng chiều cao và sinh khối của hoa (Lê Văn Tri,2002)[15] . Hoa đồng tiền là loại hoa có giá trị cao đồng thời rất mẫn cảm với phân bón, phân bón càng đầy đủ hoa càng đẹp, màu sắc đậm và lâu tàn. Vì vậy ngoài việc bón phân qua rễ cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây qua lá, sẽ giúp cây hấp thụ nhanh và đủ chất hơn. 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH HOA TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 2.2.1. Tình hình sản xuất và kinh doanh hoa trên thế giới Hiện nay công tác nghiên cứu và sản xuất hoa ở nước ngoài rất phát triển. Trình độ chọn tạo giống, sản xuất hoa của các nước Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ, Đức…rất cao như công ty Florist của Hà Lan là công ty dẫn đầu thế giới về tạo giống, nghiên cứu, sản xuất, buôn bán hoa đồng tiền…họ có lực lượng rất mạnh về nghiên cứu khoa học về thiết bị sản xuất, đã tạo ra rất nhiều giống, sản lượng ngày càng nhiều, việc xử lý sau thu hoạch, bảo quản, đóng gói…đều ở trình độ rất cao (Đào Thanh Vân và cs,2007)[16]. Giá trị xuất khẩu hoa của Hà Lan tăng 3% trong quý I/2013 so với cùng kỳ năm trước đạt 1,3 tỷ Euro. Tuy nhiên tốc độ tăng này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 11% của quý I/2012. Xuất khẩu hoa cành của Hà Lan vẫn ổn định ở 6.875 triệu cành, chủ yếu sang thị trường truyền thống là Đức, Anh và Pháp. Xuất khẩu hoa trong chậu và cây cảnh tăng 10% trong quý I/2013 đạt 5 397 triệu Euro, sau khi tăng 15% trong cùng quý 2012, nhờ nhu cầu tăng ở Đức (http//:Trung tâm thông tin khoa học quốc gia,2012)[18]. Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ hoa cành lớn nhất thế giới. Diện tích trồng hoa của Trung Quốc là 122.400 ha,với công suất sản xuất 2,7 triệu tấn mỗi năm, đạt trị giá 6,6 tỷ USD (tiêu thụ hoa toàn cầu đạt 25 tỷ USD mỗi năm), trong đó xuất khẩu đạt 32 triệu USD. Yếu tố chính hỗ trợ kinh doanh hoa ở Trung Quốc phát triển nhanh là tăng trưởng kinh tế cao, làm tăng nhu cầu tiêu thụ hoa trong nước. Trong giai đoạn tái thiết ngành nông nghiệp, chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ cho ngành trồng hoa. Ngoài ra gia nhập WTO còn tạo cho Trung Quốc tham gia hợp tác kinh tế để phát triển và học hỏi công nghệ hiện đại trong kinh doanh hoa. Đặc biệt trong kinh tế phát triển quốc gia lần thứ 10, lĩnh vực nghiên cứu công nghệ mới được tập trung mạnh cho kinh doanh hoa cành. Ngành kinh doanh hoa ở Trung Quốc phát triển mạnh từ mấy năm qua và internet có vai trò ngày càng quan trọng trong ngành này. Hiện Trung Quốc có trên 20.000 website của các vườn hoa cũng như nhà kinh doanh hoa chuyên nghiệp. Ngành trồng hoa trị giá 240 triệu USD của Ấn Độ đã phát triển mạnh từ mấy năm trước, đang tăng trưởng rất ấn tượng song mới chỉ chiếm 0,75% thị trường hoa thế giới và hoa hồng là hoa xuất khẩu chính. Năm 2011, xuất khẩu hoa hồng đạt 2.500 tấn. Năm 2013, hoa cành của Ấn Độ được xuất khẩu chủ yếu sanh Nhật Bản và Trung Đông, năm này Châu Âu chỉ nhập 25% hoa xuất khẩu của Ấn Độ, do sản lượng trong nước của những thị trường nhập khẩu truyền thống đó cao hơn mọi năm. Và do đó nhu cầu hoa cành trên thị trường tăng mạnh, nhờ đới sống người dân tăng lên và nhu cầu dùng hoa trong tế lễ và thờ cúng tăng. 6 Ngành kinh doanh hoa ở Châu Phi đang phát triển, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của khu vực này. Đến nay keenia vẫn là nước xuất khẩu hoa lớn nhất Châu Phi, lượng xuất khẩu gấp 9 lần Nam Phi, Nam Phi đang dần nổi lên thành nước xuất khẩu hoa, hiện chỉ chiếm 0,5% lượng xuất khẩu hoa toàn cầu chủ yếu là hoa hồng, song 4 yếu tố thuận lợi hỗ trợ cho ngành phát triển hoa của Châu Phi là tăng công suất sản xuất đa dạng hóa sản phẩm , gần với nhiều thị trường tiêu thụ lớn và cơ sở vật chất tốt. Dimbabue xuất khẩu tổng cộng 27.000 tấn hoa cành trong năm 2013, khoảng 150 loại hoa hồng và nhiều loại hoa khác. Uganda thu nhập 36 triệu USD từ 7.000 tấn hoa hồng năm 2013. Nghề trồng hoa đang trở nên ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Uganda. Các loài hoa được trồng ở Châu Á chủ yếu gồm 2 nhóm giống hoa được phân chia theo nhiệt độ thích ứng của chúng. Nhóm các giống hoa có nguồn gốc nhiệt đới gồm các loài hoa như hoa lan, hoa đồng tiền,…nhóm hoa có nguồn gốc ôn đới như: hoa hồng, hoa cúc, layơn, huệ…đặc biệt hoa Lan là sản phẩm của hoa nhiệt đới được thị trường Châu Âu và Châu Mỹ rất ưa chuộng. Trong những loài hoa được ưa chuộng trên thế giới hiện nay, hoa đồng tiền được đánh giá là loại hoa có sản lượng và giá trị kinh tế cao, một trong 10 loại hoa quan trọng nhất thế giới (sau hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm chướng, hoa layơn). Các nước xuất khẩu hoa đồng tiền như: Hà Lan, Trung Quốc, Isarel…và các nước nhập khẩu: Đức, Pháp… 2.2.2. Tình hình sản xuất và kinh doanh hoa trong nước Với khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi để có thể trồng nhiều loại hoa và cây cảnh, hiện tại Việt Nam đang sở hữu một nguồn tài nguyên hoa đa dạng, từ các loại hoa xứ nhiệt đới được trồng ở những vùng đồng bằng đến hoa xứ lạnh trồng ở các vùng cao nguyên như Lâm Đồng, Pleiku, vùng núi như Sapa, Hoàng Liên Sơn. Sự phát triển của ngành hoa Việt Nam trong thời gian qua 7 đã mang lại cho các sản phẩm hoa của Việt Nam sự đa dạng và chất lượng vượt bậc so với thời gian trước (http//: rauhoaquavietnam,2012 )[17]. Hiện nay diện tích trồng hoa cả nước có 25.000 ha, sản xuất hoa đang cho thu nhập cao bình quân đạt khoảng 100-150 triệu đồng /ha nên rất nhiều địa phương trong cả nước đang mở rộng diện tích đất trồng hoa trên những vùng đất có tiềm năng (http//:bộ nông nghiêp và phát triển nông thôn,2011) [20]. Tại miền bắc , Hà Nội được đánh giá là vùng hoa lớn nhất tại huyện Từ Liêm với diện tích 600ha thì xã Tây Tựu có 400 ha (chiếm 66% diện tích trồng hoa toàn huyện, chiếm 84,6% diện tích canh tác toàn xã), chủ yếu trồng hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa lily, hoa lo kèn…ngoài ra một số huyện ngoại thành và một số tỉnh khác như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Tây, Thái Bình… Trung du miền núi Bắc Bộ có diện tích trồng hoa toàn vùng là 235,7 ha, sản lượng đạt 64,08 triệu bông, trong đó chủ yếu là hoa hồng, hoa lily, hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa layơn. Tỉnh Lào Cai có diện tích trồng hoa lớn nhất là 105,7ha chiếm 70,5 diện tích trồng hoa toàn vùng. Tại các tỉnh phía Nam, tập trung nhiều tại thành phố Hồ Chí Minh với diện tích hoa cây cảnh hiện có là 900 ha, tập trung ở 8 quận như quận 12 (110 ha), Thủ Đức (87 ha)…nhiều nhất là Củ Chi (131 ha). Các giống hoa cao cấp như lily, hồng môn, layơn, đồng tiền giống mới, thiên điểu, tulip đang được ưa chuộng. Với điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp để phát triển các loài hoa có thu nhập cao, ngành trồng hoa là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng của thành phố Đà Lạt. Lâm Đồng được gọi là trung tâm sản xuất hoa cành lớn nhất cả nước với khả năng sản xuất hầu như quanh năm diện tích trồng hoa tại Lâm Đồng năm 2000 đạt 2527 ha, sản lượng hoa quả 840 triệu cành, nghề trồng 8 hoa ở Đà Lạt đang có xu hướng phát triển mạnh cùng với việc áp dụng những công nghệ mới. Sản xuất hoa nước ta thực hiện bởi 2 đối tượng chính: nông dân sản xuất tự phát theo xu hướng nhu cầu của thị trường trong nước và bởi các doanh nghiệp tư nhân trong nước, liên doanh với nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài sản xuất hoa chủ yếu xuất khẩu. Hoa tiêu thụ trong nước chủng loại đa dạng và cung cấp ra thị trường theo mùa vụ, chất lượng từ thấp đến cao, giá cả vừa phải, hiệu quả kinh tế không cao, sản xuất nhỏ lẻ và thiếu ổn định. Các doanh nghiệp sản xuất hoa xuất khẩu lượng hoa nhiều hơn mang tính hàng hóa, chất lượng cao hơn và được sản xuất trong điều kiện kỹ thuật cao sản phẩm được tiêu thu theo hợp đồng. Hiên nay Việt Nam đã xuất khẩu được các sản phẩm hoa cắt cành như hồng, đồng tiền, cúc, phong lan, cẩm chướng, lily, sao tím…sang Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản…tuy số lượng xuất khẩu không nhiều với doanh thu hơn 20 triệu USD/năm. Sở dĩ sản phẩm hoa, cây cảnh của Việt Nam khó thâm nhập vào thị trường thế giới do chủng loại, chất lượng, kích cỡ không đồng đều, chưa đáp ứng được thị hiếu của khách hàng quốc tế. Trong khi đó tiêu thụ trong nước lại có xu hướng chạy theo mùa (rằm,lễ tết, các ngày kỷ niệm) là chính (http//:trungtamthongtinkhoahocquocgia,2012)[18]. Về sản xuất hoa, Việt Nam đã nhập các loài giống mới sinh trưởng phát triển tốt tại địa phương và có khả năng cho năng suất chất lượng hoa cao, màu sắc đa dạng, phong phú , đáp ứng nhu cầu thị trường như: hoa hồng, layơn, đồng tiền… Giống hoa đồng tiền lai (hoa kép) được nhập từ Đài Loan, Hà Lan, Trung Quốc về trồng. Các giống này tỏ ra có nhiều ưu điểm : hoa to, cánh dày, gồm nhiều tầng hoa xếp lại với nhau, màu sắc phong phú, hình dáng hoa cân đối, rất đẹp, cho năng suất cao. Vì vậy những giống hoa này được phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi vùng mọi tỉnh trên cả nước. 9 2.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ CÂY HOA ĐỒNG TIỀN 2.3.1. Nguồn gốc và phân loại 2.3.1.1. Nguồn gốc Cây hoa đồng tiền (Gerbera.sp) được đặt tên theo nhà tự nhiên học người Đức Traugott Gerber. Chi hoa đồng tiền là chi của một số loài trong họ cúc (Asteraceae) có tên khoa học là Gerbera jamesonii bolus (Đặng Văn Đông và cs, 2006)[2] Chi này có khoảng 30 – 100 loài sống hoang dã, phân bố ở vùng Nam Mỹ, Châu Phi đại lục, Madagasscar và vùng nhiệt đới Châu Á. Miêu tả khoa học đầu tiên về chi Gerbera đã được J.D.Hooker thực hiện trong tạp chí thực vật Curtis năm 1889 khi ông miêu tả chi Gerbera jamesonii, một loài hoa Nam Phi được biết dưới tên cúc Transvaal hay cúc Barbeton. Các loài hoa trong chi Gerbera có cụm hoa đa dạng đầu lớn với các hoa 2 môi, có màu vàng, da cam, trắng. Cụm hoa dạng đầu có bề ngoài giống như một bông hoa, hình thái của các hoa nhỏ phụ thuộc vào vị trí của các hoa trong cụm hoa. Chi Gerbera rất phổ biến và được trồng làm cây trang trí trong các mảnh vườn hay được cắt để cắm. Các giống trồng tại vườn chủ yếu là lai ghép chéo giữa Gerbera jamesonii và một loài hoa khác ở Nam Phi Gerbera Viridifolia. Giống lai ghép chéo này có tên khoa học là Gerbera hybrida. 2.3.1.2. Phân loại Trong giới thực vật cây hoa đồng tiền được xếp vào cây hai lá mầm và phân loại theo: Giới (Regnum) : Plantae Ngành (Divisio) : Magnoliophyta Lớp (Class) : Magnoliosida Bộ (Ordo) : Asterales 10 Họ (Familia) : Asteraceae Phân họ (Subfamilia): Mutisioideae Tông (Tribus) : Mutisieae Chi (Genus) : Gerbera Tên chung : Gerbera, cúc transvaal, cúc Baberton Tên khoa học : Gerbera Jame sonii bolus 2.3.2. Đặc điểm thực vật học và giá trị sử dụng của hoa đồng tiền 2.3.2.1. Đặc điểm thực vật học của cây hoa đồng tiền * Rễ Rễ đồng tiền thuộc loại rễ chùm, rễ hình ống, ăn ngang, có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng và nước cho cây, đồng thới giúp cây vững chắc. rễ cúng có khi nổi lên trên mặt luống và vươn dài tương ứng với dienj tích lá tỏa ra. Các rễ được sinh ra chủ yếu từ thân chính của cây mẹ để hình thành nên các nhánh mới. * Thân, Lá Đồng tiền là cây thân ngầm, không phân cành mà chỉ đẻ nhánh. Lá và hoa được phát triển từ thân. Kích thước của lá to hay nhỏ còn tùy thuộc vào giống. Những giống nhập nội thường có lá to và mập. Lá thường giòn và mọc chếch 15 - 450 so với mặt đất, lá đơn hình lông chim xẻ thùy, gân lá hình mạng, mặt lưng của lá có lớp lông nhung. Thông thường chiều cao của cây thường đạt 25 – 45 cm, màu sắc lá xanh đậm hay nhạt tùy thuộc vào giống. Trong một chu kỳ sinh trưởng, tùy từng giống mà cây đồng tiền có số lượng lá khác nhau. Các lá khi già thường được tỉa thưa đi để tạo độ thông thoáng cho cây và giảm sâu bệnh gây hại trên cây, những cây có lá màu xanh đậm mập và cứng là biểu hiện của cây sinh trưởng khỏe và có sức chống chịu cao. 11 * Hoa và Qủa Hoa đồng tiền do 2 loại hoa nhỏ hình lưỡi và hình ống tạo thành, là loại hoa hình tự đơn. Hoa hình lưỡi tương đối lớn. Mọc phía ngoài nên gọi là tâm hoa hoặc mắt hoa. Trong quá trình hoa nở hoa hình lưỡi nở trước, hoa hình ống nở theo thứ tự thừ ngoài vào trong theo từng vòng một. Thường thì hoa đồng tiền có 2 loại : hoa đơn có cánh to và thưa,còn hoa kép có cánh nhỏ, mỏng hơn xếp sít vào nhau. Màu sắc của hoa đồng tiền cũng rất khác nhau. Mỗi giống có một màu đặc trưng riêng và có tất cả các màu tự nhiên như đỏ, vàng, da cam thậm chí cả hoa đồng tiền màu tím và đen. Đường kính bông hoa phụ thuộc vào từng giống. Hoa to có đường kính 9 -10cm loại nhỏ từ 6 8cm. Khi nhị chín, bao phấn nở tung ra ngoài. Qủa đồng tiền thuộc dạng qủa bế, có lông, không có nội nhũ, hạt nhỏ 1g hạt khoảng 280 -300 hạt. 2.3.2.2. Giá trị sử dụng của cây hoa đồng tiền Hoa đồng tiền màu sắc tươi sáng và phong phú đa dạng vơi đầy đủ các loại màu từ đỏ, cam, vàng, trắng, phấn hồng, tím…trên một bông có thể có 1 màu đơn hoặc nhiều màu xen kẽ. Hoa to, cứng nên là loại lý tưởng để bó, kết thành lẵng hoa hay cắm hoa nghệ thuật. Ngoài ra đồng tiền cũng có thể trồng trong chậu, để chơi cả chậu hoa trong suốt một thời gian dài đặt trong phòng làm việc, trong phòng khách. Đồng tiền là một loại hoa có sản lượng và giá trị cao ở điều kiện thích hợp có thể ra hoa quanh năm, tỷ lệ cắt và tỷ lệ hoa thương phẩm đều cao. Hơn nữa trồng trọt, chăm sóc đơn giản, ít tấn công, đầu tư một lần có thể cho thu hoạch liên tục 4 – 5 năm. Hình dáng hoa cân đối, hài hòa. 12 2.3.3. Yêu cầu sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng của hoa đồng tiền 2.3.3.1. Nhiệt độ Cây đồng tiền ưa khí hậu mát mẻ. Cây sinh trưởng phát triển thuận lợi ở nhiệt từ 15 – 250C cũng có một số giống chịu được nhiệt độ cao hơn 300C. Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 120C và lớn hơn 350C, cây sinh trưởng, phát triển kém và rất dễ bị chết, màu sắc hoa nhạt. Nhiệt độ tối thích cho hạt nảy mầm là 200C – 300C. Nhiệt độ cho lá tăng trưởng lớn nhất là 250C, nhiệt độ thấp 130C kích thích sự phát sinh chồi nách và số lượng bông về sau. Chính vì vậy nhiệt độ cũng là một yếu tố rất quan trọng quyết định quá trình nở hoa và chất lượng hoa (Nguyễn Xuân Linh,1998) [9]. 2.3.3.2. Ánh sáng Đồng tiền là cây có phản ứng với chu kỳ ánh sáng và phản ứng với cường độ ánh sáng mạnh. Ánh sáng cũng là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa, cung cấp năng lượng cho cây quang hợp để tạo chất hữu cơ. Nhờ các phản ứng này đã tạo ra hydratcarbon cho quá trình sinh trưởng. Cường độ quang hợp của cây tăng khi cường độ ánh sáng và chất lượng ánh sáng tăng. Trong thực tế sản xuất vào mùa nắng thường dùng lưới đen để hạn chế bớt ánh nắng cho cây. Ngoài ra ánh sáng cũng có ảnh hưởng đến sự phân hóa mầm hoa và nở hoa. 2.3.3.3.Ẩm độ Đồng tiền là cây không chịu được úng nhưng có sinh khối lớn, bộ lá to, thoát nước nhiều nên kém chịu hạn. Độ ẩm đất thích hợp từ 60% - 70%, độ ẩm không khí từ 55%- 60% là thuận lợi nhất cho cây sinh trưởng, phát triển. Đặc biệt thời kỳ thu hoạch cần độ ẩm vừa phải để tránh gây thối cho hoa và tránh tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. trong quá trình sinh trưởng, phát triển, tùy theo từng giai đoạn và điều kiện thời tiết mà cung cấp đủ nước cho cây. 13 2.3.3.4. Đất và dinh dưỡng Cây đồng tiền không đòi hỏi khắt khe về đất nhưng cần có đất tơi xốp và nhiều mùn, thoáng khí, độ pH từ 6 – 6,5, có khả năng giữ và thoát nước tốt, không bị đọng nước trong mùa mưa. Nếu đồng tiền trồng trên đất nặng úng, cây sẽ thấp, sinh trưởng kém và rất dễ bị bệnh thối gốc. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây người ta thường bón các loại phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, phân xanh, các loại phân vô cơ (phân đạm, lân, kali), phân vi lượng (Cu, Mg, Fe, Zn,…). Chúng có ý nghĩa rất quan trọng cho quá trình sinh trưởng và nâng cao năng suất, chất lượng hoa. Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng các giai đoạn phát triển của cây hoa đồng tiền Thành phần Cây còn nhỏ Cây đẻ nhánh Cây ra hoa N(%) 2,5 2,7 3,0 P(%) 0,5 0,5 0,5 K(%) 3,2 3,2 3,8 Ca(%) 0,5 0,5 1,3 Mg(%) 0,2 0,4 0,6 Fe(ppm) 62 62 132 Mn(ppm) 17 30 82 Cu(ppm) 2 2 4 Zn(ppm) 19 19 24 dinh dưỡng (Nguồn : Đào Thanh Vân,2007) [16] 2.3.4. Các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa đồng tiền 2.3.4.1. Chuẩn bị đất phân 14 - Đất trồng đồng tiền cần phải tơi xốp, độ thoáng cao, thoát nước dễ dàng, có nhiều mùn. Nếu đất chặt bí cần bón thêm mùn hoặc rơm rác. Trấu hun còn giữ nguyên hình dạng. - Làm đất kỹ, sạch cỏ, lên luống cao 30 – 45 cm, mặt luống rộng 1,2 – 1,3 m. Trên luống được bổ các hốc để bón phân. Khoảng cách giữa các hốc là 30x30 cm (mỗi luống 4 hàng, hàng ngoài cách mép luống 15cm). Lượng phân + mùn bón lót cho 1 ha đồng tiền bao gồm 30 tấn phân chuồng hoai mục + 10 tấn trấu + 300kg NPK trộn đều bón vào từng hốc. Bón xong trộn đều với đất và lấp đất cao từ 3 – 5 cm. Bón trước khi trồng 10 – 15 ngày. 2.3.4.2. Chuẩn bị nhà che Đồng tiền không chịu được mưa nhiều, cường độ ánh sáng cao. Do vậy đồng tiền cần phải làm nhà che để tránh mưa và ánh sáng trực xạ 2.3.4.3. Chọn giống, cây để trồng Đồng tiền có thể trồng từ cây nuôi cấy mô và cây tách thân. - Cây nuôi cấy mô : Ban đầu tuy nhỏ nhưng sinh trưởng, phát triển rất khỏe, sạch bệnh, năng suất chất lượng cây cao hơn so với cây tách, tuy vậy giá thành cây giống cao. Tiêu chuẩn cây nuôi cấy mô để trồng ngoài sản xuất là có 3 lá thật, trong túi bầu nilon. - Cây tách thân : Từ một cây nuôi trồng sau 6-8 tháng có thể tách được 3-5 cây con đem trồng. Khi tách đào cả búi, giũ sạch đất, dùng dao nhẹ nhàng tách từng thân ra sao cho không bị đứt rễ và mỗi thân cây phải có ít nhất 2 rễ trở lên. Thời vụ tách hoa tốt nhất là tháng 2 – 3. Chọn những cây sinh trưởng khỏe, không sâu bệnh, có từ 3 – 5 nhánh để tách. Nếu được nhúng qua thuốc phòng trừ bệnh thì càng tốt. 15 2.3.4.4. Kỹ thuật trồng Mỗi mét vuông trồng 8 – 9 cây, khoảng cách là 35 cm. Thường trồng vào tháng 4 – 5, hoặc tháng 9 -10. Trồng vào tháng 4, tháng 5, nhiệt độ thuận lợi hơn nên cây ra hoa nhanh hơn. Trồng vào tháng 9, tháng 10 cây dễ sống. Khống chế nhiệt độ tốt thì thuận lợi cho mùa xuân ra hoa. Cây hoa đồng tiền trong quá trình sinh trưởng, rễ cái ăn ngang theo tán lá nên khi trồng không nên trồng sâu, cây sẽ sinh trưởng chậm. Gốc rễ bị vùi trong đất dễ bị sâu bệnh, khi trồng cần cố gắng trồng nổi lên trên mặt đất. Sau khi trồng cần tưới một lượng nước đảm bảo cho rễ hút được nước và tiếp xúc tốt với đất. cần phải duy trì ẩm độ để cho rễ phát triển thuận lợi, đồng thời cây nào không thẳng phải dựng lại cho thẳng và bổ xung thêm đất vào gốc cây. 2.3.4.5. Chăm sóc sau khi trồng - Mật độ, khoảng cách : căn cứ vao từng loại giống mà bố trí cho khoa học. Đồng tiền kép phát triển khỏe lá to, trồng với mật độ 1800-2000 cây/ha, khoảng cách là 35x35cm. Đồng tiền đơn trồng với mật độ dày hơn 2300-2500 cây/ha, khoảng cách 25x30cm. -Tưới nước : Vào thời kỳ cây sinh trưởng đầy đủ. Trồng trong nhà hoặc có dàn che vào vụ đông, cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên để bổ sung nước khi cần. Nếu nhiệt độ thấp, ẩm độ đất cao cây hoa đồng tiền rất dễ mắc bệnh. Mùa hè cần tăng số lần tưới nước và lượng tưới nước để giảm tác hại do muối bốc lên mặt đất gây hại cho hoa. Vào thời kỳ ra hoa khi tưới nước cần tránh để nước đọng vào cụm cuống lá làm mầm hoa bị thối. Cần duy trì độ ẩm ban đầu 80- 85% không nên phun tưới nước mạnh lên khắp mặt luống làm đất chặt bí. Cách tưới khoa học là khơi rãnh cho nước thấm vào gốc nhưng không để ngập kín gốc. Phương pháp tưới tốt nhất là tưới nhỏ giọt. Trồng trong nhà vườn cần phải có hệ thống thoát nước tốt để hạ mức
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan